Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.73 KB, 16 trang )

BÀI TẬP 20 ĐỀ VĂN

Nhóm:
Lê Hà – Lị Hà – Thanh Huyền – Thùy Dương – Minh Ngọc – Kiều Oanh
Đề 1
* Giải thích câu nói:
- "Thơ là thơ" có nghĩa là dù được định nghĩa theo cách nào thì thơ trước hết vẫn
phải là chính nó, nghĩa là mang đầy đủ đặc trưng của loại hình nghệ thuật này: Thơ
bắt nguồn từ cuộc sống và được nghệ sĩ gạn lọc, kết tinh biểu đạt qua 1 hệ thống
ngôn từ và biện pháp nghệ thuật, truyền vào đó tình cảm, quan niệm nhân sinh của
mình về cuộc sống.
- "Thơ là hoạ": Thơ khắc hoạ cuộc sống bằng đường nét, tặng cho người đọc cảm
giác như đang thưởng thức một bức tranh nhiều màu sắc, phản ánh nhiều phương
diện.
- "Thơ là nhạc": Trong thơ ẩn chứa nhạc điệu của ngôn từ, của cảm xúc. Nó được
tạo lập qua hệ thống vần, thanh, phối âm,...
- "Thơ chạm khắc theo một cách riêng": Thơ là tạo tác của người nghệ sĩ, nhà thơ
nhào nặn chất liệu, biến nó thành tác phẩm của riêng mình mà khơng ai có thể mơ
phỏng được.
* Chứng minh tính đúng đắn
- Bên kia sơng Đuống (Hồng Cầm)
- Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đàn ghi ta của Lor Ca (Thanh Thảo)
*Bình luận mở rộng nâng cao vấn đề
- Thơ ca có sức biểu đạt vơ cùng lớn nhưng người nghệ sĩ mới là nhân tố quan
trọng nhất để kết hợp tất cả những chất liệu để bài thơ có được sức biểu đạt ấy.
- Một bài thơ hay là bài thơ tổng hoà được "thơ, nhạc, hoạ" và "chạm khắc theo 1
cách riêng" nhuần nhuyễn và ý vị. Cần lưu ý nhạc hoạ chạm khắc ở trong hồn thơ
chứ có lúc khơng chỉ ở câu từ.
*Kết luận: Ý kiến của Sóng Hồng là định hướng sáng tác cho các nhà thơ.
Đề 2


* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
là nét hấp dẫn riêng của bài thơ
* Giải thích các khái niệm:
- Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng của cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc với những
rung động tinh tế trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người.
- Tinh thần bi tráng: Không né tranh hiểm nguy, mất mát, sẵn sàng hi sinh và nói về
những điều đó bằng cảm hứng anh hùng và giọng điệu tráng ca.
- Cảm hứng lãng mạn thường gắn liền với tinh thần bi tráng => Phát huy cao độ trí
tưởng tượng, yếu tố cường điệu cái phi thường để lại ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp
hùng vĩ và tuyệt mĩ.


*Vì sao cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng lại là nét hấp dẫn riêng của bài
thơ
- Thời đại: Nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
- Nét đặc biệt của đoàn quân Tây Tiến: Phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội.
Họ ra đi mang theo cả hiệt huyết tuổi trẻ và tâm hồn lãng mạn hào hoa của mình.
- Quang Dũng: Nhà thơ cũng là một trong những người tham gia đoàn binh Tây
Tiến, bản thân vốn là một con người lãng mạn và nhạy cảm.
*Phân tích làm rõ:
-Cảm hứng lãng mạn:
+ Khơi nguồn là nỗi nhớ da diết mãnh liệt về Tây Tiến
+ Thể hiện qua cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, con người
+ Tốt lên từ tâm hồn người lính tây tiến: Trẻ trung, lạc quan, nhạy cảm và tình tứ.
- Tinh thần bi tráng:
+ Không trốn tránh hiện thực khốc liệt mà nhìn thẳng vào đó.
+ Khắc họa vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến.
+ Ngơn ngữ hình ảnh trang trọng, thiêng liêng nhưng vẫn có tính biểu cảm cao.
=> Đánh giá chung: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã góp phần làm nên
nét hấp dẫn riêng biệt cho Tây Tiến và gây ấn tượng về phong cách thơ Quang

