Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận ,nội dung cơ bản mục iii “khải thị của thánh gioăng hoặc “logic của kiến thức mới” và mục iv “tính riêng biệt”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

3

I. SỰ RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM

5

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỤC III

7

1. Mác và Ăng ghen vạch trần trò ảo thuật giản đơn – biến
tất cả thành cái thần thánh của thánh Xăng-sô.
2. Mác và Ăng ghen trình bày những quan điểm duy vật lịch
sử
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỤC IV
KẾT LUẬN

7
14
16
21


MỞ ĐẦU
Triết học Mác ra đời đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong
lịch sử phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa
một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ


nghĩa duy vật triết học triệt để, khơng điều hồ với chủ nghĩa duy tâm và phép
siêu hình. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một
trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà C.Mác và
Ph.Ăngghen đã thực hiện trong triết học.
Trong sự hình thành và phát triển triết học Mác, Hệ tư tưởng Đức
(tháng 11/1845 - tháng 4/1846) là tác phẩm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
và mang một ý nghĩa lớn lao. Trong tác phẩm này, những tư tưởng cơ bản về
một thế giới quan mới - thế giới quan duy vật biện chứng - đã được C.Mác và
Ph.Ăngghen trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh. Cũng ở đây, một trong
hai phát kiến vĩ đại tạo nên bước ngoặt lịch sử trong các học thuyết xã hội và
làm nên thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân
loại - quan niệm duy vật về lịch sử - lần đầu tiên đã được các ông trình bày
một cách tồn diện, chi tiết. Và, với việc đề xuất một thế giới quan triết học
mới, với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, các ông đã bước đầu
đặt ra cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học - chủ nghĩa duy vật thực
tiễn. Chính vì vậy, kể từ khi ra đời đến nay, Hệ tư tưởng Đức đã đi vào lịch sử
hình thành và phát triển triết học Mác với tư cách nền tảng, bước ngoặt cách
mạng và cùng với nhiều tác phẩm khác của C.Mác và Ph.Ăngghen, làm nên
cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học và trở thành vũ khí tinh thần khơng
thế thiếu của giai cấp vơ sản tồn thế giới trong cơng cuộc cải tạo xã hội bằng
thực tiễn cách mạng.
Bước vào giai đoạn mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, ý
nghĩa lớn lao này của Hệ tư tưởng Đức vẫn còn nguyên giá trị. Nhận thức sâu
sắc nghiên cứu những vấn đề lý luận về Triết học nói chung và các tác phẩm
kinh điển nói riêng, trong đó nội dung cơ bản mục III: “Khải thị của thánh
Gioăng hoặc “logic của kiến thức mới” và mục IV: “Tính riêng biệt” trong


tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức” là hết sức cần thiết để phục vụ cho nhu cầu

nghiên cứu, học tập và trao đổi kiến thức cho môn học. Trong khuôn khổ tiểu
luận em xin trình bày gồm các vấn đề chính sau:
I. Sự ra đời của tác phẩm
II. Nội dung cơ bản của mục III: Khải thị của thánh Gioăng hoặc “logic
của kiến thức mới”
III. Nội dung cơ bản của mục IV : Tính riêng biệt


I. SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Đầu tháng 2/1845, C.Mác đã dời Pari đến Brúcxen. C.Mác đến Pari là
để tìm kiếm một thế giới quan mới. Khi dời khỏi Pari mục đích trước mắt của
C.Mác là: phải hoàn thành việc luận chứng và đề xuất học thuyết cách mạng
mới, tuyên truyền và phổ biến những tư tưởng đó trong phong trào vơ sản.
Trong thời gian ở Brúcxen, C.Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học của một
thế giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản. Đồng thời ông đã tiến
hành các hoạt động thực tiễn nhằm thành lập một chính đảng vơ sản cách
mạng. Tại đây, C.Mác đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử trong Luận
cương về Phoi ơ bắc. Thế giới quan mới - những luận điểm cơ bản được
C.Mác nêu ra một cách cô động trong bản sơ thảo này, đã được C.Mác Ăngghen trình bày rõ ràng và chi tiết hơn trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức.
Trong thời kỳ này, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho C.Mác-Ph.Ăngghen
là phải chứng minh một cách khoa học những cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp
vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng đó để tranh thủ những người vô sản tiên tiến
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản. Nhiệm vụ đó địi hỏi
phải phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của nền triết học Đức và chủ
nghĩa xã hội tiểu tư sản; đồng thời trình bày một cách chính diện những
ngun lý cơ bản của một thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho
chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này ở Tây Âu đã tạo ra
những tiền đề khách quan chín muồi cho việc khái quát lý luận về vai trị lịch

sử của giai cấp vơ sản và đề xuất các quan điểm duy vật về lịch sử. Phong
trào cơng nhân ở Tây Âu nói chung, ở Đức nói riêng, đã phát triển mạnh,
nhưng nó chỉ tiếp tục phát triển được khi nó thốt khỏi sự phụ thuộc vào hệ tư
tưởng của các giai cấp khác, tự mình xây dựng hệ tư tưởng độc lập trên cơ sở
tiếp thu thế giới quan mới, một học thuyết cách mạng mới. Điều đó càng thơi
thúc quyết tâm C.Mác-Ph.Ăng ghen nghiên cứu đề xuất thế giới quan ấy.
Tháng 11/1845, C.Mác- Ph.Ăngghen bắt tay vào viết. Kết cấu của
cuốn sách không được hình thành ngay từ đầu mà đã được điều chỉnh trong


