Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Kinh Tế Đầu Tư Mai - Tài Liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.22 KB, 33 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ
NHÓM 9
ĐỀ TÀI: Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới? Phân tích các điều kiện mà VN
cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển FDI này?
GVHD: TS. Hoàng Thị Thu Hà

Hà Nội, Năm 2022


lOMoARcPSD|9242611

Bảng phân cơng cơng việc
Họ và tên

STT

Nội dung

MSV

Mức độ
hồn
thành

1


Lê Thị Cẩm Ly

11216774 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của

100%

vốn FDI
2

Nguyễn Thị

11216762 Nhà đầu tư FDI

100%

11216782 Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế

100%

Quỳnh Hương
3

Hoàng Lê Kiều
My

4

Nguyễn Thị
Ngọc Huyền


giới theo quốc gia
11216758 Xu hướng dịch chuyển FDI theo

100%

các ngành, lĩnh vực kinh doanh
Tình hình dịch chuyển vốn FDI vào
Việt Nam

5

Trần Ngọc Mai

11216778 Những tồn tại, hạn chế, nguyên

100%

nhân
6

Nguyễn Trần
Bảo Nhi

11216790 Giải pháp, định hướng để VN thích
ứng với xu hướng dịch chuyển FDI

100%


lOMoARcPSD|9242611


Mục Lục
A. Lời nói đầu..................................................................................................................... 1
B. Nội dung ......................................................................................................................... 2
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn FDI ................................................................... 2
1.1. Vốn FDI là gì? ....................................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm của vốn FDI ........................................................................................... 2
1.3. So sánh nguồn vốn FDI và ODA ........................................................................... 3
1.4. Lợi thế và hạn chế của nguồn vốn FDI .................................................................. 3
1.5. Vai trò của vốn FDI ............................................................................................... 4
2. Nhà đầu tư FDI ............................................................................................................. 4
2.1. Tiêu chuẩn của nhà đầu tư ..................................................................................... 4
2.2. Những biến động của thị trường FDI .................................................................... 6
2.3. Xu hướng thay đổi yêu cầu của nhà đầu tư trước và sau các biến động................ 9
3. Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới ................................................................... 15
3.1. Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới theo quốc gia ...................................... 15
3.2. Xu hướng dịch chuyển FDI theo các ngành, lĩnh vực kinh doanh ...................... 17
3.3. Tình hình dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam ................................................... 19
4. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để Việt Nam thích ứng với xu hướng
dịch chuyển FDI ............................................................................................................. 20
4.1. Những tồn tại và hạn chế ..................................................................................... 20
4.2. Nguyên nhân ........................................................................................................ 25
4.3. Giải pháp, định hướng để VN thích ứng với xu hướng dịch chuyển FDI ........... 27
C. Kết Luận ...................................................................................................................... 29
D. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 30


lOMoARcPSD|9242611

A. Lời nói đầu


Tồn cầu hóa đã mang lại sự phát triển kinh tế và thịnh vượng trên toàn thế giới với
sự tham gia của các công ty đa quốc gia và các ch̃i giá trị tồn cầu. Cùng với toàn cầu
hóa là sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI để khai thác lợi thế cạnh tranh. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một thành phần kinh tế quan trọng đối với các nước
đang phát triển, đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế; giải quyết
tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp thu chuyển giao công
nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn; góp phần
tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết đói nghèo, nâng cao
đời sống người dân.
Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được khơng ít thành tựu về thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành
một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát
triển kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt bước phát triển tích
cực, ln đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc
tế ngày càng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển dịch xu hướng FDI trên thế giới dòng
vốn FDI vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, gây ra khơng ít khó khăn, thách thức cho nền
kinh tế. Với đề tài “Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới? Phân tích các điều kiện mà
Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển FDI này?”, Nhóm 11 sẽ
phân tích các nội dung về sự thay đổi trong nhu cầu của nhà đầu tư FDI, xu hướng dịch
chuyển FDI trên thế giới, từ đó liên hệ với Việt Nam để nhìn nhận những tồn tại, hạn chế
và đề xuất một số giải pháp giúp đất nước thích ứng với xu hướng thay đổi này.

1


lOMoARcPSD|9242611

B. Nội dung
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn FDI

1.1. Vốn FDI là gì?
Vốn FDI trong tiếng Anh được viết tắt là của: Foreign Direct Investment.
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi
ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và
bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
– Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
– Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
– Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản
địa.
– Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
– Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại
quốc tế.
1.2. Đặc điểm của vốn FDI
• FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn


Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả đầu tư và khơng phải là
lợi tức.



