Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.46 KB, 14 trang )

Bảo vệ quyền con người của phụ nữ
trong tư pháp hình sự
Hồng Hương Thủy1
1

Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Email:
Nhận ngày 5 tháng 8 năm 2020. Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2020.

Tóm tắt: Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự là một nội dung
quan trọng trong luật nhân quyền quốc tế. Xét dưới góc độ nhân quyền, thì quyền con người của
phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự phải được ghi nhận và bảo vệ đầy đủ về mặt lập pháp, sự
thực thi chính xác về mặt hành pháp và đảm bảo tối đa về mặt tư pháp. Trên cơ sở nghiên cứu
khái niệm, đặc thù của quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự, tác giả bàn luận sâu
về một số vấn đề lý luận bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự, như: khái
niệm, cơ sở và phương thức bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự ở Việt
Nam hiện nay.
Từ khóa: Bảo vệ, quyền con người của phụ nữ, tư pháp hình sự.
Phân loại ngành: Luật học
Abstract: Securing women's human rights in the criminal justice system is an important element of
international human rights law. From a human rights perspective, women's human rights in the
system must be fully recognised and protected legislatively speaking, their enforcement precise executively speaking, and assurance maximal - judicially speaking. Based on the study of the
concept and characteristics of women's human rights in criminal justice, the author discusses in
depth some theoretical issues of the protection of the rights, such as the concept, bases and methods
to do that in Vietnam today.
Keywords: Protection, women's human rights, criminal justice.
Subject classification: Jurisprudence

108



Hoàng Hương Thủy

1. Mở đầu
Bảo vệ quyền con người (QCN) của phụ nữ
trong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) là
một nội dung quan trọng trong luật nhân
quyền quốc tế và được thể hiện trong nhiều
văn kiện pháp lý, như: Hiến chương Liên
hợp quốc (1945); Tuyên ngôn quốc tế về
nhân quyền (1948); Cơng ước về các quyền
chính trị của phụ nữ (1952); Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (1966)
(ICCPR); Cơng ước về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (1979)
(CEDAW); Cơng ước về chống tra tấn và
các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT,
1984); Tuyên ngôn Dakar về quyền được
xét xử công bằng tại châu Phi... Phụ nữ, với
tư cách là con người có tất cả những quyền
được thừa nhận cho mọi cá nhân trên tồn
thế giới, đặc thù giới khơng làm mất đi bất
kỳ một QCN cơ bản nào của phụ nữ. QCN
của phụ nữ là một thuật ngữ để chỉ các
quyền của phụ nữ với tư cách là một con
người và được xem xét thơng qua lăng kính
giới. Theo đó, QCN của phụ nữ được xem
là tất cả các QCN mà nhân loại tiến bộ thừa
nhận và có thêm những quyền mang đặc thù
giới nữ. Bảo vệ QCN của phụ nữ trong

TPHS là việc đảm bảo các điều kiện, yếu tố
cần và đủ cho việc thực hiện các QCN của
phụ nữ khi mà họ phải đối mặt với những
thủ tục tố tụng hình sự (TTHS) của bộ máy
quyền lực nhà nước do có liên quan đến
một hành vi có dấu hiệu phạm tội được quy
định trong pháp luật hình sự (PLHS) quốc
gia hay quốc tế. Cộng đồng quốc tế ln coi
QCN, trong đó có phụ nữ, là giá trị chung
của toàn nhân loại. Quan điểm này cũng

được gián tiếp phản ánh trong hệ thống văn
kiện pháp lý về QCN do Liên hợp quốc và
các tổ chức liên chính phủ khác thơng qua,
thể hiện ở việc xác định tính phổ biến của
QCN, là bẩm sinh, vốn có và được áp dụng
bình đẳng khơng có sự phân biệt đối xử vì
bất cứ lý do gì như chủng tộc, tơn giáo, giới
tính, độ tuổi. Bài viết này bàn về việc bảo
vệ QCN của phụ nữ trong TPHS.
2. Khái niệm, đặc điểm của quyền con
người của phụ nữ trong tư pháp hình sự
2.1. Khái niệm quyền con người của phụ nữ
trong tư pháp hình sự
Thuật ngữ QCN (human rights) trong Từ
điển Cambridge được giải thích “là những
quyền cơ bản, khơng thể tước bỏ mà một
người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ
là con người” [22]. Phụ nữ với tư cách là
người trưởng thành thuộc giới nữ [17] (bao

gồm cả người chuyển giới nữ) có tất cả
những QCN. Đặc thù giới khơng làm mất đi
bất kỳ một QCN cơ bản nào của phụ nữ
[7] … QCN của phụ nữ là một thuật ngữ để
chỉ các quyền của phụ nữ với tư cách là một
con người và được xem xét thơng qua lăng
kính giới [19, p.15]. Như vậy, QCN của
phụ nữ được xem là tất cả các QCN mà
nhân loại tiến bộ thừa nhận và có thêm
những quyền mang đặc thù giới nữ. Cùng
với đó, QCN của phụ nữ là một khái niệm
vừa tổng hợp vừa đặc thù và được hiểu là
một thuật ngữ để chỉ các quyền của phụ nữ
với tư cách là một con người trưởng thành
và các quyền riêng của nữ giới nhằm thực
hiện các nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có

109


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

của phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ bằng
pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
TPHS được định nghĩa và giải thích ở
các cách tiếp cận và mức độ quan niệm
rộng, hẹp khác nhau. Hoạt động TPHS gắn
với các hoạt động điều tra của các cơ quan
điều tra, công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân, xét xử

của Tòa án và các hoạt động bổ trợ tư pháp
khác [15, tr.19], có ảnh hưởng trực tiếp đến
các quyền quan trọng của con người. Ở đây,
có thể hiểu QCN của phụ nữ trong TPHS là
các quyền của phụ nữ với tư cách là một
con người trưởng thành và các quyền riêng
của nữ giới nhằm thực hiện các nhu cầu, lợi
ích tự nhiên, vốn có của phụ nữ được ghi
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm khi
người phụ nữ phải tham gia với tư cách là
đối tượng của các hoạt động TPHS.
2.2. Đặc điểm quyền con người của phụ nữ
trong tư pháp hình sự
2.2.1. Quyền con người của phụ nữ trong tư
pháp hình sự là một bộ phận của quyền con
người trong tư pháp hình sự
Một là, QCN của phụ nữ là những quyền tự
nhiên, vốn có của con người sinh ra đã
được mặc nhiên thụ hưởng và không bị
tước bỏ bởi bất cứ ai, bất cứ chính thể nào,
được khẳng định trong Tuyên bố Vienna và
Chương trình hành động thơng qua tại Hội
nghị thế giới về QCN năm 1993: “Các
QCN của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ
phận cấu thành gắn liền và khơng thể chia
cắt khỏi các quyền mang tính phổ biến của
con người”[11]. Vì vậy, QCN của phụ nữ
trong TPHS là một phạm trù nhân quyền
bao gồm các QCN cơ bản mà phụ nữ được
110


