Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuy ên ng ành: Lý luận phương pháp dạy học V ăn
Mã số : 60 14 10
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2. Lịch sử vấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
6. Giả thuyết khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
7. Cấu trúc luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM
VĂN CHƢƠNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
13
1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá.. . . . 15
1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17
Chƣơng 2. KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC
SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN
“MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
41
2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc
miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . .
41
2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác
phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi . .
49
2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
2
sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 57
2.3.1 Biện pháp 1. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh
trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. . . . . . . .. .
57
2.3.2 Biện pháp 2. Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội
cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” .
58
2.3.3 Biện pháp 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi
dạy học “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . .
63
2.3.4 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học
sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội. . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . .
66
2.3.5 Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học
sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” . . .
67
Chƣơng 3 . THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . 71
3.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.1.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 71
3.1.2 Giải thích thiết kế. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
3.2 Dạy thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.1 Mục đích thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . 92
3.2.3 Kết quả thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 93
PHẦN KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến
trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có
cả ở những độc giả có trình độ cao. Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương
diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các
nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân
mỗi bạn đọc. Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh
sống. Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp
nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó
giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra
những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông .
1.2 Đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em sinh sống
trên khắp mọi miền của tổ quốc kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau xa
xôi, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, một nét đẹp văn hoá riêng.
Điều kiện sinh sống và những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đã tạo nên nét
đặc trưng riêng biệt ở mỗi vùng, miền khác nhau. Sự khác nhau ấy còn thể hiện
giữa người miền núi với người miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người
dân tộc đa số, giữa bạn đọc - học sinh miền núi với bạn đọc - học sinh miền xuôi
khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên (nơi tôi đang giảng dạy môn
Ngữ văn) cho đối tượng học sinh là con em các dân tộc thiểu số vốn sinh sống ở
các tỉnh miền núi từ Hà Giang đến Quảng Trị. Các em được chiêu sinh về đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
4
học văn hoá phổ thông. Sau 3 năm học tập, với kiến thức tiếp thu được trên ghế
nhà trường, các em sẽ có vốn kiến thức phổ thông làm cơ sở cho việc tiếp tục
học tập trong các trường Công an để sau khi ra trường các em sẽ trở thành nguồn
cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới của tổ quốc.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở các em có một khoảng cách,
một khoảng trống khá lớn khi tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật, khoảng
cách này thể hiện rõ hơn trong quá trình chúng tôi hướng dẫn các em khám phá
vẻ đẹp của tác phẩm văn học viết về miền xuôi. Có những chi tiết tưởng như đơn
giản, dễ hiểu đối với nhận thức của học sinh miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ, khó
hiểu đối với sự nhận thức của các em học sinh miền núi. Và càng khó hiểu, khó
tiếp nhận hơn đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi.Thực
tế đó đã thôi thúc chúng tôi - những giáo viên giảng dạy văn hóa trong một ngôi
trường đào tạo con em các dân tộc ở miền núi phía Bắc phải tìm cho được một
con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp.
Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách
lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là trước hết chúng tôi “tự cứu lấy
mình”, tự tìm cho mình một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp để
dẫn dắt học sinh dân tộc thiểu số miền núi thâm nhập vào tác phẩm văn chương
viết về miền xuôi để cảm, để hiểu về nó một cách đầy đủ và sâu sắc. Mặt khác,
chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc
giúp các bạn đồng nghiệp thực thi có hiệu quả chương trình sách giáo khoa Ngữ
Văn 12 mới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông hiện nay cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số.
1.3 Nguyễn Khải là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cả đời văn với hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại
cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ với một giá trị nhân sinh sâu sắc, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
5
đọc hôm nay nhớ về nhà văn Nguyễn Khải, trân trọng tài năng một nhà văn -
một người lính là ở phong cách một nhà văn có sở trường về những truyện ngắn,
một nhà văn luôn theo sát lịch sử dân tộc với những bước chuyển của thời đại để
viết, để ca ngợi con người.
Tìm hiểu về đời văn, đời người của nhà văn Nguyễn Khải thực tế đã có một
số công trình nghiên cứu và một số nhà sư phạm quan tâm. Đặc biệt là nghiên
cứu khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc - học sinh miền
núi như: nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ trung đại, nghiên cứu khoảng
cách tiếp nhận thơ kháng chiến của đối tượng là học sinh dân tộc miền núi...
nhưng nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận về truyện ngắn hiện đại đối với học
sinh là người dân tộc miền núi thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt
nghiên cứu Khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền
núi khi tiếp nhận một tác phẩm truyện hiện đại lại càng chưa có công trình nào
công bố.
