Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Fulltext) Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học sức khoẻ, Trường Đại học Duy Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------

KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN NỮ KHỐI KHOA
HỌC SỨC KHỎE, TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Đà Nẵng, năm 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

SINH SẢN SINH VIÊN ..........................................................................................2
1.1.1.

Khái niệm về sức khỏe sinh sản.............................................................. 2

1.1.2.

Khái niệm về sinh viên ........................................................................... 5

1.1.3.


Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản sinh viên .............................. 6

1.1.4.

Đặc điểm về sức khỏe sinh sản của sinh viên ......................................... 7

1.1.5.

Các vấn đề sức khỏe sinh sản của nữ sinh hiện nay ............................... 7

1.2.

Các khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành ..........................................12

1.2.1.

Khái niệm về kiến thức ......................................................................... 12

1.2.2.

Khái niệm về thái độ ............................................................................. 12

1.2.3.

Khái niệm về thực hành ........................................................................ 12

1.3.

THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH SỨC


KHỎE SINH SẢN Ở SINH VIÊN ........................................................................13
1.3.1.

Thực trạng và nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe

sinh sản ở sinh viên trên thế giới ........................................................................ 13
1.3.2.

Thực trạng và nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe

sinh sản ở sinh viên trong nước .......................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................17
2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................17

2.2.

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................17

2.2.1.

Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 17

2.2.2.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17


2.3.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................17

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 17

2.3.2.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................... 17

2.3.3.

Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 18

2.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................18

2.4.1.

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS ..................... 18

2.4.2. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS của SV 18
2.5.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THƠNG TIN ..............................................19

2.5.1.


Kỹ thuật thu thập thơng tin ................................................................... 19

2.5.2.

Kiểm sốt sự lệch thơng tin .................................................................. 19

2.6. MƠ TẢ LƯỢNG HÓA MỘT SỐ BIẾN NGHIÊN CỨU .............................19
2.6.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 19

2.6.2.

Kiến thức về sức khỏe sinh sản ............................................................ 20

2.6.3.

Thái độ về sức khỏe sinh sản ................................................................ 21

2.6.4.

Thực hành về sức khỏe sinh sản ........................................................... 21

2.7.

XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................................................................23

2.8.

ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .........................................................................23


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................24
3.1.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................24

3.2.

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐỐI TƯỢNG VỀ SỨC

KHỎE SINH SẢN .................................................................................................26
3.2.1.

Kiến thức của đối tượng về sức khỏe sinh sản ..................................... 26

3.2.2.

Thái độ về sức khỏe sinh sản ................................................................ 32

3.2.3.

Thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tượng .................................... 35


3.3.

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC

HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG ....................................39
3.3.1


Các yếu tố liên quan đến kiến thức về SKSS của đối tượng ............... 39

3.3.2

Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản của đối tượng . 42

3.3.3

Các yếu tố liên quan đến thực hành về SKSS của đối tượng ............... 44

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................46
4.1.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......46

4.2.

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

CỦA SINH VIÊN NỮ THUỘC KHỐI KHOA HỌC SỨC KHỎE ......................47
4.2.1

Kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên ...................................... 47

4.2.2.

Thái độ về sức khỏe sinh sản của nữ sinh viên ..................................... 54

4.2.3.


Thực hành về sức khỏe sinh sản của nữ sinh viên ................................ 58

4.3.

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC

HÀNH VỀ SKSS CỦA SINH VIÊN.....................................................................63
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77
PHỤ LỤC ..................................................................................................................81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

CSSKSS
TD
SKTD
KHHGĐ
NPT
LTQĐTD
QHTD

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Tình dục

Sức khoẻ tình dục
Kế hoạch hố gia đình
Nạo phá thai
Lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục
Là một phân nhóm quan trọng của tế bào lympho
T có chức năng nhận biết kháng nguyên lạ và điều
hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Quỹ dân số Liên hợp quốc
Tổ chức Y tế thế giới
Vệ sinh kinh nguyệt
Nhóm nguyên cứu
Nghiên cứu viên
Biện pháp tránh thai
Cơ sở y tế
Sinh viên
Sức khỏe