Dũng.
Đề 3
*Giải thích câu nói
- Tác phẩm văn học được tạo nên từ ngôn ngữ, nhà văn phải sắp xếp, trình bày sao
cho câu chữ khơng chỉ nằm n trên trang giấy. Vì thế, ngồi vốn sống, nhà văn
phải có vốn ngơn từ phong phú. Cách tốt nhất để rèn vốn từ là học tập ngôn ngữ
của nhân dân.
+ Ngôn ngữ dân gian vô cùng giàu có vì nó đã có từ rất lâu trước khi chữ viết ra
đời. Nếu chịu khó tìm kiếm phát hiện thì nhà văn sẽ có rất nhiều từ ngữ mới mẻ,
độc đáo, sáng tạo.
+ Nhưng những ngơn ngữ đó vẫn chưa được mài giũa nên nhà văn cần chế tạo,
sáng tạo, gạt bỏ những câu từ không hay, thô tục, độc đáo mạnh mẽ và biến thể
theo ý mình. Như vậy nhà văn đã góp phần làm giàu có thêm vốn ngôn ngữ dân tộc
và mang lại sự thú vị cho người đọc.
*Chứng minh tính đúng đắn
- Xuân Diệu đã có lần kể lại rằng một lần đi thực tế ơng đã bắt gặp câu ca dao "Bà
già sóng sánh như bát nước chè - Đã mù đôi mắt lại q đơi chân." Ơng "vứt ngay
đi" câu dưới thơ tục mà đón nhận câu trên bởi nó diễn tả rất đúng sự mong manh
của tuổi già.
- Nhiều nhà thơ, nhà văn khác, tiêu biểu là Nguyễn Du với "Truyện Kiều" họ đã
học được rất nhiều những ngôn ngữ dân gian đưa vào trong tác phẩm của mình và
biến chúng thành những câu thơ bất hủ "Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối
chiếc nửa soi dặm trường."


*Bình luận mở rộng nâng cao vấn đề
- Mỗi nghệ sĩ đều phải cần có ý thức tìm tịi nâng cao vốn từ ngữ của mình.
- Tuy nhiên cũng phải biết "gạn đục khơi trong" để ngôn ngữ ngày càng phong phú
hơn, "đẹp" hơn.
Đề 4:

* Nét riêng trong cảm hứng yêu nước của hai tác phẩm:
- "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi):
+ Tình yêu nước: Thể hiện qua hình tượng đất nước được khái quát, chắt lọc
từ những trải nghiệm của chính bản thân tác giả. Nó gắn liền với tình cảm cách
mạng, với niềm vui được giải phóng, nỗi đau trước cảnh đất nước bị tần phá, niềm
căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Tình yêu ấy được thể hiện qua lối thơ tự do trang trọng mà giàu nhạc điệu,
những hình ảnh thơ vừa chân thực vừa có tính biểu tượng, khái quát.
- "Đất Nước" (Nguyễn Khoa Điềm):
+ Tình yêu nước được thể hiện rất rõ qua sự gắn bó với những gì gần gần
gũi, bình dị, thân thương nhất với mỗi người trong cuộc sống hằng ngày, trong
những vật dụng quen thuộc: Miếng trầu của bà, tình cảm yêu thương của cha mẹ,
hạt gạo một nắng hai sương đến cái kèo, cái cột… Nó cịn được biểu hiện qua tư
tưởng "Đất Nước của Nhân dân" trên các bình diện: lịch sử, địa lí, văn hố.
+ Giọng thơ chính luận - trữ tình, kết hợp suy tưởng, cảm xúc, thấm đượm
chất dân gian.
* Ý nghĩa của nét riêng trong hai tác phẩm:
- Thể hiện sự phong phú trong tư tưởng, cảm xúc và cách thể hiện của mỗi nhà thơ
về tình yêu nước.
- Cho người đọc cái nhìn và sự thể ngiệm toàn diện trong cảm hứng yêu nước.
Đề 5:
- Giới thiệu vấn đề: tình yêu quê hương bắt đầu từ chính mỗi gia đình.
* giải thích
- cội nguồn ni dưỡng tâm hồn con người là gia đình => con người trước tiên phải
biết yêu thương gia đình.
- gia đình cũng chính là một "quê hương" nhỏ. Biết yêu thương những điều "nhỏ"
thì mới yêu thương được những điều "lớn".
* ý nghĩa
- tình yêu gia đình, quê hương sẽ tạo động lực cho con người đóng góp, vươn lên.
- gia đình yêu thương con người, con người yêu thương quê hương khi nhận được

yêu thương từ gia đình.
- nếu một con người bị từ bỏ, cô đơn, không nhận được yêu thương cũng sẽ khơng
biết u thương.
=> vai trị của gia đình.


Đề 6
- giới thiệu tác giả, tác phẩm.
=> khái quát chung về hình tượng lor-ca được tác giả xây dựng trong bài.
* phân tích khái qt
- cơ đơn trên con đường chống lại nền nghệ thuật già nua và chế độ độc tài của bọn
phát xít phrăng- cơ
- hình tượng lor-ca: một con người tự do, vô tư
+ một nhà thơ tài hoa, bạc mệnh, cái chết vô cùng bi phẫn.
+ một nhân vật lớn, một tấm lòng cao cả, yêu và say mê nghệ thuật.
=> suy nghĩ của bản thân.
* liên hệ so sánh: các nhà thơ Việt Nam và tài năng của Thanh Thảo.
Đề 7
- giới thiệu tác giả, tác phẩm: hướng tới cái đẹp của những điều giản dị quanh ta,
phát hiện trong thế giới ấy sự lắng kết của những giá vĩnh hằng. Hình thức thơ vừa
giàu tính dân gian vừa phảng phất hương vị cổ điển phương Đông
- khái chung về phong cách Nguyễn Duy thể hiện trong các bài thơ, đặc biệt là Đò
Lèn.
* phân tích làm rõ
- nội dung:
+ Những hồi ức tuổi thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương. Đằng sau đó
chính là lời nhắc nhở về lẽ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của con người hiện
tại với những gì gần gũi nhất trong cuộc đời mình.
- nghệ thuật:
+ Ngơn ngữ thơ giản dị mà vẫn sâu sắc. Nhiều từ ngữ mới mẻ độc đáo

