Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp toàn phần (BAGUERA) điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại Bệnh viện tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.41 KB, 13 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN
TẠO CÓ KHỚP TỒN PHẦN (BAGUERA) ĐIỀU TRỊ THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM
CỘT SỐNG CỔ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Văn Sơn1, Hà Xuân Tài1,
Nguyễn Xuân Trường1, Vương Quang Uyển1
TÓM TẮT

56

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu
thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp tồn phần
(BAGUERA) điều trị thốt vị đĩa đệm cột sống
cổ.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô
tả tiến cứu không đối chứng 30 trường hợp
được phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
một tầng tại Khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện
Tỉnh Phú Thọ từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021.
Kết quả: 30 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ một tầng được phẫu thuật thay đĩa đệm
nhân tạo có khớp tồn phần (BAGUERA): thời
gian phẫu thuật trung bình 88,7 ± 19,37 phút, mất
máu trung bình 68,3 ± 31,57 ml chưa phải truyền
máu trong mổ, biến chứng trong mổ rách màng
tủy 3,3%, thời gian khám lại trung bình 2,8 ±
0,95 tháng. VAS trung bình cải thiện đau cổ và
tay tại thời điểm khám lại: 6,7 ± 0,69 so với 3,3
± 0,16 và 4,4 ± 1,04 điểm so với 1,7 ± 0,99 điểm.
So với trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p


< 0.01. Chức năng cột sống JOA trung bình thời
điểm hậu phẫu và khám lại sau mổ 3 tháng hồi
phục:13,1 ± 2,00 điểm so với 17,5 ± 1,47 điểm.
So với trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p
< 0,01, NDI trung bình 64,9 ± 11.86% giảm đi
1

Khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện tỉnh Phú Thọ
Chịu trách nhiệm chính: Hà Xuân Tài
Email:
Ngày nhận bài: 15.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 21.10.2022
Ngày duyệt bài: 31.10.2022

so với trước phẫu thuật 21,8 ± 13,60% Có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01, Macnab rất tốt
26,7%, tốt 70%, trung bình 3,3%.
Kết luận: Phương pháp phẫu thuật thay đĩa
đệm nhân tạo một tầng có khớp tồn phần
(BAGUERA) điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống
cổ cho kết quả tốt, đường mổ nhỏ, thời gian phẫu
thuật ngắn, ít mất máu, cải thiện tốt triệu chứng
đau cổ, tay, hồi phục chức năng cột sống tốt cũng
như chức phận tủy cổ.
Từ khóa: Thốt vị đĩa đệm cổ; Đĩa đệm nhân
tạo BAGUERA; Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân
tạo có khớp tồn phần (Baguera).

SUMMARY
Objective: To evaluate the initial results of a

fully articulated artificial disc replacement
surgery (BAGUERA) for the treatment of
cervical disc herniation.
Subjects and methods: non-controlled
prospective prospective study of 30 cases of
single- level cervical disc herniation surgery at
the Department of Neurology, Phu Tho
Provincial Hospital from January to September
2021.
Results: 30 patients with single-level
cervical disc herniation had been disc
replacement surgery by (BAGUERA): mean
surgery time 88.7 ± 19.37 minutes, mean blood
loss 68.3 ± 31.57 ml did not require blood
transfusion during surgery, complications in
ruptured marrow membrane 3.3%, average reexamination time 2.8 ± 0.95 months. Mean VAS
improved neck and hand pain at the time of re-

425


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

examination: 6.7 ± 0.69 compared with 3.3 ±
0.16 and 4.4 ± 1.04 points vs. 1.7 ± 0.99 points.
Compared with before surgery, there is statistical
significance with p<0.01. Spinal function JOA
average postoperative time and re-examination 3
months postoperative recovery: 13.1 ± 2.00
points compared with 17.5 ± 1.47 points.

Compared
with
pre-surgery
statistically
significant with p <0.01, mean NDI 64.9 ±
11.86% decreased compared to before surgery
21.8 ± 13.60% Statistically significant with p
<0,01, Macnab very good 26.7%, good 70%,
average 3.3%.
Conclusion: The BAGUERA single- level
artificial disc herniation surgery method for
cervical disc herniation has good results, small
incision, short surgery time, less blood loss,
improved good symptom of neck pain, hand
pain, good spinal rehabilitation as well as neck
marrow function.
Keywords: Neck disc herniation; BAGUERA
artificial cushion; Surgery to replace artificial
disc with complete joint (Baguera).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thốt vị đĩa đệm cột sống cổ là ngun
nhân chính gây ra chèn ép thần kinh cổ.
Người đầu tiên mô tả bệnh lý này là Gutzeit
một tác giả người Đức (1927) nhân một
trường hợp chèn ép rễ thần kinh cổ 6 do đĩa
đệm[1].
Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi điều
trị nội khoa khoảng 6 tuần đúng phác đồ
không hiệu quả. Mục đích của điều trị ngoại

khoa là giải phóng chèn ép thần kinh, đồng
thời duy trì được chức năng của cột sống
cổ[2], [4].
Về điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,
điều trị nội khoa đã được đề cập từ lâu, bên
cạnh đó điều trị ngoại khoa với mục đích giải
phóng chèn ép tuỷ và rễ thần kinh, trả lại khả
năng hoạt động bình thường cho bệnh nhân
đã được chú trọng.
426

