Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam lớp 4 (tập 1) Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 92 trang )



TỔ CHỨC LỚP HỌC, THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG,
SINH HOẠT CHUN MƠN THEO MƠ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

–3–


Phần 1
TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

1. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh để làm gì?
Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì HS, nhằm:
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống
học đường;
- Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt
động của nhà trường; phát triển tính tự chủ, sự tơn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp
tác và đoàn kết của HS;
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng
lãnh đạo;
- Chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện quyền và bổn phận
của mình.
2. Hội đồng tự quản gồm:
- Hội đồng tự quản học sinh của lớp;
- Hội đồng tự quản học sinh cấp trường.
3. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh cấp trường
3.1. Củng cố và thay đổi nhận thức
Tổ chức cuộc họp với GV, CBQL, đại diện cha mẹ HS trong tồn trường để
qn triệt mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc tổ chức Hội đồng tự quản học sinh.
–4–




3.2. Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc triển khai thành lập Hội đồng tự quản HS
- Xác định số lượng các Hội đồng tự quản HS trong trường.
- Tập huấn cho GV quy trình thành lập Hội đồng tự quản HS.
- Ấn định ngày tổ chức bầu chọn Hội đồng tự quản HS và các chuẩn bị khác về
hậu cần cho bầu cử.
4. Cách tổ chức thành lập Hội đồng tự quản HS của lớp (Học viên)
4.1. Chia nhóm
Có nhiều cách chia nhóm. Ví dụ :
- Chia nhóm theo điểm danh.
- Chia nhóm bốc thăm viết số hoặc nhặt ngẫu nhiên.
- Chia nhóm theo tiêu chí giới tính, địa bàn,…
4.2. Phân công vị trí của các nhóm
4.3. Các nhóm về vị trí
4.4. Khởi động của nhóm
- Làm quen.
- Lấy thiết bi.̣
- Bầu trưởng nhóm.
- Đặt tên của nhóm.
- Viết tên mỗi thành viên: Tên, biểu tượng,…
- Tự chuẩn bị các thiết bị để làm việc.
4.5. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh của lớp
a) Hội đồng tự quản có:
Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó chủ tịch HĐTQ; các Ban tự quản; trưởng
ban; thư kí.
–5–


b) Bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó chủ tịch HĐTQ

Quy trình bầu lãnh đạo HĐTQ:
- GV định hướng : cần có lãnh đạo HĐTQ và lãnh đạo HĐTQ cần phải làm
những cơng việc gi;̀
- Khún khích HS ứng cử vào HĐTQ và nhóm đề cử;
- Các ứng cử viên xây dựng kế hoạch tranh cử, viết bài thuyết trình (có tư vấn
của phụ huynh, GV, bạn bè...);
- Thút trình;
- Bầu cử; cơng bố kết quả; ra mắt.
c) Thành lập các Ban; bầu các trưởng ban, thư kí́
- Làm thế nào để đề xuất được tên các ban? (căn cứ vào các công việc của lớp
mà học sinh cần thực hiện). Lãnh đạo HĐTQ họp có tư vấn của cô giáo để dự kiến
xin ý kiến tập thể lớp.
- Xin ý kiến. Ví dụ:
+ Cơng việc học tập của lớp có cần Ban tự quản học tập không? Vì sao cần Ban
tự quản học tập?
+ Ngồi việc học tập, có cần Ban tự quản về văn nghệ, thể dục khơng? Vì sao
cần Ban tự quản văn nghệ, thể dục?
+ Ngoài Ban văn nghệ, thể dục có cần Ban tự quản chăm sóc sức khoẻ, Ban tự
quản đối ngoại không?…
- Thành lập các ban:
+ Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của các ban; quyền lợi của người tham gia,
suy nghĩ xem bạn có thể làm việc gì tốt nhất,…

–6–


+ Phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ ghi tên, nguyện vọng tham gia vào
ban nào.
+ Sau khi lựa chọn, mỗi bạn dán lên bảng quy định cho từng ban tự quản mà
bản thân lựa chọn.

