Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết kinh tế của j m keynes ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.16 KB, 33 trang )

s
Nhà kinh tế học John Maynard Keynes (1883-1946)


Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Khoa học kinh tế đã có lịch sử từ lâu đời. Trước khi xuất hiện trường
phái hiện đại đã có những trường phái khác nhau cùng tồn tại và phát triển, ví
dụ như trường phái cổ điển, trường phái cổ điển mới,. Mỗi trường phái có
những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, trường phái Keynes có vai trị khá
quan trọng. Lý luận truyền thống cho rằng chế độ tư bản chủ nghĩa là tốt đẹp,
khơng có khuyết tật gì, kinh tế thị trường tự do sẽ tự đi đến cân bằng, đạt
được phân bổ tối ưu các nguồn lực về vốn, tài nguyên và có đầy đủ việc làm.
J.M.Keynes gạt bỏ giáo điều đó và khẳng ddinhj q trình vận động của nền
kinh tế thị trường tư do không thể tránh khỏi nhưng khuyết tật vốn có của nó
như thất nghiệp khơng tự nguyện và khủng hoảng kinh tế. Ông dựa vào
phương pháp phân tích kinh tế vĩ mơ với mối quan hê giữa ba đại lượng ( đại
lượng xuất phát, đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc)
và dựa yếu tố tâm lý chủ quan để phân tích nguyên nhân của những khuyết tật
này.
Mặc dù thời đại ngày nay rất khác với thời đại trước, nền kinh tế thế
giới đã tồn cầu hóa và hội nhập sâu sắc, tuy nhiên, các nguyên tắc tạo “cầu
hiệu quả” – “cầu có khả năng thanh tốn” bằng các gói cứu trợ, kích thích
kinh tế bằng tăng chi ngân sách, mở rộng thị trường nhà nước và thực hành
tín dụng rẻ để kích thích đầu tư và tiêu dùng… mà Keynes đề xuất hồi ấy thì
vẫn cịn ngun giá trị. Nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên thế
giới, trong khi chưa tìm ra các lý thuyết mới làm căn cứ để đưa nền kinh tế
của mình ra khỏi suy thoái, đã rất kỳ vọng vào việc vận dụng và phát triển các
nguyên tắc của Keynes trong điều kiện hiện nay. Vậy lý thuyết của Keynes có
những nội dung chủ yếu gì? Ngun lý nào vẫn cịn giá trị và những cảnh báo
thực tế khi vận dụng Keynes sẽ gợi mở cho chúng ta bài học gì khi vận dụng


1


trong bối cảnh mới? Bởi vậy mà em quyết định chọn đề tài: “Phân tích nội
dung cơ bản của lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes. Ý nghĩa của việc nghiên
cứu vấn đề này đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.

2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm hiểu sâu hơn những tư tưởng quan điểm, lý luận cũng như
những đóng góp hạn chế trong lý thuyết kinh tế của Keynes. Đồng thời hiểu
sâu hơn nền kinh tế của đất nước trong thời đại hiện nay.

3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận: Lý thuyết kinh tế của Keynes

4.Đối tượng nghiên cứu
Nội dung cơ bản của lí thuyết kinh tế của Keynes. Liên hệ với việc
quản lí vĩ mơ nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp lôgic
Phương pháp diễn dịch quy nạp
Phương pháp biện chứng lịch sử

2


Phần nội dung
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LÍ THUYẾT KINH TẾ CỦA

