Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

(Luận án tiến sĩ) thị trường tác phẩm hội họa việt nam từ năm 1986 đến nay (the painting market in vietnam from 1986 to present)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.27 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đỗ Quốc Việt

THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội - 2021

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đỗ Quốc Việt

THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA
Chun ngành: Quản lý văn hóa



Mã số: 9229042
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Nguyễn Chí Bền

Hà Nội - 2021

luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa Thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tơi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất
xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh

Đỗ Quốc Việt

luan an


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .……..…………………………………………….…………… i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ……………….…………… iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG .………………………………….…………. iv
MỞ ĐẦU .…………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………….……………..………. 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………..………….. 9
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 23
1.3. Cơ sở lý luận ……….…..………………………………….……………... 35
Tiểu kết …………………………………………………………………………... 57
Chương 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA ……….. 60
2.1. Người họa sĩ trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ….…. 60
2.2. Thị trường tác phẩm hội họa …………………………………………… 74
2.3. Người tiêu thụ tác phẩm hội họa .......…………………………………... 89
2.4. Thành tố tác động thị trường tác phẩm hội họa: bản quyền ………..…….. 106
Tiểu kết ……………………………………………………………………..…... 119
Chương 3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA, ĐỊNH
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................... 121
3.1. Định hướng ……………………………………………………………... 121
3.2. Giải pháp .........……….…………………………….………...………… 128
Tiểu kết ................................................................................................................. 171
KẾT LUẬN ...………………………………………………..………….……… 173
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ ………. 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...………………………….…..…………………… 178
PHỤ LỤC ..……………………………..……………..………………………... 189

luan an


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BRIC

Brasil, Nga (Russia), Ấn độ (Indian)
và Trung quốc (China)

CNVH

Cơng nghiệp văn hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CĐMTĐD

Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

H.

Hà Nội

MTĐD

Mỹ thuật Đông Dương


MTNATL

Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm

MTVN

Mỹ thuật Việt Nam

NCPBMT

Nghiên cứu phê bình mỹ thuật

NCS

Nghiên cứu sinh

NTTH

Nghệ thuật tạo hình

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nước

SHTT


Sở hữu trí tuệ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VHTT

Văn hóa - Thơng tin

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

luan an


iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 1.1. Mơ hình diễn biến thị trường tác phẩm hội họa trước năm 1986 tại
Việt Nam
Sơ đồ 1.2. Mơ hình diễn biến thị trường tác phẩm hội họa từ sau năm 1986 đến
nay tại Việt Nam
Bảng 2.1. Đồ thị phân bố hội viên Hội MTVN ở Việt Nam
Bảng 2.2. Đồ thị diễn biến thay đổi về số lượng gallery/phòng tranh tại Hà
Nội, Tp.HCM, phố cổ Hội An - Quảng Nam và các tỉnh thành phố
khác trong phạm vi cả nước (các năm 1986, 1996, 2006, 2016 và
2020)
Bảng 2.3. Đồ thị chỉ số thống kê việc đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật và
mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam (3 năm từ 2006 - 2008 và 5 năm từ
2015 - 2019)

luan an


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thị trường tác phẩm hội họa là một hiện tượng xã hội văn hóa nhưng một
khái niệm chung nhất có thể hiểu là nơi chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm hội họa
và các hoạt động dịch vụ có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và
cầu về tác phẩm hội họa theo các quy định pháp luật. Phát triển thị trường văn hóa
nghệ thuật, trong đó có hội họa, là nhu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là xu hướng tất
yếu để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam xếp hạng 42 trên tổng số 131 nền kinh tế
được đánh giá trong Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII - Global Innovation Index)
nhưng Việt Nam vẫn chưa có một thị trường tác phẩm hội họa phát triển một cách
lành mạnh, đúng với tiềm năng khi yếu tố bản quyền tác phẩm được đề cao và vai
trò quản lý của cơ quan QLNN trong hoạch định cơ chế, chính sách được phát huy.
Mùa thu 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux Arts de l’Indochine) khai giảng khóa đầu tiên với ba chuyên ngành: Hội họa, Điêu
khắc và Kiến trúc, chuyên ngành Hội họa có nhiều người theo học nhất và từ đó đã
xuất hiện những hoạt động sáng tác, trưng bày giới thiệu, bán, mua những tác phẩm
tạo hình hiện đại (chủ yếu là hội họa). Tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng vẫn có thể
coi đó là tiền đề của thị trường tác phẩm mỹ thuật nói chung hay thị trường tác
phẩm hội họa Việt Nam nói riêng. Kể từ khi khai mở và kết thúc sau 20 năm tồn tại,
cái tên “Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương” hay gọi tắt là “Mỹ thuật Đông
Dương” mà sau này trở thành thương hiệu hoặc gắn với sự chuẩn mực khi nói đến
những nghệ danh, nghệ phẩm tạo hình Việt Nam hiện đại. Kể từ sự kết thúc đó,
cùng với những năm tháng khốc liệt của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, hoạt
động công khai của thị trường này gần như đứt mạch. Phải đợi tới nửa thế kỷ sau,
đến những năm 90, khi Đổi Mới đi vào đời sống xã hội, “hoạt động triển lãm trong
nước cũng như giao lưu quốc tế ngày một sôi động. Các gallery tự do phát triển,
hình thành nên thị trường nghệ thuật ngay tại Việt Nam” [121, tr.9]. Một thị trường
hội họa non trẻ diễn triển trong sự tự phát, đã có lúc tưng bừng, nhộn nhịp nhưng
sau lại mờ nhạt, trì trệ rồi suy thối cho đến ngày nay. Nhiều yếu tố được xác định
là nguyên nhân, nhưng đa phần đều cho rằng đó là vấn đề quan trọng về bản quyền,
họa sĩ, công chúng và những nhà sưu tầm ngoại, nội địa.