+ Hoặc lựa chọn ban rồi các em điền tên vào cộ̣t ghi trên bảng.
+ Lập danh sách từng ban.
- Các ban tổ chức bầu trưởng ban, thư kí́ như bầu lãnh đạo HĐTQ.
d) Lập sơ đồ HĐTQ công khai để mọi người biết
5. Tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản HS
5.1. Hoạt động của Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐTQ
5.2. Hoạt động tự quản của các ban
5.3. Một số công cụ, biện pháp tổ chức hoạt động Hội đồng tự quản HS
- Hộp thư “ Điều em muốn nói”
- Hộp thư vui
- Ngày hội thành công
- Câu lạc bộ nhóm bạn
- Mong muốn lớp học tương lai
- Sổ ghi chép (nhật kí cá nhân)
- Tham gia quản lí lớp học
- Khen ngợi đức tính tốt của bạn
- Xây dựng quy trình học tập 10 bước
- Bảng theo dõi chuyên cần
–7–


- Sổ tay học tập
- Hộp thư cam kết
- Sổ ghi chép khách tới thăm trường
- Kế hoạch bảo trợ HS
- Tìm hiểu mong muốn của HS.
5.4. Các góc
- Góc học tập
- Thư viện lớp học
- Góc cộng đồng.


–8–


Phần 2
HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

I – Vì sao cần huy động sự tham gia của cộng đồng
- Cộng đồng là nơi trẻ sinh sống và áp dụng những gì chúng học được ở trường
học. Trẻ em chỉ có thể học tập hiệu quả nhất trong môi trường thân thiện và an tồn
ngay trong chính cộng đồng.
- Cộng đồng cung cấp nguồn thông tin giá trị và các kiến thức thực tiễn để giáo
viên và trẻ em có thể ứng dụng trong nội dung dạy học.
- Thông qua cộng đồng, giáo viên có thể huy động mọi nguồn lực cần thiết để tăng
cường cơ hội học tập, vui chơi cho tất cả trẻ em, phòng ngừa những tình huống nguy
hiểm, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra sự thay đổi bền vững, lâu dài.
II – Mục tiêu huy động sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng nhằm:
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên, học sinh và cộng đồng;
- Kết nối nội dung học tập ở trường học với gia đình, cộng đồng;
- Tạo cơ hội để trường học và cộng đồng chia sẻ các nội dung hoạt động văn
hoá và kiến thức địa phương.
III – Nội dung tài liệu
1. Công tác truyền thông với cộng đồng về mơ hình trường học mới.
2. Cộng đồng tham gia huy động trẻ em đến trường.
3. Cộng đồng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4. Cộng đồng tham gia xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất trong lớp học.
5 Cộng đồng tham gia giúp trẻ liên hệ nội dung học với thực tế địa phương và
phát huy năng lực của trẻ tại gia đình.
6. Kế hoạch hoạt động của cộng đồng.

–9–


Phần 3
HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

I – Tại sao phải có chuyên đề sinh hoạt chuyên môn?
II – Mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn
III – Nội dung sinh hoạt chuyên môn
1. Tổ chức lớp học
- Hội đồng tự quản
+ Hiểu ý nghĩa của Hội đồng tự quản
+ Cách thành lập
+ Hoạt động của HĐTQ, các Ban tự quản.
- Các công cụ phát huy của HĐTQ, thúc đẩy quá trình giáo dục.
2. Sự tham gia của cộng đồng
3. Hoạt động dạy; hoạt động học
4. Các hoạt động Giáo dục
5. Đánh giá kết quả Giáo dục
IV – Tổ chức sinh hoạt chuyên môn
1. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn
- Theo quy định 2 tuần/lần; theo tổ; trường; cụm trường.
- Đối tượng; địa điểm; thời gian; điều kiện thực hiện.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn: Lựa chọn trong các nội dung trên theo
nhu cầu.
- Cách thức tổ chức.
2. Tổ chức triển khai
3. Tổng kết rút kinh nghiệm; đánh giá sinh hoạt chuyên môn
– 10 –



