Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hình tượng nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.81 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 33 – Tháng 9/2022

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CƠ HIỀN TRONG TRUYỆN NGẮN
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI
The image of the character Ms. Hien in the short story
of a Hanoi person by writer Nguyen Khai
1

Nguyễn Minh Ca
1

Giảng viên Khoa Xã hội Nhân văn và Truyền thông, Trường Đại học Tây Đô, Cần Thơ, Việt Nam


Tóm tắt — Nghiên cứu hình tượng nhân vật là nghiên cứu đơn vị trọng yếu của tác phẩm. Thơng qua
hình tượng nhân vật, ý đồ, tư tưởng của tác giả, tư tưởng của thời đại được bộc lộ thơng qua hình tượng
được miêu tả. Nghiên cứu hình tượng nhân vật cơ Hiền trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà
văn Nguyễn Khải giúp người đọc thấy được thông điệp ngợi ca của nhà văn về người Hà Nội. Bằng các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp so sánh, chứng minh, phương pháp phân tích
tổng hợp, đặc biệt là phương pháp phân tích định tính. Tác giả đã làm rõ những biểu hiện của hình tượng
nhân vật cơ Hiền trong tác phẩm "Một người Hà Nội" – một trong những nhân vật mang tính cách đặc
trưng của con người Hà Nội.
Abstract — The study of the character's image is the study of an important unit of the work. Through
the image of the character, the author's intentions, thoughts and ideas of the era are revealed through the
depicted image. Studying the image of the character Ms. Hien in the short story "a Ha Noi person" by
writer Nguyen Khai helps readers see the writer's message of praise about Hanoians. By specialized
research methods such as comparison, proof, synthetic analysis, especially qualitative methods, etc. The
author has clarified the expressions of the image of Ms. Hien's character in "a Ha Noi person" - one of
the typical characters of Hanoi people.


Từ khóa — Hình tượng nhân vật, Nguyễn Khải, một người Hà Nội, character image, Nguyen Khai.

1. Giới thiệu
Nguyễn Khải là một trong những nhà văn lớn và rất xông xáo của văn học Việt Nam, có
nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống, phát hiện và phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo,… Tác phẩm
“Một người Hà Nội” là một trong những truyện ngắn thành công của tác giả về phương diện
trải nghiệm cuộc sống, phản ánh những phẩm chất văn hóa, tư tưởng của con người Hà Nội
trong thời kỳ đổi mới. Trong cảm hứng ngợi ca, nhân vật cô Hiền được tác giả khắc họa đậm
nét về những chuẩn mực về đạo đức lối sống, về lối sống, văn hóa,… của người Hà Nội cần có.
Hình tượng nhân vật là giá trị thước đo về chất lượng của nhân vật, là đơn vị được cấu
thành từ nghệ thuật ngôn từ. Thơng qua nhân vật của mình, nhà văn có thẻ bày tỏ những quan
điểm, tư tưởng, lập trường của mình đối với hiện thực được phản ánh, hay gửi thơng điệp của
tác giả đến cho người đọc. Hình tượng nhân vật hay cịn gọi là hình tượng ngơn từ “Một trong
những chức năng quan trọng của hình tượng ngơn từ là truyền cho các từ một tải trọng đời
sống, một tính tồn vẹn và giá trị tự tại, tức là những cái mà sự vật vốn có. Hình tượng văn học
khá đa dạng về kiểu thức, chủng loại, quy mơ. Có thể chia ra ba dạng chính: hình tượng khách
thể, hình tượng hàm nghĩa khái quát, hình tượng cấu trúc” (Đỗ Đức Hiểu, 2004, tr.596). Hình
tượng nhân vật là hạt nhân trong việc phản ánh đời sống, tư tưởng của nhà văn. Hình tượng
trong văn học biểu thị cho hiện tượng đời sống, một dạng thức, tính cách con người nào đó,…
trong xã hội.
2. Đặc điểm hình tượng nhân vật cô Hiền trong tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn
Khải
2.1. Nhân vật cô Hiền với quan niệm sống cá nhân

