Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

(Luận án tiến sĩ) quan điểm của j s mill về tự do và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XIÊM

QUAN ĐIỂM JOHN STUART MILL VỀ TỰ DO VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN
QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Triết học
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn
PGS.TS. Tƣờng Duy Kiên

HÀ NỘI, 2019

luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Hữu Tồn và PGS.TS. Tường Duy Kiên, có kế
thừa một số kết quả liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận
án là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận án
của mình.
Tác giả luận án



luan an


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã ln gần gũi, chia
sẻ, cảm thơng và động viên kịp thời để tơi có thể tập trung mọi nguồn lực cho
việc hồn thành chương trình học của mình.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Đặng Hữu Toàn và PGS.TS Tường Duy Kiên; Ban Giám đốc Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Triết học và các nhà khoa học tham gia đào tạo
NCS khóa 2015 - 2018 đã giúp đỡ tận tình, đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê
nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình tiếp
sức và tạo thuận lợi để hồn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

luan an


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4
5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................ 5

7. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 7
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành triết học
của J.S.Mill...................................................................................................... 7
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về quan điểm của J.S.Mill về tự do ....... 12
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa quan điểm của J.S.Mill về tự do
đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay ..................... 16
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 21
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC VỀ
TỰ DO CỦA JOHN STUART MILL ........................................................... 23
1.1. Điều kiện lịch sử hình thành quan điểm về tự do trong triết học J.S.Mill ....... 23
1.1.1. Tình hình kinh tế nước Anh trong thế kỷ XIX ............................... 23
1.1.2. Đặc điểm xã hội nước Anh trong thế kỷ XIX ................................ 26
1.1.3. Tình hình chính trị nước Anh thế kỷ XIX ...................................... 27
1.2. Tiền đề lý luận hình thành quan điểm về tự do trong triết học J.S.Mill 34
1.2.1. Triết học lý thuyết của J.S.Mill ..................................................... 34
1.2.2. Quan điểm triết học về tự do và lý luận nhận thức của J.Locke
(1632 - 1704) ........................................................................................... 37
1.2.3. Nguyên tắc vị lợi của Jemery Bentham (1748 - 1832) ................. 42
1.2.4. Quan điểm của Wilhelm von Humboldt (1767 - 1853) về sự phát
triển cao nhất, hài hòa nhất mọi năng lực của con người với tư cách mục
tiêu của nhân loại.................................................................................... 45

luan an


1.2.5. Triết học thực chứng của Auguste Comte (1798 - 1857).............. 48
1.2.6. Học thuyết chính trị của Alexis de Tocqueville (1805–1859) ...... 51
1.3. Q trình hình thành và hồn thiện quan điểm về tự do trong triết học
J.S.Mill .......................................................................................................... 54

1.3.1. Cuộc đời, sự nghiệp của J.S.Mill .................................................. 54
1.3.2. Quá trình hình thành quan điểm về tự do trong triết học J.S.Mill ..... 61
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 71
Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT
HỌC CỦA JOHN STUART MILL ............................................................... 72
2.1. Cách tiếp cận của J.S.Mill về tự do........................................................ 72
2.2. Quan điểm của J.S.Mill về các quyền tự do dân sự (quyền tự do cá nhân) ... 77
2.2.1. Tự do tư tưởng, tự do quan điểm và biểu đạt ............................... 77
2.2.2. Tự do tín ngưỡng và tơn giáo........................................................ 82
2.2.3. Tự do sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống........................ 83
2.2.4. Quyền tự do của cá nhân trong mối quan hệ với xã hội............... 90
2.3. Quan điểm của J.S.Mill về cơ chế thực hiện quyền con người ............. 97
2.3.1. Hình thức chính thể lý tưởng bảo đảm thực hiện các quyền và tự do
dân chủ về chính trị................................................................................. 97
2.3.2. Thể chế chính trị dân chủ và hình thức thực hiện dân chủ thơng qua
quyền bầu cử của công dân .................................................................. 103
2.4. Giá trị và hạn chế quan điểm của J.S.Mill về tự do ............................. 113
2.4.1. Giá trị quan điểm của J.S.Mill về tự do ...................................... 113
2.4.1.1. Giá trị tư tưởng của quan điểm về quyền tự do cá nhân... 113
2.4.1.2. Giá trị tư tưởng của quan điểm về các quyền và tự do dân chủ
về chính trị ...................................................................................... 116
2.4.1.3. Giá trị tư tưởng của quan điểm về giáo dục trong việc thực
hiện quyền tự do cho người dân và mở rộng nền dân chủ ............. 118
2.1.4.4. Giá trị tư tưởng của quan điểm về giải phóng phụ nữ ...... 121
2.4.2. Hạn chế trong quan điểm của J.S.Mill về tự do ......................... 126
2.4.2.1. Chủ trương đấu tranh cho quyền tự do của con người nhưng lại
không bảo về sự bình đẳng của các dân tộc có quyền tự do, độc lập . 126

