Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Luận Án Tăng Cường Chăm Sóc Trước, Trong Và Sau Sinh Cho Bà Mẹ Dân Tộc Khmer Có Con Từ 0-2 Tuổi Tại Một Số Xã Vùng Ven Biển Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.83 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

CHÂU HỒNG NGỌC

TĂNG CƯỜNG CHĂM SĨC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU
SINH CHO BÀ MẸ DÂN TỘC KHMER CÓ CON TỪ 0-2
TUỔI
TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HỊA BÌNH,
TỈNH BẠC LIÊU

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701

HÀ NỘI, 2022


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Y tế công cộng
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hương
2. PGS.TS. Lưu Thị Hồng

Phản biện 1:…………………………………………………...
Phản biện 2: ………………………………………………….
Phản biện 3: ………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tổ chức tại: Trường Đại học Y tế cơng cộng


vào hồi.....giờ........ngày......tháng......năm 20...

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia.
Thư viện trường Đại học Y tế công cộng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc trước, trong và sau sinh (CSTTSS) là thực hiện chăm sóc y tế
và cả tư vấn để cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ của các bà mẹ và người
thân về CSTTSS; phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường nhằm
giảm các tai biến trong thời kỳ thai sản cho các bà mẹ. Nhiều năm qua, CSTTSS
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cịn sự khác biệt đáng kể
trong tiếp cận dịch vụ CSTTSS giữa các vùng miền và nhóm dân tộc thiểu số
(DTTS): bà mẹ khám thai ≥ 4 lần (ở dân tộc Kinh đạt 82,1% trong khi DTTS
chỉ là 32,7%),sinh con được nhân viên y tế (NVYT) đỡ (ở dân tộc Kinh đạt
99,1% và DTTS chỉ là 66,9%). Bà mẹ DTTS còn thiếu kiến thức, hạn chế về
thái độ và thực hành CSTTSS. Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
(CSSKSS) đang triển khai vẫn chưa có những giải pháp đặc thù về yếu tố văn
hóa, kinh tế, xã hội vớidân tộc Khmer, đặc biệt nhóm đang sinh sống ở vùng ven
biển. Vì vậy, đề tài: “Tăng cường chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ
dân tộc Khmer có con từ 0- 2 tuổi tại một số xã vùng ven biển huyện Hịa
Bình, tỉnh Bạc Liêu” đã thực hiện các giải pháp can thiệp phù hợp, nhằm thay
đổi KT- TĐ- TH CSTTSS của các bà mẹdân tộc Khmer.
MỤC TIÊU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của
bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 4 xã ven biển huyện Hịa Bình và
Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm

sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 4 xã
ven biển huyện Hịa Bình và Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
3. Đánh giá kết quả can thiệp tăng cường kiến thức, thái độ, thực hành về chăm
sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại 2 xã
ven biển huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2019).
NHỮNG ĐIỂM MỚI/ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Đây là nghiên cứu can thiệp cộng đồng về CSTTSS cho bà mẹdân tộc
Khmer đầu tiên tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng các hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe về CSTTSS phù hợp văn hóa dân tộc Khmer, sống


2
vùng ven biển: Vận dụng đặc điểm của dân tộc Khmer như: Sự tin tưởng vào
nhà sư, vai trò của Trụ trì chùa Khmer trong các hoạt động văn hóa xã hội; vai
trị người nam trong gia đình, vai trị của người thân trong gia đình (chồng/cha,
mẹ/ơng, bà); Lựa chọn thời điểm ghe đánh cá vào bờ và các bà mẹ đi làm xa
nhà trở về địa phương để triển khai các hoạt động can thiệp (phát thanh trên loa,
phát tờ rơi, truyền thơng nhóm).
Nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ nên đã thiết kế bộ câu
hỏi thu thập số liệu cả tiếng Kinh và tiếng Khmer để tạo sự gần gũi và thuận
tiện trong thu thâp số liệu từ các bà mẹ. Đây cũng là nghiên cứuđầu tiên thiết kế
tờ rơi song ngữ (tiếng Khmer và tiếng Việt) về nội dung CSTTSS; Bên cạnh,
nội dung về CSTTSSphát trên loa cũng được đọc với hai thứ tiếng, bà mẹ được
NVYT (sử dụng tiếng Khmer) tư vấn vàÁp phích cũng được trình bàyvới hai
thứ tiếng.
Luận án đã chứng minh được bằng giải pháp can thiệp truyền thông phù
hợp với văn hóa dân tộc Khner sống ở vùng ven biểnđã có hiệu quả trong việc
nâng cao KT-TĐ-TH CSTTSS cho các bà mẹ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở và
bằng chứng khoa học giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý vận dụng các sản
phẩm và kết quả nghiên cứu để thực hiện công tác CSTTSS tại tỉnh Bạc Liêu và

các địa phương khác có cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống. Trong nghiên cứu
này, hoạt động can thiệp dựa chủ yếu trên nguồn lực sẵn có của mạng lưới y tế
tại địa phương và sự tham gia của cộng đồng là chính, vì thế có thể đảm bảo sự
duy trì và tính bền vững.
KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trên 137 trang, khơng kể các phần hành chính,
danh mục bài báo đã xuất bản, tài liệu tham khảo và các phụ lục.
Cấu trúc chính của luận án có 136 trang, gồm 7 phần: (1) Phần Đặt vấn
đề 3 trang (bao gồm cả mục tiêu); (2) Phần Tổng quan tài liệu 36 trang (bao
gồm cả khung lý thuyết); (3) Phần Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
trang; (4) Phần Kết quả 40 trang; (5) Phần bàn luận 29 trang; (6) Phần Kết luận
2 trang; (7) Phần Khuyến nghị 1 trang.
Luận án gồm 25 bảng và 5 hình.
Luận án bao gồm 114 tài liệu tham khảo và 130 trang phụ lục.