46


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 33 – Tháng 9/2022


Có thể nói, đề tài Hà Nội là một trong những đề tạo cảm hứng sáng tác của nhà văn. Trong cung
bật cảm hứng đó, người Hà Nội văn minh, lịch thiệp được Nguyễn Khải xây dựng rất thành
công và trở thành điển hình khi nói về tính cách người Hà Nội. Trong quan niệm sống của mình,
nhân vật cơ Hiền nổi lên với tính cách là một người trọng danh dự, tự mình giải quyết những
khó khăn chứ khơng phụ thuộc vào người khác. Những phẩm chất này của nhân vật cô Hiền
thể hiện rất rõ ràng qua suy nghĩ và ứng xử của mình.
Trước hết, nhân vật cơ Hiền là người đã chứng kiến những thay đổi trong suốt những năm
tháng Hà Nội chuyển mình từ xã hội tư sản trước Cách mạng tháng Tám đến Xã hội chủ nghĩa.
Hình tượng này khắc sâu vào trong tâm trí của nhân vật tôi là người phụ nữ lịch lãm, có quan
điểm sống tích cực. Ngồi ra, cơ cịn là một người tài hoa, giao lưu khá rộng với các văn nhân
nghệ sĩ, được nhiều người tôn trọng. Qua lời kể của nhân vật tôi, cô Hiền là người rất có lịng
tự trọng và nét đẹp tính cách này đã theo bà suốt cuộc đời. Bà thường dạy các con: “Chúng mày
là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, khơng được sống tùy tiện, bng
tuồng,… Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sau là tùy”
(Nguyễn Khải, 2020, tr16-17).
Suy nghĩ và lập trường của cô Hiền trong trí nhớ của người kể chuyện – nhân vật tơi – rất
kiên định. Cơ ln giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh trước một thời đại đầy biến cố. Đời cô
Hiền chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ. Chính những suy nghĩ, cốt cách này của cô Hiền đã
làm cho nhân vật tôi gật gù bái phục.
Bên cạnh đó, cơ Hiền cũng có những suy nghĩ, quan điểm về việc lấy chồng rất tiến bộ.
Theo quan điểm của cô Hiền, việc lấy chồng là suy tính của riêng cơ chứ khơng phải do sự sắp
đặt của cha mẹ. Cô Hiền lúc thanh xuân là một cô gái xinh đẹp, quý phái, sang trọng của Hà
Thành. Theo lẽ thường thì các cơ gái hay chọn cho mình một người chồng giàu sang, quyền thế
nhưng cơ thì làm ngược lại. Cơ có lịng tự trong cao, có bản lĩnh, đặc biệt là cô rất chủ động
trong cuộc sống. Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, một người con gái đẹp, nổi tiếng, từng là chủ
một phòng khách văn chương nổi tiếng, thay vì lấy một văn nhân, chính khách, người giàu sang
thì “cơ chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội
phải kinh ngạc” (Nguyễn Khải, 2020, tr16).
Trong quan hệ ứng xử với gia đình, cơ lo lắng cho con cái từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn,

dạy cho con biết như thế nào là lòng tự trọng. Cô Hiền dạy con cách ứng xử khôn khéo, lịch sự,
giữ nếp và ln ý thức mình là người Hà Nội. Thái độ ứng xử của cô Hiền thể hiện rất rõ trong
việc cho con đi tòng quân. Khi đưa con trai đầu tiên lên đường: “Tao đau đớn mà bằng lịng, vì
tao khơng muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”
(Nguyễn Khải, 2020, tr17). Sau 3 năm không có tin tức gì của con trai đầu, con trai kế lại xin
đi tịng qn, cơ Hiền vẫn cho con đi dẫu biết sẽ khó có ngày gặp lại con mình: “Tao khơng
khuyến khích, cũng khơng ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải
chết, cũng là một cách giết chết nó” (Nguyễn Khải, 2020, tr18).
Có thể nói, hình tượng nhân vật cơ Hiền chính là hình tượng mẫu mực, hình tượng truyền
thống cho vẻ đẹp văn hóa đất kinh kỳ. Ở thời đại đang đổi mới, thời đại các giá trị chuẩn mực
đang dần biến đổi, mai một, cuộc sống trở nên “ồ ạt, xơ bồ, vụ lợi” thì cơ Hiền nổi lên như một
biểu tượng về việc gìn giữ các giá trị văn hóa của người Hà Nội. Thật đúng với nhận định cô
Hiền là “hạt mùa vàng, hạt bụi vàng” của đất thủ đô.
2.2. Nhân vật cô Hiền trong mối quan hệ với gia đình
Trong quan hệ với gia đình, Nguyễn Khải đã xây dựng hình tượng nhân vật cơ Hiền qua
ba nội dung chính: Một là quan điểm về cách bày trí gia đình, hai là cách dạy con, ba là trong
mối quan hệ vợ chồng.
Về cách bày trí gia đình, cơ Hiền theo lời kể của nhân vật tơi đã ngồi 70 tuổi nhưng vẫn
giữ được cốt cách của người Hà Nội. Không chạy theo những phong cách bày trí mới của thời