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ là lấy đĩa đệm, giải ép, hàn xương
liên thân đốt đã được áp dụng rộng rãi ở các
bệnh viện trung ương cũng như bệnh viện
tuyến tỉnh, nhưng kết quả điều trị vẫn không
đạt được lý tưởng về chức năng và sinh lý
cột sống. Tuy vậy các đĩa đệm nhân tạo ra
đời năm 1999 CERVIDISC, 2004
CERVIDDISC
EVOLUTION,
2006
DISCOCERV, 2015 DCI đã phần nào khắc
phục được một số điểm trên nhưng vẫn còn
hạn chế như tính năng hấp thụ các chấn động
shock và rung chưa tốt, tính ổn định ngay từ
ban đầu để chống bung chưa có, nhân đệm di
động chưa được kiểm soát tốt để giúp chuyển
động gây ảnh hưởng liên tiếp đến diện khớp
và chưa hồn tồn có sự tương hợp về chất

liệu giúp chụp MRI kiểm soát tốt sau phẫu
thuật. Đĩa đệm nhân tạo có khớp tồn phần
BAGUERA ra đời khắc phục được những
nhược điểm mà các phương pháp điều trị
trước đây[12]. Vì vậy chúng tơi nghiên cứu
đề tài; “Kết quả bước đầu phẫu thuật thay đĩa
đệm nhân tạo có khớp tồn phần BAGUERA
điều trị thốt vị đĩa đệm cột sống cổ”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
30 BN được chẩn đoán xác định TVĐĐ
cột sống cổ một tầng, phẫu thuật thay đĩa
đệm nhân tạo có khớp tồn phần BAGUERA
tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện tỉnh
Phú Thọ từ tháng 1 đến 9 năm 2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán xác định TVĐĐ cột sống cổ một tầng
từ C3- C7 dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng và
hình ảnh MRI:
- Bệnh nhân TVĐĐ cột sống cổ có triệu
chứng khơng đáp ứng với điều trị bảo tồn
trong 6 tuần.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

- Các triệu chứng TVĐĐ cột sống cổ tiến
triển.
- Các triệu chứng tiến triển thối hóa đốt
sống +/- mất chiều cao đĩa đệm.

- MRI với tương quan bệnh lý.
- Tuổi > 18 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ: BN mất vững cột
sống cổ, loãng xương (đo mật độ xương
chỉ số T-score ≤ -2,0), có tiền sử phẫu
thuật TVĐĐ cột sống cổ, không đầy đủ hồ
sơ nghiên cứu.
Đĩa đệm BAGUERA: Hãng sản xuất:
Spineart; tiêu chuẩn: Châu Âu

Cấu trúc khác biệt và hiệu quả của đĩa
đệm: Thiết kế nổi bật nhờ vào vật liệu mặt
trong đĩa được làm từ Diamolith, chịu được
độ cứng chỉ sau kim cương (3000N), vật liệu
láng mịn, giảm bào mòn nhân đĩa đệm. Cố
định tiên phát nhờ vào 6 đinh ở mặt ngoài 2
đĩa trên và đĩa dưới. Tính năng hấp thụ các
chấn động shock và rung tốt, tính ổn định
ngay từ ban đầu để chống bung, nhân đệm di
động được kiểm soát tốt giúp chuyển động
không ảnh hưởng liên tiếp đến diện khớp, có
sự tương hợp về chất liệu giúp chụp MRI
kiểm sốt tốt sau phẫu thuật[12].

Hình 0.1: Cấu trúc và hiệu quả của đĩa đệm BAGUERA

427


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21


2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc,
không đối chứng.
Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tuổi, giới
- Các hình thái TVĐĐ cột sống cổ trên
MRI.
- Kết quả trong mổ, thời gian mổ, lượng
máu mất, tai biến, biến chứng: chảy máu,
tổn thương tạng vùng cổ trước, nhiễm trùng.
- So sánh mức độ đau cổ, đau tay, chỉ số
giảm chức năng cột sống cổ, mức độ tổn
thương tủy.. sau điều trị tại thời điểm ra
viện, sau 3 tháng so với trước phẫu thuật:
Mức độ đau theo thang điểm VAS, chỉ số

giảm chức năng cột sống cổ (NDI), Mức độ
tổn thương tủy dựa vào thang điểm JOA của
Benzel (1991) trên BN có hội chứng chèn ép
tủy cổ và hội chứng chèn ép tủy - rễ [5].
- Đánh giá mức độ phục hồi về chức
năng thần kinh trước và sau 3 tháng phẫu
thuật, kết quả sau 3 tháng phẫu thuật theo
Macnab.
- Đánh giá biên độ chức năng cột sống
trước và sau mổ 3 tháng trên phim chụp XQ
thẳng, nghiêng và cúi ngửa trước sau.
- Chẩn đốn hình ảnh sau khám lại 3
tháng.