3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nội dung về Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.1.1. Chăm sóc trước sinh
Nội dung khuyến cáo chăm sóc trước sinh (CSTS) cho các bà mẹ bao gồm:
khám thai tại CSYT (CSYT),tiêm ngừa uốn ván (VAT), uống bổ sung viên sắt
chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt; biết các dấu hiệu nguy hiểm và cách xử
trí.
1.1.2. Chăm sóc trong sinh
Chăm sóc trong sinh (CSTgS) là theo dõi và chăm sóc bà mẹ, bà mẹcần
được tư vấn của NVYT về những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và con
trong chuyển dạ đẻ.
1.1.3. Chăm sóc sau sinh
Chăm sóc sau sinh (CSSS) là chăm sóc từ khi cuộc đẻ được hồn tất

đến 42 ngày sau sinh. Bà mẹbiếtcách chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ; lợi ích
và cách ni con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng và sinh
hoạt hợp lý, biết bất thường và cách xử trí.
1.2. Sự khác biệt trong kết quả Chăm sóc trước, trong và sau sinh giữa các
vùng miền và dân tộc thiểu số
Thứ nhất: Có sự khác biệt khá lớn về tỷ suất tử vong mẹ (MMR), và tỷ
suất chết trẻ dưới 1 tuổi (IMR) giữa các vùng miền, các nhóm DTTS: MMR
trung bình cả nước là 58/100.000, trong khi đó ở nông thôn cao gấp 2 lần thành
thị và ở DTTS cao gấp 4 lần dân tộc Kinh; IMR trung bình cả nước là 14,7‰
nhưng ở trẻ DTTS cao gấp 3 lần trẻ dân tộcKinh; đáng lưu ý là sự khác biệt này
xu hướng tăng lên.
Thứ hai: Khả năng tiếp cận CSTTSS của bà mẹ DTTS còn nhiều hạn
chế do rào cản về ngơn ngữ và văn hóa, các yếu tố khác về KT-VH-XH.
Thứ ba: Hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ để dần thay
đổi dần các phong tục tập quán lạc hậu trong CSTTSS, nhất là ở vùng đồng bào
DTTS còn hạn chế cả về phương thức tiếp cận lẫn cách thức truyền thông.


4
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.3.1. Kiến thức
Các nghiên cứucho thấy, kiến thức về CSTTSS còn thấp và khác nhau
theo từng quốc gia, điều kiện kinh tế, xã hội và các vùng lãnh thổ:
Hiểu biết khám thai từ 3 lần trở lên, tiêm VAT và uống bố sung viên sắt
ở các nghiên cứu chỉ đạt trong khoảng 20%-70%. Còn tồn tại tín ngưỡng dân
gian và rất thiếu kiến thứctrong CSTS của các bà mẹ DTTS.
Cịn khoảng 20%-30% bà mẹkhơng biết nơi sinh con là CSYT và
NVYT là người đỡ sinh.
Với các bà mẹDTTS, tỷ lệ biết chăm sóc trẻ sơ sinh chỉ khoảng 10%60%. Khoảng 1/5 các bà mẹ thiếu hiểu biết về chăm sóc bản thân và khơng biết
việc cần làm ngay khi trẻ sinh ra;còn phong tục tắm nước lá, nằm than nóng và

ăn uống kiêng cữ trong khoảng 1 tuần và sau đó đi nương rẫy.
Chỉ khoảng 20%-60% bà mẹ biết về dấu hiệu bất thường trong cả 3 giai
đoạn trước, trong và sau sinh và chỉ 1/2 trong số họ biết đến CSYT.
1.3.2. Thái độ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, còn tồn tại các quan điểm dân gian lạc
hậu trong CSSKbà mẹ và trẻ sơ sinh ở các bà mẹ DTTS.
Bà mẹDTTS vẫn cịn thái độchưa tích cực trong chăm sóc thai
nghén,xem việc có thai là bình thường khơng cần quan tâm đặc biệt hơn. Cịn
tồn tại quan điểm ủng hộ việc sinh con tại nhà. Còn những quan điểm sai lầm về
nuôi con bằng sữa mẹ vàmột số bà mẹDTTS có quan điểm chăm sóc bản thân
và trẻ sơ sinh theo cách “không kết nối với thế giới bên ngoài”. Quan điểm cho
rằng sử dùng thuốc nam, cúng thần linh khi có bất thường; việc tử vong là do
“ma bắt” cũng vẫn còn tồn tại.
1.3.3. Thực hành
Nhiều tác giả cho kết quả khác nhau về thực hànhCSTTSS giữa các
nhóm cộng đồng như DTTS sinh sống ở vùng khó khăn.
Các chỉ số chính về thực hành CSTS ở các bà mẹDTTS như: khám thai
từ 3 lần trở lên, tiêm VAT 2 mũi và uống bổ sung viên sắt trong các nghiên cứu
đạt chỉ khoảng 20%-40% và vẫn còn bà mẹ chọn mụ vườn khám thai; chế độ
dinh dưỡng khi mang thai không đầy đủ: không uống bổ sung sắt, không ăn
uống theo chế độ ăn khoa học mà chỉ ăn theo thức ăn truyền thống; và làm việc


5
bình thường cho đến khi chuyển dạ. Bà mẹ DTTS sinh con tại nhà là khoảng
30%-50%.Khoảng 20%-50% bà mẹDTTS còn tập tục kiêng cử ăn uống, sinh
hoạt, không vệ sinh thân thể; chưa chăm sóc rốn và chưa ủ ấm trẻ; Khoảng
40%- 50% bà mẹ không cho trẻ bú sớm trong giờ đầu và bú sữa mẹ hoàn toàn.
Chỉ khoảng 1/2 bà mẹkhám lại sau sinh. Có khoảng 70% bà mẹ tìm đến thầy
lang và sau 12 giờ mới đến CSYT khi có dấu hiệu bất thường.

