Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Luận án tăng cường chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ dân tộc khmer có con từ 0 2 tuổi tại một số xã vùng ven biển huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 274 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh là thực hiện chăm sóc y tế và cả tƣ vấn để
cung cấp kiến thức về chăm sóc ở cả ba giai đoạn trƣớc, trong và sau sinh cho bà
mẹ; Phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thƣờng nhằm giảm các tai biến
trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Thế giới mỗi năm có khoảng 289.000 phụ nữ tử
vong liên quan đến mang thai và sinh đẻ; hơn 2 triệu trẻ tử vong chu sinh và hơn 2,9
triệu trẻ tử vong sơ sinh; và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong,
bệnh tật đối với phụ nữ và trẻ em. Tại Việt Nam, theo Báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà
mẹ-Trẻ em năm 2016 (1) và Cuộc điều tra đánh giá các Mục tiêu trẻ em và phụ nữ
Việt Nam năm 2014 (2) cũng cho thấy, tỷ suất tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ
dƣới 1 tuổi có chiều hƣớng giảm nhƣng cịn chênh lệch theo vùng miền và các
nhóm dân tộc thiểu số, Theo đó, tỷ suất tử vong mẹ ở nông thôn cao gấp khoảng 2
lần thành thị; tử vong mẹ và trẻ dƣới 1 tuổi của DTTS lần lƣợt cao gấp 3 lần, 2,5 lần
và 3,5 lần so với dân tộc Kinh (1-2).
Nhiều năm qua, Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh ở Việt Nam cũng đã đạt
đƣợc nhiều kết quả khích lệ. Tuy nhiên, vẫn cịn sự khác biệt đáng kể trong tiếp cận
dịch vụ Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh giữa vùng miền và các nhóm dân tộc
thiểu số: khám thai từ 4 lần trở lên ở bà mẹ dân tộc Kinh đạt 82,1% thì dân tộc thiểu
số chỉ 32,7%; tỷ lệ sinh đƣợc nhân viên y tế đỡ ở bà mẹ dân tộc Kinh cao hơn
30,7% so với bà mẹ dân tộc thiểu số. Nguyên nhân là các bà mẹ dân tộc thiểu số
thiếu kiến thức và thái độ về Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh; Bên cạnh, còn tồn
tại tập quán lạc hậu trong chăm sóc sức khỏe, độ bao phủ của các chƣơng trình
Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh đến với dân tộc thiểu số, sống vùng sâu vùng xa,
vùng đặc thù khó khăn cịn nhiều hạn chế (3-4). Những năm qua, Chính phủ đã có
nhiều chính sách nhằm tăng cƣờng chất lƣợng dân số, cải thiện chăm sóc sức khỏe
Bà mẹ- Trẻ em, giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ nhƣ: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
về công tác dân tộc (5); Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án kiểm
soát dân số các vùng biển đảo và ven biển giai đoạn 2009- 2020” về tăng cƣờng
chất lƣợng dân số sống vùng biển đảo, nhằm tăng tỷ lệ ngƣời dân sống vùng biển



2
đƣợc tiếp cận các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản (6), Chiến lƣợc Dân số- Sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 nhằm nâng cao sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em, tăng
cƣờng tiếp cận các dịch vụ Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh có chất lƣợng, ƣu tiên
vùng khó khăn để thu hẹp sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em giữa
các vùng, miền, nhóm dân tộc thiểu số (7) hay gần nhất là Nghị quyết số 21NQ/TW/2017 về công tác dân số trong tình hình mới, chú trọng chăm sóc Bà mẹTrẻ em, tạo sự phát triển bền vững chất lƣợng dân số (8). Các chính sách đều đƣa ra
các giải pháp can thiệp nhằm tăng cƣờng tiếp cận các dịch vụ Chăm sóc trƣớc, trong
và sau sinh có chất lƣợng đến các bà mẹ sinh sống vùng khó khăn, nhóm dân tộc
thiểu số. Theo đó, các giải pháp về nâng cao nhận thức, hành vi Chăm sóc trƣớc,
trong và sau sinh của các bà mẹ cũng đƣợc nhấn mạnh. Đặc biệt, chú trọng công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe với sự cải tiến nội dung, đa dạng hình thức phù hợp
đến nhóm đối tƣợng ƣu tiên.
Hịa Bình là huyện ven biển của tỉnh Bạc Liêu, có dân tộc Khmer sống tập
trung và chiếm khoảng 35,0% dân số của huyện. Theo báo cáo của huyện Hịa Bình
năm 2016 (9), chỉ số về Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc
Khmer đạt thấp: khám thai ≥ 3 lần chỉ 50,0% (và chƣa thực hiện khám thai ≥ 4 lần),
sinh con tại CSYT là 85,0%, khám lại sau sinh 60,0%. Các chỉ số này thấp hơn so
với trung bình của 2 huyện lần lƣợt lƣợt là 85,0%; 98,5% và 86,5%; và thấp hơn so
với trung bình cả nƣớc lần lƣợt là 91,7%; 99,9% và 92,0% (1), (10). Chƣơng trình
CSSKSS đang triển khai vẫn chƣa có những giải pháp mang tính đặc thù về yếu tố
KT- VH- XH của dân tộc Khmer, sinh sống vùng ven biển (11). Câu hỏi đặt ra là
những giải pháp can thiệp nào phù hợp để cải thiện Chăm sóc trƣớc, trong và sau
sinh cho bà mẹ dân tộc Khmer sống vùng ven biển, nhằm thay đổi kiến thức, thái
độ, thực hành Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh (đạt ≥ 70,0%) sau khi thực hiện
các giải pháp can thiệp; hƣớng đến đạt đƣợc các mục tiêu chung của quốc gia về
Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh. Từ bối cảnh thực tế đó, nghiên cứu sinh thực
hiện đề tài: “Tăng cường chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ dân tộc
Khmer có con từ 0- 2 tuổi tại một số xã vùng ven biển huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc
Liêu”.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh của bà
mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 4 xã ven biển huyện Hịa Bình và Đơng
Hải, tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc
trƣớc, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 4 xã ven
biển huyện Hịa Bình và Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
3. Đánh giá kết quả can thiệp tăng cƣờng kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc
trƣớc, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 2 xã ven
biển huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu (can thiệp từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2019).
.


4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nội dung về chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh
1.1.1. Khái niệm Chăm sóc trước, trong và sau sinh
Chăm sóc trƣớc trong và sau sinh (CSTTSS) là một trong những nội dung
quan trọng của chƣơng trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), là những cấu
phần chính của chƣơng trình Làm mẹ an toàn trong Hƣớng dẫn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS- Bộ Y tế (12). Trong đó, bà mẹ mamg thai đƣợc quản lý, chăm sóc thời
kỳ trƣớc, trong và sau sinh; phát hiện và xử trí kip thời các dấu hiệu bất thƣờng của
mẹ và con. Những bất thƣờng này có thể xảy ra từ từ nhƣng cũng có khi xuất hiện
đột ngột và diễn biến rất nhanh chóng dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề
cho mẹ, con hoặc cả mẹ lẫn con. Vì vậy, CSTTSS giúp hỗ trợ chăm sóc y tế kịp thời
nhằm giảm tai biến cho mẹ và con trong thời kỳ mang thai, khi đẻ và sau đẻ (13).
Chăm sóc trước sinh

Chăm sóc trƣớc sinh (CSTS) là chăm sóc, giáo dục cho phụ nữ mang thai trong
thời kỳ thai nghén, quản lý thai tốt từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi chuyển dạ,
có tác động rất lớn đến an toàn của mẹ và thai (12-13).
Nội dung khuyến cáo CSTS cho các bà mẹ bao gồm: khám thai tại CSYT
(CSYT) để đƣợc nhân viên y tế (NVYT) thực hiện đầy đủ 9 bƣớc khám thai (12).
Các bà mẹ cần hiểu rõ và thực hành đƣợc các nội dung CSTS cơ bản nhƣ: Về
khám thai: cần khám thai đúng lịch và khám từ 4 lần trở lên; tiêm VAT đầy đủ;
uống bổ sung viên sắt; Về chế độ ăn uống hợp lý, bà mẹ cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn,
ăn nhiều hơn bình thƣờng, khơng ăn mặn, uống nhiều nƣớc; Về chế độ lao động
hợp lý bà mẹ cần: lao động nhẹ vừa sức; tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, tránh ngâm
mình dƣới nƣớc, nghỉ ngơi). Về các dấu hiệu bất thƣờng và cách xử trí, bà mẹ cần
biết đến CSYT khi gặp các dấu hiệu nguy hiểm thƣờng gặp nhƣ: Đau bụng, chảy
máu âm đạo, đau đầu, phù, co giật) (12-14).
Chăm sóc trong sinh
Chăm sóc trong sinh (CSTgS) là theo dõi và chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ.
Điều quan trọng là bà mẹ biết sự cần thiết sinh con tại CSYT để đƣợc NVYT chăm