hưởng, được tôn trọng và được ghi nhận
bằng pháp luật, khơng phân biệt dựa trên
giới tính, tôn giáo hay vị thế xã hội khi đối
mặt với các thủ tục của TPHS. QCN của
phụ nữ bao gồm các quyền bảo tồn tính
mạng, quyền tự do, được tơn trọng về nhân
phẩm, danh dự, thiên chức làm mẹ, quyền
mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ
bình đẳng trước pháp luật….
Hai là, QCN của phụ nữ trong TPHS
phát sinh khi người phụ nữ phải đối mặt với
những thủ tục TTHS của bộ máy quyền lực
nhà nước do đã thực hiện hay bị tình nghi
đã thực hiện hoặc bị xâm hại bởi một hành
vi (thể hiện dưới dạng hành động hoặc
khơng hành động) có dấu hiệu tội phạm
được quy định trong PLHS của quốc gia
hoặc PLHS quốc tế. Nói cách khác, QCN
của phụ nữ trong TPHS chỉ phát sinh khi
người bị buộc tội hoặc nạn nhân tội phạm là
phụ nữ phải đối mặt và chịu sự chi phối của
các hành vi và quyết định tố tụng của các
cơ quan trong hệ thống TPHS. Đây là đặc
điểm căn bản để phân biệt QCN trong
TPHS với QCN trong các lĩnh vực khác [3].
Mặc dù người bị buộc tội phải chịu trách
nhiệm hình sự (TNHS) hay bị hại thì QCN
của họ vẫn phải được đảm bảo trong suốt
quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ khi có

quyết định khởi tố vụ án cho đến giai đoạn
thi hành án, như: quyền được tôn trọng về
nhân phẩm, không bị tra tấn, đánh đập khi
bị giam giữ, bị chấp hành án phạt tù, quyền
được xét xử công bằng, đúng pháp luật,
được điều tra khách quan trong quá trình tố
tụng [3] …
Ba là, QCN của phụ nữ trong TPHS
được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia, thơng qua đó, nghĩa vụ
tơn trọng và thực thi các quyền trở thành


Hồng Hương Thủy

những quy tắc cư xử chung, có hiệu lực bắt
buộc và thống nhất cho tất cả các chủ thể
trong xã hội, chứ không phải tồn tại dưới
dạng những quy tắc đạo đức, là tiền đề để
QCN của phụ nữ được bảo đảm thực thi
trong đời sống xã hội. QCN của phụ nữ
trong TPHS Việt Nam được quy định trong
Hiến pháp 2013, Bộ luật hình sự (BLHS)
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Bộ luật Tố
tụng hình sự (LTTHS) 2015, Luật Thi hành
án hình sự (LTHAHS) 2019, phù hợp với
luật nhân quyền quốc tế, các điều ước quốc
tế về nhân quyền và với chủ trương, chính
sách mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện
của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Bốn là, QCN của phụ nữ trong TPHS
không phải là các quyền đầy đủ và nguyên
vẹn như một cá nhân bình thường trong xã
hội, mà bị hạn chế hoặc bị tước đoạt một số
quyền công dân nhất định theo quyết định,
bản án có hiệu lực pháp luật của các cơ quan
trong hệ thống TPHS. Điều này được lý giải
là vì đối tượng của QCN trong TPHS chính
là người bị buộc tội, người bị kết án hay
người bị hại phải tham gia TTHS hoặc phải
chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực
nên để cơng lý được thực thi thì người đã bị
buộc tội, người bị kết án khơng cịn được thụ
hưởng QCN nguyên nghĩa, mà bị hạn chế
hoặc bị tước đi một số quyền công dân.
2.2.2. Quyền con người của phụ nữ trong tư
pháp hình sự xuất phát từ những đặc điểm
riêng về giới tính và cơng bằng về giới
Bên cạnh những đặc điểm chung của QCN
thì QCN của phụ nữ cịn có những đặc thù
riêng, bổ sung cho các nhóm quyền mà phụ
nữ tất yếu phải được bảo vệ.

Một là, QCN của phụ nữ trong TPHS có
nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại cao khi rơi
vào hoàn cảnh yếu thế hoặc có vị trí pháp lý
khơng tương đồng. Chủ thể quyền này
thuộc nhóm đứng đầu và đơng nhất trong
“các nhóm người dễ bị tổn thương… là
nhóm có nguy cơ cao bị tổn thương về

QCN” [5]. Sở dĩ như vậy là do hệ thống
TPHS với sự thống trị của nam giới từ bộ
máy cơ quan tiến hành tố tụng (nam giới
làm việc trong lĩnh vực điều tra, kiểm sát và
xét xử thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ
giới) đến đối tượng của hoạt động TTHS
được mặc định áp dụng với nam giới vì tội
phạm là nam cao ln chiếm tỷ lệ lớn, nên
khi phụ nữ tham gia vào quá trình này sẽ có
nguy cơ bị lạm dụng rất cao do mang đặc
thù giới tính. Hơn nữa, định kiến giới vẫn
cịn tồn tại khiến phụ nữ bị phân biệt, đối
xử và không được tôn trọng trong xã hội,
quan niệm về địa vị thấp kém của phụ nữ
dù không phải là những đặc tính bẩm sinh
nhưng lại được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, trong khi bản thân phụ nữ
cũng khơng biết, khơng dám bảo vệ quyền
và lợi ích của mình.
Hai là, thiên chức làm mẹ là QCN cơ
bản, không thể bị tước đoạt của người phụ
nữ nhưng thường xuyên bị xâm phạm trong
TPHS. Đặc thù giới về sinh học và phân
cơng vai trị giới hiện nay đã mang cho
người phụ nữ quyền mang thai, sinh nở
cũng như quyền làm mẹ, chăm sóc ni
dưỡng trẻ nhỏ mà nam giới khơng thể thay
thế. Nhóm quyền này chỉ tồn tại trong một
giai đoạn nhất định trong cuộc đời của
người phụ nữ nhưng có thể bị tổn thương

hoặc bị tước đoạt vĩnh viễn bằng một phán
quyết của cơ quan tư pháp một cách vơ tình.
Như việc phụ nữ có thể phải chịu TNHS
khi đã thực hiện một hành vi phạm tội bằng
111