KEYNES

I - John Maynard Keynes (1883 - 1946)
1- Thân thế
John Maynard Keynes (5 tháng 6 1883 – 21 tháng 4 1946) là một
nhà kinh tế học người Anh. Những ý tưởng của ơng, hình thành nên Kinh tế
học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như
các chính sách tài chính của nhiều chính phủ. Ơng ủng hộ cho sự can thiệp
của chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài
chính và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy
thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ơng là người khai sinh kinh tế học vĩ
mơ hiện đại.
Ông sinh ra ở Cambridge, là con trai của John Neville Keynes, một
giảng viên của Đại học Cambridge, và Florence Ada Brown, một tác giả và là
nhà cải cách xã hội. Em trai của ông, Geoffrey Keynes (1887–1982) là một
nhà phẫu thuật. Em gái của ông Margaret (1890–1974) là vợ của một nhà sinh
học đã giành được Giải Nobel tên Archibald Hill. Thuở nhỏ, ơng đã thích lái
xe lửa, nhưng rồi ông vào Đại học dự bị ở Eton, rồi học ngành dân sự. Thoạt
đầu, ông làm tại văn phịng của Bộ Tài chính Anh ở Ấn Độ, về sau giảng dạy
kinh tế học ở Đại học Cambridge. Năm 26 tuổi, tác phẩm Phương pháp biên
chế chỉ số của ông đoạt giải thưởng Adam Smith. Sau đó ông chủ biên tạp chí
Kinh tế học. Trước Chiến tranh thế giới I là thư ký Hội kinh tế Hoàng gia
Anh. Chiến tranh thế giới I nổ ra, ông làm ở Ngân khố Anh, sau chiến tranh là
đại biểu Bộ Tài chính Anh tại Hội nghị hịa bình Paris, rồi viết cuốn sách
Thành quả kinh tế của hịa bình gây tiếng vang lớn.

3


Từ năm 1929 tới năm 1933, chủ trì Ủy ban cố vấn kinh tế tài chính

nước Anh. Năm 1942, ơng được phong làm huân tước Anh. Năm 1944, đảm
nhiệm giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển phục hưng qc
tế. Ơng qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1946 vì bệnh tim.
Hệ lý luận Kinh tế học vĩ mô của Keynes trở thành căn cứ chế định
chính sách kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát đạt. Keynes có cống
hiến rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, một thời được xem là "cứu tinh" của
chủ nghĩa tư bản, "người cha của sự phồn vinh sau chiến tranh"
Năm 1918, Keynes gặp Lydia Lopokova, một nữ diễn viên balê người
Nga nổi tiếng, họ cưới nhau năm 1925. Đó là cuộc hơn nhân hạnh phúc.
Keynes được học tại Eton, ở trường ông đã sớm bộc lộ tài năng, tầm
hiểu biết rộng lớn, đặc biệt là tốn học và lịch sử. Ơng vào trường đại học
Cambridge vào năm 1902 để nghiên cứu về toán học, nhưng các mối quan
tâm về chính trị của ơng đã đưa ông đến với lĩnh vực kinh tế học, lĩnh vực mà
ông nghiên cứu ở Cambridge dưới sự chỉ dẫn của Arthur Cecil Pigou và
Alfred Marshall. Marshall là người được cho đã có sự thúc đẩy sự chuyển
hướng của Keynes từ toán học sang kinh tế học. Keynes nhận bằng cử nhân
vào năm 1905 và thạc sĩ vào năm 1908.

2- Sự nghiệp
J.M. Keynes viết nhiều tác phẩm, tác phẩm đầu tiên "Tiền tệ và tài
chính Ấn Độ", "Hậu quả kinh tế của hoà ước" năm 1919, "Thuyết cải cách
tiền tệ" năm 1923, "Hậu quả kinh tế của ngài Churchill" năm 1925, "Thuyết
tiền tệ" năm 1930. Năm 1926, ông phát biểu bài "Sự kết thúc của chủ nghĩa tự
do thả nổi". Năm 1933, ông phát biểu bài "Con đường đi tới phồn vinh". Năm
1936, ông xuất bản cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ".
Sau khi tác phẩm được công bố đã diễn ra một cuộc tranh luận kịch liệt,
những người tranh luận đều công nhận phương pháp tư tưởng mới của ông.
"Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" diễn đạt toàn diện nhất tư

4



tưởng kinh tế của Keynes. Giới kinh tế học phương Tây đánh giá quyển sách
đã dẫn đến một cuộc cách mạng của Keynes trong kinh tế học.
J.M. Keynes được các học giả phương Tây coi là người có tính sáng
tạo, ông là nhà kinh tế học cả ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương
Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các Chính phủ.

II - Hồn cảnh ra đời và đặc điểm của học thuyết
kinh tế J.M.Keynes
1- Hoàn cảnh ra đời.
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, trong các nước tư bản chủ nghĩa,
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng, đặc
biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Cuộc khủng hoảng này
đã tác động đến hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa.
Các học thuyết tự điều tiết kinh tế của trường phái cổ điển và cổ điển
mới, học thuyết “Bàn tay vơ hình” của A.Smith, học thuyết “ Cân bằng tổng
quát” của Leon Walras tỏ ra kém hiệu lực, không đảm bảo cho nền kinh tế
phát triển lành mạnh.
Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá sản
xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực. Trước tình
hình đó địi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
ở các nước tư bản chủ nghĩa. Vì thế, lý thuyết kinh tế "Chủ nghĩa tư bản có
điều tiết” ra đời, sáng lập ra nó là John Maynard Keynes.
Trước bối cảnh đó, địi hỏi phải có những lí thuyết kinh tế mới có khả
năng thích ứng với tình hình mới. Lí thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều
tiết của nhà nước vào nền kinh tế ra đời.