Các nước có nền chính trị, kinh tế ổn định, có hệ thống pháp lý rõ ràng sẽ thu hút
được nhà đầu tư.



Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư

cũng tương ứng với tỷ lệ này



Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỡ lãi. Bên cạnh đó, họ cịn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình
thức đầu tư…

2


lOMoARcPSD|9242611



Để được tham gia kiểm sốt hoặc kiểm sốt doanh nghiệp nhận đầu tư; nhà đầu tư
phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia.



Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
– Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

1.3. So sánh nguồn vốn FDI và ODA
Nguồn vốn ODA

Nguồn vốn FDI

Giống Là nguồn vốn từ nước ngồi

Khác

Là nguồn vốn hữu hạn

Ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ

Tiếp nhận nguồn vốn này thường đi kèm với chính trị
các điều kiện và ràng buộc

Hiệu quả đầu tư cao

Thường được sử dụng cho các công trình, dự Nước nhận đầu tư không phải
án có khả năng hoàn vốn chậm

lo trả nợ mà được
chia sẻ lợi ích theo mức đóng
góp.
Giảm rủi ro tài chính cho các
doanh nghiệp trong
nước

1.4. Lợi thế và hạn chế của nguồn vốn FDI
Lợi thế:


Bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ



Nước nhận đầu tư tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên

tiến của nước ngồi



Nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới



Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.



Nâng cao trình độ kỹ thuật , năng suất lao động...

3


lOMoARcPSD|9242611



Được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho
đến khi đạt được trình độ phát triển.

Hạn chế:
• Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động
tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên
sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngồi.
• Độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.
• Làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp

nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.Sự mất cân đối này
có thể gây ra mất ổn định về chính trị
• Chi phí cho việc thu hút FDI và sản xuất khơng thích hợp
• Tổn hại đến mơi trường
1.5. Vai trò của vốn FDI
– FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế


FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển



FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm



FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu



FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Nhà đầu tư FDI
2.1. Tiêu chuẩn của nhà đầu tư
Như đã thấy, động lực mạnh mẽ và bao quát nhất tạo ra và chi phối những dòng vốn
FDI chính là lợi nhuận. Với khát vọng tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nhằm phân tán
rủi ro khi đầu tư, khai thác hiệu quả những tiềm năng của quốc gia, dịng vốn đầu tư quốc
tế nói chung và vốn FDI nói riêng chỉ thực sự mở rộng và tìm nến những nơi có mơi trường
đầu tư quốc tế cũng như đầu tư trong nước đảm bảo cho dòng vốn này phát triển. Môi
trường đầu tư quốc tế là tổng hịa các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư

và đến hoạt động của nhà đầu tư tại một quốc gia. Do đó, các yếu tố cấu thành nên mơi
trường đầu tư quốc tế chính là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI
vào một quốc gia.
4


lOMoARcPSD|9242611

Thực tiễn cho thấy, tiêu chuẩn của một môi trường đầu tư hấp dẫn, năng lực cạnh
tranh cao để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm 6 yếu tố:
Đầu tiên là môi trường tự nhiên. Một quốc gia có vị trí địa lý giao thoa, cửa mở; có
địa hình phù hợp với mục tiêu đầu tư, có khí hậu hài hịa với nhà đầu tư và giàu có về
tài nguyên thiên nhiên sẽ là một quốc gia thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa
vốn vào hơn.
Thứ hai là mơi trường chính trị. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm một quốc
gia có sự ổn định về chính trị; ít mâu thuẫn giữa các đảng, phái đối lập; đối ngũ điều hành,
lãnh đạo có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt; trật tự an ninh xã hội được đề cao, đảm
bảo.
Thứ ba, môi trường pháp luật cũng là một yếu tố rất được lưu tâm. Nhà đầu tư nước
ngoài sẽ quan tâm đến hệ thống quy định, luật liên quan đến đầu tư như: thuế, đất đai…,
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư, quy chế pháp lý về
phân chia lợi nhuận…
Thứ tư, môi trường quan trọng nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng là môi
trường kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn một quốc gia có nền kinh tế có sức
khỏe tốt tức tốc độ phát triển kinh tế dương và luôn tăng, có nguồn nhân lực dồi dào và
đáp ứng yêu cầu về chất lượng với giá nhân công rẻ, có trình độ công nghệ phù hợp với
lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra, các yếu tố nổi bật có thể kể đến của môi trường kinh tế bao
gồm: quy mô thị trường (quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu người), cơ sở hạ tầng
(ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa), hoạt động xúc tiến đầu tư gồm
các hoạt động quảng bá hình ảnh của nước nhận đầu tư, các chính sách kinh tế như chính