luan an


2

Theo Fracis Gurry (2008) Thông điệp của Tổng giám đốc WIPO năm 2008,
“Các quyền sở hữu trí tuệ đã giúp nuôi dưỡng và mở đường cho sức sáng tạo, làm
cho nó trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội”.
Vũ Ngọc Hoan (2009) Một số ý kiến về bảo hộ quyền tác phẩm mỹ thuật tại Việt
Nam cho rằng, “sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố tiên quyết cho phát triển
sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội,
đồng thời là động lực phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia”. Tuy nhiên, những điều đó
cịn khá xa rời với thực tế ở nước ta, đặc biệt là bản quyền tác giả tác phẩm hội họa.
35 năm đã qua kể từ khi đất nước Đổi Mới, 15 năm Luật SHTT có hiệu lực, Việt
Nam từ một nước nghèo nàn lạc hậu nay vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới
nhưng chưa có được đột phá đáng kể về diện cũng như về chất để mang lại hiệu quả
tích cực cho thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Thị trường này tiếp tục duy trì
tình trạng bất ổn, khơng ít bán tín bán nghi bởi một diện mạo méo mó xuất hiện từ
nhiều thập kỷ về trước khi tình trạng thật - giả lẫn lộn do dữ liệu thơng tin về tác
giả, tác phẩm khó kiểm chứng và còn nhiều những lý do khác nên việc bán - mua
vẫn sơ khai, chưa chuyên nghiệp, phần nhiều dựa vào niềm tin, những thỏa thuận cá
nhân với nhau, chấp nhận may rủi, thuế thu nộp ngân sách nhà nước chưa đúng với
thực tế trong khi vai trò của cơ quan quản lý mờ nhạt. Mặc dù, thị trường này ở khu
vực và trên thế giới đã phát triển đạt tới đỉnh cao. Chợ mỹ thuật, nhà đấu giá mỹ
thuật ở một số thành phố lớn đã biến nơi đó thành trung tâm mỹ thuật uy tín, trở
thành thương hiệu là nơi cung cấp những sản phẩm mỹ thuật, tác phẩm hội họa đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới và đồng thời tạo cũng tạo thành
chuỗi cung ứng dịch vụ phụ trợ đem lại nhiều việc làm, những giá trị lợi ích khổng
lồ trong sự phát triển kinh tế xanh từ hoạt động giao thương nghệ thuật như thế. Tác
phẩm hội họa Việt Nam đã đóng góp vào chuỗi giá trị đó.

NCS nghiên cứu thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 1986 đến nay vì giai đoạn này nền mỹ thuật và thị trường tác phẩm hội họa
Việt Nam có rất nhiều biến đổi. Ở mỗi thị trường mỹ thuật không chỉ Việt Nam, tác
phẩm hội họa luôn là thành phần chính yếu, mang tính kiến tạo, dẫn dắt tạo nên thị
trường. Thị trường tác phẩm hội họa ở Hà Nội là phần quan trọng nhất của thị
trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam. Hà Nội là nơi đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện
các tác phẩm hội họa do những họa sĩ người Việt có danh sáng tác, được trưng bày

luan an


3

giới thiệu cùng với hoạt động bán - mua, tiền đề hình thành thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam hiện đại. Từ dữ liệu trong những lần trao đổi phỏng vấn họa sĩ, người
bán, v.v. những chuyến công tác, khảo sát, điền dã ở một số trung tâm mỹ thuật
khác ngoài Hà Nội như Tp.HCM, Hội An, thành phố Huế, Singapore, Hồng Kông,
v.v. của NCS được sử dụng để cập nhật, bổ sung một cách đầy đủ hơn những vấn đề
lớn để có thể làm rõ thêm những nghiên cứu về diện mạo của thị trường tác phẩm
hội họa Việt Nam. Thị trường tác phẩm hội họa được hoàn thiện sẽ trở thành thị
trường đúng nghĩa, có uy tín, thương hiệu khi yếu tố tiên quyết như bản quyền được
đề cao, cơ sở dữ liệu thông tin được kiểm chứng minh bạch, truyền thơng hoạt động
tích cực, quyền và nghĩa vụ thuế được thực hiện đầy đủ, v.v. thì thị trường này sẽ là
một trong yếu tố quan trọng góp phần hiệu quả cho thành cơng của Chiến lược phát
triển các ngành CNVH, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế.
Với vị trí cơng tác và hoạt động nghề nghiệp của NCS trong thời gian qua ở
các lĩnh vực: giáo dục đào tạo mỹ thuật, báo chí và công tác QLNN lĩnh vực mỹ
thuật, nghệ thuật, đồng thời là hoạ sĩ sáng tác, người tư vấn giới thiệu mua bán tác
phẩm mỹ thuật. Từ trải nghiệm thực tế của mình, NCS nhận thấy cần có những
nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, nhân học thực địa, điều tra, thu thập dữ liệu

chi tiết, chính xác trên cơ sở tiếp cận khách quan từ nhiều nguồn, nhiều giác độ
khác nhau để có những đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm mục đích phát triển
thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: Thị trường
tác phẩm hội họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay làm luận án Tiến sĩ Quản lý Văn
hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát: Luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp góp phần
hồn thiện nội dung QLNN, thúc đẩy phát triển thị trường một cách bền vững, để
thay đổi tạo ra cấu trúc vận hành mới tác động tích cực đến thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam.
Mục đích cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên cần thực hiện
các mục tiêu cụ thể sau:
- Luận án phân tích các cơng trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án; đánh
giá khách quan những vấn đề đã nghiên cứu, vấn đề tiếp tục nghiên cứu.

luan an


4

- Hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
- Phân tích thực trạng vấn đề thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách QLNN có liên quan tới
hoạt động thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Các giải pháp phát triển thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam trong Chiến
lược phát triển các ngành CNVH và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khảo sát các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi liên

quan đến thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam;
phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới, từ đó rút ra giá trị tham khảo cho
Việt Nam trong lĩnh vực thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
Thứ ba, phân tích thực tiễn thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam từ năm
1986 đến nay.
Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp hồn thiện chính sách QLNN về thị
trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam qua một số tác giả, tác
phẩm có tham gia vào hoạt động thị trường và so sánh, đối chiếu với một số thông
tin từ những nghiên cứu, hoạt động gallery, đấu giá, v.v.
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vấn đề của thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam, tác phẩm hội họa của các họa sĩ MTĐD và một số tác động có ảnh
hưởng nhiều nhất tới thị trường tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại sau thế hệ
các họa sĩ MTĐD trong thời gian từ năm 1986 đến nay dưới góc nhìn đa diện trong
cơng tác quản lý văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án nghiên cứu thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam,
sự thay đổi từ giá trị, giá cả một số tác phẩm hội họa của họa sĩ MTĐD khi tham gia
vào thị trường, trên sàn đấu giá công khai ở các cuộc đấu giá của những nhà đấu giá

luan an


5

lớn trên thế giới, tác động của vấn đề về tác quyền đối với thị trường, kinh nghiệm
một số nước khác trên thế giới trong việc phát triển thị trường mỹ thuật, hội họa.