- Phân tích số liệu dựa trên phần mềm
thống kê y học SPSS 19.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm phân bố về tuổi và giới:
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của bệnh nhân
Nhóm tuổi
Số lượng
Tỷ lệ %
30-39
6
20,0
40 – 49
13
43,4
50 – 59
7
23,3
60-69
3
10,0
70-79
1
3,3
Tổng
30
100
Nhận xét:
- Độ tuổi hay gặp nhất là 40 – 49 tuổi
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên chiếm 43,4 %

- Ít gặp nhóm người bệnh trên 70 tuổi,
cứu X ±SD = 42,1 ± 11,04 tuổi.
nhóm
này chỉ chiếm tỷ lệ 3,3 %
- Tuổi nhỏ nhất 33 tuổi, tuổi lớn nhất là
79 tuổi.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phân bố theo giới
428


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi số người bệnh nam chiếm tỷ lệ 43,3%, nữ 56,7%.
- Tỷ lệ nam/nữ ≈ 1,13. Không có sự khác biệt về giới trong bệnh lý thốt vị đĩa đệm cột
sống cổ.
3.2. Các hình thái thốt vị đĩa đệm trên MRI:
Bảng 3.2: Các hình thái TVĐĐ cổ trên MRI
Hình thái TVĐĐ
Số lượng
Tỷ lệ %
Ra trước
0
0,00
Thốt vị trung tâm
12
40,0
Thoát vị cạnh trung tâm (P)
8

26,7
Thoát vị cạnh trung tâm (T)
9
30,0
Ra sau
100
Thoát vị vào lỗ ghép (P)
1
3,3
Thoát vị vào lỗ ghép (T)
0
Thoát vị di trú
0
Thoát vị vào thân đốt sống
0
0,00
Tổng
30
100
Nhận xét:
- Khơng gặp trường hợp nào thốt vị ra trước hay thoát vị vào thân đốt sống.
- 100% thoát vị ra sau chiếm tổng số người bệnh thuộc nhóm nghiên cứu. Trong đó thốt
vị trung tâm chiếm 40,0%, thốt vị vào lỗ ghép chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%, không gặp trường
hợp nào thoát vị di trú.
3.3. Đánh giá mức độ đau theo VAS
Bảng 3.3: Triệu chứng đau trước mổ, hậu phẫu và khám lại 3 tháng
VAS
0
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
Trước mổ
1
9
10
9
1
(Cổ)
6,7 ± 0,69
X ±SD
Trước mổ
1
7
13
6
3
(Tay)
X ±SD
4,4 ± 1,04
Sau 3 tháng
1
6
12

7
4
ở cổ
3,3± 0,16
X ±SD
Sau 3 tháng
3
12
9
6
0
ở tay
X ±SD
1,7 ± 0,99
Nhận xét:Trước mổ, điểm VAS đo được ở cổ và tay lần lượt VAS trung bình X ±SD =
6,7 ± 0,69 điểm, X ±SD = 4,4 ± 1,04 điểm tại cổ và tay. Tại thời điểm khám lại sau 3 tháng,
VAS cổ và tay tiếp tục giảm.
429


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

3.4. Cải thiện mức độ NDI
Bảng 3.4: Đánh giá cải thiện chức năng cột sống cổ khi khám lại sau 3 tháng
Trước mổ
Khám lại sau 3 tháng
Giảm chức năng
n
%
N

%
Không ảnh hưởng (NDI ≤ 10 %)
0
0
8
26,7
Ảnh hưởng nhẹ (10% < NDI ≤ 30%)
0
0
16
53,3
Ảnh hưởng trung bình ( 30% < NDI ≤ 50%)
2
6,7
5
16,7
Ảnh hưởng nặng (50% < NDI ≤ 70% )
12
40,0
1
3,3
Ảnh hưởng hoàn toàn (NDI > 80%)
16
53,3
0
0
Tổng
30
100
30