1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc
trước, trong và sau sinh trên thế giới và ở Việt Nam
Các nghiên cứu cho thấy, KT-TĐ-TH CSTTSS liên quan với các nhóm
yếu tố như: Yếu tố cá nhânbà mẹ (tuổi, học vấn, biết tiếng phổ thông, thu nhập,
dân tộc, tơn giáo, nghề nghiệp); gia đình (tình trạng hơn nhân, nghề chồng, số
con, gia đình ủng hộ việc thực hành CSTTSS) và tiếp cận thông tin về CSTTSS
(khoảng cách đến CSYT, nơi làm việc, các cách tiếp cận với các nguồn thông
tin). Bên cạnh, rào cản tiếp cận CSTTSS của bà mẹ là một số tập tục văn hóa
của người DTTS.
1.5. Can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước, trong
và sau sinh
Các nghiên cứu can thiệp cải thiện CSTTSS chủ yếu sử dụng giải pháp
can thiệp truyền thông GDSK thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng. Nhiều can
thiệp đã vận dụng các cấu phần của mơ hình PRECEDE- PROCEED của tác giả
Green và Kreuter, tác động vào ba nhóm yếu tố là: yếu tố tiền đề, yếu tố tăng
cường và yếu tố tạo điều kiện thuận lợi, góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp hình
thành các hành vi của con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các chỉ số KTTĐ-THCSTTSS được cải thiện. Các thực hành cơ bản của bà mẹ như: khám
thai từ 3 lần trở lên, tiêm đủ mũi VAT và uống bổ sung viên sắt tăng > 80%;
Sinh tại CSYT đạt 70%,được NVYT đỡ sinh đạt cao (> 80%); Khám lại sau
sinh đạt khoảng 60%;trẻ bú giờ đầu khoảng 70% và bú mẹ hoàn toàn khoảng
50%. Biết các bất thường khi mang thai, khi chuyển dạ và sau sinh và biết đến
CSYT để xử trí tăng khoảng55%- 80%.


6
1.6. Cơ sở lý thuyết xây dựng chương trình can thiệp
Nghiên cứp dụng mơ hình PRECEDE- PROCEED của tác giả Green
và Kreuter (Sơ đồ 1.2).
Yếu tố tiền đề
Yếu tố cá

nhân
- Tuổi
- Học vấn
-Nghề
nghiệp
- Số con
- Tôn giáo
- Nơi làm
việc
-Thời gian
làm việc xa
xã nghiên
cứu
-Thời gian
sống ở xã
nghiên cứu
- Nghề chồng
-Tiếp cận
nguốn thơng
tin CSTTSS
- Văn hóa
dân tộc
Khmer

Kiến thức
CSTS:
- Biết cần khám thai,
cần tiêm VAT, uống
viên sắt, ăn uống, vệ
sinh và lao động hợp lý

- Biết lợi ích khám thai,
uống viên sắt và tiêm
VAT
CSTgS:
- Biết nơi sinh và người
đỡ sinh
- Biết lợi ích sinh con
tại CSYT
CSSS:
- Biết khám lại sau sinh,
cho trẻ bú sớm và bú mẹ
hồn tồn
- Biết ăn uống, chăm
sóc bản thân và chăm
sóc trẻ
-Biết bất thường và cách
xử trí cả 3 giai đoạn
trước, trong và sau sinh

Thái độ
CSTS:
- Thái độ về khám
thai, khám thai định
kỳ
- Thái độ về uống bổ
sung sắt, ăn uống
- Thái độ về dấu hiệu
bát thường
CSTgS:
- Thái độ về sinh con

tại CSYT
-Thái độ đến CSYT
để xử trí bất thường.
CSSS:
- Thái độ về khám lại
sau sinh
-Thái độ với việc
chăm sóc rốn trẻ, trẻ
thở tốt, giữ ấm trẻ,
cho trẻ uống nước lá,
bú mẹ, bất thường
của trẻ

Yếu tố tăng cường
- Bà mẹ được gia đình và cộng đồng
ủng hộ tiếp cấn với các nguồn thông
tin về nội dung CSTTSS như: truyền
thơng qua loa, truyền thơng nhóm, tư
vấn, phát tờ rơi từ NVYT.
- Bà mẹ được gia đình khuyến khích
thực hiện CSTTSS.

