Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng nghe hiểu cho học sinh giỏi thcs môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.21 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN LẠC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI TỰ

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG NGHE HIỂU
CHO HỌC SINH GIỎI THCS

Môn
Tổ bộ môn

: Tiếng Anh
: Khoa học xã hội

Đại Tự, năm 2018

0


PHỤ LỤC
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

Mục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
II. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Những khó khăn thường gặp trong q trình học kỹ năng nghe:
II. Biện pháp khắc phục
1. Giải pháp cho việc không nhận ra các âm tiếng Anh:
2. Giải pháp cho việc thiếu tập trung khi nghe: thường xuyên luyện
tập nghe
3. Giải pháp cho việc khó có thể nắm được ý chính của bài nghe:

4. Kết luận
III. Các bước cơ bản trong các tiết dạy nghe:
1, Dẫn dắt trước khi nghe ( Pre-listening):
2, Hoạt động trong khi nghe(While – listening):
3, Hoạt động sau khi nghe ( Post – listening):
IV. Các dạng nghe hiểu cơ bản:
V. Một số phần nghe trong các đề thi học sinh giỏi:
VI. Dạy nghe cho học sinh theo từng chủ đề:
VII. Hướng dẫn các em tự luyện nghe:
1. Nghe nắm ý chính:
2, Đốn nghĩa từ mới:
3, Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên:
4, Nâng cao vốn từ vựng:
VIII. Bài dạy minh họa: Một số dạng nghe hiểu
C. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Trang
2
2
3
3
3
4
4
6

6
7
8
8
9
9
9
10
14
14
14
15
15
16
16
18
18
18
19


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Anh cũng được xem là bộ môn chính ở tất
cả các khối lớp. Khi nhận định mơn Tiếng Anh là mơn chính, chúng ta tự hỏi tại
sao? Có lẽ có nhiều lý do. Một trong những lý do lớn nhất đó là sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế thời mở cửa, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi nước
ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã làm cho nhu cầu sử dụng
tiếng Anh trong giao tiếp xã hội ngày càng cao. Tất cả mọi người nhận ra rằng
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là cái vốn cần có để sống và làm việc trong thời

đại mới. Sau tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh rất cần thiết trong giao tiếp hằng ngày, trong
nhiều lĩnh vực như buôn bán, đọc sách báo nước ngồi, tìm việc làm trong các cơng
ty do nước ngồi đầu tư... Với nhu cầu đó việc học tiếng Anh trở thành một phong
trào rộng khắp. Để đáp ứng được các vấn đề trên, bản thân người học phải có một
vốn kiến thức vững vàng, các kỹ năng phải thành thạo, đặc biệt là kỹ năng nghe
hiểu. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp.
Khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau: khơng kiểm
sốt được điều sẽ nghe; lời nói trong băng quá nhanh; bài nghe có nhiều từ mới;
giọng âm bài nghe khác. Quả thật, học sinh không nghe thường xuyên sẽ không
nhận ra những từ mà các em biết.
Nghe hiểu là một phần khó khơng chỉ đối với học sinh mà ngay cả chính
những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm. Trong nhiều năm trở lại đây, kĩ năng
nghe đã được đưa vào trong các bài kiểm tra 1 tiết trở lên và đặc biệt nằm ở phần
đầu đề thi học sinh giỏi các cấp. Vậy làm thế nào để các em tự tin hơn và đạt kết
quả cao ở các phần nghe? Chính vì thế, chúng tôi đã chọn và thực hiện chuyên đề:
“ Một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng nghe hiểu cho học sinh giỏi THCS”

2


II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Đối tượng:
Học sinh giỏi THCS (Từ Lớp 6 đến Lớp 9) Trường THCS Đại Tự, Yên Lạc,
Vĩnh Phúc
2. Phương pháp:
Nghiên cứu các tài liệu về dạy kĩ năng nghe, các đề thi có phần nghe trong và ngồi
tỉnh
3. Phạm vi nghiên cứu:
Qua các đợt bồi dưỡng học sinh giỏi, đánh giá kết quả đạt được trong các năm
trước.