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

hình phạt tù có thời hạn, khoảng thời gian
phạt tù có thể chiếm trọn giai đoạn sinh sản
của người phụ nữ, do đó khi kết thúc thời
gian chấp hành án cũng đồng nghĩa với việc
người phụ nữ đó khơng cịn khả năng sinh
đẻ. Có thể suy luận rằng, hình phạt tù đã lấy
đi cơ hội làm mẹ của người phụ nữ, ảnh
hưởng đến suốt cuộc đời sau này của họ,
suy cho cùng là đã xâm phạm nghiêm trọng
đến QCN của người phụ nữ. Người phạm
tội đương nhiên phải chịu hình phạt cho
hành vi phạm tội của mình bằng việc bị
tước một số quyền công dân, đặc biệt là
quyền tự do đi lại, nhưng không đồng nghĩa
họ đương nhiên bị tước mất thiên chức làm
mẹ khi với tư cách một con người. Trong
khi đó, hệ thống các quy phạm pháp luật
quốc gia về bảo vệ QCN nói chung và của
phụ nữ nói riêng chưa đầy đủ, đơi khi cịn
khơng phù hợp nếu áp dụng một cách máy
móc cho mọi nhóm người trong xã hội,

không chú ý đến việc đảm bảo QCN của
phụ nữ, đặc biệt là bảo vệ quyền làm mẹ
của họ. Trong q trình tố tụng, để đảm bảo
thực thi cơng lý thì những người bị buộc tội
hoặc nghi là tội phạm thì ít được chú ý, đảm
bảo các QCN, nhất là những quyền đặc thù
và mang đặc trưng của giới nữ.
Ba là, QCN của phụ nữ được đảm bảo
công bằng trong TPHS khơng có nghĩa là
cào bằng, đối xử cùng một khuôn mẫu cứng
nhắc đối với mọi đối tượng mà khơng xét
đến đặc tính, hồn cảnh đặc biệt của phụ nữ
khi là người bị buộc tội, là nạn nhân vì có
thể làm tổn thương đến QCN của họ trong
q trình giải quyết vụ án hình sự. Từ sự
cơng bằng về giới và tính phổ qt của
QCN thì những quyền áp dụng cho mọi
người như nhau không phân biệt, phụ nữ và
nam giới đều bình đẳng [20]. Dưới góc độ
pháp lý thì phạm trù bình đẳng và cơng
112

bằng khơng đồng nhất với nhau, bình đẳng
là yếu tố cơ bản hợp thành sự cơng bằng
[23]. Do đó, phụ nữ u cầu chính con
người họ phải được thừa nhận với đầy đủ
đặc tính của giới nữ cũng phải được bảo vệ
khi thực hiện các thủ tục TTHS, do đó, cho
dù là người bị buộc tội, người bị kết án hay
người bị hại thì họ vẫn có quyền được tơn

trọng với tư cách một con người với đầy đủ
đặc quyền của giới nữ để đảm bảo sự công
bằng cho họ khi tham gia vào các q trình
của TPHS. Một nghiên cứu nước ngồi đã
chứng minh, đặc điểm tâm lý và sinh lý do
bẩm sinh (trong hormone) hoặc hình thành
từ xã hội (định kiến, quan niệm xã hội)
khiến phụ nữ thường nhạy cảm, yếu ớt và
hay bị dằn vặt nhiều hơn nam giới khi
phạm lỗi [18], với văn hóa Á Đơng, khi bị
mất quyền tự do, phụ nữ thường lo lắng
nhiều hơn cho gia đình, chồng con khi
khơng có điều kiện chăm sóc, trơng nom
hoặc do mặc cảm tội lỗi hay bị làm nhục
dễ dẫn đến những rối loạn cảm xúc, tổn
thương tâm lý, trầm cảm khiến phụ nữ có
xu hướng tự trừng phạt và muốn tự sát. Vì
vậy, địi hỏi cán bộ tư pháp phải có đầy đủ
kiến thức, kỹ năng áp dụng pháp luật có
nhạy cảm giới khi thực hiện các thủ tục tố
tụng và ra các phán quyết đại diện cho
quyền lực nhà nước.
3. Bảo vệ quyền con người của phụ nữ
trong tư pháp hình sự
3.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người của
phụ nữ trong tư pháp hình sự
Bảo vệ QCN là việc các chủ thể có nghĩa vụ
áp dụng các biện pháp về lập pháp, hành
pháp, tư pháp, kinh tế, thể chế… để hiện



Hồng Hương Thủy

thực hóa các ngun tắc và tiêu chuẩn về
QCN trong hoạt động quản lý của Nhà
nước [6]. Bảo vệ QCN trong TPHS phải
được tiến hành bằng nhiều phương thức và
biện pháp khác nhau, trong đó bảo vệ bằng
các quy định pháp luật cũng như đảm bảo
thực hiện các quy định đó trên thực tế là
quan trọng nhất [3]. Thật vậy, trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, các chủ thể
tiến hành tố tụng cũng như chủ thể tham gia
tố tụng đều phải tuân thủ theo đường ray
của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
Nhóm các văn bản pháp luật hình sự với tư
cách là luật nội dung, đặt ra các quy định về
tội phạm và hình phạt [2, tr.11] nhằm chống
lại sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại QCN
của phụ nữ do các hành vi là tội phạm và
hoạt động TPHS gây ra. Nhóm văn bản
pháp luật TTHS với tư cách là luật hình
thức, quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục,
các biện pháp cưỡng chế tố tụng cũng như
địa vị của các chủ thể tham gia tố tụng và
trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố
tụng nhằm đảm bảo các QCN được thực
hiện đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự.
Bảo vệ QCN trong TPHS là việc đảm

bảo các điều kiện, yếu tố cần và đủ cho quá
trình thực hiện QCN cũng như triển khai
các biện pháp nhằm ngăn chặn, chống lại sự
xâm phạm quyền ở các giai đoạn TTHS
thông qua việc ghi nhận về mặt pháp lý,
thực thi pháp luật và xử lý vi phạm trong
quá trình giải quyết vụ án. Phụ nữ tham gia
vào các giai đoạn TTHS với nhiều tư cách
chủ thể khác nhau như người bị hại, người
bị buộc tội, người bị kết án, người làm
chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên
quan, người làm việc trong hệ thống

