Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Các yêu tố cấu thành vi phạm pháp luật lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.99 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
MSSV:

Lớp học phần:

THÔNG TIN BÀI THI

MÃ ĐỀ THI/ĐỀ TÀI

Bài thi có: (bằng số): …10… trang
(bằng chữ): mười… trang

04 /CÁC YÊU TỐ CẤU THÀNH VI
PHẠM PHÁP LUẬT-LÝ LUẬN VÀ

BÀI LÀM

THỰC TIỄN


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Đề tài



CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI
PHẠM PHÁP LUẬT –LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC THẢO PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Mã số sinh viên:
Lớp HP:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT................2
1. Khái niệm vi phạm pháp luật.....................................................................2
2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật................................................................3

CHƯƠNG 2:CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT......3
1. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật...................................................3
1.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.................................................3
1.1.1. Hành vi trái pháp luật...........................................................................3
1.1.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.............................................................4
1.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi-hậu quả.....................................4
1.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật....................................................5
1.2.1. Lỗi.........................................................................................................5
1.2.1.1. Lỗi cố ý...........................................................................................5
1.2.1.1.1. Lỗi cố ý trực tiếp.....................................................................5
1.2.1.1.2. Lỗi cố ý gián tiếp.....................................................................5
1.2.1.2. Lỗi vô ý..........................................................................................6

1.2.1.2.1. Lỗi vô ý vì cẩu thả....................................................................6
1.2.1.2.2. Lỗi vơ ý vì q tự tin................................................................6
1.2.2. Động cơ vi phạm pháp luật..................................................................7
1.2.3. Mục đích vi phạm pháp luật.................................................................7
1.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật...............................................................7
1.4. Khách thể của vi phạm pháp luật...........................................................8

2.Tình huống áp dụng....................................................................................8
2.1. Tình huống 1............................................................................................8
2.2. Tình huống 2.............................................................................................8

KẾT LUẬN....................................................................................................10


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó là phương
tiện khơng thể thiếu bảo đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội nói chung và
nhà nước nói riêng.Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà
nước,việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một vấn đề tất yếu
khách quan điều đó khơng chỉ xây dựng một xã hội ổn định, kỷ cương, văn
minh mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh,
ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra và
một trong số đó là vi phạm pháp luật.Như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật
là hiện tượng gây nguy hiểm tác động tiêu cực đến các mặt trong đời sống,
làm mất trật tự xã hội. Do vậy để tìm hiểu về vấn đề vi phạm pháp luật đặc
biệt là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc
góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi
phạm pháp luật trong xã hội.Và để hiểu rõ hơn vấn đề này thì sau đây chúng
ta hãy cùng cùng nhau đi sâu và tìm hiểu kĩ hơn về “Các yếu tố cấu thành vi
phạm pháp luật-lý luận và thực tiễn” .


1


CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm
mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại đến các lợi ích
hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức,nhà nước cũng như tồn của xã
hội.Như vậy ta có thể thể hiểu:
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ”.
2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật

-Thứ nhất: vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của các chủ thể pháp
luật.Bởi các quy định của pháp luật được nhà nước đặt ra là để điều chỉnh
hành vi của các chủ thể pháp luật.Hành vi có thể là xử sự của con người được
thể hiện ở dưới dạng hành động hoặc không hành động.
-Thứ hai: vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định mà hành vi đó
phải trái với các quy định của pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ (quyền của công dân, tài sản của Nhà nước …).Hành vi
trái pháp luật là tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật và được thể
hiện dưới các hình thức sau:
+Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm như đi xe máy vào đường
ngược chiều, mua bán tàng trữ ma tuý …
+Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực
hiện như nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà,cha mẹ…
+Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.Ví dụ như hội đồng

thi tuyển lạm dụng quyền lực để thí sinh của mình đạt được điểm cao hay
trưởng thôn lạm quyền để bán đất công cho một số cá nhân nhất định...
-Thứ ba :vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp
luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi. Lỗi ở đây là trạng thái tâm lí
phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình
có thể là cố ý hay vô ý.Lỗi là yếu tố không thể thiếu là cơ sở để xác định trách
nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật. Nếu như một
hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực hiện trong trường hợp không
thể lựa chọn hoặc là thực hiện trong trường hợp mất tự do thì chủ thể khơng
bị coi là có lỗi và hành vi đó khơng phải là vi phạm pháp luật.
2


