Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích công tác điều độ sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa (SOVI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CƠNG TÁC ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HỊA (SOVI)

SVTH

: NGUYỄN HUỲNH GIA BẢO

MSSV

: 16124095

Khố

: 2016-2020

Ngành

: Quản lý cơng nghiệp

GVHD

: TS. Nguyễn Khắc Hiếu

TP.HCM, Tháng 6 năm 2019




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Khắc Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ dạy tác
giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù trong thời gian dịch bệnh coronavirus, ít
được gặp trực tiếp thầy nhưng thông qua mail và phương tiện truyền thơng, thầy đã giải
thích và hướng dẫn tác giả hồn thành bài luận án cách tốt nhất. Đồng thời, tác giả cũng
chân thành gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty CP Bao bì Biên
Hịa, đã giúp đỡ tác giả cách nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho tác
giả hoàn thành bài báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn!!
Tp.HCM, ngày…tháng…năm……
Sinh viên

Nguyễn Huỳnh Gia Bảo

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

KCN

Khu Cơng Nghiệp

CP


Cổ Phần

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

DNV

Doanh Nghiệp Việt

BTĐ

Bán tự động

CK

Chứng khoáng

NVL

Nguyên vật liệu

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu cổ phần của công ty. (SOVI B. n., 2020) ............................................. 10
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 – 2018 (SOVI B. K., 2020) .. 11
Bảng 3. 1: Năng suất máy giấy 1,6 m (SOVI B. K., 2020)


……..…………………..21

Bảng 3.2: Năng suất máy giấy 2,0m (SOVI B. q., 2020) .................................................. 23
Bảng 3.3: Năng suất máy in (SOVI B. q., 2020) ............................................................... 24
Bảng 3.4: Năng suất các khâu còn lại (SOVI B. K., 2020) ............................................... 46

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sản phẩm (SOVI Bien Hoa packaging jsc, 2019) ............................................... 7
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức cơng ty (SOVI Bien Hoa packaging jsc, 2019) ............................ 9
Hình 3. 1: Các loại giấy (SOVI Bien Hoa packaging jsc, 2019)…… ……………...…..20
Hình 3.2: Máy giấy 1,6 m (SOVI B. q., 2020) .................................................................. 22
Hình 3.3: Máy giấy 2,0m (SOVI B. q., 2020) ................................................................... 22
Hình 3.4: Máy cắt (SOVI B. q., 2020) .............................................................................. 24
Hình 3.5: Máy in Martin, Sunrise 6 và Sunrise 5 (SOVI B. q., 2020) .............................. 26
Hình 3.6: Máy cán màng BTĐ (SOVI B. q., 2020) .......................................................... 27
Hình 3.7: Mẫu (SOVI B. q., 2020) .................................................................................... 27
Hình 3.8: Khn bế, máy bế tự động và BTĐ (SOVI B. q., 2020) ................................... 28
Hình 3.9: Máy dán (SOVI B. q., 2020) ............................................................................. 29
Hình 3.10: Máy đóng (SOVI B. q., 2020) ......................................................................... 29
Hình 3.11: Nhập kho (SOVI B. q., 2020) .......................................................................... 30
Hình 3.12: Phần mềm ORACLE (SOVI B. K., 2020) ...................................................... 31
Hình 3.13: Login (SOVI B. K., 2020) ............................................................................... 32
Hình 3.14; Kho dữ liệu (SOVI B. K., 2020) ..................................................................... 34
Hình 3.15: Cơng tác thực hiện sản xuất (SOVI B. K., 2020) ............................................ 35
Hình 3.16: Bảng quản lý tồn kho (SOVI B. K., 2020) ...................................................... 37
Hình 3.17: Bảng tổng số liệu đã sản xuất (SOVI B. K., 2020) ......................................... 37
Hình 3.18: Dự trù sản lượng sản xuất carton (SOVI B. K., 2020) .................................... 38

Hình 3.19: Kế hoạch mua giấy (SOVI B. K., 2020) ......................................................... 40
Hình 3.20: ORACLE APPLICATION (SOVI B. K., 2020) ............................................. 41
Hình 3.21: Điều độ sản xuất trên máy giấy (SOVI B. K., 2020) ...................................... 43
Hình 3.22: Bảng cân đối năng lực nhận hàng (SOVI B. K., 2020) ................................... 47
Hình 3.23: Điều độ trên Phân mềm (SOVI B. K., 2020) .................................................. 50
Hình 4.1: Cơng tác dự trù NVL (SOVI B. K., 2020)…………….………………………57
Hình 4.2: So sánh phiên bảng R12 và R11i (Mingsun, 2018)........................................... 59
vi


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài. ................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................. 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2


4.

Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 2

5.

Kết cấu các chương của báo cáo. ........................................................................... 2

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP BAO BÌ BIÊN HỊA. ..... 3
1.1. Sơ lược về cơng ty. ............................................................................................ 3
1.1.1. Lịch sử và q trình phát triển. ............................................................... 3
1.1.2. Tầm nhìn. .................................................................................................... 5
1.1.3. Sứ mệnh. ..................................................................................................... 5
1.1.4. Triết lý kinh doanh. ................................................................................... 5
1.1.5

Thành tựu đạt được. .................................................................................. 6

1.2. Lĩnh vực hoạt động. .......................................................................................... 6
1.2.1. Hoạt động sản xuất và kinh doanh. .......................................................... 6
1.2.2. Các loại bao bì. ........................................................................................... 7
1.2.3. Phạm vi thị trường. .................................................................................... 7
1.2.4. Khách hàng. ................................................................................................ 8
vii


1.2.5. Đối thủ cạnh tranh. .................................................................................... 8
1.3. Bộ máy tổ chức quản lý. ................................................................................... 9
1.3.1. Sơ đồ tổ chức. ............................................................................................. 9

1.3.2. Cơ cấu cổ đông. ........................................................................................ 10
1.4. Thông kê tài chính. ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 14
2.1

Hệ thống sản xuất. .......................................................................................... 14

2.1.1. Định nghĩa về quy trình sản xuất. .......................................................... 14
2.1.2. Sản xuất theo lô ........................................................................................ 14
2.2. Điều độ sản xuất trong cơng nghiệp. ............................................................. 14
2.3. Vai trị của điều độ sản xuất. ......................................................................... 15
2.4. Một số nguyên tắc thường áp dụng khi lập kế hoạch. ................................ 15
2.5. Các bước lập điều độ sản xuất. ...................................................................... 16
2.6. Hệ thống thông tin ERP. ................................................................................ 17
2.7. Công cụ 5S. ...................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CƠNG TÁC ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT CỦA CƠNG TY
BAO BÌ BIÊN HỊA SOVI. ............................................................................................. 19
3.1. Quy trình sản xuất thùng carton của cơng ty Bao bì Biên Hịa. ................ 19
Bước 1: Chạy giấy sóng (giấy) ............................................................................ 20
Bước 2: Cắt (máy bán tự động). .......................................................................... 23
Bước 3: In thùng giấy carton............................................................................... 24
Bước 4: Cán màng. ............................................................................................... 26
Bước 5: Bế. ............................................................................................................ 27
Bước 6: Khâu thành phẩm (Thủ công,dán hộp, đóng). .................................... 28
3.2. Cơng tác lập kế hoạch điều độ. ...................................................................... 30
3.2.1. Phần mềm quản lý sản xuất (ERP- ORACLE E BUSINESS) được áp
dụng tại công ty. ........................................................................................................ 30
3.2.2. Công tác lập, quản lý kế hoạch điều độ của cty CP Bao bì Biên Hịa. 34
viii



3.3. Phân tích cơng tác điều độ và quản lý sản xuất của nhà máy SOVI. ........ 51
3.3.1. Điểm nổi bật. ............................................................................................ 51
3.3.2. Những vấn đề còn gặp phải. .................................................................... 52
3.3.3. Những điểm mạnh và điểm yếu. ............................................................. 54
CHƯƠNG 4:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA GIÚP HOÀN THIỆN LẬP KẾ
HOẠCH ĐIỀU ĐỘ VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP BAO BÌ BIÊN
HỊA SOVI
56
4.1. Về nguồn nhân lực. ......................................................................................... 56
4.2. Áp dụng triệt để phương pháp 5S để nâng cao hiệu quả làm việc, tổ chức.
57
4.3. Giải pháp công nghệ (ERP). .......................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 65