2- Đặc điểm
Học thuyết Keynes là sự biểu hiện lợi ích và cơng trình sư của chủ

nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Học thuyết kinh tế cổ điển và cổ điển mới
đề cao vai trò của hệ thống tự điều tiết của cơ chế thị trường, chưa thấy vai trò
5


của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, còn học thuyết kinh tế của
J.M.Keynes đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển lý luận
kinh tế cơ bản, trong đó phải kể đến lý luận kinh tế vĩ mô và hệ thống điều tiết
của độc quyền nhà nước.
Thất nghiệp và việc làm là những vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm
nhất đối với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy trong học thuyết kinh tế của
J.M.Keynes thì lí thuyết về việc làm là lí thuyết trung tâm. Theo ông, việc làm
không chỉ xác định thị trường lao động, mà còn bao gồm cả trạng thái sản
xuất, khối lượng việc làm và quy mô thu thập.
Trong học thuyết của mình, J.M.Keynes cịn đánh giá cao vai trị của
tiêu dùng, của lĩnh vực trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một
mà kinh tế học phải giải quyết. Ơng cho rằng sở dĩ có khủng hoảng, thất
nghiệp là do thiếu một sức cầu hiệu nghiệm, đó là cầu về tư liệu sản xuất và
tư liệu tiêu dùng.
Phương pháp luận của ông dựa trên cơ sở tâm lí chủ quan, tâm lí xã
hội. Do đó mang tính chất duy tâm siêu hình, vì ơng cho rằng phương pháp
của ông là đúng cho mọi xã hội.

6


CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN
I - Lí thuyết chung về việc làm
1- Các phạm trù cơ bản trong lí thuyết việc làm
Để hiểu lí thuyết chung về việc làm cần hiểu rõ một số phạm trù cơ

bản sau:
Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm: J.M.Keynes
cho rằng với sự tăng lên của thu nhập thì tiêu dùng cũng tăng lên những với
tốc độ chậm hơn, vì phần thu nhập tăng thêm đó đem chia cho tiêu dùng ít
hơn. Do đó tạo ra khoảng cách giữa tăng thu nhập với tăng tiêu dùng. Khoảng
cách này chính là tiết kiệm.
Theo ơng, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng của cá
nhân là:
Một là: Thu nhập. Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng và
ngược lại.
Hai là: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập như: sự thay
đổi tiền công danh nghĩa, sự thay đổi của lãi suất, sự thay đổi trong chính sách
thuế.
Ba là: Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu
dùng như: các khoản dự phòng rủi ro, để dành cho tuổi già, đầu tư cho giáo
dục, học tập của con cái, để có phương tiện thực hiện những dự án sản xuất
kinh doanh…
Theo J.M.Keynes khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết
thì xuất hiện tình trạng chi vượt quá thu nhập, Nhưng khi thu nhập nâng cao
thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng.
Đặc biệt, khi người ta đạt được mức tiện nghi nào đó rồi thì phần thu nhập
tăng thêm trích cho tiêu dùng ít hơn, cịn tiết kiệm nhiều hơn. Đây chính là
quy luật tâm lí cơ bản.
7


Từ đó ơng kết luận: cùng với việc làm tăng sẽ làm tăng thu nhập, do
đó cũng làm tăng tiêu dùng. Song, do quy luật tâm lí cơ bản nên sự gia tăng
tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập. Nghĩa là tiết kiệm có
khuynh hướng tăng lên nhanh hơn. Vì vậy, ơng cho rằng, sự thiếu hụt cầu tiêu