Thực hành
CSTS:
- Bà mẹ đến CSYT
khám thai, tiêm
VAT
- Bà mẹ uống viên
sắt, ăn uống, vệ
sinh, lao động hợp


CSTgS:
- Bà mẹ sinh con tại
CSYT
CSSS:
- Bà mẹ đến CSYT
để khám lại sau sinh
- Bà mẹ cho trẻ bú
sớm và bú mẹ hoàn
toàn
- Bà mẹ ăn uống hợp
lý, chăm sóc bản
thân và trẻ

Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
- Bà mẹ được NVYT tư vấn, truyền
thơng nhóm về kiến thức CSTTSS.
- Bà mẹ được NVYT thực hiện các
CSTTSS tại CSYT
- CSYT được trang bị thuốc, thiết bị
y tế đầy đủ cho việc cung cấp dịch
vụ CSTTSS

Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết can thiệp Chăm sóc trước, trong và sau sinh


7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng: bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2

tuổi
Tiêu chuẩn chọn:
- Các bà mẹđang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu ít nhất 2 năm, có khả
năng giao tiếp thơng thường.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các bà mẹ có con tử vong ở lần sinh gần nhất hoặc
chuyển nơi sinh sống trong thời gian triển khai nghiên cứu.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính
- Lãnh đạo (TT KSBT, TTYT, TYT), lãnh đạo địa phương (PCT xã, CT
Hội phụ nữ), trụ trì chùa Khmer, NVYT (tại TYT và ấp).
-Bà mẹ có con 0- 2 tuổi (Có và Khơng thực hành CSTTSS).
(Bà mẹ Có/Khơng thực hành CSTTSS: là bà mẹ Có/Khơng thực hành ít
nhất 5 nội dung gồm: khám thai từ 3 lần trở lên, khám thai tại CSYT, tiêm
VAT; sinh con tại CSYT; khám lại sau sinh).
- Chồng (hoặc mẹ ruột/mẹ chồng) của bà mẹ(không thực hành
CSTTSS).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian:nghiên cứu tiến hành từ tháng 8/2017- 12/2020 chia 3 giai đoạn
(trước can thiệp, can thiệp và sau can thiệp).
Địa điểm: nghiên cứuthực hiện tại 4 xã: 2 xã: Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh thuộc
huyện Hịa Bình (là địa bàn can thiệp (CT)); và 2 xã: Long Điền và Long Điền
Đông thuộc huyện Đông Hải (là địa bàn không can thiệp (KCT)).
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Phỏng thực nghiệm - can thiệp trước sau có nhóm
chứng, gồm 3 giai đoạn:


8
Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (từ 01/8/2017- 31/12/2017): thực hiện cả
4 xã (CT và KCT): Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh; Long Điền và Long Điền Đông.
Thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp bà mẹ, kết quả nhằm mô tả
KT-TĐ-TH CSTTSS và xác định một số yếu tố liên quan đến KT-TĐ-TH

CSTTSS của bà mẹ.
Giai đoạn 2: Can thiệp (từ 01/01/2018- 31/12/2019): thực hiện chỉ trên 2 xã CT:
Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh.
Đối tượng can thiệp: bà mẹ mang thai, bà mẹ có con 0-24 tháng tuổi, hộ
gia đình (dân tộc Khmer và có phụ nữ 15-49 tuổi), nam giới làm việc tại 2 cảng
cá.
Tiến hành: can thiệp cộng đồng tại 2 xã. Can thiệp bằng các hình thức
truyền thơng GDSK về CSTTSS: phát tờ rơi (cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có
con 0-24 tháng tuổi, hộ gia đình dân tộc Khmer và có phụ nữ 15-49 tuổi, nam
giới làm việc tại 2 cảng cá); phát loa (tại điểm TYT và UBND xã); truyền thơng
nhóm và tư vấn (cho bà mẹ mang thai, cho bà mẹ có con 0- 2 tuổi).
Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (từ 01/01/2020- 31/12/2020). Thực hiện
trên 4 xã (CT-KCT).
Sử dụng phiếu phỏng vấn định lượng đã sử dụng trong giai đoạn TCT
để thu thập thông tin về KT-TĐ-TH CSTTSS của bà mẹ khi chương trình can
thiệp kết thúc nhằm đánh giá tỷ lệ KT-TĐ-TH CSTTSS thay đổi SCT so với
TCT.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng

2

{ z1−α /2 √ 2 p(1− p )+z1− β √ p1(1−p 1)+ p2 (1− p2 )}
Cỡ mẫu: sử dụng cơng
n= thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ:
( p 1− p2 )2

Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm (nhóm can thiệp và nhóm chứng)
Z α, β: Là hệ số tin cậy với Z α, β = 1,96; α, β: = 0,05

β: xác suất sai lầm loại 2, hay lực mẫu 1- β = 0,95.


9
p1: Tỷ lệ trước can thiệp (TCT); p 2: Tỷ lệ (kỳ vọng) sau can thiệp (SCT).
(p: = (p1+p2)/2)
Giá trị p1: dựa trên báo cáo của huyện Hịa Bình (năm 2016), tỷ lệ trung
bình thực hành khám thai từ 3 lần trở lên của của bà mẹdân tộc Khmer là 50%.
Nghiên cứuchọn giá trị p1=50%. Chương trình can thiệp kỳ vọng làm tăng 20%
tỷ lệ có khám thai đúng, thái dộ tích cực, thực hành đúng về CSTTSS của bà mẹ
so với thời điểm TCT, hay p2= 70%.
Thay số vào công thức n = 153; Sử dụng hiệu lực thiết kế DE= 2; nên n = 153 x
2= 306; Dự kiến tỷ lệ từ chối là 15%. Cỡ mẫu làm tròn n 1= n2= 352, tổng mẫu ở
2 huyện n= n1+ n2=704.
Thực tế phỏng vấn 1386bà mẹ (TCT là 703, SCT là 683). Các bà mẹTCT và
SCT là không trùng nhau.
Chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Chọn chủ đích các nhóm đối tượng: bà mẹ vàchồng (hoặc mẹ ruột/mẹ
chồng), lãnh đạo (TT KSBT, TTYT, TYT), lãnh đạo địa phương (PCT xã, CT
Hội phụ nữ), trụ trì chùa Khmer, NVYT (tại TYT và ấp). TCT là 65 người (cho
7 cuộc TLN và 9 cuộc PVS) và SCT là 33 người (cho 3 cuộc TLN và 9 cuộc
PVS).
2.5. Thu thập số liệu
Xây dựng công cụ thu thập số liệu
Nghiên cứu định lượng: Bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc để phỏng vấn các bà
mẹ (cả 2 thứ tiếng Việt và Khmer) để thu thập số liệu cho cả 2 giai đoạn TCT
và SCT được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn
của WHO, hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, được 3 chuyên gia
trong lĩnh vực CSSKSS góp ý và được phỏng vấn thử trước khi phỏng vấn

chính thức.
Nghiên cứu định tính: Các bản Hướng dẫn PVS và TLN phù hợp với mục đích
thực hiện định tính giai đoạn TCT và SCT và phù hợp với mục đích thu thập số