q trình viết. Về cơ bản tác phẩm được hồn thành vào tháng 4/1846. Sau đó
được hồn thiện, bổ sung tiếp trong khoảng một năm và kết thúc bằng bài báo
của Ăng ghen với nhan đề “Những chủ nghĩa xã hội chân chính”. Việc xuất
bản tác phẩm này gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 1846 đầu năm 1847, C.Mác
và Ph.Ăng ghen khơng hy vọng gì vào việc xuất bản nữa và tìm cách cơng bố
từng chương riêng rẽ. Đến tháng 8, tháng 9/1847, mới công bố được một
chương của tập hai nói về cuốn sách của Gruyn-một người “chủ nghĩa xã hội
chân chính”. Phần lớn các chương của tác phẩm không được xuất bản lúc
sinh thời của Mác và Ăng ghen. Sau này tác phẩm lần đầu tiên được in tồn
bộ ở Liên Xơ vào năm 1932 (chương II và chương III của tập hai khơng tìm
thấy bản thảo).
Nội dung cơ bản của tác phẩm thể hiện :
Trong Hệ tư tưởng Đức các tác giả đã cụ thể hóa và phân tích chi tiết
về những đặc điểm của triết học Phoi ơ bắc, đặc biệt là sự liên quan của nó
đối với chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra hạn chế của Phoi
ơ bắc trong vấn đề con người. Phoi ơ bắc chỉ nói “con người” trừu tượng mà
khơng nói đến con người thực tiễn lịch sử. Cịn đối với người cộng sản- người
duy vật thực tiễn thì vấn đề lại là hành động thực tiễn của con người nhằm
thay đổi thực tiễn cái thế giới hiện có.. Cần chú ý rằng nếu đôi khi ở Phoi ơ
bắc có những quan điểm tương tự như vậy thì những quan điểm ấy không bao

giờ vượt xa hơn những điều trực giác rời rạc và ảnh hưởng không đáng kể đến
thế giới quan chung của ông (sách đã dẫn, tr.281-282). Từ đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nhận xét về chủ nghĩa duy vật của Phoi ơ bắc một cách chính
xác: Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ơng khơng bao giờ vận dụng đến lịch sử,
cịn khi ơng có tính đến lịch sử thì ơng khơng phải là nhà duy vật. Ở Phoi ơ
bắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử hoàn toàn tách rời nhau (sách đã
dẫn, tr 286).
Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã phê phán một
cách sâu sắc những quan điểm duy tâm chủ nghĩa của phái “Hê ghen trẻ”.
Các ông chỉ rõ ràng: Phái Hê ghen trẻ thì phê phán tất cả mọi cái, bằng cách


thay thế từng cái môt bằng những quan niệm tôn giáo hoặc tun bố cái đó là
có tính chất thần học. Phái Hê ghen trẻ cũng như phái Hê ghen già đều nhất trí
tư tưởng rằng tơn giáo, khái niệm, cái phổ biến, thống trị trong thế giới hiện
có (sách đã dẫn tr 126).
Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác - Ăng ghen còn tập trung phê phán “chủ
nghĩa xã hội chân chính” đang được phổ biến rộng rãi ở Đức lúc đó. “Chủ
nghĩa xã hội chân chính” phản ánh tâm trạng giai cấp tiểu tư sản Đức đang lo
sợ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển của đấu tranh giai
cấp. Trong khi kết hợp những mặt yếu của triết học cổ điển Đức và chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp, những nhà tư tưởng của “chủ nghĩa xã hội chân
chính” (K.Gruyn., M.Ghettơ..) đã đồng nhất việc phê phán chủ nghĩa cộng
sản với việc lý tưởng hóa các chế độ tiền tư bản, tuyên truyền khẩu hiệu phi
giai cấp, “tình u anh em nói chung”, phủ nhận đấu tranh chính trị, khơng
tham gia phong trào thực tiễn chống lại chế độ hiện tồn, coi thường cuộc đấu
tranh vì tự do dân chủ. C.Mác-Ph.Ăngghen phê phán sâu sắc phái xã hội chủ
nghĩa tiểu tư sản tầm thường này.
Nội dung phê phán của Hệ tư tưởng Đức rất phong phú và rộng lớn,
nhưng cũng thừa nhận rằng hai ơng trình bày một cách chính diện về thế giới

quan mới, vơ sản, hình thành những cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận chủ nghĩa cộng sản liên quan chặt
chẽ với cuộc đấu tranh giai cấp vô sản.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỤC III: KHẢI THỊ CỦA THÁNH
GIOĂNG HOẶC “LOGIC CỦA KIẾN THỨC MỚI”
1.Mác và Ăng ghen vạch trần trò ảo thuật giản đơn – biến tất cả thành
cái thần thánh của thánh Xăng-sô
Không thỏa mãn với những gì ơng ta tiêu diệt trước kia, thánh Xăngsơ tiếp tục đưa ra một trị ảo thuật giản đơn – biến tất cả thành cái thần
thánh.


Mác và Ăng ghen đã vạch trần những ưu điểm cá nhân hợp thành tài
nghệ tư duy đặc biệt của thánh Xăng-sơ. Có thể nói vắn tắt như sau: sự
cẩu thả trong tư duy - sự mơ hồ - sự rời rạc - sự bất lực hiển nhiên - sự
lặp lại vô tận - sự mâu thuẫn thường xuyên với bản thân - sự so sánh
khơng gì sánh kịp - những dự định doạ dẫm bạn đọc - việc cưỡng đoạt
một cách có hệ thống tư tưởng của người khác bằng cách dùng những
từ như "anh", "cái gì đó", "người ta", v.v. làm địn bẩy và lạm dụng
một cách thơ bỉ những từ nối như "vì", "chính vì thế", "vì vậy", "bởi
vì", "do đó", "nhưng", v.v., - sự dốt nát - những lời khẳng định vụng
về - sự phù phiếm trịnh trọng - lời nói cách mạng và tư tưởng hồ bình
- sự khoe khoang khốc lác - sự phơ trương tầm thường và phô bày
những điều khiếm nhã rẻ tiền - việc nâng Năng-tơ thơ thẩn 87 lên hàng
khái niệm tuyệt đối - sự phụ thuộc vào những truyền thống của Hêghen và vào những lời lẽ thịnh hành ở Béc-lin - nói tóm lại là một món
cháo lỗng thảm hại (suốt 491 trang) chế tạo hoàn toàn theo quy cách
của Răm-phớt.
Để làm sáng tỏ cho những phẩm chất, những ưu điểm của ”kẻ duy
nhất”, Mác và Ăng ghen đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể: Trong món
cháo lỗng thảm hại đó, giống như những mẩu xương, nổi lềnh bềnh cả
một loạt những chuyển tiếp mà chúng tôi muốn nêu lên đây một vài mẩu