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cùng với xu hướng hội nhập
hóa, quốc tế hóa tạo cho mỗi doanh nghiệp, nhất là loại hình doanh nghiệp sản xuất rất
nhiều thuận lợi nhưng xung quanh đó cũng có khơng ít khó khăn như: địi hỏi doanh
nghiệp phải có một bộ máy sản xuất và quản lý hiện đại, đồng nhất làm sao để đạt được
hiệu suất tối ưu nhất thể hiện được tính chuyên nghiệp và thế mạnh của cơng ty trên thị
trường. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật công
nghiệp cũng đang ảnh hưởng quan trọng tới sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện
nay. Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo,

linh hoạt trong việc sử dụng những nguồn tài ngun hiện có và khơng ngừng tìm tịi
và nghiên cứu áp dụng những khoa học kỹ thuật vào mơ hình quản lý và sản xuất. Để
làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải có những kế hoạch cụ thể để có thể hoạch
định hướng đi đúng đắn cho cơng ty mình.
Sản xuất khối lớn và theo lơ là gì? Kế hoạch được lên có hợp lý chưa? Phân bổ
nguồn lực ra sao để tận dụng được hiệu suất cao nhất? Làm sao để tiết kiệm được chi
phí thấp nhất có thể? Đó là bài tốn của doanh nghiệp.
Thông qua cơ hội thực tập, tác giả sẽ học hỏi và phân tích đặc điểm cơng tác điều
độ sản xuất tại Cơng ty Cổ phần Bao bì Biên Hịa. Phân tích cơng tác điều độ trong sản
xuất và đề xuất một số biện pháp nâng cao và cải thiện.
Tên đề tài của tác giả là: “PHÂN TÍCH CƠNG TÁC ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT
TẠI CƠNG TY CP BAO BÌ BIÊN HÒA”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu.
-

Phân tích Cơng tác lập kế hoạch điều độ của cơng ty CP Bao bì Biên Hòa.

-

Phát hiện các điểm mạnh và các vấn đề đang gặp phải của công ty.

-

Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và giúp nâng cao năng suất sản xuất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

-

Công tác sản xuất bao bì thùng carton và năng suất của nhà máy 1 của cơng ty CP
Bao Bì Biên Hịa.

-

Địa chỉ: đường số 3, KCN Biên Hịa 1, tỉnh Đồng Nai.

-

Phân tích và thu nhập dữ liệu từ năm 2017 đến 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, quan sát bằng mắt và khảo sát để thu
nhập dữ liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất. Bên cạnh đó áp dụng những kiến thức
đã học để phân tích quy trình của cơng ty như phương pháp bình phương di động có
trọng số để tính dự trù, điều độ trên 2 máy, ….
5. Kết cấu các chương của báo cáo.
Báo cáo tốt nghiệp gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CP BAO BÌ BIÊN HỊA.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH Q TRÌNH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT CỦA CƠNG TY
BAO BÌ BIÊN HÒA SOVI.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA GIÚP HOÀN THIỆN LẬP KẾ
HOẠCH ĐIỀU ĐỘ VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CƠNG TY CP BAO BÌ BIÊN
HỊA SOVI

2



CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CP BAO BÌ BIÊN HỊA.

1.1. Sơ lược về cơng ty.
-

Tên cơng ty: Cơng ty Cổ phần Bao Bì Biên Hịa

-

Tên Tiếng Anh: BIENHOA PACKAGING COMPANY

-

Vốn điều lệ: 128.324.370.000 đồng

-

Vốn chủ sở hữu: 339.710.023.933 đồng

-

Trụ sở chính: KCN Biên Hịa 1. Đường số 7. P. An Bình.
TP Biên Hịa. Đồng Nai. Việt Nam.

-

Số điện thoại: (0251) 3836121 – (0251) 3836122


-

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Công ty được thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 4703000057 ngày 14/08/2003 do Sở Kế hoạch
vầ Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp và các Giấy chứng nhận thay đổi sau đó với lần thay
đổi gần đây nhất là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600648493 ngày
22/02/2019.

-

Fax: (0251)3832939

-

E-mail:

-

Website: http.//www.sovi.com.vn

-

Mã cổ phiếu: SVI

-

Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần

1.1.1. Lịch sử và quá trình phát triển.

-

Nhà máy SOVI (1968) sản xuất bao bì carton đầu tiên được xây dựng tại miền Nam,
được đầu tư với các thiết bị công nghệ tân tiến được nhập khẩu Nhật Bản, công suất
4.000 tấn/năm.

-

Tháng 10/1978, cơng ty được thay đổi tên thành Bao Bì Biên Hịa, được Sở CN
Đồng Nai quan lý. Nhưng khơng thay đổi nhãn hiệu “SOVI”

3


-

Với sự phát triển mạnh của ngành bao bì, với tầm nhìn chiến lược SOVI (1997) đã
đầu tư vào cơng nghệ thiết bị để nâng cao năng lực nhà máy carton lên 20.000
tấn/năm biến công ty thành nhà cung ứng bao bì nằm trong top việt nam

-

Năm 2000, tiếp nối những thành công trên, SOVI đã mạnh dạn mở thêm một phân
xưởng sản xuất với công nghệ tân tiến được nhập khẩu từ Ý, Nhật Bản, Thụy Sỹ
(OFFSET) để sản xuất hộp giấy cao cấp.