sách tiền lương tối thiểu, quy định về lãi suất…, và chỉ số GCI- đánh giá năng lực cạnh
tranh tồn cầu.
Thứ năm, mơi trường văn hóa- xã hội. Các yếu tố văn hóa, tôn giáo phổ biến, ngôn
ngữ, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ hay hệ thống giáo dục… cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc ra quyết định của nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn vào một quốc
5


lOMoARcPSD|9242611

gia.
Cuối cùng là môi trường quốc tế, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, quan hệ ngoài
giao, thương mại, hội nhập kinh tê quốc tế… là các yếu tố nhỏ của môi trường này ảnh
hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI.
2.2. Những biến động của thị trường FDI
Thập kỉ qua đánh dấu một bức tranh màu xám của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) khi chứng kiến xu hướng giảm sâu tại hầu hết các khu vực và nền kinh tế trên
thế giới. Những biến động của thị trường FDI đã làm dịng vốn FDI tồn cầu đã phải đối
mặt với sự sụt giảm chưa từng có kể từ thời kỳ khủng hoảng tài chính cách đây hơn một
thập kỷ.
Vốn FDI đến các quốc gia đang phát triển trong thập kỷ qua

Nguồn: World Bank, 2020
2.2.1.Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ ngày 20/04/2017 đã châm
ngòi cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế
toàn cầu. Động thái này khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018
và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Theo Nomura
Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời
6



lOMoARcPSD|9242611

Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh nghiệp chọn Việt Nam,
11 doanh nghiệp sang Đài Loan, 11 DN sang Thái Lan, 3 DN lựa chọn Ấn Độ,... Theo
Công ty Tư vấn đầu tư A.T. Kearney (2019), Trung Quốc đã xuống hạng, từ thứ 3 (năm
2017) xuống thứ 7 (năm 2019) trong số các địa điểm đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI) tốt nhất thế giới (là mức thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm
sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân công tăng nhanh, tác
động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

2.2.2. Covid 19
Covid 19 đã ảnh hưởng xấu đến các mắt xích trong ch̃i cung ứng từ sản xuất, chế
biến, vận tải và hậu cần, cũng như tạo ra nhiều sự thay đổi đáng kể về nhu cầu. Sự sẵn có
và khả năng đáp ứng nhiều loại nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian và thành phẩm đã bị
gián đoạn nghiêm trọng. Covid 19 đã và đang cản trở việc cung cấp nguyên liệu thô, đầu
vào trung gian và hàng hóa cuối cùng do những ảnh hưởng bởi sự giãn cách xã hội.
7


lOMoARcPSD|9242611

Bên cạnh cú sốc về sản xuất, cú sốc về dòng chảy thương mại xảy ra khi đại dịch
Covid 19 làm gián đoạn hoạt động thương mại hạn chế sự di chuyển của hàng hóa và con
người.
Việc vận chuyển bị gián đoạn đóng cửa biên giới, các quốc gia tạm ngưng các dịch
vụ vận tải hàng hoá từ vận tải đường thủy đến đường hàng khơng khiến cho chi phí vận
chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá tăng cao, việc vận chuyển hàng tồn kho gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt trong các khu vực bị cách ly. Các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) đã trải

qua những tác động liên tiếp và theo tầng của đại dịch COVID-19. Những cú sốc về cung
và cầu đã gây ra một cuộc suy thối tồn cầu; ch̃i giá trị tồn cầu (GVC) đã bị gián đoạn
nghiêm trọng; và, trên toàn thế giới, các chính phủ đang xem xét các quy định mới ảnh
hưởng đến các nhà đầu tư nước ngồi.
Dịng vốn FDI (tính bằng tỷ đô la)

Nguồn: Dữ liệu của OECD

8


lOMoARcPSD|9242611

Các thương vụ M&A xuyên biên giới đã hoàn thành ở các nền kinh tế tiên tiến,
2000-2020 (Giá trị các giao dịch tính bằng tỷ USD hàng q)