+ Cách diễn đạt chân thực nhưng rất giàu sức gợi.
=> nét mới lạ của tác phẩm:
+ Tuổi thơ không chỉ được khắc họa với những kỉ niệm hồn nhiên mà nó cịn gắn
với hiện thực vất vả, sự vơ tâm.
=> kết luận
Đề 8
- nêu câu nói => khẳng tính đúng đắn
* giải thích:
- "Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó khơng phải là việc
của tư duy mà là của thực tiễn":
+ con người chỉ nhìn thấy chính mình qua những trải nghiệm. Qua các trải nghiệm
ta trưởng thành hơn và tư duy được mở rộng hơn, có thêm nghị lực, kinh nghiệm để
đối mặt với khó khăn.
+ khơng một lý thuyết nào giúp ta hiểu được bản thân hơn cuộc đời. Qua lí thuyết,
ta chỉ được "nhìn" thấy mà khơng được "cảm" thấy.


- "Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình. Lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị
của mình":
+ Làm việc giúp người ta mở mang trí tuệ, cảm thấy mình có ích hơn.
+ Qua việc thử sức trong cuộc sống thì người ta nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu
của mình và có biện pháp khắc phục.
* tại sao lại nói như thế
- lý thuyết khơng thể dạy ta những gì thực tiễn mang lại bằng một kết quả đúng đắn
nhất.
- Giá trị của mỗi con người được thể hiện trong từng thời điểm ở từng lĩnh vực xác
định. Thực tiễn chính là "trường học" tốt nhất để phát hiện và phát huy các giá trị
đó.
- Dẫn chứng:
+ Hồ Chí Minh: Bác từng đi qua nhiều quốc gia, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ

và đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
+ Bill Gate trước khi trở thành chủ tịch tập đoàn Microsoft từng làm nhiều nghề, kể
cả phục vụ bàn.
* ý nghĩa
- trải qua khó khăn con người được rèn luyện hơn.
- mỗi con người phải sống với thực tế.
- Cần phải có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn.
=> liên hệ bản thân
Đề 9
*Giải thích câu nói
- "Chúng ta": Những người còn khoẻ mạnh chưa bị nhiễm căn bệnh thế kỉ, chưa bị
AIDS hành hạ.
- "Họ": Những người khơng may đã bị nhiễm HIV/AIDS, bị mọi người kì thị, xa
lánh.
- "Im lặng đồng nghĩa với cái chết": Nếu chúng ta không tỏ rõ thái độ kiên quyết
ngăn chặn AIDS thì căn bệnh này sẽ tiếp tục hồnh hành và nếu chúng ta tiếp tục
cự tuyện những người bị nhiễm AIDS thì nó sẽ khơng bao giờ bị đẩy lùi. Rất có thể
chính chúng ta một lúc nào đó sẽ bị nhiễm AIDS
*Ý nghĩa câu nói:
- Câu nói giúp chúng ta nhận thức rõ tính chất khốc liệt của AIDS và nguy cơ đại
dịch AIDS hoành hành trên thế giới.
- Nó cũng nhắc nhở mỗi người khơng nên có sự ngăn cách, kì thị, phân biệt đối xử
với người bị nhiễm HIV/AIDS, phải có thái độ tích cực bởi "im lặng đồng nghĩa
với cái chết."
*Phương hướng hành động:
- Có biện pháp giúp đỡ những người bị nhiễm AIDS có thể hoà nhập với cộng
đồng và tuyên truyền với người khác để dịch AIDS khơng lây lan.
- Nhìn nhận vấn đề AIDS bằng con mắt tích cực và có trách nhiệm hơn.



*Dẫn chứng:
- Một số người dù bị nhiễm AIDS vẫn cố gắng phấn đấu vươn lên và được cộng
đồng chấp nhận.
- Các tổ chức liên kết toàn cầu về vấn đề AIDS đã và đang cố gắng hạn chế sự lây
lan nhanh chóng của AIDS trong cộng đồng.
- Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra thuốc chữa bệnh và kéo dài sự sống cho
người bệnh.
Đề 10
*Sự khác biệt của hai tác phẩm
- Hồn cảnh ra đời.
- Cách nhìn nhận của các nhà văn về dịng sơng.
- Nghệ thuật thể hiện.
*Vẻ đẹp riêng của mỗi dịng sơng:
- Sơng Đà:
+ Có những lúc sơng Đà được nhìn như một cố nhân "nó đầm đầm ấm ấm… gắt
gỏng thác lũ ngay đấy".
+ Nhiều quãng sông êm đềm, lặng lẽ như ru người trong mộng, trong niềm hồi cổ
bởi nó phảng phất 1 khơng khí hoang dại của thời tiền sử: "Bờ sơng hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa."
+ Khung cảnh thanh bình thơ mộng của sơng Đà tựa như 1 lời thơ đẹp, dịu ngọt,
du dương: "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương… như bạc rơi
thoi."
=> Vẻ đẹp của dịng sơng được thể hiện bằng 1 ngơn ngữ tài hoa, phong phú, ngơn
ngữ phóng khống, giàu chất thơ.
- Sơng Hương:
+ Về đến thành phố "Sông Hương vui tươi hẳn lên… chiếc cầu trắng in ngần trên
nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non." nhưng vẫn giữ được nét e lệ rất dịu
dàng tinh tế của một người con gái, "như một tiếng vâng khơng nói ra của tình
u."
+ Đến khi xa thành phố, sông Hương là người con gái phải rời xa người tình của