5
sóc và theo dõi. Bà mẹ cần biết những dấu hiệu nguy hiểm và cách xử trí thể xảy ra
trong chuyển dạ nhƣ: vỡ ối sớm, rặn lâu không sinh, đau bụng dữ dội, chảy máu
nhiều, ngôi thai bất thƣờng, nhau không bong, co giật; để bà mẹ an tâm và hợp tác
với NVYT trong việc xử trí bất thƣờng (12-13).
Chăm sóc sau sinh
Chăm sóc sau sinh (CSSS) là chăm sóc từ khi cuộc đẻ đƣợc hồn tất đến 42
ngày sau sinh. Bà mẹ cần biết và thực hiện việc chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ
trong giờ đầu, tuần đầu và 6 tuần sau sinh. Về chăm sóc bản thân, bà mẹ cần vệ sinh
thân thể hàng ngày, lau sạch vú, làm việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi. Về dinh dƣỡng,
bà mẹ cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn, uống nhiều nƣớc, không ăn mặn và ăn nhiều hơn
bình thƣờng; Về chăm sóc trẻ, bà mẹ cần cho trẻ bú sớm, lau khơ, ủ ấm, giữ rốn khơ

thống, nhỏ mắt và nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh, bà mẹ cần phát hiện sớm các
dấu hiệu bất thƣờng để kịp thời đến CSYT để xử trí. Các bất thƣờng ở bà mẹ nhƣ:
đau bụng, chảy máu âm đạo, sốt, sản dịch hôi, co giật; và các bất thƣờng ở con nhƣ:
da tím tái/trắng, sốt/hạ thân nhiệt, co cứng, bỏ bú, khơng tiêu tiểu, ngủ li bì, vàng da
sớm. Ngoài ra, bà mẹ cần đến CSYT khám lại sau sinh, để đƣợc NVYT hƣớng dẫn
và theo dỡi sức khỏe cho mẹ và con để đảm bảo sự hồi phục của ngƣời mẹ cũng
nhƣ sự phát triển của trẻ (12-13).
1.1.2. Tầm quan trọng của Chăm sóc trước, trong và sau sinh
CSTTSS là một lĩnh vực ƣu tiên trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) Bà mẹTrẻ em (BM-TE) ở tất cả các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển
nhằm đảm bảo mẹ an toàn con khỏe mạnh, giảm tỷ suất tử vong mẹ (MMR) và tỷ
suất trẻ dƣới 1 tuổi (IMR) (15-16). Thế giới, mỗi ngày có khoảng 830 bà mẹ tử
vong do các nguyên nhân liên quan đến thai sản. Trong đó, 99,0% ở các nƣớc đang
phát triển và hơn một nửa số ca tử vong này xảy ra ở cận Sahara châu Phi, gần 1/3
xảy ra ở Nam Á; đặc biệt, tại châu Á thì Nam Á và Đơng Nam Á chiếm tới 88,0%
các ca tử vong ở bà mẹ và chiếm 83,0% tử vong trẻ sơ sinh (15, 17). Tại Việt Nam,
theo Báo cáo của Vụ Sức khỏe BM-TE (2016) (18) và Tổng cục Thống kê (2015)
(3), hàng năm có khoảng 580- 600 trƣờng hợp tử vong mẹ liên quan đến thai sản;
Trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vùng khó khăn chiếm tỷ lệ cao. IMR


6
có giảm nhƣng cịn chậm, tử vong sơ sinh chiếm hơn 70,0% IMR. Thế giới đang nổ
lực nhằm giảm MMR, vì một bà mẹ mất đi khơng chỉ tổn thất cho gia đình mà cịn
mất đi nguồn lao động cho xã hội. Hơn nữa, sự mất mát đó ảnh hƣởng rất lớn đến
sức khỏe và đời sống của những đứa con đang sống của họ (13, 19). Những đứa trẻ
của những bà mẹ bị tử vong thì có nguy cơ tử vong trong năm đầu gấp từ 3 đến 10
lần so với những đứa trẻ khác và không đƣợc chăm sóc, giáo dục thích hợp cho đến
khi khơn lớn. Những bà mẹ sống sót sau các biến chứng trong quá trình mang thai
và sinh đẻ cũng cần thời gian hồi phục và có thể ảnh hƣởng đến thể chất, tinh thần,
KT-XH. Tại Việt Nam, CSTTSS đƣợc chú trọng hàng đầu nhằm giảm tối đa MMR

và IMR, đƣợc thể hiện qua Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong đó, mục tiêu 4
và 5 là Giảm tử vong trẻ em và Cải thiện sức khỏe bà mẹ đƣợc xem là các mục
tiêu cốt lõi cần cải thiện bền vững (3) và nhằm giảm MMR xuống còn 52/100.000;
giảm tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi xuống còn 16/1000; ngăn ngừa và xử trí kịp
thời các biến chứng và mang lại lợi ích lớn nhất cho BM-TE, nhất là các nƣớc đang
phát triển, tổ chức Y tế thế giới (WHO) (13, 19-20) đã khuyến cáo, tất cả bà mẹ đều
đƣợc tiếp cận dịch vụ CSTS, CSTgS, CSSS vì những lợi ích sau:
CSTS có ý nghĩa nhƣ là một phƣơng pháp tiếp cận một cách tổng thể để cải
thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Khám thai đầy đủ và quản lý thai tốt đƣợc cho
là làm giảm MMR và IMR trực tiếp thông qua việc phát hiện, điều trị bệnh và gián
tiếp bằng cách cải thiện hành vi sức khỏe của bà mẹ. Phịng ngừa, tầm sốt và điều
trị các bệnh nhiễm trùng ngăn ngừa bệnh tật mẹ và trẻ sơ sinh: tiêm VAT, bổ sung
sắt làm giảm thiếu máu, điều trị tiền sản giật. Cải thiện hành vi dinh dƣỡng hợp lý.
Mặc dù, một số biến chứng không thể lƣờng trƣớc, nhƣng hầu hết các biến chứng
có thể phịng ngừa, chẩn đốn và điều trị kịp thời nếu đƣợc chăm sóc và quản lý tốt
trong suốt thời kỳ thai sản (13, 19).
CSTgS là sinh con tại CSYT với sự hỗ trợ của NVYT và thực hiện tốt các
chăm sóc sản khoa thiết yếu cho các bà mẹ. Bởi vì, 30,0% từ vong mẹ xảy ra ở
ngồi CSYT và chiếm 50,0% là chảy máu sau đẻ (đặc biệt 48 giờ đầu sau đẻ),
20,0%-30,0% còn lại là các bệnh lý liên quan đến sản giật, vỡ tử cung) (3). Sinh con
tại CSYT với môi trƣờng sạch sẽ, đầy đủ thuốc, trang thiết bị y tế, NVYT có kỹ


7
năng quản lý chuyển dạ bình thƣờng, nhận ra các biến chứng và điều trị sớm đƣợc
coi là can thiệp quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và con (13, 17, 19).
CSSS cũng quan trọng nhƣ chăm sóc trƣớc sinh. Hơn 50,0% MMR liên quan
đến tai biến sản khoa (băng huyết, sản giật, nhiễm khuẩn hậu sản, vỡ tử cung); Về
IMR, 40,0% trẻ tử vong 24 giờ đầu, 50,0% trẻ tử vong ngày thứ 2 -10, 10,0% còn
lại tử vong ngày thứ 10-14 sau sinh và phần lớn nguyên nhân tử vong là do suy hô

hấp sơ sinh và nhiễm trùng sơ sinh (3, 18). Vì vậy, khuyến cáo khám lại sau sinh
bởi NVYT rất cần thiết trong việc theo dõi CSSK cho cả mẹ và trẻ sơ sinh cũng nhƣ
góp phần giảm MMR và IMR trong giai đoạn này (13, 17, 19).
1.1.3. Sự khác biệt trong kết quả chăm sóc trước, trong và sau sinh giữa các vùng
miền và dân tộc thiểu số
Việt Nam là nƣớc có 54 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ
cao nhất (gần 85,4% dân số); 53 dân tộc cịn lại chỉ chiếm 14,6%. Quyền bình đẳng
giữa các dân tộc đã đƣợc Hiến pháp nƣớc Việt Nam năm 1992 quy định. Tuy nhiên,
DTTS vẫn còn thiệt thòi, khó khăn và kém phát triển hơn so với dân tộc Kinh (21).
Sự khác biệt về mức sống giữa dân tộc Kinh và DTTS theo phân tích của
Tổng cục Thống kê năm 2017 (21) cho thấy, tỷ lệ ngƣời nghèo cả nƣớc trung bình
là 8,4%, thì ở DTTS cao đến 32,5%; và mức sống nghèo ở dân tộc Kinh chỉ 2,7 thì
DTTS cao đến 24,3. Chênh lệch về đói nghèo giữa DTTS và dân tộc Kinh ngày
càng tăng, chênh lệch khoảng cách số hộ nghèo ngày càng lớn và kể cả chênh lệch
tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Các DTTS vẫn phải đối mặt với MMR, IMR cao (21-22).
Một nghiên cứu đánh giá thực trạng về CSSK của DTTS của Bộ Y tế (2014)
(23) đã cho thấy hạn chế cung cấp và tiếp cận các dịch vụ CSSK của DTTS: Nhiều
nhu cầu CSSK chƣa đƣợc đáp ứng đặc biệt là về truyền thông GDSK; dịch vụ
CSSK cho phụ nữ và trẻ em có chất lƣợng tại TYT. Những nhu cầu CSSK mang
tính đặc thù của mỗi DTTS cịn chƣa đƣợc quan tâm do các chính sách CSSK chƣa
có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với đặc thù văn hóa của từng DT. Những rào
cản trong tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu gồm: khoảng cách địa lý và phƣơng tiện
đi lại; thói quen khơng đi khám chữa bệnh khi bị ốm; thói quen mời thầy mo, thày
cúng để chữa bệnh; tập qn đẻ tại nhà khơng cần có sự hỗ trợ của NVYT; không


8
đủ khả năng để chi trả phí khám chữa bệnh; bất đồng về ngôn ngữ trong giao tiếp.
Các yếu tố nguy cơ đã, đang và sẽ tiếp tục gây bất lợi đối với sức khỏe cho DTTS
gồm: làm nhà ở trên rẫy; sống không cố định, ăn uống không hợp vệ sinh.