Mặt khác, nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng có
một vài tác giả đề cập. Song, nghiên cứu sâu về dạy học tác phẩm “Một người
Hà Nội”- một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác từ sau
năm 1978 (tác phẩm mới được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn
12 - chương trình thực thi đại trà từ năm học 2008 - 2009) cho đối tượng học
sinh là người dân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào. Vì mới được đưa vào
chương trình nên tác phẩm có rất nhiều cách lí giải khác nhau, cách soạn giảng
của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh cũng khác nhau trong quá trình chiếm
lĩnh văn bản tác phẩm. Mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu khi còn đang có nhiều
bàn cãi, chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói của mình vào việc giải quyết
những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi thực thi chương trình mới.
2. Lịch sử vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
6
Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học
sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm. Đặc biệt là những
công trình của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi đào
tạo đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các tỉnh miền
núi Việt Bắc và Tây Bắc của tổ quốc. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng
thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các
tỉnh miền núi. Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các tạp chí
của các tác giả như:
- Dạy văn và học văn ở miền núi (Đề tài nghiên cứu cấp trường) của 2 tác
giả Trần Thế Phiệt - Vi Hồng, 1990 - 1991.
- Vài nhận xét về đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi,
tạp chí NCGD, số 9/1991 của tác giả Phùng Đức Hải.
- Dạy và học văn ở miền núi, tạp chí Văn học số 2/1992 của tác giả Vi
Hồng.
- Từ những bài thi vào đại học 1993 ta biết được những gì về dạy và học
văn ở miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, tạp chí Văn học tháng 3/ 1993.
- Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II - III miền núi của hai tác giả Phạm
Luận - Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1994.
- Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi của tác giả
Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục,1997.
- Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt
Nam 1946 - 1954 ở học sinh Trung học phổ thông miền núi (Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, năm 2002.
Nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn
Nguyễn Khải đã có những tác giả đề cập đến như cuốn:
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ chuẩn) do Giáo sư Phan Trọng
Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
7
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ nâng cao) do Giáo sư Trần Đình Sử
tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao) của tác giả Hoàng Hữu Bội,
NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên,
NXB Giáo dục, 2008.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập II của Tác giả Nguyễn Khắc Đàm -
Nguyễn Lê Huân, NXB Hà Nội, 2008.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II của tác giả Nguyễn Văn Đường,
NXB Hà Nội, 2008.
- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Kim Phong,
NXB Giáo dục, 2008.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thì công trình của tác giả
Hoàng Hữu Bội “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền
núi”, NXB Giáo dục, 1997 được đánh giá là một công trình khoa học có tính
thực tiễn cao. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và với tâm huyết của
một nhà giáo luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở miền núi, tác giả đã
đi sâu tìm hiểu từ trong thực tế dạy học văn ở các nhà trường Trung học phổ
thông miền núi để phát hiện ra những khó khăn trở ngại mà học sinh miền núi
gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật. Từ đó, tác
giả đề xuất những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi và tìm ra con đường dẫn
dắt học sinh miền núi khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương
đó là:
1. Giải tỏa tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi.
2. Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ.
3. Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
8
4. Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi.
5. Tăng cường khả năng tác động của văn chương đối với chủ thể tiếp nhận
bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu: “Những biện pháp hạn chế khoảng
cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh trung học
phổ thông miền núi” (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị
Mai Hương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2002 cũng đã đề cập đến
khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh trung học phổ thông ở miền
núi của tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tiếp
nhận văn học và đặc điểm của thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954
làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát hiện ra khoảng cách tiếp nhận của học sinh
về thơ kháng chiến Việt Nam, qua khảo sát thực tế cảm thụ và tiếp nhận của học
sinh, tác giả phát hiện được những khoảng cách tiếp nhận đó ở học sinh là:
- Khoảng cách về ngôn ngữ.
- Khoảng cách về lịch sử - văn hóa
- Khoảng cách giữa chủ thể trữ tình với sự cảm nhận của học sinh miền núi.
Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận thơ
kháng chiến ở học sinh Trung học phổ thông miền núi đó là:
1. Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi đối với thơ
kháng chiến.
2. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ kháng chiến của
học sinh miền núi.
3. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về lịch sử và văn hoá miền xuôi.
Đồng thời, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
4. Giúp học sinh miền núi cảm nhận được vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong
thơ kháng chiến Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
9
Cuối cùng, với 2 thiết kế thể nghiệm là bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng và bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tác giả Lý Thị Mai
Hương đã thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra trong luận văn.
Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tuỳ vào từng góc độ, từng khía
cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác
giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi, những khó
khăn của việc dạy học văn ở các nhà trường miền núi... Mỗi cách nhìn khác
nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả
đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn
đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay.
Vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn này là sự kế tiếp
thành tựu của các công trình khoa học đi trước, đồng thời luận văn đi sâu nghiên
cứu cụ thể về khoảng cách lịch sử - văn hoá và những khó khăn trở ngại mà học
sinh dân tộc miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận một truyện ngắn hiện
đại viết về miền xuôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”
- Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách về lịch sử - văn hoá ở đối
tượng học sinh này nhằm dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội”
cho học sinh các dân tộc miền núi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng
tác, nhất là những sáng tác trong thời kì đổi mới (từ năm 1978 về sau), trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
10
chú trọng đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
- Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
miền núi khi học tập tác phẩm đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở
học sinh các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn
“Một người Hà Nội”.
- Kiểm chứng bằng thiết kế thể nghiệm và dạy thực nghiệm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những khoảng cách lịch sử - văn hoá mà học sinh
dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu
số miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên khi
học truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn
hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà
Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau
5.1 Phƣơng pháp tổng hợp lí luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm tìm hiểu những cơ sở lí luận
về truyện ngắn, đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải ở hai giai đoạn sáng tác,
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
11
và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh miền núi qua các công trình đã được
công bố.
5.2 Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lí số liệu thu thập
được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm.
5.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khoảng cách lịch
sử - văn hoá ở học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện
ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
5.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong quá trình tiến hành xây
dựng thiết kế bài học và tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Văn hoá I - Bộ
Công an - Tỉnh Thái Nguyên.
6. Giả thuyết khoa học
Khoảng cách trong tiếp nhận văn học là một hiện tượng tất yếu mà nguyên
nhân dẫn đến khoảng cách là do sự chênh lệch về vốn sống, điều kiện sống, về
trình độ năng lực tư duy, nhận thức của mỗi bạn đọc, giữa người sáng tạo và
người tiếp nhận văn học. Vì vậy khoảng cách mà bạn đọc là học sinh dân tộc
thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung
và tác phẩm văn học viết về miền xuôi nói riêng là không thể tránh khỏi. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để hạn chế và làm gần lại khoảng cách tiếp nhận đó ở bạn
đọc - học sinh với tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận. Nếu các biện
pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi
mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn cao thì nhất định luận văn
sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy
học văn trong các nhà trường Trung học phổ thông miền núi hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
12
Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu luận văn trình bày những vấn đề có tính định hướng làm cơ
sở cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối
tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, giả thuyết khoa học và chúng tôi trình bày tóm lược bố cục của luận văn.
Phần nội dung của luận văn có 3 chương:
Chƣơng 1. Một số tiền đề lí luận và thực tiễn của vấn đề rút ngắn khoảng cách
lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học tác phẩm văn chương.
Chƣơng 2. Khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi
học truyện ngắn “Một người Hà Nội” và những biện pháp khắc phục.
2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc
thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm
"Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi
2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh
dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
Phần kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT
NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN
TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
1.1 Lí thuyết về tiếp nhận văn học
1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học
Bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương
trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học chính là quá trình
người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới
nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả,
thưởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo”. Cùng
quan niệm về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương
trình Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt động nắm
bắt thông tin trong quá trình giao tiếp”. Trong cuốn: “Từ điển thuật ngữ văn
học”, NXB Giáo dục, 1996 cũng cho chúng ta biết được: “Tiếp nhận văn học
là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học,
bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm
hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc ”.
Như vậy, tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc
đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm. Cuộc đối thoại này đòi
hỏi người đọc phải vận dụng tất cả tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của
mỗi người và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi người đọc đón nhận
được thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm văn học đó.