TCD4
HIV
AIDS
UNFPA
WHO
VSKN
NNC
NCV
BPTT
CSYT

SV
SK


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu (n=530) .............................. 24
Bảng 3.2. Đặc điểm học tập đối tượng nghiên cứu (n=530) ............................... 25
Bảng 3.3. Kiến thức về các BPTT, mang thai, nạo phá thai (n=530) ................. 27
Bảng 3.4. Kiến thức liên quan đến bệnh LTQĐTD (n=530) .............................. 29
Bảng 3.5. Kiến thức về HIV/AIDS, con đường lây truyền và cách phòng tránh
(n=530)................................................................................................................. 31
Bảng 3.6. Thái độ về cung cấp kiến thức về biện pháp tránh thai, tiếp cận với
biện pháp tránh thai, nạo phá thai ........................................................................ 33
Bảng 3.7. Thái độ chung về các vấn đề sức khỏe sinh sản ................................. 34
Bảng 3.8. Các vấn đề về thực hành sức khỏe sinh sản của SV (n=530) ............. 35
Bảng 3.9. QHTD trước hôn nhân và sử dụng BPTT khi QHTD của đối tượng
(n=530)................................................................................................................. 37
Bảng 3.10. Thực hành khi mắc bệnh và cách xử lý về SKSS của đối tượng
(n=530)................................................................................................................. 38
Bảng 3.11. Thực hành chung về sức khỏe sinh sản (n=530) .............................. 38
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm về cá nhân đến kiến thức về SKSS
(n=530)................................................................................................................. 39
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm về học tập đến kiến thức về SKSS
(n=530)................................................................................................................. 40
Bảng 3.14. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức SKSS của đối
tượng (n=530) ...................................................................................................... 41
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm về cá nhân đến thái độ về SKSS
(n=530) ................................................................................................................ 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm về học tập đến thái độ về SKSS (n=530)
.............................................................................................................................. 43

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm về cá nhân đến thực hành về SKSS
(n=530)................................................................................................................. 44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm về học tập đến thực hành về SKSS
(n=530)................................................................................................................. 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Mơ tả mối quan hệ giữa các biến số ........................................................ 22
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ biết các nội dung về SKSS (n= 530) .......................................... 26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiểu biết về từng biện pháp tránh thai (n=530) ......................... 28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ SV nhận biết về tên các bệnh LTQĐTD (n=530) ..................... 30
Biểu đồ 3.4. Kiến thức chung về các vấn đề SKSS (n=530) ................................... 32
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đồng ý QHTD của SV (n=530).................................................. 32
Biểu đồ 3.6. Thái độ khi có thai trước hơn nhân của SV chưa kết hôn (n=530) ..... 34
Biểu đồ 3.7. Chia sẻ với người khác về vấn đề SKSS, giới tính, tình dục (n=530) 36
Biểu đồ 3.8. Thực hành về nạo phá thai của đối tượng (n=530) ............................. 37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh niên Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong quá trình lịch sử dựng nước
và giữ nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống chính trị và nền văn
hố của đất nước. Thanh niên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và là chủ
thể sáng tạo của tương lai, không chỉ là một lực lượng quan trọng của xã hội mà họ
là ngày mai của xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, cho nên hiện nay có nhiều luồng văn hóa
phương Tây du nhập vào nước ta, có những yếu tố lành mạnh được tiếp thu và phát
triển, nhưng trong đó cũng có những yếu tố không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu
cực đến lực lượng tương lai của đất nước như: sống thử, quan hệ tình dục trước hơn
nhân. Dẫn đến hậu quả có thai trong lúc cịn đi học làm ảnh hưởng đến tương lai,
ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài ra cịn dẫn đến tình trạng nạo phá thai tăng cao.

Theo số liệu của Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình, Việt Nam là nước có tỷ
lệ nạo phá thai cao, trong đó 70% là ở tuổi vị thành niên. Ước tính cứ 4 ca thì có 1
ca là phá thai khơng an tồn, chiếm 13% ngun nhân tử vong cho người mẹ [12].
Như vậy đồng nghĩa với việc tiếp cận với biện pháp tránh thai còn quá hạn chế. Vì
thế việc hiểu biết và thực hiện các biện pháp tránh thai phù hợp cho lứa tuổi này là
hết sức quan trọng, từ đó chúng ta mới có thể ngăn chặn và giảm dần được việc có
thai ngồi ý muốn và tình trạng nạo phá thai bừa bãi ở lứa tuổi thanh niên hiện nay
của nước ta. Từ những vấn đề cấp thiết trên, nên chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến
thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ Khối
khoa học sức khỏe, Trường Đại Học Duy Tân, TP. Đà Nẵng” với mục tiêu:
1. Mô tả được kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của
sinh viên nữ Khối khoa học sức khỏe, Trường Đại Học Duy Tân, TP. Đà Nẵng.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc
sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN SINH VIÊN
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản
- Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề mới mẻ, nhạy cảm. Vấn đề này
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới và trong đó có Việt
Nam, nó là đề tài “hot” nên được sự quan tâm của mọi người và là vấn đề mang
tầm quan trọng trong công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ đặc biệt là độ tuổi
từ 16 đến 25 tuổi. Vì nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc SKSS nên
sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm
1992, thì chất lượng dân số được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là nội dung chăm
sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Và hầu như việc nghiên cứu SKSS ở trên thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường hướng đến các đối tượng thanh
thiếu niên hiện nay.
- Sức khỏe sinh sản (SKSS) là một phần rất quan trọng của sức khỏe, SKSS
gắn toàn bộ cuộc đời con người từ lúc bào thai đến khi tuổi già [11]. Sức khoẻ
sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi,
đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản (15 - 49). Hội nghị
quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định
nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thoải mái khỏe
mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên
quan đến hệ thống, chức năng và qúa trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng
có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [17].
- Như vậy có thể hiểu SKSS là mọi người có thể cuộc sống TD thỏa mãn và an
tồn, có khả năng sinh sản và tự do quyết định khi nào và thường xuyên trong
việc này, bên cạnh đó họ có thể kiểm sốt về việc chủ động sinh con. Tuy
nhiên, nói đến SKSS thì ta cũng phải đề cập đến khái niệm sức khỏe tình dục
(SKTD) vì chúng có liên quan mật thiết với nhau và điều quan trọng là SKTD
2