Chẳng hạn khi gặp người không biết bơi bị té xuống ao, người bị rắn độc
cắn,..trong khi bản thân không có điều kiện cứu giúp dẫn đến hậu quả chết
người thì hậu quả này khơng đến từ lỗi của mình gây ra tức không được xem
là vi phạm pháp luật.
Thứ tư: hành vi trái pháp luật đó phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện nghĩa là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình .Theo quy định của pháp luật, chủ thể là
cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát
triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho
phép chủ thể nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã
hội.Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công
nhận.
Cụ thể như một người mắc bệnh tâm thần mất năng lực hành vi đánh người
gây thương tích mặc dù đủ để coi là vi phạm pháp luật nhưng theo quy định
của pháp luật thì người này sẽ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
Tóm lại, một hiện tượng cụ thể chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa
đựng đầy đủ các dấu hiệu trên. Chỉ những hành vi trái pháp luật của người có

năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là
vi phạm pháp luật.
CHƯƠNG 2:CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu pháp lý đặc
trưng về một tội phạm cụ thể nào đó,những dấu hiệu này phản ánh đúng bản
chất của chính tội phạm nhất định, theo đó phân biệt được tội phạm này với
tội phạm khác bao gồm gồm 4 yếu tố cấu thành là: mặt khách quan; mặt chủ
quan; chủ thể và khách thể.
1.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố
chính như hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi-hậu quả.
1.1.1 Hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội ,trái với các yêu cầu
của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã
3


hội được thực hiện dưới hai hình thức hành động (chủ thể có hành vi bị pháp
luật cấm: giết người,vượt đèn đỏ…) và không hành động (chủ thể không thực
hiện sự bắt buộc của pháp luật:trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ quân
sự...).
1.1.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả mà hành vi trái pháp luật đó gây
ra những thiệt hại cho xã hội như thiệt hại về vật chất ( tài sản bị phá huỷ, bị
chiếm giữ, bị sử dụng trái phép..) về thể chất (tính mạng, sức khỏe của con
người) hoặc thiệt hại phi vật chất (danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con

người,…).Bất cứ một vi phạm pháp luật nào cũng có thể gây ra hoặc đe dọa
gây ra những hậu quả nhất định . Hậu quả của vi phạm chính là cơ sở quan
trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.
1.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi -hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nội tại và tất
yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là
nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt
thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà khơng
phải là của một nguyên nhân khác .Việc xác định được mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi-hậu quả chính là căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
lí.
Ví dụ: P bị phát hiện là treo cổ chết. Tuy nhiên, qua khám nghiệm tử thi
không cho thấy các dấu hiệu của chết treo cổ như thè lưỡi, xuất tinh, tiểu...
Mặt khác, trong dạ dày của P có một loại chất độc và theo kết luận là P chết
do loại chất độc đó chứ khơng phải là hành vi treo cổ .Như vậy,hành vi treo
cổ xảy ra sau hậu quả chết người cho nên hành vi treo cổ sẽ không có mối
quan hệ nhân quả với hậu quả này.
Để làm rõ hơn vấn đề,ta xét thêm một ví dụ khác:Anh D đi xe máy khi
tham gia giao thông ,trong lúc băng qua đường do khơng nhìn trước nhìn sau
nên đã lỡ đâm vào anh H hậu quả làm cho anh H bị thương nặng phải vào
bệnh viện, sau khi làm anh H bị thương thì anh D đã đưa anh đi vào bệnh viện
chữa trị.Do vết thương của anh H quá nặng cần phải mổ để chữa trị vết
thương nhưng vết thương đó có thể lành và hồn tồn khơng gây nguy hiểm
tới tính mạng của anh H nhưng trước khi mổ bác sĩ đã không xét nghiệm máu
từ trước cho anh H kết quả là anh H đã tử vong trong lúc mổ do mất nhiều
máu vì máu khó đông.Như vậy trong trường hợp này, tuy anh D gây ra vết
4