TỔ CHỨC DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 4
THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

– 11 –


Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG

I - Mục tiêu tập huấn
Sau tập huấn, học viên có thể :
- Hiểu được mục tiêu của dạy học mơn Tốn lớp 4 theo mơ hình "Trường học
mới Việt Nam - VNEN" ; Hiểu chức năng của tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4" và cấu
trúc của tài liệu đó; Biết cách tổ chức lớp học, cách thức dạy học, cách đánh giá,
cách điều chỉnh nội dung dạy học để đạt được mục tiêu.
- Có khả năng tổ chức các hoạt động học tập theo tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4"
trong bối cảnh lớp học tổ chức theo mơ hình VNEN.
- Có tinh thần học tập nghiêm túc, sáng tạo để thể nghiệm một mô hình dạy học
mới trong điều kiện cụ thể của địa phương.
II - Cấu trúc của tài liệu tập huấn môn Toán lớp 4 VNEN
1. Nội dung tổng quan của tài liệu tập huấn
Tài liệu tập huấn gồm 3 phần: Phần1. Giới thiệu chung; Phần 2. Các hoạt động
tập huấn; Phần 3. Phụ lục.
Phần 2 gồm 8 hoạt động sau:
Hoạt động 1. Khởi động – Làm quen
Hoạt động 2. Chia sẻ kinh nghiệm dạy học mơn Tốn theo mơ hình VNEN
Hoạt động 3. Tìm hiểu tài liệu "Hướng dẫn học Tốn 4"
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học mơn Tốn lớp 4 VNEN
Hoạt động 5. Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tốn trong mơ

hình VNEN
– 12 –


Hoạt động 6. Tìm hiểu vấn đề GV chủ động điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học
mơn Tốn trong dạy học theo mơ hình VNEN
Hoạt động 7. Thực hành tổ chức dạy học theo tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4"
Hoạt động 8. Tổng kết và đánh giá lớp tập huấn.
2. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của Hướng dẫn học
Cấu trúc của mỗi hướng dẫn gồm 3 phần :
- Hoạt động cơ bản gồm các hoạt động chủ yếu để học viên nắm được
những kiến thức, kĩ năng mới hoặc để kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với
những kiến thức, kĩ năng mới (hoạt động này thực hiện ở lớp học, thường trong
nhóm hỗn hợp).
- Hoạt động thực hành chủ yếu để thực hành những kiến thức, kĩ năng
trong nhiều tình huống (hoạt động này thực hiện ở lớp học, thường trong nhóm
hỗn hợp).
- Hoạt động ứng dụng chủ yếu để vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học
vào giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở lớp học tại địa phương (hoạt động này thường thực
hiện ở nhà trong nhóm gồm những học viên cùng địa phương hoặc cá nhân).

– 13 –


Phần 2
CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG – LÀM QUEN
1. Làm quen theo nhóm
- Giới thiệu các thành viên trong nhóm:

1. Tên:
2. Nơi cơng tác:
3. Sở thích/ khả năng của bản thân:
- Viết nhu cầu, mong đợi về lớp tập huấn
Về nội dung

Về cách thức tập huấn

Về mong đợi khác

2. Xây dựng nội quy lớp tập huấn
Về nội dung

Về cách thức tập huấn

3. Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn và cấu trúc tài liệu
tập huấn
– 14 –


HOẠT ĐỘNG 2. CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY HỌC MÔN TỐN

Chúng tơi cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy học mơn Toán theo mơ hình VNEN