-

Tháng 9/2003, cơng ty Bao Bì Biên Hịa được cổ phần hóa và đổi tên thành Cơng
ty CP Bao Bì Biên Hịa “SOVI”.


-

Năm 2005, với nhu cầu ngày càng cao của thị trường SOVI đã nâng cấp nhà máy
sản xuất bao bì carton nhằm mở rộng mặt hàng sản xuất: Diện tích 45.000 m2 với
cơng suất 40.000 – 45.000 tấn/năm, địa chỉ tại đường số 3, KCN Biên Hòa 1, tỉnh
Đồng Nai. Triển khai Hệ thống ERP với giải pháp Oracle E Business Suite.

-

Năm 2007, SOVI lại tiếp tục mở thêm nhà máy sản xuất bao bì Offset tại Bình
Dương: với diện tích 56.000 m2 với năng suất 45.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, tiếp tục
mở rộng diện tích nhà máy bao bì in Offset thành 12.788 m2 gia tăng năng suất lên
thành 5.000 tấn/năm.

-

Cố phiếu của công ty (MCP: SVI) đã được niêm yết trên Sở giao dịch CK Hà Nội

-

Năm 2010, tiếp tục đầu tư nhà máy sản xuất bao bì Giấy Bình Dương với diện tích
5,7 ha tại KCN Mỹ Phước 3 – Bình Dương. Nâng công suất thiết kế sản phẩm lên
75.000 tấn/năm. Cùng với đó, Cơng ty lại tiếp tục mở rộng nhà máy bao bì in offset:
diện tích 12.788 m2 với cơng suất 6.500 tấn/năm. Bên cạnh đó, triển khai hệ thống
ERP với giải pháp Oracle E Business Suite.

-

Năm 2012, Công ty Cổ phần Bao Bì Biên Hịa (SOVI) chuyển sang niêm yết trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán là SVI.

-

Năm 2013, Nâng vốn điều lệ lên 106.978.420.000 đồng theo giấy chứng nhận kinh
doanh số 3600648493 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp, thay đổi lần
thứ 6 ngày 21/08/2013.

4


-

Năm 2016, Tăng vốn điều lệ lên 128.324.370.000 đồng theo hình thức tăng vốn từ
chủ sở hữu. Đạt được thành tích nằm trong Top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất
Việt Nam thuộc cùng hệ thống ngành kinh tế.

-

Năm 2017, Bắt đầu đầu tư mới thêm một nhà máy sản xuất với công suất 30.000
tấn/ năm tại khu công nghiệp Lộc An, Long Thành, Đồng Nai bằng việc hoàn tất
việc đầu tư thuế đất trả tiền một lần với diện tích 60.000 m2 tại địa chỉ trên.

1.1.2. Tầm nhìn.
“Trở thành nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp bao bì giấy tin
cậy hàng đầu Việt Nam”.

1.1.3. Sứ mệnh.
-


Cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng những sản phẩm bao bì giấy với chất
lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt nhất.

-

Ứng dụng và cải tiến công nghệ ngày càng hiện đại phù hợp nhất với từng giai đoạn
nhằm đưa SOVI trở thành nhà cung cấp bao bì hàng đầu Việt Nam và tạo uy tín với
bạn bè nước ngồi.

-

Tạo lập mơi trường thân thiện, năng động và điều kiện làm việc tốt nhất để phát huy
hết khả năng của từng cán bộ nhân viên.

-

Bên cạnh đó, tạo ra lợi nhuận hợp lý cho công ty và thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu
cuộc sống cho cán bộ cơng nhân viên. Đồng thời đóng góp vào cơng vụ phát triển
xã hội và đất nước.

1.1.4. Triết lý kinh doanh.
-

Coi trọng chữ “Tín”.

-

Liên tục cải tiến và cập nhật những xu thế mới.

-


Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện.

-

Tôn trọng pháp luật.
5


-

Chung tay xây dựng cộng đồng.
1.1.5 Thành tựu đạt được.