TPHS… Tuy nhiên, sự cần thiết phải bảo
vệ QCN của phụ nữ chỉ thực sự phát sinh
khi những người thuộc phái yếu thế phải
đối mặt với các biện pháp cưỡng chế, ngăn
chặn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng,
hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
và khó có khả năng bình đẳng. Hơn nữa, do
đặc thù giới nên phụ nữ có nhiều nguy cơ bị
xâm phạm QCN khi tham gia với tư cách là
người bị hại hoặc chủ thể của tội phạm
(người bị buộc tội, bị kết án) trong các giai
đoạn giải quyết vụ án hình sự. Người phụ
nữ cho dù là người bị hại hay chủ thể của
tội phạm thì mặc nhiên phải được bảo vệ
các QCN cơ bản cũng như quyền đặc thù
như quyền tự do và an ninh, quyền được
bảo hộ thiên chức làm mẹ, quyền được tôn

trọng về phẩm giá và nhạy cảm giới, quyền
được xét xử theo thủ tục riêng trong một số
trường hợp nhất định.
Thứ nhất, quyền tự do và an ninh cá
nhân là quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, danh dự, nhân phẩm, được tự do và an
toàn về tinh thần và thể chất trong bất cứ
điều kiện, hoàn cảnh nào, ngay cả khi là
người bị buộc tội, bị tình nghi phạm tội như
khơng bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình; đồng thời được bảo đảm an toàn, bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và gia đình, có quyền tự bảo vệ
danh dự, uy tín, tài sản, tự do tín ngưỡng,
tơn giáo... được pháp luật hình sự bảo vệ
phù hợp với pháp luật quốc tế. Pháp luật
hình sự bảo vệ các quyền này thơng qua cơ
chế tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự
hóa, phi hình sự hóa các tội phạm xâm
phạm quyền tự do và an ninh cá nhân mà
phụ nữ là chủ thể hoặc nạn nhân; thông qua
hoạt động áp dụng PLHS về các tội liên

113


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

quan đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của
người phụ nữ. Trong pháp luật TTHS, là

quyền được tôn trọng và bảo vệ khi người
phụ nữ phải đối mặt với các thủ tục tố tụng
của bộ máy quyền lực nhà nước với tư cách
người bị hại hay thậm chí là người bị tình
nghi phạm tội, người bị kết án, cũng địi hỏi
các chủ thể tiến hành tố tụng không được
lạm quyền, tùy tiện xâm phạm như quyền
không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; quyền
không bị bắt, giam giữ một cách tùy tiện và
được bồi thường do bị bắt hoặc giam giữ
bất hợp pháp; quyền phải được đối xử nhân
đạo và tôn trọng các quyền con người nếu
bị kết án tước tự do; quyền khơng bị kết án
hoặc thi hành án tử hình trong một số
trường hợp đặc biệt... Pháp luật TTHS bảo
vệ các quyền này bằng việc quy định
nguyên tắc, thủ tục, các biện pháp cưỡng
chế, địa vị tố tụng của phụ nữ là người bị
buộc tội hay bị hại trong vụ án hình sự cũng
như trách nhiệm của cơ quan, người tiến
hành tố tụng trong việc bảo đảm cho phụ nữ
tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền.
Thứ hai, quyền được bảo hộ thiên chức
làm mẹ, đây là quyền thiêng liêng chỉ
dành cho phụ nữ, người có thiên chức mang
thai, sinh nở, ni con nhỏ, là người đóng
vai trị quan trọng trong việc chăm sóc, giáo
dục con cái nhằm duy trì sự sống của nhân
loại. Khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS,

phụ nữ trong giai đoạn mang thai là thời
điểm vơ cùng “yếu đuối” dễ bị xâm hại, tổn
thương, địi hỏi phải có sự quan tâm bảo hộ
đặc biệt. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
đã khẳng định: “Các bà mẹ và trẻ em có
quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ
đặc biệt” và được triệt để hơn trong Cơng

114

ước CEDAW quy định phụ nữ có “quyền
được bảo vệ chức năng sinh sản” [9], đồng
thời nêu rõ các nước “thông qua những biện
pháp đặc biệt nhằm bảo vệ thiên chức làm
mẹ... sẽ không bị coi là phân biệt đối xử”
[9]. Pháp luật quốc tế cũng địi hỏi khơng
áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ
mang thai, các bà mẹ ni con nhỏ [10] hay
như quyền được trì hỗn chấp hành án phạt
tù, khơng bị tạm giam, tạm giữ khi mang
thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng và
phải được thay thế bằng các biện pháp tư
pháp khác đối với các đối tượng này khi
phạm tội. Do vậy, phụ nữ được bảo vệ
quyền làm mẹ bằng PLHS khi quy định tất
cả các hành vi gây tổn hại đến phụ nữ mang
thai thì đều bị xem xét tăng nặng TNHS,
hoặc ngược lại, phụ nữ phạm tội hoặc khi
đưa ra xét xử mà đang mang thai hoặc nuôi
con dưới 36 tháng tuổi thì được coi như một

tình tiết quan trọng để cơ quan tiến hành tố
tụng phải thực hiện các thủ tục đặc biệt và
thay đổi các phán quyết theo luật định.
Quyền được bảo hộ thiên chức làm mẹ
cũng đòi hỏi pháp luật phải bảo vệ cơ hội
được làm mẹ của người phụ nữ mà khơng
được tước đoạt nó một cách tùy tiện.
Thứ ba, quyền được tôn trọng về phẩm
giá và nhạy cảm giới là quyền người phụ nữ
được đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải
tôn trọng danh dự, nhân phẩm của mình cho
dù họ tham gia vào quá trình tố tụng với tư
cách là người bị buộc tội hay là người bị
hại, đồng thời được đảm bảo áp dụng biện
pháp điều tra, truy tố, xét xử có tính đến đặc
điểm giới tính như đảm bảo cán bộ điều tra
thực hiện việc khám xét, xét hỏi, thực
nghiệm điều tra phải là nữ, hay tham gia
bào chữa tại phiên tòa và thành phần hội


