Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận phân tích nội dung học thuyết kinh tế của keynes từ đó vận dụng thực tiễn vào nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.43 KB, 34 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu, học tập lịch sử các học thuyết kinh tế có
ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ra hiểu được một cách có hệ thống các học
thuyết kinh tế cũng như các trường phái kinh tế khác nhau của mỗi giai đoạn phát
triển lịch sử xã hội. Cùng với sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ và nền sản
xuất hàng hoá, những tư tưởng kinh tế được phát triển và hình thành những học
thuyết kinh tế, trong đó phải kể đến: học thuyết kinh tế Mác – Lênin, học thuyết
kinh tế cổ điển mới, học thuyết kinh tế trường phái Keynes, học thuyết kinh tế của
chủ nghĩa tự do mới,…. Trong đó, học thuyết kinh tế trường phái Keynes đóng một
vai trị khá quan trọng. Đây là học thuyết kinh tế trong thời kì khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến hầu hết các nước tư
bản chủ nghĩa. Các học thuyết tự điều tiết kinh tế của trường phái cổ điển và cổ điển
mới,… tỏ ra kém hiệu lực, không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự can thiệp
ngày càng tăng của nhà nước vào kinh tế. Trước bối cảnh đó, học thuyết kinh tế của
Keynes đã góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được
khủng hoảng và thất nghiệp. Trong một thời gian dài, lý thuyết này đã giữ vị trí
thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản. Nó được vận dụng ở hầu hết các
nước tư bản phát triển và đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước tăng
lên rất cao tạo nên những thần kỳ...vv
Việc nghiên cứu học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes đã giúp tôi
mở rộng và nâng cao kiến thức về nền kinh tế hiện đại. Dựa vào đó để làm cơ sở lý
luận, xây dựng các chính sách để phát triển kinh tế nước ta khi đang trong thời kì
hội nhập và phát triển.

2, Phạm vi nghiên cứu


Nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế của Keynes. Ý nghĩa của việc


nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Việt
Nam trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế của Nhà nước.

3, Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tìm hiểu phân tích nội dung Học
thuyết kinh tế của Keynes. Từ đó vận dụng thực tiễn vào nền kinh tế Việt Nam để
thấy được ưu điểm, nhược điểm và nêu ra các giải pháp.

4, Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp lôgic
Phương pháp diễn dịch quy nạp


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I – NỘI DUNG HỌC THUYẾT KINH TẾ KEYNES
I- Tiểu sử và sự nghiệp của Keynes.
John Maynard Keynes sinh ngày 05 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge
(Anh) trong một gia đình có văn hố và được chăm sóc đầy đủ. Bố ơng là John
Neville Keynes, làm giảng viên trường đại học Cambridge, dạy môn logic và kinh
tế chính trị học. Mẹ ơng tên là Florence Ada, một trong những người phụ nữ đầu
tiên tốt nghiệp trường đại học Newham. Năm 1932, bà được bầu làm thị trưởng
Cambridge và nổi tiếng về chủ nghĩa nữ quyền. Có thể nói bố mẹ của Keynes là
những cơng dân tiến bộ đậm màu sắc vị tha.

Thuở nhỏ, ơng đã thích lái xe lửa, nhưng rồi ông vào Đại học dự bị ở Eton,
rồi học ngành dân sự. Thoạt đầu, ông làm tại văn phịng của Bộ Tài chính Anh ở Ấn
Độ, về sau giảng dạy kinh tế học ở Đại học Cambridge. Năm 26 tuổi, tác phẩm
“Phương pháp biên chế chỉ số” của ông đoạt giải thưởng Adam Smith. Sau đó ông

chủ biên tạp chí Kinh tế học. Trước Chiến tranh thế giới I là thư ký Hội kinh tế
Hoàng gia Anh. Chiến tranh thế giới I nổ ra, ông làm ở Ngân khố Anh, sau chiến
tranh là đại biểu Bộ Tài chính Anh tại Hội nghị hịa bình Paris, rồi viết cuốn
sách “Thành quả kinh tế của hịa bình” gây tiếng vang lớn. Từ năm 1929 tới năm
1933, J.M.Keynes chủ trì Ủy ban cố vấn kinh tế tài chính nước Anh. Năm 1941 trở


đi, ông công tác tại Ngân hàng Anh. Năm 1942, ông được phong làm huân tước
Anh. Năm 1944, đảm nhiệm giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển
phục hưng quốc tế. Ông qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1946 vì bệnh tim.
J.M.Keynes đã xuất bản nhiều tác phẩm: “Cải cách tiền tệ” (1923), “Bàn về
tiền tệ” (1930)… nhưng nổi tiếng nhất là cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi
suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936. Tác phẩm này sau khi được công bố đã diễn ra
một cuộc tranh luận kịch liệt, những người tranh luận đều công nhận phương pháp
tư tưởng mới của ông. Các tác phẩm của ơng đã góp phần làm cho lý thuyết kinh tế
học thêm phần phong phú, đồng thời cũng là cơ sở cho các chính sách kinh tế của
nhiều chính phủ trong việc khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết
công ăn việc làm và phát triển kinh tế.
Keynes được các học giả phương tây coi là người có tính sáng tạo. Một thời,
ơng từng được xem là "cứu tinh" của chủ nghĩa tư bản, "người cha của sự phồn vinh
sau chiến tranh".

II. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung của trường phái Keynes
1. Hoàn cảnh ra đời.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm phá sản học thuyết
“Tự điều chỉnh kinh tế” của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Trong thực tiễn
của chủ nghĩa tư bản, các quy luật kinh tế khách quan hoạt động một cách tự phát
đã đem đến khủng hoảng cho nền kinh tế. Các lý thuyết cho rằng sự hoạt động của
các quy luật kinh tế khách quan sẽ điều tiết nền kinh tế và mang lại sự cân bằng mà
khơng cần có sự tác động của con người đã thể hiện sự thiếu chính xác.

Ngồi ra, vào những năm 30 của thế kỷ XX, lực lượng sản xuất xã hội đã
phát triển mạnh mẽ, xã hội hóa ngày càng cao hơn so với thế kỷ trước địi hỏi phải
có sự điều chỉnh, tác động của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, sự thành cơng trong thực tiễn của lý
luận Mácxít về kế hoạch nền kinh tế quốc dân ở Liên Xô (cũ) đã buộc các nhà kinh
tế tư sản nghĩ đến khả năng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế, trong việc thiết lập
các chương trình phát triển kinh tế nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi các cuộc khủng
hoảng chu kỳ cũng như nạn thất nghiệp thường xuyên diễn ra ở các nước tư bản.


Trước thực tiễn đó, John Maynard Keynes đã đề xuất lý thuyết kinh tế tư
bản chủ nghĩa có điều tiết. Lý thuyết về sự điều tiết của nhà nước vào kinh tế của
Keynes đã nhanh chóng thuyết phục các nhà kinh tế học tư sản và được các nhà
kinh tế học tư sản xem như một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử các học thuyết
kinh tế.

2. Những đặc điểm cơ bản của lý thuyết kinh tế của Keynes
- Học thuyết Keynes là sự biểu hiện lợi ích và cơng trình sư của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước. Học thuyết kinh tế cổ điển và cổ điển mới đề cao vai trò
của hệ thống tự điều tiết của cơ chế thị trường, chưa thấy vai trò của nhà nước đối
với sự phát triển kinh tế, còn học thuyết kinh tế của J.M.Keynes đã mở ra một giai
đoạn mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế tư bản, trong đó phải kể đến lý
luận kinh tế vĩ mô và hệ thống điều tiết của độc quyền nhà nước.
- Thất nghiệp và việc làm là những vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất
đối với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy trong học thuyết kinh tế của J.M.Keynes thì lý
thuyết về việc làm là lý thuyết trung tâm. Theo ông, việc làm không chỉ xác định thị
trường lao động, mà còn bao gồm cả trạng thái sản xuất, khối lượng việc làm và quy
mô thu nhập.
- Tiền công có tính cứng nhắc. Mức tiền cơng được thoả thuận giữa chủ và
thợ là tiền công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiền công này

được ghi trong hợp đồng lao động, được cơng đồn và luật pháp bảo vệ. Do đó,
mức tiền cơng khơng phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định. Giới
chủ chỉ tăng thuê mướn lao động khi tiền cơng thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền
cơng danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy,
thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại
làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản
xuất – việc cần thiết để thoát khỏi suy thoái kinh tế.
- Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả sẽ khiến người ta giảm chi tiêu do
nghĩ rằng tiền trong túi mình đang tăng giá trị. Cầu tiêu dùng và tổng cầu giảm. Cứ
thế, vịng xốy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
- Lãi suất giảm khơng nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Lãi suất giảm nhưng
tiết kiệm chưa chắc đã giảm theo do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của


giảm lãi suất triệt tiêu lẫn nhau. Và khi tiết kiệm khơng giảm thì đầu tư khơng tăng.
Thêm vào đó, đầu tư cố định là đầu tư có kế hoạch dựa vào những dự tính dài hạn;
nên khơng vì lãi suất giảm mà đầu tư tăng.
- Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn chính là cung và cầu về tiền.
- Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó, vì ở mức thấp đó, các
nhà đầu tư khơng cịn muốn giữ trái phiếu mà chuyển sang giữ tiền mặt, tạo nên tình
trạng tiết kiệm quá mức trong khi đầu tư lại thiếu. Cầu đầu tư giảm sẽ khiến tổng
cầu giảm theo.
- Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp.
- Thắt chặt chi tiêu trong thời kì khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng
thêm trầm trọng. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêu nhằm tăng
tổng cầu như một chính sách chống suy thối. Do vậy, chính phủ nên sử dụng các
chính sách chống chu kỳ chứ đừng chông mong vào sự tự điều chỉnh của thị trường.
- Trong học thuyết của mình, J.M.Keynes cịn đánh giá cao vai trò của tiêu
dùng, của lĩnh vực trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà kinh tế
học phải giải quyết. Ông cho rằng sở dĩ có khủng hoảng, thất nghiệp là do thiếu một

sức cầu hiệu nghiệm, đó là cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp luận của ông dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan, tâm lý xã hội.
Do đó mang tính chất duy tâm siêu hình, vì ơng cho rằng phương pháp của ơng là
đúng cho mọi xã hội.