mình, lưu luyến khơng muốn rời "như sực nhớ một điều gì… thị trấn Bao Vinh xưa
cổ."
+ Sơng Hương mang một vẻ đẹp rất "Kiều", nàng Kiều trong đêm tình tự; mang
những vẻ đẹp của người dân Huế: Mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở qua
một điệu hò: "Còn non, còn nước, còn người. Còn về, còn nhớ…"
=> Vẻ đẹp ấy được tác giả thể hiện bằng so sánh và nhân hố làm cho sơng Hương
như một người con gái dịu dàng, đằm thắm. Hệ thống ngôn ngữ phong phú, sắc sảo
và giàu tính biểu cảm.
*Cái tơi cá nhân của các tác giả:
- Nguyễn Tuân: Tài hoa, un bác. Một cái tơi phóng túng và thích thể hiện vẻ đẹp
dưới nhiều góc độ khác nhau.


- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tài hoa, tinh tế, yêu tha thiết, gắn bó với sơng Hương
và thành phố Huế.
*Kết luận: Mỗi con sơng có một vẻ đẹp khác nhau được thể hiện bằng bút pháp
khác nhau nhưng đều cho thấy vẻ đẹp của quê hương xứ sở và tình cảm gắn bó yêu
mến với thiên nhiên, đất nước của các nhà văn.
Đề 11
* Số phận người phụ nữ trong 2 tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ: Cô Mị đang tuổi thanh xuân, khao khát hạnh phúc nhưng lại bị
đẩy vào làm tơi tớ cho nhà thống lí Pá Tra và chịu kiếp sống khổ nhục. Đến khi gặp
A Phủ, khao khát được yêu thương lại trỗi dậy trong Mị, cô đã cứu A Phủ rồi cùng
anh chạy trốn.
- Vợ Nhặt: Người phụ nữ bị cái đói, cái khổ làm cho đanh đá, ngoa ngoắt nhưng
cũng chính vì nó mà bỏ cả sĩ diện để theo một anh chàng lạ hoắc về nhà. Tuy nhiên
chính tại nơi đó cơ đã tìm thấy sự ấm áp của gia đình.
* Số phận người phụ nữ xưa:
- Thường là những người đẹp người đẹp nết, tài hoa nhưng bạc mệnh: Thúy Kiều,
Đạm Tiên, Vũ Nương…

- Khát khao được yêu thương, được hạnh phúc nhưng lại bị đẩy và hồn cảnh
nghiệt ngã.
- Có sức sống mạnh mẽ, ln tìm cách vươn lên trong mọi hoàn cảnh: Chị Dậu, Mị.
* Số phận người phụ nữ ngày nay:
- Được giải phóng khỏi những định kiến khe khắt của xã hội.
- Vươn lên làm chủ bản thân và đóng góp vào sự phát triển của gia đình, xã hội.
Càng ngày người phụ nữ càng có vai trị trong đời sống cộng đồng.
=> Tổng quát: Số phận người phụ nữ xưa và nay có thể khác nhau nhưng họ vẫn có
nhiều điểm chung. Đó là khao khát được yêu thương, được hạnh phúc và làm chủ
bản thân.
Đề 12
* Khái quát nội dung tác phẩm => Nêu vấn đề: Nghị lực của tuổi trẻ là vơ hạn
nhưng nó cần được nâng đỡ để phát triển.
* Vai trò của nghị lực đối với con người:
- Nghị lực sẽ giúp con người vượt qua khó khăn và vươn tới mục tiêu mình đã
chọn.
- Nghị lực giúp người ta khơng bỏ cuộc giữa chừng để hướng tới thành công.
- Đặc biệt là đối với tuổi trẻ thì nghị lực có vai trị đặc biệt quan trọng. Muốn
hướng tới tương lai cần có nghị lực để sống, để yêu thương, để vượt qua nỗi đau,
thử thách và mở lịng mình với mọi người xung quanh…
* Liên hệ đến tác phẩm:
- Nghị lực giống như một ngọn lửa, có thể được nhen nhóm nhưng cũng có thể lụi
tàn. Để giữ vững nghị lực, con người cần được nâng đỡ, ủng hộ, yêu thương: Bé
Vania có được sự quan tâm chăm sóc của Xơ-cơ-lốp nên đã hồi phục được vết