Phân tích cụ thể kết quả của CSTTSS từ phân tích của Thống kê Y tế (2018)
(24), qua các kết quả các nghiên cứu (2, 10, 23, 25-28) và báo cáo của Vụ Sức khỏe
BM-TE năm 2018 (4), cho thấy những khác biệt sau:
Thứ nhất: Có sự khác biệt khá lớn về MMR, IMR giữa các vùng miền, các
nhóm DTTS: MMR trung bình cả nƣớc là 58/100.000, thì MMR ở nông thôn cao
gấp 2 lần thành thị và MMR ngƣời DTTS cao gấp 4 lần so với dân tộc Kinh. IMR
trung bình cả nƣớc là 14,7‰, thì IMR ở trẻ DTTS cao gấp 3 lần và tử vong sơ sinh
ờ trẻ DTTS vẫn còn cao gấp 4,3 so với trẻ dân tộc Kinh và sự khác biệt này có xu
hƣớng ngày càng tăng (1-2, 24).
Thứ hai: Khả năng tiếp cận CSTTSS của bà mẹ DTTS cịn nhiều hạn chế,
ngồi những rào cản về ngơn ngữ và văn hóa DTTS, còn các yếu tố KT-VH-XH
khác tạo nên sự khác biệt trong CSTTSS (4).
Khám thai từ 3 lần trở lên trung bình cả nƣớc là 88,3% (thì DTTS chỉ 58,1%)
và dân tộc Kinh đạt 82,1% (thì ở DTTS chỉ là 32,7%). Mụ vƣờn khám thai dân tộc
Kinh 0,1% thì DTTS đến 0,8% (2).
Sinh con tại CSYT vẫn còn khác biệt giữa thành thị và nông thôn (thành thị
là 99,3%, nông thôn là 91,3%), còn khác biệt giữa dân tộc Kinh và DTTS (dân tộc
Kinh là 99,1%; DTTS chỉ 66,9%) (28). Bà mẹ DTTS sinh con tại nhà và đƣợc
NVYT đỡ sinh còn chiếm tỷ lệ khá cao (69,5% và 37,6%), trong khi đó, tỷ lệ này ở
dân tộc Kinh lần lƣợt chỉ là 9,8% và 86,6% (2).
Trong 74,7% bà mẹ không khám lại sau sinh thì thành thị là 67,1% và nông
thôn là 77,8%; dân tộc Kinh là 72,6% và DTTS là 85,5% (28).
Thứ ba: Hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức, nhận thức, thay đổi dần
các phong tục tập quán lạc hậu trong CSTTSS, nhất là ở vùng đồng bào DTTS còn
hạn chế cả về phƣơng thức tiếp cận lẫn cách thức truyền thơng (4).
Qua đó cho thấy, các thách thức khó khăn tập trung vào nhóm DTTS. Theo
báo cáo Dân số và nhà ở năm 2015 (29) Việt Nam là nƣớc có 54 dân tộc sinh sống.


9

53 DTTS chỉ chiếm hơn 14,6% (dân tộc Kinh chiếm 86,0%), nhƣng tỷ lệ ngƣời
nghèo ở DTTS cao đến 32,5% (trung bình cả nƣớc chỉ 8,4%); mức sống nghèo ở
DTTS đến 24,3 (dân tộc Kinh chỉ 2,7). Chênh lệch về nghèo đói giữa DTTS và dân
tộc Kinh ngày càng tăng, chênh lệch khoảng cách số hộ nghèo ngày càng lớn.
Bên cạnh, DTTS cịn đối mặt với MMR, IMR cao vì chênh lệch tiếp cận dịch
vụ CSSKSS (29). Nghiên cứu của Bộ Y tế và tổ chức Pathfinder International về
cung cấp và tiếp cận dịch vụ CSSK của DTTS (10, 23, 25, 30) đã cho thấy hạn chế
tiếp cận dịch vụ CSSK và nhu cầu CSSK chƣa đƣợc đáp ứng, đặc biệt là về truyền
thông GDSK của DTTS. Những nhu cầu CSSK mang tính đặc thù của mỗi DTTS
chƣa đƣợc quan tâm do các chính sách CSSK chƣa có sự điều chỉnh linh hoạt để
phù hợp với đặc thù văn hóa của từng dân tộc. Những rào cản trong tiếp cận dịch vụ
CSSK gồm: khoảng cách địa lý và phƣơng tiện đi lại; thói quen khơng đi đến CSYT
khi bị ốm mà mời thầy mo, thầy cúng để chữa bệnh; tập quán đẻ tại nhà không cần
hỗ trợ của NVYT; không đủ khả năng để chi trả phí khám chữa bệnh; bất đồng về
ngôn ngữ trong giao tiếp với NVYT. Các yếu tố nguy cơ đã, đang và sẽ tiếp tục gây
bất lợi đối với sức khỏe cho ngƣời DTTS bao gồm: di cƣ không ổn định, làm nhà ở
trên rẫy, vệ sinh kém; ăn uống, lao động không theo khuyến cáo khoa học.
Ngồi ra, Việt Nam cịn đối mặt với chênh lệch trong tiếp cận các dịch vụ
CSTTSS của vùng miền, đặc biệt trong nhóm dân cƣ sống vùng ven biển (31). Đặc
điểm, tập quán, nhận thức của ngƣời dân vùng biển còn hạn chế về mang thai, sinh
đẻ và phịng ngừa các yếu tố có nguy cơ ảnh hƣởng đến sự phát triển của bào thai,
sức khỏe của bà mẹ; CSYT cấp xã tại các vùng ven biển chƣa tổ chức cung cấp dịch
vụ CSSKSS thƣờng xuyên và đạt chất lƣợng, chƣa đáp ứng nhu cầu cho ngƣời lao
động nghèo, chi phí cho dịch vụ CSSKSS cao so với thu nhập của ngƣời dân, điều
kiện địa lý khó khăn, ảnh hƣởng của môi trƣờng biển; tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên cao; MMR và IMR cao. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về CSSKSS chƣa
đủ điều kiện giải quyết các đặc thù, đặc điểm KT-XH của ngƣời dân sống vùng ven
biển để nâng cao chất lƣợng dân số (31). Nhằm nâng cao chất lƣợng dân số các
vùng biển, ven biển, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án kiểm soát dân số các vùng biển
đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020” (Quyết định số 52/2009/QĐ- TTg) (6) với



10
mục tiêu: ngƣời dân sinh sống ở vùng biển, ven biển đƣợc tiếp cận các dịch vụ
CSSKSS đạt 95,0% vào năm 2020 và cần có các chính sách xã hội tập trung y tế
cho vùng ven biển. Bên cạnh, cần có các giải pháp nâng cao kiến thức, thay đổi
nhận thức để làm tăng các hành vi CSSKSS cho ngƣời dân sống vùng này.
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh
Để đánh giá KT-TĐ-TH CSTTSS, các nghiên cứu trên thế giới dựa trên nội
dung khuyến cáo về CSTS, CSTgS và CSSS của WHO (32-35); các nghiên cứu tại
Việt Nam cũng trên cơ sở khuyến cáo của WHO và đƣợc cụ thể bằng Hƣớng dẫn
quốc gia về các dịch vụ CSSKSS (Bộ Y tế ban hành năm 2009, bổ sung năm 2016)
(12) và đƣợc áp dụng để đánh giá các chỉ số CSTTSS thuộc chƣơng trình CSSKSS
đang triển khai (4) (Bảng 1.1. trình bày các nội dung đƣợc đánh giá trong các
nghiên cứu CSTTSS).
Bảng 1.1. Một số nội dung cơ bản về Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh cho bà
mẹ đƣợc khuyến cáo
Khuyến
cáo
Khuyến
cáo
của
WHO
(2010 (35)
bổ
sung
2015 (34);
và (32-33)
Hƣớng
dẫn quốc

gia về các
dịch
vụ
CSSKSS
(2009, bổ
sung
2016) (12)

Chăm sóc
trƣớc sinh
7 nội dung chính: Khám
thai (khám từ 3 lần trở lên
(năm 2010), và 4 lần trở
lên (năm 2015); khám
thai sớm trong 3 tháng
đầu, khám bởi NVYT và
khám tại CSYT); Tiêm
VAT đủ mũi; bổ sung sắt;
Xét nghiệm máu, nƣớc
tiểu; GDSK về CSTS
(dinh dƣỡng và lao động
hơp lý, chuẩn bị sinh);
Phát hiện nguy cơ (chảy
máu âm đạo nhiều, đau
bụng, cao huyết áp, phù)

Nội dung
Chăm sóc
trong sinh
2 nội dung

chính: Sinh
tại CSYT và
NVYT đỡ
sinh; Nhận
biết dấu hiệu
nguy hiểm
và xử trí.
(chuyến dạ
kéo
dài,
nhau khơng
bong, chảy
máu, sa chi).

Chăm sóc
sau sinh
4 nội dung chính: Khám lại
sau sinh (khám 4 lần: ngày
đầu, ngày 3, khoảng ngày
7-14,6 tuần, NVYT khám);
Chăm sóc trẻ sơ sinh (bú
sớm, lau khơ, ủ ấm, chăm
sóc mắt); Chăm sóc bà mẹ:
dinh dƣõng, lao động, vệ
sinh; GDSK: ni con
bằng sữa mẹ, biết các dấu
hiệu bất thƣờng và xử trí: ở
mẹ (chảy máu, sản giật,
nhiễm trùng); và ở trẻ (sốt,
bỏ bú, tím tái, vàng da

sớm).