để công chúng Đức, một công chúng rất buồn phiền, thưởng thức.
"Phải chăng chúng ta khơng thể - nhưng nếu thế thì đơi khi người
ta chia xẻ. Nhưng, người ta có thể - Để đem lại hiệu quả cho... đặc
biệt cần phải có cái điều mà người ta thường... nhắc đến - và điều
này được gọi là - Bây giờ chúng tôi xin kết luận có lẽ rõ ràng là trong khi đó - ở đây, người ta có thể nhân đó mà nghĩ rằng - nếu
như không - hoặc nếu như trước đây khơng chẳng hạn - điều đó
sau đó sẽ đưa tới... chỗ là... khơng khó khăn - Theo một quan điểm
nào đó, người ta có thể lập luận như thế này - chẳng hạn, v.v.", - v.v.
và "nó vẫn nằm" trong tất cả những "cải biến" có thể có.


Trên cơ sở phân tích đó, Mác và Ăng ghen đã vạch rõ mánh khóe
logic trong lập luận của Xăng-sơ. ”Cái mánh khoé ấy là ở chỗ tách bừa
ra một mặt trong một quan niệm, một khái niệm vốn có nhiều mặt hồn
tồn xác định, coi mặt đó là mặt độc nhất và duy nhất, sau đó đem mặt
đó thay thế cho bản thân khái niệm, coi đó là tính quy định duy nhất
của khái niệm, để rồi cuối cùng đem bất kỳ mặt nào của khái niệm,
dưới một nhãn hiệu khác, coi như một cái gì đó độc đáo, để đối lập với
tính quy định duy nhất ấy.”
Mánh khóe ấy xuất phát từ chính cá tính của vị thánh Xăng-sơ,
đó là ”sự phân biệt nhỏ mọn, nhỏ mọn đến tột cùng”. Nhỏ mọn vì vị
thánh của chúng ta ln luôn ngập trong những đối lập "dằn vặt nhất",
chẳng hạn như: cái đơn nhất và cái phổ biến, lợi ích riêng và lợi
chung, chủ nghĩa vị kỷ thông thường và sự tự hy sinh, v.v., nên cuối
cùng sự thể đi đến những sự nhượng bộ và thoả hiệp lẫn nhau nhỏ
mọn nhất giữa hai mặt, những sự nhượng bộ và thoả hiệp dựa trên
những sự phân biệt tinh vi nhất - những sự phân biệt mà sự tồn tại
song song của chúng được diễn đạt bằng từ "cũng" và sau đó lại được
tách khỏi nhau bằng những từ "trong chừng mực" khốn khổ. Mác và
Ăng ghen đã đưa ra một loạt các dẫn chứng để phân tích, vạch rõ sự

nhỏ mọn, nhỏ mọn đến tột cùng của Xăng-sơ. Từ đó, hai ông đi đến
kết luận: ” nghệ thuật phân biệt của ơng ta thì cịn xa mới sánh được
nghệ thuật của ơng ta trong việc khơng phân biệt được gì cả, nghệ
thuật làm cho trong cái đêm tối của cái thần thánh, tất cả mọi con mèo
đều xám, nghệ thuật quy bất cứ cái gì thành cái gì cũng được - nghệ
thuật biểu hiện thích đáng nhất trong đồng vị ngữ”.
Như vậy, Mác và Ăng ghen đã vạch trần bản chất trị ảo thuật giản
đơn của thánh Xăng-sơ. Đồng thời hai ông cũng chỉ rõ: ” Đồng vị ngữ
là con lừa của Xăng-sô của chúng ta, là cái đầu tàu lơ-gích và lịch sử
của ơng ta, là cái động lực của "Thánh thư" bị rút gọn lại thành sự diễn
đạt ngắn gọn nhất và đơn giản nhất.”


Trò ảo thuật ấy được thực hiện như sau: ” Để biến một khái niệm
thành một khái niệm khác cũng hệt như để chứng minh sự đồng nhất
của hai sự vật hồn tồn khác nhau, người ta tìm một vài khâu trung
gian mà người ta có thể sử dụng một phần tùy theo nghĩa, một phần
theo từ nguyên học, hoặc một phần chỉ tùy theo âm để mang lại cái ảo
tưởng về mối quan hệ giữa hai khái niệm cơ bản ấy. Sau đó, người ta
ghép những khâu trung gian đó dưới hình thức đồng vị ngữ với khái
niệm thứ nhất, và làm như vậy sao cho càng ngày người ta càng đi xa
điểm xuất phát và càng đến gần điểm người ta muốn đi tới. Một khi mà
cái chuỗi đồng vị ngữ đã được đặt xong đến mức có thể khép kín cái
chuỗi ấy lại mà khơng nguy hiểm thì người ta ghép thêm, bằng một gạch,
khái niệm cuối cùng dưới hình thức đồng vị ngữ, và thế là trò ảo thuật
được thực hiện xong.”.
Mác và Ăng ghen đã chỉ ra cách mà thánh xăng-sơ thực hiện trị ảo
thuật của ơng ta. Ơng ta thực hiện trị ảo thuật bằng hai cách: thứ nhất, sử
dụng một cách thuần túy lơ-gích trong việc ơng ta thần thánh hố thế
giới, trong đó đồng vị ngữ được dùng để ơng ta biến bất cứ một sự vật