thương tinh thần và "một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ
vượt qua mọi trở ngại trên đường nếu như tổ quốc kêu gọi."
* Dẫn chứng:
+ Nguyễn Đức Cảnh, Lí Tự Trọng: Tin tưởng vào lí tưởng của mình, đã vượt qua

mọi sự đe dọa của thực dân để đến với cách mạng.
* Cách rèn luyện nghị lực:
- Tạo cho mình niềm tin, lí tưởng bền vững để hướng tới.
- Chia sẻ với mọi người xung quanh lí tưởng để có thêm sự đồng cảm và động lực.
* Liên hệ bản thân.
Đề 13:
* Các vấn đề về gd trong hai tác phẩm:
- "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu): cảnh báo về vấn đề bạo lực trong
gia đình. cuộc sống cằn cỗi, khốn khổ, cực nhọc của con người là môi trường sinh
ra bạo lực. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Truyện cũng đề cao sự
khoan dung, vị tha và thấu hiểu của người phụ nữ trong gia đình.
- "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải): đề cai vai trò to lớn của truyền thống và nền
nếp, gia phong của một gia đình Hà Nội trong việc tạo nên vẻ đẹp và chuyêù sâu
của những con người trong gia đình ấy.
* Rút ra vai trị của gia đình:
- Mỗi người cần có một gia đình, một mái ấm để u thương, để sống và để trưởng
thành - gia đình theo đúng nghĩa gia đình.
+ Gia đình là một quê hương nhỏ, nơi người ta có thể tìm về sau mỗi lần gặp
khó khăn, thất bại hay chỉ đơn giản để được vỗ về, an ủi, yêu thương.
+ Gia đình là đọng lực để người ta vươn lên sống thực sự, sống có ý nghĩa và
đạt đến thành cơng.
+ Gia đình vun đắp cho tâm hồn những tình cảm đẹp: Tình yêu cha mẹ, anh
em, tình yêu quê hương, đất nước, đức tính chân thực, bao dung.
+ Gia đình là tất cả những gì tốt đẹp nhất mà mỗi con người hướng tới: Sự
bình an, tình u, hồ bình. Bức tranh gia đình là bức tranh đẹp nhất.
- Gia đình, với truyền thống, nếp sống đẹp là cơ sở để hình thành nhân cách đẹp, và
ngược lại.
- Cần giữ gìn, vun đắp cho gia đình ln tốt đẹp.
Đề 14:
* Cuộc sống của Trương Ba trong xác hàng thịt:

- Không được mọi người trong gia đình chia sẻ, thấu hiểu, ngược lại bị nghi kị,
hiểu nhầm và xa lánh.
- Dằn vặt vì tự thấy mình là nguyên nhận gây nên những rấc rối, xáo trộn và bất an
trong gia đình, trong khi chỉ muốn đưa đến những điều tốt đẹp nên lương tâm bị
cắn rứt.


- Thấy mình bị tha hố, khơng cịn giữ được cao khiết ngày trước, khơng thể làm
chủ bản thân mình.
=> Một cuộc sống vô nghĩa, đau khổ, không phù hợp với lí tưởng, mong ước.
* Cuộc sống có ý nghĩa:
- Hoà hợp giừa tinh thần và vật chất, được là mình, sống đúng mình, khơng "bên
trong một đằng, bên ngồi một nẻo": "Đúng là tơi chẳng cịn gì, nhưng tơi cịn điều
đáng tự hào nhất của tơi: được là chính tôi" (Tazuma Zumi)
- Mang đến hạnh phúc cho người khác trong khả năng của mình.
- Biết hy sinh bản thân để sửa chữa và bù đắp nhứng sai lầm do mình gây ra dù vơ
tình hay cố ý.
- Vượt lên hoàn cảnh, hướng tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống.
- Dung hợp hài hoà các phương diện của cuộc sống: Tinh thần và vật chất, mối
quan hệ giữa những người xung quanh và xã hội.
* Kết luận: Mỗi con người cân sống đúng mình, sống hết mình.
Đề 15
*Giải thích:
- Danh: Theo nghĩa đen là họ tên của 1 người nào đó. Nghĩa bóng - Tiếng tốt để lại
cho đời hay danh dự, nhân phẩm của con người.
- Thực: Thực chất là cái đã có, đã xảy ra và khơng thể tơ vẽ thêm điều gì.
*Mối quan hệ giữa danh và thực:
- Danh và thực luôn đi cùng với nhau trong cuộc sống: Người có danh được kiêng
nể, kính trọng nhưng không được tôn trọng thực sự nếu chỉ có danh hão. Người có
thực tài mà khơng có danh cũng không được biết đến.