100
64,9 ± 11.86
21,8 ± 13,60
X ±SD
Nhận xét:Về cải thiện chức năng cột sống cổ: trước phẫu thuật NDI trung bình trước mổ
64,9 ± 11.86 %, trong đó đa số BN ở mức độ ảnh hưởng nhẹ và trung bình (NDI nhỏ nhất
16,7%, lớn nhất 53,3%).
3.5. Hồi phục chức phận tủy theo thang điểm JOA.
Bảng 3.5: Điểm JOA trước mổ, hậu phẫu và khi khám lại sau 3 tháng
Trước mổ
Hậu phẫu
Khám lại sau 3 tháng
Mức độ
n
%
n
%
n
%
Nhẹ
0
10
33,3
27
90,0
Trung bình
6
20,0
17
56,7

3
10,0
Nặng
24
80,0
3
10,0
0
0
Tổng
30
100
30
100
30
100
8,6 ± 1,55
13,1 ± 2,00
17,5 ± 1,47
X ±SD
Nhận xét:Trước mổ: JOA trung bình X ±SD = 8,6 ± 1,55 điểm, sau mổ: JOA trung bình
25,00
20,15

20,00

15,00

Roland
-Morris


X ±SD =13,1 ± 2,00 điểm, sau 3 tháng khám lại ±SD =17,5 ± 1,47 điểm.
3.6. Đánh giá mức độ phục hồi về chức năng thần kinh trước và sau phẫu thuật
Bảng 3.6: Mức độ phục hồi chức năng thần kinh trước và sau phẫu thuật 3 tháng
Tổn thương thần kinh (%) trước mổ
Tổn
Chèn ép rễ
Chèn ép rễ
Chèn ép rễ Rối loạn
Rối loạn
thương
TK bên trái
TK bên phải
TK 2 bên
cảm giác vận động
(30,0%)
(36,7%)
(33,3%)
(56,0%)
(43,0%)
Cải thiện
Chức
3/17
5/13
rất tốt
3/9 (33,3%) 3/11 (27,2%) 2/10 (2,5%)
năng
(17,6%)
(38,4%)
thần

Cải thiện
kinh
(76,7%)
(72,8%)
(4,2%)
(76,5%)
(46,0%)
tốt
(%)
TB hay
Sau 3
không
0
0
(3,3%)
(5,9%)
(7,6%)
tháng
thay đổi
9,71

10,00

5,54

3,24

5,00

Trước điều 1 ngày

trị

430

1 tuần

1,59

1 tháng 3 tháng


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Nhận xét: Phục hồi về chức năng thần kinh trong nghiên cứu của chúng tôi sau 3 tháng
phẫu thuật. Mức độ cải thiện rất tốt 26,7% trong đó chèn ép thần kinh lệch bên là chủ yếu
chiếm 60,5%. Mức độ cải thiện tốt 70,0%. Không thay đổi 3,3%.
3.7. Đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm Macnab
Bảng 3.7: Bảng Macnab đánh giá bệnh nhân sau 3 tháng phẫu thuật
Macnab
Số lượng
Tỷ lệ %
Rất tốt
8
26,7
Tốt
21
70,0
Trung bình
1
3,3

Xấu
0
0,0
Tổng
30
100
Nhận xét: 8/30 (26,7%) trong nhóm nghiên cứu có kết quả phẫu thuật rất tốt, BN khơng
cịn cảm thấy đau, hay hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày. Làm việc trở lại bình thường 21/30
(70%) BN có kết quả phẫu thuật tốt. 3,3%.
3.8. Đánh giá biên độ chức năng cột sống trước và sau mổ
Trong 30 BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi đều được chụp XQ cột sống cổ thẳng,
nghiêng và cúi, ngửa theo sinh đường cong sinh lý của cột sống cổ.

Hình 0.1: Chụp X quang thẳng nghiêng, cúi ngửa cho thấy đánh giá chỉ số độ cong cột
sống cổ (CCI = (a1 + a2 + a3 + a4) / A), chiều cao đĩa đệm (H), ROM của cột sống cổ (a +
b) và ROM của FSU (c + d) [11]
Trên XQ trước phẫu thuật; Cúi giảm < 50
° góc Cobb trung bình(35 °± 1,3°) , ngửa
giảm < 60 ° góc Cobb trung bình( 38 °±
1,6°), nghiêng trái< 45 ° góc Cobb trung
bình (31 °± 1,2°), phải đều giảm < 45 ° góc
Cobb trung bình (33 °± 1,7°).