là một phần nên chú trọng trong nội dung SKSS. SKSS được cấu thành bởi
nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
- Sức khỏe sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần, xã hội
liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người. Theo quan niệm
này, sức khỏe sinh sản có nội dung rộng lớn. Sau Hội nghị Dân số và phát triển
tại Cairo –Ai Cập (1994), trong chương trình hành động sau hội nghị Quỹ dân
số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã mô tả sức khỏe sinh sản gồm các nội dung sau:
+ Kế hoạch hóa gia đình: Tư vấn, giáo dục, truyền thơng và cung cấp dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả và chấp nhận tự do lựa chọn
của khách hàng, kể cả nam giới.
+ Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn: Giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức

khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ
và sau khi đẻ.
+ Phòng tránh phá thai và phá thai an tồn thơng qua các dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình mở rộng và có chất lượng. Chú trọng sức khỏe sinh
sản vị thành niên ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục và sinh
sản.
+ Phịng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
+ Tình dục: thơng tin, giáo dục và tư vấn về tình dục, sức khỏe sinh sản,
huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình dục và sinh
sản…
+ Tư vấn và điều trị vô sinh.

3


Đến tháng 5 năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thơng qua Chiến lược
tồn cầu về sức khỏe sinh sản để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ,
xác định 5 khía cạnh ưu tiên của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gồm:
• Cải thiện việc chăm sóc tiền sản, chăm sóc sinh nở, chăm sóc hậu sản
và chăm sóc trẻ sơ sinh.
• Cung cấp các dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao bao gồm cả dịch vụ
triệt sản.
• Loại bỏ việc phá thai khơng an tồn.
• Chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV,
các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản, ung thư cổ tử cung và các bệnh
phụ khoa khác.
• Thúc đẩy sức khoẻ tình dục ngày một tốt hơn…[17]
-


Thực tế ở Việt Nam khi đề cập đến nội dung của SKSS thường được người ta
hay nhắc đến những vấn đề sau đây:
+ Quyền sinh sản.
+ Các bệnh lây qua đường tình dục.
+ Kế hoạch hóa gia đình.
+ Nạo phá thai.
+ Bình đẳng giới.
+ Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn.
+ Sức khỏe sinh sản vị thành niên.

-

Theo chuẩn quốc gia về CSSKSS của Bộ Y tế về nội dung chủ yếu của SKSS
gồm các nội dung, bao gồm:
+ Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, bà mẹ trong khi và sau khi sinh.
+ Thực hiện tốt KHHGĐ: thông tin tư vấn giáo dục và cung cấp dịch vụ
KHHGĐ hiệu quả và an toàn; tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa
chọn; giúp các cặp vợ chồng tự quyết định và có trách nhiệm về số con
và khoảng cách giữa các lần sinh.
+ Nạo hút thai an toàn và giảm các tác hại của việc nạo hút thai.
4


+ Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
+ Phịng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Phịng chống ngun nhân gây vơ sinh.
+ Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới.
+ Chăm sóc SKSS vị thành niên [17].
Qua những nội dung về CSSKSS trên ta có thể nói rằng nội dung cơ bản tác
động tới SKSS nhất là các vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ sinh sản và

SKTD an toàn đặc biệt là các đối tượng vị thành niên, thanh niên. Bao gồm cả
sinh viên (SV), người được coi là hiểu biết trong vấn đề SKSS này.
1.1.2. Khái niệm về sinh viên
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Sinh viên là người học tập tại các
trường Đại học, Cao Đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một
ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận
qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo
phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học”.
Sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 19 đến 25, là giai đoạn chuyển
tiếp từ sự chín muồi về thể chất sang trưởng thành về mọi phương diện tâm sinh
lý xã hội. Lứa tuổi này được coi là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm
đạo đức, là giai đoạn hình thành và ổn định tích cách, sinh viên đã biết xác định
con đường sống trong tương lai và hình thành tương lai của mình đồng thời cũng
là người phải chịu trách nhiệm trước mọi sai lầm trong lối sống. Sinh viên được
coi là độ tuổi có vấn đề tình cảm mãnh liệt nhất, sự phát triển tình cảm của độ
tuổi này cũng được coi là “thời kì bão táp và căng thẳng”. Đây là xúc cảm của
mỗi cá nhân và là con đường dẫn tới những quyết định sau này. Mỗi sinh viên sẽ
có mỗi quyết định khác nhau, người có thể vượt qua được mọi cám dỗ về mặt
tình yêu lẫn tình dục và trang bị kiến thức SKSS cho bản thân, người thì khơng
đủ những kinh nghiệm, hiểu biết xã hội và khơng có hành trang kiến thức về
SKSS của mình đã dẫn đến hệ lụy sau này cho tương lai.

