Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH HÀNG HÓA KHU VỰC GÒ ĐỒI QUẢNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 11 trang )



57

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012


ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH HÀNG
HÓA KHU VỰC GÒ ĐỒI QUẢNG BÌNH
Hà Văn Hành
1
, Trương Đình Trọng
1
, Nguyễn Thanh Tính
2
1
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2
Công ty TNHH Nhà An, 14 Lê Hồng Phong, TP Huế

Tóm tắt. Vùng gò đồi Quảng Bình với diện tích khoảng 190.721,44 ha, chiếm
khoảng 35% diện tích của toàn tỉnh, là nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận
lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Trong những năm gần đây, một
số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng
chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự
phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh
của từng vùng.
Căn cứ vào kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình,
kết quả đánh giá mức độ thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất, chúng tôi đã đề xuất 04 loại hình chuyên canh sản xuất hàng hóa cho


vùng này.

1. Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển
nhanh và bền vững thì không có sự lựa chọn nào tốt hơn là quy hoạch các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung. Thực tế cho thấy, để quy hoạch được vùng sản xuất hàng hoá cần
phải quy tụ được hàng trăm hộ nông dân tham gia. Đây là việc làm khó thực hiện bởi
không phải hộ nông dân nào cũng sẵn sàng tham gia khi mà họ chưa thấy rõ hiệu quả
kinh tế. Dự án phát triển các vùng nguyên liệu mía đường Quảng Bình cách đây 15 năm
(1997) không thành công là một ví dụ. Nhà máy đường này có công suất thiết kế là
1.500 tấn mía cây/ngày, nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ hoạt động dưới 50% công
suất và phải đóng cửa vào năm 2004, thua lỗ lên đến 136,6 tỷ đồng.
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đã và đang kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng Nhà
máy chế biến nông - lâm sản như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu; Nhà máy
chế biến cao su; Nhà máy chế biến gỗ; Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu Đây là một
định hướng đúng đắn của tỉnh nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các loại nông,
lâm sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây,
một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất


58

hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều
vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đang hình thành một cách
tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh
của từng vùng. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa là rất cần thiết cho sự phát triển ngành nông - lâm nghiệp của tỉnh.
2. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Quảng Bình nằm trong khu vực Bình Trị Thiên, nơi chuyển tiếp giữa hai miền khí

hậu Bắc - Nam, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và biển. Từ Nam lên Bắc kéo dài từ
16
0
55’31’’ đến 18
0
5’27’’ vĩ Bắc và từ Tây sang Đông kéo dài từ 105
0
35’41’’ đến 106
0

59’36’’ kinh Đông.
Lãnh thổ Quảng Bình có sự phân hoá sâu sắc về địa hình, bao gồm đồng bằng, gò
đồi và núi. Theo quan điểm của các nhà địa lý Việt Nam, ở lãnh thổ Bắc Trung Bộ vùng gò
đồi được giới hạn trong phạm vi có độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m. Tuy nhiên, 02 huyện
Minh Hoá và Tuyên Hoá có diện tích vùng gò đồi nhỏ và phân hoá manh mún. Do đó,
không gian nghiên cứu được giới hạn trong vùng gò đồi trên lãnh thổ của 4 huyện (Lệ
Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch) và thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.
2.2. Đặc điểm địa chất
Theo các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, trong phạm vi lãnh thổ tỉnh
Quảng Bình nói chung và lãnh thổ vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình nói riêng có các thành
tạo địa chất đa dạng và phong phú với tuổi từ Paleozoi hạ đến Đệ tứ.
2.3. Đặc điểm địa hình
Gò đồi là khu vực chuyển đổi từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển, trên cơ sở
phân tích bản đồ địa hình, địa mạo tỉ lệ 1:50.000 cùng với sự tham khảo các nguồn tài
liệu [4], [5], [6] thì vùng gò đồi được xác định bởi độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m và có
thể phân ra các kiểu: đồi cao, đồi trung bình và đồi thấp.
2.4. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới. Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình,
khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng khá phức tạp. Nằm hoàn

toàn về phía sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, nhưng lại bị kẹp giữa 2 đèo là Hải
Vân và đèo Ngang nên lãnh thổ nghiên cứu có chế độ khí hậu mang tính chất chuyển
tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam.