-

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, “SOVI” đã là một thương hiệu hàng
đầu trong việc sàn xuất nhãn mác hàng đầu trong nước, cung cấp nhãn bì, thùng
carton đáp ứng được nhu cầu của thị trường cho các sản phẩm như: các loại bánh
kẹo, các mặt hàng nước uống giải khát và bia, thực phẩm, cơ khí điện tử, các mỹ
phẩm làm đẹp…

-

Với công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý, sản xuất chất lượng ISO 9001:2000;
cùng với đội ngũ nhân viên năng động và nhiều năm kinh nghiệm đã giúp cho SOVI
gặt hái được nhiều giải thưởng to lớn như:
• Huân chương lao động hạng III, II lần lượt năm 1991 và năm 200.
• Nhận được các giấy khen từ Bộ Công Nghiệp và nhà nước.
• Là lá cờ đi đầu của ngành tại địa phương trong suốt 5 năm liên tiếp từ năm 1995

đến 2000
• Năm 2006 và 2009 đạt được giải sao vàng Đất việt.
• Giải thưởng chất lượng Châu Âu.
• Đạt được các giải thưởng chứng nhận của các tập đoàn đa quốc gia như: Winwin của tập đồn UNILEVER, …
• Bằng khen của UBND tỉnh Đồng nai về việc đạt thành tích xuất sắc trong cổ
phần hóa DN.
• Đạt chất lượng ISO 9001:2000

1.2. Lĩnh vực hoạt động.
1.2.1. Hoạt động sản xuất và kinh doanh.
-

Hoạt động trong ngành in và sản xuất thùng carton, bao bì từ giấy

6


-

Kinh doanh mua và bán các vật liệu, máy móc để sản xuất bao bì giấy.

1.2.2. Các loại bao bì.
Cơng ty CP Bao bì Biên Hịa đã và đang xây dựng thành một trong những nhà cung
ứng bao bì, nhãn hiệu đi đầu ở Việt Nam GDP 25%-30% hàng năm. Trong đó chủ yếu
là 2 mặc hàng chính:
-

Bao bì carton: Sản phẩm đa dạng phù hợp với thị yếu của khách hàng với sản phẩm
carton 5 lớp, 4 lớp, 3 lớp các loại sóng như E,A,B,C và được sản xuất với nguyên
liệu đa dạng trong và ngoài nước, đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng có chất

lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường luôn làm theo “sứ mệnh của mình”.

-

Bao bì offset: SOVI sử dụng công nghệ in offset hiện đại cho các loại hộp giấy, hộp
bánh, hộp hóa mỹ phẩm cao cấp,… Các sản phẩm in offset nhiều màu, có phủ OPP,
UV hoặc Vecni có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có uy tín cao trên thị trường trong
và ngồi nước.

Hình 1.1: Sản phẩm (SOVI Bien Hoa packaging jsc, 2019)
1.2.3. Phạm vi thị trường.

7


Tập trung vào 3 khu vực kinh doanh trọng điểm là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai. Là ba thành phố có tốc độ phát triển nhanh về và có hạ tầng cơ sở tốt nhất
cả nước cho ngành công nghiệp.

1.2.4. Khách hàng.
Với sự phát triển không ngừng, SOVI đã trở thành một thương hiệu không chỉ quen
thuộc với các cơng ty khách hàng trong nước mà cịn được ưa chuộng đối với các công
ty đa quốc gia với nguồn tài chính lớn mạnh và Cty Liên Doanh UNILEVER VN là
một khách hàng quen thuộc của SOVI bên cạnh đó cịn các cơng ty như :Cty Pepsico
VN, Cty TNHH Nước giải khát Cocacola VN, Cty CP Công nghiệp Masan, Cty
Vinacafe, Cty bia Sài Gịn, Cty CP Nước khống Vĩnh Hảo, Cty CP Kinh Đô, Cty
TNHH Castrol BP Petco, Cty CP Bibica VN, Cty Liên Doanh Mosfly VN, Cty CP tập
đoàn Thiên Long,…

1.2.5. Đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay ngành bao bì đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nên xuất hiện nhiều công
ty đối thủ như: Công ty TNHH In Hải Âu, Cơng ty Bao bì Giấy Tân Sài Gịn, Cơng ty
CP Bao bì Sài Gịn SAPACO, Cơng ty TNHH Khang Thành,…

8


1.3. Bộ máy tổ chức quản lý.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức.
-

Cơ cấu tổ chức:

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức cơng ty (SOVI Bien Hoa packaging jsc, 2019)

9


1.3.2. Cơ cấu cổ đông.
Bảng 1.1: Cơ cấu cổ phần của công ty. (SOVI B. n., 2020)
STT

Loại cổ đông

I

Cổ đông Nhà nước

II


Cổ đông nội bộ

III

Cổ đông trong nước

1

Tỷ lệ sở hữu (%)
0

0,00%

269.236

2,10%

10.977.137

85,54%

Cá nhân

7.662.136

59,71%

2

Tổ chức


3.315.001

25,83%

IV

Cổ đơng nước ngồi

1.586.064

12,36%

7

Cá nhân

130.224

1,01%

8

Tổ chức

1.455.840

11,35%

12.832.437


100%

Tổng cộng
-

Số cổ phần

Tháng 11/2018, Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) đã thối hóa
53,62% vốn tại Cty Bao bì Biên hịa theo nghị đinh của chính phủ.