luan an



2.4.2.2. Tính chủ quan và thiếu nhất quán trong quan điểm về tự do . 128
2.4.2.3. Hạn chế từ lập trường giai cấp và từ việc hạ thấp vai trò của
quần chúng nhân dân ..................................................................... 131
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 133
Chƣơng 3: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART
MILL VỀ TỰ DO ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 134
3.1. Quan điểm về quyền con người trong thế giới đương đại ................... 134
3.1.1. Khái niệm về quyền con người.................................................... 134
3.1.2. Lịch sử phát triển của tư tưởng nhân quyền ............................... 141
3.2. Thực trạng thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay nhìn từ quan
điểm của J.S.Mill về quyền tự do con người .................................................. 152
3.2.1. Nhà nước bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý
Nhà nước và xã hội ............................................................................... 152
3.2.2. Nhà nước bảo đảm quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí và thơng tin
............................................................................................................... 155
3.2.3. Nhà nước bảo đảm quyền tự do hội họp và lập hội .................... 158
3.2.4. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ................ 160
3.3. Một số bài học rút ra về vấn đề quyền con người trong triết của J.S.Mill
về tự do ........................................................................................................ 164
3.3.1. Bài học về việc bảo đảm các quyền tự do cá nhân ..................... 164
3.3.2. Bài học về việc xây dựng hình thức chính thể bảo đảm các quyền
tham gia vào đời sống chính trị của người dân .................................... 168
3.3.3. Bài học về việc bảo đảm quyền bình đẳng giới .......................... 171
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 175
KẾT LUẬN .................................................................................................... 177
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ....................................................................................................... 180
CHÚ THÍCH.................................................................................................. 181

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 188

luan an


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do là khát vọng, là niềm mơ ước muôn thuở của con người. Đây cũng là
vấn đề bản chất, cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa xã
hội. C.Mác đã khẳng định mục đích của Chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con
người, đem lại tự do cho con người và “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người” [84, tr.606]. Đem lại tự do cho con người
để con người được tự do phát triển toàn diện. Theo đó, có thể nói, tự do là giá trị
nhân văn quan trọng bậc nhất trong tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.
Khi nào, ở đâu mà người ta quên mất vấn đề tự do, hạn chế tự do của con người
nghĩa là đã vơ tình rời bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, tự do và độc lập là mục tiêu đấu tranh, là nguồn sức mạnh làm
nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, chính dân tộc ta, bằng cuộc đấu tranh
bền bỉ trong suốt 80 năm đã khôi phục được những quyền vốn có của con người,
trong đó có tự do – những giá trị bị thực dân Pháp chà đạp nhân danh khai hóa
văn minh. Lý tưởng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” đã được
Người khẳng định “đấy là tất cả những gì tơi muốn, đấy là tất cả những gì tơi
hiểu” [127, tr.44]. Tự do cho mỗi người và tự do cho cả cộng đồng dân tộc
không chỉ là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam, mà còn là nguồn cổ vũ
lớn lao cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh giành lại
quyền tự do, độc lập cho dân tộc, quyền và những tự do cơ bản cho người dân.

Cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển quyền và những tự do cơ bản của con người
là cuộc đấu tranh cho giá trị nhân văn, cho dân tộc phát triển.

luan an


2

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều tác gia bàn về vấn đề này,
trong đó, tiêu biểu có J.S.Mill (J.S.Mill; 1806 – 1873). Sinh thời, J.S.Mill đã
viết rất nhiều tác phẩm và gây được tiếng vang lớn. Trong đó, “Chính thể đại
diện” (Representative government), “Bàn về tự do” (On Liberty) và “Thuyết vị
lợi” (Utilitarianism) là những tác phẩm tiêu biểu của J.S.Mill trong bộ sách
Những cuốn sách vĩ đại của thế giới phương Tây (Great Books Of The Western
World , Encyclopedia Britanica, 1994). Các tác phẩm của J.S.Mill đều toát lên
nội dung chủ đạo: tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do
của người khác; đem lại sự tự do cho mỗi người để có được sự phồn vinh của tất
cả mọi người và cuối cùng là nhằm có được sự tiến bộ xã hội. Ông nghiên cứu
các quyền tự do dân sự và quyền tự do chính trị. Những đóng góp tư tưởng của
J.S.Mill để lại dấu ấn rõ rệt trong triết học phương Tây. Tuy nhiên, xét về mặt
hạn chế, triết học của J.S.Mill đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, là học
thuyết bảo vệ trật tự xã hội của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù, J.S.Mill chưa thể đoạn
tuyệt hẳn với một số hạn hẹp có tính lịch sử, nhưng điều đó khơng thể ngăn cản
ơng trở thành nhà tư tưởng dũng cảm, tiến bộ trong lịch sử tư tưởng triết học. Do
đó, nghiên cứu tư tưởng triết học của ông là công việc nhằm chắt lọc những giá
trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại. Nghiên cứu những tư tưởng tiến bộ của
J.S.Mill về tự do là một trong những định hướng đó.
Thêm nữa, để giữ gìn và bảo vệ tự do với tư cách là một giá trị cao quý nhất
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”
và cũng là để thực hiện lý tưởng tự do cao đẹp, một cội nguồn sức mạnh trong

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi
người và của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chúng ta không thể không nghiên
cứu và tiếp thu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng trong quan điểm về tự do của
các nhà tư tưởng tiền bối, trong đó có J.S.Mill, trên tinh thần đổi mới và tư duy
sáng tạo để phù hợp với bối cảnh thời đại ngày nay. Xuất phát từ những vấn đề

luan an


3

nêu trên, tác giả xin lựa chọn đề tài “Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý
nghĩa của nó đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay”
làm Luận án Tiến sĩ Triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ góc độ triết học, làm rõ quan điểm của J.S.Mill về tự do với tư cách
quyền của con người để trên cơ sở đó, chỉ ra và luận giải ý nghĩa của quan điểm
này đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích điều kiện lịch sử và tiền đề lý luận hình thành quan
điểm về tự do trong triết học của J.S.Mill.
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản trong quan điểm về tự do của
John Stuat Mill
Thứ ba, phân tích ý nghĩa của những quan điểm triết học của J.S.Mill về tự do
đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng triết học về tự do và tính hiện
thời của nó nhìn từ góc độ thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là quan điểm của J.S.Mill về tự do trong các
tác phẩm: “Bàn về tự do” (On liberty, 1859), “Chính thể đại diện” (Representative
Government, 1861), “Thuyết vị lợi” (Utilitarianism, 1863) và thực tiễn thực hiện
quyền con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

luan an


4

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tự do và quyền
con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Phương pháp lịch sử - logic.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
Phương pháp so sánh - đối chiếu.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần luận chứng những điều kiện lịch sử và tiền đề lý luận hình
thành quan điểm về tự do trong triết học của J.S.Mill; quá trình hình thành quan
điểm tự do trong triết học của J.S.Mill đã cho thấy các bước chuyển tư tưởng của
ông: từ khi là một thần đồng thuở thơ ấu đến khi trở thành triết gia lỗi lạc, từ những