B. NỘI DUNG
I. Những khó khăn thường gặp trong q trình học kỹ năng nghe:
Thông thường, con người luôn nghe với một mục đích nhất định. Nếu mục
đích của nghe chỉ để thư giãn, giải trí nhằm giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc
chẳng hạn thì người nghe hầu như khơng cần phải có bất kỳ một kỹ năng nào cả.
Tuy nhiên, nếu mục đích nghe là để thu nhận thơng tin thì người học cần phải có
một số kỹ năng như: phán đoán trước khi nghe, tập trung trong khi nghe, suy ra
thơng tin chính cần nghe từ những từ ngữ quan trọng trong bài (key words), phân
tích, tổng hợp những thơng tin nghe được. Kỹ năng nghe được tạo thành từ một loạt
các kỹ năng riêng lẻ đó.
Đa số học sinh đều có nhận định rằng, một văn bản nếu ở dạng viết có thể
đơn giản đối với họ trong xử lý thơng tin, nhưng cũng văn bản đó ở dạng nói thì
người học lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chính của bài.
1. Một số khó khăn phổ biến của học sinh khi nghe:
- Khơng nhận ra các âm tiếng Anh
- Thiếu tập trung khi nghe
- Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe
2. Nguyên nhân của những khó khăn khi nghe:

3


- Nguyên nhân của việc không nhận ra các âm tiếng Anh: không phân biệt được các
từ đồng âm và các từ có cách phát âm gần giống nhau; nhầm lẫn giữa dạng khẳng
định và dạng phủ định, đặc biệt là do; một số ảnh hưởng về phát âm chuỗi lời nói
trong tiếng Anh.
- Nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe: thiếu kinh nghiệm trong nghe
hiểu.
- Nguyên nhân của việc khơng thể nắm bắt ý chính của bài nghe: không phân biệt
được thông tin cần nghe với những thơng tin cịn lại và khơng suy luận được ý

chính của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng.
II.Biện pháp khắc phục:
Những giải pháp được đưa ra trong phần này xuất phát từ chính những ngun
nhân gây ra khó khăn cho học sinh
1. Giải pháp cho việc không nhận ra các âm tiếng Anh:
- Cách phân biệt các từ đồng âm, từ có cách phát âm gần giống nhau
Dựa vào cách phát âm: cách này có thể áp dụng hiệu quả cho các từ có cách
phát âm gần giống nhau vì chúng có trọng âm rơi vào các âm tiết khác nhau, ví dụ
như thirteen / thirty và độ dài ngắn của các âm là khác nhau, ví dụ ‘ship/sheep’, ‘fit/
feet’.
Dựa vào nghĩa của cả câu và chức năng của từ trong câu: các từ đồng âm
được phát âm giống hệt nhau, rất dễ gây nhầm lẫn cho người nghe, ví dụ some /
sum, I/ eye, son/ sun. Bên cạnh đó lại có những từ đồng âm và đồng cách viết
mang nghĩa khác nhau (homonyms) như left, flat, saw, play. Do vậy, học sinh cần
phải dựa vào chức năng của từ đó trong câu, cấu trúc câu được tạo nên bởi từ đó,
đặc biệt là ngữ cảnh của câu (context) để suy luận và chọn ra từ đúng.
Ví dụ:
Question: Which answer has the closest meaning to the statement?
(Tapescript: The man was fired for overlooking the security checks.)
Answer choices: a. The man was tired because he overdid his work.
b. The chicks were overcooked.
4


c. The man lost his job because he did not check the security.
d. The tired man looks over the check for mistakes
Trong các lựa chọn đã cho ở trên, học sinh rất khó phân biệt ‘fired’ với ‘tired’,
‘overlooking’ với ‘overcooking, ‘checks’ với ‘chicks’. Tuy nhiên, giới từ của
‘tired’ là ‘of’ chứ khơng phải là ‘for’ nên có thể loại bỏ lựa chọn ‘a’ và ‘d’. Hơn
nữa, ‘security chicks’ khơng có nghĩa nên từ đúng phải là ‘security checks’. Thêm

