4
Chương 1
Tổng Quan
Về Thống Kê
5
Nội dung của chương
Thống kê là gì?
Cơ sở lý luận & phương pháp luận
Một vài khái niệm thường dùng trong thống
kê
Các loại thang đo
Quá trình nghiên cứu thống kê
6
Sự Phát Triển của
Thống Kê Hiện Đại
Sự phát triển của toán học cho lý thuyết xác
suất
Nhu cầu của chính phủ về thu thập thông
tin về công dân.
Phát minh ra máy tính
7
Thống kê là gì?
Khái niệm
Là 1 hệ thống các phương pháp dùng để thu thập,
tổng hợp và phân tích các con số phản ánh về hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không
gian nhất định nhằm tìm ra bản chất của hiện tượng
hỗ trợ cho việc ra quyết định.
8
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ
Đối tượng nghiên cứu của Thống kê là
MẶT LƯỢNG trong mối quan hệ mật
thiết với mặt chất của các HIỆN
TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI SỐ LỚN
ở một điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.
9
Các phương pháp Thống kê
Thống kê mô tả
• Thu thập và mô tả số liệu
Thống kê suy diễn
• Rút ra kết luận và/hoặc ra quyết định trên tổng
thể chỉ dựa hoàn toàn vào mẫu điều tra.
10
Thống kê mô tả
Thu thập dữ liệu
Vd. Điều tra
Trình bày số liệu
Vd. Bảng biểu và Đồ thị
Đặc trưng hóa số liệu
Vd. Trung bình mẫu =
11
Thống kê suy diễn
Ước lượng
Vd. Ước lượng trọng lượng
trung bình của tổng thể bằng
cách dùng trọng lượng trung
bình của mẫu.
Kiểm định giả thiết thống kê
Vd. Kiểm định phát biểu cho
rằng trọng lượng trung bình
của tổng thể là 120 pound
Rút ra kết luận và/hoặc ra quyết định liên quan đến một tổng
thể dựa trên kết quả từ mẫu.
12
Một số Thuật ngữ thường
dùng trong Thống kê
TỔNG THỂ (Population), MẪU
(Sample) và ĐƠN VỊ THỐNG KÊ
(Subject)
TIÊU THỨC THỐNG KÊ
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
13
Tổng thể là gì?
Tổng thể là tập hợp tất cả các đối
tượng được xem xét.
Đơn vị tổng thể là cơ sở để thu thập
thông tin ban đầu cần cho quá trình
nghiên cứu về tổng thể.
Mẫu điều tra là một bộ phận của
tổng thể được chọn ra để phân tích.
14
TỔNG THỂ VÀ MẪU
15
Tiêu thức Thống kê
Là đặc điểm của đơn vị tổng thể được
lựa chọn để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu
o Tiêu thức thuộc tính
o Tiêu thức số lượng
16
TÌNH HUỐNG
SIÊU THỊ MINIMAX LÀM MỘT CUỘC NGHIÊN CỨU
VỚI 1960 NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỂ TÌM HIỂU THÁI ĐỘ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SP A CỦA
CÔNG TY SAPASA. TRONG 1960 MẪU TRẢ LỜI, CÓ
1176 MẪU TRẢ LỜI HỌ SẼ MUA SP NẾU NÓ ĐƯỢC
TUNG RA THỊ TRƯỜNG.
CÂU HỎI:
A- SIÊU THỊ SẼ THÔNG BÁO CHO CÔNG TY SAPASA
NHƯ THẾ NÀO DỰA VÀO SỐ LƯỢNG NGƯỜI TIÊU
DÙNG CHẤP NHẬN SP A.
B – ĐÂY LÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ HAY THỐNG KÊ SUY
DIỄN?GIẢI THÍCH. 17
SIÊU THỊ MINIMAX SẼ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
CỦA CUỘC KHẢO SÁT NHƯ SAU
DỰA VÀO 1960
MẪU KHẢO SÁT,
CHÚNG TÔI DỰ
ĐÓAN RẰNG NẾU
SP A TUNG RA THỊ
TRƯỜNG THÌ CÓ
60% NGƯỜI TIÊU
DÙNG SẼ MUA SP
NÀY.