III – Nội dung học thuyết kinh tế Keynes
1. Lý thuyết chung về “việc làm”
a) Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm
Để hiểu lý thuyết chung về việc làm cần hiểu rõ một số phạm trù cơ bản sau:
Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm: John Maynard Keynes
cho rằng với sự tăng lên của thu nhập thì tiêu dùng cũng tăng lên nhưng với tốc độ
chậm hơn, vì phần thu nhập tăng thêm đó đem chia cho tiêu dùng ít hơn. Do đó tạo
ra khoảng cách giữa tăng thu nhập với tăng tiêu dùng. Khoảng cách này chính là tiết
kiệm.


Theo ơng, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng của cá nhân
là:
Một là : Thu nhập. Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng và ngược lại.
Hai là : Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập như: sự thay đổi
tiền công danh nghĩa, sự thay đổi của lãi suất, sự thay đổi trong chính sách thuế.
Ba là : Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng
như: các khoản dự phòng rủi ro, để dành cho tuổi già, đầu tư cho giáo dục, học tập
của con cái để có phương tiện thực hiện những sự án sản xuất kinh doanh….
Theo J.M.Keynes khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì
xuất hiện tình trạng chi vượt quá thu nhập. Nhưng khi thu nhập nâng cao thì sẽ có
khuynh hướng nới rộng sự chênh lẹch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt, khi
người ta đạt được mức tiện nghi nào đó rồi thì phần thu nhập tăng thêm trích cho
tiêu dùng ít hơn, cịn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây chính là quy luật tâm lý cơ bản.
Từ đó ơng kết luận: cùng với việc làm tăng sẽ làm tăng thu nhập, do đó cũng

làm tăng tiêu dùng. Song, do quy luật tâm lý cơ bản nên sự gia tăng tiêu dùng nói
chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập. Nghĩa là tiết kiệm có khuynh hướng tăng lên
nhanh hơn. Vì vậy, ơng cho rằng sự thiếu hụt tiêu dùng là xu hướng vĩnh viễn của
mọi xã hội tiên tiến. Nó là ngun nhân gây ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp.
- Đầu tư và mơ hình số nhân: số nhân là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập
với gia tăng đầu tư. Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm cho gia tăng thu nhập lên
bao nhiêu lần.
Mơ hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng
đầu tư.
Theo ông, mỗi sự gia tăng của đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ
sung công nhân, nâng cao nhu cầu về tư liệu sản xuất. Do đó làm tăng cầu tiêu
dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho cơng nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập
tăng lên. Chính sự tăng thu nhập này lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới.
Quá trình này biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư
làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới. Tăng đầu tư mới lại làm tăng
thu nhập mới…


- Hiệu quá giới hạn của tư bản: theo ông, cùng với đà tăng lên của vốn đầu
tư thì hiệu quả của tư bản sẽ giảm dần. Ơng gọi đó là hiệu quả giới hạn của tư bản.
Có 2 nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút:
Một là: Đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hóa cung ra thị
trường. Do đó làm cho giá cả hàng hóa sản xuất them giảm xuống.
Hai là: Tăng cung hàng hóa sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên.
Như vậy, việc tăng đầu tư sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả giới hạn của tư bản.
Đường biểu diễn mối quan hệ giữa đầu tư tăng thêm với hiệu quả giới hạn
của tư bản được gọi là đường cong hiệu quả giới hạn của tư bản, hay đường cong tư
bản.

Đường cong

hiệu quả giới hạn
của tư bản

Hiệu quả
giới hạn
của tư
bản

Vốn đầu tư
Giữa đường cong hiệu quả giới hạn của tư bản với lãi suất có mối quan hệ
với nhau. Sự khuyến khích đầu tư tùy thuộc một phần vào lãi suất. Khi hiệu quả
giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường thì doanh nhân sẽ tiếp tục đầu tư. Khi
hiệu quả tư bản bằng và nhỏ hơn lãi suất thì người ta sẽ không đầu tư nữa. Sự chênh
lệch giữa hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất càng lớn thì giới hạn đầu tư tăng
thêm càng lớn và ngược lại.
Giả sử ta có bảng sau:
Vốn đầu tư (tỷ)
1

Hiệu quả giới hạn
của tư bản (%)
18

Lãi suất (%)

Chênh lệch (%)