thế tục nào thành "cái thần thánh"; thứ hai, sử dụng về phương diện
lịch sử, khi xem xét mối quan hệ giữa các thời đại và khi khái quát các
thời đại đó, hơn nữa mỗi giai đoạn lịch sử được quy lại thành độc một
từ duy nhất và cuối cùng người ta đạt đến kết quả là khâu cuối cùng của
cái chuỗi lịch sử không tiến xa hơn khâu đầu tiên được một sợi tóc, tất
cả mọi thời đại của chuỗi ấy, rút cuộc, được tóm tắt lại thành một phạm
trù trừu tượng, như chủ nghĩa duy tâm, sự phụ thuộc vào tư tưởng, v.v..
Và nếu muốn làm cho cái chuỗi lịch sử của những đồng vị ngữ có được
cái vẻ của sự tiến bộ thì người ta đạt điều đó bằng cách như sau: hiểu
câu cuối cùng là sự kết thúc của thời đại ban đầu của chuỗi ấy, và hiểu
những khâu trung gian là các giai đoạn tiến lên trong sự phát triển dẫn
đến câu cuối cùng, hoàn hảo.
Cùng với việc sử dụng đồng vị ngữ, Xăng-sơ cịn lợi dụng đủ mọi cách
từ đồng nghĩa. Khi hai từ có một mối quan hệ về mặt từ nguyên hoặc chỉ


là giống nhau về âm thơi thì người ta buộc chúng phải chịu trách nhiệm
liên đới về nhau, - nếu một từ có nhiều nghĩa thì tùy theo sự cần thiết,
từ ấy lúc thì được dùng theo nghĩa này, lúc thì được dùng theo nghĩa
khác, thêm vào đó thánh Xăng-sơ làm ra vẻ hình như ơng ta nói về nhiều
"biến hình" của độc một sự vật duy nhất. Vị thánh của chúng ta dùng từ
đồng nghĩa, một mặt để biến những quan hệ kinh nghiệm thành những
quan hệ tư biện, bằng cách dùng theo ý nghĩa tư biện của nó, một từ đã
được dùng trong đời sống thực tế cũng như trong triết học tư biện, buông
ra một vài câu nói về ý nghĩa tư biện ấy, sau đó làm ra vẻ như là ông ta
cũng phê phán những quan hệ hiện thực mà từ ấy cũng có thể biểu thị
được. Mặt khác, từ đồng nghĩa ấy giúp cho ông ta, một kẻ tiểu tư sản
giấu mặt, biến những quan hệ tư sản thành những quan hệ riêng tư, cá
nhân, những quan hệ mà người ta không thể đụng chạm tới được nếu
khơng đụng chạm đến cá tính, "tính riêng biệt" và "tính duy nhất" của cá

nhân.
Từ đó, Mác và Ăng ghen đi đến kết luận: Từ đồng nghĩa, kết hợp với đồng
vị ngữ, tạo thành cái đòn bẩy chủ yếu cho những trị ảo thuật lừa bịp của
ơng ta, những trị mà chúng ta vạch trần khơng biết bao nhiêu lần mà kể.
Sau khi vạch trần cái bề ngoài, cái bản chất của Xăng-sô trong việc
dùng từ đồng nghĩa và các đoạn chêm vào, Mác và Ăng ghen tiếp tục bàn
tới sự hồn thiện và hồn mỹ chân chính của logic, tức là khái niệm. Hai
ơng đã phân tích các ví dụ, đưa ra các lập luận sắc bén để đập lại những
mánh khóe, những trị ảo thuật lừa bịp của xăng-sơ: ” Như vậy, thì có
thể tạo nên cái vẻ tưởng chừng như sự phát triển của tư tưởng - nếu
xuất phát từ những tên gọi ấy rồi dựa vào đẳng thức hoặc một chuỗi
những đồng vị ngữ mà dần dần quy chúng thành cái không - phải - tơi
từ đầu đã là cơ sở của chúng. Vì những quan hệ hiện thực đã được du
nhập như thế chỉ là những biến đổi khác nhau của cái không - phải - tôi,
hơn nữa chỉ là những biến đổi khác nhau về tên gọi, cho nên chẳng có
gì cần phải nói về bản thân những quan hệ hiện thực ấy. Điều đó lại
càng buồn cười hơn, [vì những quan hệ hiện thực là những quan hệ của


bản thân những cá nhân, và người nào tuyên bố những quan hệ ấy là
những quan hệ của không - phải - tơi] thì người đó chỉ chứng tỏ rằng
anh ta khơng biết gì về những quan hệ ấy.”. Trên cở sở đó, hai ơng
cũng khẳng định việc làm của thánh Xăng-sơ chỉ là một trị bịp bợm và
với phương pháp đơn giản đó thậm chí "đại đa số người là những kẻ
bẩm sinh dốt nát" cũng có thể học được cái thủ thuật đó, nhiều lắm là
trong mười phút.
Chúng ta vừa mới thấy rằng các cá nhân riêng biệt khác nhau như
thế nào. Nhưng mỗi một cá nhân cũng lại khác nhau trong bản thân.
Như vậy, khi suy nghĩ về mình với tính cách là người sở hữu một
trong những đặc tính của mình, tức là khi coi và xác định mình là cái