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm phân bố về tuổi và giới
30 BN TVĐĐ cột sống cổ được phẫu
thuật thay đĩa đệm nhân tạo một tầng có
khớp tồn phần BAGUERA, tuổi trung bình
42,1 ± 11,04, tuổi nhỏ nhất 33, tuổi lớn nhất
là 79, hay gặp 30 - 49 tuổi chiếm 63,4 %,

tuổi 50- 79 chiếm 36,6%. Tỷ lệ nữ 17/30
431


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

chiếm 56,7%, nam chiếm tỷ lệ 43,3%. Theo
tác giả Nguyễn Trung Kiên và cộng sự năm
2019[3] phẫu thuật cho 46 BN tuổi trung
bình 50,70 ± 10,97; nam: 43,47%; nữ:
56,53% tỷ lệ chúng tơi tỷ lệ giớ tính tương
đồng nhưng về tuổi trung bình thấp hơn so
với tác giả.
4.2. Các hình thái thốt vị đĩa đệm trên
MRI
30 BN trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi 100% là TVĐĐ ra sau, không gặp thoát vị
ra trước hay thoát vị vào thân đốt sống. Vị trí
TVĐĐ một tầng trong nhóm nghiên cứu
chúng tơi gặp C3-C4 tỷ lệ 16,7%, C4-C5 tỷ
lệ 26,7,0%, C5-C6 tỷ lệ 43,3%,C6-C7 tỷ lệ
13,3%. Hình thái TVĐĐ hay gặp nhất là
thốt vị trung tâm chiếm 40,0%, thoát vị vào
lỗ ghép chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%, khơng
gặp trường hợp nào thốt vị di trú. Nguyễn
Quốc Dũng(2005)[9] nghiên cứu 52 người
bệnh thoát vị đĩa đệm thấy thoát vị trung tâm
chiếm 71,43%, cạnh trung tâm 25% và thoát
vị vào lỗ liên hợp 3,57%. Vũ Văn Hịe,
Hồng Văn Chiến[10] nghiên cứu thì tỷ lệ

thốt vị trung tâm là 45,45%, cạnh trung tâm
33,33%, thoát vị liên quan đến lỗ liên hợp
21,22%. TVĐĐ cột sống cổ thể trung tâm và
cạnh trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất, điều đó
hồn tồn phù hợp với đặc điểm giải phẫu
của cột sống cổ. Do các sợi dây chằng dọc
sau phân bố đồng đều ở mặt trước ống sống
cổ mà khơng tập chung phân bố ở giữa, đồng
thời vịng sợi đĩa đệm ở phía sau yếu hơn
nửa phía trước đó là nguyên nhân chính là
tăng tỷ lệ TVĐĐ trung tâm và cạnh trung
tâm. Giải thích cho điều này chúng tơi thấy
rằng chỉ TVĐĐ ra sau mới gây chèn ép vào
tủy hay rễ thần kinh gây lên các triệu chúng
lâm sàng buộc người bệnh phải đến viện
khám.

432

4.3. Đánh giá mức độ đau theo VAS
VAS trung bình cải thiện đau cổ và tay
tại thời điểm khám lại sau 3 tháng: 6,79 ±
0,69 so với 2,9 ± 0,96 và 4,4 ± 1,04 điểm so
với 1,7 ± 0,99 điểm. Tại thời điểm khám lại
sau 3 tháng, VAS cổ và tay tiếp tục giảm.
So sánh điểm VAS trước phẫu thuật và tại
các thời điểm sau phẫu thuật thấy khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Zhao (2019)
cũng cho kết quả VAS cổ, tay trước mổ
(VAS trung bình = 5,1 ± 3,2,) giảm xuống

lần lượt (VAS trung bình = 1,3 ± 1,7) tại
thời điểm khám lại [8]. Trần Trung Kiên và
cộng sự(2019) trước mổ, điểm VAS đo được
ở cổ và tay lần lượt là 6,74 và 6,33; lúc ra
viện thang điểm VAS đã giảm xuống còn
3,78 tại cổ và 3,20 ở tay[3]. Cho thấy can
thiệp giải ép hiệu quả, loại trừ kích thích lên
hệ thống rễ thần kinh đã giúp dấu hiệu đau
giảm dần theo thời gian sau mổ.
4.4. Cải thiện mức độ NDI
Về cải thiện chức năng cột sống cổ: trước
phẫu thuật NDI trung bình trước mổ 64,9 ±
11.86 %, trong đó đa số BN ở mức độ ảnh
hưởng trung bình (NDI nhỏ nhất 16,7%, lớn
nhất 53,3%).). BN khơng cịn khó chịu vì
cảm giác đau cổ, bản thân đã tự mình thực
hiện được cơng việc sinh hoạt, biểu hiện lâm
sàng trước đây đã hết hoặc đỡ nhiều. Tại thời
điểm kiểm tra lại sau 3 tháng, NDI trung
bình khám lại giảm cịn 21,8 ± 13,60 %.
Chúng tôi thấy cải thiện về chức năng cột
sống cổ sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như mức độ thối hóa
xương thân đốt, các mỏm khớp, dây chằng
.Trần Trung Kiên và cộng sự (2019) đánh giá
về cải thiện chức năng cột sống cổ: trước
phẫu thuật, NDI trung bình ước tính 43,52 ±
1,57%, trong đó đa số BN ở mức độ ảnh
hưởng trung bình (NDI 30 - 50%)[3].
Ramanda theo dõi 17 BN sau 3 tháng, NDI