1.1.2 Đặc điểm của tiếp nhận văn học
Theo cuốn Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình Nâng cao và
chương trình Chuẩn, NXB Giáo dục 2008, thì tiếp nhận văn học là một quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
14
trình đồng sáng tạo. Bởi vì, văn bản văn học không thông báo những thông
tin thông thường, để mở phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc mời gọi, buộc
người đọc phải tự mình hoàn thành tác phẩm.Vì vậy, muốn chiếm lĩnh được
thế giới hình tượng thông qua ngôn từ thì buộc người đọc phải chủ động tích
cực, phải hiểu được nghĩa của các từ, các hình ảnh, nhớ những điều đã đọc,
phát hiện được mối liên hệ giữa các câu, các phần, hiểu được những chỗ bỏ
trống, giải thích được những chỗ mâu thuẫn, vô lí của văn bản tác phẩm...
Quá trình người đọc tự tìm hiểu, tự giải đáp cho đến khi người đọc sống với
nhân vật trong tác phẩm, hiểu và phát hiện được ý nghĩa của tác phẩm. Khi
tác phẩm của nhà văn trở thành tác phẩm của người đọc, hòa quyện với tư
tưởng tình cảm của người đọc thì đó là lúc người đọc đã hoàn thành một quá
trình đồng sáng tạo với nhà văn.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính chủ quan và khách
quan. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc có những trạng thái
khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau. Có bao nhiêu bạn đọc thì có bấy
nhiêu cách tiếp nhận. Chẳng hạn với hình ảnh “khuôn mặt chữ điền” trong
bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Đã bao năm qua đi kể từ khi bài thơ ra đời cho đến bây giờ vẫn chưa có sự
thống nhất. Nếu chúng ta đặt hình ảnh đó vào trong bối cảnh ra đời của bài
thơ thì cách lí giải nào cũng có căn cứ thuyết phục. Truyện Kiều của Nguyễn
Du cũng là một trường hợp điển hình. Nhà thơ Tố Hữu ngợi ca nàng Kiều
bằng những tình cảm xúc động: “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương; Dẫu lìa ngó
ý còn vương tơ lòng” còn Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Đoạn trường cho
đáng kiếp tà dâm ”. Như vậy tính chủ quan và khách quan là đặc điểm nổi bật
trong tiếp nhận văn chương nghệ thuật.
Hiệu quả của việc tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào tầm đón nhận
của bạn đọc. Nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón nhận thì bạn đọc không thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
15
đọc. Ngược lại tác phẩm cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến bạn đọc lúng túng.
Tầm đón nhận một mặt kích thích vai trò sáng tạo của bạn đọc hướng đến cái
mới mẻ của văn chương nghệ thuật, mặt khác nó giúp bạn đọc phát hiện ra ý
nghĩa tiềm ẩn sau câu chữ trong tác phẩm văn chương.
Ngoài ra, Lý luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện
tượng có tính quy luật xã hội. Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự
do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm, các mã ngôn ngữ,
mã nghệ thuật, mã văn hóa được kết tinh trong mỗi tác phẩm văn học đó.
1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá
1.2.1 Khái niệm học sinh dân tộc miền núi
Trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi”,
NXB Giáo dục, 1997, tác giả Hoàng Hữu Bội đã đề cập đến quan niệm của
tác giả về học sinh miền núi, theo tác giả “đó là những trẻ em sinh ra và lớn
lên ở miền núi, trong đó bao gồm con em các dân tộc ít người sống đan xen ở
một vùng núi và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó”.
Học sinh dân tộc miền núi mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này
được hiểu là những trẻ em các dân tộc ít người thuộc độ tuổi đi học từ 6 đến
18 tuổi tại các tỉnh thuộc vùng miền núi của nước ta. Ở đây, chúng tôi giới
hạn độ tuổi của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đang là học sinh lớp 12, họ
là con em các dân tộc: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường, Nùng, Khơ Mú, Vân
Kiều, Hà Nhì, Sách, Kháng, Thổ, Lào, Giáy, Lự, Bố Y, Sán Dìu, Si La, Sán
Chỉ, Cống, Chứt, Poọng, Khùa được sinh ra và lớn lên ở các tỉnh miền núi:
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hoà
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) hiện đang học tập tại trường Văn hoá
I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
16
1.2.2 Khái niệm khoảng cách và khoảng cách lịch sử - văn hoá
● Khoảng cách là khoảng trống giữa hai sự vật. Ở đây là khoảng trống
giữa tác phẩm văn chương với bạn đọc - học sinh, cụ thể hơn là khoảng trống
giữa truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải với bạn đọc
là học sinh dân tộc miền núi. Nói cách khác, đây là những khó khăn, vướng
mắc mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
● Khoảng cách lịch sử - văn hóa là khoảng trống của bạn đọc - học sinh
về một thời kì lịch sử đã qua trong quá khứ và về một nền văn hóa (gồm văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người) được miêu tả trong tác phẩm
văn chương nghệ thuật.