"Tơi" có một trong những tính quy định ấy, thì thánh Xăng-sơ có thể
xác định đối tượng của những đặc tính khác và bản thân những đặc
tính khác ấy là cái bị tha hố, cái thần thánh; và ơng ta có thể cứ lần
lượt làm như vậy với tất cả những đặc tính của mình.
Sau khi thánh Xăng-sô đã biến tất cả những mâu thuẫn và xung đột
mà cá nhân lâm vào thành những mâu thuẫn và xung đột của cá nhân ấy
với một quan niệm nào đó trong những quan niệm của cá nhân ấy, một
quan niệm được hình thành độc lập với cá nhân ấy và bắt cá nhân ấy
phải phục tùng nó, và cũng vì thế mà "dễ dàng" biến thành quan niệm với
tính cách là quan niệm, thành quan niệm thần thánh, thành cái thần
thánh, - sau cái việc như vậy cá nhân chỉ còn phải làm một việc là:
phạm cái tội chống Tinh thần thần thánh, từ bỏ quan niệm ấy và tun
bố cái thần thánh là bóng ma. Cái trị bịp lơ-gích ấy mà cá nhân thực
hiện đối với bản thân mình, vị thánh chúng ta coi đó là một trong những
cố gắng lớn nhất của người vị kỷ. Nhưng, bất kỳ ai cũng đều hiểu rõ
rằng thật là dễ dàng biết bao nếu dùng cách đó mà tuyên bố rằng xuất
phát từ quan điểm vị kỷ chủ nghĩa, thì tất cả những xung đột lịch sử và
sự vận động của lịch sử đang diễn ra là những cái thứ yếu, mà khơng hề
biết gì về những xung đột lịch sử ấy và sự vận động ấy của lịch sử.
Muốn thế thì chỉ cần rút ra một vài câu thường được dùng trong những


trường hợp như vậy, rồi bằng cái cách đã nói ở trên biến chúng thành "cái
thần thánh", miêu tả những cá nhân là những người phụ thuộc vào cái
thần thánh ấy và sau đó, xuất hiện với tư cách là một người khinh thường
"cái thần thánh với tính cách là cái thần thánh".
Một nhánh nữa của cái thủ thuật lơ-gích ấy và một mánh lới rất ưa
thích của vị thánh của chúng ta là lợi dụng những từ như chức trách,
sứ mệnh, nhiệm vụ, v.v., nhờ đó mà vơ cùng dễ dàng biến bất cứ cái gì
thành cái thần thánh cũng được. Trên thực tế, trong sứ mệnh, chức

trách, nhiệm vụ, v.v., cá nhân trong quan niệm của bản thân mình là
một cái khác với cá nhân ấy trong hiện thực, là hiện thân của cái tha
hố và do đó cũng là hiện thân của cái thần thánh, - và anh ta đưa ra
quan niệm của anh ta về anh ta phải là cái gì với tính cách là cái hợp
lý, cái lý tưởng, cái thần thánh để đối lập với tồn tại hiện thực của anh
ta. Như vậy, là khi thấy cần thiết thì thánh Xăng-sơ có thể biến tất cả
thành cái thần thánh bằng cách dùng một loạt "đồng vị ngữ" sau đây:
tự định cho mình chức trách nào đó, tức là chọn cho mình một chức
trách nào đó (có thể gán cho những từ ấy bất kỳ nội dung
nào), chọn cho mình chức trách với tính cách là chức trách, chọn cho mình
một chức trách thần thánh, chọn cho mình một chức trách với tính cách là cái
thần thánh, tức là cái thần thánh với tính cách là chức trách. Hoặc là: được
định chức trách, tức là có cái chức trách nào đó, có chức trách với tính cách là
chức trách, có chức trách thần thánh, chức trách với tính cách là cái thần
thánh, cái thần thánh với tính cách là chức trách, có cái thần thánh làm chức
trách của mình, có chức trách của cái thần thánh.
Như vậy, trên cơ sở phân tích , dùng chính những lập luận của Xăng-sô
để đạp lại những lập luận của ông ta, Mác và Ăng ghen đã vạch trần được
cái bề ngồi, cái bản chất của trị lừa bịp giản đơn của thánh Xăng-sơ.
Ơng ta biến tất cả thành cái thần thánh, dùng từ đồng nghĩa, đồng vị từ,...
làm địn bảy cho những trị lừa bịp thâm chí đến những người dốt nát nhất
cũng có thể làm. Trên cơ sở phân tích trị bịp bợm của thánh xăng-sơ, Mác
và Ăng ghen cũng trình bày những quan điểm duy vật lịch sử của mình.


2. Mác và Ăng ghen trình bày những quan điểm duy vật lịch sử
Trong tác phẩm này, C.Mác- Ph.Ăngghen không những phát triển tồn
diện luận điểm về vai trị quyết định của sản xuất vật chất trong đời sống xã
hội mà lần đầu tiên hai ơng đã nêu lên tính biện chứng của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất (lúc đó các ơng gọi là hình thức giao tiếp). Đây là một