10
liệu với từng nhóm đối tượng. (giai đoạn SCT chỉ thực hiện với nhóm đối tượng
lãnh đạo ngành, địa phương, NVYT và bà mẹ có thực hànhCSTTSS vì mục
đích đánh giá hiệu quả, khả năng duy trì và bền vững của các hoạt động can
thiệp).
Tiến hành thu thập số liệu
Thu thập thông tin định lượng: Các điều tra viên (ĐTV) mời bà mẹ đến nhà Y tế
ấp hoặc tại nhà bà mẹ, để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng.
Thu thập thơng tin định tính: các cuộc PVS và TLN được thực hiện tại nơi làm
việc của đối tượng được phỏng vấn, tại chùa đối với trụ trì và tại nhà Y tế ấp đối
với bà mẹ; các cuộc phỏng vấn được ghi âm kèm biên bản.
2.6. Biến số và chủ đề nghiên cứu
2.6.1. Các biến số của nghiên cứu định lượng
Biến số thông tin chung: Biết tiếng Việt, tuổi,số con, tháng tuổi con
nhỏ nhất, thời gian ở tại xã nghiên cứu,học vấn,nghề nghiệp,nơi làm việc,nghề
nghiệp của chồng, Gia đình ủng hộ (khám thai, sinh con và khám lại sau sinh tại
CSYT), các nguồn cung cấp thông tin mang thai hoặc sinh đẻ,cách truyền thơng
mà bà mẹ thích.
Biến số KT-TĐ-TH CSTTSS: CSTS: khám thai, khoảng cách khám
thai, người khám thai, nơi khám thai; tiêm VAT, uống viên sắt, ăn uống và lao
động hợp lý, dấu hiệu bất thường và xử trí. CSTgS: nơi sinh và người đỡ
sinh,dấu hiệu bất thường và xử trí trong sinh. CSSS: ăn uống, lao động và vệ
sinh của bà mẹ;chăm sóc trẻ sơ sinh, thời điểm cho trẻ bú sớm và bú hoàn toàn,
dấu hiệu bất thường và xử trí ở mẹ/trẻ; số lần và thời điểm khám lại sau sinh.
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính

Các chính sách hỗ trợ, thuận lợi và khó khăn (về phía CSYT và phía bà
mẹ); định hướng can thiệp cải thiện KT-TĐ-TH CSTTSS cho phụ nữ Khmer
sống vùng ven biển; Sự đồng thuận, ủng hộ và tạo điều kiện cho các hoạt động
can thiệp; Tính khả thi khi thực hiện can thiệp hoạt động truyền thông giáo dục
nâng cao sức khỏe, phù hợp với văn hóa dân tộc Khmer.


11
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá
Các chỉ số KT-TĐ-TH CSTTSS của bà mẹ được đánh giá và so sánh
TCT (%) và SCT (%), đo lường bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ)
CSHQ =

Tỷ lệ sau can thiệp (P2) - Tỷ lệ trước can thiệp (P1)
Tỷ lệ trước can thiệp (P1)

x 100

2.8. Phân tích số liệu
Phân tích số liệu định lượng:
Bộ câu hỏi sau khi thu thập được rà soát, làm sạch và nhập vào phần
mềm Epidata 3.1 và được xử lý bằng phầm mềm SPSS 24.0
Một số biến tổng hợp được sử dụng trong phân tích: Các biến được tạo
ra dựa trên các câu hỏi về KT-TĐ-TH CSTTSS với các số điểm mỗi câu dựa
trên thảo luận và thống nhất của các chuyên gia.
Biến số kiến thức CSTTSS là biến được tạo ra dựa trên 34 câu hỏi về
kiến thức CSTTSS. Điểm nhỏ nhất= 0, lớn nhất = 63; chọn điểm cắt trung vị
(16 điểm) (percentiles 50%); chia bà mẹhành 2 nhóm: nhóm bà mẹ có điểm
kiến thức ≥ 16 điểm và < 16 điểm.
Biến số thái độ CSTTSS là biến được tạo ra dựa trên 25 câu hỏi về thái

độ CSTTSS. Điểm nhỏ nhất = 32, lớn nhất =120; chọn điểm cắt trung vị (59
điểm) (percentiles 50%); chia bà mẹ thành 2 nhóm: nhóm bà mẹ có điểm thái độ
≥59 điểm và <59 điểm.
Biến số thực hành CSTTSS là biến được tạo ra dựa trên 21 câu hỏi về
thực hành CSTTSS. Điểm nhỏ nhất = 0, lớn nhất = 26; chọn điểm cắt trung vị
(7 điểm) (percentiles 50%); chia bà mẹthành 2 nhóm: nhóm bà mẹ có điểm thực
hành≥7 điểm và <7 điểm.
Việc phân 2 nhóm bà mẹtheo biến KT-TĐ-TH dựa trên điểm trung vị
của kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 như trên nhằm mục đích phân tích mối liên
quan (Mục tiêu 2) và để đánh giá kết quả can thiệp qua tính CSHQ (Mục tiêu 3).
Phân tích mơ tả các tỷ lệ KT-TĐ-TH về CSTTSS. Kiểm định Khi bình


