Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những căn bệnh người già thường mắc khi giao mùa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.17 KB, 6 trang )





Những căn bệnh người già thường mắc
khi giao mùa

Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi rất thất thường. Điều này sẽ
khiến người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh như viêm đường hô hấp, viêm khớp,
đau lưng…
Dưới đây là một số căn bệnh người cao tuổi thường mắc trong thời tiết chuyển mùa
và cách phòng tránh.
1. Viêm đường hô hấp:
Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những
điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm
khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có
đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không
khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện
pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
2. Viêm khớp gối
Lý do gây viêm khớp gối là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai
xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các
mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp
gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng
chân, bước cầu thang…Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm
tăng lượng máu lưu thông tại chỗ.
3. Đau lưng:
Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa,
đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là do thoái hoá xương cột sống,


cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện
tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả
nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp
chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm
đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những
tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.


4. Đột qụy não:
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy
não. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên
choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp
nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng
sớm càng tốt.
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất
béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng
ngừa tốt nhất. Ngoài ra, người cao tuổi cũng không nên hút thuốc và uống rượu,
bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
Một số biện pháp phòng bệnh cho người già khi giao mùa
Tăng cường thực phẩm giàu Beta caroten, vitamin C, vitamin E, sélénium, kẽm
nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các virus và vi
khuẩn xâm nhập, gây cảm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột bằng cách giữ ấm khi thời tiết
chuyển lạnh, lau khô và làm ấm cơ thể khi bị mắc mưa, ăn các thực phẩm giàu
năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết khác
là giữ giấc ngủ yên trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng
đề kháng của cơ thể. Có thể đi bộ thong thả 20-30 phút lúc chiều tối, tắm nước ấm
để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để khỏi hạ
đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu,
mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp

cơ thể hấp thu tryptophan, một amino acid có lợi cho giấc ngủ. Ngược lại, ăn nhiều
thịt, cá có nhiều tyrosin sẽ gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ…

×