11
1.2.1. Kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh
Nghiên cứu ở một số nƣớc đang phát triển trên thế giới cho thấy, kiến thức
CSTS của các bà mẹ còn hạn chế, đặc biệt các bà mẹ DTTS.
Các kiến thức chính trong CSTS gồm: khám thai (các nghiên cứu từ năm
2016 trở về trƣớc vẫn cịn tính khám thai từ 3 lần trở lên), tiêm VAT và uống bố
sung viên sắt ở các nghiên cứu chỉ đạt trong khoảng 20,0%-70,0% (36-39).
Nghiên cứu của Araya (2013) (36), khảo sát 201 bà mẹ sống vùng nghèo
Eritrea cho thấy, chỉ 32,1% bà mẹ biết khám thai từ 3 lần trở lên và cịn 61,2% bà
mẹ khơng biết thời điểm khám thai và họ hiểu sai rằng “Bắt đầu khám thai vào 3
tháng giữa thai kỳ”. Nghiên cứu của Hajela (2014) (37) thực hiện trên 250 bà mẹ tại
huyện nghèo Sagar, Ấn Độ, cho thấy, còn đến 32,4% bà mẹ không biết cần khám
thai 3 lần và nghiên cứu gần đây là của tác giả Lilungulu và cộng sự (2016) (38),
khảo sát 500 bà mẹ tại Tanzania thì cịn 7,8% bà mẹ “khơng biết khám thai 3 lần”,
20,2% bà mẹ khơng biết “NVYT là ngƣời khám thai”; cịn12,4% bà mẹ hiểu sai
rằng “bắt đầu khám thai từ tháng thứ 3 thai kỳ” và có đến 76,8% bà mẹ không biết
cần uống bổ sung sắt khi mang thai (38); cịn đến 38,0% bà mẹ khơng biết cần tiêm
VAT đầy đủ và 23,2% bà mẹ không biết ăn uống hợp lý (37). Nghiên cứu của
Mesko ở vùng nghèo Nepal (2013) (39) đã phỏng vấn 8.798 bà mẹ, kết quả cho
thấy, đến 50,0% bà mẹ hiểu sai rằng “mang thai vẫn làm việc bình thƣờng đến khi
có dấu hiệu chuyển dạ” và “không cần nghỉ ngơi hay hạn chế lao động nặng”.
Ngồi ra, một số nghiên cứu định tính cũng chỉ ra sự tín ngƣỡng dân gian và sự
thiếu kiến thức CSTS của các bà mẹ DTTS. Nghiên cứu định tính tác giả Sarfraz và
cộng sự (2015) (40), thực hiện 4 cuộc thảo luận với 20 bà mẹ sống quận AttockPunjab, vùng nông thôn Pakistan cho thấy, sự thiếu kiến thức của các bà mẹ trong
việc ăn uống, nghỉ ngơi; tập tục tôn thờ thánh Allah và họ luôn tin tƣởng rằng thánh
Allah đem lại sức khỏe cho họ.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, kiến thức về CSTS của bà mẹ, nhất
là bà mẹ DTTS, sống vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế (10). Các chỉ số kiến thức


12
quan trọng (khám thai từ 3 lần trở lên, tiêm VAT, uống bổ sung viên sắt) cũng chỉ
trong khoảng 50,0%-80,0% (26, 41).
Nghiên cứu gần đây của Hà Thanh Trang (2016) tại huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang (26), phỏng vấn trên 216 bà mẹ dân tộc Tày thì cịn khoảng 10,0%20,0% không biết khám thai từ 3 lần trở lên và tiêm VAT. Nghiên cứu của Lại Thị
Minh Trà (2016) (42) tại huyện Vân Canh, Bình Định, đã tìm hiểu trên 152 bà mẹ
dân tộc Chăm cho thấy, 50,0% bà mẹ khơng cần biết khám thai. Nghiên cứu của
Phạm Đình Đạt (2013) (41) tại Yên Bái, nơi có nhiều DTTS sinh sống nhƣ: Tày,
Thái, H’mông; thực hiện phỏng vấn 516 bà mẹ thì đến 45,1% khơng biết khám thai
từ 3 lần trở lên, 40,0% không biết tiêm VAT và 28,5% không biết uống bổ sung
viên sắt. Tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) đã tổng hợp các kết quả
của các nghiên cứu về SKSS Trong giai đoạn 2006- 2011, cho thấy, khoảng 50,0%70,0% bà mẹ không biết khám thai từ 3 lần trở lên, không biết tiêm VAT và không
biết uống bổ sung sắt; và trong số bà mẹ này tập trung nhiều ở các bà mẹ DTTS.
Cũng theo tác giả Bùi Thị Thu Hà (10), các bà mẹ dân tộc Cơ-tu biết cần khám thai
≥3 lần, tiêm VAT, uống viên sắt chỉ đạt khoảng 50,0%; hiểu biết về dinh dƣỡng, lao
động, vệ sinh thân thể chỉ khoảng 60,0%.
1.2.1.2. Kiến thức chăm sóc trong sinh
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, còn tỷ lệ tƣơng đối bà mẹ không
biết nơi sinh con là CSYT và NVYT là ngƣời đỡ sinh, nhất là các bà mẹ DTTS sinh
sống vùng khó khăn. Các nghiên cứu của Hajala (43) (2014), (37) nghiên cứu của
Belda và Gebremariam (2014) (37), nghiên cứu của Khamphanh Prabouasone
(2013) (44), đã cho thấy, vẫn còn 20,0%-30,0% bà mẹ nhắc đến sinh con tại nhà và
mụ vƣờn đỡ sinh. Theo tác giả Hajala (2014), còn 12,0% bà mẹ không biết sinh con
tại CSYT (43) và Nghiên cứu của Belda và Gebremariam (2014) trên 403 bà mẹ
vùng Goba, Ethiopia, tỷ lệ này là 5,9% (37) và nghiên cứu của Khamphanh
Prabouasone (2013) (44) tại huyện Bo Lị Khăm Xay, Lào, phỏng vấn 869 bà mẹ

DTTS (Lào Soung và Lào ther) thì tỷ lệ này là 26,6%. Các nghiên cứu trên cũng
cho thấy, tỷ lệ bà mẹ không biết NVYT đỡ sinh khoảng 25,0%-38,1% (37, 43-44).


13
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy, vẫn còn một số bà mẹ cho rằng
sinh con tại và mụ vƣờn đỡ sinh là tốt nhất. Chiếm đa số nhận thức này là các bà mẹ
DTTS, sinh sống ở vùng sâu vùng xa (10). Cũng theo tác giả Lại Thị Minh Trà
(2016) (42), còn đến 50,0% bà mẹ dân tộc Chăm cho rằng nhà là nơi sinh con tốt
nhất và biết ngƣời thân hoặc mụ vƣờn đỡ sinh. Tƣơng tự, tỷ lệ này ở bà mẹ dân tộc
Tày trong nghiên cứu của Hà Thanh Trang (2016) là 40,2% (26).
1.2.1.3. Kiến thức chăm sóc sau sinh
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, yếu tố văn hóa truyền thống trong
CSSS của các bà mẹ DTTS có xu hƣớng nổi bật.
Cũng theo tác giả Hajela (2014) (37) còn đến 58,0% bà mẹ khơng biết chăm
sóc và ni dƣỡng trẻ sơ sinh, chỉ hai nội dung chăm sóc đƣợc nhắc nhiều nhất là:
chăm sóc rốn (52,4%) và ủ ấm (27,4%). Theo tác giả Khamphanh Prabouasone
(2013) (44) có đến 41,0% bà mẹ không biết cần cho trẻ bú sớm trong giờ đầu sau
sinh. Nghiên cứu của Manisha Silwal (2011) (45), phỏng vấn trên 168 bà mẹ dân tộc
Raute thì cho rằng, bà mẹ còn hạn chế, hiểu biết về chế độ kiêng cử trong ăn uống
và vệ sinh sau khi sinh hơn là kiến thức chăm sóc đƣợc khuyến cáo theo khoa học;
và có đến 61,2% bà mẹ khơng biết cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Các nghiên cứu tại Viêt Nam cũng cho thấy, kiến thức của bà mẹ về chăm
sóc bản thân và chăm sóc trẻ sau sinh cũng cịn hạn chế. Biết các hoạt động chăm
sóc bản thân, chăm sóc trẻ, đặc biệt biết các dấu hiệu bất thƣờng để xử trí chỉ đạt ở
mức thấp đến trung bình. Theo tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) còn
khoảng 25,0% bà mẹ thiếu hiểu biết về chăm sóc bản thân và khơng biết việc cần
làm ngay khi trẻ vừa sinh ra. Các bà mẹ dân tộc Chăm còn phong tục tắm nƣớc lá,
hơ lửa, nằm than nóng và ăn uống kiêng cữ trong khoảng 1 tuần và sau đó đi nƣơng
rẫy (42). Kết quả nghiên cứu của Lê Thiện Thái và Ngơ Văn Tồn (2011) (46) tại 3

tỉnh Thái Nguyên, Huế, Vĩnh Long, phỏng vấn 2079 bà mẹ cho thấy, chỉ khoảng
50,0% bà mẹ có kiến thức về 5 hoạt động chăm sóc trẻ sơ sinh (gồm: biết lau khô trẻ
(61,8%), biết giữ ấm trẻ (56,7%), biết cho bú sớm (51,5%) và biết chăm sóc mắt
(5,6%)). Nghiên cứu tại huyện Nà Rì, Bắc Kạn (2011) (47) phỏng vấn 269 bà mẹ thì