47


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 33 – Tháng 9/2022

đại, giữ cách bày trí nhà cửa cũng là gìn giữ nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội xưa: “Nơi tiếp
khách của cơ sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không
hề thay đổi. Một bộ salon gụ 'cái khánh' cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm,

cái tủ chừa một cánh bên trong bài một cái lọ men Thúy Hồng một cái lư hương đời Hán, một
cái Liễu hấp sâm Giang Tây và mấy thứ Bình lọ màu Men thì thường nhưng có dáng lạ chã rõ
từ đời nào” (Nguyễn Khải, 2020, tr23). Nhân vật tôi tuy đã vào Thành phố Hồ Chí Minh lâu
năm nhưng những tính cách văn hóa của cơ Hiền vẫn cịn sâu đậm trong tâm trí của anh. Cách
cơ Hiền nâng niu những vật dụng trong gia đình cũng phần nào cho thấy được ý thức gìn giữ
nét truyền thống cổ xưa của gia đình, của Hà Nội kinh kỳ xưa: “Cơ đang lao đánh một cái bác
Thủy Tiên men đỏ hai cái đầu rồng gắn nối bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng thật đẹp”
(Nguyễn Khải, 2020, tr23).
Có thể nói, Nguyễn Khải đã rất thành cơng khi xây dựng hình tượng nhân vật cơ Hiền trở
thành điển hình cho lớp người mang phong thái của văn hóa Hà Nội xưa. Tính cách của cơ Hiền
vừa có tính cách chung của người Hà Thành vừa lịch thiệp, thanh lịch, tri thức đồng thời cũng
rất riêng (tính cá biệt khơng lập lại ở các nhân vật khác). Cơ Hiền có tính cách rất quyết đoán,
lập trường tư tưởng vững vàng, chủ động trong cuộc sống và đồng thời có ý thức gìn giữ nét
truyền thống văn hóa Hà Nội xưa.
Về cách dạy con, tâm niệm của nhân vật cô Hiền là dạy con mình lịng tự trọng, phải hiểu
như thế nào là lịng tự trọng và sống phải tự trọng. Ngoài ra, theo cô sống phải tự lập, không
dựa vào người khác: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống
ra sau là tùy” (Nguyễn Khải, 2020, tr17). Cơ Hiền có ý thức dạy con mình từ lúc cịn nhỏ. Cơ
cho rằng việc ăn uống, đi đứng, giao tiếp,… không phải là thứ vặt vãnh mà xem đó là văn hóa
lối sống của con người, mà văn hóa lối sống thì cần phải được dạy, trao truyền và rèn luyện:
“Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, khơng được sống tùy
tiện, bng tuồng…” (Nguyễn Khải, 2020, tr16).
Bên cạnh đó, cơ Hiền dạy con mình khơng được hèn nhát mà phải có trách nhiệm với quê
hương đất nước. Việc đi nghĩa vụ khi có chiến tranh là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ. Cơ
khơng muốn con mình hối hận sau này khi trốn nghĩa vụ “ăn bám vào bạn bè”, vào đồng đội.
Cô đau đớn khi tiễn người con trai lớn ra chiến trường, sau 3 năm khơng có tin tức, giờ lại phải
chấp nhận tiễn đứa thứ hai lên đường tiếp bước anh nó. Nỗi đau của người mẹ được nhà văn
Nguyễn Khải miêu tả rất nhẹ nhàng. Nỗi đau đó được người đọc nhìn nhận đằng sau hình tượng
của một người vốn có lập trường tư tưởng vững vàng.
Có thể nói, qua cách dạy bảo con của mình, ta thấy nhà văn đã khắc họa được những phẩm