-

Theo số cổ đơng tại ĐHCĐ ngày 10/5/2019, Cơng ty CP Bao bì Biên Hịa có tất cả
là 365 cổ đơng. Trong đó cổ đông thuộc nội bộ (BGĐ, BKS) nắm giữ 2,1%; chỉ có
12,36% thuộc các cá nhân và tổ chức nước ngồi và nắm giữ tới 85,54% cổ đơng
trong nước.

10


1.4. Thơng kê tài chính.
(Đơn vị tính: đồng)
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 – 2018 (SOVI B. K., 2020)
So sánh
STT

Chỉ tiêu

2018


2017

Thay đổi

Tỷ

lệ

(%)
1

Doanh thu
thuần
Bào bì
carton
Bao bì in
offset

2

3

Giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận
gộp

1.780.171.220.267


1.554.407.374.634

225.785.683.233

14,53

81.794.058

80.472.702

1.287.563

1,60

7.021.938

6.470.971

550.032

8,50

1.594.683.039.471

1.370.666.112.740

224.016.926.731

16,34


185.488.180.796

183.719.424.294

1.768.756.502

0,96

2.621.434.481

4.422.215.330

13.861.792.236

11.564.688.046

2.297.104.190

19,86

81.460.335.295

78.403.613.282

3.056.722.013

3,90

8.770.582.664


7.446.712.099

1.323.870.565

1,86

Doanh thu
4

hoạt động

(1.800.780.849) (40,72)

tài chính
5

6

Chi phí tài
chính
Chi phí bán
hàng
Chi phí

7

quản lý
doanh
nghiệp


11


Lợi nhuận
8

thuần từ
hoạt động

75.016.905.082

87.869.098.913 (12.852.193.831) (14,63)

kinh doanh
9

10

11
12

Thu nhập
khác
Chi phí
khác
Lợi nhuận
khác
Lợi nhuận
trước thuế


13

5.014.814.657

3.972.119.210

1.042.695.447

26,25

2.598.270.043

1.691.814.300

906.455.743

53,58

2.416.544.614

2.280.304.910

136.239.704

5,97

77.433.449.696

83.006.931.107


(5.573.481.411)

(6,71)

16.140.870.343

16.212.638.596

(71.768.253)

(0,44)

66.259.614.130

(5.052.844.671)

(7,63)

Chi phí
thuế TNDN
hiện hành

14

Lợi nhuận
sau thuế

61.206.769.459

TNDN


Trong những năm qua, điển hình trong năm 2018, tình hình kinh doanh của công ty
đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Doanh thu hằng năm tăng mạnh mẽ nó phản ánh cơng
ty đang có những bước đi đúng đắn, nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn và
thay đổi ảnh hưởng tới lợi nhuận mang về không như mong muốn. Cụ thể:
-

Trong khi, doanh thu thuần năm 2018 tăng 14,53% tức 225.785.683.233 đồng so
với năm 2017. Nhưng lợi nhuận sau thuế trong năm lại giảm 5.052.844.671 đồng,
bằng 7,63% so với năm 2017.

-

Bên cạnh đó doanh thu bán hàng năm 2018 tăng hơn so với 2017. Tạo điều kiện cho
giá vốn hàng bán tăng mạnh 224.016.926.731 đồng, tỷ lệ tăng 16,34% so với năm
12


2017, dẫn tới lợi nhuận gộp tăng 0,96% so với năm cũ => Chiến lược của công ty
đang hiệu quả và có chiều hướng tốt.
-

Nhưng bên cạnh đó, do tình hình kinh tế trong và ngồi nước đang biến đổi mạnh
mẽ trong năm 2018: đồng USD tăng giá, thương mại tồn cầu suy giảm,… Gây ra
tình hình kinh doanh tài chính của cơng ty giảm mạnh 1.800.780.849 tức 40,72% so
với năm 2017, chi phí tài chính cũng tăng rõ rệt 2.297.104.190 đồng (19,86%) so
với năm 2017