6

12



2

9

6

3

3

6

6

0

4

4

6

-2

Biểu diễn trên đồ thị:
Hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất

18

9
6
Vốn đầu tư
Từ bảng trên ta rút ra nhận xét:
+ Nếu vốn đầu tư của tư bản nhỏ hơn 3 tỷ thì giới hạn của các cuộc đầu tư
lớn hơn khơng, do đó doanh nhân sẽ có lợi nên đầu tư.
+ Nếu vốn đầu tư của tư bản bằng 3 thì giới hạn này là khơng hay doanh
nhân khơng có lợi gì nên họ khơng đầu tư nữa.
+ Nếu vốn đầu tư lớn hơn 3 thì giới hạn đầu tư nhỏ hơn ích lợi hay doanh
nhân sẽ bị thiệt hại nếu tiếp tục đầu tư.
John Maynard Keynes cho rằng việc giảm hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ
cản trở doanh nhân mở rộng đầu tư, tăng việc làm dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, thất
nghiệp.
- Lãi suất: Lãi suất cịn được gọi là sự trả cơng cho sự chia ly với của cải
tiền tệ. Người ta chỉ bỏ tiền của mình ra cho vay khi có lãi suất cao.

Lãi suất

Khối lượng tiền tệ


Ông cho rằng có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
Một là: Khối lượng tiền tệ. Theo J.M.Keynes, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu
thơng càng tăng thì lãi suất càng giảm. Đây chính là điểm quan trọng để ông đưa ra
chính sách điều chỉnh kinh tế của nhà nước.
Hai là: Sự ưa chuộng tiền mặt. Theo ông, sự ưa chuộng tiền mặt là tiền năng
hay khuynh hướng có tính chất hàm số, ấn định khối lượng tiền tệ mà dân chúng
muốn giữ theo mức lãi suất nhất định.
Sự ưa chuộng tiền mặt do các động lực sau quy định:
Thứ nhất: Động lực giao dịch, là nhu cầu tiền tệ dùng vào nghiệp vụ giao

dịch hàng ngày. Loại động lực này lại bao gồm: động lực thu nhập và động lực kinh
doanh.
Thứ hai: Động lực dự phòng, là động lực giữ tiền để đề phòng bất trắc, rủi
ro.
Thứ ba: Động lực đầu cơ, là động lực giữ tiền nhằm kiếm lợi do hiểu rõ
tương lai sắp tới của thị trường chứng khoán.
Trong ba động lực này, động lực nào mạnh tùy thuộc vào có hay khơng có
thị trường mua bán chứng khốn. Nếu có thị trường mua bán chứng khốn thì động
lực đầu cơ tăng. Cịn nếu khơng có thị trường mua bán chứng khốn thì động lực dự
phịng tăng lên.
b) Nội dung cơ bản của lý thueyest chung về việc làm:
Với việc tăng lên của việc làm sẽ làm tăng thu nhập, và từ đó sẽ làm tăng
tiêu dùng. Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn
so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh làm cho tiêu dùng giảm tương
đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả. Cầu lại ảnh hưởng
đến quy mơ sản xuất và mức độ việc làm. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu
dùng cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng cho sản xuất, tăng cầu về tư liệu
sản xuất. Khối lượng đầu tư đóng vai trị quyết định đến quy mơ việc làm. Việc đầu
tư của doanh nhân lại phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận hay hiệu quả giới hạn của tư
bản. Việc hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống sẽ làm cho doan nhân không


tích cực đầu tư. Khi doanh nhân khơng đầu tư nữa thì nền kinh tế trì trệ, khủng
hoảng và thất nghiệp. Để thốt khỏi tình trạng này, phải điều chỉnh sự thiếu hụt của
cầu tiêu dùng, ngăn cho giá hàng không bị giảm sút. Muốn vậy nhà nước phải can
thiệp vào kinh tế. Đặc biệt nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mơ lớn để
sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người này sau khi nhận được
thu nhập sẽ tham gia vào thị trường mua sắm hàng hóa. Do đó sức cầu tăng lên, giá
hàng tăng lên, hiệu quả của tư bản cũng tăng lên. Điều đó khuyến khích doanh nhân
mở rộng sản xuất. Theo nguyên lý số nhân này mà nền kinh tế được tiếp tục phát

triển, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn chặn.

2. Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước
a) Đầu tư nhà nước
Theo J.M.Keynes, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải
có chương trình kinh tế đầu tư quy mơ lớn. Ông đề nghị nhà nước phải duy trì cầu
đầu tư. Muốn vậy phải sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư của cả nhà
nước và tư nhân. Ông chủ chương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ
thống mua hàng của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng do ngân sách nhà nước
bảo đảm để tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Sự tham
gia của nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng
của nhà nước lên. Do đó làm cho cầu có hiệu quả tăng, nhờ vậy mà việc làm tăng,
thu nhập tăng, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp.
b) Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ
Trong lý thuyết của J.M.Keynes, tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ
được coi là công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng.
Nhà nước dùng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để làm để làm cơng cụ
kích thích lịng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của doanh nhân. Để làm được
việc đó, theo ơng phải tăng cường đưa tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất cho
vay, khuyến khích doanh nhân vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản. Mặt khác, để tăng
hiệu quả tư bản, ơng chủ trương thực hiện lạm phát có mức độ.