(1176/1960)x100=60
%
18
Tiêu thức thuộc tính
Là tiêu thức phản ánh tính chất hay
loại hình của đơn vị tổng thể.
Ví dụ:
Tiêu thức giới tính
Nam
Nữ
19
Tiêu thức Số lượng
Là tiêu thức biểu hiện đặc trưng của các
đơn vị tổng thể bằng con số cụ thể qua
cân, đong, đo, đếm,…
Ví dụ:
Tuổi : ,2 , , ….100
1
3
Lượng biến
20
Tiêu thức Số lượng
Lượng biến là các trị số cụ thể khác
nhau của tiêu thức số lượng.
Lượng biến rời rạc
Lượng biến liên tục
21
Tiêu thức Số lượng
LƯỢNG BIẾN RỜI RẠC: GIÁ TRỊ
CÓ THỂ NHẬN MỘT TRỊ SỐ CỤ THỂ,
CÓ THỂ ĐẾM ĐƯỢC.
VD: SỐ LƯỢNG HỌC SINH TRONG
1 LỚP, SỐ NGƯỜI TRONG GIA
ĐÌNH….
22
Tiêu thức Số lượng
LƯỢNG BIẾN LIÊN TỤC: GIÁ TRỊ CÓ
THỂ CÓ CỦA NÓ CÓ THỂ LẤP ĐẦY MỘT
KHOẢNG TRÊN TRỤC SỐ.
VD: CHIỀU CAO CỦA CÁC BẠN TRONG LỚP….
150 151
23
Chỉ tiêu Thống kê
Là các trị số phản ánh các đặc điểm, các
tính chất cơ bản của tổng thể thống kê
trong điều kiện thời gian và không gian
nhất định.
Chỉ tiêu khối lượng
Chỉ tiêu chất lượng
24
Chỉ tiêu số lượng
Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô của tổng thể
VD: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội(GDP),
Số lượng ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp
HCM.
25
Chỉ tiêu chất lượng
Là chỉ tiêu biểu hiện tính chất, trình độ phát
triển, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh trong tổng
thể.
VD: chỉ tiêu giá cả, giá thành, năng suất lao
động, năng suất cây trồng
26
Các loại Thang đo
Thang đo dùng để lượng hóa hiện tượng
nghiên cứu.
o Thang đo định danh
o Thang đo thứ bậc
o Thang đo khoảng
o Thang đo tỷ lệ
o Thang đo Likert
27
Thang đo định danh
(Nominal scale)
Là thang đo dùng cho các tiêu thức thuộc
tính.
Người ta thường dùng các mã số (code) để
phân loại đối tượng.
Mã số code không phân biệt đối tượng mà chỉ
dùng để đếm tần số xuất hiện của các biểu hiện.
Ví dụ: Giới tính = {Nam;nữ}
Nam = 0 và nữ = 1
28
Thang đo định danh
(Nominal scale)
Ví dụ:
+ Vùng kinh tế:
1.ĐBB, 2.TBB, 3.ĐBSH, 4.BTB, 5.NTB, 6.ĐNB,
7.ĐBSCL
+ Tình trạng hôn nhân:
1. Có gia đình 2. Độc thân 3. Ly dị 4. Khác
Hoặc
1. Độc thân 2. Có gia đình 3. Ly dị 4. Khác
29
Thang đo thứ bậc
(Ordinal Scale)
Được sử dụng cho tiêu thức thuộc tính và
tiêu thức số lượng.
Trong thang đo này, giữa các biểu hiện
của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém.
Ví dụ:
Học vấn = {PT, CĐ – ĐH, SĐH}
Ta có thể hiểu PT < CĐ – ĐH < SĐH
30
Thang đo khoảng
(Interval Scale)
Sử dụng cho các tiêu thức số lượng đôi khi sử
dụng cho cả tiêu thức thuộc tính
Là thang đo thứ bậc, có khoảng cách giữa các
biểu hiện là đều nhau.
Giá trị 0 không mang ý nghĩa thực.
Ví dụ:
Nhiệt độ
Điểm Toeic
…
.