quan điểm nền tảng ban đầu đến những luận thuyết sâu sắc sau này. Qua đó, luận
án đã góp phần luận chứng tư tưởng tự do trong triết học của ông được dựa trên
triết học lý thuyết của ông: thế giới quan duy nghiệm duy cảm nằm trong trào lưu
triết học duy nghiệm duy cảm Anh và thuyết đạo đức học vị lợi.
Luận án đã luận giải những nội dung cơ bản về tự do trong triết học của
J.S.Mill. Cụ thể, quan điểm của J.S.Mill về các quyền tự do dân sự (quyền tự do cá
nhân) và quan điểm của J.S.Mill về các quyền và tự do dân chủ về chính trị. Về
quyền tự do cá nhân, luận án đề cập đến tự do tư tưởng, tự do quan điểm và biểu
đạt; tự do tín ngưỡng và tơn giáo; tự do sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống
và tự do lập hội. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra quyền tự do của cá nhân trong mối

luan an


5

quan hệ với xã hội mang tính hai chiều và tuân theo những nguyên tắc nguyên tắc
tự do, nguyên tắc tổn hại và nguyên tắc vị lợi. Luận án còn luận giải được những
quan điểm của J.S.Mill về cơ chế thực hiện quyền con người như chính thể lý
tưởng, hình thức thực hiện dân chủ.
Luận án luận giải những giá trị lịch sử và hạn chế của quan điểm tự do
trong triết học của J.S.Mill. Những giá trị đó bao gồm: giá trị tư tưởng về
quan điểm tự do cá nhân; của quan điểm về quyền và tự do dân chủ về chính
trị; của quan điểm về quyền và tự do trong giáo dục; của quan điểm về giải
phóng người phụ nữ. Những hạn chế bao gồm: không bảo vệ sự bình đẳng
của các dân tộc; quan điểm về tự do thiếu nhất quán và mang tính chủ quan;
đánh giá thấp vai trò của quần chúng nhân dân.
Một trong những điểm đóng góp mới của luận án là việc phân tích một
số ý nghĩa hiện thời của những quan điểm tự do của J.S.Mill đối với việc thực
hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã lựa chọn một số nét

trong thực trạng thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay có liên quan
đến các nội dung trong quan điểm về tự do của J.S.Mill để làm sáng rõ giá trị
và ý nghĩa của những quan điểm đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trên phương diện lý luận, luận án đã nêu được bối cảnh kinh tế nước Anh
thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển nền sản xuất công nghiệp Tư bản chủ nghĩa diễn
ra một cách mạnh mẽ, giúp cho con người ý thức được quyền năng và sự tự do cá
nhân của mình. Bên cạnh đó, luận án đã tái hiện được lịch sử chính trị dưới triều
đại Victoria dẫn đến sự xuất hiện của các đảng chính trị (Đảng Whig và Đảng
Tory) và nhóm Cấp tiến, Tổng cơng đồn và phong trào Hiến chương như các tổ
chức đứng ra bảo vệ các quyền tự do cá nhân. Luận án đã phân tích tồn diện các
tiền đề lý luận cho sự hình thành quan điểm tự do của J.S.Mill. Những phân tích

luan an


6

của luận án cho thấy những đóng góp của J.S.Mill trong triết học chính trị của chủ
nghĩa tự do cổ điển.
Luận án đã phân tích những nội dung cơ bản trong quan điểm về tự do của
J.S.Mill. Góc độ tiếp cận của J.S.Mill về tự do: tự do luôn mang tính lịch sử và xã hội;
những phương diện biểu hiện khác nhau của tự do cá nhân trong thực tiễn cuộc sống;
cơ chế, phương thức thực hiện tự do cá nhân vào cuộc sống. Trên cơ sở đánh giá giá
trị và hạn chế của những tư tưởng trên, luận án đã rút ra được những bài học đối với
việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Trên phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy quan
điểm tự do trong triết học của J.S.Mill là sự phản ánh đặc thù của lịch sử, văn
hóa và xã hội phương Tây. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc chống lại
những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề quyền con người

và những chính sách thực hiện quyền con người của Nhà nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Luận án nghiên cứu quan niệm của J.S.Mill về tự do từ góc độ thực tiễn
thực hiện tự do và quyền con người ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với
việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc cả trong lĩnh vực quyền con người.
Luận án là một cơng trình khoa học, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề về tự do, quyền
con người, triết học phương Tây cận – hiện đại…
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, tổng quan, kết luận, chú thích và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương 10 tiết.