vào đó, ‘security checks’ khơng thể ‘overcooked’ nên phải chọn ‘overlooking’. Do
đó lựa chon c là đúng.
- Cách khắc phục nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định:
Trong tiếng Anh, để phủ định, người ta thường dùng các trợ động từ trong
câu. Ngoài ra, dạng phủ định của từ cũng có thể được tạo nên nhờ các phụ tố (tiền
tố hoặc hậu tố) như: im- trong impossible, il- trong illegal, dis- trong dissatisfied, less trong careless. Do đó, để tránh nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ
định trong bài nghe, học sinh cần đặc biệt chú ý đến các phụ tố, các trợ động từ
cũng như một số yếu tố khác như giọng điệu của người nói và ngữ cảnh của câu.
Ví dụ:
Question: Which answer has the closest meaning to the statement?
(Tapescript: The researcher isn’t at all dissatisfied with his findings)
Answer choices:

a. He is pleased with his result.
b. He isn’t satisfied with all his work.
c. He found that all his work wasn’t satisfactory.
d. He satisfied all the panel of his findings.

Trong ví dụ này học sinh cần phải phân biệt được hai từ ‘satisfied’ và ‘disatisfied’
để chọn phương án trả lời đúng. Nếu chú ý các lựa chọn cho trước (answer choices)
trước khi nghe thì người nghe có thể phát hiện ra ngay từ ‘satisfied’ không phải là
từ đúng cần nghe vì nghĩa của đáp án b và c là giống nhau. Ngồi ra, câu nói được
phủ định hai lần nên nó mang nghĩa khẳng định. Thêm vào đó, câu trả lời d (the

5


panel of his findings) khơng mang nghĩa như câu nói trong đĩa nên câu a sẽ là câu
trả lời đúng.
- Cách khắc phục một số ảnh hưởng về cách phát âm chuỗi lời nói:

Anne Anderson & Tony Lynch (1988) nhận định rằng một số ảnh hưởng về cách
phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh như dạng yếu trong phát âm một số từ chức
năng (weak forms), hiện tượng rút gọn của từ (contractions), hiện tượng nuốt âm
(elision), hiện tượng nối âm (linking),... gây cho người học khá nhiều khó khăn khi
nghe, đặc biệt là với những người mới học ngoại ngữ. Do đó, sinh viên nên làm
quen với những hiện tượng này bằng cách tìm học những ví dụ thường gặp và đặc
trưng cho từng hiện tượng, tập phát âm các cụm từ đó, viết ra nhật ký học tập để
ghi nhớ.
Ví dụ: 1. Cách phát âm dạng yếu (weak forms) thường gặp trong chuỗi lời nói
nhanh và đơi khi khơng mang tính nghi thức như: wanna, hafta, kuz, gonna, dunno,
don’cha know. Đây là hình thức rút gọn của ‘want to, have to, because, going to,
don’t know, don’t you know.’
2. ‘kind of’ và ‘sort of’ đôi khi được rút gọn thành ‘kinda’ và ‘sorta’
3. Những trợ động từ ‘would like, can, may, will, would, ought to, so on and
so forth’ cũng thường được rút gọn trong câu nói.
2. Giải pháp cho việc thiếu tập trung khi nghe: thường xuyên luyện tập nghe
Trong khi nghe, một người nghe giàu kinh nghiệm bao giờ cũng có nhiều lợi
thế hơn những người nghe ít kinh nghiệm do trong q trình luyện tập, họ đã hình
thành được một số kỹ năng. Do đó, để nâng cao khả năng nghe hiểu, học sinh nên
tích cực luyện tập một cách hợp lý và có phương pháp. Bằng việc thường xuyên
luyện tập và tiếp xúc với các tài liệu có mức độ thay đổi từ dễ đến khó, cùng với
thời gian, người học sẽ hình thành được kỹ năng nghe.
3. Giải pháp cho việc khó có thể nắm được ý chính của bài nghe:
- Cách phân biệt thông tin cần nghe (relevant points) với những thông tin cịn lại
(irrelevant information): Thơng thường, trước khi nghe, bao giờ học sinh cũng có
một khoảng thời gian ngắn (1-2 phút) để đọc qua những câu hỏi yêu cầu hoặc nghe
6