B

Hoạtđộng
độngthực
cơ bản
Hoạt

hành

1. Chia lớp thành các nhóm ngẫu nhiên. Chia sẻ, thảo luận về các vấn đề sau:
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học mơn Tốn theo mơ hình
VNEN.
- Những ́u tố nào của mơ hình nên phát triển, nhân rộng ? Tại sao?
- Những vấn đề nổi bật cần tìm cách khắc phục.
2. Các nhóm chia sẻ ý kiến thảo luận của nhóm, đặt câu hỏi cho các nhóm khác.
– 15 –


3. Chia sẻ, thảo luận và viết tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm ra giấy về các
vấn đề sau:
- Kế hoạch dạy học mơn Tốn ở trường bạn (Thời khóa biểu phân theo bài hay
theo tiết?).
- Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện kế hoạch dạy học mơn Tốn như vậy.
- Đề x́t, kiến nghị.
4. Thảo ḷn và viết ra giấy những kiến nghị đối với nhóm tác giả biên soạn
hướng dẫn thực hiện môn Toán theo mô hình VNEN

Biểu đồ tiến độ: Báo cáo với cán bộ tập huấn những việc đã làm.

C

Hoạt động ứng dụng

Ghi lại những cảm nhận sau hoạt động chia sẻ kinh nghiệm dạy học môn
Toán theo mô hình VNEN.

Biểu đồ tiến độ: Báo cáo với cán bộ tập huấn những việc đã làm.


– 16 –


HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU TÀI LIỆU "HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN 4"

– 17 –


A

Hoạt động cơ bản

1. Cá nhân đọc tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4", tập trung suy nghĩ các
vấn đề sau:
a) Mối quan hệ của "Hướng dẫn học Toán 4" với Chương trình, Chuẩn kiến
thức, kĩ năng mơn Tốn (Có bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình
mơn Tốn lớp 4 hiện hành khơng? Có thay đổi về cấu trúc nội dung không?).
b) Cấu trúc của tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4" (số lượng bài, số tiết trong mỗi
bài, cấu trúc bài mới, bài ôn tập, bài kiểm tra).
c) Trao đổi suy nghĩ, bình luận của mình với đồng nghiệp.
2. Nghiên cứu kĩ một bài học cụ thể, nhận xét về:
a) Cấu trúc của một bài (Gồm có những phần nào? Mục đích của từng phần?).
Viết kết quả vào phiếu sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các phần trong một bài học

Mục đích

Tên bài

Mục tiêu
Hoạt động cơ bản
Hoạt động thực hành
Hoạt động ứng dụng
b) Cách trình bày (Nhận xét về kênh chữ, kênh hình; chức năng của chúng)
c) So sánh kết quả của mình với kết quả của cặp ngồi gần mình hoặc đáp án
– 18 –


3. Đọc thơng tin trong khung sau:
Trong mơ hình VNEN, tài liệu Hướng dẫn học nói chung và mơn Tốn nói
riêng là một yếu tố cơ bản. Đây là tài liệu có tính tương tác cao, thuận tiện cho
việc học tập cá nhân cũng như học theo nhóm. Tài liệu thể hiện một số đặc điểm
của việc dạy học môn Tốn theo mơ hình VNEN, như sau :
1. Qn triệt mục tiêu giáo dục. Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình mơn Tốn tiểu học hiện hành. Có thể có những điều chỉnh về nội dung theo
hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực.
2. Thực hiện với những trường/lớp dạy học 2 buổi/ngày.
3. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ
chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của HS.
4. Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, trong đó mơn Tốn hỡ
trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác. Hạn chế những trùng lặp không
cần thiết; giảm mức độ khó của các kiến thức lí thuyết; tăng khả năng thực hành,
vận dụng; chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của HS.
5. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống
hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của
cộng đồng.
6. Giáo viên chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học, vận dụng phù
hợp với đặc điểm của HS và điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể của địa phương,
của nhà trường.