luan an


7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành
triết học của J.S.Mill
Nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành triết học của J.S.Mill có
những cơng trình tiêu biểu, cụ thể như sau:
Viết về lịch sử nước Anh có cuốn “Lược sử nước Anh” của tác giả Bùi Đức
Mãn được xuất bản năm 2008 do NXB Thành phố Hồ Chí Minh phát hành [97]
đã cung cấp một cách hệ thống về lịch sử nước Anh thời cổ đại đến những năm
của chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1945. Ở đó, tác giả Bùi Đức Mãn có miêu
tả nước Anh thời Victoria1 là thời kỳ đỉnh cao của cách mạng cơng nghiệp. Sự trị
vì của nữ hoàng Victoria được đánh dấu bởi sự bành trướng vĩ đại của đế quốc
Anh ra thế giới. Trong giai đoạn này, nước Anh đã đạt được vị trí quốc gia đỉnh
cao, trở thành cường quốc hàng đầu, không chỉ phát triển kinh tế mà còn đạt

nhiều thành tựu rực rỡ trong triết học và các khoa học cụ thể.
Tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” của Ph.Ăngghen và
“Tình hình cơng nghiệp cơng xưởng của Anh” của C.Mác đã phân tích rất chi tiết
về sự tác động của cách mạng công nghiệp lên đời sống kinh tế - xã hội ở Anh.
Sự thay đổi đó bắt đầu từ gia đình; từ vị trí, vai trị của phụ nữ trong xã hội đến
địa vị của người lao động trong xã hội; sự chuyển biến của những mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội nước Anh… qua đó phản ánh một cách tồn
diện về sự ra đời và bản chất của chế độ Tư bản chủ nghĩa tại Anh.
Những tác phẩm trên cho thấy: Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX,
với những phát minh khoa học kỹ thuật, Vương quốc Anh đã bỏ xa các nước
Châu Âu khác để trở thành một cường quốc cơng nghiệp. Chế độ cơng xưởng
được chính phủ ủng hộ với sự giàu có nhanh chóng của các nhà tư bản đã làm
đóng cửa hàng loạt xưởng thợ nhỏ với tầng lớp thợ thủ công ngày càng bần cùng

luan an


8

hóa. Sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân đã trở
thành những mâu thuẫn giai cấp sâu sắc. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm l841 1842 đã góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thành một làn
sóng rộng khắp trên tồn nước Anh. Những cuộc đấu tranh sôi động chống giai
cấp tư sản đã chỉ ra rằng giai cấp công nhân Anh bắt đầu nhận thức được vai trị
và sức mạnh to lớn của mình, bước lên vũ đại chính trị như một giai cấp độc lập.
Trước tình cảnh khốn khổ của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, sự
mâu thuẫn ngày càng sâu sắc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai
cấp tư sản, đòi hỏi những người theo chủ nghĩa tự do đưa ra những ý tưởng cải cách
xã hội tư sản. Trên thực tế, trong thời đại của J.S.Mill, ông đã hai lần chứng kiến
cải cách chính trị ở nước Anh: Lần thứ nhất vào năm 1832, với sự kiện Luật cải
cách được nhà vua ký, chính thức có hiệu lực. Luật cải cách năm 1832 ra đời là

