Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chứng minh qua thực tiễn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.01 KB, 10 trang )

TRƯỜNG

KHOA:
----֎----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN:
CHỦ ĐỀ SỐ 13
NHỮNG THÀNH TỰU TO LỚN CÓ Ý NGHĨA BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ
QUA THỰC TIỄN 35 NĂM THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN
DIỆN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỌ TÊN

:

MSSV

:

KHOA

:

- TP.HCM, ngày tháng năm i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2
I. Thực trạng thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của


Đảng cộng sản Việt Nam..................................................................................2
1.1. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh..........................................................2
1.2. Phát triển gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội................3
1.3. Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao............3
II. Một số yêu cầu và giải pháp thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam...................................................................4
KẾT LUẬN...........................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................8

i


LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước được xây dựng và đổi mới trên cơ sở nhất quán những quan điểm:
Trong hệ thống chính trị và trong tồn xã hội, Đảng là người lãnh đạo, Nhà nước
là người quản lý, nhân dân là người làm chủ. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị,
nhưng là một bộ phận của hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo Nhà nước hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và chịu trách nhiệm về các hoạt động của
mình. Đảng khơng đứng trên Nhà nước, trên pháp luật. Trong Nhà nước và trong
xã hội, mọi quyền lực đều là của dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân.
Trong suốt thời gian dài trước đổi mới, chúng ta duy trì quá lâu nền kinh
tế hiện vật, kế hoạch, phi hàng hóa, phi thị trường, mặc dù trong giai đoạn lịch sử
trước đây nền kinh tế này có vai trị nhất định trong việc động viên sức người,
sức của cho chiến tranh giải phóng, nhưng đã trở nên bất cập, kìm hãm sự phát
triển trong điều kiện mới. Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu phải đổi mới
về mọi mặt từ cơ cấu kinh tế đến cơ chế kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế, tổ chức bộ máy,
phương thức và phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành cũng phải thay đổi.

Do đó, đổi mới là tất yếu vừa để đón kịp thời cơ, vừa chủ động chấp nhận
và vượt qua thách thức để phát triển. Đổi mới, do đó cũng là mở đường cho
những nhận thức sáng tạo, thúc đẩy mọi hành động tích cực, năng động sáng tạo,
giải phóng sức sản xuất, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội và dân chủ
hóa đời sống xã hội. Nắm bắt được điều đó, tác giả đã chọn đề tài “ Những
thành tựu to lớn có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử qua thực tiễn 35 năm thực
hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.

1


NỘI DUNG
I. Thực trạng thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam
1.1. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng
GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình
qn đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng
trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm
2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng
GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế
giới.
Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt
6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750
USD/năm.
Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư

liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho
phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo
giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong
bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà
đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD.
Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến
hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với
năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ
2


năm 2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22
thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô
thương mại quốc tế.
1.2. Phát triển gắn kết hài hịa với phát triển văn hóa - xã hội
Trong suốt quá trình 35 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản
gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã
đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58%
năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới
3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao,
chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nhiều chỉ số
về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: Tỷ
lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau
Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm
đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN.
Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. Nhờ đó,

người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân… Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống y tế
hồn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật
công nghệ cao mang tầm thế giới như: ghép chi, tim, gan, thận...
Bên cạnh đó, cơng tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm thực hiện. Từ năm 2003 - 2018, ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp
với ngành Y tế đã đảm bảo quyền lợi cho trên 1.748 triệu lượt người tham gia
khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bình quân mỗi năm có trên 109 triệu lượt người
thanh tốn chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

3


1.3. Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều
quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN
2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến
nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường,
trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và
song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt
Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có
tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và
9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh
tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực
thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới
phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm...

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên
không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ
tịch AIPA. Trong bối cảnh vơ cùng khó khăn của đại dịch Covid-19 và những
thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ... song Việt Nam đã hồn thành tốt cả ba
trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới.
II. Một số yêu cầu và giải pháp thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và hệ thống
chính trị nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, quản trị của Nhà nước; phát huy vai trị, tính tự chủ, năng
động sáng tạo, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội; tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân;
4


phát huy dân chủ, quyền làm chủ của Nhân dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là công việc hệ trọng, nhạy cảm địi hỏi phải có quyết tâm chính trị
cao, chủ động, tích cực, kiên quyết, kiên trì, đồng thời có bước đi vững chắc, xác
định rõ trọng tâm, trọng điểm, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Để tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, cần thực hiện một số giải
pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể
và công khai để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, giám sát việc thực hiện.
Hai là, cần có những quy định cụ thể về vai trò của Đảng; gắn bó mật thiết
với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, tơn trọng lợi
ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, thực hiện tốt phương châm: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chịu trách nhiệm

trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Ba là, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát,
kiểm sốt chặt chẽ quyền lực, chống tha hóa quyền lực; giải quyết tốt mối quan
hệ giữa việc phát huy quyền chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của các địa
phương gắn với việc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung
ương.
Bốn là, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối
quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện
nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; có cơ
chế xử lý đối với người đứng đầu khi có vi phạm.
Năm là, tiếp tục đổi mới, kiện tồn các tổ chức trong hệ thống chính trị
theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, tôn trọng
quyền làm chủ của Nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm
chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu
5


quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chú trọng
lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, cải cách hành chính
và cải cách tư pháp. Các tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà
nước phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và nâng cao vai trò tiên
phong trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc bng lỏng vai trị
lãnh đạo của Đảng.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và coi trọng việc sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị, về Đảng cầm quyền trong điều kiện mới; thể chế hóa, cụ thể hóa
mối quan hệ tổng thể “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Bảy là, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục

thuyết phục các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng
thuận xã hội để thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Tám là, đổi mới mạnh mẽ phong cách lãnh đạo của Đảng, phương pháp
công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến
cơ sở theo hướng khoa học, tập thể, dân chủ, trọng tâm, gần dân, hiểu dân, vì
dân, sát thực tiễn, cầu thị, học hỏi, nói đi đơi với làm. Đẩy mạnh cải cách hành
chính trong Đảng; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của
Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành nghị quyết của
Đảng, bảo đảm tốt các điều kiện để triển khai, thực hiện nghị quyết một cách
hiệu lực, hiệu quả./.

6


KẾT LUẬN
Nhìn lại 35 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, tồn diện. Quy
mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là
niềm tin để toàn Đảng, tồn dân và tồn qn ta vượt qua mọi khó khăn, thách
thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển
nhanh và bền vững đất nước.
Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục
khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta,
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb
Văn hóa thơng tin, H. 2007, tr.595.
2. Lênin Tồn tập Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1979 tập 8 trang 217 - 507
3. . Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ
Chính trị Về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ
Chính trị Về hội nhập quốc tế, Hà Nội.
5. Đặng Quang Định (2020), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân,
nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Mai Trung Dũng, 35 năm đổi mới đất nước, 2021
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 217

8



×