Luận án không nghiên cứu thị trường cổ vật, tranh tượng dân gian, sản phẩm
thủ công mỹ nghệ; tác phẩm đồ họa, điêu khắc, tượng đài, tranh hồnh tráng; sản
phẩm mỹ thuật ứng dụng và những hình thức nghệ thuật thị giác khác có liên quan
tới hoạt động mỹ thuật mà tập trung nghiên cứu về thị trường tác phẩm hội họa Việt
Nam.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trọng tâm về Thị trường tác phẩm hội họa
Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về thị trường tác phẩm
hội họa, tác động của tác quyền tác phẩm đối với thị trường tác phẩm hội họa Việt
Nam. Vai trị QLNN trong việc hoạch định chính sách, định hướng, điều tiết mang ý
nghĩa quyết định sự phát triển bền vững, lành mạnh và thịnh vượng các hoạt động
thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam.
Luận án nghiên cứu quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả và tăng cường
công tác quản lý nhà nước để phát triển thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Từ “khoảng trống” của các cơng trình nghiên cứu liên quan, NCS xác định
các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
1) Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam có từ bao giờ?
2) Từ sau Đổi Mới thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam đã vận hành như
thế nào và để phát triển thị trường một cách lành mạnh, bền vững, CNVH
trong tương lai sẽ phải khắc phục và giải quyết được những khó khăn gì?
3) Giải pháp nào để nâng cao vai trò của cơ quan QLNN trong việc phát triển
thị trường tác phẩm hội họa một cách bền vững và lành mạnh ở Việt Nam?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và các khảo sát, luận án sẽ thu thập, xử lý
thông tin nhằm kiểm chứng giả thuyết sau:
Thị trường tác phẩm hội họa ở Việt Nam được điều chỉnh phát triển một cách
lành mạnh, các quy định, chính sách được hồn thiện, hội nhập quốc tế góp phần
thực hiện hiệu quả trong việc quảng bá văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia, đóng
góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế, đạt và vượt mục tiêu đề ra trong Chiến

lược CNVH.

luan an


6

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận tổng hợp về mối quan hệ dân sự và pháp lý giữa người họa sĩ,
người tiếp nhận, người tiêu dùng - khách hàng, người thực thi bản quyền và bảo hộ
bản quyền tác phẩm hội họa Việt Nam.
- Cách tiếp cận khoa học quản lý văn hóa - nghệ thuật.
- Cách tiếp cận nghiên cứu tài liệu (các cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật,
tác phẩm hội họa Việt Nam, về thị trường và bản quyền tác giả, v.v.).
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp nhằm làm rõ vai trị của người sáng tạo
tác phẩm hội họa Việt Nam, nhà đầu tư môi giới tác phẩm hội họa, người tiêu dùng khách hàng, việc hình thành thị trường và thực thi bản quyền, bảo hộ bản quyền tác
phẩm hội họa trong thực tiễn ở Việt Nam.
- Phương pháp định tính và định lượng, điều tra, khảo sát, phỏng vấn chuyên
gia thực tế trên địa bàn về thị trường và thực thi bản quyền tác giả tác phẩm hội họa.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, trực tiếp phỏng vấn các nhà quản lý, họa sĩ vẽ
sáng tác tranh hội họa, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật và khách hàng mua tác
phẩm hội họa, cũng như là việc thực thi quyền SHTT tác phẩm hội họa.
- Các phương pháp liên ngành, khảo sát thực tế, quan sát, tham dự, thống kê,
phân tích so sánh.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về vấn đề thị trường tác phẩm hội họa ở Việt Nam là một vấn đề

lớn, địi hỏi nhiều tâm sức, trí, lực của một đội ngũ chuyên gia đông đảo, đa ngành,
đa lĩnh vực. Đồng thời, đề tài cũng cần có một thời gian tương ứng phù hợp với sự
quan tâm dành cho vấn đề này. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa dành sự
quan tâm thật sự phù hợp và đưa ra những giải pháp có hiệu quả cho vấn đề này.
Đáp ứng những quan tâm, trăn trở và nhu cầu thực tiễn, NCS chọn thị trường
tác phẩm hội họa, một thị trường nhiều tiềm năng và đầy rẫy những thách thức như
hiện nay, một phần tiêu biểu của thị trường mỹ thuật hiện đại để nghiên cứu nhằm
mục đích góp phần xây dựng và phát triển thị trường văn hóa Việt Nam.

luan an


7

Kết quả nghiên cứu của Luận án là những bổ sung quan trọng vào sự phát
triển của lý luận về thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong cơng tác QLNN, giám
định, thẩm định, đầu tư, đấu giá tác phẩm hội họa, nghiên cứu lịch sử hội họa Việt
Nam, giảng dạy và học tập chuyên ngành, v.v. trong hệ thống các viện, học viện,
làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật.
Một là, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về thị
trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam. Luận án đưa ra một số khái niệm và kết luận
mang tính khoa học, góp phần hồn thiện lý luận về thị trường tác phẩm hội họa tại
Việt Nam, chuyên ngành Quản lý Văn hóa.
Hai là, Luận án tập trung nghiên cứu thị trường và một số tác động của việc
thực thi bản quyền tác phẩm hội họa ở trách nhiệm, vai trò của người sáng tạo - họa
sĩ, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, nhà đầu tư mơi giới, nhà sưu tập, khách hàng
ở góc độ là các bên tham gia thị trường.
Ba là, Luận án làm rõ nội dung liên quan đến thị trường tác phẩm hội họa tại

Việt Nam; Nghiên cứu kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường tác phẩm hội
họa của một số nước đã thành công trên thế giới làm giá trị tham khảo cho việc
hoạch định cơ chế, chính sách về thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một là, Luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành vi trong q trình sáng
tác, sở hữu và bn bán, trao đổi các tác phẩm hội họa.
Hai là, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, thực thi hiệu quả vấn đề bản quyền tác phẩm hội để tạo ra thói
quen tiêu dùng trong công chúng không tiếp nhận những tác phẩm hội họa không rõ
nguồn gốc xuất xứ, nộp thuế cho nhà nước. Từ đó ngăn ngừa, hạn chế được nạn làm
giả, làm nhái xâm hại bản quyền tác phẩm hội họa. Khôi phục niềm tin của công
chúng đồng thời xây dựng, quảng bá thương hiệu tạo lập lại niềm tin đầu tư đóng
góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Ba là, Luận án đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện thị trường tác
phẩm hội họa tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở pháp lý đồng bộ,

luan an


8

đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; làm cơ sở cho việc hoàn thiện hơn
các quy định về hoạt động thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam.
Bốn là, Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về
lý luận cũng như thực tiễn, là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (10
trang), Phụ lục (45 trang), đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý
luận (50 trang).

Chương 2. Thực trạng thị trường tác phẩm hội họa (60 trang).
Chương 3. Phát triển thị trường tác phẩm hội họa, định hướng và giải pháp
(50 trang).

