Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.44 KB, 10 trang )

HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

244

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngô Minh Thụy
Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Abstract: Geographic Information System (GIS) is defined as an information system that is
used to input, store, retrieve, manipulate, analyse and output geographically referenced data
or geospatial data, in order to support decision making for planning and management of land
use, natural resources, environment, transportation, urban facilities, and other administrative
records. Recently, GIS has been widely used in the field of agricultural development planning.
Because of it being as a powerful tool, this study aims at applying GIS in modelling spatial
planning to identify suitable areas of growing cashew nut in order to provide material for
cashew nut processing factories located in Binh Phuoc province. This spatial planning model
is developed through five major steps as follows: Identifying suitability factors, scoring
factors, weighting factors, creating data, developing a suitable model, and output evaluation.
The result of this study has developed a spatial planning model to support identifying suitable
areas as well as producing land use planning for cashew nut plantation in Binh Phuoc
province. More importantly, the developed spatial planning model is not only applicable for
cashew nut – grown land use planning within the study area but also for other regions.
Keywords: GIS, cashew nut processing factory, land use planning, Binh Phuoc province.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc mở
rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các đô thị, xây dựng kết cấu hạ


tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp, đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong
việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi
trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai.
Trong những năm qua, tỉnh Bình Phước có chuyển biến mạnh trong sự phát triển kinh tế
xã hội, nhu cầu sử dụng đất của các ngành ngày càng tăng, đặc biệt là các ngành Công nghiệp,
Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ
, chính điều này đã gây sức ép rất lớn đối với đất nông
nghiệp trong đó có đất trồng điều. Mặc khác người nông dân trồng trọt chạy theo thị trường
dẫn đến diện tích trồng cây điều không ổn định dẫn đến sản lượng hạt điều phục vụ cho các
nhà máy chế biến hạt điều không đảm bảo và ổn định. Vì vậy quy hoạch vùng nguyên liệu ổn
định phục vụ cho các nhà máy chế biến hạt điều là rất cần thiết.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì công nghệ GIS (Geograhic
Information System) bắt đầu hình thành từ những năm 60 của thế kỷ 20 cũng đã có được
những bước tiến dài trên toàn thế giới, được ứng dụng ở đa lĩnh vực, đa ngành nghề và đã trở
thành một công c
ụ trợ giúp ra quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng
của nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua chức năng thu thập, quản lý, truy vấn phân tích và
tích hợp các thông tin được gắn liền với một nền hình học bản đồ nhất quán, GIS thậm chí
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

245
còn được coi là một công cụ trợ giúp quyết định cực kỳ hiệu quả cho các cơ quan chính phủ,
các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cả từng cá nhân.
Do đó, để đảm bảo sản xuất ổn định của các nhà máy chế biến hạt điều trước mắt cũng
như lâu dài, phải thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,
tác giả đề xu
ất nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) quy hoạch vùng
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều, tỉnh Bình Phước”.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã được xác định, nội dung nghiên cứu tập trung vào
các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: tìm hiểu nghiên cứu công nghệ GIS, hệ hỗ trợ ra quyết
định (DSS, SDSS);
- Tìm hiểu, đánh giá các thực thể và hệ thống các tiêu chuẩn tham gia vào bài toán quy
hoạch: yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội;
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, phương pháp tính toán trọng số cho từng tiêu chuẩn,
hình thành các mức đánh giá để lựa chọn vị trí bố trí đất trồng điều;
- Mô hình hóa bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu trong GIS.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp phân tích không gian;
- Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn kết hợp phương pháp chuyên gia để lượng hóa
các tiêu chuẩn, xác định bộ trọng số cho các tiêu chuẩn;
- Phương pháp nghiên cứu theo tài liệu;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp luận đánh giá đất đai theo FAO;
- Phương pháp phân tích thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích thiết kế mô hình
3.1.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Trên cơ sở đánh giá về yếu tố sinh lý của cây điều và điều kiện về kinh tế xã hội của đị
a
bàn nghiên cứu, chúng tôi đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán quy hoạch cụ thể
như sau:
- Yếu tố tự nhiên: thổ nhưỡng, độ dày tầng đất (tầng dày), độ dốc, độ cao;
- Yếu tố kinh tế - xã hội: hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách từ vùng nguyên liệu đến
trung tâm, quy hoạch ngành (quy hoạch giao thông, quy hoạch đường điện, quy hoạch vùng
chuyên canh nông nghiệp khác điều, quy hoạch đất phi nông nghiệp).

HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

246
- Môi trường: do cây điều có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường như khả năng tận
dụng tài nguyên đất cao, nâng cao độ che phủ (một trong những tiêu chí dùng để đánh giá tác
động môi trường) nên yếu tố môi trường được xem là đồng nhất trong mô hình hóa bài toán
quy hoạch vùng nguyên liệu điều.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán quy hoạch được xây dựng thành các lớp thông tin và
phân loại dựa trên cơ sở phân cấp thich nghi cho từng yếu tố, bao gồm: lớp thông tin thổ
nhưỡng, độ dày tầng đất, độ dốc, độ cao, hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách từ vùng nguyên
liệu đến trung tâm, quy hoạch ngành.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá đất đai theo
trọng số của từng yếu tố. Việc xác định trọng số của các yếu tố dựa trên 03 phương pháp:
phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp phân tích thứ bậc 9 cấp độ, phương pháp phân
tích thứ bậc 3 cấp độ. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc đánh giá kết quả và lựa chọn phương
pháp phù hợp, kết quả xác định trọng số của các yêu tố cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả tính toán trọng số cho các yếu tố theo 03 phương pháp
Yếu tố Thổ nhưỡng Tầng dày Độ dốc Độ cao HTSDĐ K/c đến TT
Phương án 1 0.24 0.16 0.08 0.06 0.27 0.18
Phương án 2 0.30 0.07 0.04 0.03 0.44 0.12
Phương án 3 0.24 0.07 0.04 0.02 0.44 0.18
Trong đó:
- Phương án 1: xác định trọng số theo phương pháp thống kê tổng hợp
- Phương án 2: xác định trọng số theo phương pháp phân tích thứ bậc 9 cấp độ
- Phương án 3: xác định trọng số theo phương pháp phân tích thứ bậc 3 cấp độ

3.1.2. Thiết kế mô hình và cơ sở dữ liệu
a. Thiết kế mô hình
Để giải quyết bài toán quy hoạch đề tài đề xuất sử dụng chức năng phân tích không gian
của GIS theo mô hình dữ liệu raster. Việc chồng lớp dữ liệu trong mô hình bài toán được thực

hiện theo phương pháp chồng lớp có trọng số dữ liệu raster, do đó chúng ta cần phải xác định
trọng số cho các yêu tố và mã hóa dữ liệu cho các lớp dữ liệu raster:
- Mã hóa dữ liệu raster: thực hiện việc mã hóa dữ liệu theo cách phân loại cấp thích nghi
cụ thể:
+ Rất thích nghi (S1): mã hóa là 3
+ Thích nghi (S2): mã hóa là 2
+ Ít thích nghi (S3): mã hóa là 1
+ Không thích nghi (N): mã hóa là 0
- Mã hóa dữ liệu raster đối với lớp quy hoạch ngành:
+ Khu vực quy hoạch: mã hóa 0
+ Khu vực không quy hoạch: mã hóa 1
- Cách xác định trọng số cho các yếu tố: dựa trên 03 phương pháp (phân tích thống kê
tổng hợp, phân tích thứ bậc 9 mức độ và phân tích thứ bậc 9 mức độ) đã được xác định trong
mục 3.1.1.
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

247
Mô hình ý niệm được thể hiện theo sơ đồ sau:




























Hình 1: Mô hình ý niệm mô hình hóa bài toán quy hoạch

Theo hình 1, bước đầu tiên của mô hình là chồng lớp 06 lớp thông tin đơn tính (thổ
nhưỡng, tầng dày, độ dốc, độ cao, hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách từ vùng nguyên liệu
đến trung tâm) theo phương pháp trọng số để xác định vùng thích nghi trồng điều, tiếp theo
tiến hành lần lượt chồng lớp số h
ọc (dùng phép toán nhân) vùng thích nghi với các lớp thông
tin quy hoạch ngành:










Hình 2: Chồng lớp số học giữa vùng thích nghi và quy hoạch ngành

A
i
= ∑
i
w
i
* x
ij


*

Chồng lớp
6 lớp thông tin đơn tính
(x
ij
= 3: phân cấp S
1;
x
ij
= 2: phân cấp S
2;
x
ij
= 1: phân cấp S
3;

x
ij
= 0: phân cấp N)

w
1 +
w
2
+ …+ w
6
= 1
3: S
1
2: S
2
1: S
3

0: N
3:S
1
2:S
2
1:S
3

0:N
Lớp qh ngành
1: không qh
Đánh giá, xác định

vùng nguyên liệu
1 1 1 2
1 2 2 2
0 0 3 2
0 0 3 3

0 0 0 0
1 0 0 0
1 1 1 1
1 1 1 1
*
=
0 0 0 0
1 0 0 0
0 0 3 2
0 0 3 3
Vùng thích nghi Quy hoạch ngành
Vùng nguyên liệu
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

248
Qua hình 2 nhận thấy việc mã hóa dữ liệu của lớp thông tin quy hoạch ngành theo giá trị
0 đối với khu vực quy hoạch, giá trị 1 đối với khu vực không quy hoạch để loại bỏ những khu
vực đã có quy hoạch của các ngành khác khi xác định vùng nguyên liệu điều.
b. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các lớp thông tin đơn tính
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các lớp thông tin đơn tính được thực hiện trên cơ sở của yêu
cầu của mô hình được thiết kế. Các lớp thông tin đơn tính được xây dựng theo mô hình dữ
liệu raster bao gồm: lớp thông tin thổ nhưỡng, độ dày tầng đất, độ dốc, độ cao, hiện trạng sử
dụng đất, khoảng cách từ vùng nguyên liệu đến trung tâm, quy hoạch ngành.
3.1.3. Xây dựng mô hình

Trên cơ sở những phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch vùng nguyên liệu
trong mục 3.1.1, và dữ liệu đượ
c xây dựng, chúng ta tiến hành xây dựng mô hình (vật lý) để
mô hình hóa bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Mô hình bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều được
xây dựng trên Modelbuilder thuộc phần mở rộng Spatial Analyst 2.0 chạy trên phần mềm
ArcView 3.3. Modelbuilder là một công cụ dùng để xây dựng và quản lý một cách tự động các
mô hình không gian, giúp người dùng mô hình hóa tự động các bài toán theo một tiến trình cụ
thể. Những mô hình được tạo ra có thể được sử dụng nhân rộng ở các vùng nghiên cứu khác
bằng cách thay đổi nguồn dữ liệu đầu vào, ngoài ra người sử dụng còn có thể thay đổi mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình để tạo ra các kết quả khác nhau (ví dụ: tạo ra các
phương án quy hoạch khác nhau khi thay đổi trọng số ảnh hưởng của các tiêu chuẩn).
3.2. Triển khai đánh giá mô hình đề xuất
3.2.1. Triển khai mô hình đề xuất xác định vùng nguyên liệu
Qua các bước xử lý theo mô hình đề xuất đã xác định được khu vực phát triển vùng
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều. Kết quả được thể theo 03 phương án được xây
dựng tương ứng với 03 bộ trọng số được xây dựng trong chương 4. Ngoài ra do khả năng
thích nghi đất đai đối với cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước là khá lớn do đó trong nghiên
cứu này, đề tài đề xuất bố trí đất trồng điều trên những khu vực có điều kiện thích nghi nhất.
Kết quả các phương án như sau:
Bảng 2: Quy hoạch sử dụng đất trồng điều theo 03 phương án
Đơn vị tính: ha
Tên huyện, thị Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
1.TX.Đồng Xoài 8.201,25 7.919,25 7.919,25
2.Đồng Phú 35.370,25 34.622,25 34.628,50
3.Phước Long 45.602,75 44.898,50 44.922,75
4.Lộc Ninh 8.437,00 7.909,50 7.909,50
5.Bù Đốp 7.066,50 4.786,00 4.786,00
6.Bù Đăng 44.821,50 44.333,00 44.333,00
7.Bình Long 11.318,50 9.491,50 9.491,50

8.Chơn Thành 7.449,50 7.340,75 7.337,75
Tổng cộng 168.267,25 161.300,75 161.328,25
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

249

















Hình 3: Phương án quy hoạch vùng nguyên liệu điều


Hình 3 (tiếp theo): Phương án quy hoạch vùng nguyên liệu điều

3.2.2. Đánh giá lựa chọn phương án quy hoạch vùng nguyên liệu
Qua bảng 2, chúng ta thấy rằng phương án 2 và phương án 3 không có sự khác biệt lớn
cụ thể diện tích của 02 phương án chênh lệch nhau (phương án 2 – phương án 2) là 27,50 ha.