Để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, ông đề nghị in thêm tiền
giấy để cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu tư nhà nước và đảm bảo chi
tiêu cho chính phủ.
Ơng chủ chương sử dụng cơng cụ thuế khóa để điều tiết kinh tế.
c) Các hình thức tạo việc làm
Để nâng cao tổng cầu và việc làm, Keynes chủ chương mở rộng nhiều hình
thức đầu tư, thậm chí kể cả những hoạt động khơng có lợi cho nền kinh tế như: tăng

cường sản xuất vũ khí chiến tranh, qn sự hóa nền kinh tế, trợ cấp thất nghiệp, bảo
hiểm, trợ cấp cho người nghèo…
d) Khuyến khích tiêu dùng
Để nâng cao cầu tiêu dùng, ông khuyến khích tiêu dùng đối với mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội bằng cách thực hiện tín dụng tiêu dùng. Với hình thức này, nhà
nước khuyến khích mọi người mua chịu hàng hóa và trả dần, nhờ đó mà tiêu dùng
được hàng hóa nhanh.

IV - Các lý luận của phái Keynes mới
1. Đặc điểm của trường phái Keynes mới
Trên cơ sở lý thuyết Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành
trường phái Keynes mới.
Trường phái Keynes mới gồm ba trào lưu:
- Những người Keynes phái hữu: Trào lưu này ủng hộ các nhóm độc quyền
xâm lược, chạy đua vũ trang, quân phiệt hóa nền kinh tế.
- Những người Keynes tự do: Trào lưu này bảo vệ lợi ích độc quyền nhưng
khơng ủng hộ chạy đua vũ trang.
Hai trào lưu này hình thành nên phái Keynes chính thống
- Những người Keynes phái tà: Trào lưu này biểu hiện lợi ích của giai cấp tư
sản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền.
Trào lưu này tiếp tục được phát triển dưới tên gọi những người sau Keynes.
Các đại biểu điển hình của trào lưu này là Chaffa, Caldon – Anh và
Eykhnhes – Mỹ.


Về cơ bản những người sau Keynes coi quan điểm của J.M.Keynes là nguồn
gốc của hệ thống lý luận kinh tế của mình. Nhưng có sự khắc phục những hạn chế
của J.M.Keynes, đồng thời họ còn dựa vào lý thuyết giá trị của D.Ricardo, vào
phương pháp phân tích của C.Mác. Mặt khác họ còn áp dụng các quan điểm hệ
thống kinh tế - xã hội vào nghiên cứu kinh tế như chú ý đến vai trị của cơng đồn

trong phát triển kinh tế. Như vậy trào lưu sau Keynes áp dụng nhiều dòng lý thuyết
khác nhau để xây dựng hệ thống lý luận của mình trên cơ sở lấy học thuyết Keynes
làm gốc.

2. Các lý luận cơ bản
a) Lý luận về tiêu dùng
Các nhà kinh tế học đã chú ý đến mối liên hệ giữa tiêu dùng và thu nhập, sự
thay đổi thu nhập, tiêu chuẩn sinh hoạt, tiết kiệm…
Theo họ khi một nhóm người có thu nhập cao được cơng nhận là nhóm
thượng lưu của xã hội, thì tiêu chuẩn tiêu dùng của họ trở thành tiêu chuẩn phán xét
về sự thành cơng.
Một chế độ cao chỉ có thể đạt được bằng một tiểu chuẩn tiêu dùng cao.
Thái độ đối với tiêu dùng tương lai phụ thuộc vào chuẩn mực của tiêu dùng
hiện đại.
b) Về lợi tức
Họ sử dụng phương pháp phân tích phân đoạn để nghiên cứu lợi tức. Theo
đó, chủ xí nghiệp ứng ra các chi phí hoạt động ( tiền lương, mua nguyên liệu… ) và
các chi phí tư bản. Tất cả những chi phí ấy của xí nghiệp trong thời kì này gọi là
cung ứng. Các chi phí ứng ra này của xí nghiệp khơng thể được trang trải ngay
trong thời kì sản xuất sản phẩm mà nó chỉ được trang trải sau khi bán hàng ở thời kì
sau. Phần lời ra được coi là lợi tức trả cho các chi phí của chủ xí nghiệp ứng ra để
sản xuất sản phẩm ở thời kì trước.
Họ chuyển việc nghiên cứu lợi tức từ cung và cầu về tiền sang phân tích về
cung và cầu về quỹ cho vay. Lý thuyết này nhấn mạnh thêm vai trị của hệ thống
ngân hàng, phân tích cung – cầu về trái khoán và các khoản nợ.
c) Nguyên nhân chu kỳ kinh doanh và cơ cấu số nhân gia tốc


