Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dự báo tình hình rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá năm 2008 và biện pháp phòng trừ Cục Bảo vệ thực vật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.81 KB, 3 trang )

chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

47
Dự báo tình hình rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá
năm 2008 và biện pháp phòng trừ

Cục Bảo vệ thực vật

1. Dự báo tình hình rây nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá năm 2008
Mặc dù công tác phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ đã dành thắng lợi, về cơ
bản đã khống chế được sự phát sinh gây hại, bảo vệ tốt vụ lúa Đông Xuân, Hè
Thu, Thu Đông và Mùa 2007, tuy nhiên, hiện nay, rầy nâu, bệnh VL, LXL vẫn
đang gây hại vụ lúa Thu Đông và Mùa 2007 ở các tỉnh đồng bằng SCL và Đông
Nam Bộ. Từ lúa Thu Đông và Mùa, rầy nâu sẽ di trú, phát tán, gây hại và truyền
bệnh VL, LXL cho trà lúa Đông Xuân 2007 - 2008 (vụ lúa có năng suất và sản
lượng lớn nhất trong năm), và lan truyền sang các vụ tiếp sau.
Kết quả phân tích vào cuối tháng 10-2007 cho thấy, tỷ lệ rầy nâu mang nguồn
bệnh còn rất cao: 96% số rầy mang vi rút.
Theo thông báo của các tỉnh phía Nam, hiện nay cả rầy nâu và bệnh VL, LXL
đều đang gia tăng nhanh. Trên lúa Thu Đông, Mùa 2007 đã xuất hiện 13.542 ha
nhiễm rầy nâu. Diện tích nhiễm bệnh VL, LXL là 3.135,4 ha, tỷ lệ bệnh chủ yếu
trên 10%. Đặc biệt là trên lúa Đông Xuân sớm 2007 - 2008 cũng đã phát hiện có
353,6 ha bị nhiễm bệnh.
Lúa Đông Xuân 2007-2008 sẽ tập trung gieo sạ vào 03 đợt chính, tùy thuộc
vào con nước: cuối tháng 10, đầu tháng 11-2007; cuối tháng 12/2007, đầu tháng
1/2008.
Các đợt xuống giống này trùng với thời gian thu hoạch lúa của các tỉnh
Campuchia ven biên giới nước ta, rầy sẽ di trú, phát tán sang gây hại và truyền
bệnh cho lúa ở giai đoạn dưới 20 ngày tuổi.
Khả năng rầy nâu tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới, cùng với nguồn rầy di


trú từ Campuchia sẽ tạo áp lực rất lớn cho vụ Đông Xuân sớm 2007-2008. Nếu không
tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp tổ chức phòng trừ hữu hiệu như trong thời
gian qua thì khả năng rầy nâu và dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sẽ gây hại trên diện
rộng, làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa Đông Xuân và các vụ trong năm
2008.
2. Biện pháp phòng chống dịch
Mục tiêu của chiến dịch chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong thời
gian tới là phải khống chế và ngăn chặn bằng được sự lây lan của dịch bệnh trên
lúa Đông Xuân 2007-2008 và các vụ tiếp theo để bảo vệ năng suất và sản lượng
lúa Đông Xuân và cả năm 2008 ở các tỉnh phía Nam và miền Trung.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương và các cơ quan
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

48

thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Đối với UBND các tỉnh, thành phố
- Tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo
phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá các cấp.
- Phối hợp mọi lực lượng có liên quan trên địa bàn (Nông nghiệp, Tài chính,
Kế hoạch, Khoa học công nghệ, các đoàn thể quần chúng) triển khai thực hiện
quyết liệt, đồng bộ các biện pháp chống dịch.
- Tuyên truyền và phổ biến nhanh sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của Bộ NN&PTNT đến tận nông dân, cán bộ, ban chỉ
đạo các cấp.
- Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền. Ngay trước vụ Đông Xuân 07-08 và mỗi vụ lúa cần tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền, tập huấn cho nông dân biết về nguy cơ dịch hại lúa hiện
tại, nâng cao ý thức cảnh giác của nông dân, không được chủ quan, lơ là.
- Tiếp tục mở rộng mô hình cộng đồng quản lý tổng hợp rầy nâu và bệnh vàng

lùn, lùn xoắn lá ở các địa phương.
- Hỗ trợ cho nông dân phòng trừ dịch bệnh theo quy định hiện hành.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật ở cơ sở, nghiêm cấm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém phẩm
chất, tăng giá thuốc trong thời gian có dịch.
- Khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân tham gia tích cực và có hiệu quả trong
công tác phòng trừ dịch bệnh; kỷ luật nghiêm khắc những tập thể, cá nhân
không nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên làm dịch bệnh lây lan.
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật phòng chống dịch:
+ Tăng cường công tác điều tra phát hiện, giám sát đồng ruộng, đặc biệt là ở cơ
sở xã/HTX, củng cố và tăng cường hệ thống bẫy đèn, nắm chặt diễn biến của rầy
nâu trên các trà lúa Thu Đông - Mùa 2007 để tổ chức quản lý ruộng lúa một cách
hữu hiệu.
+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật trong sổ tay hướng dẫn phòng
trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của Bộ NN&PTNT.
+ Thời vụ, lượng giống gieo sạ: Căn cứ vào kết quả bẫy đèn, các địa phương
xác định thời vụ gieo sạ cụ thể cho từng vùng theo hướng tập trung. Không để
nông dân gieo sạ lai rai trong một vùng. Hướng dẫn nông dân áp dụng sạ hàng,
không vượt quá 120 kg giống/ha.
2. Đối với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT
- Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành liên tục
theo dõi diễn biến tình hình dịch trên lúa, thực hiện công tác dự tính, dự báo về
rầy nâu và bệnh VL, LXL để cung cấp thông tin nhanh, kịp thời đến nông dân và
qua các phương tiện thông tin đại chứng để đưa tin. Thiết lập, duy trì mạng lưới
bẫy đèn để có cơ sở dự tính dự báo chính xác diễn biến của dịch bệnh.
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

49
- Cục Trồng trọt theo dõi sát sao tình hình sản xuất lúa ở các địa phương để
phối hợp chỉ đạo về cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống lúa, thời vụ xuống giống và

các biện pháp chỉ đạo canh tác phù hợp. Chỉ đạo nhân giống kháng rầy cho các
vụ tiếp theo.
- Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Viện, Trường triển khai
chương trình thử nghiệm, chọn lọc bộ giống lúa kháng rầy nâu và kháng bệnh VL,
LXL để đưa vào sản xuất trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tổ chức nghiên cứu
các vấn đề cơ bản có liên quan để phục vụ công tác phòng trừ dịch bệnh. Phát triển
hợp tác quốc tế trong nghiên cứu cơ bản về dịch bệnh.
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các cơ quan khuyến nông
các cấp tập trung tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tới tận hộ nông dân các biện
pháp phòng chống rầy nâu, bệnh VL, LXL. Phối hợp xây dựng các mô hình
phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả. Kịp thời tổng kết và phổ biến những kinh
nghiệm tốt để áp dụng trên diện rộng.

×