59

Bảng 1. Một số đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Bình
Tháng
Các đặc
trưng
I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII
Năm
Nhiệt độ (
0
C)

18,6

19,4

22,0

24,9

27,8

28,9


29,0

28,3

26,8

24,7

21,9

20,9

24,4
Lượng mưa
(mm)
71 48 44 46 102 96 90 150 502 668 356 149 2,322
Độ ẩm (%) 90 90 92 89 82 76 73 78 86 87 98 85 85
Lượng bố
c
hơi (mm)
62 56 56 72 136 180 197 192 80 24 80 70 1,278
(Nguồn: Trạm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Bình).
2.5. Chế độ thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi của Quảng Bình nói chung và vùng gò đồi nói riêng có đặc
điểm là chiều dài ngắn, dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là vào mùa mưa lũ. Vùng
gò đồi Quảng Bình bao gồm các hệ thống sông chính là sông Gianh, sông Son, sông
Long Đại, sông Kiến Giang.
2.6. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình được thành tạo trên một địa hình phức tạp

với nhiều loại đá mẹ khác nhau đã tạo ra lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng bao gồm hơn
30 loại đất thuộc các nhóm đất: đất xám, đất đỏ, đất phù sa, đất mới biến đổi chua, đất
tầng mỏng chua, đất mặn.
3. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/50.000 ở lãnh thổ khu vực gò đồi tỉnh
Quảng Bình
3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Quá trình lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cho thành lập bản đồ đơn vị đất đai
(ĐVĐĐ) có thể khái quát qua bảng sau:
Bảng 2. Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu
I. Loại đất
Đất xám bạc màu cơ giới nhẹ
Đất xám bạc màu có kết von nông
Đất xám bạc màu có tầng loang lổ sâu
Đất xám bạc màu glây sâu
Xab-a
Xab-fe1
Xab-l2
Xab-g2


60

Đất xám cơ giới nhẹ kết von sâu
Đất xám cơ giới nhẹ điển hình
Đất xám feralit đá lẵn nhiều ở nông
Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở sâu
Đất xám feralit đá nông
Đất xám feralit đá sâu
Đất xám feralit điển hình

Đất xám kết von nông
Đất xám kết von sâu
Đất xám kết von ít glây sâu
Đất xám kết von ít sâu
Đất xám loang lổ sâu
Đất nâu đỏ điển hình
Đất phù sa chua điển hình
Đất phù sa chua cơ giới nhẹ
Đất phù sa chua glây nông
Đất phù sa chua glây nông kết von sâu
Đất phù sa chua glây sâu
Đất phù sa trung tính ít chua điển hình
Đất phù sa trung tính ít chua glây sâu
Đất mới biến đổi chua glây nông
Đất tầng mỏng chua điển hình
Đất tầng mỏng chua kết von
Đất mặn trung bình và ít glây sâu
Xa-fe2
Xa-h
Xf-SK1
Xf-SK2
Xf-đ1
Xf-đ2
Xf-h
Xfe-1
Xfe-2
Xfe4-g2
Xfe4-2
XL-2
Fđ-h

Pc-h
Pc-a
Pc-g1
Pc-g1-fe2
Pc-g2
P-h
P-g2
CMc-g1
Ec-h
Ec-fe
M-g2
II. Tầng dày
1. Tầng dày > 100 cm
2. Tầng dày từ 50 - 100 cm
3. Tầng dày < 50 cm
D1
D2
D3
III. Độ dốc
1. Độ dốc < 3
0
2. Độ dốc từ 3