Avin Haxen giải thích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế bằng sự ngừng trệ.
Theo thuyết này, khủng hoảng kinh tế là do tác động lực phát triển kinh tế bị yếu đi

mà những động lực này là do các yếu tố bên ngoài tác động đến như: dân số tăng
chậm, tiến bộ kĩ thuật phát triển chậm…. Sau này, các nhà kinh tế học Mỹ còn bổ
sung thêm các nhân tố bên ngoài khác như: chiến tranh, các cuộc cách mạng, những
cuộc bầu cử….
John Maurice và Avin Haxen còn bổ sung quan điểm số nhân của
J.M.Keynes. Họ mở rộng tác động của số nhân cho một loạt thời kì kế tiếp nhau,
xem xét nó như là một q trình số nhân khơng ngừng. Từ đó họ đưa ra lý thuyết về
đầu tư và nguyên tắc gia tốc. Về thực chất, nguyên tắc gia tốc là lý thuyết về các
nhân tố quyết định vấn đề đầu tư. Nó phản ánh mối liên hệ giữa tăng sản lượng sẽ
làm cho đầu tư tăng lên như thế nào.
Theo họ, nguyên tắc gia tốc là nhân tốc là nhân tố mạnh mẽ dẫn đến sự
không ổn định về kinh tế. Những thay đổi về sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi lơn
hơn về đầu tư. Từ đó họ muốn phối hợp giữa số nhân và gia tốc tạo thành cơ cấu số
nhân - gia tốc để chủ động tạo ra sự suy thoái hay phục hồi, khủng hoảng hay hưng
thịnh.
d) Về chính sách tài chính
Phái Keynes mới ở Mỹ ủng hộ việc nhà nước sử dụng các phương tiện như
đơn đặt hàng lớn, hệ thống mua hàng hóa để tiếp sức cho kinh tế tư nhân. Để làm
được việc đó phải tăng chi phí nhà nước. Muốn vậy cần phải tạo ra các nguồn thu cho
ngân sách bằng nhiều hình thức khác nhau như:
- Một số người đề nghị phải tăng thuế đối với dân cư.
- Các nhà kinh tế học đề nghị tăng nợ nhà nước. Họ coi đây là biện pháp chủ
yếu để thu hút vốn cho ngân sách.
- Một số khác đề nghị giải phát lạm phát có mức độ, thực hiện in thêm tiền
đưa vào lưu thông để bù đắp chi phí nhà nước.
Các nhà kinh tế học người Mỹ đánh giá cao vai trị của chi phí nhà nước. Họ
cho rằng, ngân sách nhà nước là cơ chế chủ yếu điều chỉnh kinh tế Mỹ. Theo họ,
việc tăng chi phí nhà nước cho xây dựng cơ bản, mua hàng hố và vũ khí sẽ tác
động đến tình hình thị trường. Họ coi ngân sách nhà nước như là công cụ ổn định



bên trong của nền kinh tế. Họ muốn sử dụng các bộ phận cấu thành thu chi ngân
sách như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… một cách linh hoạt
trong từng thời kì kinh doanh.
Các nhà kinh tế học Mỹ cịn coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất
để ổn định tình hình thị trường. Theo họ, chi phí chiến tranh là một hình thức đặc
biệt để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.
e) Về kế hoạch hoá
Trường phái Keynes phát triển ở Pháp vào đầu những năm 40 với hai xu
hướng:
- Xu hướng chủ trương áp dụng nguyên vẹn lý thuyết Keynes mà khơng sửa
đổi, bổ sung gì.
- Xu hướng chủ trương áp dụng lý thuyết Keynes nhưng có sự sửa đổi cần
thiết.
Xu hướng thứ hai đã phê phán quan điểm mà Keynes dùng lãi suất để điều
chỉnh kinh tế. Thay vào đó, họ sử dụng công cụ kế hoạch để điều chỉnh kinh tế, đảm
bảo nhịp độ phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Họ coi kế hoạch hoá là sự điều chỉnh tổng hợp hoạt động của các xí nghiệp. Họ phân
biệt kế hoạch hoá mệnh lệnh và kế hoạch chỉ dẫn. Họ cho rằng, kế hoạch hoá ở Pháp
là kế hoạch hoá chỉ dẫn.
g) Lý thuyết tăng trưởng và phân phối thu nhập
Vị trí trung tâm trong lý thuyết của trường phái sau Keynes là vấn đề tăng trưởng
và phân phối. Họ khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối
thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết kiệm.
Trong lĩnh vực chính sách kinh tế, họ muốn nâng cao nhịp độ tăng trưởng
thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho lợi nhuận. Đồng
thời nâng cao tiền lương phù hợp với việc tăng năng suất lao động điều này sẽ là sự
kích thíchquan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Từ đó họ cho rằng cần phải có sự
hợp tác giữa độc quyền và các tổ chức công đoàn.
Đa số những người thuộc trườn phái sau Keynes ủng hộ chính sách thu

nhập, ủng hộ sự cần thiết tăng cường điều chỉnh kinh tế của nhà nước, thực hiện tập
trung hoá và xác định các mục tiêu chiến lược lâu dài.