chất tốt đẹp của người Hà Nội. Hà Nội trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, biến đổi đời sống và
biến đổi văn hóa là một quy luật tất yếu, những hệ tư tưởng, giá trị văn hóa truyền thống cịn
được gìn giữ thơng qua nhân vật cơ Hiền được xem như lời nhắc nhở về việc gìn giữ những giá
trị văn hóa Hà Nội xưa. Đồng thời, tác phẩm cịn là điểm nhìn, điểm tiếp cận mới của nhà văn
khi nhìn về con người trong thời đại mới.
Về quan điểm trong quan hệ vợ chồng tuy là yêu văn chương, thường giao lưu và có mối
quan hệ rộng rãi với các văn nhân, nghệ sĩ nhưng cô Hiền có cách nghĩ khác với những người
phụ nữ cùng thời. Việc cô chọn người chồng là một ông giáo dạy tiểu học có tích cách hiền từ
làm cả Hà Nội kinh ngạc. Để lý giải việc lựa chọn này cũng khơng khó vì theo cơ Hiền, gốc
của con người là ở lòng nhân, giá trị bên trong vẫn quan trọng hơn là vật chất, tiền, quyền thế
bên ngoài. Theo quan niệm của cơ Hiền, là người vợ thì phải qn chuyện gia đình, dạy dỗ con
cái nên người. Người vợ, người mẹ là người giữ lửa cho gia đình. Đây chính là quan niệm
truyền thống của người Việt. Tuy ngày nay, việc bình đẳng giới được đề cao, vai trị của người
chồng và vợ là như nhau nhưng tư tưởng này vẫn được xã hội ca ngợi và tôn trọng. Nhân vật
tôi kể về cô Hiền với thái độ ngợi ca hết mực và nể phục cơ của mình từ nhiều phương diện
khác nhau, trong đó có đức hy sinh vì gia đình của cơ.

48


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 33 – Tháng 9/2022

2.3. Nhân vật cô Hiền trong mối quan hệ với cộng đồng
Nhân vật cô Hiền trong mối quan hệ với cộng đồng thể hiện rõ qua hai giai đoạn: Giai đoạn
trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh. Trong chiến tranh, cơ Hiền với tư tưởng tất cả
vì q hương đất nước, hy sinh gia đình vì dân tộc. Sau chiến tranh cơ Hiền khơng muốn cho
chồng mình tham gia chính quyền nhưng quan niệm rất rõ ràng là kinh tế vẫn phải làm: “Vui
cũng nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” (Nguyễn Khải, 2020, tr11).

