Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.33 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu số 2

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến quận Thốt Nốt.
1. Tên sáng kiến đề nghị thẩm định: Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú, sáng
tạo với màu nước trong hoạt động tạo hình.
2. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên
Võ Việt Sương

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ, đơn vị công tác

04/09/1993

- Giáo viên, trường mẫu giáo Thuận An

3.Sáng kiến đã được công nhận cấp Quận 05 năm qua:
Năm

Tên sáng kiến

Số, ngày, tháng, năm của quyết định; cơ
quan ban hành quyết định

2015 - Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày


2016 tuổi học tốt mơn tạo hình (vẽ). 19/5/2016 của Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến
quận Thốt Nốt
2016 - Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 Quyết định số 02/QĐ-HĐSK ngày
2017 tuổi học tốt môn thể chất.
02/6/2017 của Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến
quận Thốt Nốt;
2017 - Một số giải pháp chuẩn bị cho Quyết định số 01/QĐ-HĐSK ngày
2018 trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1. 31/5/2018 của Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến
quận Thốt Nốt;
2018 - Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 Quyết định số 01/QĐ-HĐSK ngày
2019 tuổi hứng thú tham gia hoạt 16/5/2019 của Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến
động khám phá môi trường quận Thốt Nốt;
xung quanh
2019 - Giả Nâng cao kỹ năng phát âm Quyết định số 1121/QĐ-UBND ngày
2020 đúng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua 02/7/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
hoạt động làm quen chữ viết. quận Thốt Nốt;
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng từ ngày 9/9/2019 đến hết ngày 29/01/2021 tại lớp lá 3
trường mẫu giáo Thuận An.
5. Nội dung sáng kiến:
Đầu năm tôi được phân công dạy tại lớp lá 3 tôi nhận việc cho trẻ sử dụng màu
nước khi tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ vẫn cịn lúng túng và nhiều trẻ ngán ngại
cũng như sản phẩm tạo ra từ màu nước chưa có sự đa dạng, phong phú và trẻ chưa thực
sự hứng thú khi tham gia vào hoạt đợng. Vì vậy tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra

“Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú, sáng tạo với màu nước thông qua hoạt động
tạo hình”như sau:


2


5.1. Giải pháp 1: Cùng trẻ khắc phục tâm lý lo sợ khi sử dụng màu nước
Việc sử dụng thành thạo với màu nước là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ. Khi trẻ
được trực tiếp sử dụng màu nước, sử dụng càng phổ biến thì trẻ càng có được kỹ năng tạo
hình phức tạp, khi trẻ hứng thú thì việc thả hồn sáng tạo của trẻ vào sản phẩm sẽ tốt hơn
và trong tất cả các hoạt động tạo hình thì hoạt động tạo hình với màu nước rất dễ làm dơ
quần áo, vấy bẩn lên cơ thể cũng như lên sản phẩm của chính trẻ. Từ đó thì yêu cầu sử
dụng màu nước bắt buộc trẻ phải thật sự khéo léo và cẩn thận.
Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng làm được đều đó, có những trẻ chưa từng được
tiếp xúc với màu nước thì đều đó quả thực là rất khó khăn với trẻ, từ đó sẽ tạo ra tâm lý e
dè và ngại sử dụng màu nước trong các hoạt động tạo hình.
Để khắc phục được đều đó đầu tiên tôi cho trẻ làm quen dần với màu nước bằng
cách này hay bằng cách khác để trẻ có cơ hội được tiếp xúc với màu nước để trẻ tập quen
dần với màu nước như: Nhờ trẻ lấy dùm cô cọ, lấy cho cô hộp màu nước trên kê khay,
mở hộp màu, những thứ liên quan đến màu nước... để hình thành khả năng ghi nhớ của
trẻ về các dụng cụ liên quan khi học màu nước.
Thứ hai cho trẻ xem cô thực hiện thao tác với màu nước: Cô thực hiện các tác phẩm
từ màu nước cho trẻ quan sát. Song song với việc thực hiện đó, cô cùng trẻ trò chuyện tạo
sự phấn khởi cũng sự quan tâm của trẻ đối với màu nước và từng bước giảm đi nỗi lo tâm
lý của trẻ với màu nước.
Thứ ba cho trẻ thấy được khi thực hiện tạo hình bằng màu nước nếu có bị lỗi sai vẫn
có thể khắc phục được. Khi tôi thực hiện và cho trẻ quan sát tôi luôn thực hiện hết các
bước từ cách lấy màu, cách pha màu, cách cầm cọ và cách thực hiện.Trong quá trình thực
hiện tôi cố tình làm rơi màu trên một góc nhỏ giấy và gợi ý trẻ sửa lại.
Cuối cùng cho trẻ sử dụng tạp dề khi thực hiện với màu nước, cho trẻ cùng trải
nghiệm và xử lý các vết màu dính lên tay lên quần áo cùng cô và bạn. Trong quá trình đó
tơi ln gần gũi để khuyến khích động viên trẻ cách sử dụng màu nước cho khéo léo,
không làm dơ sản phẩm của mình, khơng làm vấy bẩn màu nước lên áo quần.
5.2. Giải pháp 2: Tổ chức trẻ trải nghiệm với màu nước thông qua các hoạt động
tạo hình.