V – Đánh giá chung
1) Thành tựu
- Học thuyết kinh tế của Keynes đã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự
phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư
bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm
50 - 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao ( tạo nên
những thần kì như Nhật Bản, Tây Đức, Thụy Sĩ, Pháp…). Vì vậy học thuyết này
giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài.
Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay.
- Học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mơ ở các
nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí CHLB Đức dựa
vào học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên “Luật ổn định hố nền kinh tế”
(1968) tạo khung pháp lí cho chính phủ tồn quyền điều hành nền kinh tế nhằm đạt
4 mục đích: tăng trưởng, thất nghiệp thấp, chống lạm phát và cân bằng thanh toán.
- Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với chủ nghĩa tư bản
sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
2) Hạn chế
Mặc dù vậy học thuyết kinh tế Keynes vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế . Đó là:
- Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp vẫn chưa làm được (chỉ áp
dụng tạm thời) , biểu hiện:
+ Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.
+ Khủng hoảng khơng trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường
xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.
- Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa khơng có
hiệu quả. Biểu hiện là Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm
phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.

- Quá coi nhẹ thị trường ( “dùng đại bác bắn vào thị trường” ).
- Phương pháp luận thiếu khoa học đã xuất phát từ tâm lý con người để giải
thích nguyên nhân kinh tế.


- Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoảng mới với đặc trưng là tạm phát.
Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng đến
tầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.
- Là bài thuốc chưa ngọn chứ chưa chữa được tận gốc rễ căn bệnh của chủ
nghĩa tư bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt
đến trình độ xã hội hố cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân.

VI – So sánh với những tiền đề trước Keynes
Ngay từ khi khoa kinh tế học ra đời, trong dạng thức ban đầu mang tên kinh
tế chính trị học, bản chất và đối tượng nghiên cứu của nó mang nhiều đặc điểm gần
với cái mà chúng ta ngày nay gọi là kinh tế vĩ mơ. Ví dụ, Adam Smith quan tâm
nhiều đến việc vì sao một dân tộc hay một xã hội lại giàu có cịn một dân tộc khác
thì khơng. Cho tới nay, đã hơn hai thế kỷ, câu hỏi của Adam Smith vẫn là trọng tâm
của các nghiên cứu chưa có hồi kết của bộ môn lý thuyết tăng trưởng kinh tế. David
Ricardo coi đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học là sự tạo ra và phân phối
tổng sản phẩm quốc gia giữa các nhóm, hay giai cấp trong xã hội. Để giải quyết vấn
đề này, các nhà lý thuyết lúc đó đều phải giải quyết vấn đề xác định giá cả (hay giá
trị) của các nguồn lực và sản phẩm trên thị trường. Mối quan tâm về giá trị và giá cả
ngày càng thu hút nhiều hơn các thế hệ nghiên cứu sau đó, với những nỗ lực không
ngừng nghỉ và rất đa dạng chẳng hạn, trải dài từ tư tưởng của Karl Marx đến Leon
Walras. Kết quả là, cho tới cuối thế kỷ XIX, kinh tế học ngày càng đi sâu vào phát
triển các kỹ thuật và lý luận phân tích các thị trường cụ thể nhằm tìm kiếm lời giải
cho nguồn gốc của giá cả. Do đó, kinh tế học đã phát triển theo chiều hướng mà
theo ngôn ngữ ngày nay gọi là kinh tế học vi mơ (điều này giải thích vì sao có một
tên gọi khác, cũ hơn cho kinh tế học vi mô là lý thuyết giá cả). Đỉnh cao của giai

đoạn này được đúc kết trong các cơng trình mang tính giáo khoa của Afred
Marshall, nhà kinh tế lỗi lạc ở Đại học Cambridge, nước Anh, đồng thời cũng là
người thầy của Keynes.
Sau này, Keynes gọi tất cả những người trước mình là các nhà kinh tế cổ
điển, nghĩa là bao gồm cả Marshall và những đồng nghiệp cùng thời với Keynes
nhưng lớn tuổi hơn, chẳng hạn như Pigou. Trên thực tế, phương pháp phân tích và