chỉ dẫn trong băng, đĩa. Nếu biết tận dụng những câu hỏi và chỉ dẫn này, học sinh

có thể suy đốn thơng tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe, nhờ đó họ có thể vận
dụng vốn hiểu biết của mình để có sự chuẩn bị trước về vốn từ và một số cấu trúc
câu cần thiết. Nếu làm tốt điều này thì lượng thơng tin cần ghi nhớ sẽ giảm đi, học
sinh sẽ phần nào phân biệt được những thông tin cần nghe với những thông tin
không quan trọng khác trong bài.
- Cách suy luận được ý chính của bài nghe qua từ ngữ quan trọng:
Những từ ngữ quan trọng trong bài là những từ ngữ mà dựa vào đó, người
nghe có thể suy ra ý chính của bài nghe. Thường thì những từ này được nhấn mạnh
trong câu hoặc có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài. Chính vì vậy,
người nghe nên dựa vào một số dấu hiệu ngôn từ (discourse markers) này để nắm
bắt được ý chính của bài nghe.
Ví dụ:
Những cụm từ dùng để liệt kê ý chính là: I would like to emphasize, The general
point you must remember is, It is important to note that, I repeat that, Another thing
is, Finally, That is, Now,...
Những cụm từ được sử dụng để liệt kê ví dụ là: such as, Let me give you some
examples, For example/ instance, I might add, To illustrate this point,...
Những cụm từ thường dùng khi đề cập đến những vấn đề không quan trọng là: By
the way, I might note in passing,....
Ngồi ra, để có thể ghi nhớ hết những thông tin quan trọng trong bài, người nghe
cần có sự ghi chép (take notes). Tuy nhiên, cần phải bố trí phần ghi chép cho hợp lý
để dễ sử dụng và tránh gây nhầm lẫn.
4. Kết luận: Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trị hết sức quan trọng trong q
trình học ngoại ngữ vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nói,
đọc, viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng. Thực tế cho thấy người học
gặp khá nhiều khó khăn trong q trình nghe hiểu. Để khắc phục những khó khăn
trên, người học cần tìm ra ngun nhân của chúng để từ đó có cách giải quyết hợp
lý. Những giải pháp đưa ra trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả nếu được áp
7



dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân người học phải
kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với trình độ và hồn cảnh
của mình.
III. Các bước cơ bản trong các tiết dạy nghe:
1, Dẫn dắt trước khi nghe ( Pre-listening):
Khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định, hướng sự tập
trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào muốn nghe. Vì vậy,
khi dạy bài nghe, giáo viên cũng cần tạo ra những chủ định cụ thể để học sinh có
được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như:
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống.
- Những câu hỏi, gợi ý đoán về nội dung sắp nghe.
- Những câu hỏi tạo trí tị mị, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần nghe, hiểu
Đây là bước đặc thù mang tính tích cực trong việc dạy kĩ năng nghe hiểu.
Đặc trưng cơ bản là theo sự chỉ dẫn của giáo viên, dựa vào tình huống giáo viên
đưa ra cho học sinh quan sát, suy luận và phát hiện để tìm ra hay liên tưởng đến nội
dung bài sắp được học.
Chúng ta đã biết rằng, nghe là kỹ năng thu nạp thông tin nên việc làm đầu
tiên chúng ta phải giới thiệu cho học sinh về chủ đề của bài nghe, giải thích thêm
về chủ đề đó.
Trước khi cho học sinh nghe, giáo viên cũng cần cho các em trả lời một số
câu hỏi tập trung vào nội dung. Giáo viên có thể soạn trước câu hỏi, số lượng câu
hỏi ít nhưng trọng tâm giúp các em tập trung vào bài. Chúng ta có thể đặt những
câu hỏi mà câu trả lời mang tính chất suy đốn.
Giáo viên có thể sử dụng:
- Ordering the statements
- T/ F statements
- Open prediction
- Skimming questions