5


1.1.3. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản sinh viên
- Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và
xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến vấn đề sinh sản như chức năng sinh
sản, quá trình sinh sản và sau khi sinh chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật
hoặc tổn thương trong cơ quan sinh sản. Sức khỏe sinh sản liên quan đến nhiều

yếu tố trong đó có cả yếu tố sức khỏe tình dục. Q trình sinh sản và tình
dục là quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm tinh thần tự nguyện,
trách nhiệm và bình đẳng.
- SKSS của nữ sinh viên là những nội dung nói về vấn đề SKSS nói chung
nhưng được áp dụng phù hợp cho đối tượng sinh viên. Nghĩa là sinh viên có
cuộc sống tình dục lành mạnh và an tồn, có thể quyết định được việc sinh
con. Nếu muốn như vậy thì sinh viên cần có sự tự tin, độ hiểu biết về SKSS và
sức khỏe tình dục (SKTD), ngồi ra sinh viên cần có kiến thức, kỹ năng và
thực hành tốt về các vấn đề tình dục an tồn, lành mạnh. Để đạt được điều đó,
trước hết sinh viên cần nâng cao kỹ năng sự hiểu biết của bản thân để có thể
chăm sóc SKSS một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, những nội dung SKSS cho sinh viên cịn có thể bao gồm:
+ Ôn lại và nâng cao giải phẫu sinh lý và chức năng của các cơ quan sinh
dục nam nữ.
+ Làm rõ sự khác nhau giữa tình yêu và tình dục.
+ Nhấn mạnh đạo đức trong lối sống, cách nghĩ trong quan hệ tình dục.
+ Hiểu biết rõ về vấn đề quan hệ tình dục (QHTD) trước hơn nhân.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai và nạo phá thai khơng
an tồn.
+ Bệnh liên quan đến lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD).
+ Lợi ích của việc KHHG.

6


1.1.4. Đặc điểm về sức khỏe sinh sản của sinh viên
- Nữ sinh viên hiện nay có nhiều nguy cơ mang thai ngồi ý muốn và có nguy
cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh LTQĐTD.
- Nhận thức, kỹ năng xử trí tình huống của sinh viên trong việc CSSKSS, TD
an tồn cịn hạn chế.

- Nữ sinh viên cịn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ
CSSKSS và TD.
- Vấn đề SKSS, SKTD là vấn đề tế nhị, các nữ sinh viên còn lo lắng và e ngại
trong vấn đề chia sẻ, trao đổi thơng tin.
- Nữ sinh viên chưa có vị thế bình đẳng với bạn trai trong các quyết định về
SKSS, SKTD….[17]
1.1.5. Các vấn đề sức khỏe sinh sản của nữ sinh hiện nay
- Quan hệ tình dục trước hơn nhân, quan hệ tình dục khơng an tồn. Theo từ
điển Bách Khoa Việt Nam: “Tình dục trước hơn nhân là quan hệ tình dục của
những cặp tình nhân trước khi kết hơn. Về mặt lịch sử, tình dục trước hơn nhân
là một vấn đề luân lý bị cho là cấm kị tại nhiều nền văn hóa và bị coi tội lỗi theo
một số quan điểm tôn giáo, nhưng kể từ cuộc Cách mạng tình dục những năm
1960, nó đã trở nên được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia phương Tây. Ở các
nước phương Đơng, do giá trị văn hóa truyền thống hoặc tư tưởng tôn giáo nên
đây vẫn là vấn đề không được phần đông xã hội chấp thuận”.
- Ngày nay, suy nghĩ của một bộ phận trong giới trẻ về quan hệ tình dục trước
hơn nhân đã trở nên “thoáng” hơn rất nhiều khi so sánh với thế hệ trước. Xu
hướng quan hệ tình dục trước hơn nhân đã và đang xảy ra rất nhiều trong xã hội
hiện đại, nơi mà mọi sinh viên có điều kiện tiếp cận thơng tin đại chúng
hiện đại và đa dạng, trong đó có thơng tin về tình dục. Ở trên thế giới, QHTD
trước hơn nhân khơng có gì là q ngạc nhiên và xa lạ nhưng ở Việt Nam lại
xem đó là vi phạm đạo đức không đúng với thuần phong mỹ tục người Việt.
Theo khảo sát của Khuất Thu Hồng đã chỉ ra sự biến đổi trong quan niệm, thái
7