12
phương (2) để kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ. Hồi qui Logictics để xác
định mối liên quan vớiKT-TĐ-TH CSTTSS và kiểm sốt một số yếu tố nhiễu.
Tính CSHQ.
Để so sánh sự thay đổi về KT-TĐ-TH CSTTSS của các bà mẹ tham gia
điều tra SCT so với TCT, nghiên cứu vẫn giữ điểm cắt trung vị của giai đoạn
TCT để chia các bà mẹ SCT thành 2 nhóm, từ đó so sánh sự thay đổi theo tỷ lệ
(%) và CSHQ.
Phân tích số liệu định tính: mã hóa và phân tích theo các chủ đề.
2.9. Các hoạt động can thiệp
Các hoạt động can thiệp truyền thông:
Tập huấn và phát tài liệu truyền thông về CSTTSS cho NVYT.
Truyền thông trên loa tại TYT và UBND xã
Tư vấn tại TYT kết hợp xem tranh lật, phát tờ rơi.
Tổ chức các buổi truyền thơng nhóm.
Phát tờ rơi tới hộ gia đìnhdân tộc Khmer và có phụ nữ 15-49 tuổi, cho
nam giới làm việc ở các ghe đánh cá.

2.10. Đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y tế công cộng
cho phép thực hiệntheo giấy chấp thuận số: 310/2017/YTCC-HD3ngày 29/5/2017.
Nghiên cứu được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cấp giấp
phép số 90-91-92/GP-STTTT/2018 về xuất bản tài liệu không kinh doanh (tờ
rơi CSTS, CSTgS, CSSS); bản 2 thứ tiếng Việt- Khmer.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của bà mẹ
Bà mẹ tham gia nghiên cứu có các đặc điểm cá nhân tương đương giữa
địa bàn CT và KCT: tuổi trung bình 29,3± 5,7; nhỏ nhất là 19 tuổi và cao nhất là
46 tuổi và 1/3 số bà mẹ ở nhóm tuổi 25-29. Khoảng 1/2 số bà mẹlàm thuê, làm
việc khác xã cư trú và có chồng làm nghề ngư phủ. Cịn 15,3% bà mẹ khơng
biết tiếng Việt (cả nghe, nói, đọc, viết).


13
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của
bà mẹ dân tộc Khmer giai đoạn trước can thiệp
3.2.1. Kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
Tỷ lệ kiến thức CSTTSS đúng của bà mẹ ở 2 địa bàn tương đương
nhau.
Khoảng 1/2 nội dung kiến thức CSTS (8/15 câu) có tỷ lệ đúng chỉ
khoảng 50%-60%.
Bà mẹ biết nơi sinh là CSYT, người đỡ sinh là NVYT ở huyện Đông
Hải (63%) cao hơn huyện Hịa Bình (55%), p<0,05.
Chỉ khoảng 1/3 nội dung kiến thức CSSS (5/14 câu) đạt 40-60%.Còn
5,9%- 28,5% bà mẹ còn nêu xử trí bằng cách dân gian khi có dấu hiệu bất
thường ở mẹ hoặc con cả 3 giai đoạn trước, trong và sau sinh như: cúng Phật,
uống thuốc nam, châm (đốt), giác (lể), tự mua thuốc tây uống, đến mụ vườn.
Bảng 1. Tỷ lệ đạt điểm kiến thức Chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ

Huyện
Kiến thức
Giá trị
P
Hòa Bình
Đơng Hải
Điểm cao nhất
26
24
Điểm thấp nhất
0
0
CSTS
Điểm trung vị
6
6
Tỷ lệ đạt ≥ 6
59,4 %
61,5%
> 0,05
Điểm cao nhất
9
10
Điểm thấp nhất
0
0
CSTgS
Điểm trung vị
2
4

Tỷ lệ đạt ≥ 2
55,8%
70,9%
> 0,05
Điểm cao nhất
24
33
Điểm thấp nhất
0
0
CSSS
Điểm trung vị
6
10
Tỷ lệ đạt ≥ 6
51,8
56,2
> 0,05
Điểm cao nhất
54
63
Điểm thấp nhất
0
0
CSTTSS
Điểm trung vị
13
18
Tỷ lệ đạt ≥ 13
50,6

57,1
> 0,05


14
3.2.2. Thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh
Thái độ tích cực về CSTS đạt khoảng 30%-50%; về CSTgS đạt khoảng
45%-60%;về CSSS đạt khoảng 30%-40%; (p>0,05).
Bảng 2. Tỷ lệ đạt điểm thái độ Chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
Huyện
Thái độ
Giá trị
P
Hịa Bình
Đơng Hải
Điểm cao nhất
30
30
Điểm thấp nhất
6
6
CSTS
Điểm trung vị
13
13
Tỷ lệ đạt ≥ 13
52,6 %
52,1 %
> 0,05
Điểm cao nhất

15
15
Điểm thấp nhất
3
3
CSTgS
Điểm trung vị
10
10
Tỷ lệ đạt ≥ 10
51,2%
55,4%
> 0,05
Điểm cao nhất
76
76
Điểm thấp nhất
20
20
CSSS
Điểm trung vị
38
38
Tỷ lệ đạt ≥ 38
51,2%
52,1%
> 0,05
Điểm cao nhất
120
129

Điểm thấp nhất
32
34
CSTTSS
Điểm trung vị
59
59
Tỷ lệ đạt ≥ 59
50,9
51,2%
> 0,05
3.2.3. Thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
Tỷ lệ bà mẹcó các thực hành đúng về CSTS trong khoảng 20%-50%;
sinh con tại CSYT đạt 86,5%; Các thực hành đúng về CSSS đạt trong khoảng
5%-40%.
Khoảng 1/2 bà mẹ đến CSYT để xử trí bất thường cả 3 giai đoạn trước,
trong và sau sinh. Bên cạnh, khoảng 15%-70% bà mẹ còn sử dụng các cách dân
gian.