Hồng Hương Thủy

đồng xét xử bắt buộc có đại diện của phụ
nữ. Việc xem xét các tình tiết trong vụ án
cũng như triển khai các thủ tục tố tụng và
đưa ra những phán quyết, quyết định ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người phụ
nữ thì các quy phạm pháp luật điều chỉnh
cũng như người tiến hành tố tụng áp dụng

pháp luật cần phải có đủ kiến thức và kỹ
năng có nhạy cảm giới thì mới khơng vơ
tình xâm phạm đến QCN của phụ nữ.
Người phụ nữ khi tiếp cận hệ thống TPHS
cần được đối xử bằng sự tôn trọng, duy trì
phẩm giá và thực hiện cơng lý vơ tư, khơng
định kiến, khơng áp dụng máy móc những
quy định với mọi đối tượng mà không xét
đến đặc thù giới.
Thứ tư, quyền được xét xử theo thủ tục
riêng trong một số trường hợp nhất định.
Xuất phát từ tính đa dạng và phức tạp của
QCN, đặc biệt là người phụ nữ với những
đặc điểm riêng về giới tính, trong khi đó hệ
thống TPHS hầu hết là do nam giới xây
dựng nhằm để áp dụng cho đa số tội phạm
nam, vì vậy có những thủ tục, quy định
không phù hợp với phụ nữ khi tham gia với
cả hai tư cách người bị buộc tội và bị hại.
Do đó, quyền này địi hỏi phụ nữ khi tham
gia tố tụng cần được bảo vệ và thực hiện
theo các thủ tục riêng như việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, khám xét, thực
nghiệm điều tra, giam giữ... Với tư cách
người bị buộc tội, bị kết án, phụ nữ có
quyền được xem xét hạn chế giam giữ trong
một số hoàn cảnh đặc biệt; được hưởng chế
độ riêng về giam giữ, sinh hoạt, lao động,
học nghề cũng như được chăm sóc, tiếp xúc
với con nhỏ và người thân, có những ưu đãi

liên quan đến áp dụng hình phạt tử hình.
Với tư cách người bị hại khi người phụ nữ

trực tiếp bị thiệt hại về vật chất, tinh thần,
tài sản do tội phạm gây ra, phụ nữ có quyền
có người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp; được đưa ra chứng cứ, tài liệu,
đồ vật, yêu cầu và trình bày ý kiến về
chứng cứ cũng như yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá,
giám định tài sản theo quy định của pháp
luật; trường hợp vụ án được khởi tố theo
yêu cầu của bị hại thì nạn nhân hoặc người
đại diện của họ được trình bày lời buộc tội
tại phiên tịa đối với những vụ việc xâm hại
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, trong đó các
tội danh mà hầu hết nạn nhân là nữ như tội
hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội làm nhục
người khác... thì có quyền u cầu được
khai báo, làm việc và được xét xử với điều
tra viên, kiểm sát viên cũng như thành viên
hội đồng xét xử là người cùng giới, được
tơn trọng trong q trình lấy lời khai và
điều tra vụ án, không phải tiếp xúc nhiều
lần với người xâm hại mình; đồng thời có
quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường
thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường
cũng như u cầu cơ quan có thẩm quyền
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của

mình, người thân khi bị đe dọa, như được
hỗ trợ y tế, tâm lý, lưu trú...
Như vậy, từ các phân tích trên có thể
tổng hợp một cách đầy đủ khái niệm bảo
vệ QCN của phụ nữ trong TPHS như sau:
bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS là
việc sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp
nhằm giảm thiểu sự xâm hại các quyền của
phụ nữ với tư cách là một con người
trưởng thành và các quyền riêng của nữ
giới khi tham gia với tư cách là đối tượng
của các hoạt động TPHS.

115


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

3.2. Cơ sở bảo vệ quyền con người của phụ
nữ trong tư pháp hình sự
Tiếp cận dựa trên QCN và quyền của giới
nữ, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề
cao vai trị của người phụ nữ và cơng tác
giải phóng phụ nữ [1]. Trong nhiều cương
lĩnh, quan điểm, nghị quyết liên quan đến
phụ nữ và giới được ban hành gần đây, các
nhà lãnh đạo của Việt Nam đã thể hiện tư
tưởng tiến bộ, bình đẳng, đặt trọng tâm phát
triển và bảo vệ phụ nữ trong mọi lĩnh vực,
trong đó có TPHS, bằng chủ trương nghiêm

cấm phân biệt đối xử về giới, nhằm giảm
khoảng cách giới và nâng cao vị thế của
phụ nữ góp phần thực hiện thành cơng
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai
đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ
và Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình hành động quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2016-2020. Văn kiện
Đại hội XII của Đảng cũng đề cao việc thực
hiện quyền của phụ nữ ở Việt Nam trên ba
phương diện cốt yếu: quyền của phụ nữ
phải được ghi nhận về luật pháp, được thực
thi về chấp pháp, hành pháp và được bảo vệ
về phương diện tư pháp. Đảng lãnh đạo
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ; các văn bản
quy phạm pháp luật trước khi ban hành phải
được đánh giá tác động về giới, mức độ tác
động và có những biện pháp khắc phục kịp
thời bất bình đẳng cũng như xâm phạm
quyền của giới nữ.
Bảo vệ QCN của phụ nữ trong lĩnh vực
TPHS là một nội dung quan trọng trong luật
nhân quyền quốc tế, là yêu cầu pháp lý