độ, vấn nạn TD ở Việt Nam và cho thấy sự thay đổi rõ rệt của lớp trẻ ngày nay,
giới trẻ ngày càng có xu hướng “tự do” hơn rất nhiều. QHTD trước hơn nhân
khơng được xã hội khuyến khích nhưng vẫn có xu hương gia tăng và trở thành
hiện tượng xã hội, đến thời điểm hiện tại thì lớp trẻ vẫn cho đó là điều bình

thường nên đã khơng có ý thức QHTD an tồn vì thế mà dẫn đến những hậu
quả không mong muốn làm ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sức khỏe sinh sản đặc
biệt là tạo gánh nặng cho xã hội hiện nay. Theo đánh giá của cán bộ y tế khu
công nghiệp Bắc Thăng Long, hiện tượng QHTD trước hôn nhân, viêm nhiễm
đường sinh sản và nạo phá thai khá phổ biến.
- Tuy nhiên, một số sinh viên đã có nhận thức phần nào về các biện pháp
tránh thai như: bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai,…nhưng sự hiểu
biết và sử dụng như thế nào là đúng còn thấp. Theo một số nghiên cứu cho thấy
sinh viên thường sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống như xuất tinh ngoài
âm đạo, biện pháp này có tỷ lệ tránh thai thấp, dẫn đến mang thai ngồi ý muốn.
Thiếu kiến thức có thể là rào cản cho việc sử dụng các biện pháp tránh thai, khảo
sát cho thấy sự thiếu niềm tin trong nam sinh viên (47,0%) về cách sử dụng bao
cao su. Các vấn đề khác cũng góp phần làm cho tỷ lê ̣sử dụng biện pháp tránh
thai thấp của sinh viên bao gồm việc sợ bị phụ huynh, bạn bè phát hiện ra họ có
quan hệ tình dục trước hơn nhân. Đồng thời quan niệm sai lầm rằng biện pháp
tránh thai chỉ dành riêng cho phụ nữ đã có chồng và lo sợ các tác dụng phụ của
biện pháp tránh thai. Từ đó dẫn đến việc rất nhiều nữ sinh viên đã mang thai
ngồi ý muốn, tình trạng nạo phá thai của người trẻ, đặc biệt là với giới sinh
viên gia tăng, hoặc những hôn nhân bất khả kháng, những vụ ly hôn diễn ra
chóng vánh, những đứa trẻ bị bỏ rơi khơng nơi nương tựa, hoặc các bệnh tật
truyền nhiễm gia tăng, hiểm họa HIV/AIDS,…Do vậy, giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản tình dục là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định sự phát
triển toàn diện về nhận thức cho sinh viên [16].

8


- Nạo phá thai là một trong những biện pháp loại bỏ bào thai không mong
muốn, thông qua một tiểu phẫu tác động trực tiếp vào cơ quan sinh sản của nữ
giới để loại bỏ phôi thai trong tử cung. Điều đó có thể làm tổn hại đến người mẹ

về cả tinh thần lẫn thể chất, đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người phụ nữ trong đó các bệnh về viêm nhiễm âm đạo, thủng hoặc rách cổ tử
cung, chảy máu nhiễm trùng, viêm tắc vòi trứng,... hay để lại di chứng ảnh
hưởng sau này.
- Ngoài ra, khi sinh viên thiếu hiểu biết hoặc không được trang bị những kiến
thức về tình dục an tồn dẫn đến sinh viên không biết cách bảo vệ bản thân,
mang thai ngoài ý muốn. Sinh viên phải rơi vào hoàn cảnh éo le như giữ đứa
con thì sẽ dở dang việc học, gặp những trục trặc trong cuộc sống, lời ra tiếng
vào của xã hội, định kiến của xã hội và theo đó định hướng cuộc đời cũng trở
nên dang dở. Nạo phá thai còn ảnh hưởng thể chất và tâm sinh lý của sinh viên
sau này [19].
- Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta có khoảng
250 đến 300 nghìn ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Trong khi đó, theo
số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, khoảng từ 20% đến 30% các
ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60% đến 70% là sinh viên, học sinh,
chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19. Trong đó, khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên.
Con số này cho thấy, chúng ta đang là nước đứng thứ năm trên thế giới và đứng
đầu khu vực Ðơng - Nam Á về tình trạng nạo phá thai [19].
- Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi phút có 38 ca phá thai khơng an tồn, cứ 8
phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai khơng an tồn. Theo đó, hàng năm có
khoảng 85 triệu ca có thai ngồi ý muốn, trong đó có 42 triệu ca kết thúc bằng
phá thai; 20 - 22 triệu ca phá thai khơng an tồn; có tới 47.000 ca tử vong mẹ là
do phá thai khơng an tồn (chiếm 13%).

9


- Quan hệ tình dục trước hơn nhân trong vị thành niên và thanh niên có xu
hướng tăng, trong khi đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lại rất thấp. Cảnh
báo việc có thai ngồi ý muốn đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Khi

không được trang bị đầy đủ những thông tin đúng đắn về tình dục, giới trẻ sẽ có
hiểu biết sai lệch, gây ra những hậu quả đáng tiếc như mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS.
- Phá thai khơng an toàn khiến phụ nữ gặp nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức
khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vịi trứng), chửa ngồi dạ
con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Thực tế,
trong những năm qua, báo chí truyền thơng đã phản ánh nhiều câu chuyện đau
lịng về hệ lụy của nạo phá thai. Có nhiều người phụ nữ vĩnh viễn mất đi khả
năng làm mẹ chỉ vì “lỡ” quan hệ tình dục sớm rồi phải âm thầm đi “xử lý” giọt
máu của mình ở những cơ sở phá thai “chui”. Hay cũng có bà mẹ vì lỡ kế hoạch
đã giấu gia đình đi phá thai ở một cơ sở phá thai không phép, để rồi tử vong
ngay trên bàn phẫu thuật vì băng huyết để lại ba đứa con thơ tội nghiệp. Và còn
rất nhiều những bà mẹ khác phải mang trong mình nỗi day dứt khơn ngi khi
phải nhắm mắt bỏ đi giọt máu của mình. Chính vì vậy, tại Hội nghị ơng Nguyễn
Dỗn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình nhấn
mạnh: “Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi
dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an tồn và chủ động
tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi
mang thai, thực hiện SKSS một cách hiệu quả nhất vì những lợi ích của chính
mình và cộng đồng” [13].
- HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