Khoảng cách mà luận văn đề cập đến ở đây là khoảng trống hiểu biết của
bạn đọc - học sinh dân tộc thiểu số miền núi về văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần của người Hà Nội (Đặc biệt là văn hoá sống, văn hoá ứng xử của
người Hà Nội trong giới thượng lưu) và những hiểu biết của các em về giai
đoạn lịch sử đã qua ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX được nhà văn
Nguyễn Khải đề cập đến trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Có 3
khoảng cách lớn:
- Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm “Một người Hà Nội”
là cuộc sống của những người giàu có ở Hà Nội - “giới thượng lưu” ở các giai
đoạn lịch sử chưa xa với bạn đọc nói chung nhưng lại càng xa với học sinh
các dân tộc miền núi. Đó là:
+ Cuộc sống làm giàu lương thiện của người Hà Nội thời Pháp thuộc và
thời Hà Nội bị tạm chiếm sau năm 1945.
+ Cuộc sống của người Hà Nội từ khi thủ đô được giải phóng cho đến hết
thời kì bao cấp (1946 - 1986).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
17
+ Cuộc sống của người Hà Nội ngày nay (từ khi đất nước bước vào thời
kì đổi mới theo kinh tế thị trường - từ năm 1990 trở lại đây).
Bức tranh cuộc sống ấy đã tạo nên khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm.
- Bức tranh cuộc sống được miêu tả trong “Một người Hà Nội” còn là
cuộc sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hà Nội nói chung
và người Hà Nội trong giới thượng lưu nói riêng. Đó là cách ăn, cách ở, cách
mặc, cách nói năng, đi đứng, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phức
tạp. Và cả văn hóa tâm linh của họ. Điều này đã tạo nên khoảng cách văn hóa
ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm.
- Dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống của “Một người Hà Nội”
trải qua các biến động thăng trầm của lịch sử. Qua cái nhìn của một cán bộ từ
kháng chiến trở về, nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm điều gì? thông qua hình
tượng nhân vật Bà Hiền và nhân vật “Tôi”, tác giả ngợi ca điều gì và phê phán
điều gì? Đó lại là một khoảng cách nữa trong tiếp nhận tác phẩm “Một người
Hà Nội” ở học sinh dân tộc miền núi nói chung và ở học sinh cả nước nói
chung.
1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội”
1.3.1 Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái
độc đáo của nó là ngắn”.( Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình
Sử - Nguyễn Khắc Phi biên soạn ,tr.303).
Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về thể loại truyện ngắn: Là truyện bằng
văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu
trong cuộc đời của nhân vật”(tr. 1018).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
18
Từ những khái niệm trên về thể loại truyện ngắn, chúng ta có thể hiểu truyện
ngắn là thể loại phản ánh đời sống theo phương thức tự sự với dung lượng
ngắn mà vẫn phản ánh cuộc sống trong chỉnh thể toàn vẹn. Nó có độ “nén” rất
lớn với khả năng chứa đựng nội dung thông tin và có sức mở hết sức phong
phú, đa dạng. Chính sự đa dạng ấy mà truyện ngắn đã thu hút nhiều sự quan
tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều luận văn, luận án. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không
có tham vọng đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn mà chỉ xin
dựa vào khái niệm truyện ngắn để làm cơ sở nghiên cứu nhằm phát hiện ra
những khó khăn, trở ngại mà học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải khi
tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
1.3.2 Hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải
Là một nhà văn có sở trường với thể loại truyện ngắn, tính đến nay
Nguyễn Khải đã có hơn 70 truyện ngắn thành công. Cùng với sự đi lên của
lịch sử xã hội, văn của Nguyễn Khải cũng theo dòng chảy của thời gian mà
thích ứng với từng giai đoạn, từng thời kì. Chính nhà văn đã tự chia sự nghiệp
sáng tác của mình làm hai giai đoạn “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một
cách, từ 1978 đến nay theo một cách khác”. Theo cách nói ấy của nhà văn thì
năm 1978 được coi là cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong sự
nghiệp sáng tác về sau của Nguyễn Khải.