Ngoài ra, theo kết quả đánh giá của nghiên cứu này thì diện tích trồng điều dự báo khoảng
160.000 – 165.000 ha. Như vậy với kết quả của 03 phương án nêu trên thì đủ để đáp ứng nhu
cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.


HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

250
Theo phương án 1 diện tích trồng điều là 168.267,25 ha lớn hơn so với yêu cầu đặt ra,
cao hơn so với phương án 2 và phương án 3, cụ thể cao hơn phương án 2 (phương án 1 –
phương án 2) là 6.966,50 ha, cao hơn phương án 3 (phương án 1 – phương án 3) là 6.939,00
ha. Để cụ thể hơn, chúng ta tiến hành phân tích chu chuyển đất đai của từng phương án, số
liệu chu chuyên thể hiện ở bảng 3 như sau:
Bảng 3: Chu chuyển đất đai từ các loạ
i đất khác sang đất trồng điều
Đơn vị tính: ha
Loại đất Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Cây hàng năm 4.206,00 2.479,25 2.489,25
Đất trồng tiêu 140,00 140,00 140,00
Đất trồng cà phê 2.976,75 2.976,75 2.976,75
Đất trồng cây ăn quả 959,25 959,25 959,25
Đất trồng cây lâu năm khác 43.500,50 39.442,50 39.450,00
Đất lâm nghiệp 3.726,75 2.502,50 2.507,50
Đất chưa sử dụng 5.018,00 5.060,50 5.065,50
Tổng cộng 60.527,25 53.560,75 53.588,25

Qua bảng 3, chúng ta phân tích chu chuyển đất đai theo 03 phương án quy hoạch như
sau:
- Chu chuyển từ các loại đất trồng tiêu, cà phê, cây ăn quả sang trồng điều của cả 03
phương án giống nhau thể hiện tính nhất quán của 03 phương án.

- Đối với đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm khác và đất lâm nghiệp thì phương
án 1 chu chuyển sang trồng điều nhiều hơn so với phương án 2 và 3. Đây là hạn chế của
phương án 1 so với phương án 2 và 3, bởi vì hiện nay cây trồng cạnh tranh mạnh và có ưu thế
hơn cây điều là cây cao su; do đó, người sử dụng đất có khuynh hướng chuyển đổi từ các mục
đích khác sang trồng cao su. Tuy nhiên, để trồng cao su cần phải có vốn đầu tư cao, có kỹ
thuật canh tác, đòi hỏi nhân công lao động nhiều hơn trồng điều; đây chính là lợi thế cho việc
phát triển cây đ
iều không cần vốn đầu tư cao, công lao động bỏ ra ít, kỹ thuật canh tác đơn
giản. Từ những phân tích đó, ta thấy phương án chu chuyển đất đai ở phương án 2 và 3 là
tương đối phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Phương án 2 và phương án 3 tận dụng đất chưa sử dụng tốt hơn so với phương án 1.
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể thấy rằng ph
ương án 2 và phương án 3 có
ưu thế hơn trong việc lựa chọn phương án chọn và đề tài đề xuất chọn phương án 2 với bộ
trọng số được xây dựng theo phương pháp phân cấp thứ bậc 9 mức độ (
ϖ
=
(0.307,0.072,0.038,0.028, 0.437,0.118)).
3.2.3. So sánh phương án chọn với dự án quy hoạch có liên quan
Trong mục 3.2.2 chúng ta đã xác định được phương án quy hoạch bố trí khu vực trồng
điều, chúng ta tiến hành so sánh phương án chọn với phương án quy hoạch của dự án rà soát,
bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hình 4 là bản đồ quy hoạch vùng nguyên liệu điều
theo phương án chọn của đề tài và bản đồ quy hoạch vùng trồng điều của dự án rà soát, bổ
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