thương cho anh H nhưng đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của

anh H cho nên anh D chỉ phạm tội vơ ý gây thương tích nặng cho nạn nhận
còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh B chính là do sự bất cẩn
của bác sĩ,vậy bác sĩ mới là người phải chịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả
chết người này.
Ngoài ra các yếu tố trên thì mặt khách quan của vi phạm pháp luật cịn có
các yếu tố khác như:
-Thời gian (giờ, ngày, tháng, năm ),địa điểm xảy ra vi phạm pháp luật
-Công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật là cái mà chủ thể sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm,cụ thể như dao để chém người, xe máy để đi cưóp giật..
-Phương pháp,thủ đoạn: là cách thức thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm
cách thức tiến hành hành vi, cách thức sử dụng cơng cụ phương tiện ví dụ như
cấu kết,dàn cảnh để cướp giật tài sản hay giả danh người có chức vụ quyền
hạn để lừa đảo trên mạng xã hội... Những yếu tố này cũng ít nhiều phản ánh
tính chất nguy hiểm của vi phạm pháp luật.
Vậy khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái
pháp luật ln ln là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi
vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay khơng
là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội
và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng
là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu
tố bắt buộc phải xác định.
1.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ
thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ,
mục đích vi phạm pháp luật.
1.2.1. Lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình
và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai
hình thức: cố ý hoặc vơ ý.

1.2.1.1. Lỗi cố ý

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
1.2.1.1.1. Cố ý trực tiếp

5


Cố ý trực tiếp là chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ
hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và
mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Chẳng hạn như anh A,anh C là hàng xóm với nhau do nhà anh A có tiệc
mừng nên mời C qua chung vui.Lúc đầu bầu khơng khí của buổi tiệc rất vui
vẻ nhưng sau đó vì uống q say anh A đã có đơi lời xúc phạm tới anh C
khiến đôi bên lời qua tiếng lại.Do bực tức,C đã dùng dao đâm A và có ý muốn
giết A.Vậy rõ ràng khi đâm A,C hoàn toàn ý thức được việc mình làm là nguy
hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra.Cho nên hành vi giết
người của anh C là cố ý trực tiếp
1.2.1.1.2. Cố ý gián tiếp

Cố ý gián tiếp là chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận
thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành
vi đó, tuy khơng mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Cụ thể gia đình ơng G trong lúc thi cơng đổ mái nhà đã làm rơi một ván gỗ
xuống dưới đường dẫn tới anh M bị tử vong do vơ tình đi ngang qua đó và bị
ván gỗ rơi trúng người. Dù biết nhà gần đường và có nhiều người qua lại
nhưng ông G vẫn không làm biện pháp phòng tránh nào dẫn tới hậu quả anh
M tử vong. Vậy hành vi của ông G là hành vi cố ý gián tiếp để mặc hậu quả
xảy ra dù đã biết trước.
1.2.1.2. Lỗi vô ý


Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vơ ý vì q tự tin.
1.2.1.2.1. Vơ ý vì cẩu thả

Vơ ý vì cẩu thả là chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng
do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó,
mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Ví dụ chị Q là kế tốn doanh nghiệp của Công ty X .Được biết khi nhập dữ
liệu chị đã bỏ sót một con số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác.Hành vi
này của Q đã khiến công ty X bị thiệt hại nặng nề.Đối với bản thân chị Q là
một kế tốn thì cần phải biết chỉ cần một sơ xuất nhỏ có thể gây ra hậu quả
không mong muốn.Đây được xem là lỗi vô ý do cẩu thả của chị Q.
1.2.1.2.2. Vơ ý vì q tự tin

6


Vơ ý vì q tự tin là chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy
ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện.
Ví dụ: Anh L thường xun dọa nạt, có những lời lẽ khơng hay để làm nhục
K. K nhiều lần nói là sẽ tự tử nếu L tiếp tục có hành vi như vậy. Tuy nhiên, L
cho rằng K là người nhút nhát,rụt rè nên khơng có gan để thực hiện hành vi
đó, kết quả là K đã tự tử vì khơng thể tiếp tục chịu đựng những lời đe dọa,
làm nhục của L nữa.Vậy L vì q tin tưởng vào suy tính của bản thân nên đã
gây ra cái chết của K cho nên hành vi của L được coi là lỗi vô ý vì quá tự tin.
1.2.2. Động cơ vi phạm pháp luật
Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể
thực hiện hành vi trái pháp luật.Ví dụ theo Điều 248 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội đánh bạc - động cơ phạm tội