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

giảm từ 25 ± 9 trước mổ còn 11 ± 9 [7]. Như
vậy, nghiên cứu của các giả đều cho thấy
hiệu quả giảm đau sau can thiệp giải ép thần
kinh đã cải thiện tốt chức năng cột sống cổ.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên
cứu trên, thấy được sự khác biệt trước và
sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
4.5. Hồi phục chức phận tủy theo
thang điểm JOA
Trước mổ: JOA trung bình 8,6 ± 1,55
điểm, sau mổ: JOA trung bình 13,1 ± 2,00
điểm, sau 3 tháng khám lại 17,5 ± 1,47 điểm.
Như vậy khi so sánh JOA của người bệnh
trước mổ với thời điểm hậu phẫu và thời
điểm khám lại thì điểm JOA tăng lên qua
mỗi lần kiểm tra, có ý nghĩa thống kê với p
<0,01.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cải
thiện chức phận tủy rõ rệt sau 3 tháng và thời
điểm khám lại, đa số BN hồi phục rất tốt.
Cho thấy việc đánh giá vị trí thương tổn
chính xác và phẫu thuật giải ép thần kinh
hiệu quả. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, vẫn
cịn 1BN ở nhóm khám lại sau 3 tháng cải
thiện chèn ép thần kinh không thấy hồi rõ
rệt, do trường hợp này rách màng tủy có

dùng các phương tiện phục hồi màng tủy nên
cịn chèn ép. Nhưng bệnh nhân này khơng
gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với Lê
Trọng Sanh (2010) có kết quả hồi phục từ
12,76 ± 1,79 đến 16,04 ± 1,88 ở lần khám lại
cuối cùng [1], Du J và CS có kết quả điểm
JOA trước mổ 7,5 ± 2,3 tăng lên 15,6 ±
4,3 sau 15,3 tháng[14]. Zhao (2019) cho kết
quả sau 10 năm theo dõi hồi phục chức phận
tủy từ 12,8 ± 2,1 lên 15,9 ± 1,1 [8] cho thấy
kết quả hồi phục chức phận tủy rất tốt.
4.6. Đánh giá mức độ phục hồi về chức
năng thần kinh trước và sau phẫu thuật
Phục hồi về chức năng thần kinh trong

nghiên cứu của chúng tôi sau 3 tháng phẫu
thuật . Mức độ cải thiện rất tốt 26,7% trong
đó chèn ép thần kinh lệch bên là chủ yếu
chiếm 60,5%. Mức độ cải thiện tốt 70,0% .
Không thay đổi 3,3% .
Theo Guy Matgé (2015) và các cộng sự
[11] sau 3 tháng phẫu thuật khả năng phục
hồi cải thiện tốt chiếm 70,8%, cải thiện
trung bình 29,2%, khơng có trường hợp nào
không cải thiện. Trong nghiên cứu cửa chúng
tôi có 1 trường hợp tổn thương rách màng
tủy tỷ lệ can thiệp sau 3 tháng chức năng
thần kinh chưa được cải thiện.
4.7. Đánh giá bệnh nhân sau phẫu

thuật thoát vị đĩa đệm Macnab
8/30 (26,7%) trong nhóm nghiên cứu có
kết quả phẫu thuật rất tốt, BN khơng cịn cảm
thấy đau, hay hạn chế trong sinh hoạt hàng
ngày. Làm việc trở lại bình thường 21/30
(70%) BN có kết quả phẫu thuật tốt. 3,3%
người bệnh có kết quả phẫu thuật trung bình,
tuy nhiên đã có sự cải thiện đáng kể so với
trước phẫu thuật.
4.8. Đánh giá biên độ chức năng cột
sống trước và sau mổ
Trong 30 BN trong nhóm nghiên cứu của
chúng tơi đều được chụp XQ cột sống cổ
thẳng, nghiêng và cúi, ngửa theo sinh đường
cong sinh lý của cột sống cổ.
Trên XQ trước phẫu thuật; Cúi giảm < 50
° góc Cobb trung bình(35 °± 1,3°) , ngửa
giảm < 60 ° góc Cobb trung bình( 38 °±
1,6°), nghiêng trái< 45 ° góc Cobb trung
bình (31 °± 1,2°), phải đều giảm < 45 ° góc
Cobb trung bình (33 °± 1,7°).
Trên XQ sau phẫu thuật 3 tháng mức độ
vận động tốt, góc Cobb tăng (5 ° -12 °) đạt
26,7%, mức độ vận động tăng góc Cobb tăng
(2 ° -5 °) đạt 70,0% và mức độ vận động
tăng, góc Cobb tăng (0-2 °) đạt 3,3%. Các
góc Cobb và chức năng cột sống ( FSU)
433



HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

được cải thiện, cho thấy xu hướng rõ ràng
với lợi ích thay đĩa đệm nhân tạo có khớp
BAGUERA. Vận động lớn hơn 2 ° tiến triển
so với ban đầu tại vị trí thay đĩa đệm có thể
bảo tồn diện khớp vận động đạt 96,7%,
trong khi 3,3% còn hạn chế về vận động.