251
sung quy hoạch phát triển nông nghiệp. Để so sánh 02 phương án, chúng ta tiến hành xác định
các điểm giống và khác nhau của hai phương án
a. Những điểm giống nhau giữa 02 phương án
Về diện tích quy hoạch, phương án được xây dựng theo mô hình của đề tài diện tích đất

bố trí trồng điều là 161.300,75 ha; còn phương án của dự án rà soát, bổ sung quy hoạch phát
triển nông nghiệp diện tích trồng điều là 161.500 ha. Như vậy, diện tích chênh lệch của hai
phương án là 199,25 ha có thể được xem là không đáng kể.
Về phân bố không gian, chúng ta xem xét sự phân bố của các vùng nguyên liệu của 02
phương án quy hoạch (hình 4).













Hình 5.4: So sánh bản đồ quy hoạch trồng điều của 02 phương án






Hình 4. Sự phân bố vùng nguyên liệu của 02 phương án quy hoạch

Qua hình 4 nhận thấy những điểm giống nhau của 02 phương án:
- Sự phân bố khu vực trồng điều tập trung chủ y
ếu ở các huyện Phước Long, Bù Đăng

và Đồng Phú.
- Sự phân bố của 02 phương án khá tương đồng nhau về vị trí bố trí.
b. Những điểm khác nhau giữa 02 phương án
- Khu vực hồ Thác Mơ (điểm 2,3 trên hình 4): nhằm bảo vệ hồ Thác Mơ do đó khu vực
này trong phương án chọn của mô hình không bố trí đất trồng điều mà bố trí đất lâm nghiệp
theo quy hoạch của ngành lâm nghiệp.
- Khu vực
đất lâm nghiệp huyện Đồng Phú (điểm 1 trên hình 4): do ngành lâm nghiệp
chuyển một phần diện tích đất này sang đất sản xuất nông nghiệp, cùng với khả năng thích
nghi của cây điều với khu vực này nên phương án chọn đã bố trí trồng điều.

1
2
3
6
4
5
1
2
3
6
4
5
CAMPUCHIA
Tỉnh
Đắk Nông
Tỉnh
Lâm Đồng
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Bình Dương

Tỉnh
Tây
Ninh
CAMPUCHIA
Tỉnh
Đắk Nông
Tỉnh
Lâm Đồng
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Bình Dương
Tỉnh
Tây
Ninh
HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

252
- Khu vực đất lâm nghiệp (các điểm 4,5,6 trên hình 4): đây là các khu vực bố trí đất lâm
nghiệp do đó không thể phát triển đất trồng điều.
c. Đánh giá chung
Trên cơ sở những phân tích nêu trên, chúng ta nhận thấy sự tương đồng của hai phương
án. Mặc dù có những điểm khác nhau, nhưng không có sự sai lệnh lớn, mà những điểm khác
nhau này do quan điểm quy hoạch của các ngành ở các thời điểm khác nhau (có sự điều chỉnh
quy hoạch ngành).
Phương án quy hoạch vùng trồng điều được xây dựng theo mô hình thiết kế trên
Modelbuilder chạy trên phần mềm ArcView, đây là mô hình chạy tự động nhưng theo hướng
mở để người dùng có thể thay đổi trọng số ảnh hưởng của các yếu tố cũng như dữ liệu đầu
vào để đạt đuợc kết quả theo yêu cầu. Như vậy, với mô hình được xây dựng chúng ta có thể
áp dụng cho những khu vực có điều kiện tương tự để xây dựng phương án bố trí đất trồng
điều, thời gian xây dựng sẽ rút ngắn lại khá nhiều.
Dự án Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp xây dựng hệ thống bản đồ