14
chỉ 25,4% bà mẹ biết cho trẻ bú sớm. Về biết khám lại sau sinh, bà mẹ dân tộc
H’mông chỉ đạt 20,3% (48) và bà mẹ dân tộc Tày chỉ 17,0% (41, 46).
 Kiến thức về dấu hiệu bất thường và cách xử trí cả ba giai đoạn
trước, trong và sau sinh
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, chỉ khoảng 20,0%-60,0% bà mẹ biết
về dấu hiệu bất thƣờng nhƣng chƣa đầy đủ cả ba giai đoạn trƣớc, trong và sau sinh.
nghiên cứu của Gebremeskel, Dibaba và Admassu (2015) (49) trên 408 bà mẹ tại
Ethiopia, có đến 46,4% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu bất thƣờng nào. Theo tác
giả Araya (2013) (36), tỷ lệ không biết đến 80,0%, chỉ 17,4% bà mẹ biết “ra máu
âm đạo”. Theo tác giả Sarfraz và cộng sự (2015) (40) và tác giả Lilungulu (2016)
(34), thì cho rằng, số ít (<18,0%) bà mẹ chỉ biết “phù” và “tăng huyết áp”. Theo tác
giả Khamphanh Prabouasone (2013) (44) và Belda và Gebremariam (2014) (43) bà
mẹ chỉ đạt dƣới 30,0% các dấu hiệu bất thƣờng trong lúc sinh. Theo tác giả Hajala
(2014) (37), bà mẹ chỉ biết hai dấu hiệu bất thƣờng của trẻ sơ sinh: hạ thân nhiệt
(27,4%) và vàng da sớm (18,2%) và biết 6 dấu hiệu nguy hiểm ở mẹ sau sinh chỉ ở
mức 3,1%-33,0% (44). Về xử trí dấu hiệu bất thƣờng, khoảng 50,0% bà mẹ biết đến
CSYT, số còn lại nhắc đến việc sử dụng thuốc nam, khấn vái, cầu nguyện thần linh
(37, 39-40) (43-45). Một số bà mẹ công giáo khơng tìm đến CSYT với bất cứ lý do
gì, họ tin rằng: “Thiên Chúa quyết định liệu một ngƣời sẽ chết hoặc sống”. Bà mẹ
khơng có niềm tin vào NVYT, họ chỉ muốn cộng đồng DTTS của họ chăm sóc cho
nhau (37, 40).
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy, bà mẹ biết dấu hiệu bất thƣờng
và cách xử trí cũng rất hạn chế. Khảo sát của Bộ Y tế (25) về chăm sóc bà mẹ sau

sinh ở một số tỉnh, thì có đến 31,5% bà mẹ khơng biết bất cứ dấu hiệu nào trong 5
dấu hiệu: chảy máu, đau bụng, phù, tăng huyết áp, co giật) và tỷ lệ biết mỗi dấu
hiệu chỉ trong khoảng 8,3%-37,2%. Theo tác giả Hà Thanh Trang (2016) (26), bà
mẹ biết chỉ 2 dấu hiệu với tỷ lệ cao (đau bụng là 81,5% và ra huyết là 79,6%). Theo
tác giả Phạm Đình Đạt (2013) (41), cịn khoảng 30,0% bà mẹ khơng biết dấu hiệu
bất thƣờng nào trong chuyển dạ; Theo tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự 2012)


15
(10), cho rằng, cịn 25,0%- 50,0% bà mẹ khơng biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào
ở mẹ và con và “khơng khám chữa gì” hoặc “tự chữa trị”.
1.2.2. Thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh
Để đo lƣờng thái độ CSTTSS của bà mẹ, các nghiên cứu có cách đo lƣờng
khác nhau: nghiên cứu của Finlayson (2015) (50) đo lƣờng bằng cách tổng hợp 32
nghiên cứu định tính về thái độ chăm sóc thai sản; nghiên cứu Sarfraz và cộng sự
(2015) (40) đo lƣờng bằng các câu hỏi định tính. Nghiên cứu Villadsen và Negussie
(2015) và nghiên cứu của Khamphanh Prabouasone (2013) (44) đo lƣờng bằng câu
hỏi (trả lời có, khơng); nghiên cứu của Yang và Yoshitoku (2010) (51) đo lƣờng
bằng 10 câu hỏi thái độ với 3 sự lựa chọn (đồng ý, không chắc chắn và không đồng
ý). Tại Việt Nam, nghiên cứu Lại Thị Minh Trà (2016) (42) đo lƣờng bằng câu hỏi
(trả lời có, khơng). Nghiên cứu của Hà Thanh Trang (2016) (26) đo lƣờng bằng các
câu hỏi định tính.
1.2.2.1. Thái độ chăm sóc trước sinh
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bà mẹ vẫn cịn thái độ chƣa tích cực
trong chăm sóc thai nghén, đặc biệt là các bà mẹ DTTS. Vẫn còn tồn tại nhiều quan
điểm dân gian lạc hậu tác động đến thái độ của bà mẹ về khám thai, đến CSYT khi
có bất thƣờng.
Trong nghiên của Finlayson (2015) (50) tác giả đã lý giải một số quan điểm
nổi bật của CSTS tại các nƣớc có nguồn lực y tế hạn chế, quan điểm của bà mẹ
DTTS sống vùng nông thôn về CSTS còn mâu thuẫn với những hiểu biết hiện đại.

Một số bà mẹ vẫn có thái độ e dè với khám thai, họ ngại ngùng khi nhắc đến việc có
thai vì liên quan đến quan hệ tình dục và xem nhƣ một điều xấu hổ; thậm chí, họ
cịn che giấu sự có thai vì sợ nguyền rủa, mê hoặc của ma quỷ. Theo tác giả Sarfraz
và cộng sự (2015) (40) đa số các bà mẹ DTTS cho rằng không cần thiết biết dấu
hiệu nguy hiểm vì mang thai là chuyện bình thƣờng. Theo Khamphanh Prabouasone
(2013) (44) bà mẹ DTTS cịn quan điểm xem nhẹ việc khám thai (12,2%), khơng
cần thiết tiêm VAT (13,8%) và không cần thiết uống viên sắt (15,6%). Cũng trong
nghiên cứu của Yang và Yoshitoku (2010) (51) tại huyện nghèo Xiengkhouang,
Lào, phỏng vấn trên 310 bà mẹ thì cịn đến 61,9% bà mẹ có thái độ tiêu cực về


16
khám thai, quan niệm không xem việc khám thai là cần thiết và cho rằng CSYT
khơng đem lại lợi ích tốt hơn việc chăm sóc tại nhà. Đến CSYT để đƣợc NVYT
khám thai đƣợc cho không cần thiết, không đem lại lợi ích gì (40, 44, 50-51).
Tại Việt Nam, theo tác giả Lại Thị Minh Trà (2016) (42), bà mẹ dân tộc
Chăm còn quan niệm tin tƣởng vào tập quán ma chay, cúng thần; cho rằng, “chỉ cần
cúng để ma không bắt đi là đƣợc”. Theo tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012)
(10) cho thấy, thái độ CSTS của bà mẹ DTTS còn hạn chế.
1.2.2.2. Thái độ chăm sóc trong sinh
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, còn tồn tại quan điểm sinh con tại nhà
là tốt nhất ở các bà mẹ sống vùng nông thôn. Nghiên cứu của Villadsen và
Negussie. (2015) tại Jimma, Ethiopia (52), phỏng vấn 1399 bà mẹ thì có đến 49,8%
bà mẹ cho rằng khơng cần thiết sinh tại CSYT vì họ không nhận đƣợc sự thân thiện
từ các NVYT và không nhận đƣợc lời khuyên gì từ họ (45). Theo tác giả Sarfraz và
cộng sự (2015) (40) các bà mẹ vùng nông thôn Pakistan vẫn và muốn sinh tại nhà
và muốn mụ vƣờn đỡ sinh. Các bà mẹ dân tộc Raute tại Nepal (45) vẫn muốn sinh
theo cách truyền thống của họ, họ muốn ngƣời thân hoặc tự họ đỡ sinh và họ từ chối
việc chăm sóc y tế hiện đại. Quan điểm của bà mẹ DTTS còn cho rằng sử dụng
thuốc nam, cúng bái thần linh là cách tốt nhất khi có bất thƣờng (43-44).

Nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 1/2 số bà me có quan điểm chƣa tích cực
về sinh con tại CSYT (10). Theo tác giả Lại Thị Minh Trà (2016) (42), còn đến
50,0% bà mẹ dân tộc Chăm cho rằng “nhà là nơi sinh con tốt nhất”, họ có niềm tin ở
mụ vƣờn và cho rằng mụ vƣờn xoa bụng nhẹ hơn NVYT. Theo tác giả Hà Thanh
Trang (2016) (26) có đến 40,2% bà mẹ dân tộc Tày vẫn cịn cho rằng họ muốn đẻ tại
nhà vì thuận lợi. Đa số bà mẹ DTTS cho rằng, không cần thiết biết và xử trí các dấu
hiệu bất thƣờng trong sinh vì cho là việc của NVYT (10).
1.2.2.3. Thái độ chăm sóc sau sinh
Một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng, cịn tỷ lệ khơng nhỏ bà mẹ có thái
độ chƣa tích cực về CSSS cịn những quan điểm sai lầm về nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo tác giả Banda (2013) (53) còn 22,0% bà mẹ cho rằng, “CSSS là khơng cần
thiết vì nguy cơ thƣờng xảy ra lúc sinh”. Bà mẹ DTTS có quan điểm chăm sóc bà


17
mẹ và trẻ sơ sinh theo cách “không kết nối với thế giới bên ngồi” mặc dù quan
điểm đó khơng phù hợp với khoa học hiện đại (37, 45). Theo tác giả Khamphanh
Prabouasone (2013) (44) còn 52,4% bà mẹ cho rằng sữa non khơng sạch và có hại.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng cho thấy, các bà mẹ DTTS cịn nhều
quan điểm sai lầm về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nghiên cứu tại huyện Nà Rì,
Bắc Kạn (2013) (47), các bà mẹ cịn những nhận thức sai lầm về nuôi con bằng sữa
mẹ nhƣ: cần phải vắt bỏ sữa non (16,9%), vú nhỏ sẽ không thể đủ sữa cho con bú
(19,5%) và bà mẹ có thai thì ngừng cho trẻ bú (43,1%). Theo tác giả Bùi Thị Thu
Hà và cộng sự (2012) (10), đa số các bà mẹ chƣa có thái độ tích cực về khám lại sau
sinh. Trong CSSK bản thân, bà mẹ còn quan điểm y học phƣơng Đông về âm
dƣơng, sau sinh, cịn kiêng nƣớc, ít tắm, nằm than mặc dù trời nóng và dẫn đến bà
mẹ có thể bị bỏng. Có đến 68,3% bà mẹ dân tộc Chăm và khoảng 20,3% bà mẹ
H’mơng, Tày, Thái có quan điểm rằng,“khơng cần thiết khám lại sau sinh”, “không
đồng ý cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn”; chỉ cần mẹ và con đƣợc tắm, uống nƣớc lá sau
sinh và trẻ cần bú kèm theo các loại thức uống khác. Thái độ về dấu hiệu bất thƣờng

ở mẹ và con còn tiêu cực, các bà mẹ DTTS còn cho rằng, việc tử vong mẹ hay con
là do “ma bắt” (12, 23).
1.2.3. Thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.2.3.1. Thực hành chăm sóc trước sinh
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các bà mẹ ở các nƣớc đang phát
triển thực hành CSTS chƣa đúng và chƣa đầy đủ. Các chỉ số chính về thực hành
CSTS nhƣ: khám thai từ 3 lần trở lên, tiêm VAT 2 mũi và uống bổ sung viên sắt
trong các nghiên cứu chỉ khoảng 20,0%-40,0% và vẫn còn bà mẹ chọn mụ vƣờn
khám thai (36-39, 45, 49, 54).
Theo các tác giả Lilungulu, Matovelo và Gesase, (2016) (38) thì chỉ 39,0%
bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên. Cuộc điều tra về CSTS tại Malawi (2016) (54) cho
rằng, 1/2 trong số các bà mẹ vẫn còn chọn mụ vƣờn khám thai. Đa số bà mẹ DTTS
ở Nepal thì khơng khám thai ở CSYT và từ chối việc khám thai của NVYT tại nhà
(45). Nghiên cứu tại vùng nghèo Arba Minch, Ethiopia của các tác giả
Gebremeskel, Dibaba và Admassu (2015) (49) trên 409 bà mẹ thì cịn đến 61,0% bà


18
mẹ không khám thai từ 3 lần trở lên và không khám đúng kỳ; Tƣơng tự, các bà mẹ
các bà mẹ DTTS tại Nepal hầu nhƣ khám thai muộn là do che giấu việc có thai (39).
Theo tác giả Hajela (2014) (37), cịn đến 38,0% bà mẹ khơng tiêm VAT đầy đủ,
16,4% bà mẹ không uống sắt và 23,2% bà mẹ không ăn uống đầy đủ. Chế độ dinh
dƣỡng khi mang thai của các bà mẹ DTTS cũng không uống bổ sung sắt, không ăn
uống theo chế độ ăn khoa học mà chỉ ăn theo thức ăn dự trữ có sẵn (thức ăn truyền
thống); các bà mẹ DTTS không nghỉ ngơi nhƣ khuyến cáo và làm việc bình thƣờng
cho đến khi chuyển dạ (37, 39, 45).
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu và báo cáo cho thấy, CSTS còn chênh lệch
vùng miền và DTTS (2, 4, 55). Các chỉ số chính (nhƣ: khám thai từ 3 lần trở lên,
tiêm VAT đủ mũi và uống bổ sung viên sắt) chỉ đạt tối đa 50,0% và chƣa đƣợc
NVYT khám thai (22, 25-26, 41-42, 56).

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2014) (56) tại tỉnh Ninh
Thuận và Kon Tum, tỉnh có nhiều DTTS sinh sống, cịn đến 51,4% bà mẹ khơng
khám thai từ 3 lần trở lên và không đƣợc NVYT khám. Theo tác giả Lại Thị Minh
Trà (2016) (42), tỷ lệ bà mẹ DTTS khám thai theo ba giai đoạn của thai kỳ lần lƣợt
trong ba tháng đầu, ba tháng giữa và ba tháng cuối lần lƣợt chỉ 34,9%, 22,6% và
42,5%. Tƣơng tự, tác giả Hà Thanh Trang (2016) (26) cũng đã chỉ ra rằng, còn
32,4% bà mẹ dân tộc Tày không khám thai từ 3 lần trở lên; hay trong Báo cáo khảo
sát dịch vụ CSTTSS tại 3 huyện miền núi Quế Phong, Bảo Lạc, Tu Mơ Rông của
Bộ Y tế (2015) bà mẹ miền núi Nam Đông không khám thai từ 3 lần trở lên và
không đƣợc NVYT khám đến 50,0% . Tỷ lệ không khám thai của các bà mẹ thấp
hơn trong nghiên cứu của Phạm Đình Đạt (2013), các bà mẹ dân tộc H’mông, Tày
không khám thai (25,8%) và không khám thai từ 3 lần trở lên (29,0%) (41). Cịn
khoảng 25,0% bà mẹ khơng tiêm VAT đủ mũi (25, 41). Còn 25,5%-35,0% bà mẹ
DTTS ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý (10).
1.2.3.2. Thực hành chăm sóc trong sinh
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mặc dù sinh con tại CSYT đƣợc cải
thiện, nhƣng vẫn cịn tỷ lệ khơng nhỏ nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng về sinh con tại


19
CSYT. Bà mẹ DTTS sinh con tại nhà và không đƣợc NVYT hỗ trợ còn khoảng
30,0%-50,0%.
Theo báo cáo của UNFPA (2015) (57), hàng năm, trên thế giới có khoảng
34,4% bà mẹ không sinh con tại CSYT. Theo tác giả Disha và cộng sự (2015) (58)
thì có đến 27,0% bà mẹ đƣợc mụ vƣờn đỡ sinh và 50,0% do ngƣời thân trong gia
đình đỡ. Theo tác giả Kenneth (2015) (50) đã chỉ ra rằng, các bà mẹ không đến
CSYT sinh con là do họ e ngại tiếp xúc, sự kỳ thị của NVYT và vì thơng tin cá nhân
của họ sẽ khơng đƣợc giữ kín. Theo tác giả Reuben và Margaret (2013) (59), còn
21,0% bà mẹ sinh con tại nhà và 43,3% bà mẹ không đƣợc NVYT đỡ sinh. Theo tác
giả Mesko và cộng sự (2013) (39) cho rằng, chỉ có 6,0% bà mẹ sinh con tại nhà

đƣợc NVYT hỗ trợ và 12,0% bà mẹ tự đỡ sinh cho mình.
Tại Việt Nam, bà mẹ DTTS sinh con tại nhà và đặc biệt không đƣợc NVYT
hỗ trợ chiếm 50,0%, đặc biệt là các bà mẹ vùng miền núi, vùng sâu vùng xa (2, 2526, 28, 41-42, 55).
Báo cáo của Bộ Y tế (2016) (25) ở một số huyện nghèo nhƣ Quế Phong, Bảo
Lạc, Tu Mơ Rơng thì cịn đến 60,0% bà mẹ sinh con tại nhà. Báo cáo MICS (2014)
(2) cũng cho thấy, tỷ lệ sinh con tại CSYT còn khác biệt giữa thành thị (99,3%) và
nông thôn (91,3%), khác biệt giữa dân tộc Kinh (99,1%) và DTTS (66,9%); bà mẹ
sinh con tại nhà do tồn tại phong tục tập quán lạc hậu của các bà mẹ DTTS (25, 55).
Theo tác giả Phạm Đình Đạt (2013) (41) cho rằng, cịn 38,8% bà mẹ dân tộc
H’mơng, Thái, Tày sinh tại nhà, trong đó có đến 76,4% do ngƣời nhà đỡ sinh, 9,6%
mụ vƣờn đỡ, 9,0% bà mẹ tự đỡ và chỉ 5,0% đƣợc NVYT đỡ. Nghiên cứu của Hà
Ngọc Trinh (2012) (28) cho thấy, bà mẹ DTTS sinh con tại nhà đƣợc NVYT đỡ
sinh lần lƣợt là 69,5% và 37,6%. Bà mẹ dân tộc Chăm, dân tộc Tày muốn đƣợc
ngƣời thân hoặc mụ vƣờn đỡ sinh vì khơng muốn ngƣời lạ nhìn thấy bộ phận sinh
dục của mình và e ngại CSYT quá đơng ngƣời (26, 42).
1.2.3.3. Thực hành chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh vẫn
chƣa đƣợc cải thiện. Đặc biệt, ở các nƣớc đang phát triển và các bà mẹ DTTS vẫn
còn áp dụng các phong tục tập quán lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.