thành quả của cuộc đấu tranh của nhóm Cấp Tiến (đại diện có Jemery Bentham và
J.S.Mill) kêu gọi quần chúng địi phổ thơng đầu phiếu, địi quyền bầu cử cho tất cả
cơng nhân Anh có đóng thuế trực tiếp. Nó mở rộng quyền bầu cử cho bộ phận tầng
lớp trung lưu mới, giảm bớt căng thẳng chính trị trong xã hội. Lịch sử chính trị Anh
tiếp tục ghi dấu ấn bởi Cải cách nghị viện lần thứ hai năm 1867. Cuộc cải cách này
đã mở rộng hơn nhiều quyền bầu cử, đem lại quyền bầu cử cho giai cấp công nhân
cơ bản (ngoại trừ công nhân mỏ và cơng nhân nơng nghiệp). Số cử tri tại Anh khi
đó đã tăng lên rõ rệt. Hai lần cải cách nghị viện trong thế kỷ XIX đã làm thay đổi
rất nhiều tình hình chính trị nước Anh. Cũng chính những lần cải cách nghị viện đã
thu hút được sự quan tâm của J.S.Mill. Nhiệm vụ của luận án là phải làm sáng tỏ
những tiền đề kinh tế - xã hội trên là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa tự do thế kỷ
XIX, trong đó, J.S.Mill xuất hiện như vị “giáo chủ tự do”, là vị “khai sinh ra chủ
nghĩa tự do” [4, tr.136].
J.S.Mill là nhà triết học Anh vĩ đại có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phương
Tây thế kỷ XIX và cho đến hiện nay. Cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill cũng

luan an


9

như các quan điểm triết học của ông luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho học giả
trên thế giới kế thừa và luận bàn. Ở Canada, từ những năm 1950, nhà xuất bản
Đại học Toronto (University of Toronto Press) đã xuất bản một số tác phẩm của
J.S.Mill, ấn hành lần đầu là bộ “Toàn tập của J.S.Mill” (The Collected Works of
J.S.Mill), gồm 33 tập được biên tập từ Hội đồng biên tập Khoa nghệ thuật và
Khoa học của trường Đại học Toronto (The Faculty of Arts and Science of the
University of Toronto Press) [149]. Tổng biên tập của Hội đồng là ông John
Michael Robson, Giáo sư của Đại học Toronto. Họ đã trình bày được một cách
đầy đủ tồn bộ tác phẩm của J.S.Mill, trong đó có những tác phẩm đã được xuất

bản riêng lẻ. Bên cạnh đó, bộ “Tồn tập của J.S.Mill” đã cung cấp các văn bản
chính xác của một số tác phẩm trước đó chưa từng được cơng bố hoặc khó tiếp
cận. Trường Đại học Toronto đã cung cấp trọn vẹn các tác phẩm của J.S.Mill ở
những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, những lá thư trao đổi giữa J.S.Mill với
nhiều nhân vật cùng thời. Quá trình xuất bản bộ “Tồn tập của J.S.Mill” đã nhận
được sự hỗ trợ lớn từ Hội đồng nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn
Canada (Social Sciences and Humanities Research Council of Canada) và nhận
được sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực triết học, chính trị,
kinh tế, ngơn ngữ và lịch sử ở các quốc gia trên thế giới. Điều đó cho thấy bộ
“Tồn tập của J.S.Mill” là một ấn bản công phu, kỹ lưỡng và có giá trị khoa học.
Đây là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để có thể tiếp cận cuộc đời và sự
nghiệp của J.S.Mill.
Ở Anh quốc, các cơng trình nghiên cứu về ơng vơ cùng phong phú và đa
dạng. Tiêu biểu, bộ sách “Sổ tay Cambridge về triết học” do nhà xuất bản Đại
học Cambridge – Anh quốc phát hành. Loạt sách này giới thiệu chi tiết về các
nhà tư tưởng, nhà triết học và các trường phát triết học khác nhau. Mỗi một tập
bao gồm những bài viết của những học giả hàng đầu ở Anh quốc nên đó là tập
hợp các quan điểm khác nhau, chứ không phải là ý kiến của một tác giả duy nhất.