-


Ngồi ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán
hàng trong 2 năm có xu hướng tăng mạnh tốc độ bình qn là 3,9% so với năm cũ
cho thấy Cty đang rất chú trọng đến quảng cáo, xây dựng hình ảnh cơng ty, tiếp thị
khách hàng, quan tâm tới đời sống của nhân viên bộ phận tiếp thị và bán hàng…
Bên cạnh đó việc mở rộng nhà máy nâng cao năng suất nhà máy làm chi phí quản
lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 1,87% so với năm 2017, nhưng cũng thể hiện tính
chuyên nghiệp và đảm bảo năng suất của nhà máy => Giúp gia tăng mạnh mẽ tới
doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

-

Lợi nhuận từ các hoạt động khác có xu hướng tăng, nhưng cũng ảnh hưởng tới lợi
nhuận sau thuế của Doanh nghiệp.

13


CHƯƠNG 2:
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hệ thống sản xuất.
2.1.1. Định nghĩa về quy trình sản xuất.
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014) cho rằng: “Quy trình sản

xuất chính là việc chia nhỏ hoạt động sản xuất thành những hoạt động riêng biệt, khác
nhau. Đó là cơng tác biến vật tư thành sản phẩm thông qua một loạt các cơng đoạn. Hay
nói một cách khác, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau để tạo thành

sản phẩm cuối cùng”.

2.1.2. Sản xuất theo lô
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014):
Ngày nay, nhu cầu cuộc sống đa dạng và phong phú nên đòi hỏi việc đáp ứng
sản phẩm cũng phải đa dạng. Trong thời đại cơng nghiệp hóa và mở của thị
trường hiện nay thì việc sản xuất theo khối lớn hiện nay khơng cịn phù hợp, do
q trình chuyển giao cơng nghệ và các bí quyết sản xuất thay đổi mới liên tụ.
Điều này góp phần làm cho nhu cầu của thị trường khơng ngừng thay đổi và nhỏ
đi làm mất dần lợi thế của sản xuất khối lớn là lấy sản lượng để giảm chi phí.
Mặt khác, để sản xuất một cách đa dạng nếu áp dụng sản xuất đơn chiết thì chi
phí lớn và tính đáp ứng theo thời gian khơng hiệu quả. Cho nên sản xuất theo lô
sẽ giúp ta đa dạng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thì trường và giảm thiểu được
chi phí. Nếu chúng ta sản xuất với số lượng lớn từng lơ, thì nó gắn với sản xuất
khối lớn. Nếu sản xuất với số lượng nhỏ thì gần giống với sản xuất đơn chiếc.
Việc sản xuất theo lơ có sự linh hoạt và uyển chuyển là sự kết hợp và dung hòa
giữa sản xuất đơn chiết và khối lớn. Bên cạnh đó, người Nhật đã phát huy triệt
để điều này với hệ thống mang triết lý just-in-time (Đúng sản phẩm – Đúng sản
lượng – Đúng thời điểm – Đúng nơi).
2.2. Điều độ sản xuất trong công nghiệp.

14


-

Theo Russell và Taylor (2011): “Điều độ là việc định vị cụ thể thời điểm hoạt động,
dụng cụ, thiết bị và cơ sở vật chất cần để tiến hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ”.

-


Theo Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng (2008):
Điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều
phối, phân cơng lao động cho từng người, nhóm người lao động, cũng như từng
máy móc thiết bị và lên trình tự các công việc ở mỗi khâu làm việc để chắc chắn
tiến độ sẽ được hoàn thành theo đúng đã xác định trong dự kiến sản xuất.

-

Từ các định nghĩa trên, ta hiểu rằng điều độ sản xuất là công tác lập kế hoạch sắp
xếp nguồn lực cần thiết và xác định thời gian, thời điểm phù hợp để đạt được những
mục tiêu đề ra với ít lãng phí nhất.

-

Mục tiêu chủ yếu của điều độ là khi nhiều tài nguyên khác nhau cần được gia công,
thực hiện trên 1 hoặc các cơng đoạn khác nhau thì cần sắp xếp gia công tài nguyên
nào trước, thời gian bao lâu để kịp thời điểm giao hàng. Nhưng vẫn đảm bảo thời
gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lại lợi ích cao nhất đồng thời giữ
được độ phục vụ, hài lòng của khách hàng ở mức tốt nhất. Để làm được điều đó địi
hỏi người quản lý phải hiểu và nắm rõ quy trình sản xuất, điều hành, sắp xếp sao
cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ sao cho không bị ùn tắc, ứ động tài nguyên, nguyên
liệu vào lúc cao điểm và gây lãng phí vào lúc rãnh rỗi.