20
Theo tác giả Mesko và cộng sự (2013) (39), các bà mẹ ở vùng nơng thơn
nghèo Nepal cịn tập tục nhƣ: kiêng cử ăn uống, ở nơi riêng 3-11 ngày và khơng
đƣợc chăm sóc theo khuyến cáo. Theo tác giả Hajela (2014) (37), các bà mẹ Ấn Độ
còn ăn kiêng theo chế độ ăn “Kajal” (chủ yếu ăn tinh bột); 18,8% bà mẹ chƣa thực
hiện việc vệ sinh thân thể; 47,6% chƣa chăm sóc rốn và 27,6% chƣa ủ ấm trẻ. Bên
cạnh, cịn nhiều lý do nên việc ni con bằng sữa mẹ bị hạn chế. Ở Nepal (45), sữa
non đƣợc cho là “không sạch”nên đa số trẻ không đƣợc bú sớm. Tại Ấn Độ (37) và
tại Ethiopa (58), lần lƣợt 58,8% và 63,0% trẻ không đƣợc bú sớm giờ đầu và bú mẹ

hoàn toàn. Tại Malawi (54), tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ là 61,0% nhƣng khơng có trẻ đƣợc
bú sữa mẹ hồn tồn, vẫn cịn 9,0% bà mẹ cho trẻ uống thêm nƣớc, 12,0% trẻ ăn
thực phẩm bổ sung, 2,0% trẻ uống sữa nhân tạo (54); Còn đến 83,6% bà mẹ pha
loãng sữa với loại thức uống và 52,4% bà mẹ sử dụng thức ăn thay thế sữa mẹ (37).
Thực hành khám lại sau sinh chƣa đầy đủ, tại nƣớc nghèo Malawi (2016) (54)

và vùng nông thôn Nepal (39), bà mẹ khám lại 1 lần trong tuần đầu sau sinh lần lƣợt
chỉ 39,0% và 22,0%. Nghiên cứu định tính của Silwal (2011) (45) đã khái quát khá
rõ hành vi của bà mẹ trong CSSS: các bà mẹ hầu nhƣ không đến CSYT để thực hiện
khám lại sau sinh (kể cả không cho NVYT đến nhà thăm khám), lý do đƣợc cho là:
họ sợ hãi, lo lắng việc đem con đi ra khỏi nhà giống nhƣ là khoe con thì thần linh sẽ
bắt, chăm sóc hiện đại sẽ tác động tiêu cực đến nền văn hóa của họ (mơ hình văn
hóa của cộng đồng Raute cho rằng vấn đề riêng tƣ không nên đem ra khỏi nhà).
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã nêu bật những hạn chế của bà mẹ DTTS,
tập tục lạc hậu trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Chỉ số cơ bản trong CSSS
là khám lại sau sinh và cho trẻ bú sớm giờ đầu chỉ đạt khoảng 30,0%- 60,0% (4142, 46, 60-61).
Nghiên cứu của Nguyễn Vân Hà tại các xã nông thôn tỉnh Hà Nam (2014)
(61) đã phỏng vấn 1258 bà mẹ có con dƣới 36 tháng tuổi đã cho rằng, các bà mẹ
cho trẻ uống sữa công thức trong ngày đầu, trong tuần đầu, trong 6 tuần đầu, 4 tháng và
6 tháng đầu sau đẻ lần lƣợt là: 24,0%, 56,0%, 60,6%, 84,3% và 89,0%. Theo báo cáo
MICS (2014) (2), trẻ đƣợc bú sữa mẹ hoàn toàn dƣới 6 tháng tuổi chỉ 24,3% và tỷ lệ
trẻ bú sớm 1 giờ đầu chỉ đạt 26,5%. Theo tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012)


21
(60) cho rằng, các bà mẹ vẫn còn thực hành CSSS dựa trên quan điểm từ kiến thức y
học phƣơng Đông về âm dƣơng (mẹ chồng hay mẹ đẻ truyền những kinh nghiệm
này cho con dâu/con gái). Bà mẹ DTTS vệ sinh hàng ngày bằng nƣớc lá rừng (nhiều
loại lá nấu lẫn với nhau) và ít khi tắm tồn thân trong tuần đầu sau sinh. Các bà mẹ
kiêng mỡ, chất tanh, uống nƣớc lá rừng cho đến 4-5 tháng, ăn mặn và ít ăn rau xanh,

hoa quả. Vẫn cịn nhiều các tập tục lạc hậu trong chăm sóc trẻ sơ sinh, các bà mẹ
DTTS còn đƣa về nhà sớm ngay sau sinh để đốt lửa, đốt vía và sƣởi ấm cho trẻ.
Theo tác giả Lê Thiện Thái và Ngô Văn Toàn (2011) (46), bà mẹ thực hiện: ủ ấm
trẻ chỉ 22,6%, cho trẻ tiếp xúc da kề da chỉ 3,4%.
Khám lại sau sinh còn hạn chế ở các bà mẹ DTTS sống ở các vùng miền khó
khăn (55). Theo báo cáo MICS (2014) (2), có đến 74,7% bà mẹ khơng khám lại sau
sinh (thành thị là 67,1%; nông thôn là 77,8% và dân tộc Kinh là 72,6%, DTTS là
85,5%). Bà mẹ dân tộc H’mông, Thái, Tày, Chăm khám lại trong tuần đầu đạt
khoảng 41,3%- 64,9% (41, 56). Tỷ lệ này ở các bà mẹ dân tộc Chăm tại Bình Định
cũng chỉ 19,6% (42).
 Xử trí bất thường ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau sinh
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bà mẹ đến CSYT để xử trí dấu hiệu
bất thƣờng ở cả ba giai đoạn trƣớc, trong và sau sinh chỉ khoảng 20,0%-50,0% (36,
39). Tác giả Mesko và cộng sự (2013) (39) cho rằng, bà mẹ phát hiện đƣợc dấu hiệu
bất thƣờng (5,0%-11,0%) thì có đến 77,0% tìm đến thầy lang và 70,0% sau 12 giờ
mới đến CSYT (39).
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho rằng, bà mẹ xử trí dấu hiệu bất thƣờng
cũng chậm trễ và đa số họ tự điều trị tại nhà (41-42). Theo tác giả Phạm Đình Đạt
(2013) (41), cịn đến 25,6% bà mẹ DTTS không đến CSYT và 13,5% tự điều trị tại
nhà khi gặp bất thƣờng.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trƣớc,
trong và sau sinh trên thế giới và ở Việt Nam
Đa số các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam phân tích các mối liên
quan đến KT-TĐ-TH CSTTSS của bà mẹ chủ yếu tập trung vào các yếu tố: cá nhân,


22
gia đình và tiếp cận truyền thơng. Tìm hiểu rào cản tiếp cận CSTTSS của bà mẹ dựa
vào các nghiên cứu định tính chủ yếu khai thác khía cạnh văn hóa truyền thống dân
tộc. (Bảng tóm tắt các yếu tố liên quan của một số nghiên cứu tại Phụ lục 17).

1.3.2. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm
sóc trước, trong và sau sinh
Mối liên quan với tuổi của bà mẹ
Tuổi của bà mẹ đƣợc cho là có liên quan đến thực hành khám thai, sinh con
tại nhà. nghiên cứu của Nwaru, Wu và Hemminki (2010) (62) cho rằng, những bà
mẹ trên 25 tuổi khám thai ≥ 3 lần và khám đúng kỳ hơn dƣới 25 tuổi (p<0,05).
Nghiên cứu của Abdurahmen, Addissie và Molla (2102) (63) cho rằng, tỷ lệ sinh
con tại nhà ở nhóm bà mẹ ở độ tuổi từ 15-19 tuổi cao hơn gấp 6,3 lần so với nhóm
bà mẹ có độ tuổi lớn hơn; (p<0,05).
Tác giả Phạm Phƣơng Lan (2014) (60) cho rằng, tuổi bà mẹ có liên quan đến
kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ. Nhóm bà mẹ ≥ 30 tuổi có kiến thức và
thực hành CSSS cao gấp 2,8 lần và 3,3 lần so với nhóm bà mẹ < 30 tuổi, (p<0,001).
Mối liên quan với học vấn của bà mẹ
Một số nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy phụ nữ có học vấn cao sẽ có
KT-TĐ-TH tốt hơn phụ nữ có học vấn thấp. Nghiên cứu của Yang và Yoshitoku
(2010) (51) cho thấy, tỷ lệ khám thai ≥ 3 lần ở nhóm bà mẹ có học vấn từ THCS trở
lên cao gấp 6,8 lần so với nhóm học vấn từ tiểu học trở xuống. Nghiên cứu của
Khamphanh Prabouasone (2013) (44) thi cho rằng học vấn có liên quan đến việc
chọn NVYT đỡ sinh và khám lại sau sinh của các bà mẹ. Nhóm bà mẹ học vấn trên
THCS chọn NVYT đỡ sinh và khám lại sau sinh ít nhất 1 lần trong 42 ngày cao gấp
lần lƣợt là 4,1 lần và 2,3 lần nhóm bà mẹ học vấn thấp hơn; (p<0,05).
Tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) cho rằng, học vấn có liên
quan đến hiểu biết dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ khi mang thai. Tác giả Nguyễn
Xuân Oanh (2015) (64) cho thấy, tỷ lệ bà mẹ khám thai ≥3 lần ở nhóm bà mẹ học
vấn ≥ THCS gấp 5,5 lần so với nhóm bà mẹ học vấn vấn ≥ THCS thì NVYT đỡ sinh cao gấp 7,2 lần so nhóm Mối liên quan với thu nhập của bà mẹ