116

quốc tế cho công tác bảo vệ QCN của phụ

nữ. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt
được những tiến bộ to lớn trong việc cải
cách hệ thống pháp luật từ Hiến pháp, luật,
cho tới các văn bản dưới luật với các quy
định tương đối đầy đủ về QCN nhằm tạo cơ
sở pháp lý bảo vệ và thực thi các QCN nói
chung và đảm bảo quyền, lợi ích chính
đáng của phụ nữ nói riêng.
Quyền con người của phụ nữ trong
TPHS giữ vị trí đặc biệt trong Hiến pháp và
các văn bản pháp luật hình sự, thể hiện rõ 2
nội dung căn bản là “bình đẳng, khơng phân
biệt đối xử” [12] và “ưu tiên”. Quyền ưu
tiên thể hiện việc bảo vệ người phụ nữ vốn
có những đặc điểm riêng về giới tính, vai
trị giới trong gia đình và xã hội. Cụ thể hóa
Hiến pháp, PLHS có những chính sách hình
sự riêng dành cho phụ nữ mang thai và nuôi
con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, hướng tới bảo
vệ triệt để QCN của phụ nữ khi họ là đối
tượng bị tội phạm xâm hại cũng như là
người bị buộc tội, như xóa bỏ hình phạt tử
hình đối với 8 tội danh, qua đó giảm số tội
danh có áp dụng án tử hình từ 29 xuống cịn
22 tội, trong đó có một số tội danh mà nữ
có khả năng sai phạm; khơng áp dụng hoặc
khơng thi hành hình phạt tù hoặc tử hình
đối với người phạm tội là nữ khi mang thai,
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc trên
75 tuổi, hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành

hình phạt tù để bảo vệ quyền làm mẹ của
phụ nữ; đồng thời quy định giảm nhẹ
TNHS cho phụ nữ khi mang thai phạm tội,
nhưng lại tăng nặng TNHS nếu tội phạm
xâm phạm phụ nữ mang thai. Ngồi ra, các
quy định PLHS nhằm phịng, chống tội
phạm, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình
trạng mua bán phụ nữ, bạo hành xâm phạm


Hồng Hương Thủy

đến thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm của phụ nữ [13]; Pháp luật
TTHS - ngành luật hình thức quy định trình
tự, thủ tục thực hiện PLHS theo hướng bảo
vệ QCN của phụ nữ với những đặc thù
riêng về giới, theo đó quy định chủ thể tiến
hành tố tụng phải tôn trọng, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ khi
tham gia tố tụng, chỉ được áp dụng các biện
pháp ngăn chặn trong trường hợp cần thiết
và theo đúng quy định pháp luật TTHS,
cũng như các biện pháp cưỡng chế TTHS
khác như khám người, khám chỗ ở... đòi
hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng không
được áp dụng tùy tiện, lạm dụng, thường
xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần
thiết của những biện pháp đã áp dụng [14].
Có thể nói, mặc dù các quy định về bảo

vệ QCN trong hệ thống pháp luật của Việt
Nam tương đối đầy đủ, nhưng trên thực tế
một số QCN của phụ nữ vẫn tiếp tục bị xâm
phạm được phản ánh qua tỷ lệ phụ nữ bị
bạo hành, mua bán, bị lạm dụng, xâm hại
tình dục và bóc lột cịn tăng lên. Cơng tác
ứng phó đối với tình trạng bạo lực đối với
phụ nữ của hệ thống TPHS còn tồn tại
nhiều hạn chế như một tỷ lệ lớn các vụ việc
bạo lực với phụ nữ không được trình báo và
truy tố cũng như tỷ lệ lớn nạn nhân có nhu
cầu cần được trợ giúp, bảo vệ và đền bù thì
khơng được ghi nhận hay được đáp ứng
thích đáng; với các vụ việc hiếp dâm thì
hơn nửa bỏ cuộc ở giai đoạn điều tra, mà có
một phần nguyên nhân là do cơ quan/cán bộ
TPHS quá chú trọng vào việc đánh giá mức
độ đáng tin cậy của nạn nhân dựa trên tính
cách, vẻ bề ngồi, hành vi và cơng việc hơn
là độ tin cậy của vụ việc được trình báo.
Phụ nữ làm nghề mại dâm từng cố gắng

trình báo việc bị cưỡng hiếp với cảnh sát
nhưng không được tin cậy, do đó nhiều
trường hợp khơng trình báo do họ cảm thấy
ê chề, xấu hổ hoặc sợ hãi [15]. Tỷ lệ người
bị bắt, bị tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố
hình sự vẫn ở mức cao2, việc áp dụng biện
pháp tạm giam cịn biểu hiện lạm dụng,
khơng kịp thời hủy bỏ khi khơng cịn cần

thiết, nên để xảy ra một số trường hợp quá
hạn tạm giữ, tạm giam mà khơng kịp thời
có lệnh, vẫn cịn tồn tại một số trường hợp
phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ bị tạm
giam dài ngày; các biện pháp bảo lãnh, đặt
tiền hoặc tài sản để đảm bảo ít được áp
dụng, kém phát huy hiệu quả trong thực
tiễn. Việc giải quyết vụ án còn kéo dài, vi
phạm thời hạn, nhất là thời hạn giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, thời hạn xét
xử3, tình trạng chậm trễ trong việc giải
quyết các yêu cầu, đề nghị của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo và gia hạn thời hạn điều
tra, giam giữ chưa bảo đảm căn cứ luật định
[4]. Vẫn còn tồn tại hiện trạng mớm cung,
bức cung, nhục hình đối với bị can hoặc
hình thức nhục hình khơng xâm hại về thân
thể nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh
thần, tâm lý như việc không cho bị can nữ
được tắm rửa trong nhiều ngày [21].
3.3. Phương thức bảo vệ quyền con người
của phụ nữ trong tư pháp hình sự
PLHS là ngành luật bảo vệ với đặc trưng
quy định về tội phạm và hình phạt như công
cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh, phịng
chống tội phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của mỗi cá thể trong xã hội. Những chủ
thể thực hiện hành vi xâm phạm QCN bị
PLHS coi là tội phạm thì đương nhiên chịu


117


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

hình phạt - đây là chế tài nhằm tước hoặc
hạn chế một số quyền cơng dân, thậm chí
QCN như quyền tự do, quyền tài sản và
quyền sống. Trong khoa học TPHS Việt
Nam, một chuyên khảo về QCN trong lĩnh
vực TPHS đã nhận định: “Thực chất của
việc bảo đảm QCN bằng PLHS là q trình
tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự
hóa, phi hình sự hóa... những hành vi xâm
hại đến QCN... phải rà soát, loại bỏ những
tội phạm mà cấu thành của nó hạn chế
QCN, đồng thời thiết lập hệ thống hình
phạt... mang tính giáo dục, nhân văn, phù
hợp với tiêu chí về QCN” [3]. Thực vậy, để
bảo vệ các quyền của con người, PLHS
phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi theo
hai xu hướng trái ngược nhau: một mặt, quy
định bổ sung những hành vi mới được coi
là tội phạm hoặc gia tăng mức độ hình phạt
đối với một số loại hành vi nguy hiểm cho
xã hội nào đó; nhưng ngược lại trên một
phương diện khác, loại bỏ một số tội danh
hoặc giảm TNHS, hình phạt đối với những
hành vi khơng cịn nguy hiểm cho xã hội
hoặc nhằm đảm bảo các QCN khác theo