Trƣớc năm 1978, trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc ta đang sống trong
những năm tháng hào hùng, đau thương mà anh dũng: Đánh đuổi sự xâm lược
của đế quốc và thực dân. Văn chương thời kì này chủ yếu đi sâu ca ngợi vẻ
đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh với cảm hứng sử thi hào hùng.
Các tác phẩm văn học đề cao số phận cộng đồng, hướng đến một cái “ta”
chung bằng cảm hứng thời đại lớn. Tình cảm riêng tư, tình cảm cá nhân bị coi
nhẹ, văn học không quan tâm hoặc ít quan tâm đến số phận đời tư hay những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
19
sinh hoạt trong đời sống thường ngày của cá nhân mỗi người. Văn của
Nguyễn Khải cũng nằm trong mạch cảm xúc chung ấy.
Là một người lính, là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, Nguyễn Khải cũng giống như bao các nhà văn khác
thâm nhập vào thực tế để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ nổ ra, nhà văn đã từng lăn lộn với lực lượng vũ trang ở
miền Tây của Tổ quốc cùng bộ đội công binh, đến với các đơn vị xe tăng
trong chiến dịch Đường chín - Nam Lào để tìm hiểu, cắt nghĩa cốt cách của
các chiến sĩ, các gương mặt thuộc thế hệ chống Mĩ. Hòa bình lập lại, miền
Bắc bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, nhà văn còn đi đến những
vùng nông thôn, tìm hiểu những xung đột chính trị quyết liệt xảy ra trong
từng xóm, từng thôn, từng gia đình, từng con người để viết về cuộc sống của
vùng nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ông quan tâm đến
những vấn đề mang tính thời sự, chính trị của đất nước, những xung đột giai
cấp, xung đột dân tộc, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Nhà văn đã lấy
tiêu chí “đạo đức” và tiêu chí “chính trị” làm cơ sở xác lập cho giá trị mỗi con
người trong sáng tác của mình. Vì thế mà văn Nguyễn Khải thời kì này dạt
dào nhiệt huyết chính trị và cảm hứng sử thi.
Sau năm 1978, nhận thức của nhà văn đã bắt đầu có những biến chuyển.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh riêng của nhà văn cũng có những thay đổi đột ngột:
nhà văn đã gặp một gia đình lớn của mình sau mấy chục năm xa cách, ông bắt
đầu cảm thấy chính mình, cảm thấy cuộc đời riêng của mình, những rung
động buồn vui của cuộc đời mình có thể được bộc bạch trên các trang văn. Vì
thế, đọc văn Nguyễn Khải thời kì này chúng ta thấy hiện lên những hình ảnh
vô cùng sinh động và chân thực về một quá trình vận động từ cảm hứng sử thi
sang cảm hứng đời tư, thế sự trong cuộc sống thời bình. Nhà phê bình văn học
Vương Trí Nhàn - người đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
20
chương Nguyễn Khải đã khẳng định: “Muốn hiểu con người thời đại với tất
cả cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh
thần của họ phải đọc Nguyễn Khải”.