- 8
0
SL1
SL2


61


3. Độ dốc từ 8 - 15
0
4. Độ dốc từ 15 - 20
0
5. Độ dốc từ 20 - 25
0
6. Độ dốc trên 25
0

SL3
SL4
SL5
SL6
IV. Hàm lượng mùn
1. Rất giàu (> 3 %)
2. Giàu (từ 2 - 3 %)
3. Trung bình (từ 1 - 2 %)
4. Nghèo (< 1 %)
M1
M2
M3
M4
V. Điều kiện tưới
1. Tưới chủ động
2. Tưới tương đối chủ động
3. Tưới hạn chế
4. Không tưới được
I1
I2

I3
I4

VI. Khả năng thoát nước

1. Thoát nước tốt
2. Thoát nước tương đối tốt
3. Khó thoát nước
4. Rất khó thoát nước
F1
F2
F3
F4
VII. Độ pH
1. > 5,5
2. 5,5 – 4,5
3. < 4,5
H1
H2
H3
VIII. Thành phần cơ giới
1. Cát (<10% sét vật lí)
2. Cát pha, thịt nhẹ (10-30% sét vật lí)
3. Thịt trung bình (30-40% sét vật lí)
4. Thịt nặng (40-50% sét vật lí)
C1
C2
C3
C4
IX. Vị trí

1. Rất thuận lợi
2. Thuận lợi
3. Ít thuận lợi
4. Không thuận lợi
P1
P2
P3
P4
3.2. Kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/50.000
Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện bằng cách chồng xếp các


62

bản đồ đơn tính dưới sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Mapinfo. Kết quả cho ta
các khoanh vi đất đai trên bản đồ. Các tính chất của các ĐVĐĐ ngoài 5 tính chất về loại
đất, tầng dày, độ dốc, hàm lượng mùn, thành phần cơ giới lấy từ bản đồ đất thì các tính
chất còn lại được tính toán nội suy để xác định và phân cấp.
Qua quá trình xây dựng, đề tài đã xác định được 180 ĐVĐĐ trên lãnh thổ
nghiên cứu.

Hình 1. Sơ đồ ĐVĐĐ vùng gò đồi Quảng Bình


63

4. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất
4.1. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai
Để đánh giá mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ đối với các loại hình sử dụng đất,
bài báo đã sử dụng phương pháp đánh giá định lượng thông qua việc áp dụng bài toán

trung bình nhân theo công thức của D. L. Armand (1975):
M
0
=
n
n
aaaa
321

Trong đó: M
0
: Giá trị trung bình nhân
a
1
, a
2
, a
n
: Số điểm của n chỉ tiêu
n: Số lượng chỉ tiêu dùng đánh giá
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc đánh giá và phân hạng, chúng tôi đưa
ra thang điểm đánh giá cho các chỉ tiêu như sau:
- Rất thích nghi (S1): 3 điểm. - Thích nghi (S2): 2 điểm.
- Ít thích nghi (S3): 1 điểm. - Không thích nghi (N): 0 điểm.
Mỗi ĐVĐĐ trên địa bàn nghiên cứu sẽ có 8 hoặc 9 chỉ tiêu đánh giá tương ứng
với 8 hoặc 9 giá trị điểm. Điểm đánh giá là điểm trung bình nhân của các giá trị điểm đó.
Những ĐVĐĐ nào có yếu tố giới hạn mà cây trồng không vượt qua sẽ có điểm bằng 0
(N = 0) nên giá trị trung bình nhân M
0
= 0 và đơn vị này sẽ không đưa vào để đánh giá.