dùng là xu hướng vĩnh viễn của mọi xã hội tiên tiến. Nó là ngun nhân gây
ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp.
Đầu tư và mơ hình số nhân: số nhân là mối quan hệ giữa gia tăng
thu nhập với gia tăng đầu tư. Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm cho gia
tăng thu nhập lên bao nhiêu lần.
Mơ hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia
tăng đầu tư.
Theo ông, mỗi sự gia tăng của đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu
bổ sung công nhân, nâng cao cầu về tư liệu sản xuất. Do đó làm tăng cầu tiêu
dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho cơng nhân. Tất cả điều đó làm cho thu
nhập tăng lên. Chính sự tăng thu nhập này lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư
mới.
Quá trình này biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: Tăng
đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới. Tăng đầu tư mới
lại làm tăng thu nhập mới…
Hiệu quả giới hạn của tư bản: Theo ông, cùng với đà tăng lên của vốn
đầu tư thì hiệu quả của tư bản sẽ giảm dần. Ông gọi đó là hiệu quả giới hạn
của tư bản. Có 2 nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút:
Một là: Đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hóa cung ra thị
trường. Do đó làm cho giá cả hàng hóa sản xuất thêm giảm xuống.
Hai là: Tăng cung hàng hóa sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng
lên.
Như vậy, việc tăng đầu tư sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả giới hạn của
tư bản.

8


Đường biểu diễn mối quan hệ giữa đầu tư tăng thêm với hiệu quả giới
hạn của tư bản được gọi là đường cong hiệu quả giới hạn của tư bản, hay

đường cong tư bản.

Hiệu quả
giới hạn của

Đường cong hiệu quả

tư bản

giới hạn của tư bản

Vốn đầu tư
Giữa đường cong hiệu quả giới hạn của tư bản với lãi suất có mối
quan hệ với nhau. Sự khuyến khích đầu tư tùy thuộc một phần vào lãi suất.
Khi hiệu quả giới hạn cảu tư bản lớn hơn lãi suất thị trường thì doanh nhân sẽ
tiếp tục đầu tư. Khi hiệu quả tư bản bằng và nhỏ hơn lãi suất thì người ta sẽ
không đầu tư nữa. Sự chênh lệch giữa hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất
càng lớn thì giới hạn đầu tư tăng thêm càng lớn và ngược lại.
Giả sử ta có bảng sau:
Vốn đầu tư
( tỷ)

Hiệu quả giới hạn Lãi suất(%)

Chênh lệch(%)

của tư bản(%)

1


18

6

12

2

9

6

3

3

6

6

0

4

4

6

-2


9


Biểu diễn trên đồ thị:
Hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất
18

9

6
Vốn đầu tư
Từ bảng trên ta rút ra nhận xét:
Nếu vốn đầu tư của tư bản nhỏ hơn 3 tỷ thì giới hạn của các cuộc đầu
tư lớn hơn khơng, do đó doanh nhân sẽ có lợi nên đầu tư.
Nếu vốn đầu tư của tư bản bằng 3 thì giới hạn này là khơng hay doanh
nhân khơng có lợi gì nên họ khơng đầu tư nữa
Nếu vốn đầu tư lớn hơn 3 thì giới hạn đầu tư nhỏ hơn lợi ích hay
doanh nhân sẽ bị thiệt hại nếu tiếp tục đầu tư.
J.M.Keynes cho rằng việc giảm hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ cản
trở doanh nhân mở rộng đầu tư, tăng việc làm dẫn tới trì trệ, khủng hoảng,
thất nghiệp.
Lãi suất: Lãi suất còn được gọi là sự trả công cho sự chia li với của
cải tiền tệ. Người ta chỉ bỏ tiền của mình ra cho vay khi có lãi suất cao.

10


Lãi suất

Khối lượng tiền tệ

Ơng cho rằng có hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
Một là: Khối lượng tiền tệ. Theo J.M.Keynes, khối lượng tiền tệ đưa
vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm. Đây chính là điểm quan trọng
để ơng đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của nhà nước.
Hai là: Sự ưa chuộng tiền mặt. Theo ông, sự ưa chuộng tiền mặt là
tiềm năng hay khuynh hướng có tính chất hàm số, ấn định khối lượng tiền tệ
mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất nhất định.
Sự ưa chuộng tiền mặt do các động lực sau quy định:
Thứ nhất: Động lực giao dịch, là nhu cầu tiền tệ dùng vào nghiệp vụ
giao dịch hàng ngày. Loại động lực này lại bao gồm: động lực thu nhập và
động lực kinh doanh.
Thứ hai: Động lực dự phòng, là động lực giữ tiền để đề phòng bất
trắc, rủi ro.
Thứ ba: Động lực đầu cơ, là động lực giữ tiền nhằm kiếm lợi do hiểu
rõ tương lai sắp tới của thị trường chứng khoán.
Trong ba động lực này, động lực nào mạnh tùy thuộc vào có hay
khơng có thị trường mua bán chứng khốn. Nếu có thị trường mua bán chứng
khốn thì động lực đầu cơ tăng. Cịn nếu khơng có thị trường mua bán chứng
khốn thì động lực dự phòng tăng lên.
11


2- Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm
Với việc tăng lên của việc làm sẽ làm tăng thu nhập, và từ đó sẽ làm
tăng tiêu dùng. Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng
chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh làm cho tiêu
dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu
quả. Cầu lại ảnh hưởng đến quy mơ sản xuất và mức độ việc làm. Để điều
chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu
dùng cho sản xuất, tăng cầu về tư liệu sản xuất. Khối lượng đầu tư đóng vai

trị quyết định đến quy mô việc làm. Việc đầu tư của doanh nhân lại phụ
thuộc vào tỷ suất lợi nhuận hay hiệu quả giới hạn của tư bản, Việc hiệu quả
giới hạn của tư bản giảm xuống sẽ làm cho doanh nhân khơng tích cực đầu tư.
Khi doanh nhân khơng đầu tư nữa thì nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng và thất
nghiệp. Để thốt khỏi tình trạng này, phải điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu
dùng, ngăn cho giá hàng không bị giảm sút. Muốn vậy nhà nước phải can
thiệp vào kinh tế. Đặc biệt nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mơ
lớn để sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người này sau
khi nhận được thu nhập sẽ tham gia vào thị trường mua sắm hàng hóa. Do đó
sức cầu tăng lên, giá hàng tăng lên, hiệu quả của tư bản cũng tăng lên. Điều
đó khuyến khích doanh nhân mở rộng sản xuất. Theo nguyên lý số nhân này
mà nền kinh tế được tiếp tục phát triển, khủng hoảng và thất nghiệp được
ngăn chặn.

II - Lí thuyết về sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước
1- Đầu tư nhà nước
Theo J.M.Keynes, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà
nước phải có chương trình kinh tế đầu tư quy mơ lớn. Ơng đề nghị nhà nước
phải duy trì cầu đầu tư. Muốn vậy phải sử dụng ngân sách nhà nước để kích
thích đầu tư của cả nhà nước và tư nhân. Ơng chủ trương thơng qua các đơn
đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua hàng của nhà nước, trợ cấp về tài chính,
12


tín dụng do ngân sách nhà nước bảo đảm, để tạo sự ổn định về lợi nhuận và
đầu tư cho tư bản độc quyền. Sự tham gia của nhà nước vào kinh tế sẽ làm
tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng của nhà nước lên. Do đó làm cho
cầu có hiệu quả tăng, nhờ vậy mà việc làm tăng, thu nhập tăng, hạn chế được
khủng hoảng và thất nghiệp.


2- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ
Trong lí thuyết của J.M.Keynes, tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền
tệ được coi là công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng.
Nhà nước dùng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để làm cơng cụ
kích thích lịng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của doanh nhân. Để làm
được việc đó, theo ơng phải tăng cường đưa tiền tệ vào lưu thơng để giảm lãi
suất cho vay, khuyến khích doanh nhân vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản. Mặt
khác, để tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương thực hiện lạm phát ở mức độ.
Để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, ông đề nghị in thêm
tiền giấy để cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu tư nhà nước và
đảm bảo chi tiêu cho chính phủ.
Ơng chủ trương sử dụng cơng cụ thuế khóa để điều tiết kinh tế.

3- Các hình thức tạo việc làm
Để nâng cao tổng cầu và việc làm, ông chủ trương mở rộng nhiều hình
thức đầu tư, thậm chí kể cả những hoạt động khơng có lợi cho nền kinh tế
như: tăng cường sản xuất vũ khí chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế, trợ cấp
thất nghiệp, bảo hiểm, trợ cấp cho người nghèo…

4- Khuyến khích tiêu dùng
Để nâng cao cầu tiêu dùng, ơng khuyến khích tiêu dùng đối với mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội bằng cách thực hiện tín dụng tiêu dùng. Với hình
thức này nhà nước khuyến khích mọi người mua chịu hàng hóa và trả dần,
nhờ đó mà tiêu dùng được hàng hóa nhanh.