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ cơ sở dữ liệu Refinitiv M&A
Trong thời kỳ đại dịch, dòng vốn FDI giảm so với năm trước, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển trong lĩnh vực sản xuất và sơ cấp. Felsenthal (2020) cho thấy gần 90% các
công ty đa quốc gia trong quý 2 năm 2020 cho biết đã trải qua các tác dụng phụ từ đại
dịch. Cụ thể hơn, khoảng 80% các cơng ty quốc tế bị giảm thu nhập rịng, dẫn đến giảm
đầu tư và việc làm. (VINEY, 2020). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã sụp đổ
vào năm 2020, giảm 42% từ 1,5 nghìn tỷ đô la năm 2019 xuống cịn ước tính 859 tỷ đơ la,
theo một Giám sát xu hướng đầu tư của UNCTAD được cơng bố vào ngày 24 tháng. Dịng
chảy giảm 2/3 xuống - 4 tỷ đô la. Tại Vương quốc Anh, FDI đã giảm xuống 0, và sự sụt
giảm được ghi nhận ở các nước nhận lớn khác. Các dự án đầu tư tại Greenfield được công
bố cũng giảm 29% và các giao dịch tài chính dự án giảm 2%. Hoa Kỳ ghi nhận FDI giảm
49%, xuống cịn ước tính 134 tỷ USD. FDI bị ảnh hưởng đáng kể bởi COVID-19 đặc biệt
do các nước đóng cửa đột ngột. Hầu hết các nền kinh tế của các nước chủ nhà bị ảnh hưởng
bởi COVID-19.

2.3. Xu hướng thay đổi yêu cầu của nhà đầu tư trước và sau các biến động
2.3.1. Mối quan tâm của các nhà đầu tư giai đoạn trước
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, những nhà quản lý cần phải nhận
9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

dạng đúng những nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngồi và từ đó đưa ra các chính sách
phù hợp. Lê Quốc Thịnh (2011) trong nghiên cứu: “ FDI - from the viewpoint of investors
in Long An province” đã kết luận rằng các nhóm yếu tố thị trường, nguồn lao động, cơ sở
hạ tầng và chính sách đầu tư là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp
FDI về môi trường đầu tư của tỉnh Long An. Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007) trong
nghiên cứu “Foreign direct in Vietnam: An overview and analysis the of spatial across” đã
chứng minh rằng nhóm yếu tố thị trường, nhóm yếu tố về lao động và cơ sở hạ tầng có tác
động đến sự phân bố về mặt không gian của vốn FDI giữa các địa phương. Theo Agniezka
Chidlow and Stephen Young (2008), trong nghiên cứu “Regional Determinants of FDI
distribution in Poland”, tác giả đã kiểm tra các yếu tố quyết định dịng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào Ba Lan, ở cấp độ khu vực. Kết quả cho thấy rằng các nhân tố tìm kiếm
kiến thức, nhân tố tìm kiếm thị trường, nhân tố tích tụ hay sự hình thành cụm ngành tác
động chính đến dịng vốn FDI.
Nguyễn Mạnh Tồn trong mơ hình nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của VN”. Bằng phương pháp thống
kê, mô tả nghiên cứu đã kết luận rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển là yếu tố quan trọng
bậc nhất, xếp theo sau lần lượt là những ưu đãi hỡ trợ đầu tư của chính quyền địa phương,
cũng như của trung ương; chi phí hoạt động thấp; nhân tố kém phần quan trọng hơn là thị
trường tiềm năng; nhân tố không ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm nhà đầu
tư là vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội.

Theo Li, Xinzhong (2005), trong nghiên cứu “Foreign Direct Inflows in China: at
Location” [ dựa trên bộ dữ liệu các địa phương của Trung Quốc sử dụng mô hình định
lượng] đã đi đến kết luận rằng vốn FDI tích lũy, quy mơ thị trường, mức độ phát triển kinh
tế, thương mại tự do, và chi phí lao động là những nhân tố quan trọng nhất của mơi trường
đầu tư tác động tích cực đến việc lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư.
Kết luận: Như vậy các nghiên cứu trước đó ở ngoài nước và trong nước đã chứng
minh rằng các nhân tố tác động sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: giá thành
thị trường lao động; cơ sở hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực; công tác quản lý và hỡ trợ
của chính quyền địa phương; các chính sách ưu đãi đầu tư; quy mơ và sự tiềm năng của thị
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