là các con bạc sát phạt nhau .Như vậy chỉ những vi phạm pháp luật với lỗi cố
ý mới có yếu tố động cơ bởi vì khi thực hiện hành vi họ khơng nhận thức
trước hành vi của mình là vi phạm pháp luật hoặc hồn tồn tin rằng hành vi
của mình là không vi phạm pháp luật.Trong thực tế cho thấy nhiều trường
hợp vi phạm pháp luật, chủ thể cịn có thể được thúc đẩy bởi các động cơ
khác như ghen tuông, đố kị, thù tức, tham lam,vụ lợi hay sĩ diện...
1.2.3. Mục đích vi phạm pháp luật
Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng
mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Chỉ
những vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp mới có yếu tố mục đích, bởi vì chỉ trong
trường hợp này, người vi phạm mới mong muốn đạt được kết quả nào đó
bằng việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Xét theo ý nghĩa xã hội và nội
dung của mục đích ta có thể chia mục đích phạm tội thành 3 loại: mục đích
chống chính quyền(các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia),mục đích cá nhân
(bao gồm cả mục đích tư lợi) và những mục đích khác.
Cần phân biệt mục đích vi phạm pháp luật với hậu quả của vi phạm pháp
luật. Hậu quả là kết quả xảy ra trên thực tế của hành vi vi phạm, cịn mục đích
là kết quả trong ý thức mà chủ thể mong muốn đạt được, nó nảy sinh trước
khi thực hiện hành vi.Hậu quả xảy ra có thể trùng hợp với mục đích nhưng
cũng có thể khác so với mục đích mà chủ thể mong muốn. Điều này là do
những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối quá trình thực hiện hành vi của
chủ thể.
7


1.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.Chủ thể là tổ chức thì ln có

năng lực hành vi cịn chủ thể là cá nhân thì xác định dựa trên độ tuổi, khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ.Ví dụ trong Bộ luật hình sự năm
1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên và tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ
14 tuổi trở lên hay người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh lí khác..mà
khơng thể nhận thức,điều khiển hành vi thì khơng bị truy cứu hình sự (Điều
21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
1.4. Khách thể của vi phạm pháp luật

Khách thể của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại tới quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đây là yếu tố quan trọng phản ánh tính chất
nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Một vi phạm pháp luật có thể xâm
hại một hoặc nhiều khách thể, chẳng hạn như hành vi trộm cắp thì xâm phạm
quyền sở hữu; hành vi cướp giật vừa xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng con
người mà cũng vừa xâm hại quyền sở hữu…
Cần phân biệt khách thể của vi phạm pháp luật với đối tượng tác động của
vi phạm đó. Đối tượng tác động của vi phạm pháp luật là những bộ phận của
khách thể, có thể là con người hoặc các vật thể cụ thể,..ví dụ như tài sản hay
tính mạng con người…
Tóm lại,việc nghiên cứu,tìm hiểu,phân tích những ngun nhân,điều kiện
dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật hay nói cách khác là phải phân tích rõ ràng
các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật để nhằm xác định đúng người,đúng tội
đem lại giá trị công bằng, khách quan cho các chủ thể trong vi phạm pháp
luật.
2.Tình huống áp dụng
2.1.Tình huống 1
Ngày 11/7,Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh phát hiện hơn 100 tấn
chất thải tại một trang trại ở phường Kỳ Trinh có nguồn gốc từ nhà máy của
Cơng ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Trang trại nằm trong khu

rừng tràm,dài vài nghìn mét vng ,phía trong có bãi đất trống được đào hố
rộng để tập kết loại chất thải màu đen,có mùi hơi.
8


*Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
-Mặt khách quan
+Hành vi Formosa Hà Tĩnh là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
tại Bộ luật hình sự.
+Hậu quả :gây ơ nhiễm mơi trường một cách trầm trọng ảnh hưởng đến sức
khỏe của những người xung quanh .
+Thời gian: diễn ra vào khoảng trước 11/07/2016
+Địa điểm tại một trang trại ở phường Kỳ Trinh
-Mặt chủ quan
+Lỗi:hành vi của Formosa Hà Tĩnh là lỗi cố ý trực tiếp, bởi Formosa Hà Tĩnh
là một tổ chức có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý biết rõ việc mình làm là
trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn muốn hậu quả xảy
ra.Hành vi vi phạm đã được tính tốn trước.
+Động cơ và mục đích: Formosa Hà Tĩnh thực hiện hành vi này do mục đích
cá nhân,trục lợi bất chính.
-Mặt khách thể :hành vi của Formosa Hà Tĩnh là một hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường không những ở hiện tại mà còn
kể cả sau này.
-Chủ thể vi phạm pháp luật: Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh là một doanh nghiệp có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình.
Như vậy xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây
là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng cần được xử lý
nghiêm theo quy định pháp luật.