Khi chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình thống nhất, non sông thu về
một mối, không khí thời đại ấy tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học. Các
nhà văn phát hiện ra rằng đề tài, chủ đề phản ánh trong văn học không phải
chỉ là những vấn đề thời đại lớn lao mà nó có ở ngay trong cuộc sống thường
ngày. Nhận thức được sự thay đổi đó, nhà văn tâm sự: “Vẫn là đất nước mình
mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn con người Việt Nam mình mà gặp
thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu chút ít về con người” (Hai
ông già ở Đồng Tháp Mười). Nhớ lại một thời đã qua của văn học, nhà văn
nhận ra một điều rằng: “Có một thời mà thời ấy kéo hơi quá dài, những ba
chục năm, chúng ta chỉ tôn trọng có ý chí, có nghị lực, có chính trị, có tư
tưởng”. Văn Nguyễn Khải giai đoạn này quan tâm đến đời sống nhân sinh
trong mạch cảm hứng đời tư, thế sự. Đề tài sáng tác giờ đây là những vấn đề
đời thường, những biến đổi trong số phận con người, nhà văn hướng vào hai
mạch cảm xúc chính đó là cuộc sống thường ngày của những người xung
quanh, của bạn bè đồng nghiệp quen biết và số phận của những người thân
trong họ hàng nội ngoại gia đình nhà tác giả. Đọc văn Nguyễn Khải giai đoạn
này chúng ta thấy những mảnh đời bình dị được ông quan tâm. Đó là cuộc
sống của “Hai ông già ở Đồng Tháp Mười” rất mực bình dị, đó là cuộc sống
bình thường dám hi sinh, chấp nhận sự thiệt thòi để được một niềm hạnh phúc
dù nhỏ nhoi như “Chị Mai”, đó còn là cuộc sống bình dị rất đỗi đời thường
như trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Cuộc sống ấy được nhà văn
Nguyễn Khải ca ngợi: “Tôi thích cái thời này lắm, tôi khoan khoái được sống
cái thời này, chỉ hơi kinh, chỉ không thích cái lối sống bặm trợn, gian trá, tục
tằn của hôm nay thôi” (Chị Mai). Cùng suy nghĩ ấy, một lần nữa nhà văn tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
21
sự trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay
ngổn ngang bề bộn trong bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy
những biến động những bất ngờ là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả
sức khai phá”. Cuộc sống mới hôm nay đã giúp nhà văn Nguyễn Khải phát
hiện ra những đổi thay của lớp người hiện tại. Ông phát hiện ra những đổi
thay trong tư duy, trong nếp nghĩ của con người trong mỗi gia đình. Trong sự
đổi thay ấy, nhà văn còn nhận thấy rằng có những đổi thay mang niềm hạnh
phúc đến cho con người nhưng cũng có những đổi thay làm rạn nứt tình cảm
gia đình, làm hoen ố đạo đức gia đình và có tác động không nhỏ đến truyền
thống đạo đức gia đình và xã hội (Đổi đời).
Phẩm chất con người trong sáng tác giai đoạn này được nhà văn khám
phá trong quan hệ đời thường. Nếu giai đoạn trước 1978 Nguyễn Khải quan
tâm đến hạnh phúc đời thường để ca ngợi, để cổ vũ cho cái lớn lao, cao cả
mang tính chất thời đại thì sáng tác ở giai đoạn 1978 về sau Nguyễn Khải
quan tâm đến số phận con người để khám phá những hạnh phúc của họ trong
cuộc sống hằng ngày. Đó là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ “một đời
gánh chịu những tai hoạ vì những người thân yêu” như chị Khuê trong
“Người vợ”, chị Vách trong “Đời khổ”. Đó là khung cảnh hạnh phúc trong
gia đình của gia đình ông Phúc khiến người đọc vô cùng xúc động: “Ăn cơm
xong ông ngồi hút thuốc lá, bà ngồi sát cạnh đặt bàn tay gầy guộc nhăn nheo
lên đùi chồng, ông chồng nắm chặt lấy bàn tay ấy nắn bóp các ngón tay trò
chuyện với tôi” (Nắng chiều). Cái nhìn về hạnh phúc của con người trong
sáng tác của nhà văn giờ đây có nhiều biến đổi. Nhà văn phát hiện ra một
chân lí giản đơn trên hành trình đến với hạnh phúc của con người là ở cái tâm,
cái đạo lí ngàn đời hun đúc nên phẩm chất con người, là thước đo giá trị con
người ở mọi thời đại và “chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở
những cái mầm yêu thương thui héo ở đâu đó” (Nắng Chiều). Chính sự gần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
22
gũi với cuộc sống đời thường bắt nguồn từ “tâm tốt” ấy khiến cho sáng tác
của Nguyễn Khải có được không khí “cởi mở” gần gũi với nhu cầu cá nhân
của con người, được đông đảo độc giả đón nhận.