trường; sự hình thành cụm ngành. Những địa phương nào có chất lượng các yếu tố trên
được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng sự hài lòng của
nhà đầu tư, là cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư, giới thiệu cho các
nhà đầu tư khác và là tiền đề cho việc tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư tại
địa phương. Nguồn lực dồi dào, giá nhân công rẻ là lợi thế so sánh của địa phương trong
hoạt động thu hút vốn FDI. Xu hướng đầu tư ngày nay của các nhà đầu tư nước ngoài trong
việc lựa chọn địa điểm đang chuyển từ việc xem xét gần thị trường tiêu thụ sang ưu tiên
tiêu chí trình độ, giá cả sức lao động của công nhân, trình độ ngoại ngữ của dân bản địa
bởi vì công nghệ thông tin phát triển sẽ giúp cho các nhà sản xuất dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận các thị trường ở xa.
2.3.2. Mối quan tâm của các nhà đầu tư giai đoạn sau
Đứng trước bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro về chiến tranh thương mại, dịch bệnh, sự
ổn định về chính trị, kinh tế và môi trường pháp lý đã thay thế các yếu tố thu hút FDI truyền
thống của các nước đang phát triển như chi phí nhân cơng và đầu vào giá rẻ.

‘‘Báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tư tồn cầu 2019/2020 ” được World Bank ( WB)
cơng bố vào tháng 5/2020 với kết quả khảo sát phỏng vấn hơn 2.400 giám đốc kinh doanh
làm việc cho các tập đoàn tại 10 nước thu nhập trung bình (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, Mexico, Nigeria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Việt Nam) về những mối
quan tâm của họ khi lựa chọn đầu tư ở nước ngoài đã chỉ ra 4 yêu cầu quan trọng khi chọn
địa điểm đầu tư bao gồm: Ởn định chính trị (84,3%), ổn định kinh tế vĩ mô (84,7%), môi
trường pháp lý (84,4%) và nhân lực tài năng/có kỹ năng (85%).
Theo Busse và Hefeker (2005), rủi ro chính trị là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tiêu
cực đến thu hút dòng vốn FDI của nước sở tại. Rủi ro thể chế có thể trở thành mối đe dọa
nghiêm trọng đối với việc thực thi hợp đồng đầu tư được ký kết giữa các tập đồn đa quốc
gia và chính phủ nước sở tại. Theo đó, khả năng thu hồi vốn có thể bị giảm sút ở những
quốc gia có nhiều rủi ro chính trị hơn. Rõ ràng rằng, chính sách kinh tế vĩ mơ khơng ổn
định bao gồm những bất ổn về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách tỷ giá
hối đoái. Tình trạng lạm phát cao, chỉ báo về sự khơng chắc chắn của chính sách kinh tế vĩ
mô, khiến các công ty đa quốc gia khó dự đoán giá cả ở nước sở tại. Thâm hụt tài khóa gia
11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tăng liên tục ở nước sở tại là một yếu tố quan trọng khác có thể làm tăng sự không chắc
chắn về chính sách tài khóa khiến mức thuế tăng cao. Thuế suất cao dẫn đến chi phí vốn
đầu vào cao và do đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cuối cùng việc giảm
này tác động xấu đến dòng vốn FDI vào các nước sở tại.
Thuế và ưu đãi thuế chiếm vị trí thứ 5, trong khi chi phí nhân cơng và đầu vào giá rẻ
chỉ xếp thứ 11, còn khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên được đánh giá đứng thứ 14.
Điều này ám chỉ rằng những biện pháp thu hút FDI truyền thống của những nước đang phát
triển khơng cịn là trọng tâm mà các tập đoàn đa quốc gia nhắm đến.