phát hiện hết sức quan trọng, nó soi sáng toàn bộ hệ thống các phạm trù của
chủ nghĩa duy vật lịch sử đang hình thành. ” Hình thức giao tiếp của xã hội
hiện nay, và do đó những điều kiện của giai cấp thống trị, càng phát
triển mặt đối lập của chúng đối với những lực lượng sản xuất đang đi
lên, sự rạn nứt do đó mà có trong bản thân giai cấp thống trị cũng như
sự rạn nứt giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị nó thống trị càng lớn
bao nhiêu, thì cái ý thức mà lúc đầu phù hợp với hình thức giao tiếp ấy
tất nhiên càng trở nên khơng chính xác bấy nhiêu, nghĩa là ý thức đó
khơng cịn là ý thức phù hợp với hình thức giao tiếp ấy nữa; những
quan niệm truyền thống trước kia của hình thức giao tiếp ấy - trong đó
lợi ích cá nhân hiện thực,.. biểu hiện dưới hình thức lợi ích phổ biến, càng bị hạ thấp xuống ngang hàng với những lời lẽ duy tâm trống rỗng,
với ảo tưởng có ý thức, với sự giả dối có dụng ý. Nhưng tính chất giả
dối của chúng càng bị đời sống vạch trần, chúng càng mất nhiều ý
nghĩa đối với bản thân ý thức thì chúng tự bảo vệ càng kiên quyết bấy
nhiêu, ngôn ngữ của cái xã hội mẫu mực đó càng trở thành giả dối hơn,
đạo đức hơn, thần thánh hơn.”
Phát hiện này của CMác, Ph.Ăngghen có thể tóm tắt như sau: các lực
lượng sản xuất quyết định loại hình quan hệ xã hội - “hình thức giao tiếp”.
Tới một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của chúng, các lực lượng sản
xuất sẽ mâu thuẫn với “hình thức giao tiếp” hiện tồn. Mâu thuẫn đó được giải
quyết bằng cuộc cách mạng xã hội. Thay cho“hình thức giao tiếp” trở thành
xiềng xích, là một hình thức giao tiếp mới, phù hợp với những lực lượng sản
xuất phát triển hơn. Về sau “hình thức giao tiếp mới này” đến lượt nó khơng
cịn phù hợp với các lực lượng sản xuất đang phát triển lại biến thành xiềng
xích của lực lượng sản xuất này và bằng con đường cách mạng lại thay thế


một “hình thức giao tiếp” kế tiếp theo tiến bộ hơn. Giữa các giai đoạn ln có
mối liên hệ kế thừa kế tiếp nhau trong quá trình phát triển phát triển xã hội.
Chính C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thức rõ ý nghĩa của phát hiện nói

trên và các ơng nhấn mạnh rằng: Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, tất
cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực
lượng sản xuất và hình thức giao tiếp.
Ngay trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng phát hiện
này để đi sâu thêm vào những vấn đè cịn chưa được giải thích rõ trước đây.
Nếu trước đây, C.Mác giải thích rằng các quan hệ kinh tế quyết định các mối
quan hệ chính trị pháp quyền… thì giờ đây các ơng đã xác lập cái cơ cấu
quyết định chính ngay cái quan hệ kinh tế cái cơ sở sâu xa hơn của quá trình
lịch sử: các lực lượng sản xuất quyết định tất cả những quan hệ giữa người
với người ,quyết định quá trình phát triển lịch sử qua các hình thái xã hội
khác nhau. Nếu trước đây Mác chỉ ra rằng sản xuất vật chất là cơ sở của đời
sống xã hội thì giờ đây ông đã phát hiện cơ cấu nội tại của cái cơ sở đó chỉ ra
yếu tố quyết định cuối cùng mà các yếu tố khác phụ thuộc vào nó trên cơ sở
đó có thể giải thích đúng đắn các lĩnh vựch khác của đời sống xã hội .
Quan niệm duy vật về lịch sử là cơ sở lý luận chung, cơ sở, phương
pháp luận cho khoa học lịch sử chân chính, lý luận duy vật chủ nghĩa trở
thành cơ sở lý luận trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản khoa học
Trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng chúng để luận
chứng cho vấn đề sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, con đường và
biện pháp thực hiện nó. Đồng thời với việc phát triển quan niệm duy vật lịch
sử, CMác-Ph.Ăngghen đã hình thành bộ máy phạm trù tương ứng của nó.
Trong tác phẩm này, các ông đưa ra khái niệm những khái niệm mới như
“phương thức sản xuất”, “hình thức giao tiếp”; bổ sung những nội dung mới
của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho cho các khái niệm chung như “sản xuất”,
“lực lượng sản xuất”, “xã hội công dân”, “lịch sử nhân loại”… Bộ ấy các
phạm trù này trở thành một hệ thống hồn chỉnh và vững chắc, phản ánh tồn
bộ q trình thực tiễn của đời sống hiện thực của nhân loại.


III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỤC IV: TÍNH RIÊNG BIỆT

Trong mục này, Mác và Ăng ghen tiếp tục đi phân tích, vạch trần bản
chất lừa bịp, giả dối của thánh Xăng-sơ. Dưới cái bề ngồi là bàn luận về
thế giới hiện thực, thánh Xăng-sơ ln ln chỉ nói về những phạm trù
nghèo nàn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần:
"Anh khơng muốn cái tự do có tất cả những cái đẹp đẽ ấy... Anh
muốn có thật sự những cái ấy... chiếm hữu những cái ấy như là sở hữu
của anh... Anh chẳng những phải là người tự do mà cịn phải là người sở
hữu".
Một trong những cơng thức cũ nhất mà phong trào xã hội vừa bắt đầu
đã đi tới, - sự đối lập giữa chủ nghĩa xã hội dưới hình thức đáng thương
nhất của nó với chủ nghĩa tự do, - ở đây, được nâng lên thành một cách
nói là "người vị kỷ nhất trí với bản thân".
Lần này, đồng vị ngữ được đưa ra dưới hình thức một luận đề dường
như định nghĩa đầy đủ hơn về đối tượng. Sau khi đạt được kết quả vĩ đại
ấy bằng cách đó, Xăng-sơ trở nên đa cảm:
"Ơi, cịn bao cái chưa có thể trút bỏ được!" Trước tiên là "những xiềng
xích của chế độ nơng nơ", sau đó là hàng loạt những xiềng xích khác,
những cái đó dẫn một cách không nhận thấy được đến kết quả là: "sự hy
sinh một cách hoàn toàn nhất chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là tự do,
tự do... đối với cái Tơi của mình, và sự theo đuổi tự do với tính cách là
theo đuổi cái tuyệt đối nào đó... đang làm cho chúng ta mất đi tính
riêng biệt của chúng ta".
Mác và Ăng ghen đã phê phán gay gắt việc Xăng –sô kể ra một cách
hết sức vụng về mọi loại xiềng xích, sự giải phóng khỏi địa vị nơng nơ một sự giải phóng đã được coi là sự thừa nhận cá tính của những nơng nơ
và đồng thời là sự xoá bỏ cái giới hạn kinh nghiệm nhất định, - ở đây,
được đồng nhất với tự do Cơ Đốc giáo lý tưởng, thứ tự do đã được đưa ra
trước đó rất lâu. Do đó tự do nói chung biến thành sự hy sinh Và đến
đây thì tự do lại biến thành thần thánh dưới danh nghĩa một hiện tượng