2.3. Vai trò của điều độ sản xuất.
Theo PGS. TS. Trương Đoàn Thể (2007): “Điều độ sản xuất là quá trình sắp xếp
và lên phương án thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập lên nhằm tận dụng tối ưu
nguồn tài nguyên dự trữ và khả năng sản xuất của nhà máy hiện có, giúp giảm thiểu
khoảng thời gian lãng phí của máy móc, thiết bị và nhân lực”.


2.4. Một số nguyên tắc thường áp dụng khi lập kế hoạch.
Theo PGS.TS. Trương Đồn Thể (2007): có những ngun tắc điều độ căn bản sau:

15


“Các quy tắc thường được áp dụng
• First Come First Served (FCFS): cơng việc nào tới trước thì làm trước.
• Earliest Due Date (EDD): càng gần thời gian giao hàng của cơng việc thì làm
cơng việc đó làm trước.
• Longest Processing Time (LPT): Khoảng thời gian để kết thúc công việc dài
nhất thì làm cơng việc đó trước
• Shortest Processing Time (SPT): Khoảng thời gian để kết thúc công việc ngắn
nhất thì làm cơng việc đó trước
Ngồi ra cịn có những quy tắc khác như: Khách hàng ưu tiên (CUSTPR – highest
customer priority); Thiết lập tương đồng (SETUP – similar setup); Đến sau làm trước
(LCFS – Last Come First Served),… và các ngun tắc này hồn tồn có thể được sử
dụng phối hợp với nhau.
Để áp dụng các nguyên tắc ưu tiên chúng ta cần xác định những dòng thời gian cụ
thể sau:
➢ Dịng thời gian: từ thời điểm cơng việc được đưa xuống nhà máy đến khi
công đoạn cuối được hồn thành
➢ Dịng thời gian lớn nhất: khối lượng cơng việc được hồn thành trong khoảng
thời gian bao lâu
➢ Dịng thời gian trung bình: từng cơng việc được kết thúc trong khoảng thời
gian trung bình là bao lâu
➢ Thời gian trễ nhất để hồn thành cơng việc.
➢ Thời gian chậm trễ trung bình của từng cơng việc”
2.5. Các bước lập điều độ sản xuất.
Theo Russell và Taylor (2011), điều độ bao gồm các hoạt động sau:

a) Điều độ và đặt lộ trình (Loading): là kiểm tra tình trạng sẳn sàng của ngun
vật liệu, máy móc và nhân lực thơng qua xác định các số liệu như: khi nào bắt
16


đầu và hồn thành cơng việc, các cơng việc cần phải hồn thành, khoảng thời
gian để cơng việc đó hồn thành. Bên cạnh đó, tính tốn dự trù số lượng nhân
lực và tài nguyên phù hợp để các công việc đó có thể được hồn thành như đã
được lên kế hoạch sản xuất
b) Phát lệch sản xuất (Sequencing): là việc phát lệch sản xuất đến các khâu
nhằm đảm bảo việc điều phối, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng
người, từng thiết bị… phải hoàn tất trong thời gian được xác định trước. Sắp xếp
trình tự các cơng việc của từng khâu và từng máy mục đích giảm thời gian thấp
nhất máy khơng hoạt động hoặc trong q trình dây chuyền đang hoạt động.
c) Kiểm tra và xúc tiến (Monitoring): Là kiểm tra và kịp thời xử lí những rủi ro
ngoài ý muốn ảnh hưởng đến thời gian sản xuất đã đề ra hoặc những hành vi gây
lãng phí làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra những biện pháp
khắc phục.

2.6. Hệ thống thơng tin ERP.
ERP là viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning, là khái niệm tạo ra một
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, xây dựng tổ chức tinh gọn hơn, tự động và tích
hợp các q trình bằng cơng nghệ. Phần mềm quản lý ERP là giải pháp công nghệ quản
lý kinh doanh mà các doanh nghiệp sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và giao tiếp
dữ liệu của tất cả mọi quy trình nội bộ. Cấu trúc của một hệ thống ERP bao gồm: quản
lý chuỗi cung ứng, nhân sự, mua và bán sản phẩm, quản lý sản xuất, quản lý bảo trì và
lập kế hoạch sản xuất.
2.7. Công cụ 5S.
Theo ThS. Nguyễn Phương Quang (2016): “5S là một công cụ giúp rèn luyện ý
thức của tất cả mọi người tinh thần tự giác và luôn chuẩn bị sản sàng từ máy móc, thiết

bị, con người để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc”. Để thực hiện
được trải qua 5 bước:

17


×