15
Bảng 3. Tỷ lệ đạt điểm thực hành Chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
Huyện
Thực hành
Giá trị
P
Hòa Bình
Đơng Hải
Điểm cao nhất
12

11
Điểm thấp nhất
0
0
CSTS
Điểm trung vị
4
4
Tỷ lệ đạt ≥ 4
50,3%
55,4%
> 0,05
Điểm cao nhất
1
1
Điểm thấp nhất
0
0
CSTgS
Điểm trung vị
1
1
Tỷ lệ đạt ≥ 1
84,8%
88,1
> 0,05
Điểm cao nhất
13
12
Điểm thấp nhất

0
0
CSSS
Điểm trung vị
1,5
2
Tỷ lệ đạt ≥ 2
50%
57,3%
> 0,05
Điểm cao nhất
26
24
Điểm thấp nhất
0
0
CSTTSS
Điểm trung vị
7
8
Tỷ lệ đạt ≥ 7
51,8%
56,8%
> 0,05
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành CSTTSS của
bà mẹ
Kết quả phân tích hồi qui logistic đa biến cho thấy:
Nhóm bà mẹ biết tiếng Việt, có tiếp cận với 4 nguồn thông tin về mang
thai và sinh đẻ, làm việc tại xã đang cư trú và được gia đình ủng hộ việc khám
thai, sinh con và khám lại sau sinh tại CSYT; thì có điểm kiến thức CSTTSS ≥

16 cao gấp lần lượt 59,2 lần; 59,1 lần; 2,2 lần và 6,8 lần so với các nhóm cịn
lại, (p< 0,01).
Nhóm bà mẹkhơng làm th, có 1-2 con, có tiếp cận với 4 nguồn thông
tinvề mang thai và sinh đẻ và điểm kiến thức CSTTSS ≥16 điểm thì có điểm
thái độ CSTTSS ≥59 cao gấp lần lượt 8,1 lần; 1,9 lần; 2,5 lần và 26,5 lần so với
các nhóm cịn lại (p< 0,05).
Nhóm bà mẹ có tiếp cận với 4 nguồn thông tin về mang thai và sinh đẻ,
được gia đình ủng hộ việc khám thai, sinh con và khám lại sau sinh tại CSYT,


16
có điểm thái độ CSTTSS ≥59 và có điểm kiến thức CSTTSS ≥16; thì có điểm
thực hành CSTTSS ≥7 cao gấp lần lượt 3,8 lần; 2,2 lần; 2,6 lần và 24,3 lần so
với nhóm cịn lại (p< 0,01).
Kết quả định tính cũng cho thấy bà mẹdân tộc Khmer có nhiều yếu tố
rào cản trong tiếp cận với dịch vụ CSTTSS: khơng nói được tiếng Việt; phụ nữ
dân tộc Khmer rất e ngại khi người lạ nhìn thấy “vùng kín” của mình và khơng
muốn tiếp cận với NVYT là nam giới; Tâm lý xem nhẹ việc có thai và sinh con,
sử dụng cách dân gian trong CSSK BM-TE; tin vào Phật sẽ che chở nên khi có
bất thường chỉ cần khấn vái.
3.4. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer
3.4.1. Thay đổi kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
Tỷ lệ kiến thức đúng (theo 15 câu hỏi về kiến thức CSTS) của bà mẹ
(SCT) tăng khoảng 17,5%-58,4% và hầu hết đạt trên 70%; đạt cao nhất là Biết
cần khám thai (93,4%) và CSHQ là 43,3; Mặc dù đạt thấp nhất là Biết lợi ích
của tiêm VAT (51,2%) nhưng hiệu quả can thiệp rất cao (CSHQ là 601,4). Kiến
thứcCSTS của bà mẹtăng từ 59,4% lên 100% (p<0,001), CSHQ là 68,4% (địa
bàn CT).
Tỷ lệ kiến thức đúng (theo 5 câu hỏi về kiến thức CSTgS) của bà

mẹ(SCT) tăng khoảng 20,7%-40,5% và hầu hết đạt khoảng 70,0%; đạt cao nhất
là Biết nơi sinh con tốt nhất là CSYT (76,3%) và CSHQ là 37,5; Mặc dù đạt
thấp nhất là Biết đến CSYT khi có bất thường (52,7%) nhưng hiệu quả can thiệp
rất cao (CSHQ là 122,4). Kiến thức CSTgS của bà mẹ tăng từ 55,8% lên 92,5%
(p<0,01); CSHQ là 68,5% (địa bàn CT).
Tỷ lệ kiến thức đúng (theo 14 câu hỏi về kiến thức CSSS) của bà mẹ
(SCT) tăng khoảng 10,8%- 50,4% và hầu hết đạt trên 70%; đạt cao nhất là Biết
cần khám lại sau sinh (85,9%) và CSHQ là 85,9; Mặc dù đạt thấp nhất là Biết
cần khám lại 2 lần sau sinh (26,6%) nhưng hiệu quả can thiệp khá cao (CSHQ
là 68,4). Kiến thứcCSSS của bà mẹ tăng từ 51,8% lên 92,2%; (p<0,001), CSHQ