trên phần mềm Mapinfo, phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch là chồng xếp các bản đồ
đơn tính (sử
dụng mô hình dữ liệu vector) theo từng cặp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai,
kết hợp với yêu cầu sử dụng đất để xác định khả năng thích nghi của cây trồng. Trên cơ sở đó
tiến hành bố trí sử dụng cho các loại đất trong đó có đất trồng điều. Với phương pháp nêu
trên, dự án chủ yếu sử dụng chức năng chồng xếp thủ công.
Tóm lại, từ những phân tích và đánh giá nêu trên chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng
phương án quy hoạch vùng nguyên liệu điều của mô hình được xây dựng trong nghiên cứu
này mang lại kết quả khả quan, kết quả của phương án phù hợp.
4. KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin địa lý được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới nhằm mục
đích quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả
cao, cung cấp các thông tin kịp thời đầy đủ, chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định phục
vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp quyết định đa tiêu chuẩn được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực
như: thương mại, dự báo, phân bổ tài nguyên đất đai. Trong đề tài cũng đã sử d
ụng phương
pháp này cùng với công nghệ thông tin địa lý để xây dựng mô hình bài toán quy hoạch vùng
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đề tài đã xây dựng được mô hình bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu điều có thể nhân
rộng trên các địa bàn khác có điều kiện tương tự. Ngoài ra mô hình, cho phép thay đổi các
trọng số ảnh hưởng của các tiêu chuẩn tham gia vào bài toán quy hoạch, do đó người dùng có
thể sử dụng mô hình này ở các điều kiện khác nhau để xây dựng các phương án quy hoạch
khác nhau.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ngô An. 2003. Ứng dụng GIS và MODSS quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn vùng cửa sông
Cửu Long theo hướng phát triển bền vững. Bài báo Hội thảo khoa học công nghệ thông tin địa
lý lần thứ 9, Trung tâm Công nghệ thông tin địa lý, Đại học Bách Khoa TP.HCM, trang 45 – 61.


HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011

253
[2]. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân. 1999. Sổ tay điều tra, phân
loại, đánh giá đất. Nhà xuất bản Hà Nội
[3]. Lê Cảnh Định. 2005. Tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai. Luận
văn thạc sỹ, Đại học Bách Khoa TP.HCM.
[4]. Trần Trọng Đức. 2002. GIS căn bản. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
[5]. Hoàng Sỹ Khải, Nguyễn Thế
Nhã. 1995. Những vấn đề kinh tế chủ yếu về phát triển sản xuất
điều ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp
[6]. Phạm Quang Khánh. 1995. Tài nguyên đất vùng Đông Nam bộ, hiện trạng và tiềm năng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
[7]. Phạm Văn Nguyên. 1990. Cây đào lộn hột. Công ty VINALIMEX
[8]. Vũ Cao Thái, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Văn Khiêm. 1997. Điều tra đánh giá tài nguyên đất
theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (lấy Đồng
Nai làm ví dụ). Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[9]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. 1999. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước thời kỳ 1998
– 2010.
[10]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. 2004. Rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2003 – 2010.
[11]. FAO. 1976. A Framework for land evaluation, soil bulletin 32, Rome, Italy
[12]. FAO. 1993. Guidelines for land use planning. Development Series No. 1. FAO, Rome
[13]. Kim Loi. N . 2005. Decision support system (DSS) for sustainable watershed management in
Dong Nai Watershed - Vietnam
. Ph.D Thesis, Graduate School, Kasetsart University, Bangkok,
Thailand.
[14]. Md.Bilbal Hossain. 2003. Local level agricultural planning using GIS.
[15]. P.A.Bourrough. 1986. Principle of Geographic Information System for Land Resources

Assessment. Clarendon Press Oxford.
[16]. Sharifi and Herwijnen. 2003. Spatial Decision Support Systems. Enschede, ITC.
[17]. Stan Aronoff. 1991. Geographic Information System: A managerment perspective. WDL
Publications Ottawa, Canada.
[18]. Supan Karnchanasutham and Virchan amarakul. 2004. Using Geographic Information System
for agricultural planning in ThaiLand.
[19]. Xu, Z. 1999. Urban Environment Planning. Wuhan, Wuhan Technical University of Surveying
and Mapping Press, Chinese
[20]. Yang Manlun. 2003. Suitability analysis of urban green space system based on GIS. Master
thesis, Internaional insttitute for geo-information science and earth observation enschede, the
Netherlands.
[21]. Yue - Hong Chou (1997), Exploring spatial analysis in Geographic information system.
Onword, USA

×