tiếp cận của phái chủ lưu trong kinh tế học lúc bấy giờ đã khác rất xa so với những
nhà cổ điển, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích giá trị và giá cả, vì lý thuyết cận biên
đã hồn toàn thế chỗ cho lý thuyết giá trị lao động. Đây chính là đặc điểm quan
trọng phân biệt lý thuyết Tân cổ điển so với lý thuyết cổ điển. Tuy nhiên Keynes
khơng hề có ý xem xét sự khác biệt giữa những tư tưởng của ông với những người
cùng thời và đi trước theo tiêu chí đó (vì thực tế nếu xét theo tiêu chí phương pháp
luận, Keynes chia sẻ phương pháp tư duy theo lối cận biên, nghĩa là cùng thuộc về
trường phái Tân cổ điển). Thực vậy, mối quan tâm chính của Keynes, giống như
nhiều nhà kinh tế và chính trị gia lúc đó, là vấn đề thăng giáng bất thường của mức
thất nghiệp trong nền kinh tế, là vấn đề trầm trọng và đã trở thành căn bệnh trầm
kha trong các nền kinh tế thị trường công nghiệp hố lúc bấy giờ.
Dựa trên lý thuyết phân tích bằng cung cầu trên từng thị trường tiêu biểu của
Marshall (sau này sẽ được gọi là phân tích cân bằng trên tất cả các thị trường và do
đó là tồn bộ nền kinh tế của Leon Alras), trường phái Tân cổ điển chỉ có thể phân
tích hiện tượng thất nghiệp trên khía cạnh của thị trường lao động, nơi cung và cầu
lao động gặp nhau thông qua mức tiền lương. Hàm ý chính sách trực tiếp của lý
thuyết này là điều tiết lượng thuê mướn lao động (và do đó là mức thất nghiệp)
thông qua việc điều tiết giá của lao động, hay tiền lương danh nghĩa. Ví dụ, nếu thất
nghiệp gia tăng, thì phương thuốc được kê sẽ là hạ thấp tiền cơng để thị trường
chuyển sang vị trí cân bằng mới với lượng thuê mướn cao hơn, giúp mức thất
nghiệp giảm. Tuy nhiên, chính sách này vấp phải một loạt vấn đề như đã được
nhiều nhà kinh tế thời đó nhận ra. Thứ nhất, việc thay đổi tiền lương sẽ khơng có ý

nghĩa gì nếu tổng nhu cầu về lao động của xã hội không được cải thiện. Nhu cầu về
lao động xét về tổng thể phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất toàn xã hội, mà nhu cầu
này lại phụ thuộc một phần lớn vào sức mua của chính những người nhận lương. Do
đó, giảm lương có thể tạo nên một vịng xốy giảm sản lượng và thay vì tăng việc
làm, thậm chí cịn làm tăng tình trạng thất nghiệp trầm trọng hơn. Vấn đề này đã
được đề cập ít nhất từ thời Malthus và sau này ở Marx, tiếp đó được quan sát và
nhận thức rất rõ qua các nhà kinh tế Thuỵ Điển (trường phái Stock Hom) vào đầu
thế kỷ XX. Thứ hai, việc giảm lương danh nghĩa trong thời buổi khó khăn khơng hề
đơn giản, vì xã hội có thể bị rối loạn bởi những cuộc đấu tranh của giai cấp công


nhân đang giận dữ. Đó chính là bối cảnh lịch sử làm mảnh đất được vun xới kỹ
càng cho những hạt giống của hệ thống tư tưởng kinh tế của Keynes nảy mầm và
phát triển.


CHƯƠNG II – LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1, Nhìn nhận chung về nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức
quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá. Sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, độ mở của nền kinh tế đã tăng vọt
từ mức 100% lên 150% chỉ trong vòng hai năm, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp
chảy vào mạnh chưa từng có. Cơ chế thị trường được địi hỏi áp dụng tồn diện hơn
và sâu sắc hơn trong đời sống kinh tế và sản xuất nhằm tuân thủ các điều kiện của
WTO.
Những thay đổi này trước đó vẫn được mong chờ như một cơn gió mát,
nhưng thực tế lại giống như một cơn gió lạnh đột ngột thổi tới nhiều hơn, khiến
nền kinh tế rơi vào tình trạng “cảm lạnh” từ Quý 3 năm 2007, mà dấu hiệu là lần
đầu tiên sau nhiều năm, lạm phát vượt mức 1% một tháng. Giới chính sách tỏ ra
thực sự lung túng trước hồn cảnh mới. Một điều khơng may mắn nữa là cuộc

khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu lan ra toàn cầu, và tràn tới Việt Nam vào Quý
3 năm 2008 đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hầu như tất cả các công cụ
chính sách vĩ mơ đã được sử dụng, với những tác động nhiều chiều của nó. Đây là
giai đoạn quan trọng thử thách năng lực điều hành chính sách vĩ mơ của giới chính
sách, từ việc chọn lựa tới kết hợp chính sách, từ việc sắp đặt thứ tự ưu tiên cho tới
kỹ thuật thực thi chính sách. Việc sử dụng một loạt các công cụ vĩ mô với liều
lượng lớn địi hỏi có tác dụng trong một thời gian ngắn đã gây khơng ít những xáo
trộn kinh tế và xã hội. Đến lúc này, chưa thể đánh giá ngay mọi tác động của
những gì đang diễn ra. Do đó, trong bối cảnh này, việc xem xét các vấn đề lý luận
của chính sách kinh tế vĩ mơ trở nên cấp thiết, đặc biệt là việc lựa chọn và ứng
dụng các cơng cụ chính sách trong bối cảnh kinh tế Việt Nam. Để thực hiện điều
này, cần xem xét toàn bộ các tư tưởng kinh tế vĩ mô chủ yếu hiện nay trên thế
giới, trong hoàn cảnh phát sinh và điều kiện ứng dụng. Trên cơ sở đó vận dụng
vào mơi trường cụ thể Việt Nam, để có thể rút ra những khuyến nghị chính sách
phù hợp, phục vụ việc ổn định ngắn hạn cũng như tạo tiền đề cho những phát triển
chung và dài hạn.



×