luan an


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Thị trường tác phẩm mỹ thuật nói chung và thị trường tác phẩm hội họa nói
riêng cũng như bất kỳ một lĩnh vực hoạt động kinh tế nào, để có sự phát triển bền
vững thì khơng thể tách rời với những nghiên cứu khoa học. Thị trường tác phẩm
hội họa Việt Nam phát triển bền vững, lành mạnh, đúng nghĩa, phát huy hết tiềm
năng sẽ tạo ra một vị thế xứng đáng trong nền CNVH nước nhà, khi những nghiên
cứu là liên kết và thể hiện được vai trò của nền tảng cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho
thị trường này.
Những cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật trong đó có đề cập một cách trực
diện hay gián tiếp hoặc liên quan tới hội họa Việt Nam có số lượng không nhỏ và
tồn tại ở nhiều nguồn lưu trữ với những định dạng khác nhau. Tài liệu NCS đã tiếp
cận tại các nguồn lưu trữ như Thư viện quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật,
thư viện của Bảo tàng mỹ thuật, v.v. và thư viện ấn phẩm định dạng số trên môi
trường intenet để sử dụng cho việc nghiên cứu thực hiện Luận án. Sẽ không thể
tuyệt đối chính xác về số lượng và phân loại những cơng trình nghiên cứu MTVN
đã được cơng bố, xuất bản bởi một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau

nhưng những cơng trình NCS tổng hợp và đề cập sau đây sẽ là những nghiên cứu cơ
bản đại diện trong số đó. Tuy nhiều cơng trình khơng đề cập trực diện, tập trung tới
thị trường tác phẩm hội họa, khi phân loại theo nội dung sẽ khơng hồn tồn thuộc
trọng tâm nghiên cứu nhưng những dữ liệu đó giúp NCS làm nên tổng quan chung
để tìm ra những bất cập làm sáng tỏ những diện nghiên cứu của luận án. Những
cơng trình NCS đã sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và trình bày theo
phân loại nội dung gồm:
- Lịch sử mỹ thuật cổ Việt Nam là những cơng trình nghiên cứu về tiến trình
phát triển của mỹ thuật dưới thời nhà nước quân chủ qua những cơng trình kiến
trúc, điêu khắc, v.v. có 78 cơng trình của các tác giả như: Nguyễn Phi Hoanh (1970)
Lược sử Mỹ thuật Việt Nam [45]; Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1978) Mỹ thuật

luan an


10

thời Lê Sơ [68]; Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989) Mỹ thuật của người Việt
[75]; Chu Quang Trứ (2001) Mỹ thuật Lý - Trần mỹ thuật Phật giáo [103]; Trịnh
Quang Vũ (2002) Lược sử Mỹ thuật Việt Nam [119], v.v. Những cơng trình này có
khơng nhiều nội dung liên quan trực tiếp tới hội họa và thị trường tác phẩm hội họa
Việt Nam hiện đại ngoài những liên quan khi phân tích về thuộc tính dân tộc học,
v.v., của một số họa sĩ sử dụng những mơ típ truyền thống trong sáng tạo để chạm
tới những miền cảm xúc riêng của người tiếp nhận và trở thành những tác phẩm hội
họa hiện đại Việt Nam có giá bán cao trên thị trường.
- Mỹ thuật dân gian trong dạng thức tranh có 21 cơng trình khá phổ biến,
phần lớn nghiên cứu theo chuyên đề về tranh dân gian Việt Nam. Đó là những dịng
tranh khắc gỗ tơ màu của một số tác giả như: Phan Ngọc Khuê (1995) Tranh thờ
đạo giáo Việt Nam [55]; Maurice Durand (1960, dịch và giới thiệu: Nguyễn Thị
Hiệp, Olivier Tessier, tái bản 2017) Tranh dân gian Việt Nam [59]; Nguyễn Thị Thu

Hòa và cộng sự (2018) Dịng tranh dân gian Kim Hồng [47], v.v. Cũng như
những cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật cổ, những cơng trình nghiên cứu về mỹ
thuật dân gian có nội dung chủ yếu đề cập tới những bức tranh mang tính tôn giáo
xuất hiện nhiều địa phương của nước ta, đặc biệt ở vùng cao Việt Nam, của tác giả
Phan Ngọc Khuê, hay những tranh dân gian khắc gỗ tô màu, tranh Tết, v.v. đã trở
nên quen thuộc và thường được nhắc đến như những chợ tranh đầu tiên có trong
tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam của tác giả Chu Quang Trứ, v.v. Phần lớn
những cơng trình của chun đề này ít đề cập thẳng tới những vấn đề về hội họa, thị
trường tác phẩm hội họa một cách cụ thể trùng khớp với nội dung nghiên cứu của
NCS nhưng đây đều là những cơng trình đã được nhiều họa sĩ thành danh nghiên
cứu vận dụng một cách sáng tạo trong những tác phẩm hội họa, góp phần làm giàu
thêm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và tạo nên thành công của họ.
- Lịch sử MTVN hiện đại có số lượng chưa nhiều so với những tác động tới
xã hội kể từ khi mỹ thuật hiện đại Việt Nam xuất hiện. Những cơng trình nghiên
cứu về tiến trình phát triển của MTVN hiện đại chủ yếu được xuất bản và cơng bố
qua hình thức xuất bản phẩm chủ yếu là sách in. Hội họa hiện đại được quan tâm và
đề cập nhiều hơn điêu khắc và đồ họa, ngược lại với những cơng trình nghiên cứu
mỹ thuật cổ nhưng những vấn đề về thị trường vẫn khơng dễ bắt gặp trong những
cơng trình này. 34 cơng trình của các tác giả như: Trần Khánh Chương (2012) Mỹ

luan an


11

thuật Hà Nội thế kỷ XX [14]; Nguyễn Hải Yến (2013) Hội hoạ Hà Nội những ký ức
còn lại [121]; Quang Phịng, Quang Việt (2015) Trường Mỹ thuật Đơng Dương lịch
sử và nghệ thuật [71], v.v. cung cấp khá bao quát dữ liệu lịch sử với những ghi chép
về đời sống, hoạt động mỹ thuật của họa sĩ và một số sáng tác tiêu biểu của họ
nhưng cũng ít đề cập tới vấn đề về thị trường. Lịch sử mỹ thuật nhìn từ góc độ thị

trường chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên biệt của các nhà nghiên cứu trong
nước nên chưa có được những dữ liệu liền mạch, sâu sắc về thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam mà chỉ là những mảnh ghép mỏng và rời rạc do việc bán, giá bán
tranh của người họa sĩ luôn là những vấn đề riêng tư ít được cởi mở.
- Kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn về sáng tác, thực hành nghệ thuật hội họa có
nhiều cơng trình nghiên cứu đã được công bố, xuất bản nhiều hơn đồ họa và điêu
khắc nhưng nhìn chung số lượng cịn chưa nhiều. Một số tác giả tiêu biểu có cơng
trình đã được phổ biến đến công chúng trong thời gian qua như: Đặng Ngọc Trân
(2000) Cấu trúc hội họa [101]; Phạm Đức Cường (2003) Kỹ thuật sơn mài [27];
Nguyễn Quân (2006) Ngôn ngữ của hình và màu sắc [77]; Nguyễn Đình Đăng
(2018) Kỹ thuật vẽ sơn dầu [35], v.v. Đây là những công trình nghiên cứu có nội
dung đề cập tới vấn đề chuyên môn sâu, gắn với hoạt động đào tạo, giảng dạy hội
họa, kỹ năng nghề nghiệp, thực hành sáng tạo, v.v., nhưng lại ánh xạ ở góc nhìn
khác của sản phẩm sáng tạo của người họa sĩ khi tham gia hoạt động thị trường nên
rất cần thiết cho việc nâng cao kiến thức hỗ trợ cho những đối tượng liên quan ở
lĩnh vực khác như người quản lý, truyền thông, thụ hưởng, v.v. trong việc xây dựng
chính sách, quảng bá giới thiệu, nhận định đánh giá về tranh thật, giả, v.v. có trong
phần phân tích ở chương sau của Luận án. Ngồi ra cịn có những nghiên cứu, giáo
trình phục vụ cho công tác đào tạo, giảng, dạy mỹ thuật chuyên môn ở các bậc học
phổ thông và các trường nghề có số lượng khá lớn được nhiều tác giả biên soạn
thành sách xuất bản trong thời gian qua lại không thuộc phạm vi NCS nghiên cứu.
- Vựng tập tranh theo chuyên đề được in theo dạng thức tổng hợp, thống kê
để giới thiệu những tác phẩm hội họa tiêu biểu thuộc các bộ sưu tập hoặc là tác
phẩm đã được chọn tham dự các kỳ triển lãm mỹ thuật được tổ chức tại Việt Nam,
ra nước ngoài, v.v. được biên tập, chọn lọc để xuất bản và phổ biến bởi các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc Bộ VHTTDL, Hội MTVN, v.v. có số
lượng 84 cuốn như: Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX [9]; Mỹ thuật Việt Nam