8


2, Hoạt động trong khi nghe(While – listening):
- Giáo viên sẽ cho học sinh nghe 2 - 3 lượt liên tiếp sau đó sẽ lấy phản hồi.
Nếu một câu trả lời có nhiều ý kiến khác nhau giáo viên phải cho học sinh nghe lại
từng câu để tìm được câu trả lời chính xác nhất và nó cũng rèn kỹ năng nghe chính
xác cho học sinh.
- Trong hoạt động này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chỉ nghe lấy ý chính,
ý kiến liên quan đến câu hỏi (Nếu bài khó nghe). Trong q trình nghe giáo viên
cũng có thể yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhóm để tạo sự ganh đua.
3, Hoạt động sau khi nghe ( Post – listening):
Mục đích của hoạt động này là đánh giá xem học sinh có nắm bắt và hiểu
được thơng tin theo u cầu và có hồn thành được các hoạt động trong khi nghe
hay khơng. Đồng thời nó cũng giúp giáo viên tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh
không nghe được hoặc không hiểu được một số phần nào đó trong bài nghe.
Trong hoạt động này chúng tơi thường cho học sinh hoạt động theo nhóm
thực hành trao đổi, hỏi đáp về những thông tin vừa nghe được. Hoặc chúng tơi cũng
có thể cho học sinh dựa vào những thông tin vừa nghe viết thành một đoạn văn về
chính bài nghe hoặc về bản thân học sinh dựa vào thông tin của bài nghe.
IV. Các dạng nghe hiểu cơ bản:
Phần này giúp các em nắm bắt được các dạng nghe hiểu để từ đó có biết cách
tiếp nhận thông tin từ bài nghe.
Các bài tập nghe hiểu có nhiều dạng. Những dạng bài tập phổ biến là:
- Multiple Choice Question
- Completion (form/note/sentence…)
+ Form Completion
+ Sentence Completion – Summary Completion
- Labeling a Map/Diagram
- Matching Information

- Short Answer Question
- Defining true – false questions.
9


- Checking the correct answer / information
V. Một số phần nghe trong các đề thi học sinh giỏi:
PART A: Listening.
Don is checking messages on his voicemail. Listen and write the date and
time of each event. (You will listen to the tape three times. Number 0 has been
done for you)
Date

Time

8/3

9:30 a.m.

1. Cindy’s party

____________________

____________________

2. aunt’s arrival

____________________

____________________


3. tennis game

____________________

____________________

4. meeting with Francis

____________________

____________________

5. trip

____________________

____________________

0. dental appointment

( Phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên – Đề thi HSG lớp 8 năm 2013 – 2014)
PART A: LISTENING
(All the recordings will be played twice)
Section 1. Question 1-5
You will hear someone being asked their opinion of a new television station. Listen
and choose the correct letters A-C.
1. The respondent is ______________.
A. 20-33 years old


B. 34-54 years old

C. over 54 years old

2. The respondent works in ______________.
A. the professions

B. business

C. other

3. The respondent has a salary of ______________.
A. 0 - £15,000 a year

B. £15,000-£35,000 a year

C. over £35,000 a year

4. The respondent watches TV for ______________.
A. relaxation

B. entertainment

C. information

5. Every day the respondent watches TV for ______________.
A. 30 minutes-1 hour

B. 1 hour-2 hours
10


C. more than 2 hours


Section 2. Question 6-10
Listen to the telephone conversation. Fill in the missing information.
Dad,
Mr. Grey from the (6) ________ phoned. He says your car
is (7) ________. You can pick it up this (8) ________. Go
before (9) ________ - that’s when the garage closes.
His number is (10) ________.
Sarah
( Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường – Đề thi HSG lớp 9 năm 2012 – 2013)
PART A: LISTENING
(All the recordings will be played twice)
You are going to hear a conversation with a woman who wants to join an
international social club.
Questions 1–5. Complete the form below. Write ONE WORD AND/OR A
NUMBER for each answer.
International
Social Club
Application form
Name:
Jenny Foo
Age:
21
Nationality:
(1)…………………….
Address:
(2) …………………… Road, Bondi