Mức độ vận động (ROM) trung bình ở vị trí
thay đĩa đệm nhân tạo cho thấy bảo tồn biên
vận động và chức năng của cột sống cổ nhất
là ổ các mức liền kề trên và dưới cho thấy
duy trì chuyển động học ở mức liền kề rất
thích hợp với BAGUERA[12], [13].

Hình 0.1: Mức độ hoạt động của đĩa đệm Baguera
Theo nghiên cứu Guy Matgé (2015) và bình 65,87 ± 26,21 ml[3]. Pimenta nghiên
các cộng sự [11] thì kết quả lâm sàng và cứu trên 53 BN từ năm 2002 - 2003, phẫu
chụp X quang ít nhất là 24 tháng. đánh giá thuật thay một tầng đĩa đệm cột sống cổ có
chụp X quang cho thấy mức độ vận động tốt thời gian mổ 50 phút, lượng máu mất khoảng
(5 ° -12 °) chiếm 57%, giảm giảm vận động 50 ml[6]. Năm 2007, Ramadan thay đĩa
(2 ° -5 °) chiếm 34,5% và vận động ít (0-2 °) đệm cổ loại Discocerv cho 17 BN, thời gian
chiếm 8,5%. . Do đặc điểm nhóm nghiên cứu mổ trung bình 67,1 ± 20,2 phút (ngắn nhất 35
trong thời gian ngắn, thời gian người bệnh phút, dài nhất 120 phút[7]. Kết quả của
đến khám lại sau mổ 3 tháng do đó chúng tơi chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu trên.
chưa đánh giá đầy đủ về biên vận động, chức Bởi đây cũng là phương tiện và dụng cụ thay
năng của cột sống cổ và mức độ có tổn thế mới chúng tôi mới bắt đầu triển khai kỹ
thương đốt liền kề về sau.
thuật do vậy mà mức độ thành thạo của phẫu

4.9. Kết quả trong mổ và các biến thuật viên ảnh hưởng đến thời gian phẫu
chứng sớm
thuật và lượng máu mất trong mổ. Trong mổ
Thời gian mổ, lượng máu mất trong mổ: chúng tơi có sử dụng thấy kính vi phẫu giúp
Thời gian phẫu thuật trung bình 88,7 ± 19,47 quan sát tổn thương trong mổ dễ dàng hơn và
phút (dài nhất 150 phút, ngắn nhất 85 phút). sử dụng khoan mài cao tốc để giải quyết các
Mất máu trung bình 68,3 ± 31,57 ml, chúng nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh và tủy
tôi không phải truyền máu cho BN nào, sống.Trong mổ, chúng tôi gặp tai biến rách
(mất ít nhất 60 ml, nhiều nhất 100 ml). nhưng không mất đoạn màng tủy chiếm
Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2019) phẫu 3,3% do khối thốt vị canxi hóa, chúng tôi
tuật cho 46 trường hợp, thời gian phẫu thuật đặt cơ, surgisel, spongostan lớp mỏng, dùng
trung bình 65,33 ± 16,38 phút, không phải khoan mài cao tốc không gặp chảy máu,
truyền máu trong mổ (lượng máu mất trung tổn thương tạng hay phẫu thuật nhầm tầng.
434


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Kết quả của các tác giả khác cũng cho tỷ lệ
tai biến thấp, mặc dù vùng cổ trước có giải
phẫu khá phức tạp.
4.10. Hình ảnh bệnh nhân khám lại
* Hình ảnh XQ cột sống cổ trước và sau
mổ

Tất cả người bệnh bệnh khi đến khám lại
3 tháng đều được chụp Xquang cột sống cổ
thẳng, nghiêng tư thế tĩnh và tư thế động cúi
ngửa kết quả thu được như sau:


Hình 0.2: Hình ảnh XQ cột sống cổ trước mổ và XQ khi khám lại sau 3 tháng
Trong 30 người bệnh đến viện khám lại chúng chủ yếu dựa vào sự cải thiện triệu
và được chụp Xquang cột sống cổ không ghi chứng lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh tại vị
nhận trường hợp nào trượt đốt sống, mất trí phẫu thuật..
đường cong sinh lý cột sống cổ, di lệch đĩa
* Hình ảnh cộng hưởng từ cột sống cổ
đệm ra sau, bung đĩa đệm khỏi thân đốt trước và sau mổ
sống. Việc đánh giá kết quả phẫu thuật của