Cuộc sống nhà cơ Hiền rơi vào hồn cảnh chiến tranh, cơ nhận thức được quy luật nước
mất thì nhà tan nên chấp nhận hy sinh gia đình vì tổ quốc. Ngoài ra, việc cho các con lựa chọn
lý tưởng cho mình là ý thức tơn trọng quyền tự do của các con: “Tao đau đớn mà bằng lịng, vì
tao khơng muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”
(Nguyễn Khải, 2020, tr 17). Theo lời kể của nhân vật tơi, cơ Hiền là người có lập trường vững
vàng trong thời chiến, khơng ai có thể chiêu dụ được cơ ngay cả chế độ. Chính lịng kiên trung
của cơ Hiền là hình tượng lớn đối với nhân vật tơi – người kể chuyện. Đồng thời cịn là hình
tượng cho nhiều thế hệ trẻ sau này.
Sau chiến tranh, chồng cô Hiền có dịp tham gia chính sự, nhưng bằng con mắt trải đời,
cô cho rằng thời đại hậu chiến tranh phức tạp nên cơ Hiền khơng chấp thuận việc chồng mình
tham gia cách mạng thời hậu chiến: “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi
làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để khơng phải sống ăn bám”
(Nguyễn Khải, 2020, tr15).
Cơ Hiền ln quan tâm, trình bày những chính kiến của mình về chính trị. Chi tiết này
được thể hiện khi gặp lại nhân vật tơi: “Tơi nói: - Nước độc lập vui quá cô nhỉ? Cô trả lời: Vui cũng nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” (Nguyễn Khải, 2020, tr11).
Hay cơ có ý kiến rất thẳng: “Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá, nào phải tập thể
dục buổi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ buổi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau
như thế nào, thậm chí cả tiền cơng sá cho kẻ ăn người ở” (Nguyễn Khải, 2020, tr11- 12). Nhân
vật cho rằng, để hàn gắn vết thương của chiến tranh cần phải có lao động và chỉ có lao động
mới làm mảnh đất này sống lại vì: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ
trong những hy sinh, gian khổ ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới,
điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”, như nhà văn đã từng
quan niệm (Phan Trọng Luận và cộng sự, 2000, tr138).
Cơ Hiền cho rằng khơng thể chỉ nói sau chiến thắng là được mà phải làm kinh tế. Điều này
phản ánh cách nhìn, tư tưởng tiến bộ của một bộ phận người Hà Nội lúc bấy giờ: “Bà già vẫn
giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi
vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi
góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Nguyễn
Khải, 2020, tr26).
Đến đây có thể khẳng định, cơ Hiền tuy là người đại diện cho những người gìn giữ

những nét văn hóa kinh kì xưa ở Hà Nội nhưng cơ cũng là người rất thức thời, nhìn xa trông
rộng. Những quy định, quy chế can thiệp quá sâu vào đời sống nhân dân có thể là rào cản cho
sự phát triển xã hội theo cách nghĩ của nhân vật này.
3. Kết luận
Hình tượng nhân vật cơ Hiền là điển hình hóa của nhà văn về việc lưu giữ các giá trị truyền
thống của con người Hà Nội. Tác phẩm phản ánh hiện thực về Hà Nội trước và sau 1945, lấy
cảm hứng ngợi ca về phẩm chất của người Hà Nội, cụ thể là hình tượng điển hình cô Hiền – hạt
bụi vàng của Hà Nội. Tuy là người phụ nữ bình thường nhưng nhà văn Nguyễn Khải đã cho
chúng ta thấy được những phẩm chất nội lực bên trong của nhân vật. Đó là những giá trị truyền
thống văn hóa của người Hà Nội xưa mà theo nhân vật cần gìn giữ trong việc xây dựng đất
nước sau chiến tranh. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca những vẻ đẹp truyền thống

49


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 33 – Tháng 9/2022

của người Hà Nội mà cịn có giá trị về mặt giáo dục, về lòng tự trọng, lòng yêu nước, về bản
lĩnh quyết định số phận và lớn hơn đó là bản lĩnh của những người đi xây dựng Chủ nghĩa xã
hội sau 1975. Có thể nói, Nguyễn Khải đã rất thành cơng trong việc khắc họa tính cách điển
hình của nhân vật cô Hiền trong tác phẩm "Một người Hà Nội". Một tác phẩm không phải chỉ
để người Hà Nội đọc, suy ngẫm mà hiện còn là lựa chọn của nhiều độc giả của các vùng miền
khác trên cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Đức Hiểu (2004). Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Lê Bá Hán, Phương Lựu và Bùi Ngọc Trác (1980). Cơ sở lý luận văn học. Nhà xuất bản Đại học
và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
[3] Lê Tiến Dũng (2003). Giáo trình lý luận văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh.
[4] Nguyễn Khải (2020). Một người Hà Nội. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
[5] Nguyễn Hoa Bằng (1993). Giáo trình lý luận văn chương, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[6] Phan Trọng Luận và cộng sự (2000). Sách giáo khoa Ngữ văn 12, (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.

Ngày nhận: 20/6/2022
Ngày duyệt đăng: 12/9/2022

50



×