13


III - Các lý luận của phái Keynes mới.
1- Đặc điểm của trường phái Keynes mới

Trên cơ sở lí thuyết Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng
thành trường phái Keynes mới.
Trường phái Keynes mới gồm ba trào lưu:
Những người Keynes phái hữu: Trào lưu này ủng hộ các nhóm độc
quyền xâm lược, chạy đua vũ trang, quân phiệt hóa nền kinh tế.
Những người Keynes tự do: Trào lưu này bảo vệ lợi ích độc quyền
nhưng khơng ủng hộ chạy đua vũ trang.
Hai trào lưu này hình thành nên phái Keynes chính thống.
Những người Keynes phái tả: Trào lưu này biểu hiện lợi ích của giai
cấp tư sản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền.
Trào lưu này tiếp tục được phát triển dưới tên gọi những người sau
Keynes.
Các đại biểu điển hình của trào lưu này là Chaffa, Caldon- Anh và
Eykhnhes- Mỹ.
Về cơ bản những người sau Keynes coi quan điểm của J.M.Keynes là
nguồn gốc của hệ thống lý luận kinh tế của mình. Nhưng có sự khắc phục
những hạn chế của J.M.Keynes, đồng thời họ còn dựa vào lí thuyết giá trị của
D.Ricardo, vào phương pháp phân tích của C.Mác. Mặt khác họ cịn áp dụng
các quan điểm hệ thống kinh tế - xã hội vào nghiên cứu kinh tế như chú ý đến
vai trị của cơng đoàn trong phát triển kinh tế. Như vậy trào lưu sau Keynes
áp dụng nhiều dịng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lý luận của
mình trên cơ sở lấy học thuyết Keynes làm gốc.

2- Các lý luận cơ bản
a) Lý luận về tiêu dùng
Các nhà kinh tế học đã chú ý đến mối liên hệ giữa tiêu dùng và thu
nhập, sự thay đổi thu nhập, tiêu chuẩn sinh hoạt, tiết kiệm…
14



Theo họ khi một nhóm người có thu nhập cao được cơng nhận là
nhóm thượng lưu của xã hội, thì tiêu chuẩn tiêu dùng của họ trở thành tiêu
chuẩn phán xét về sự thành cơng.
Một chế độ cao chỉ có thể đạt được bằng một tiêu chuẩn tiêu dùng
cao.
Thái độ đối với tiêu dùng tương lai phụ thuộc vào chuẩn mực của tiêu
dùng hiện đại.
b) Về lợi tức
Họ sử dụng phương pháp phân tích phân đoạn để nghiên cứu lợi tức.
Theo họ, chủ xí nghiệp ứng ra các chi phí hoạt động( tiền lương, mua nguyên
liệu,…) và các chi phí tư bản. Tất cả những chi phí ấy của xí nghiệp trong
thời kì này gọi là giá cung ứng. Các chi phí ứng ra này của xí nghiệp khơng
thể được trang trải sau khi bán hàng ở thời kì sau. Phần lời ra được coi là lợi
tức trả cho các chi phí của chủ xi nghiệp ứng ra để sản xuất sản phẩm ở thời
kì trước.
Họ chuyển việc nghiên cứu lợi tức từ cung và cầu về tiền sang phân
tích cung và cầu về quỹ cho vay. Lí thuyết này nhấn mạnh thêm vai trò của hệ
thống ngân hàng, phân tích cung – cầu về trái khốn và các khoản nợ.
c) Nguyên nhân chu kì kinh doanh và cơ cấu số nhân gia tốc
Avin Haxen giải thích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế bằng sự
ngừng trệ, Theo thuyết này, khủng hoảng kinh tế là do các động lực phát triển
kinh tế bị yếu đi mà những động lực này là do các yếu tố bên ngoài tác động
đến như: dân số tăng chậm, tiến bộ kĩ thuật phát triển chậm,… Sau này, các
nhà kinh tế học Mỹ còn bổ sung thêm các nhân tố bên ngoài khác như: chiến
tranh, các cuộc cách mạng, những cuộc bầu cử,…
John Maurice và Avin Haxen còn bổ sung quan điểm số nhân của
J.M.Keynes. Họ mở rộng tác động của số nhân cho một loạt thời kì kế tiếp
nhau, xem xét nó như là một q trình số nhân khơng ngừng. Từ đó họ đưa ra
lí thuyết về đầu tư và nguyên tắc gia tốc. Về thực chất, nguyên tắc gia tốc là lí
15