luan an



12

hiện đại [105]; 70 năm Mỹ thuật Việt Nam (1945-2015) [48], Tuyển tập mỹ thuật
Việt Nam thế kỷ 20; 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2006 [115],
v.v. Nhìn chung, những ấn phẩm này (trừ một số ấn phẩm của Bảo tàng MTVN)
thường không dành nhiều không gian cho phần lý luận, nghiên cứu phê bình cũng
như phân tích, đánh giá, v.v mà thường sau lời mở hay giới thiệu chủ yếu là phần
ảnh chụp tranh có kèm theo thơng tin trích lược ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
Tương tự như vậy, nhiều tổ chức, cá nhân tự thực hiện việc biên tập xuất bản và phổ
biến vựng tập tranh theo nhu cầu của mình, số lượng đến nay trên thực tế là rất
nhiều (NCS có 38 cuốn sách in) như: Lưu Công Nhân (1995) Lưu Cơng Nhân [64];
Un Huy (2011) Một thống cái tơi [51]; Phạm Luận (2014) Phạm Luận [58]; Tạ
Quang Bạo (2014) Điêu khắc Tạ Quang Bạo [6], v.v. Mặc dù phần nghiên cứu, lý
luận hay phê bình hay miêu tả chi tiết, q trình sáng tạo tác phẩm trong những
cơng trình này không nhiều nhưng những cuốn sách tranh này lại đáp ứng được một
số những yếu tố quan trọng khi ở môi trường khác mà những người thực hiện chúng
ban đầu cũng khơng hồn tồn tính đến khi xuất bản. Ví dụ, yếu tố lịch sử, yếu tố
bản quyền, v.v. Những cơng trình này đã khơng chỉ có chức năng phổ biến như đem
tác phẩm hội họa đến gần với công chúng hơn, v.v. mà còn là chỗ dựa đáng tin cậy,
được xem như là thành phần hồ sơ quan trọng khi cần so sánh, đối chiếu, xem xét
như yếu tố cơ sở làm căn cứ xác định tính chân bản của tác phẩm hội họa trong
nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là hoạt động giao thương. Vì những lý do như
vậy, sách của một tác giả, nhóm tác giả đã nổi tiếng hoặc bộ sưu tập có tranh đạt giá
trị cao trên thị trường được tổ chức, cá nhân nhà sưu tập hay người mua đầu tư
tranh, v.v. đặt hàng, thuê biên tập để thực hiện cho nhiều mục đích của người sở
hữu gần đây xuất hiện nhiều hơn (25 cuốn). Phần lớn trong số sách đó được thực
hiện theo cách làm chun nghiệp, có hình thức đẹp, lý lịch tranh do người sở hữu
cung cấp, gắn với môi trường lịch sử cùng một vài câu chuyện, có cả những chuyện
chưa được kiểm chứng. In sách, hồ sơ hóa qua những xuất bản phẩm sẽ gây dựng

niềm tin, một phần nhờ uy tín của người viết hay biên tập và áp dụng “đi mãi thì
cũng thành đường” là phương thức hữu hiệu làm cho quen, dẫn đến thừa nhận từng
bước các tranh, tượng mà họ đang sở hữu hoặc có được từ những chuyển nhượng
sang tay từ người này sang người kia. Những tập hợp tranh từ nhiều năm trước đây,
cũng như từ nhiều nguồn khác nhau nay bỗng nhiên lại có lý lịch rõ ràng bằng cách

luan an


13

nêu trên và để củng cố niềm tin cho người mua khi người bán dẫn chứng ảnh, bài
viết về tranh đã được in ở sách này, sách kia. Những tranh, tượng đó trước đây do
hồn cảnh lịch sử chiến tranh, đời sống khó khăn, do khơng có thói quen tư liệu,
v.v. nên chủ yếu khơng có lý lịch nghệ thuật, cũng có rất ít căn cứ pháp lý liên quan,
những giấy tờ để minh xác khi cần tới cũng khó mà có được nên một chút thơng tin
rời rạc hay uy tín của người viết, biên tập cũng trở nên quý giá cho những mục đích
giao dịch, chuyển nhượng sau này. Cách làm này dần trở nên bài bản hơn và cũng
có đem lại hiệu quả. Vì thế mà những cuốn sách thực hiện theo cách thức này đã
dần xuất hiện nhiều hơn trên tủ sách mỹ thuật Việt Nam ngày nay như: Sưu tập Trần
Hậu Tuấn [109]; Hội họa Việt Nam một diện mạo khác [93]; Tạ Tỵ dấu ấn sáng tạo
[36], v.v. Những nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất nhiều việc nghiên cứu tài liệu
lưu trữ, trong đó có tài liệu in ấn dưới dạng xuất bản phẩm, coi đó như một điểm tựa
để làm căn cứ trích dẫn thì nay sẽ điều chỉnh khi ngày càng có nhiều ấn phẩm có
những mục đích khác như vậy. Đặc biệt khi nhiều vấn đề dữ liệu, thông tin cá nhân
về họa sĩ, tác phẩm của họ chưa thực sự thuyết phục và được làm sáng tỏ tạo nên
những quan ngại về tình minh bạch của hội họa Việt Nam hiện đại trên thị trường sẽ
được phân tích ở rõ hơn ở phần sau của luận án. Một số cuốn sách sau khi xuất bản
đã gây nên tranh cãi, bị thân nhân họa sĩ yêu cầu cải chính hay đình chỉ phát hành vì
thiếu tính chính xác hay có nội dung được cho là chưa hoặc không đúng sự thật