Axial T2
Sagittal T2
Hình 0.3: Hình ảnh CHT cột sống cổ TVĐĐ C5-C6 trước mổ

435


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Axial T2
Sagittal T2
Hình 0.4: Hình ảnh CHT cột sống cổ TVĐĐ C5-C6 sau mổ 3 tháng
Tại thời điểm khám lại sau 3 tháng chứng
tôi không ghi nhận trường hợp nào hẹp ống
sống do đĩa đệm chèn vào ống tủy, hay do
đĩa đệm cịn sót lại chèn vào ống tủy. 30 BN
khám lại 100% đều được chụp MRI trong đó
có 1 trường hợp thấy hình ảnh phù tủy nhẹ

V. KẾT LUẬN


ngang mức đĩa đệm phẫu thuật. Lâm sàng
người bệnh biểu hiện JOA 15 điểm, VAS cổ
5 điểm, VAS tay 3 điểm và NDI 52%. Đây là
trường hợp rách màng tủy và phải dùng
phương tiện vá rách màng tủy. Trên hình ảnh
cộng hưởng từ cột sống cổ chúng tôi không
ghi nhận trường hợp nào có hẹp ống sống cổ
do đĩa đệm cịn sót lại hay đĩa đệm chèn ép
gây hẹp ống sống. Do nghiên cứu trong thời
gian ngắn nên chúng tôi không thể đánh giá
tác động cũng như ảnh hưởng của đĩa đệm

mất máu trung bình 68,3 ± 31,57 ml chưa
phải truyền máu trong mổ, biến chứng trong
mổ rách màng tủy 3,3%. Sau mổ, cải thiện
tốt triệu chứng đau cổ, tay: VAS cổ và tay
sau mổ 3 tháng cải thiện so với trước điều trị.
Hồi phục tốt chức năng cột sống: NDI sau
mổ 3 tháng khác biệt rõ rệt so với trước mổ.
Chức năng tủy hồi phục tốt, điểm JOA trước
mổ 8,6 ± 1,55, sau mổ 3 tháng trung bình
17,5 ± 1,47. Macnab sau mổ 3 tháng rất tốt
26,7%, tốt 70%, trung bình 3,3%.

nhân tạo lên hoạt động của các đĩa đệm liền
kề.

436

Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm

nhân tạo có khớp toàn phần BAGUERA điều
trị TVĐĐ cột sống cổ một tầng cho kết quả
cải thiện tốt các biểu hiện lâm sàng. Thời
gian phẫu thuật trung bình 88,7 ± 19,37 phút,


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5. Benzel E.C, Lancon J, Kesterson L et al.

1. Lê Trọng Sanh “Nghiên cứu chẩn đoán

“Cervical

laminectomy

and

dentate

và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa

ligament section for cervical spondylotic

đệm cột sống cổ bằng đường cổ trước

myelopathy ”. J Spinal Disord. 1991, 4 (3),


bên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”. Luận

pp.286-295.

án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Pimenta L, McAfee P.C, Cappuccino A
et al. “Clinical experience with the new

2010.
2. Nguyễn Trung Kiên (2011), “Nghiên cứu

artificial cervical PCM (Cervitech) disc”.

chẩn đoán và kết quả điều trị vi phẫu thuật

Spine J. 2004, 4 (6 Suppl), pp.315s-321s.

thay đĩa đệm cột sống cổ mềm tại bệnh viện

7. Ramadan A.S, Mitulescu A, Schmitt P.

175”. Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện

“Total

Quân y.

the Discocerv®


3. Nguyễn Trung Kiên, Vũ Văn Hòe,

cervical

disc

replacement

with

(Cervidisc

Evolution)

Early

of

cervical prosthesis:

results

a

Nguyễn Hùng Minh, Quách Thị Cần

second generation”. European Journal of

“Đánh giá hiệu quả trên lâm sàng điều trị


Orthopaedic

phẫu thuật TVĐĐ cột sống cổ một tầng sử

2007, 17 (6), pp.513-520.

Surgery

& Traumatology.

dụng đĩa đệm nhân tạo” tạp trí y học thực

8. Zhao Y, Zhou F, Sun Y et al. “Single-

hành số 9-2019.Tạp chí Y dược lâm sàng

level cervical arthroplasty with ProDisc-

103, (9), tr. 152-157.

C artificial disc: 10-year follow-up results

4. Kaiser M, Haid R, Shaffrey C et al.
“Degenerative

Cervical

and Radiculopathy”,

Myelopathy

1.

International Publishing. 2019.

Springer

in

one centre. ” Eur Spine J. 2019. 10.

O'Neill K.R, Neuman B, Peters C et al. Risk
factors for
hematoma

postoperative
after

retropharyngeal

anterior

cervical

spine surgery. Spine (Phila Pa1976). 2014,
39 (4), pp.E246-252.

437




×