10


- Các bệnh LTQĐTD gồm nhiều bệnh khác nhau với nhiều biểu hiện đa dạng,
tiến triển phức tạp. Hầu hết các bệnh truyền qua đường tình dục là các bệnh
nhiễm trùng do các vi sinh gây ra (vi trùng) mà có thể lây truyền từ người này
qua người khác trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu mơn và qua đường
miệng. Bệnh có nhiều căn nguyên nhưng lây nhiễm qua đường tình dục nên gọi

là LTQĐTD.
- Các bệnh LTQĐTD thường gặp là: bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia, mụn cóc
sinh dục, lậu, giang mai, viêm gan siêu vi B, sùi mào gà, HIV/AIDS. HIV
(Virus suy giảm miễn dịch ở người) tấn công hệ thống miễn dịch bằng cách lây
nhiễm một số tế bào máu chống nhiễm trùng (tế bào TCD4), dần dần làm suy
yếu cơ thể cho đến khi nó khơng cịn có thể tự vệ trước các vi khuẩn hoặc virus
khác. Nếu khơng có thuốc kháng vi-rút (chống HIV) hiệu quả, một người nhiễm
bệnh có thể phát triển thành AIDS. AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải. HIV chủ yếu lây qua đường tình dục khơng an tồn, qua
việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, và từ mẹ
sang con: trong khi mang thai, khi sinh [18].
- Đặc điểm của bệnh lây qua đường tình dục:
+ Bệnh LTQĐTD trong nhiều trường hợp là bệnh tiềm ẩn, phụ nữ thường
mắc nhiều hơn nam giới và khó phát hiện hơn nên rất nguy hiểm nếu như
không đi khám bệnh, chữa bệnh và khơng biết phịng ngừa cho người khác
nên dễ lây lan cộng đồng.
+ Người bệnh có tâm lý e ngại, tự ti mặc cảm, muốn che dấu khi có dấu hiệu
bệnh, không muốn đi khám mà tự đi mua thuốc uống.
+ Các bệnh chữa trị ngày càng ít đi trong khi các bệnh khó trị hoặc khơng trị
được ngày càng tăng cao.

11


1.2. Các khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành
1.2.1. Khái niệm về kiến thức
-

Là nhận ra ý nghĩ, bản chất, lí lẽ của sự việc bằng sự vận dụng trí tuệ. Hiểu


biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác về tình hình, lĩnh vực nào
đó.
-

Kiến thức có được là nhờ một q trình học tập thông qua giáo dục, thông

tin, truyền thông, bằng các sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài và ngày nay
bằng chính năng lực bản thân con người [4].
1.2.2. Khái niệm về thái độ
-

Theo từ điển Tiếng Việt: “Thái độ là mặt biểu hiện bên ngồi của ý nghĩ, tình

cảm đối với ai hay việc gì thơng qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, hành động”.
-

Thái độ là ý thức cách nhìn nhận đánh giá và hành động theo một hướng nào

đó trước một sự việc [4].
1.2.3. Khái niệm về thực hành
-

Thực hành là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, hiện tượng

trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể và chịu tác động của nhiều yếu tố khác.

-

Về bản chất thực hành được hình thành mang tính chất xã hội và có thể thay


đổi theo chiều hướng tích cực trên cơ sở có sự hiểu biết đầy đủ, có niềm tin, có
kỹ năng thích hợp cùng với sự hỗ trợ của những người có liên quan và môi
trường xung quanh [4].

12


1.3. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH SỨC
KHỎE SINH SẢN Ở SINH VIÊN
1.3.1. Thực trạng và nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe
sinh sản ở sinh viên trên thế giới
1.3.1.1. Thực trạng
-

Hiện nay, trên thế giới vấn đề QHTD trước hôn nhân đã khơng xa lạ, cũng

khơng cịn chịu sự lên án khắt khe của xã hội như thời xưa. Vì vậy, đối với lối
sống thoải mái hiện nay thì việc này đã dẫn đến khá nhiều hệ lụy.
-

Theo thống kê kết quả về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục

tại một loạt các nước châu Âu vào những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy mức độ
đáng báo động về quan hệ tình dục khơng được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu
biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Trong khi đó, các
chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường khơng đủ
cung cấp thơng tin một cách tồn diện. Hàng năm có tới 1/3 trong số trên 205
triệu trường hợp mang thai trên thế giới là ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành
niên cho biết có quan hệ tình dục khơng sử dụng biện pháp bảo vệ, tỷ lệ bệnh lây
truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25. Tính tới thời điểm năm