thuyết về các nhân tố quyết định vấn đề đầu tư. Nó phản ánh mối liên hệ giữa
tăng sản lượng sẽ làm cho đầu tư tăng lên như thế nào.
Theo họ, nguyên tắc gia tốc là nhân tố mạnh mẽ dẫn đến sự không ổn
định về kinh tế. Những thay đổi về sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn
về đầu tư. Từ đó họ muốn phối hợp giữa số nhân và gia tốc tạo thành cơ cấu
số nhân – gia tốc để chủ động tạo ra sự suy thoái hay phục hồi, khủng hoảng
hay hưng thịnh.
d) Về chính sách tài chính
Phái Keynes mới ở Mỹ ủng hộ việc nhà nước sử dụng các phương tiện
như đơn đặt hàng lớn, hệ thống mua hàng hóa để tiếp sức cho kinh tế tư nhân.
Để làm được việc đó phải tăng chi phí nhà nước. Muốn vậy cần phải tạo ra
các nguồn thu cho ngân sách bằng nhiều hình thức khác nhau như:
Một số người đề nghị phải tăng thuế đối với dân cư.
Các nhà kinh tế học đề nghị tăng nợ nhà nước. Họ coi đây là biện
pháp chủ yếu để thu hút vốn cho ngân sách.
Một số khác đề nghị giải pháp lạm phát có mức độ, thực hiện in thêm
tiền đưa vào lưu thông để bù đắp chi phí nhà nước.
Các nhà kinh tế học người Mỹ đánh giá cao vai trị của chi phí nhà
nước. Họ cho rằng, ngân sách nhà nước là cơ chế chủ yếu điều chỉnh kinh tế
Mỹ. Theo họ, việc tăng chi phí nhà nước cho xây dựng cơ bản, mua hàng hóa
và vũ khí sẽ tác động đến tình hình thị trường. Họ coi ngân sách nhà nước nư
là công cụ ổn định bên trong của nền kinh tế. Họ muốn sử dụng các bộ phận
cấu thành thu chi ngân sách như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất
nghiệp,… một cách linh hoạt trong từng thời kì kinh doanh.
Các nhà kinh tế học Mỹ cịn coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt
nhất để ổn định tình hình thị trường. Theo họ, chi phí chiến tranh là một hình
thức đặc biệt để thốt khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.


16


e) Về kế hoạch hóa
Trường phái Keynes phát triển ở Pháp vào đầu những năm 40 với hai
xu hướng:
Xu hướng chủ trương áp dụng nguyên vẹn lí thuyết Keynes mà khơng
sửa đổi, bổ sung gì.
Xu hướng chủ trương áp dụng lí thuyết Keynes nhưng có sự sửa đổi
cần thiết.
Xu hướng thứ hai đã phê phán quan điểm mà Keynes dùng lãi suất để
điều chỉnh kinh tế. Thay vào đó, họ sử dụng công cụ kế hoạch để điều chỉnh
kinh tế, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu
nền kinh tế quốc dân. Họ coi kế hoạch hóa là sự điều chỉnh tổng hợp hoạt
động của xí nghiệp. Họ phân biệt kế hoạch hóa mệnh lệnh và kế hoạch hóa
chỉ dẫn. Họ cho rằng, kế hoạch hóa ở Pháp là kế hoạch hóa chỉ dẫn.
f) Lí thuyết tăng trưởng và phân phối thu nhập
Vị trí trung tâm trong lí thuyết của trường phái sau Keynes là vấn đề
tăng trưởng và phân phối. Họ khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ
thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết
kiệm.
Trong lĩnh vực chính sách kinh tế, họ muốn tiếp tục hoàn thiện cơ chế
điều chỉnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Theo họ, muốn nâng cao nhịp độ
tăng trưởng thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi
cho lợi nhuận. Đồng thời nâng cao tiền lương phù hợp với việc tăng năng suất
lao động điều này sẽ là sự kích thích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Từ đó họ cho rằng cần phải có sự hợp tác giữa độc quyền và các tổ chức cơng
đồn.
Đa số những người thuộc trường phái sau Keynes ủng hộ chính sách
thu nhập, ủng hộ sự cần thiết tăng cường điều chỉnh kinh tế của nhà nước,

thực hiện tập trung hóa và xác định các mục tiêu chiến lược lâu dài.