*Hậu quả:
- Hữu danh vô thực: Danh, hay danh dự là cái đáng quý mà mỗi con người cần gìn
giữ. Đã có danh phải rèn luyện phấn đấu sao cho danh gắn với thực.
- Hữu thực vô danh: Cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng để tài năng của cá nhân được
toả sáng.
- Vô danh vô thực: Cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị, không mục tiêu, mục đích.
*Dẫn chứng
*Biện pháp:
- Nếu có tài thì nên mang tài ra cống hiến, khơng chỉ vì tiếng thơm cho mình mà
cịn cho nhiều người.
- Nếu có thực tài nên phấn đấu để có danh hoặc cũng có thể cống hiến thầm lặng
cho đời, cho người.
Đề 16
*Nêu một số quan niệm khác nhau về truyện ngắn, qua đó giải thích ý kiến: "Qua
khoảnh khắc, sự kiện đã chọn, nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình 1 thơng
điệp có ý nghĩa nhân sinh tới bạn đọc." Nghệ thuật phản ánh cuộc sống,nhưng nếu
chỉ đơn thuần tái hiện cuộc sống, tác phẩm sẽ không để lại dư vang. Mà tác phẩm


khơng khiến người đọc phải suy ngẫm, tìm tịi, phát hiện để rồi thấu hiểu hay muốn
tranh biện, tác phẩm sẽ khơng cịn ý nghĩa tồn tại.
*Chứng minh qua "Hai đứa trẻ"
- Truyện hầu như chỉ là những nét bâng khuâng mơ hồ trong tâm trạng của Liên
với cuộc sống quẩn quanh của con người nơi phố huyện và cảnh chờ tàu hàng đêm.
- Cuộc sống con người ở phố huyện nghèo: Mịn mỏi, tăm tối, nghèo khổ và chìm
dần vào bóng tối. Họ chờ tàu để tìm thấy chút ánh sáng soi chiếu bóng tối cuộc đời
và hi vọng cho tương lai.
=> Quan niệm nhân sinh của Thạch Lam: Trong mịn mỏi tù túng, tàn héo, con
người vẫn có ý thức hướng đến tương lai "mong đợi 1 cái gì tươi sáng hơn cho
cuộc sống nghèo khổ của họ." Và niềm hi vọng đó dù nhỏ nhoi nhưng khơng bao

giờ tắt.
*Bình luận mở rộng nâng cao vấn đề
- Đặt ra cho mỗi nhà văn ý thức về tác phẩm phải ln tìm tịi sáng tạo ngay cả khi
phản ánh hiện thực cuộc sống để đưa vào tác phẩm 1 cái gì mới lạ và có ý nghĩa:
"Nhà văn khơng có phép thần thơng để vượt ra ngồi thế giới này, nhưng thế giới
trong mắt họ phải có 1 hình sắc riêng.
- Người đọc cũng không thể đọc hời hợt, mà luôn suy ngẫm để đối chiếu. khám
phá điều mà nhà văn muốn gửi gắm và có ý kiến riêng của mình (bởi khơng phải
bao giờ nhà văn cũng đúng hoàn toàn)
Đề 17
*Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của văn chương trong cuộc sống.
*Giải thích:
- Văn chương bao gồm nhiều thể loại: Kịch, thơ, văn xi,…
*Ý nghĩa:
- Là hình thức bộc lộ tâm hồn, suy nghĩ, cách nhìn của người viết.
- Là phương tiện giao tiếp, nhịp cầu nối tâm hồn con người.
- Đem đến những hiểu biết đa dạng phong phú về cuộc sống, những trải nghiệm
mới hay những cảm xúc mới.
- Đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ, suy nghĩ, cảm nhận tinh tế mà
các môn khoa học khác không làm được.
=> Khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời
sống.
Đề 18
*Nêu vấn đề
*Giải thích
- Rượu: Là đồ uống do con người làm ra. Rượu nhiều lúc cần thiết trong giao tiếp
nhưng khơng nên lạm dụng.
- Tính kiêu ngạo: Tự cho mình là hay, là nhất.
- Sự giận dữ: Thái độ nóng nảy bực bội vì trái ý mình.
=> Ba tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến con người.



*Bình luận:
- Tại sao ba thứ đó lại làm hỏng một con người:
+ Rượu gây tác hại về sức khỏe, tiền bạc, thời gian nhưng nguy hiểm nhất là khiến
cho người ta mất tỉnh táo.
+ Tính kiêu ngạo khiến con người mất bạn, đơn độc trong cuộc sống.
+ Sự giận dữ: Khiến con người mất bình tĩnh, khơng kiểm sốt được hành vi của
mình, làm những điều có hại cho bản thân và người khác.
=> Bài học: Phê phán lối sống của một số người hiện nay. Rút ra kinh nghiệm cho
bản thân.
Đề 19
*Nêu câu nói => Khẳng định tính đúng đắn.
*Giải thích: Khi cơng nhận cái yếu của mình tức là con người đã có đủ trung thực,
dũng cảm để nhìn nhận bản thân một cách khách quan. Điều đó giúp cho con người
có nghị lực, trưởng thành hơn.
*Chứng minh:
- Trong cuộc sống, khơng có ai hồn thiện nên cơng nhận điểm yếu của mình cũng
là lúc con người nhìn nhận đúng về bản thân. Từ đó có cơ hội sửa chữa, hoàn thiện,
giúp ta nhận ra hạn chế, có thêm nghị lực và sức mạnh.
- Được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống: Kinh doanh, học tập, văn chương…
* Bình luận mở rộng nâng cao vấn đề:
- Khi công nhận cái yếu, con người không tự cao, tự đại, biết khiêm tốn và đúng
mực với mọi người hơn.
- Vấn đề này không chỉ đặt ra với cá nhân mà còn cả dân tộc
=> Liên hệ bản thân => kết luận.
Đề 20
*Vị trí, nội dung đoạn trích: Từ câu 17 - 36 trong "Tiếng hát con tàu" - Chế Lan
Viên, thể hiện niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được trở lại với nhân dân và những
suy tưởng của ông.