2015, có khoảng 12,7 triệu trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15 - 19 sinh
sống tại các nước đang phát triển có nhu cầu về KHHGĐ chưa được đáp ứng. Ở
các quốc gia đang phát triển, ước tính hàng năm có khoảng 14,5 triệu trẻ em gái
trong cùng lứa tuổi này đã sinh con [27].
-

Theo báo cáo mới công bố ngày 27/9 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về

các vấn đề có liên quan tới nạo phá thai, khoảng 25,5 triệu ca phá thai được tiến
hành tại các cơ sở y tế “chui” hoặc thậm chí tại nhà và bằng các phương pháp lạc
hậu. Tuyệt đại đa số (97%) là diễn ra tại các nước châu Phi, châu Á và khu vực
Mỹ Latinh, đe dọa tính mạng của 24 triệu phụ nữ. Báo cáo đăng trên Tạp chí Y tế
The Lancet, sử dụng số liệu thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014, cho thấy tỷ lệ
các ca phá thai đạt tiêu chuẩn an tồn đều trên 90%, trong đó cao nhất là Bắc Mỹ
(99%), theo sau là Bắc Âu (98%), Tây Âu (94%) và Nam Âu (91%). Chỉ có 3

13


khu vực đang phát triển đạt tỷ lệ số ca phá thai an tồn trên 50% là: Đơng Nam Á
(60%), Tây Á (52%) và Nam Phi (74%). Theo số liệu của WHO, khoảng 47.000
phụ nữ tử vong do phá thai mỗi năm, chiếm gần 13% các ca tử vong liên quan tới
thai sản trên toàn thế giới [32].
1.3.1.2. Nghiên cứu trên thế giới
Tỷ lệ phá thai của từng nước vào năm 2015, tỉ lệ trên 1000 phụ nữ từ 15 đến
39 tuổi: Australia: 16,56%; Ai-len: 13,77%; Đài Loan: 7,84%; Croatia: 4,34%;
Pháp: 20,79%; Georgia: 39,05%; Hungary: 9,72%; Hoa Kỳ: 17,13% [1].
1.3.2. Thực trạng và nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe
sinh sản ở sinh viên trong nước
1.3.2.1. Thực trạng

-

Hiện nay, vị thành niên, thanh niên nước ta chiếm khoảng hơn 22% dân số,

là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên là một trong
những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng
nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi. Vấn đề SKSS vị thành niên, thanh
niên được Bộ Y tế xác định là một nội dung ưu tiên trong Chiến lược Dân số Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong những năm gần đây,
tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục khơng an tồn, mang thai ngồi
ý muốn và phá thai khơng an tồn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, nhiễm HIV ở vị thành niên, thanh niên vẫn có xu hướng gia tăng,
nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, các khu công nghiệp tập trung,… Mặt khác,
kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản hay sức khỏe tình dục
của vị thành niên, thanh niên cịn nhiều hạn chế; giáo dục về sức khỏe sinh sản
hay sức khỏe tình dục chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin,
dịch vụ thân thiện về sức khỏe sinh sản hay sức khỏe tình dục chưa đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của vị thành niên, thanh niên [2].

14


-

Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, số ca phá

thai Việt Nam ở vị trí thứ ba trên thế giới với 1,52 triệu ca. Tiến sĩ Hoàng Thị
Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết năm 2016 nơi này có
15.129 người đến nạo phá thai, trong đó độ tuổi 18-25 có 3.922 ca. Sáu tháng đầu
năm 2017 có 7.143 phụ nữ đến phá thai, trong đó độ tuổi 18-25 chiếm 1.646 ca.

Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 60-70 ca. Ngun nhân chính
dẫn đến việc nước ta có số ca trẻ thành niên, thanh niên phá thai nhiều nhất châu
Á là do các em gái tuổi vị thành niên chưa được trang bị kiến thức về giới tính và
các biện pháp tránh thai. Ngay cả những người ở độ tuổi thanh niên cũng rất
thiếu kiến thức về phòng tránh thai [3].
-

“Ở Việt Nam, theo thống kê có 40% thanh thiếu niên cho biết rằng họ khơng

hiểu gì về các biện pháp tránh thai” [5]. Sự thiếu hiểu biết chung về quá trình
sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với quan hệ tình dục trước hơn
nhân có xu hướng ngày một tăng, khiến lớp trẻ phải đối mặt với các nguy cơ nói
trên. Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thể
giúp cho lớp trẻ tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn riêng
đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết về vấn đề SKSS. Điều đó giúp cho lớp
trẻ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên
và nâng cao đời sống, SKSS sau này. Do đó, có thể nói việc nhận thức về SKSS
có tác động sâu rộng và lâu dài với thái độ, thực hành của sinh viên.
-

Giới trẻ hiện nay đang ngày càng có suy nghĩ và quan niệm thống hơn trong

tình u và tình dục. Một bộ phận khơng nhỏ giới trẻ có quan niệm tình u đi
liền với tình dục, sẵn sàng trao thân và chấp nhận giải quyết khi mang thai ngoài
ý muốn. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về SKTD và SKSS, thiếu hiểu biết về quan
hệ tình dục an tồn cịn là ngun nhân dẫn tới các bệnh lây truyền qua tình dục
như: viêm nhiễm, nấm ngứa, lậu, giang mai,… đặc biệt là căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS.