Do vậy, điểm tối đa S
max
= 3, điểm tối thiểu S
min
= 1.
Áp dụng công thức tính khoảng cách đều để phân hạng mức độ thích nghi của
từng ĐVĐĐ đối với các loại hình sử dụng đất, ta có được kết quả là:
S =
3
13

≈ 0,66
Khoảng cách điểm trong một hạng là 0,66 và được xác định là:
- Điểm trung bình nhân từ 3,00 - 2,35: Rất thích nghi (S1).
- Điểm trung bình nhân từ 2,34 - 1,67: Thích nghi (S2).
- Điểm trung bình nhân từ 1,66 - 1,00: Ít thích nghi (S3).
- Điểm trung bình nhân bằng 0 : Không thích nghi (N).
4.2. Kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng
đất
Kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất được tóm tắt
như sau:


64

Bảng 3. Tổng hợp diện tích các hạng đối với từng loại hình sử dụng
Phân hạng mức độ thích nghi
Loại hình
sử dụng
Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N)

Cây cao su
- DT: 9.561,42 ha.
- Gồm 18 ĐVĐĐ
- DT: 32.828,32 ha.
- Gồm 46 ĐVĐĐ
- DT: 148.331,70 ha
- Gồm 116 ĐVĐĐ
Cây hồ tiêu
- DT: 3.629,33 ha.
- Gồm 7 ĐVĐĐ
- DT: 23.423,33 ha.
- Gồm 33 ĐVĐĐ
- DT: 163.668,78 ha.
- Gồm 140 ĐVĐĐ
Cây sắn cao
sản
- DT: 11.579,04 ha.
- Gồm 16 ĐVĐĐ
- DT: 9.564,90 ha.
- Gồm 26 ĐVĐĐ
- DT: 169.577,49 ha.
- Gồm 138 ĐVĐĐ
Trồng rừng
- DT: 34.694,07 ha.
- Gồm 56 ĐVĐĐ
- DT: 32.782,63 ha.
- Gồm 52 ĐVĐĐ
- DT: 123.244,74 ha.
- Gồm 72 ĐVĐĐ
5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây chuyên canh

Qua kết quả điều tra kinh tế của nhiều hộ gia đình tiêu biểu trên địa bàn lãnh thổ
nghiên cứu theo một số chỉ tiêu cho thấy các ĐVĐĐ có mức độ thích nghi khác nhau thì
giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư cũng như giá trị ngày công lao động trên các loại cây
trồng chủ yếu cũng khác nhau.
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chủ yếu
ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình năm 2010
Các nhóm, loại
cây trồng chủ
yếu
Tổng giá
trị SX thu
được
(GO)/
1ha/năm
(1000đ)
Chi phí
trung gian
(IC)/
1ha/năm
(1000đ)
Giá trị
gia tăng
(VA)/
1ha/năm

(1000đ)
Chi phí
công lao
động
(CL)/1ha

/năm
(công)
Giá trị
ngày
công lao
động
(VC)
(1000đ)
Hiệu suất
đồng vốn
(HS)
(%)
HẠNG THÍCH NGHI
Sắn cao sản 28.000 9.770 18.300 106 172.642 178,31
Trồng rừng 21.877 10.450 11.427 187 61,11 109,35
Cao su 50.000 15.000 35.000 267 131,09 233,33
Hồ tiêu 30.800 12.850 17.950 263 68,25 139,69
HẠNG ÍT THÍCH NGHI
Sắn cao sản 22.070 11.500 10.570 158 66,90 91,91


65

Trồng rừng 20.458 11.587 8.871 191 46,45 76,56
Cao su 45.000 16.000 29.000 271 107,01 181,25
Hồ tiêu 28.980 13.100 15.880 266 59,7 121,22
(Ghi chú: Kết quả chi phí và thu nhập được tính theo kết quả điều tra trung bình của
nhiều hộ ở lãnh thổ nghiên cứu).
6. Đề xuất các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở lãnh thổ nghiên cứu
6.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất

Để đảm bảo tính khoa học và khách quan cho việc đề xuất các vùng chuyên canh
sản xuất hàng hóa ở lãnh thổ gò đồi tỉnh Quảng Bình, chúng tôi căn cứ vào các yếu tố:
hiện trạng sử dụng đất; kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, hiệu quả kinh
tế - xã hội và tác dụng đối với môi trường của các loại cây chuyên canh.
6.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất của các loại hình sử dụng đất được
chọn theo các đơn vị đất đai
Kết quả đề xuất có thể được tóm tắt qua bảng 5:
Bảng 5. Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ gò đồi Quảng Bình theo đơn vị đất đai
Các loại cảnh quan Chức năng Hướng sử dụng
Nhóm I
- Diện tích: 23.846,48 ha, gồm
24 ĐVĐĐ
Khai thác kinh tế Chuyên canh cây cao su
Nhóm II
- Diện tích: 6.154,84 ha, gồm
13 ĐVĐĐ
Khai thác kinh tế
Chuyên canh hồ tiêu

Nhóm III
- Diện tích: 16.481,76 ha, gồm
25 ĐVĐĐ
Khai thác kinh tế Chuyên canh sắn cao sản
Nhóm IV: 114.852,50 ha, gồm
77 ĐVĐĐ
Phòng hộ và khai
thác kinh tế
Trồng rừng
Nhóm V
- Diện tích: 29.385,85 ha, gồm

41 ĐVĐĐ
Phòng hộ bảo tồn
tự nhiên và khai
thác kinh tế
Khoanh nuôi, bảo vệ và phục
hồi rừng tự nhiên để bảo tồn
đa dạng sinh học và các loại
hình sử dụng khác


66


Hình 2. Sơ đồ đề xuất các vùng chuyên canhvùng gò đồi tỉnh Quảng Bình
7. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề xuất quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất
hàng hóa khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình có đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng với hơn 30
loại đất thuộc 6 nhóm đất.
- Kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/50.000 cho thấy lãnh thổ nghiên
cứu có 180 ĐVĐĐ.


67

- Qua kết quả đánh giá, chúng tôi đề xuất 04 loại hình chuyên canh: chuyên canh
cây cao su, chuyên canh cây sắn cao sản, chuyên canh cây hồ tiêu, trồng rừng phòng hộ
kết hợp khai thác làm nguyên liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FAO, A framework for land evaluation, FAO Soil Bulletin N

0
32, Rome, 1976.
2. FAO, Land evaluation for development, ILRI, Wagenigen, 1985.
3. FAO, Land evaluation for rainfed agriculture, Soil Bulletin N
0
52, FAO, Rome, 1984.
4. Hà Văn Hành, Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên lãnh thổ đồi núi huyện Lệ
Thủy phục vụ cho quy hoạch tổng thể phát triển nông - lâm nghiệp và tổ chức tái định
cư dọc đường Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài cấp Bộ, mã số: B 2004.07.05, Huế, 2005.
5. Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Phân tích tiềm năng phục vụ cho việc qui hoạch
các điểm dân cư dọc hệ thống đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận đồi núi huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Huế, 03(03), (2007), 120 - 127.
6. Nguyễn Thanh Tính, Đánh giá cảnh quan phục vụ qui hoạch phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa Địa lý, Trường
Đại học Khoa học - Đại học Huế, 2010.

SUGGESTIONS ON PLANNING FOR DEVELOPMENT OF
SPECIALISED COMMODITY PRODUCTION REGIONS IN THE
UPLAND OF QUANG BINH PROVINCE
Ha Van Hanh
1
, Truong Dinh Trong
1
, Nguyen Thanh Tinh
2
1
College of Sciences, Hue University
2
Nha An Company, Ltd.,14 Le Hong Phong, Hue city

Abstract. With the area of about 190.721,44 hectares, accounted for over 35% of
the total provincial area, Quang Binh upland is endowed with favorable natural
conditions for comprehensive agricultural development. In the recent few years,
some locals in the province have changed the crop structures towards the
commodity production and the gained results are quite positive. In addition, most
specialised commodity production regions in Quang Binh have been spontaneously
formed, scattering and in lack of planning ; therefore, the potentials and strength of
each region have not been thoroughly exploited.
Based on the results of land unit mapping in the upland of Quang Binh, of
adaptation level evaluation as well as the economic effectiveness of land use types,
we suggest 04 types of specialised commodity production.

×