lịch sử. Đấy là toàn bộ cái mánh khoé để làm cho sự vứt bỏ ách lệ thuộc
nông nô biến thành sự hy sinh.
Mác và Ăng ghen đã phê phán những lập luận của Xăng-sơ về tự do,
cho rằng đó “là một sự so sánh hão huyền chỉ xứng với người Béc-lin
"văn minh" mà toàn bộ học vấn của người đó là ở chỗ khơng biết gì
hết về một trong hai trường hợp đó”. Hai ơng đã vạch trần bản chất
của thánh Xăng-sơ: “ Ơng ta hồn tồn khơng biết gì về những hạn
chế của người dã man,... những ví dụ của ông ta về đường sắt và
việc bay trên khơng chứng minh rằng ơng ta cũng chẳng biết gì về
những hạn chế của người văn minh.”
Tiếp theo Mác và Ăng ghen phân tích những quan điểm sai lầm
của thánh Xăng-sô trong quan niệm về tự do: "Được tự do đối với cái
gì đó chỉ có nghĩa là khơng có cái gì đó, được giải thốt khỏi cái gì đó".
Ở đây, Xăng-sơ mới chỉ tìm ra được tính riêng biệt của mình trong sự
giải thốt ra khỏi tư tưởng, khỏi sứ mệnh, khỏi chức trách,...
Mác và Ăng ghen đã phân tích hai mệnh đề của Xăng-sơ và khẳng
định ơng ta phân biệt tính riêng biệt và tự do bằng một “sự trừu tượng rẻ
tiền”. Sau đó, Xăng-sơ cịn đối lập bản thân với "tự do" coi như hai
người, cịn tính riêng biệt thì trở thành sự tồn tại giản đơn, thành một hiện
tại thuần túy, và hơn nữa, thành một hiện tại "đáng khinh nhất". Vì thế
ở đây, tính riêng biệt là sự xác nhận đơn thuần tính đồng nhất cá nhân.
Sau khi tính riêng biệt đã được cấu tạo nên nhờ những phản đề Lơgích và "sự-cịn-có-một-tính-quy-định-khác" có tính chất hiện tượng học, và
được cấu tạo nên, như chúng ta đã biết từ cái "tự do" đã được sắp đặt trước
nhằm mục đích đó - trong đó tất cả cái gì mà thánh Xăng-sơ vừa ý (thí dụ
những roi vọt) đều được ơng ta "đưa vào" mục tính riêng biệt, cịn cái gì mà
ơng ta khơng vừa ý thì ông ta "đưa vào" mục tự do, - cuối cùng chúng ta
mới biết rằng tất cả điều đó vẫn chưa phải là tính riêng biệt chân chính.


Tóm lại, trong mục này, Mác và Ăng ghen đã phê phán và vạch trần

bản chất tầm thường cùng những mánh khóe lựa bịp của thánh Xăng-sơ
trong quan niệm về tính riêng biệt. Ơng ta lấy làm tự hào về cái tính
riêng biệt nghèo nàn của mình và sự nghèo nàn riêng biệt của mình.
Trong q trình phân tích, phê phán những sai lầm của thánh Xăng-sô,
Mác và Ăng ghen cũng trình bày những quan điểm của mình về tính
riêng biệt, về một số vấn đề của chủ nghĩa cộng sản,..
Khi đề cập đến tính riêng biệt, Mác và Ăng ghen đã khẳng định:
“Người nô lệ kiên quyết giành tự do tất phải vượt lên trên cái tư tưởng
cho rằng thân phận nơ lệ là "tính riêng biệt" của anh ta. Anh ta phải được
"tự do" đối với "tính riêng biệt" ấy. Song "tính riêng biệt" của một cá
nhân cũng có thể là ở chỗ cá nhân ấy "tự hạ" bản thân mình.”
Những cá nhân ln ln xuất phát từ bản thân mình, - dĩ nhiên là xuất
phát từ những cá nhân ở trong khuôn khổ những điều kiện và quan hệ lịch sử
nhất định, chứ không xuất phát từ cá nhân "thuần túy" như những nhà tư
tưởng vẫn hiểu. Nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử, - và chính là do
trong điều kiện phân cơng lao động, những quan hệ xã hội tất yếu biến thành
một cái gì đó độc lập, - xuất hiện sự khác biệt giữa đời sống của mỗi cá nhân
trong chừng mực đó là đời sống cá nhân với đời sống của người đó trong
chừng mực đời sống ấy phụ thuộc vào một ngành lao động nào đó và vào
những điều kiện liên quan với ngành lao động đó. (Khơng nên hiểu điều này
theo nghĩa là người thực lợi hay nhà tư bản, chẳng hạn, khơng cịn là những
cá nhân con người nữa, mà nên hiểu theo nghĩa là cá tính của họ là do những
quan hệ giai cấp hoàn toàn cụ thể quy định và xác định, và sự khác biệt ấy
chỉ xuất hiện trong sự đối lập của họ với một giai cấp khác và chỉ xuất hiện
với bản thân họ khi họ bị phá sản). Trong đẳng cấp (và hơn nữa, trong bộ
lạc), điều đó cịn bị che giấu: chẳng hạn người quý tộc bao giờ cũng là người
quý tộc, người bình dân (roturier) bao giờ cũng vẫn là người bình dân chẳng
kể là những điều kiện sinh sống khác của họ như thế nào; đó là một phẩm
chất gắn liền với cá tính của họ. Sự khác biệt giữa cá nhân con người với cá
nhân trong tư cách là thành viên của một giai cấp, tính ngẫu nhiên, đối với