17


IV - Đánh giá chung
1- Thành tựu
Lí thuyết Keynes là lí thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều tiết.
Trong một thời gian dài, lí thuyết này đã giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư
tưởng kinh tế tư sản. Nó được vận dụng ở hầu hết các nước tư bản phát triển.
Nhiều nước tư bản phát triển như: Mỹ, Đức, Pháp,… coi lí thuyết Keynes là
cơ sở cho sự điều tiết, can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Do vậy đã góp
phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng
hoảng và thất nghiệp. Nhất là trong những thập kỉ 50- 60, tốc độ phát triển
kinh tế của nhiều nước rất cao tạo nên những thần kì như: Nhật Bản, Tây
Đức, Thụy Sĩ, Pháp,…
Vì vậy, J.M.Keynes được coi là nhà lý luận cừ khôi, là vị cứu tinh đối
với chủ nghĩa tư bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.

2- Hạn chế
Học thuyết kinh tế của J.M.Keynes muốn điều tiết nền kinh tế bằng
bàn tay hữu hình ( nhà nước) thay cho bàn tay vơ hình của A.Smith. Tuy có
đem lại những thành tựu nhất định cho nền kinh tế, song thực tế lại phát sinh
nhiều hạn chế:
Đội quân thất nghiệp không giảm, mà vẫn ở mức cao.
Các cuộc khủng hoảng tuy không trầm trọng như trước, nhưng lại diễn
ra thường xun, thời gian ngắn hơn, vì ngồi các cuộc khủng hoảng theo chu
kì, cịn có các cuộc khủng hoảng trung gian.
Biện pháp phát hành thêm tiền tệ để hạ thấp lãi suất, kích thích đầu tư
phát triển kinh tế nhưng lại đưa tới tình trạng làm phát và tác hại của lạm phát

còn lớn hơn cái lợi mà nó mang lại.
Và phương pháp luận thiếu khoa học đã xuất phát từ tâm lí con người
để giải thích nguyên nhân kinh tế.

18


CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LÍ
THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÍ
VĨ MƠ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I – Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế
tồn cầu với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo
John Maynard Keynes
Nhìn lại các gói kích cầu lên tới cả ngàn tỉ USD của Mỹ, gần 600 tỉ
USD của Trung Quốc, hàng trăm tỉ USD của Nhật Bản và Châu Âu, người ta
thấy các biện pháp để xử lý tình huống chặn đà suy giảm tăng trưởng của
chính phủ các nước này, về cơ bản, vẫn là chính sách tài khóa và chính sách
tín dụng theo các ngun tắc của Keynes. Về chính sách tài khóa, các chính
phủ chủ trương giảm thuế để hỗ trợ tái đầu tư cho các nhà sản xuất, thực hành
tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ công và trợ cấp cho các
khu vực thu nhập thấp, dễ tổn thương nhằm tạo cầu nội địa, đảm bảo an sinh
xã hội và giảm thiểu các xung đột xã hội, thậm chí có thể chấp nhận cả thâm
hụt ngân sách để mở rộng thị trường nội địa – một sự bù đắp khoảng sụt giảm
đột ngột của thị trường xuất khẩu. Do đó, sau các gói giải cứu mang tính chất
tình thế, các chính phủ tiếp tục gia tăng các gói kích cầu nhằm tạo đà cho tăng
trưởng khi đã chạm tới điểm uốn tại đáy của cuộc khủng hoảng. Cũng tương
tự như vậy, chính sách tín dụng rẻ với mức lãi suất thấp nhất so với nhiều
chục năm qua, hiện đã trở thành đặc trưng phổ biến trong chính sách tiền tệ
của các quốc gia. Chính phủ các nước tạo mọi điều kiện để mọi chủ thể tiếp

cận dễ dàng các nguồn tín dụng, chủ trương hỗ trợ lãi suất theo hướng tăng
tổng dư nợ tín dụng nhằm khởi động lại cầu tiêu dùng và cầu đầu tư nội địa.
Nói cách khác, với việc tiền được bơm ra như cái phao cứu sinh cho các nền
kinh tế, ngay cả trong tình trạng khơng dễ kiểm sốt, có vẻ người ta đã coi
19



×