23

Tác giả Yang và Yoshitoku (2010) (51) cũng cho rằng, các bà mẹ có thu
nhập cao có thực hành CSTS cao gấp 2,6 lần so với nhóm thu nhập thấp. Tác giả
Abdurahmen, Addissie và Molla (2102) (63) thì chỉ ra rằng, sinh con tại nhà ở
nhóm bà mẹ có thu nhập dƣới 1530 USD/tháng cao hơn gấp 4,2 lần so với nhóm bà
mẹ có thu nhập cao hơn (p<0,05).
Tác giả Nguyễn Xn Oanh (2015) (64) cịn chỉ ra, nhóm bà mẹ không khám
thai đầy đủ ≥3 lần và sinh tại nhà thì cao hơn lần lƣợt là 5,2 lần và 4,3 lần so với
nhóm bà mẹ mức sống khá trở lên (p<0,01), (p<0,01).
Mối liên quan với nghề nghiệp của bà mẹ
Các bà mẹ làm nghề tự do thực hành khám thai (≥ 4 lần) thấp hơn 3,7 lần các
mà mẹ làm việc công sở, nội trợ (p<0,01) (51).
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) cũng chỉ ra nghề
nghiệp có liên quan đến hiểu biết dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ khi mang thai. Tác
giả Nguyễn Xuân Oanh (2015) (64) cho rằng, nhóm bà me làm nơng thì khơng
khám thai (≥3 lần) gấp 7,5 lần so với nhóm bà mẹ làm nghề khác, (p<0,01).
Mối liên quan với dân tộc của bà mẹ
Cũng theo các tác giả Yang và Yoshitoku (2010) (51), khám thai của nhóm
bà mẹ DTTS (Lào Soung và Lào Ther) ít hơn gấp 2,6 lần so với nhóm dân tộc Lào
Lùm (Lào phổ thông), (p<0,05). Tác giả Khamphanh Prabouasone (2013) (44) cũng
cho thấy, bà mẹ khơng chọn NVYT đỡ sinh có liên quan đến DTTS. Sinh con
khơng có NVYT đỡ ở nhóm bà mẹ DTTS cao gấp 2,1 lần so với nhóm bà mẹ phổ
thơng; nhóm bà mẹ nói tiếng DTTS cao gấp 1,3 lần so với nhóm bà mẹ nói tiếng
phổ thơng; (p<0,01). Nghiên cứu định tính của Silwal (2011) (45) cho rằng, quan
điểm bà mẹ DTTS muốn đƣợc sinh con mà khơng muốn có sự giúp đỡ nào từ
NVYT. Nghiên cứu của Sartika NA và cộng sự (2021) (65) cho rằng, các bà mẹ dân
tộc Melayu tại Indonesia có kiến thức về chăm sóc thai, ni dƣỡng trẻ nhỏ thấp
hơn và gây nên trẻ sinh non gấp 14 lần, nhẹ cân gấp 4,1 lần, trẻ bị tiêu chảy gấp 3,2
lần, không khám lại sau sinh gấp 4,9 lần nhóm bà mẹ khác.
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) cho rằng, các bà mẹ
DTTS, sinh sống vùng khó khăn thì hiểu biết kém hơn về việc cho trẻ bú sớm so với



24
bà mẹ ngƣời Kinh. Tỷ lệ không khám thai ở nhóm bà mẹ DTTS cao gấp 5,0 lần so
với nhóm bà mẹ dân tộc Kinh, nhóm bà mẹ có tơn giáo cao gấp 4,3 lần so với nhóm
bà mẹ khơng theo tôn giáo; Tỷ lệ bà mẹ không khám lại sau sinh ở nhóm bà mẹ
DTTS cao gấp 2,1 lần so với nhóm bà mẹ ngƣời Kinh, (p< 0,05) (64).
Mối liên quan với số con và số lần mang thai của bà mẹ
Kết quả nghiên cứu của Khamphanh Prabouasone (2013) (44) cũng xác định,
tỷ lệ bà mẹ không chọn NVYT đỡ sinh có liên quan đến số con và số lần mang thai.
Nhóm bà mẹ có ≤ 2 con và ≤ 2 lần mang thai thì chọn NVYT đỡ sinh cao gấp 1,4
lần và 2,1 lần so với nhóm bà mẹ có > 2 con và mang thai > 2 lần (p<0,01).
Theo tác giả Lại Thị Minh Trà (2016) (42), tỷ lệ khám thai đầy đủ ở nhóm bà
mẹ kết hôn ≥ 18 tuổi cao hơn 2,2 lần so với nhóm bà mẹ kết hơn với <18 tuổi
(p<0,05). Tác giả Phạm Phƣơng Lan (2014) (60) cho rằng, tỷ lệ bà mẹ có ≥ 2 con có
kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cao hơn 3,1 lần so với nhóm có 1 con, (p<0,001).
Mối liên quan với tình trạng hơn nhân của bà mẹ
Cũng theo tác giả Araya (2013) (36), phụ nữ chƣa lập gia đình ít có khả năng
tìm kiếm sự chăm sóc thai hơn những phụ nữ đã lập gia đình. Tác giả Esena và
Sappor (2013) (59) cũng cho thấy, chỉ có 20,1% bà mẹ có chồng đƣợc tự quyết định
việc chọn nơi sinh của mình.
1.3.2. Một số yếu tố gia đình liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm
sóc trước, trong và sau sinh
Mối liên quan với nơi sinh sống và khoảng cách đến CSYT của bà mẹ
Cuộc điều tra tại Maliwi (2016) (54) cho rằng tỷ lệ sinh con tại CSYT thấp
hơn đối với các ở vùng nông thôn này. Ở vùng Sahara châu Phi (16) trong số các bà
mẹ có mức sống nghèo nhất thì chỉ có 26,0% sinh con tại CSYT, các bà mẹ có mức
sống khá thì tỷ lệ sinh con tại CSYT lên đến 81,0%. Nghiên cứu của Yang và
Yoshitoku (2010) (51) cho rằng, tỷ lệ CSTS của các bà mẹ có nhà cách CSYT
<4km cao gấp 2,9 lần so với nhóm bà mẹ có nhà xa CSYT >4km, (p<0,05).

Tác giả Lại Thị Minh Trà (2016) (42) cho thấy, khám thai đầy đủ ở nhóm bà
mẹ có nhà xa CSYT ≤5 km cao gấp 6,9 lần so với nhóm nhà xa CSYT >5km;


25
(p<0,05); Tỷ lệ bà mẹ sinh khơng có NVYT cao hơn và nhóm bà mẹ nhà xa CSYT
(≥5km) cao gấp 4,9 lần so với nhóm bà mẹ nhà gần CSYT (<5km) (p<0,001).
Mối liên quan với chồng/người thân trong gia đình/cộng đồng của bà mẹ
Tác giả Araya (36) cho rằng, phụ nữ chƣa lập gia đình ít có khả năng tìm
kiếm sự chăm sóc thai hơn những phụ nữ đã lập gia đình. Ngƣợc lại, trong nghiên
cứu của Banda (2013) (53) tác giả cho rằng bà mẹ sống cùng chồng sẽ chịu ảnh
hƣởng từ phía chồng trong việc đi khám thai. Tác giả Abdurahmen, Addissie và
Molla (2012) (63) thì cho thấy, tỷ lệ sinh con tại nhà cao ở nhóm bà mẹ không nhận
đƣợc ủng hộ của chồng cao gấp 4,8 lần so với nhóm bà mẹ đƣợc chồng ủng hộ việc
sinh tại CSYT, (p<0,05). Đặc biệt, trong nghiên cứu của Mesko và cộng sự (2013)
(39) và nghiên cứu của Kariuki và Seruwagi (2016) (66), các tác giả đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của nam giới và cho rằng, ngƣời chồng quyết định mọi vấn đề trong
CSSK của mẹ và con và bà mẹ cũng bị tác động bởi những ngƣời trong gia đình và
hàng xóm của họ.
Tác giả Nguyễn Xn Oanh (2015) (64) cịn chỉ ra, có mối liên quan đến
khơng khám thai đầy đủ. Nhóm bà mẹ sống cùng nhiều thế hệ không khám thai từ
3 lần trở lên cao gấp 1,9 lần so với nhóm bà mẹ chỉ sống với chồng và con;
(p<0,05). Khoảng 25,0% bà mẹ đi khám thai do đƣợc tuyên truyền vận động, bà mẹ
đƣợc gia đình và ngƣời thân khuyên đi là 2,6% (10). Tác giả Nguyễn Văn Ty (2016)
(67) cho rằng, khoảng 30,0% ngƣời chồng cịn có quan điềm lạc hậu trong chăm sóc
thai và có tác động đến bà mẹ làm cho bà mẹ thực hành CSTS chƣa tốt và cũng
khơng có dự định ni con bằng sữa mẹ. Nhóm bà mẹ sống cùng nhiều thế hệ thì tỷ
lệ sinh con tại nhà cao gấp 2,7 lần so với nhóm bà mẹ chỉ sống cùng chồng;
(p<0,01); Tỷ lệ bà mẹ không khám lại sau sinh ở nhóm bà mẹ sống cùng nhiều thế
hệ cao gấp 2,1 lần so với nhóm bà mẹ chỉ sống cùng chồng, (p< 0,05) (64).

1.3.3. Yếu tố tiếp cận nguồn thông tin liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
Thông tin truyền thông là yếu tố tác động đến thực hành CSTS của bà mẹ.
Nghiên cứu của Banda (2013) (53) tại huyện Ntchisi- Malawi cho thấy, trong số các
bà mẹ thực hành CSTS thì có đến 96,0% bà mẹ biết ít nhất một kiến thức về chăm


×