chuẩn mực quốc tế quy định. Theo đó, để
bảo vệ QCN của phụ nữ trong TPHS,
PLHS, Nhà nước cần phải sử dụng nhiều
biện pháp để ngăn ngừa và chống lại những
hành vi vi phạm các QCN nói chung và các
quyền riêng của nữ giới khi là người bị hại,
người bị buộc tội, bị kết án thông qua các
phương thức sau:
Một là, hình sự hóa, tội phạm hóa có tính
đến đặc thù giới tính nữ và tư cách người
mẹ của phụ nữ nhằm bảo vệ quyền của
người phụ nữ: trên cơ sở nội dung QCN cơ
bản và đặc thù của phụ nữ đã được pháp
luật quốc gia và quốc tế ghi nhận thì những

118

hành vi xâm hại các quyền đó được xác
định là tội phạm trong BLHS thì đương
nhiên sẽ bị nghiêm cấm và đe doạ trừng trị
bằng hình phạt nghiêm khắc. Những hành
vi xâm phạm QCN của phụ nữ chắc chắn là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, đáng
bị trừng phạt và phải được quy định trong
BLHS. Như vậy, để bảo vệ QCN của phụ
nữ bằng PLHS thì các nhà lập pháp phải
hình sự hóa, tội phạm hóa các hành vi gây
tổn thương đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của phụ nữ để phòng ngừa,
ngăn chặn nguy cơ phụ nữ trở thành nạn

nhân của tội phạm. Trong TPHS cho dù là
nạn nhân hay người phạm tội, người phụ nữ
đều được bảo hộ tất cả các quyền liên quan
tự do và an ninh, quyền làm mẹ, quyền
được tôn trọng về phẩm giá và nhạy cảm
giới. Như việc bảo hộ thiên chức làm mẹ
của phụ nữ thì tất cả các hành vi xâm hại
đến chức năng sinh sản hay tình trạng mang
thai của người phụ nữ đều cần thiết phải
hình sự hóa, tội phạm hóa nhằm đảm bảo an
toàn cho người mẹ và thai nhi, theo đó,
PLHS Việt Nam hiện hành quy định phạm
tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng
nặng TNHS và cũng là tình tiết tăng nặng
định khung: giết người hay cố ý gây thương
tích hoặc tổn hại sức khoẻ đối với phụ nữ
mang thai; hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu
mà làm nạn nhân có thai; làm chết hoặc gây
thương tích cho phụ nữ có thai khi thi hành
cơng vụ; truy cứu TNHS người khơng có
tội hoặc ra bản án/quyết định trái pháp luật
đối với phụ nữ mà biết đang mang thai...
Hai là, phi hình sự hóa, phi tội phạm hóa
những loại tội phạm mà phụ nữ là chủ thể
thực hiện hành vi khơng cịn nguy hiểm cho
xã hội và cấu thành của nó hạn chế QCN


Hoàng Hương Thủy


của phụ nữ. Bằng việc sử dụng quyền lực
của Nhà nước để áp đặt tội phạm hóa, hình
sự hóa những hành vi xâm hại QCN của
phụ nữ nhằm ngăn cấm, bảo vệ và trừng
phạt các chủ thể xâm phạm quyền; nhưng
cũng có khả năng PLHS làm tổn thương,
xâm hại các QCN của phụ nữ khi ngăn cấm
không hợp lý dẫn đến cản trở, chà đạp lên
quyền chính đáng nào đó của phụ nữ, do
vậy cần phải phi tội phạm hóa hoặc phi
hình sự hóa một số tội danh khơng cịn phù
hợp cũng như loại bỏ việc áp dụng những
hình phạt cản trở, chà đạp lên QCN của phụ
nữ. Các nhà lập pháp đưa ra hay loại trừ
khỏi phạm trù hình sự những quan hệ pháp
luật nào đó có sự tham gia của phụ nữ hoặc
quy định giảm nhẹ TNHS, hình phạt đối với
những loại hành vi do phụ nữ thực hiện
khơng cịn nguy hiểm cho xã hội khỏi
BLHS và tha miễn với những trường hợp
nữ phạm tội có hoàn cảnh đặc biệt mà chưa
thực sự cần thiết áp dụng các chế tài hình
sự nghiêm khắc và có thể thay thế bằng các
biện pháp hành chính, kinh tế. BLHS hiện
hành đã phi tội phạm hóa đối với 06 tội
danh được quy định trong BLHS 1999 mà
có khả năng chủ thể phạm tội là nữ, như:
(1) Tảo hôn; (2) Kinh doanh trái phép; (3)
Báo cáo sai trong quản lý kinh tế; (4) Vi
phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp; (5) Sử dụng trái
phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ
chức tín dụng; (6) Khơng chấp hành các
quyết định hành chính của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở
giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành
chính; đồng thời cũng quy định giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng
phạm tội là nữ khi đang mang thai hoặc trên

70 tuổi hay là người khuyết tật nặng, đặc
biệt nặng, có bệnh hạn chế nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi...
Ba là, bảo vệ thông qua hoạt động áp
dụng PLHS về các tội danh liên quan đến
phụ nữ đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp
với các tiêu chí về giới. Đây là q trình
làm cho những quy tắc xử sự chung trong
PLHS trở thành hành vi, cách xử sự thực tế
của chủ thể áp dụng pháp luật; hay nói cách
khác, các chủ thể áp dụng pháp luật đã
“hiện thực hóa” quyền và nghĩa vụ theo các
trật tự nhất định được pháp luật quy định
trong quá trình TTHS nhằm xác định sự
thật khách quan sự việc, truy cứu TNHS
của người phạm tội. Do hoạt động áp dụng
PLHS gắn liền với quyền lực nhà nước và
tác động trực tiếp đến QCN của phụ nữ
trong TPHS, nên nhất thiết phải đảm bảo
đúng pháp luật và phù hợp với chuẩn mực