*Đặc điểm phong cách Chế Lan Viên:
- Chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ:
+ Khẳng định ý nghĩa sâu xa và niềm hạnh phúc của việc trở về với nhân dân: Về
với những gì thân thuộc gần gũi nhất, về với niềm vui hạnh phúc được hồi sinh, về
với nguồn nuôi dưỡng cưu mang sự sống.
+ Vẻ đẹp, sức sống của nhân dân, của đất nước trong những tháng năm kháng
chiến - những con người bình dị mà ân cần, dũng cảm: Người anh du kích "Chiếc
áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.", thằng em liên
lạc "mười năm tròn chưa mất một phong thư", mế già "lửa hồng soi tóc bạc - Năm
con đau mế thức một mùa dài" => Họ là kết tinh, hội tụ những phẩm chất đẹp nhất
của nhân dân trong kháng chiến.
+ Chiêm nghiệm về đời sống: Những nơi chúng ta từng sống, chỉ khi đã qua rồi, đã
rời xa thì mới thấy hết sự gắn bó thiết tha với nó.


- Sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh:
+ Hình ảnh thực với những chi tiết cụ thể đan xen với những hình ảnh biểu tượng
và hình ảnh tưởng tượng có màu sắc ảo hố.
+ Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh: Tả thực, gợi tả, đặc biệt là
so sánh, nhất là các so sánh những đìều khái qt có tính trừu tượng với những sự
vật hình ảnh cụ thể trong đời sống và thiên nhiên
+ Hình ảnh được tổ chức thành chuỗi liên kết tiếp nối bổ sung cho nhau để phát
triển.
=> Một phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ.
CÁC CÂU NÓI NỔI TIẾNG
Có cơng việc làm, hẳn có lúc ngừng tay,
Có cuộc hành trình, phải có mươi phút nghỉ
Thơ vừa là nghỉ ngơi, vưa là công việc đầy lao lực,
Thơ vừa là chỗ dừng chân, vừa là cuộc hành trình.
Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé,

Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công
Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện,
Thơ đã sinh ra, tình yêu cũng đến cùng.
Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ
Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu,
Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ làm con gái,
Lúc từ giã cõi đời: kỉ niệm hóa thơ lưu.
Có lúc thơ như trái núi cao khơng thể tới
Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống lịng tay.
Thơ như đơi cánh nâng tơi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh
Là tất cả, thơ ơi, chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!
Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ...
Là công việc tận cùng? Là rảnh rỗi bắt đầu?
Là cuộc hành trình ư? Hay chỉ là chỗ nghỉ?
Tôi chỉ biết với tôi, thơ vẫn là hai vế:
Rảnh rỗi và làm việc: chỗ nghỉ và hành trình...
Nhà thơ-phải trả chữ-với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm uranium
Muốn một gam-mất hàng năm lao lực
Muốn một chữ-phải mất hàng tấn quặng ngôn từ

Raxun Gamzatôp


Mai-acopxki
Thơ là ảnh, là nhân ảnh. Cùng mọc lên từ đống tài liệu thực tế nhưng cái cụ thể của
thơ không giống với cái cụ thể của văn. Thơ đi từ một điểm đến với một diện, từ
cái hữu hình đến cái vơ hình trong đó vọng mãi lên một tấm lòng sứ điệp
(Nguyễn Tuân)

Văn chương làm sáng lên những ý nghĩ trong khu rừng thẳm và có thể khiến cho
người ta cảm thấy hơi ấm mặt trời trong lòng bàn tay và mùi lúc mạch đang tỏa
hương.
Biêlinxki
-Thơ không phải là 1 ý kiến sng. Nó là 1 ca khúc dược cất lên từ miệng vết
thương hoặc từ một nụ cười.
Tơi khun các bạn nên đọc truyện cổ tích..., thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao...
Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngơn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu
hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích... Bạn sẽ thấy ở đó sư phong
phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng
người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa... Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân
dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy
ra.
MACXIM GORKI
Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.
VISSARISON GRIGORJEVITSH BIELINSKI
Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để
làm vui cho sự cơ độc của chính mình.
PERAF BYSSHE SHELLEY
Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.
LÉONARD DE VINCI
Lục Cơ ở Trung Quốc:
"....Thơ là để bộc lộ tình cảm nên lời lẽ phải đẹp đẽ, trau chuốt. Thơ là để bày tỏ
tình cảm nên ngữ đòi hỏi phải đẹp đẽ tinh tế. Nếu thơ ca thiếu tình cảm chân thật,
thì khơng thể phản ánh nổi tình cảm yêu ghét rõ ràng, và tác phẩm nào ngơn từ
trống rỗng, nhạt nhẽo, thì khơng thể cảm động lịng người được..."
"Đời thiếu mẹ hiền khơng phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?" (M.Gorki)