Theo điều 182a Bộ luật hình sự, người nào vi phạm quy định về quản lý
chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng khác thì bị phạt từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức,gây hậu quả rất nghiêm trọng ,tái phạm
nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai đến 7 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến10 năm.Người phạm tội cịn có thể bị

9


phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
2.2.Tình huống 2
Tối 20/11/ 2015 Nhân có ăn liên hoan với thầy cơ và các bạn trong lớp
trong lúc vui chơi cùng có sử dụng rượu bia với các bạn.Sau khi vui chơi các
bạn có rủ Hùng tham gia đua xe tại đường Phan Văn Trị và cũng tại thời điểm
diễn ra cuộc đua xe cùng đám bạn đã bị đội tuần tra công an giao thông bắt
giữ giữ.
*Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
-Mặt khách quan:
+Hành vi:là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có thể gây hại đến tính mạng
của chính bản thân và những người cùng tham gia giao thơng.
+Hậu quả có thể gây ra tai nạn giao thơng ảnh hưởng đến tính mạng
+Thời gian: tối 20 /11/2015
+Địa điểm đường Phan Văn Trị
+Phương tiện :xe gắn máy
-Mặt chủ quan
+Lỗi: lỗi cố ý gián tiếp vì Nhân khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước
hậu quả tuy khơng mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra

+Mục đích: thỏa mãn nhu cầu cá nhân
-Mặt khách thể: Nhân đã vi phạm luật giao thông đường bộ đã được quy định
-Chủ thể vi phạm pháp luật: Nhân là một công dân đủ năng lực hành vi và có
đủ nhận thức và điều kiện và điều kiện để điều khiển hành vi của mình.
KẾT LUẬN:
Vi phạm pháp luật ln là vấn đề xảy ra thường trực gắn liền với đời
sống.Việc nghiên cứu các yếu tố để cấu thành vi phạm pháp luật vừa là cơ sở
pháp lí cũng vừa là cơ sở thực tiễn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá
trình xét xử, phán xét các quy phạm pháp luật .Ta cần xác định đúng đắn và
chính xác nhất các mặt cấu thành vi phạm pháp luật từ đó đề ra các biện pháp
chế tài phù hợp đối với chủ thể vi phạm pháp luật.Thơng qua đó nâng cao
hiệu quả của hình phạt áp dụng đối với người phạm tội và hiệu quả trong cuộc
đấu tranh phòng và chống tội phạm,thiết lập trật tự kỉ cương trong xã hội nói
chung.
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Động cơ và mục đích phạm tội, luatviet.co, (18/11/2021)
2. Hồng Minh Hịa (2021), Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp,
tiep/,
(16/11/2021)
3. Lê Minh Trường (2021),Động cơ phạm tội là gì? Cho ví dụ về động cơ
phạm tội?, CƠNG LUẬT MINH KHUÊ (MK LAW FIRM),
/>4. Lê Minh Trường (2021),Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm
pháp luật, CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ (MK LAW FIRM),
/>5. Lê Phương Thu (2011),Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một
yếu tố cấu thành tội phạm,VNU_123,
/>(15/11/2021)
6. Nguyễn Văn Phi (2021),Tội không cứu giúp người đang ở trong tình

trạng nguy hiểm đến tính mạng,HOANG PHI INVEST&LP,
/>7. Phạm Ngọc Huy và cộng sự (2016),VI PHẠM PHÁP LUẬT, 123doc,
/>8. Phân biệt động cơ và mục đích phạm tội,ANS LAW,
/>9. Thạc sĩ Đinh Thuỳ Dung (2021), Lỗi vơ ý là gì? Một số vấn đề lưu ý về lỗi
vô ý do quá tự tin,LUẬT DƯƠNG GIA, />

10. Tham khảo 10 bài tiểu luận pháp luật đúng chuẩn
nhất,123doc, />11. Thanh tra - Sở Nội vụ (2013),Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lý,TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG BÌNH,
/>12. Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự,ANS LAW,
su/,
(19/11/2021)
13. Văn Thống (2021), Khái niệm, cấu thành, phân loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý,Học Luật.vn, />14. Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các yếu tốcấu thành của vi phạm
pháp luật,Áo kiểu đẹp màu áo đẹp, />15. Vì sao cần xét mục đích và động cơ phạm tội khi truy cứu trách nhiệm
hình sự?, CƠNG TY LUẬT TNHH LAWKEY,HTTPS://LAWKEY.VN/VISAO-CAN-XET-MUC-DICH-VA-DONG-CO-PHAM-TOI-KHI-TRUYCUU-TRACH-NHIEM-HINH-SU/,(19/11/2021)
16. Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu
trách nhiệm pháp lí chủ thể,123doc,
/>


×