Tại Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia cho biết 3 rào cản họ thường gặp phải trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là: quy trình phê duyệt đầu tư, yêu cầu về hàm
lượng nội địa hóa và các quy định ràng buộc với người lao động nước ngoài.
Mối quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia khi lựa chọn đầu tư

Nguồn: World Bank, 2020
Trước đây, sự di chuyển vốn FDI chủ yếu dựa trên lý thuyết lợi nhuận cận biên; nhà
đầu tư tìm đến quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao về chi phí sản xuất thấp, những quốc gia
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

có giá thành nhân công thấp sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Nhưng khi xuất
hiện đại dịch và tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng thì nhiều công ty đa quốc gia đã tìm
cách đa dạng hóa nguồn cung và dịch chuyển vốn FDI sang một số quốc gia khác hoặc về
chính quốc nhằm thực hiện mục tiêu đó. Như vậy đã và đang xuất hiện xu hướng các công
ty đa quốc gia tìm cách di chuyển vốn FDI trước đây quá tập trung vào một quốc gia hay
khu vực sang một số quốc gia khu vực khác. Một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm thiết yếu
sẽ có xu hướng dịch chuyển sản xuất về chính quốc do các chính sách khuyến khích của
các nước phát triển. Đã và đang xuất hiện xu hướng một số tập đoàn đa quốc gia trước đây
tập trung đầu tư vào Trung Quốc nay tìm hướng dịch chuyển đầu tư sang các quốc gia
khác, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á.
Thực tế, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiên tai và dịch bệnh diễn ra trên thế
giới hiện nay, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên phải đối mặt với
rủi ro và sự không chắc chắn, khi, vì các yếu tố trên, mà các luật và quy định ở nước tiếp
nhận FDI có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ. Al-Thaqeb và Algharabali (2019), trong nghiên
cứu của mình, đã chỉ ra rằng sự bất ổn tại nước sở tại, như khủng hoảng kinh tế, thiên tai

dịch bệnh,... có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Những
bất ổn này có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế,
các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những quốc gia ít rủi ro hơn. Nguyen và cộng sự
(2019) cho rằng, bất ổn kinh tế tại một quốc gia đến từ các sự kiện như chiến tranh, khủng
hoảng, chiến tranh thương mại, dịch bệnh, tạo ra những cú sốc đối với dòng vốn FDI, cụ
thể: làm giảm dòng vốn ròng FDI vào quốc gia đó. Mặt khác, tác động tiêu cực của rủi ro,
khủng hoảng kinh tế, và đặc biệt là dịch bệnh, đối với FDI ở các nền kinh tế đang phát triển
thường nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế tiên tiến (Avom và cộng sự, 2020). Những
bất ổn xảy ra do chiến tranh, khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến những tác động
tiêu cực cho đầu tư FDI, việc làm, giá cả, và hoạt động xuất nhập khẩu. Kết quả là, quốc
gia bị tác động thường có tốc độ tăng trưởng thấp. Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có tác
động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài
và muốn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thì các nước phải duy trì được sự
ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô.
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Các yếu tố liên quan đến tình huống bất khả kháng khác như thiên tai, dịch bệnh
cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia. Đó là
bởi thiên tai dịch bệnh rất khó đoán định, và hậu quả để lại có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp ở nước sở tại trong một thời gian dài. Hơn nữa, thiên tai dịch bệnh
không chỉ ảnh hưởng xấu đến kinh tế, mà còn đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như làm
thay đổi các chính sách kinh tế, giảm thiểu chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, tăng
giá cả ở một số mặt hàng nhất định, và sự luân chuyển của dòng tiền. Những yếu tố này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong
một vài trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn dịch bệnh và thiên tai toàn cầu, có thể gây ra

đứt gãy chuỗi sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và hiệu quả đầu tư. Chính vì
thế, nhiều quốc gia đã và đang áp dụng các biện pháp chính sách nhằm kiểm sốt và hạn
chế các yếu tố không chắc chắn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai dịch bệnh, nhằm thúc
đẩy thương mại quốc tế và thu hút dòng vốn FDI (Baldwin và Freeman, 2020).
Trong các tài liệu thương mại một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của
các hiệp định thương mại trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư giữa
các quốc gia vì đã giảm sự không chắc chắn (do các yếu tố bất khả kháng) trong chính sách
thương mại (Carballo và cộng sự, 2018). Do đó, dễ dàng nhận thấy các nhà đầu tư nước
ngoài, bên cạnh lựa chọn đầu tư vào các nền kinh tế ít rủi ro hơn, còn chọn lựa những quốc
gia đã và đang thi hành các hiệp định thương mại với quốc gia của mình. Đó là bởi độ tin
cậy về cam kết của chính phủ đối với các mức thuế quan thấp hơn được nâng cao nhờ các
hiệp định thương mại đã ký kết, và do đó, giảm bớt sự không chắc chắn cũng như rủi ro có
thể xảy ra trong chính sách thương mại.
Kết luận: Như vậy, có thể nói rằng, trong bối cảnh nhiều rủi ro khó lường và sự
không chắc chắn đến từ nhiều yếu tố khác nhau, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lựa chọn các
quốc gia, các khu vực ít rủi ro hơn, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thiên tai,
dịch bệnh, có nền kinh tế chính trị và thể chế ổn định hơn. Ngoài ra, những doanh nghiệp
đa quốc gia sẽ đưa ra quyết định đầu tư đối với nước đã ký kết các hiệp định thương mại,
thỏa thuận song phương với họ để tận dụng những cam kết của chính phủ khi rủi ro xảy ra.
Bên cạnh đó, những quốc gia có các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản trị, tạo môi trường
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