như: Tạ Tỵ dấu ấn sáng tạo [36], Họa sĩ khóa kháng chiến [99], v.v.
- Nghiên cứu, phê bình ln là vấn đề khó nên những cơng trình mang tính
chất nghiên cứu chuyên sâu về học thuật hội họa không chỉ cần thiết cho việc đào
tạo, học tập, sáng tác, v.v. có số lượng ít (ước khoảng 3%), chưa nói đến nội dung,
chất lượng nên ngồi những kỷ yếu có nội dung được tập hợp từ những tham luận
tại hội thảo, những tạp chí chuyên ngành xuất bản theo định kỳ thì loại sách này ít
phổ biến trên thị trường. Vì vậy, Phạm Quang Trung, một người làm NCPBMT
cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao hoạt động Mỹ thuật phê bình yếu kém, phải chăng là
sự bất cập của hệ thống nghiên cứu, giảng dạy trước những biến đổi phong phú của
đời sống Mỹ thuật hiện nay?” [102, tr.14]. Nguyên nhân đã được nhiều ý kiến nêu
ra tại các hội nghị, hội thảo tổ chức cơng khai trong đó có số lượng, chất lượng của
các phê bình cịn q nhiều bất cập nhưng nhận định chung là chưa sớm cải thiện
được để tương xứng với sự phát triển của mỹ thuật. Mặc dù, khóa đầu tiên của

luan an


14

trường Đại học MTVN đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực này đã cách đây gần nửa
thế kỷ (1978) nhưng những cuốn sách như: Nguyễn Đỗ Cung (1993) Bàn về mỹ
thuật Việt Nam [22]; Thái Bá Vân (1998) Tiếp xúc với nghệ thuật [113]; Nguyễn
Quân (2010) Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 [78]; Bùi Như Hương và Phạm Trung
(2013) Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 - 2010 [52], v.v. vẫn chưa trải đủ diện
rộng cho nhu cầu nghiên cứu hiện tại. Ngoài ra, sách biên dịch lại của các tác giả
nước ngồi là ít ỏi với một số tác giả như: Nguyễn Phi Hoanh biên dịch (1978) Một
số nền mỹ thuật thế giới [46]; Sam Hunter (Năng An dịch, 1998) Những trào lưu
lớn của Nghệ thuật tạo hình hiện đại [81]; Cynthia Freeland (Nguyễn Như Huy dịch,
2009) Thế mà là nghệ thuật ư? [28]; Sarah Thornton (Nguyễn Như Huy dịch, 2016)
Bảy ngày trong thế giới nghệ thuật [84], v.v. Vì vậy, theo NCS thị trường tác phẩm

hội họa Việt Nam phát triển như hiện nay cũng có một phần nguyên nhân từ hoạt
động NCPBMT như đã nêu trên.
- Tạp chí đăng cơng trình dễ dàng hơn việc xuất bản cơng trình dưới dạng
sách nghiên cứu có cùng một nội dung khó với nhiều góc nhìn chun mơn, kiến
thức tổng hợp về nghệ thuật và kinh tế như thị trường tranh Việt Nam nên phần lớn
những nhà nghiên cứu là họa sĩ, các nhà NCPBMT, v.v. đã chọn phương cách này
để thực hiện. Trước năm 1975, một số tạp chí về văn hóa, văn nghệ ở cả hai miền
Bắc - Nam Việt Nam đều có những cơng trình nghiên cứu, giới thiệu về mỹ thuật,
hội họa Việt Nam hiện đại. Ở miền Nam, Tạp chí Sáng tạo, Giai phẩm Bách khoa
Văn nghệ, Hiện đại, v.v. tiêu biểu là Tạp chí Sáng tạo (1956-1961) xuất bản khá
đều đặn hằng tháng, thường xun đăng tải các cơng trình nghiên cứu, phê bình và
giới thiệu hoạt động mỹ thuật, chủ yếu là hội họa của các họa sĩ khu vực phía Nam
với một số tác giả như: Thái Tuấn (1956), “Một vài nhận xét về nghệ thuật hội họa”
[110]; Trường Giang (1957), “Qua các cuộc triển lãm ở Sài Gịn” [40]; Tơ Thùy
Yên (1958), “Để phục hồi hội họa” [120]; Thạch Chương (1960), “Giới thiệu một
nhận thức siêu thực về nghệ thuật” [16], v.v. Ở miền Bắc, Tạp chí Văn nghệ, Văn
nghệ quân đội, v.v. thường xuyên in tranh của một số họa sĩ nhưng khơng có nhiều
cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật như . Trong khoảng 20 năm trở lại đây, trên một
số tạp chí, đặc san chuyên ngành về mỹ thuật bao gồm cả hai hình thức in và điện tử
đã đăng tải hàng trăm cơng trình nghiên cứu về thị trường tác phẩm hội họa cùng
với những vấn đề có liên quan đề cập trực diện, thơng qua một số góc nhìn khác

luan an


15

nhau, v.v. Tuy nhiên, rất nhiều trong số những công trình nghiên cứu đã được đăng
tải đó chỉ dừng lại ở mức độ như đưa tin như trên báo do thiếu tính nghiên cứu
chuyên sâu, nhận định đánh giá về mặt học thuật, v.v., ngoại trừ một số lượng nhỏ

là các cơng trình của những nhà NCPBMT chun nghiệp. Nhìn chung những cơng
trình nghiên cứu đó ít phát hiện mới, giá trị nghiên cứu khoa học cũng chưa nhiều,
chưa đề xuất những giải pháp để có thể áp dụng một cách hiệu quả cho công tác
quản lý cũng như xây dựng chính sách phù hợp cho sự phát triển thị trường tác
phẩm hội họa Việt Nam.
- Báo in và điện tử là mơi trường của một hình thái truyền thơng đang hoạt
động khá hiệu quả cùng song song tồn tại. Do có số lượng bài viết nhiều nhất, cập
nhật tin tức nhanh nhất về thị trường tranh hội họa trong thời gian qua. Trước năm
1975 ở miền Nam, hoạt động mỹ thuật nói chung cũng như thị trường mỹ thuật diễn
ra khá sơi động có một số báo, tập san in phổ biến như: Sáng dội miền Nam, Thế
giới tự do, Ánh đèn dầu, v.v. Ở miền Bắc cũng có nhiều hoạt động mỹ thuật nhưng
mang những sắc thái riêng khác với xu hướng thị trường hóa ở miền Nam nên trên
báo giai đoạn đó khơng có nhiều bài viết mang tính truyền thơng như vậy và điều
này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau của nghiên cứu. Ngày nay, khá nhiều xuất bản
phẩm dưới dạng báo in, điện tử nhưng tiêu biểu có một số tờ báo như: Văn hoá,
Thanh niên, Tuổi trẻ, v.v. đã lập chuyên trang, chuyên mục để đăng bài tuần kỳ,
nhiều kỳ, v.v. của các tác giả như: Hà Phương (2014), “Mỹ thuật buồn tẻ vì thiếu thị
trường” [73]; Vũ Viết Tuân (2015), “Thị trường mỹ thuật: “Giấc mơ hão huyền”?”
[107]; Thùy Ân (2016), “Với vấn nạn tranh giả - pháp luật của chúng ta hết sức lỏng
lẻo”[5]; Lucy Nguyễn (2017), “Nghi vấn tranh Việt giả đấu giá tại nước ngồi”[63],
v.v. thì trên mơi trường internet, một số báo điện tử như VnExpress, Nhân dân, Thể
thao văn hóa, v.v., cũng có các chuyên trang, chuyên mục và bài viết, v.v., của các
tác giả như: Lưu Hà (2006), “Gallery tư nhân thời thương mại hóa” [145]; Minh
Tâm (2011), “Mỹ thuật Việt Nam đang lao dốc” [148]; Văn Bảy (2013), “Thị
trường mỹ thuật Việt Nam: gậy ông ‘đập lưng’ cháu ông” [137], v.v. Phần lớn
các bài viết như thế chỉ dừng ở mức độ đưa tin về sự việc, hiện tượng như đã nêu
trên, rất hiếm bài viết có nhận định, đánh giá về phần học thuật. Điều này khác với
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ở nước ta, trong cuốn Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, tác
giả Trần Khánh Chương cho rằng: “qua các bài viết, các tác giả đã đánh giá các tác