Các hoạt động tạo hình là hoạt động phong phú không chỉ về chất liệu mà còn về cả
nguyên vật liệu. Khơng chỉ có “giấy trắng, màu” thơng thường mà còn là cả “khu vườn
nghệ thuật”, cho phép trẻ trổ tài trên nhiều loại chất liệu để trẻ thực hiện như: gỗ, giấy bìa
đen, mút xớp, trên những dĩa giấy, ly giấy, quạt, nón lá, hay trên những viên sỏi, gạch...
Các chất liệu cho trẻ hoạt động phải phong phú và cho trẻ có quyền lựa chọn.
Sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Rau, củ, quả, lá cây, hoa... xung
quanh rất đa dạng và phong phú chỉ cần một chút tinh mắt một chút khéo léo thì có thể
đưa vào làm các nguyên vật liệu trong tạo hình.
Tôi tổ chức cho trẻ in màu và tạo hình từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử
dụng: Lõi giấy, bọc, chai nước suối, bàn chải đánh răng, lược đã qua sử dụng hoặc bong
bóng, cây tăm bông, ống hút, nĩa, thìa
Sử dụng bìa cattong, bọt biển hoặc bitis để thực hiện. Ngoài ra tơi cịn hướng dẫn
thêm cách rút chỉ để tạo hình các sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ.
Không chỉ thế chúng ta còn có thể dạy cho trẻ sử dụng bình xịt để tạo hình bằng


3

cách hướng dẫn trẻ pha màu và cho màu vào bình xịt và thực hiện công việc sáng tạo cho
trẻ. Dạy trẻ cách thổi màu nước có bọt xà phòng để tạo một bức tranh như vậy cũng là
một cách giúp trẻ sáng tạo và tập trung sự hứng thú của trẻ khi trẻ được tiếp xúc với cái
gì mới.
Hướng dẫn trẻ tô màu trên giấy ướt, đó cũng là một cách xử lý tình huống nếu như
trẻ vô tình làm ướt sản phẩm hay tờ giấy của mình. Khi sử dụng màu nước thì chúng ta
không thể thiếu bước cho trẻ sử dụng cọ, và tôi đã cho trẻ sử dụng nhiều loại cọ khác
nhau cọ bản to, cọ bản nhỏ, cọ tròn ngoài ra còn có cả cọ lăn với việc sử dụng nhiều loại
cọ như vậy đòi hỏi trẻ phải khéo léo và cẩn thận để làm sao khi tô không bị lem nhem
màu hay bị nhỉu màu.
Ngoài ra tơi còn cho trẻ tạo hình với màu nước trực tiếp với bàn tay, bàn chân như
một dụng cụ tạo hình: Bàn tay, ngón tay, bàn chân cũng có thể tạo thành những “tác