17
là 78%.
Tỷ lệ kiến thức CSTTSS của bà mẹ tăng từ 50,6% lên 99,7%;
(p<0,001), CSHQ là 97%.
3.4.2. Thay đổi thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh
Tỷ lệ thái độ tích cực (theo 6 tiểu mục về thái độ CSTS) của bà
mẹ(SCT) tăng khoảng 33,1%- 48,3% và hầu hết đạt trên 70%; đạt cao nhất là
tiểu mục Cần thiết phải khám thai định kỳ theo hướng dẫn của NVYT (87,7%)
và CSHQ là 71,3; Mặc dù đạt thấp nhất là tiểu mục Nếu ăn uống bình thường
thì khơng cần uống thêm viên sắt (76,3%) nhưng hiệu quả can thiệp khá cao
(CSHQ là 105,7). Thái độ CSTS của bà mẹ tăng từ 52,6% lên 96,4%;
(p<0,001), CSHQ là 83,3%.
Tỷ lệ thái độ tích cực (theo 3 tiểu mục về thái độ CSTgS) của bà mẹ
(SCT) tăng khoảng 16,7%- 44,9% và hầu hết đạt khoảng 80%; đạt cao nhất là
tiểu mục Sinh tại CSYT thì an tồn hơn cho mẹ và con hơn so với sinh tại nhà
(89,2%) và CSHQ là 60,4; Mặc dù đạt thấp nhất là tiểu mục Chỉ người đỡ sinh
mới cần biết dấu hiệu bất thường để xử trí (62,3%) nhưng vẫn đạt hiệu quả can
thiệp (CSHQ là 36,6). Thái độ CSTgS của bà mẹ tăng từ 51,2% lên 76,9%;

(p<0,001), CSHQ là 50,2%.
Tỷ lệ thái độ tích cực (theo 16 tiểu mục về thái độ CSSS) của bà
mẹ(SCT) tăng khoảng 26,9%-57,4%hầu hết đạt khoảng 60%- 80%; đạt cao nhất
là tiểu mục Da trẻ tím tái là dấu hiệu bất thường (94,9%) và CSHQ là 149,7;
Mặc dù đạt thấp nhất là tiểu mục Để trẻ mới sinh nằm trên ngực mẹ để trẻ được
ủ ấm (55,7%) nhưng hiệu quả can thiệp khá cao (CSHQ là 116,7). Thái độ
CSSS của bà mẹ tăng từ 51,2% lên 99,7%; (p<0,001), CSHQ là 94,7%.
Tỷ lệ thái độ CSTTSS của bà mẹ tăng từ 50,9% lên 99,4%; (p<0,001),
CSHQ là 95,3%.
3.4.3. Thay đổi thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
Tỷ lệ đúng (theo 9 câu hỏi về thực hành CSTS) của bà mẹ ở nhóm SCT
tăng so với nhóm TCT (địa bàn CT) khoảng 11,5%-46,7% và hầu hết đạt


18
khoảng 80%; đạt cao nhất là Lao động theo từ 1 đến 4 khuyến cáo (90,4%) và
CSHQ là 30,4; Mặc dù đạt thấp nhất là Đến CSYT khi có bất thường
(50,3%)nhưng vẫn đạt hiệu quả can thiệp (CSHQ là 37,4). Thực hành CSTS
tăng từ 50,3% lên 91%; (p<0,001); CSHQ là 80,9%.
Tỷ lệ đúng (theo 2 câu hỏi về thực hành CSTgS) của bà mẹ ở nhóm
SCT tăng so với nhóm TCT (địa bàn CT) khoảng 8,3%-39,7% đều đạt trên
80,0%; đạt cao nhất là Sinh con tại CSYT (93,1%) và CSHQ là 98; Mặc dù đạt
thấp hơn là Đến CSYT khi có bất thường (80,6%) nhưng vẫn đạt hiệu quả can
thiệp (CSHQ là 97,1). Thực hànhCSTgS tăng từ 84,4% lên 93,1%; (p<0,01);
CSHQ là 9,8%.
Tỷ lệ đúng (theo 10 câu hỏi về thực hành CSSS) của bà mẹ ở nhóm
SCT tăng so với nhóm TCT (địa bàn CT) khoảng 7,4%-48,4% và đều đạt
khoảng 50,0%-70,0%; đạt cao nhất là Thực hiện từ 1- 4 hoạt động chăm sóc trẻ
sơ sinh (81,7%) và CSHQ là 145,4; Mặc dù đạt thấp hơn là Cho trẻ ≤ 6 tháng
tuổi bú mẹ hoàn toàn (12,1%) nhưng vẫn đạt hiệu quả can thiệp (CSHQ là

157,4). Thực hành CSSS của bà mẹ tăng từ 50% lên 97,3%; (p<0,001); CSHQ
là 94,6%.
Tỷ lệ thực hành CSTTSS của bà mẹ tăng từ 51,8% lên 96,4%;
(p<0,001); CSHQ là 86,1%.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung của bà mẹ dân tộc Khmer
Bà mẹdân tộc Khmer ở địa bàn CT và địa bàn KCT, cả giai đoạn TCT và
SCT có các đặc điểm cá nhân tương đối giống nhau như: học vấn thấp, mức
sinh cao, nghề nghiệp chủ yếu làm nông, làm thuê,
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của
bà mẹ dân tộc Khmer giai đoạn trước can thiệp
4.2.1. Kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
Các kiến thức quan trọng như: biết cần khám thai, biết người khám thai



×