cá nhân, của những điều kiện sinh sống, chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện
giai cấp do giai cấp tư sản sinh sản ra. Chỉ có sự cạnh tranh và cuộc đấu
tranh giữa các cá nhân với nhau mới sinh ra và phát triển tính ngẫu nhiên đó.
Cho nên dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, các cá nhân tưởng rằng được
tự do hơn trước vì những điều kiện sinh sống của họ là ngẫu nhiên đối với
họ; thực ra thì dĩ nhiên là họ ít tự do hơn, vì họ bị phụ thuộc nhiều hơn vào
sức mạnh vật chất. Sự khác biệt với đẳng cấp xuất hiện đặc biệt rõ trong sự
đối lập giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Khi đẳng cấp thị dân, các
phường hội, v.v. nổi dậy chống quý tộc ruộng đất thì những điều kiện tồn tại
của họ - tức là động sản và lao động thủ công đã tồn tại một cách tiềm tàng
trước khi họ tách khỏi hệ thống phong kiến, - xuất hiện như một cái gì tích
cực, đối lập với sở hữu ruộng đất phong kiến và vì vậy chẳng bao lâu, cũng
lại mang hình thức phong kiến theo kiểu của nó. Dù sao đi nữa, những nơng
nơ chạy trốn đều coi tình trạng lệ thuộc trước kia của họ là một điều ngẫu
nhiên đối với cá tính của họ. Song, về phương diện này, họ hành động giống
như mọi giai cấp đang tự giải phóng khỏi xiềng xích trói buộc mình, và
ngồi ra họ tự giải phóng khơng phải với tư cách là giai cấp, mà tự giải
phóng từng người một. Hơn nữa, họ không ra khỏi phạm vi của tổ chức đẳng
cấp mà chỉ hình thành một đẳng cấp mới; trong địa vị mới, họ duy trì
phương thức lao động cũ của họ và phát triển nó lên bằng cách giải phóng
nó khỏi xiềng xích đã qua, khơng cịn phù hợp với trình độ phát triển mà họ
đã đạt được.
Trái lại, ở những người vơ sản thì điều kiện sinh sống của bản thân
họ, tức là lao động, và cùng với cái đó, cả những điều kiện tồn tại của toàn
bộ xã hội hiện nay, đã trở thành một cái gì ngẫu nhiên đối với họ, một cái
ngẫu nhiên mà những người vô sản riêng lẻ khơng hề kiểm sốt được, và
cũng chẳng có tổ chức xã hội nào có thể cho họ quyền kiểm sốt ấy. Mâu
thuẫn giữa cá tính của người vô sản riêng lẻ và những điều kiện sinh sống

mà anh ta phải chịu nhận, tức là lao động, bây giờ trở thành hiển nhiên đối
với bản thân anh ta, nhất là vì ngay từ trước kia, anh ta đã bị hy sinh và


trong phạm vi của giai cấp mình, anh ta chẳng bao giờ có cái may mắn đạt
được những điều kiện khiến anh ta có thể chuyển sang một giai cấp khác.
Như vậy là trong khi những nông nô chạy trốn chỉ muốn tự do phát
triển và củng cố những điều kiện tồn tại đã có sẵn của họ và vì thế cuối cùng
chỉ giành được lao động tự do thôi, thì những người vơ sản muốn tự khẳng
định là những con người, phải thủ tiêu điều kiện tồn tại từ trước tới nay của
chính họ, đồng thời cũng là của mọi xã hội từ trước tới nay, có nghĩa là phải
thủ tiêu lao động. Vì vậy, họ đối lập trực tiếp với hình thức mà trong đó từ
trước tới nay những cá nhân hợp thành xã hội vẫn biểu hiện mình như một
chỉnh thể, tức là đối lập với nhà nước, và họ phải lật đổ nhà nước để khẳng
định bản thân là những cá nhân con người.


KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng, cái làm nên giá trị
trường tồn và ý nghĩa lịch sử cho Hệ tư tưởng Đức là ở chỗ, đây là tác phẩm
mà lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra và trình bày một cách tương
đối hoàn chỉnh, chi tiết với những luận cứ khoa học sâu sắc những tư tưởng
cơ bản về một thế giới quan mới - thế giới quan duy vật biện chứng và quan
niệm duy vật về lịch sử với tư cách một thành tố làm nên bước ngoặt cách
mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, một phương pháp
luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trình phát triển của xã hội lồi
người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học mà hiện
chúng ta đang lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở lý luận cho công cuộc đổi
mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau 25 năm đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,

hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam
đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở
rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính
trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân
được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Chúng ta
một lần nữa khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước
Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hồn tồn đứng đắn.
Trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu để viết tiểu luận. Với những vấn
đề được nghiên cứu và trình bày trên, bước đầu bản thân nhận thức đầy đủ để
làm cơ sở trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Tin tưởng rằng đó là những cơ sở
quan điểm, luận cứ khoa học định hướng trong học tập, nghiên cứu và phản
bác những luân điểm sai trái của kẻ địch trong giai đoạn hiện nay.



×