QCN của giới nữ, vì rất có thế xảy ra những
hành vi áp dụng không chuẩn xác với PLHS
như chủ thể khơng có thẩm quyền áp dụng
các quy phạm pháp luật mang tính chất
hình sự, hoặc có thẩm quyền nhưng lại áp
dụng sai, không đúng đối tượng điều chỉnh.
Mọi hành vi cố tình áp dụng sai pháp luật
đều nguy hại cho xã hội và có thể xảy ra ở
bất kỳ giai đoạn nào của TTHS. Do định
kiến giới và chưa có đầy đủ nhận thức về
bình đẳng giới nên thông qua việc áp dụng
pháp luật, một số chủ thể có quyền cố tình
áp dụng sai quy phạm pháp luật để buộc đối
tượng bị áp dụng pháp luật phải lụy mình,
hịng thu lợi bất chính; đặc biệt là phụ nữ đối tượng yếu thế. Mặt khác, chế tài tùy
nghi với dải phân cách rộng trong các quy
phạm PLHS có thể thuận lợi cho người áp
dụng pháp luật nhưng đồng thời cũng tạo ra

119


Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2020

nguy cơ cao cho sự tùy tiện, cố ý làm sai.
Bên cạnh đó, những điểm chưa hồn thiện
trong PLHS cùng với cơ chế giám sát và
kiểm soát quyền lực hoạt động kém hiệu
quả khi áp dụng sai pháp luật mà không bị
xử lý chính là mảnh đất tốt để gieo cấy

những vi phạm pháp luật. Đơn cử như các
biện pháp ngăn chặn và áp dụng hình phạt
nhằm ngăn chặn nguy cơ xấu xảy ra, nhưng
chủ thể áp dụng cố tình thực hiện sai để
thuận tiện cho cơng việc của mình hoặc vì
động cơ cá nhân nào đó mà xâm hại đến các
quyền và lợi ích của người phụ nữ thì đặc
biệt nguy hiểm, vì nó làm mất đi chức năng
bảo vệ của PLHS.

một số đối tượng tham gia tố tụng nên chưa
đảm bảo tốt QCN trong giải quyết vụ án
hình sự. Vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện các
quy phạm pháp luật bảo vệ QCN của phụ
nữ trong lĩnh vực TPHS theo hướng đảm
bảo tính khả thi, phù hợp với xu thế phát
triển chung là yêu cầu cấp thiết được đặt ra
hiện nay.

Chú thích
2

Theo

Báo

cáo

số


896/BC-UBTP13

ngày

11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về Kết
quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình
sự trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử từ

4. Kết luận

01/10/2010 đến 30/4/2012, vẫn còn gần 4% số người
bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự.
3

Việt Nam đã có hệ thống pháp luật về bảo
vệ QCN của phụ nữ nhằm bảo đảm thực thi
đầy đủ các quyền theo Hiến pháp và tương
thích với các điều ước quốc tế về QCN của
phụ nữ mà Việt Nam là thành viên, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai việc thực hiện các điều ước quốc tế
trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật trong
TPHS cũng đã tính đến đặc thù giới tính nữ
và tư cách người mẹ của phụ nữ nhằm bảo
vệ quyền của người phụ nữ. Song những
quy định đó vẫn cịn những hạn chế nhất
định, mâu thuẫn về nội dung, chưa phù hợp
với thực tế. Với tính chất của ngành luật
bảo vệ, nhà làm luật vẫn chưa đưa ra những
biện pháp mạnh để chống lại hành vi xâm

phạm thiên chức làm mẹ cũng như chính
sách cần thiết để bảo hộ thiên chức này. Hệ
thống pháp luật TTHS chưa quy định đầy
đủ địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của

120

Theo

Báo

cáo

số

896/BC-UBTP13

ngày

11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về Kết
qủa giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình
sự trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử từ
01/10/2010 đến 30/4/2012, ở Tòa án nhân dân tối
cao còn 290 vụ/1.143 bị cáo để quá thời hạn xét xử
giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tài liệu tham khảo
[1]

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị

quyết số 11-NQ/TW, ngày 27 tháng 4 năm
2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Hà Nội.

[2]

Lê Lan Chi (2019), Bảo đảm quyền của nạn
nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư
pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt
động của người hành nghề luật, Nxb Lý luận Chính
trị, Hà Nội.


Hồng Hương Thủy
[3]

Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2015), Quyền
con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Nxb
Hồng Đức, Hà Nội.

[4]

(2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp
liêm chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh
Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật
về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.


[7]

[8]

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nội.
[16] UN Women (2017), Tiếp cận tư pháp hình sự
của phụ nữ bị bạo lực ở Việt Nam - Nghiên
cứu nhận thức của phụ nữ về công lý.
[17] Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt,
Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

(2019), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị,

[18] Anne Worrall (2002), Offending women:

Các chuyên đề bổ trợ, tập 14, Nxb Lý luận

Female lawbreakers and the criminal justice

chính trị, Hà Nội.

system, Taylor & Francis e-Library.

Trần Thị Hồng Lê (2016), Những vấn đề lý

[19] Charlotte Bunch and Samantha Frost (2000),


luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng

“Inter International Encyclopedia of Women:

pháp luật hình sự ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,

Global Women's Issues and Knowledge,

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Women’s human rights: An introduction”,

Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về

Routledge.

các quyền dân sự và chính trị.
[9]

[15] Đào Trí Úc, Vũ Cơng Giao (Đồng Chủ biên)

ngày 30/8/2013 của Chính phủ về cơng tác
phạm năm 2013, Hà Nội.

[6]

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

Chính phủ (2013), Báo cáo số 318/BC-CP
phịng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội


[5]

[14] Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự nước

[20] Charlotte Bunch and Samantha Frost (2000),

Liên hợp quốc (1979), Cơng ước về xóa bỏ mọi

“Women's Human Rights: An Introduction”,

hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Published

[10] Liên hợp quốc (1984), Công ước về chống tra
tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
[11] Liên hợp quốc (1993), Tuyên bố Vienna và
Chương trình hành động (A/CONF.157/24
(Part I), Chap.III), đoạn 18.
[12] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

in

Routledge

International


Encyclopedia of Women: Global Women's
Issues and Knowledge, Routledge.
[21] truy cập ngày 30/7/2020.
[22]... />
[13] Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng

glish/human-rights, truy cập ngày 16/7/2020.

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015, bổ sung

[23]... />
sửa đổi 2017), Hà Nội.

ve-su-cong-bang.html, truy cập ngày 13/7/2020.

121



×