luan an


10

Trong bộ sách này có hai cuốn: Năm 1998, tác giả John Skorupski ở Đại học St
Andrews, Scotland có biên soạn cuốn “Sổ tay Cambridge về Mill” (The
Cambridge Companion to Mill) [150]. Trong tác phẩm, J.S.Mill được đánh giá
là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thế kỷ XIX. J.S.Mill đã có một
ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và văn hóa phương Tây trong nhiều lĩnh vực:
triết học, kinh tế - chính trị, xã hội học và nghiên cứu văn học. Herny R. West,

Biên tập viên tại Tạp chí triết học Quốc tế đánh giá cuốn sách này là “bộ sưu tập”
những bài viết độc đáo về tiểu sử và tư tưởng triết học của J.S.Mill. Cuốn sách là
một trong những cơng trình tồn diện và đáng tin cậy khi nghiên cứu triết học
của J.S.Mill. Năm 2014, cuốn “Sổ tay Cambridge về Thuyết vị lợi” được xuất
bản bởi Đại học Cambridge do Ben Eggleston và Dale Miller đồng chủ biên
[145]. Các bài viết trong cuốn sách này được đánh giá là nguồn tư liệu quan
trọng để nghiên cứu về triết học đạo đức, triết học chính trị và đặc biệt là Thuyết
vị lợi. Hai tác giả bàn nhiều về các nguyên tắc vị lợi và sự tác động của học
thuyết này trong bối cảnh hiện nay bằng cách xem xét nó đối với những vấn đề
đương đại gây tranh cãi như xung đột quân sự, sự nóng lên tồn cầu…
Có thể nói rằng J.S.Mill và các tác phẩm của ông được xuất hiện hầu hết
trong các sách nhập môn về triết học phương Tây về triết học đạo đức, triết học
chính trị. Điều này cho thấy những quan điểm triết học của J.S.Mill vẫn được
quan tâm, tranh luận, nghiên cứu nhiều và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống
chính trị - xã hội đương đại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về
J.S.Mill và các tác phẩm của ơng vẫn cịn mới, cần tiếp tục được khai thác.
Ở Việt Nam, các tài liệu về lịch sử triết học như “Lịch sử triết học phương
Tây trước Mác” của tác giả Trần Văn Phòng và Dương Minh Đức xuất bản năm
2001 tại NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội; bộ sách “Lịch sử triết học phương Tây”
gồm 3 tập của tác giả Đỗ Minh Hợp do NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm
2014 [56, 57, 58]; những cuốn sách về “Lịch sử triết học” của các tác giả Bùi

luan an


11

Thanh Quất, Trần Đăng Sinh, Nguyễn Hữu Vui hay như cuốn sách “Câu chuyện
triết học” của Will Durant… đều đã chỉ ra triết học về tự do của J.S.Mill nằm
trong sự phát triển của tư tưởng nhân loại. Những nội dung triết học của J.S.Mill

được nêu khái quát trong những cơng trình trên là những tài liệu q giá để học
viên tìm hiểu tiền đề lý luận hình thành quan điểm triết học J.S.Mill về tự do.
Về luận án, luận văn: hiện nay đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về
vấn đề này, tiêu biểu: Luận văn Thạc sỹ Triết học của Nguyễn Hải Hoàng “Quan
điểm về tự do trong Bàn về tự do của J.S.Mill” bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [43]; Luận án Tiến
sĩ “Triết học chính trị của J.S.Mill – Giá trị và bài học lịch sử” của Ngô Thị Như
bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh [114]; Luận văn Thạc
sỹ Triết học “Quan điểm của J.S.Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại
diện” của Nguyễn Thị Thùy Linh bảo vệ năm 2012 tại Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [77] và Nguyễn Ánh Hồng Minh (2014),
luận văn Thạc sỹ Triết học “Tư tưởng đạo đức của J.S.Mill trong tác phẩm
Thuyết công lợi”, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội [99]. Những cơng trình trên đã nêu được những điều kiện và những tiền đề
lý luận triết học tự do của John Stuart Mill. Cụ thể, các tác giả đều nhận định
cuộc cách mạng công nghiệp Anh và sự xuất hiện của giai cấp công nhân Anh,
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dẫn đến những biến động
chính trị ở nước Anh dưới thế lỷ XIX là tiền đề kinh tế, xã hội và chính trị cho sự
hình thành những quan điểm triết học của J.S.Mill. Về tiền đề lý luận, các tác giả
đã đi phân tích J.S.Mill đã kế thừa những tư tưởng triết học của A.Comte,
J.Locke, W.Humboldt, J.Bentham và A.Tocqueville. Đó là những đóng góp lớn
của các tác giả mà luận án cần kế thừa.