kinh doanh ổn định, thơng thống cũng sẽ là điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới
3.1. Xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới theo quốc gia

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho dòng vốn giảm mạnh tới 42% trong năm 2020 so
với năm 2019, từ 1.500 tỷ USD xuống chỉ còn 859 tỷ USD. Cần lưu ý rằng, đây là mức
thấp nhất kể từ những năm 1990, thấp hơn tới 30% so với giai đoạn khủng hoảng tài chính
tồn cầu 2008 - 2009. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đồng đều giữa các quốc gia, khu
vực, nhóm nền kinh tế.
Các nước phát triển có sự sụt giảm mạnh nhất, giảm tới tới 69%, chỉ còn 229 tỷ
USD. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ giảm tới 46%, chỉ còn 166 tỷ USD. Vốn FDI vào Mỹ
giảm tới 49%. Khu vực châu Âu cũng có sự sụt giảm mạnh về dòng vốn FDI, giảm tới 71%
so với năm 2019, thậm chí FDI tại Anh giảm xuống cịn bằng 0. Chiều ngược lại, cũng có
một số quốc gia châu Âu lại có sự tăng lên đáng kể trong dòng vốn FDI, ví dụ như trường
hợp của Thụy Điển (tăng hơn gấp 2 lần từ 12 tỷ USD lên 29 tỷ USD), hay Tây Ban Nha
cũng tăng tới 52% so với năm 2019. Tuy nhiên, đến giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2021,
các nền kinh tế phát triển chứng kiến mức tăng mạnh nhất về vốn FDI, lên tới 424 tỷ USD,
gấp hơn 3 lần so với thời kỳ đại dịch năm 2020. Ở châu Âu, một số nền kinh tế lớn đã
chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong vốn FDI, chỉ còn thấp hơn 5% so với mức trung bình
hàng quý trước đại dịch. Theo báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD’s Investment Trends Monitor), dòng vốn FDI vào Mỹ đã tăng 90%, nhờ
vào sự gia tăng của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).
Cùng với đó, FDI đổ vào các nước đang phát triển lại có xu hướng tăng nhẹ. Năm
2018, các quốc gia đang phát triển chiếm tới 58% lượng vốn đầu tư FDI trên thế giới và
một nửa trong số các quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất năm 2017 và 2018 cũng thuộc về
khối nước đang phát triển, cụ thể là: Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kơng, Singapore, và Brazil.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng
đáng kể lên tổng cộng 427 tỷ USD, với mức tăng trưởng 25% ở Đông và Đông Nam Á,
phục hồi gần mức trước đại dịch ở Trung và Nam Mỹ, và tăng trưởng trên khắp châu Phi,
Tây và Trung Á.
15

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Ngoài ra, khi đại dịch Covid - 19 xảy ra, đã xuất hiện tình trạng “đứt gãy ch̃i cung
ứng tồn cầu”. Để tránh tình trạng này lặp lại, các nước cũng có xu hướng đa dạng hóa địa
điểm đầu tư nhằm phân tán rủi, không đầu tư tập trung vào Trung Quốc như trước nữa.
Trong số các nước được xem xét chuyển hướng đầu tư, Việt Nam có những lợi thế nhất
định về mặt vị trí địa lý, gần với Trung Quốc. Vị trí địa lý của Việt Nam khơng những
thuận lợi cho nước ta trong các giao dịch kinh tế quốc tế, mà còn tạo cơ hội cho Việt Nam
trở thành trung tâm kết nối của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và kết nối khu vực này
với các nền kinh tế ở khu vực phía Tây bán đảo Đông Dương. Bên cạnh đó, Việt Nam có
nhiều thuận lợi trong giao thương toàn cầu, do có thể xây dựng và phát triển các cảng nước
sâu khi sở hữu trên 3.000 km bờ biển. Theo kết quả của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật
Bản Jetro vào năm 2020 khảo sát 122 doanh nghiệp, Việt Nam nằm đầu danh sách thu hút
đầu tư, với 42,3% doanh nghiệp lựa chọn đầu tư tại Việt Nam, xếp trên Thái Lan (20,6%),
Philippines (18,6%) và Indonesia (16,5%).