luan an


16

phẩm về mặt chất liệu, bút pháp, diện mạo của từng triển lãm, quan niệm nghệ
thuật, quan niệm về kế thừa truyền thống dân tộc và xu hướng cách tân trong hội
họa… với những đánh giá khen chê rõ ràng, mạnh dạn phê bình từng tác phẩm,
từng tác giả, gây một phong trào hoạt động mỹ thuật trong đời sống văn hóa nghệ
thuật thời kỳ đó” như các bài viết của Tô Ngọc Vân với bút danh Ái Mỹ, Tô Tử
(1930), “Nguyễn Gia Trí và sơn ta”; (1936), “Cái đẹp trong hội họa”; (1942), “Cái
đẹp trong tranh”, v.v. Nguyễn Đỗ Cung (1938), “Tranh vẽ bằng sơn ta”; (1942),
“Sống và vẽ”, ngồi ra cịn có Nguyễn Văn Tỵ, Trần Bình Lộc, Thạch Lam, v.v.
cũng viết bài đăng trên báo, tạp chí Phong Hóa, Nam Phong, Ngày Nay, Thanh
Nghị, Xuân Thu nhã tập, v.v. [13, tr.18]. Tuy nhiên, theo NCS khá nhiều bài viết
đăng trên báo đã làm tốt một số chức năng cơ bản của nó khi đưa tin, tuyên truyền,
giám sát, v.v. những diễn biến trong thời gian qua các hoạt động về thị trường mỹ
thuật phần nhiều là thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam ở cả trong và ngồi nước
tới cơng chúng, tác động khá tích cực tới các bên tham gia vào thị trường.
- Trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử cá nhân như facebook, v.v. ở
Kỷ nguyên số đã làm xuất bản phẩm truyền thống khơng cịn giữ vị trí độc tơn,
những cơng trình ở nhiều mức độ chất lượng khác nhau cũng mang lại những giá trị
khác nhau, từ tham khảo đến nghiên cứu với những nội dung trao đổi về học thuật
hội họa, thị trường hội họa, về bản quyền tác giả tác phẩm hội họa, v.v. Tuy nhiên,
số lượng ở mức độ ổn định cũng chưa nhiều (8 trang), đây là mơi trường mới, dễ
dàng tiếp cận, hữu ích để bổ sung thêm thông tin, kiến thức khoa học cho mọi đối
tượng quan tâm tới. Ví dụ, facebook của Nguyễn Đình Đăng, Nguyễn Đình Thành
hay Nguyễn Như Huy, v.v. đã đăng tải khá nhiều bài viết về học thuật, nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật, hoạt động thị trường tác phẩm hội họa, v.v. tương đối có chất
lượng, khách quan trong việc phân tích, đánh giá nên có được số lượng tới hàng

nghìn người quan tâm theo dõi (follow) và truy cập thường xun. Trong số các
cơng trình đăng tải trên trang cá nhân đó, có cơng trình là tham luận đã từng tham
dự tại các hội thảo mỹ thuật hay là một phần trong cơng trình nghiên cứu đã được
xuất bản dưới dạng sách in, tạp chí in, v.v. của tác giả nêu trên như: Màu rởm trong
tranh giả; Làm thế nào để xác định tuổi của bức tranh; Thị trường tranh: Thương
hiệu và lừa đảo [141]; Mua tranh tượng cho đúng luật đã khó, thế cịn mua video,
mua tác phẩm trình diễn thì làm thế nào? [143], v.v.

luan an


17

Tóm lại, thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam là đề tài khó để nghiên cứu
nên cho tới nay (thời điểm thực hiện Luận án) chưa có một cơng trình nghiên cứu
chuyên biệt nào xuất hiện dưới dạng ấn phẩm độc lập được in và xuất bản. Tài liệu
là ấn phẩm đã xuất bản thực hiện cho nghiên cứu của Luận án ngồi những cơng
trình là sách xuất bản, đăng trên tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, v.v. NCS sử
dụng nguồn từ những xuất bản phẩm ở những lĩnh vực khác như văn hóa học, văn
học, v.v. Vấn đề quan hệ của văn hóa và kinh tế, nghệ thuật và tiền bạc trong xã hội
hiện đại luôn song hành nhưng lại ít đối diện, nên những yếu tố liên quan thị trường
trong những xuất bản phẩm như vậy thường chỉ đề cập thoáng qua trong một số
cuốn sách viết về những nội dung, chủ đề khác của các tác giả như Phan Cẩm
Thượng (2008), Nghệ thuật ngày thường [94]; Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010),
Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [89]; Dương Tường (2010), Chỉ tại
con chích chịe [112]; Phạm Cơng Luận (2016), Sài gòn chuyện đời của phố I-V
[57], v.v. Thị trường tác phẩm hội họa trong thời gian qua là vấn đề được bàn thảo
khá nhiều không chỉ trong công chúng mà còn diễn ra tại một số hội nghị, hội thảo
hay tọa đàm của các cơ quan nhà nước có chức năng liên quan như Cục
MTNATL và Triển lãm, Hội MTVN, Trường Đại học MTVN, v.v. tổ chức và có

khơng ít các tham luận đề cập tới nội dung này. Tuy nhiên, ngồi hai cơng trình
Vi Kiến Thành (chủ nhiệm đề tài) (2016) Quản lý nhà nước về thị trường mỹ
thuật trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [86] và Hoan Quan Vuong
và các cộng sự (2018) Paintings can be forged, but not feeling (Tranh có thể làm
giả nhưng cảm xúc thì khơng) [127] thì chưa có sự xuất hiện nào khác những
nghiên cứu có tính tổng thể, chuyên sâu về thị trường tác phẩm hội họa từ những
chuyên gia về hội họa, nhà quản lý, chuyên gia về kinh tế thị trường hay về bản
quyền tác giả.
Chính vì vậy, khi nói về các cơng trình nghiên cứu mỹ thuật, Chu Quang Trứ
(2013) Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật cho rằng: “sách về mỹ thuật khơng ít
…sách của các nhà phê bình và nghiên cứu chuyên nghiệp, của các cơ quan có chức
năng nghiên cứu thì lại q ít” [104, tr.253] chưa kể tới chất lượng của những cơng
trình. Những cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam cho tới ngày hôm nay vẫn thiếu vắng gần như hoàn toàn trong các
danh mục xuất bản cả về in ấn truyền thống cũng như ở định dạng số trên môi