phẩm” ngộ nghĩnh đáng yêu đây là một hoạt động mà trẻ rất thích thú, vì trẻ biết được
bàn tay bàn chân của mình cũng tạo được một tác phẩm thật đẹp nên trẻ rất hào hứng.
Tận dụng điều đó, để duy trì sự hứng thú tôi cho trẻ thực hiện với nhiều hình thức cũng
như tạo ra nhiều sản phẩm mới theo chủ đề và theo sự sáng tạo của trẻ.
Với các góc hoạt động trong lớp tôi giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện theo chủ đề ở
từng nhánh. Trẻ được quyền chọn sản phẩm mình tạo ra từ màu nước rồi cắt dán vào chủ
đề, góc sáng tạo, góc nghệ thuật và trẻ rất thích thú và vui vẻ khi hồn thành sản phẩm
của mình và được tự tay sử dụng chính sản phẩm của mình để trang trí lớp, trẻ rất hãnh
diện và hạnh phúc vì điều đó
5.3. Giải pháp 3: Thông qua các lễ hội, hội thi
Tổ chức cho trẻ thi vẽ (vẽ tặng bà, mẹ, cô giáo, anh chị em, bạn bè nhân ngày lễ,
ngày sinh nhật …), làm thiệp tặng bà, mẹ, cô nhân các ngày lễ, ngày hội hàng năm (như
ngày 20/10, 20/11, 8/3 …), nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu về
lĩnh vực thẩm mỹ và thể hiện sự sáng tạo của mình góp phần khơi gợi óc nghệ thuật cho
trẻ. Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng tạo hình với nhiều hình thức khác nhau. Các bé
được tham gia rất nhiều hoạt động như: Vẽ màu nước, in tranh bằng các nguyên vật liệu
(rau, củ, quả, ngón tay)... hay những bức tranh tĩnh vật, tranh chân dung mẹ vẽ bằng màu
mước, rất nhiều bức tranh phong cảnh về quê hương đất nước và những sản phẩm vô
cùng sáng tạo của bé.
Để khích lệ, động viên trẻ tham gia các hoạt động tạo hình và tạo cơ hội cho trẻ thể
hiện năng khiếu bản thân, trong các cuộc thi đều trao một số giải thưởng. Tất cả những
trẻ tham dự hội thi đều được trao giải thưởng. Do vậy trẻ rất thích thú, phấn khởi, qua đó
kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng tạo hình từ các cuộc thi
5.3.Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong hoạt động tạo
hình cho trẻ tại trường cũng như ở nhà.
Bên cạnh đó một phương pháp khơng kém phần quan trọng đó là phải phối hợp tốt
với phụ huynh.
Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì việc thơng báo về chương trình
dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn
luyện thêm cho trẻ là đều không thể thiếu.

Vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu mở cho hoạt động và tổ chức các
hoạt động tạo hình như: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng, chai nhựa, các loại rau củ


4

quả để phục vụ trong quá trình hoạt động của trẻ.
Tạo cơ hội cho phụ huynh tham gia vào các hoạt động tạo hình từ màu nước cùng
các cháu như: Phụ huynh và trẻ cùng chuẩn bị các nguyên vật liệu tạo hình, mời phụ
huynh tham gia các hội thi cùng cô và trẻ ở lớp hoặc các hội thi do trường tổ chức.
Cho phụ huynh chiêm ngưỡng và ngắm nhìn các tác phẩm tạo hình của trẻ từ đó
tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh đối với các hoạt động của cháu trong lớp nói
chung và hoạt động tạo hình từ màu nước nói riêng.
Sau khi áp dụng “Giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hứng thú, sáng tạo với màu nước
trong hoạt động tạo hình” tôi đã nhận thấy được sự hiệu quả cao của các giải pháp đó.
Trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình với màu nước, không
chỉ thế trẻ đã tập trung hơn vào hoạt động và luôn không ngừng thể hiện được sự sáng
của bản thân mình, trí tưởng tượng cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay các sản phẩm
mà cháu thực hiện ngày càng thể hiện được sự sáng tạo của và sự hứng thú của trẻ luôn
được duy trì mỗi khi tham gia vào hoạt động tạo hình với màu nước.
Bảng kiểm tra sau khi áp dụng các biện pháp:
Nội dung
Trước khi áp
Sau khi áp dụng
dụng
Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia
5/15
33,3%

15/15
100%
vào hoạt động
- Trẻ biết thể hiện sự sáng tạo trên
3/15
20%
14/15
93,3%
sản phẩm của mình
- Trẻ biết thực hiện các thao tác với
2/15
13,3%
13/15
86,7%
màu nước mợt cách th̀n thục
6. Tính hiệu quả:
- Hiệu quả kinh tế:
Làm các đồ dùng dạy học từ những nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm, dễ tìm tiết
kiệm chi phí trong việc làm đồ dùng dạy học.
- Lợi ích xã hội:
Thơng qua cách thức học như thế, sẽ giúp trẻ phát huy được sự sáng tạo của mình
và phát triển được các kỹ năng tạo hình của trẻ đồng thời giúp trẻ thể hiện sự khéo léo
của mình trong các hoạt động.
Duy trì tốt khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động.
Tận dụng những nguyên vật liệu phế thải rẻ tiền có sẵn ở địa phương hấp dẫn phù
hợp để dạy trẻ giúp cho tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và lôi cuốn trẻ.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Các giải pháp áp dụng hiệu quả cao tại lớp lá 3 và nhân diện rộng cho các lớp 5-6
tuổi ở tại đơn vị trường mẫu giáo Thuận An.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn

chịu trách nhiệm trước pháp luật..
Thuận An, ngày 08 tháng 03 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Tác giả
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Diễm Châu

Võ Việt Sương


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×