Kết luận chung: Trong giai đoạn hiện nay, các sự điều chỉnh của các chuỗi cung
ứng toàn cầu (GSC)3.1 được thiết kế lại theo hướng linh hoạt và rút ngắn hơn, đa dạng hóa
nguồn cung và đối tác, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và bố trí nguồn lực. Các quốc gia và
các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước, địa
bàn đối tác gần gũi hoặc đồng minh; gia tăng khả năng chống chịu và hấp thụ tác động các
16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

cú sốc của thị trường và căng thẳng địa chính trị; tăng cường khả năng thích ứng với tình

hình mới thay vì khôi phục các chuỗi cung ứng cũ. Các quốc gia cũng tái cơ cấu, sắp xếp
lại chuỗi cung ứng qua việc đa dạng hoá nguồn cung, mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp
nhằm phân tán rủi ro, như đặt hàng mua nguyên vật liệu, linh kiện từ nhiều nhà cung ứng
tại các nước khác nhau.
3.2. Xu hướng dịch chuyển FDI theo các ngành, lĩnh vực kinh doanh
Xu hướng chung là FDI vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các quỹ đầu tư/quỹ tài
chính ln được lựa chọn hàng đầu của các nước phát triển, tiếp theo mới đến các lĩnh vực
sản xuất và thương mại. Ví dụ, các nước EU đầu tư nhiều vào lĩnh vực dịch vụ tài chính,
chiếm khoảng 57% tổng vốn OFDI ra thế giới. Trong lĩnh vực sản xuất, các công ty đa
quốc gia đầu tư nhiều vào các ngành dầu khí, hóa chất và dược phẩm, năng lượng tái tạo,
hàng tiêu dùng.
Trong ngành nơng nghiệp và khai khống, tập đồn dầu khí Total đã mua lại tập
đoàn Maersk Oil của Đan Mạch với giá trị 7,4 tỷ USD. Thương vụ này đã ảnh hưởng đến
cấu trúc sản xuất của ngành khai khoáng trên toàn cầu bởi sản lượng và chất lượng cung
ứng sản phẩm của tập đoàn Total đã được nâng lên, đạt quy mô khoảng 400 tỷ USD. Các
giao dịch M&A trong lĩnh vực chế tác đạt mức tương đương năm 2017 với một số giao
dịch lớn. Các giao dịch M&A trong ngành công nghiệp dược phẩm đạt 28 tỷ USD, ngành
công nghiệp hóa chất đạt 149 tỷ USD với những thương vụ lớn như tập đoàn Mayer của
Đức và Monsanto của Mỹ (trị giá 57 tỷ USD). Năm 2018 ghi nhận sự gia tăng những giao
dịch M&A trong lĩnh vực dịch vụ, đạt 469 tỷ USD do những giao dịch trong lĩnh vực tài
chính đạt quy mơ gấp 2 lần năm 2017 là 108 tỷ USD, các giao dịch trong lĩnh vực bất động
sản cũng rất nhiều, đạt 57 tỷ USD.
Tại các nước đang phát triển, các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tác tăng 68%, đạt
271 tỷ USD nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở Châu Á với tổng số vốn đạt 212 tỷ
USD. Hơn nữa, số lượng dự án chỉ tăng 12% do nhiều dự án mới có quy mơ lớn, ví dụ 5
dự án chế tác lớn nhất ở Trung Quốc có tổng vốn đầu tư 33 tỷ USD. Các dự án đầu tư mới
trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thuốc lá ở các nước đang phát triển tăng 29%, đạt 16
tỷ USD nhưng các dự án dệt may giảm 36%, chỉ đạt 7 tỷ USD.
17


Downloaded by tran quang ()



×