Cảnh khổ, sự thất bại là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người
khôn khéo và là một vực thẳm cho kẻ yếu hèn.
-Balzac.
Đặng Thai Mai đã từng viết:
"Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của các nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc
sống, trường đại học chân chính của Thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời
đại, đã sâu sắc cảm thấy nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận
đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của
lồi người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của tác phẩm vĩ đại."
Xuân Diệu : " Nhớ là một hình thức tồn tại "
"Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải
sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hồi sống phí, cho
khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xi tay
có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp
nhất đời, sự nghiệp giải phóng lồi người" (N.Axtơrốpxki)
Văn chương là thứ khí giới thanh cao và trong sạch làm cho lòng người trở nên
trong sạch và phong phú hơn
Thạch Lam
Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó khơng thừa
nhận cái chết.
Xeđrin
Mỗi tác phẩm văn chương là một cuốn phim âm bản của cuộc sống
Nguyễn Minh Châu
''Một mình thơ sao đẻ ra thơ được? Nó phải kết hợp với cái gì chứ? Với mảnh đất
này'' Và ''Nhà thơ lớn nhất vẫn là sự sống. Trước khi có chiến thắng Điện Biên Phủ
khơng thể có một bài thơ nào về chiến thắng ấy''.
''nhặt những chữ của đời mà góp nên trang'' (Nghĩ về thơ)
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn! (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng)
''cái vị rất thực của đời'', ''cái hương cao quí của tâm hồn người Việt'', ''Cái chất

nuôi sống cho người đọc''...
Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể / Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời (Nghĩ về
nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...).
Lấy bát cơm ngày mùa trả lời cho cơn đói / Cái ấy thơ hơn, hay những bài thơ rỉ
rên về trận đói thơ hơn? (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...).


''Ơi, nếu thời Điêu tàn, Vàng sao có ai bảo rằng thơ tơi sau này có chất hùng tráng,
thì tơi sẽ cười chế nhạo nhà tiên tri ấy. Tôi chỉ là một cơn mưa. Một dòng nước
mắt, một viên gạch đổ. Một ánh hồng hơn mà!''
Mỗi ngày gặp một người - họ là một mảnh của thiên tài nhân loại. / Máu và mồ hơi
của người đúc nên bao hình ảnh ngữ ngôn. / Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết
bạc vàng mà đời rơi vãi. / Tất cả mỗi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh
một chữ. / Hãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trang. (Nghĩ về thơ).
... Xưa thơ chỉ hay than mà ít hỏi
Đảng dạy ta: Thơ phải trả lời
(Nghĩ về thơ)
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy / Tổ quốc trong lòng ta mà có
cũng như khơng / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước
chảy xi dịng! (Người thay đổi đời tơi, Người thay đổi thơ tôi).
Tâm hồn anh là của đời một nửa / Một nửa kia lại cũng của đời (Nghĩ về thơ).
“ở sau cái chân trời nghệ thuật giản đơn như một sợi dây là cả cái thăm thẳm của sự
sống của tâm hồn”
Dù cho là Phật
Thì trước khi ngồi lên tịa sen hư ảo
Câu thơ cũng phải xuất giá đi ra bốn cửa ơ cuộc đời có thực,
cuộc đời.
(Sổ tay thơ)
khi đến với cách mạng và kháng chiến thì ''tơi đã cùng các thi sĩ tiền chiến khác và
hàng bao thi sĩ trẻ xuất hiện về sau là một người cầm bút có ích, làm thơ có ích.

Hay hay dở hơn xưa, cái đó tùy sự đánh giá của mọi người, ở sự rộng lượng của tri
âm. Nhưng quả là đã có ích hơn xưa''
''Thơ là cuộc sống vì có đời sống mới có thơ nhưng thơ khơng sao chép cuộc sống
mà tìm hiểu và đặt những vấn đề với cuộc sống''
Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân / Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy / Bỗng hối tiếc
nghìn câu thơ nước chảy / Chửa ''vì người'' bằng một bữa cơm ăn (Đi thực tế).
Cánh thơ tơi thốt khỏi phòng bé nhỏ / Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mơng
(Chim lượn trăm vịng).
NGUYỄN TN
- Tơi cóc cần gì hết! Chỉ tơi thơi cũng đủ làm nên tính đa dạng muôn màu
muôn vẻ của các văn phẩm ký tên tôi.


 
- Tôi sẽ làm cho các anh không thể chán tơi nổi!
 
- Nói cho nghiêm chỉnh, tơi muốn chứng minh rằng cái tôi mà các anh bảo là
nghèo nàn bé nhỏ ấy vơ cùng giàu có: nó là cả một khu mỏ mà người ta đào bới cả
đời không hết!
 
- Và sống đến đâu, tôi sẽ viết đến đấy!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×