Mobile phone: (3) ……………………
Occupation:
(4) ……………………
Free-time interests: Singing and (5) …………………

Questions 6–10. Choose the correct letter, A, B or C.
6. According to Don, what might be a problem for Jenny?
A. her accent

B. talking to her colleagues

7. How many members does the club have now?
11

C. understanding local people


A. 30

B. 50

C. 80

8. How often does the club meet?
A. once a week

B. once every two weeks

C. once a month


9. What is the club’s most frequent type of activity?
A. a talk

B. a visit

C. a meal

10. The main purpose of the club is to help members to
A. meet Australians.
B. learn about life in Australia.
C. enjoy themselves together.
( Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường – Đề thi HSG lớp 9 năm 2013 – 2014)
PART A: LISTENING
Section 1: You will hear people talking in eight different situations. For questions 1 - 8
choose the best answer A, B, or C. Each situation will be played TWICE
1.

You hear part of a radio program. What is the person talking about?

A. cooking
2.

C. gardening

You hear two people talking on a train. How is the woman feeling?

A. worried
3.

B. weather


B. relieved

C. angry

You hear two friends talking. What is the woman’s opinion about the possible

tax increase?
A. The
B.

Wealthy people are right to move abroad

C. The
4.

government won’t use tax income sensibly

increase is necessary to have better public services.

You hear two friends talking on a park bench. What are they discussing?

A. a drink
5.

C. a cake

You overhear two people talking on a bus. What is their relationship?

A. husband and wife

6.

B. a salad

B. boss and employee

You hear someone talking on the radio. What has happened?

12

C. friends


A. a road accident.

B. a crash in a car race

C. some

injuries

due to flooding
7.

You hear two people talking in a restaurant. Where does the man want to sit?

A. by the window
8.

B. near the kitchen


C. at a quiet table

You hear a radio show about a new book. How much does the woman like the

book?
A. very much

B. a little

C. not at all

Section 2: Listen aa d complete the form b elo w using n o m ore th an T WO WORDS
AND/OR A NUMBER. The conversation will beplayed TWICE

Personal details
Family name: Cullen
Child’s first name: (1)_
Age: (2) _________
Birthday: (3) ___________________
Other children in the family: a brother aged (4) ,
Address: (5) ___________ , Brisbane.
Emergency contact number: 34678890
Relationship to child: (6)_____________

Development


during the day.
Has difficulty (7) _________ herself.




Is able to (8) ____________

Child- care arrangements
and

Days required: (9) ___
Pick-up time: (10) __

( Sở GD&ĐT Vĩnh phúc – Đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh: năm 2013 – 2014)

13


VI. Dạy nghe cho học sinh theo từng chủ đề:
Để học sinh dễ dàng có được kết quả cao với các đề thi có phần nghe, chúng tơi
thường xun cho các em nghe theo từng chủ đề
- Numbers ( ordinal numbers, telephone numbers)
- Names
- Times ( times, dates)
- Food
- Furniture and room
- Health
- Describing objects and people
- Shops and shopping
- Transport
- Jobs
- Leisure activities

- Instructions
VII. Hướng dẫn các em tự luyện nghe:
1. Nghe nắm ý chính:
(Sử dụng kỹ năng tốc ký để tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ thơng tin)
Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước
khi nghe, u cầu học sinh đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong
băng đĩa để suy đốn thơng tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình
nghe, cần nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe.
Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc
nhiều lần trong bài. Khuyên học sinh nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để
tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển
bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, hướng dẫn học sinh nên tạo cho mình
hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa
là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v