– 19 –


4. Trao đổi trong nhóm và tìm minh chứng / ví dụ thể hiện các yêu cầu sau
trong tài liệu "Hướng dẫn học Toán 4":
a) Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở
tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của HS.
b) Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, giảm mức độ khó của
các kiến thức lí thuyết ; tăng khả năng thực hành, vận dụng; chú ý tích hợp với hoạt
động phát triển ngôn ngữ của HS.
c) Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống hàng
ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của cộng đồng.
5. Chia sẻ với đồng nghiệp suy nghĩ của bạn về tài liệu Hướng dẫn học Toán 4.
Thảo luận những điểm then chốt và ghi vào giấy khổ to tóm tắt kết quả thảo
luận nhóm.

Biểu đồ tiến độ: Báo cáo với cán bộ tập huấn những việc đã làm.

B

Hoạtđộng
độngthực
cơ bản
Hoạt
hành

1. Lựa chọn một bài trong Hướng dẫn học Toán 4, phân tích và thảo luận về ý
tưởng của từng nhiệm vụ trong mỗi hoạt động. Viết kết quả vào phiếu sau:
– 20 –



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Mục đích
A. Hoạt động cơ bản

- Hoạt động 1: ………………......... VD: Tạo hứng thú cho HS, khai
thác kinh nghiệm và kiến thức
- Hoạt động 2: ……………............ HS đã biết,….
……………………….....................
B. Hoạt động thực hành
- Bài tập 1: ………………..............
- Bài tập 2: …………….................
……………………….....................
C. Hoạt động ứng dụng
- Bài tập 1: ………………..............
- Bài tập 2: ……………..................
……………………….....................

2. Thảo luận và phản hồi với cán bộ tập huấn những vấn đề vừa tìm hiểu. Có
thể đề xuất những thay đổi cho phù hợp.

Biểu đồ tiến độ: Báo cáo với cán bộ tập huấn những việc đã làm.

– 21 –


C

Hoạt động ứng dụng


Phản hồi về những khác biệt giữa Hướng dẫn học Toán 4 và Sách giáo khoa
Toán 4 hiện hành. Ghi chép lại sự khác biệt đó.

Biểu đồ tiến độ: Báo cáo với cán bộ tập huấn những việc đã làm.

– 22 –


HOẠT ĐỘNG 4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỐN LỚP 4
THEO MƠ HÌNH VNEN

A

Hoạt động cơ bản

1. Chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp và viết ra giấy khổ to ý kiến của
nhóm bạn về những vấn đề sau:
a) Ở lớp bạn dạy, HS có thực hiện theo 10 bước học tập không?
b) Việc thực hiện 10 bước học tập của HS như vậy có hợp lí khơng? Cần thay
đổi gì ?
c) Khi HS thực hiện 10 bước học tập, HS gặp phải khó khăn gì?
– 23 –


2. Hãy đọc thông tin trong khung dưới đây.
Mỗi HS trong “Trường tiểu học mới” khi đến trường luôn ý thức được mình
phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự
nhắc nhở của GV.
Trong tài liệu Hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được

chỉ dẫn cụ thể và chi tiết.
Trong mỡi phịng học của nhà trường đều treo một tấm giấy khổ lớn, trên đó
nêu lên 10 bước học tập (xem ảnh), sao cho mọi HS ngồi trong lớp đều có thể
nhìn thấy rõ.
Mười bước cụ thể là:
1. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm.
2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được viết
vào sách).
3. Em đọc Mục tiêu của bài học.
4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo
nhóm).
5. Kết thúc Hoạt động cơ bản, em tự đánh giá rồi báo cáo với thầy/cô giáo kết
quả những việc em đã làm được để thầy/ cô xác nhận.
6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm
còn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau
đọc... (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác).
7. Chúng em đánh giá cùng thầy/ cô giáo.
8. Em thực hiện Hoạt động ứng dụng (với sự giúp đỡ của gia đình, của người
lớn).
9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ trước khi viết và
lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào.

– 24 –


– 25 –



×