31
Thang đo Likert
ĐO LƯỜNG TRẠNG THÁI CẢM XÚC ĐỂ CHUYỂN
TỪ THANG ĐO THỨ BẬC THÀNH THANG ĐO
KHOẢNG (CHUYỂN TỪ BIẾN ĐỊNH TÍNH SANG
BIẾN ĐỊNH LƯỢNG)
VD: BẠN CÓ THÍCH CHƠI GAME ONLINE
KHÔNG?
RẤT THÍCH
THÍCH
BÌNH THƯỜNG
KHÔNG THÍCH
RẤT KHÔNG THÍCH
1
2345
32
Thang đo Tỷ lệ
Sử dụng cho tiêu thức số lượng.
Thang đo tỷ lệ có đầy đủ các đặc tính của
thang đo khoảng nhưng có khác biệt căn bản là:
Giá trị 0 là một số thật.
Sự so sánh tỷ lệ hoàn toàn có ý nghĩa.
Ví dụ: A có lương 5tr, B có lương 10tr, như vậy
lương của B gấp đôi A, nếu ta tính bằng USD hay
EUR thì lương của B vẫn gấp đôi A
Ví dụ:
Tình huống: Chính phủ mở một cuộc điều
tra dân số để tìm hiểu sự khác biệt cơ cấu
dân số ở các vùng miền:
Hãy đưa ra các chỉ tiêu nên điều tra?
Phân loại các chỉ tiêu trên theo loại thang
đo?
33
34
Tình huống: - Điều tra dân số: giới tính, học vấn,…
Thang đo
định danh
Thang đo
thứ bậc
Thang đo
khoảng
Thang đo tỷ
lệ
Giới tính Học vấn Nhiệt độ Lương
… … … …
… … … …
35
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bưu điện TP.HCM
về việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) qua những
câu hỏi sau:
1. Bạn có sử dụng ĐTDĐ (Có hoặc không)
2. Tuổi của người sử dụng ĐTDĐ.
3. Giới tính của người sử dụng ĐTDĐ.
4. Số người trong gia đình bạn có sử dụng ĐTDĐ.
5. Thu nhập của bạn
6. Trung bình chí phí tiền điện thoại phải trả hàng
tháng.
7. Xếp loại các công ty hiện đang cung cấp dịch vụ về
ĐTDĐ trong thành phố.
36
Tình huống: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến
chiều cao. Cuộc điều tra bao gồm các câu hỏi:
1. Chiều cao của bạn?
2. Tuổi của bạn/độ tuổi của bạn?
3. Cân nặng của bạn?
4. Giới tính của bạn: Nam / nữ
5. Chiều cao của cha và mẹ?
6. Chế độ dinh dưỡng của bạn như thế nào?
Rất đầy đủ Trung bình Rất thiếu
Ví dụ: Bảng khảo sát chất lượng dịch vụ đào tạo
STT Chỉ tiêu 1. Rất không đồng ý
5. Rất đồng ý
1 Chương trình đào tạo của trường phù hợp với thực tiển 1 2 3 4 5
2 Nội dung các môn học được cập nhật, đổi mới 1 2 3 4 5
3 Phương pháp giảng dạy của giảng viên phù hợp với yêu cầu
môn học
1 2 3 4 5
4 GV có kiến thức chuyên sâu về môn học 1 2 3 4 5
5 Cách đánh giá và cho điểm SV công bằng 1 2 3 4 5
6 Tổ chức thi cử, giám thị coi thi nghiêm túc 1 2 3 4 5
7 Quy mô lớp học (số SV trong 1 lớp) hợp lý 1 2 3 4 5
8 Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo 1 2 3 4 5
9 Phòng máy tính đáp ứng tốt nhu cầu thực hành 1 2 3 4 5
10 Cơ sở vật chất thư viện tốt 1 2 3 4 5
37
38
Quá trình Nghiên cứu Thống kê
• Mô tả các bước trong qui trình nghiên cứu;
• Giải thích tầm quan trọng của việc xác định
đúng mục tiêu nghiên cứu;
• Xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu;
39
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Xác định thông tin cần thu thập
Thiết kế nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Phân tích số liệu và
Diễn giải ý nghĩa
Trình bày kết quả