14


Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết
các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how
để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp định hướng tạo nên một chỉnh thể nội
dung liên quan trong bài nghe.
2, Đoán nghĩa từ mới:
Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều quan
trọng là phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm
và nhớ lại âm thanh từ đó. Do vậy hướng dẫn học sinh nên tập trung khi nghe.
Bằng cách đốn nghĩa, học sinh sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ
đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa
vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đốn trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.
3, Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên:

Hướng dẫn học sinh lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với
trình độ nghe hiện tại. Một số kênh thông tin đáng tin cậy như BBC, CNN,
VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, học sinh
có thể tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm.
Hướng dẫn và cung cấp cho học sinh một số địa chỉ luyện nghe tiếng Anh:
+ Xem các kênh truyền hình theo lĩnh vực âm nhạc, tin tức, điện ảnh, giải trí...của
những hãng truyền thơng hàng đầu thế giới: CNN, BBC, NBC, ESPN....Học tiếng
anh qua kênh Movie trailers, cartoon, chatshows, Entertainment TV...
+ Chương trình học nghe nói Anh ngữ sinh động của đài VOA: Voanews.com
specialenglish
+ Nghe Anh Mỹ theo các chủ đề: Cnn.com/audio/radio
+ Nghe Radio trực tuyến CNN: Bbc.co.uk
+ Nghe Radio trực tuyến BBC: />+ Luyện nghe các bản tin của VOA: Englishclub.com
+ Các tài liệu luyện phát âm, các bài nghe giọng Anh-Mỹ: Rocketboom.com
+ Tập thảo luận, trao đổi bằng tiếng Anh, nghe những người khác nói, luyện kỹ
năng nói tiếng Anh: Chinswing.com
15


4, Nâng cao vốn từ vựng:
Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Do đó u cầu học
sinh tự học từ vựng bằng cách chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm
thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học
từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.
VIII. Bài giảng minh họa: Một số dạng nghe hiểu
1

7

2


8

3

9

16


4

10

5

11

6

12

17


C. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực tế cho thấy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy khó khăn đối
với giáo viên các bộ mơn nói chung và bộ mơn tiếng Anh nói riêng. Nó địi hỏi rất
cao ở người giáo viên. Sau khi thực hiện chun đề, chúng tơi nhận thấy:

- Học sinh có thể nghe tốt hơn.
- Học sinh chủ động hơn trong việc luyện nghe. Chính điều này đã giúp giáo viên
bồi dưỡng tiết kiệm được rất nhiều thời.
- Học sinh khơng cịn sợ khi phải đối mặt với phần nghe hiểu trong các đề thi.
Quả thật, với lịng u nghề thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt
qua khó khăn, gian khổ để cơng việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngày càng có
những bước tiến vượt bậc.
2. Kiến nghị:
Để chuyên đề được áp dụng thành công, chúng tơi nhận thấy:
- Đối với giáo viên: tìm hiểu các biện pháp khác nhau để dạy kĩ năng nghe. Đồng
thời sử dụng các phần mềm để có thể tách từng phần nghe, điều đó giúp học sinh tự
luyện nghe dễ dàng hơn. Sử dụng mạng Internet để lấy các nguồn luyện nghe.
Ngoài ra giáo viên nên thường xuyên trao đổi, chia sẻ các nguồn dạy nghe.
- Đối với học sinh: Nghe thường xuyên, cần có thiết bị nghe ( điện thoại có thẻ nhớ,
phát được nhạc hoặc thiết bị nghe khác). Học sinh có khả năng sử dụng máy tính để
có thể lấy các nguồn tài liệu từ trên mạng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong khía cạnh dạy kĩ năng nghe mà
chúng tôi đã áp dụng và đúc rút được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ
môn tiếng Anh trong những năm qua. Trong q trình thực hiện ,chun đề khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp để chuyên đề đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Đại Tự, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Nhóm giáo viên Tiếng Anh Trường THCS Đại Tự

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS ( Chương trình cũ + mới)
- Một số website:

+ violet
+ youtube
....
- Một số giáo trình luyện nghe cơ bản:
+ Listen carefully
+ IELTS
+ Pet
+ Ket
....

19



×