Tóm lại, trên hành trình hơn 40 năm cầm bút, Nguyễn Khải đã bộc lộ sự
gắn bó sâu sắc với đời sống chính trị của đất nước. Ông lăn lộn trong đời sống
để được lắng nghe, được trò chuyện, được đối thoại với con người. Mỗi lần
đối thoại là một lần khác nhau nhưng đều có lí, cái lý lần sau bắt nguồn từ cái
nhìn khoáng đạt, đôn hậu đầy chất nhân văn của một nhà văn nhiệt huyết với
cuộc đời. Đọc văn Nguyễn Khải trước sau ta vẫn thấy hình ảnh của một nhà
văn trung thành với một lối viết riêng của mình, đó là “thích lối kể hơn lối tả,
không chú ý nhiều đến cốt truyện, hình dáng của truyện”(Vương Trí Nhàn)
mà nhà văn tập trung làm nổi bật một nhân vật, một kiểu nhân vật, một nhân
cách sống bằng giọng văn vừa tự nhiên vừa duyên dáng, dân dã, vừa đôn hậu,
khoan dung và chất chứa yêu thương đối với con người.
1.3.3 Truyện ngắn “Một người Hà Nội”
1.3.3.1 Tóm tắt tác phẩm
“Một người Hà Nội” là sự khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp và chiều sâu
văn hoá của người Hà Nội, Nguyễn Khải không đi vào khai thác, khám phá
bản chất của con người trong quan hệ lớn lao mang tính thời đại mà đi sâu
phản ánh vẻ đẹp của con người trong quan hệ đời thường, ngắm nhìn con
người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan
hệ gia đình và tiếp nối thế hệ, để đi đến khẳng định, ngợi ca những giá trị
nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người.
Nhân vật chính trong truyện là nhân vật Bà Hiền. “Bà là chị em đôi
con dì ruột với mẹ già” của nhân vật “Tôi” được nhà văn đặt trong bao biến
động thăng trầm của lịch sử xã hội: Từ Hà Nội những năm giải phóng (1955)
đến những năm chống Mĩ, rồi hoà bình lập lại và cả những năm Hà Nội đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
23
bước vào thời kì phát triển kinh tế thị trường. Truyện được nhà văn bố cục
thành 7 đoạn.
Đoạn 1. Giới thiệu về gia đình Bà Hiền qua cái nhìn của đứa cháu là
bộ đội từ kháng chiến trở về Hà Nội - năm 1955: Trong suốt 9 năm cuộc
kháng chiến chống Pháp, gia đình Bà Hiền không đi tản cư mà vẫn sống ở Hà
Nội bởi lẽ “họ không thể rời xa Hà Nội” và cũng “không dính líu gì đến chính
phủ thực dân”. Nơi ở của Bà Hiền rộng “Một toà nhà tọa lạc ngay tại một
đường phố lớn”. Cái mặc cũng rất sang trọng “mùa đông ông mặc áo ba-đờ-
xuy đi giầy da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giầy nhung đính hạt cườm”.
“Cái ăn” cũng khác với số đông “Bàn ăn trải khăn trắng giữa bàn có một lọ
hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ
đã quy định”. Cuộc sống thực tại của gia đình Bà Hiền đã khiến cho người
cháu từ kháng chiến trở về băn khoăn: gia đình bà “khó có thể gắn bó với chế
độ mới và chế độ mới cũng khó có thể tin cậy được ở họ”.
Đoạn 2. Giới thiệu về gốc gác họ hàng và cuộc sống của Bà Hiền thời
Pháp thuộc: Bà Hiền xuất thân trong gia đình giàu có lương thiện. Dòng họ
Bà có Cụ Tú Dâu. Cụ Bà Tú Dâu là chị ruột mẹ Bà Hiền, là em ruột bà ngoại
nhân vật “Tôi”. Bà Tú Dâu, bà mẹ Cô Hiền và bà ngoại nhân vật “Tôi” là ba
chị em gái xuất thân từ dân quê. Cả ba chị em đều ăn mặc theo cái mốt của
thời ấy: “Khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến,
mặc quần lĩnh Bưởi và đi hài”. Tuy “ba bà đặc nhà quê nhưng lại đẻ ra một
loạt con gái rất tân thời”. Bà Hiền xinh đẹp, thông minh được gia đình cho
mở phòng tiếp khách văn chương - gọi là Salon lítteraire để mời gọi thi sĩ, văn
sĩ, sinh viên cao đẳng của đất Hà Thành.
Đoạn 3. Hà Nội năm đầu vừa giải phóng (năm 1955): Vừa mới được
giải phóng, nhiều người dân Hà Nội chưa thật vui vẻ, họ đang tìm cách thích
ứng với chế độ mới: cách sống, cách làm việc, cách nói năng ... Họ cho rằng