15



-

Nạo phá thai dù một lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả khôn lường

như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung,... các tai biến có thể dẫn đến vơ sinh
ở lứa tuổi có khả năng sinh sản cao. Thêm vào đó là tâm lý e ngại khơng muốn
đến các cơ sở nhà nước mà lại tìm những cơ sở tư nhân, thậm chí là các cơ sở bí
mật, những người khơng có tay nghề, thiếu kinh nghiệm hành nghề để thực hiện
nạo phá thai khi có thai ngoài ý muốn. Dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như:
nhiễm trùng, băng huyết, đặc biệt là vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và các
bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Từ đó để lại các nỗi đau cả về thể chất và tâm
hồn, gây nỗi ám ảnh bất hạnh suốt cuộc đời của họ về sau.
1.3.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Đã có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
-

Nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh

sản của học sinh trung học cơ sở tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” năm 2014.
Qua nghiên cứu cho thấy rằng: “Tỷ lệ học sinh có kiến thức về sức khỏe sinh sản
(SKSS) ở mức độ tốt là 40,6% và tỷ lệ thực hành đúng là 59,4%. Các học sinh có
hiểu biết tốt về vệ sinh kinh nguyệt sẽ thực hành vệ sinh kinh nguyệt đúng hơn
gấp 5,174 lần so với các học sinh có kiến thức kém, 68,9% học sinh có nhu cầu
tìm hiểu các kiến thức SKSS và giới tính” [8].
-

Nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 – 49 tuổi


tỉnh Vĩnh Long” năm 2015. Qua nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Nghiên cứu về
kiến thức bệnh phụ khoa ở độ tuổi 15 – 49, có 90,4% phụ nữ từng nghe nói và
96,7% phụ nữ biết về triệu chứng của bệnh, tuy nhiên chỉ có 11,8% trong số đó
có kiến thức đúng. Đối với tuổi sinh con đầu lòng, 67,4% cho rằng tốt nhất là từ
20 – 25 tuổi, 25 – 30 chiếm 20%, còn 1,4% cho rằng tốt nhất nên sinh con ở độ
tuổi 30 – 35. Đề tài cũng khảo sát về kiến thức thời điểm dễ thụ thai và kết quả là
có 33,4% phụ nữ có hiểu biết về vấn đề này” [8].

16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sinh viên nữ từ năm 1 đến năm 4 thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe
Trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 11/2018 đến 11/2019
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ:
𝑛 = 𝑍 21−𝛼/2


𝑝(1 − 𝑝)
𝑑2

Trong đó:
-

n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu

-

z1−𝛼/2 = 1,96 với độ tin cậy 95% (α = 0,05)

-

d là sai số của nghiên cứu, chọn d = 0,05

-

p là tỷ lệ của một nghiên cứu tượng tự, để đảm bảo cỡ mẫu lớn nhất chúng

tơi chọn p=0,5.
-

Từ đó cỡ mẫu tối thiểu n = 384. Để dự phòng 146 đối tượng bỏ cuộc trong

q trình nghiên cứu, chúng tơi chọn cỡ mẫu là 530.

17



➢ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu nhiều giai đoạn
- Giai đoạn 1: Chọn số mẫu tỷ lệ với kích thước sinh viên mỗi khoa.
- Giai đoạn 2: Từ mỗi khoa, chọn số mẫu tỷ lệ với kích thước sinh viên mỗi năm
học tại khoa đó.
- Giai đoạn 3: Từ mỗi năm học, chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn sao cho
đủ số lượng sinh viên cần thiết theo mỗi năm học.
2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Sinh viên là Nam giới.
- Sinh viên không thuộc từ năm 1 đến năm 4.
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.1. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS
- Hiểu biết về SKSS, nội dung về SKSS, vệ sinh kinh nguyệt (VSKN), khả năng
có thai trong QHTD, các biện pháp phịng tránh, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, HIV/AIDS và các vấn đề liên quan.
- Thái độ về SKSS: QHTD trước hôn nhân, cung cấp các biện pháp tránh thai
(BPTT), tiếp cận các BPTT, thái độ về vấn đề NPT.
- Thực hành về chăm sóc SKSS: VSKN, tâm sự và chia sẻ về các vấn đề SKSS,
QHTD trước hôn nhân, NPT, mang thai ngoài ý muốn, xem phim khiêu dâm, tiếp
cận các kênh thơng tin về SKSS, xử trí khi mắc bệnh LTQĐTD và gặp các vấn
đề về SKSS.
2.4.2. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS của SV
Đặc điểm nhân khẩu học, học tập, kinh tế gia đình, sức khỏe.

18


×