luan an


18

trường internet. Điều đó cũng là một trong những khiếm khuyết, một mắt xích yếu
nhưng lại ở vị trí quan trọng trong cỗ máy phát triển của thị trường tác phẩm hội
họa Việt Nam.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Những cơng trình nghiên cứu về tác phẩm hội họa Việt Nam của những nhà
nghiên cứu nước ngoài là ấn phẩm xuất bản phẩm có số lượng khơng nhiều và chất
lượng cũng khơng đồng đều. Theo NCS, những cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật
Việt Nam của các nhà nghiên cứu nước ngồi có hình thức ở dạng ấn phẩm xuất
bản khi xem xét dựa trên những tiêu chí về khơng gian, thời gian cũng như nội dung

nghiên cứu có thể chia làm hai giai đoạn khá rõ ràng và tách biệt như sau:
- Giai đoạn thứ nhất gồm một số cơng trình nghiên cứu của học giả nước
ngồi đến Việt Nam từ thời còn là thuộc địa, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam thơng
qua lăng kính của nhà khoa học về nhân học, sử học, khảo cổ học, v.v. và được phổ
biến dưới dạng xuất bản phẩm từ khá sớm. Nội dung của những cơng trình này từ
nghiên cứu thực địa về nền văn minh vật chất của người Việt Nam hay những
nghiên cứu về phân kỳ giai đoạn của nghệ thuật cổ ở Việt Nam, v.v. từ cuộc sống
đời thường hay từ những di sản kiến trúc hay những hiện vật tôn giáo như tượng
Phật, đồ thờ, v.v. những cơng trình đó đã có ảnh hưởng khơng nhỏ tới nhiều sáng
tác của hội họa hiện đại Việt Nam. Mặc dù, phần nhiều những cơng trình như vậy
khơng đề cập trực diện mà chỉ có những mối liên hệ đến tác phẩm hội họa và họa sĩ
Việt Nam hiện đại như những hình vẽ được khái qt hóa nhưng chính xác và đầy
tình cảm được nhấn hoặc bng bởi những nét thanh, nét đậm, v.v. hay những hình
vẽ khảo tả, đạc họa một cách công phu, chi tiết và chính xác trong những cơng trình
của các tác giả: Henri Orge (1909), Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của
người An Nam) [126]; Louis Bezacier (1954), L’Art Viêtnamien (Nghệ thuật Việt
Nam) [130]; (1959), Relevés de monuments anciens du Nord Việt-Nam (Các di tích
cổ ở miền Bắc Việt Nam) [131], v.v. Cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, tác
phẩm hội họa Việt Nam đã xuất hiện nhưng chưa đủ bề dày để những nhà nghiên
cứu khoa học như đã nêu trên nghiên cứu, tập hợp thành cơng trình. Tạp chí, sách in
ở giai đoạn sớm gần như chưa có những cơng trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng
Pháp hay tiếng Anh về hội họa hiện đại Việt Nam. Lý giải về điều này, nhiều ý kiến
cho rằng, do hội họa hiện đại Việt Nam còn non trẻ, trong khi đó hoạt động truyền

luan an


19

thơng, xuất bản sách, tạp chí cịn chưa phổ biến như ngày nay. Tuy nhiên, cũng có

một số khảo sát, cơng trình nghiên cứu, phê bình của khơng nhiều tác giả nước
ngoài như Paul Munier, Claude Mahoudot, G. Condominas, M. Barrès, .v.v. bàn
luận và giới thiệu về tranh của các họa sĩ MTĐD đăng trên một số tờ báo, tuần báo
như Le Monome, Volonté Indochinoise, Indochine Hebdomadaire Illustré, v.v.
- Giai đoạn thứ hai gồm các cơng trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu
đến Việt Nam từ khi đất nước bước sang giai đoạn của thời kỳ mở cửa Đổi Mới.
Những cơng trình nghiên cứu của họ đã được xuất bản và phổ biến với nội dung chủ
yếu đề cập về tác phẩm hội họa, hoạt động sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ hòa nhập
vào nền kinh tế thị trường. Trong những cơng trình nghiên cứu đó, các tác giả như:
Lisa Bixenstine Safford, Nora Annesley Taylor, Phoebe Scott, v.v. đề cập tới khá
nhiều khía cạnh, với những góc nhìn mới và đa dạng hơn khi so sánh với những
công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước có cùng thời điểm. Xã hội
thay đổi, những tác động của kinh tế thị trường đối với họa sĩ và sáng tạo của họ,
vấn đề về bản quyền tác giả, tranh giả tranh thật, giá cả của những tác phẩm hội họa
Việt Nam v.v. trở thành nội dung được nêu ra để luận bàn trong những cơng trình
của các nhà nghiên cứu nước ngoài ở giai đoạn này. Một số cơng trình trở nên khá
phổ biến ở Việt Nam của các tác giả như: Natalia Kraevskaia (1999 - 2000), From
Nostalgia Towards Exploration (Từ hoài cổ hướng sang miền đất mới) [61];
Corinne de Ménonville (2003), Vietnamese Painting: From Tradition to Modernity
(Hội họa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại) [123]; Nora Annesley Taylor
(2009), Painters in Hanoi An Ethnography of Vietnamese Art (Họa sĩ Hà Nội một
dân tộc học của mỹ thuật Việt Nam) [134]; Lisa Bixenstine Safford (2015), Art at
the crossroads: Lacquer Painting in French Vietnam (Nghệ thuật ở ngã tư đường:
Sơn mài ở Việt Nam thời thuộc Pháp) [129]; Phoebe Scott (2019), Colonial or
Cosmopolitan? Vietnamese Art in Paris in the 1930s-40s (Tính thế giới hay Thuộc
địa? Mỹ thuật của người Việt Nam tại Paris những năm 1930 - 1940) [135], v.v.
Ngồi những tác giả và những cơng trình như đã nêu trên cịn có một số cơng trình
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác nghiên cứu về tác giả tác phẩm cụ thể,
về tổng quan hội họa hiện đại Việt Nam, v.v. nhưng ít được phổ biến tại Việt Nam
của tác giả Sherry Buchanan (2002), Tran Trung Tin - Paintings and Poems from

Vietnam (Trần Trung Tín - Những bức tranh và các bài thơ đến từ Việt Nam) [136];

luan an


×