luan an


12

Bằng những phương pháp nghiên cứu lý thuyết, luận án có nhiệm vụ luận

giải cuộc cách mạng cơng nghiệp và những biến động về chính trị của nước Anh
thế kỷ XIX đã đặt ra những vấn đề gì để J.S.Mill giải quyết vấn đề tự do. Bên
cạnh đó, luận án cần chỉ ra những nét khái quát nhất về cuộc đời, sự nghiệp của
J.S.Mill, đặc biệt là sự chuyển biến trong tư tưởng của J.S.Mill. Trên đây là
những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
1.2. Những công trình nghiên cứu về quan điểm của J.S.Mill về tự do
Trên thế giới, có rất nhiều học giả cũng quan tâm nghiên cứu quan điểm
J.S.Mill về tự do và những giá trị, hạn chế trong quan điểm đó. Tiêu biểu có
những tác phẩm sau:
Nhà triết học người Do Thái, Isaiah Berlin với tác phẩm “Bốn tiểu luận về
tự do” do NXB Tri thức phát hành năm 2014 (Nguyễn Văn Trọng dịch) [4] với
nội dung cơ bản là vấn đề về tự do và hai khái niệm về tự do. Khi bàn về những
vấn đề này, Isaiah Berlin đã kế thừa rất nhiều những tư tưởng của J.S.Mill trong
tác phẩm “Bàn về tự do”. Trong tác phẩm “Bốn tiểu luận về tự do”, Isaiah Berlin
tỏ ra yêu mến tư tưởng của J.S.Mill một cách nồng nhiệt. Isaiah Berlin đã có đóng
góp rất lớn khi phân biệt tự do - freedom hay tự do - liberty. Thuật ngữ “freedom”
thường được hiểu theo hai nghĩa: tự do khỏi một cái gì đó “freedom from
something” và tự do được làm điều gì đó “freedom to do something”. Isaiah
Berlin đã cố gắng phân biệt giữa hai nghĩa của khái niệm tự do này: “tự do tích
cực” khi nói về tự do được làm điều gì đó và tự do khỏi một cái gì đó thường được
sử dụng là một khái niệm “tự do tiêu cực”. Khi phân tích “tự do tiêu cực”, Isaiah
Berlin đã sử dụng quan điểm của J.S.Mill và coi đó là khái niệm tự do “Chỉ có tự
do xứng đáng với tên gọi ấy, ấy là tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của ta theo cách
riêng của ta, trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của
người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc” [4,
tr.52-53]. Những phân tích này của Isaiah Berlin là cơ sở lý luận trực tiếp để luận

luan an



13

án tiếp cận quan điểm của J.S.Mill về tự do với tư cách là những quyền cơ bản của
con người.
Tác giả Michael Sandel – nhà triết học chính trị Mỹ với các tác phẩm “Chủ
nghĩa tự do và giới hạn của công lý” (1998), “Bất mãn trong nền dân chủ”
(1996), “Triết học: Các tiểu luận về đạo đức trong chính trị” (2005), “Lý lẽ
chống lại sự hoàn hảo: Đạo đức trong thời đại kỹ thuật di truyền” (2007) và gấn
đây nhất là tác phẩm “Phải trái đúng sai” được xuất bản ở Việt Nam do NXB
Trẻ ban hành (Hồ Đắc Phương dịch) [120]. Cuốn sách “Phải trái đúng sai” là
tập hợp các bài giảng của ông ở Đại học Harvard: Công lý - Đâu là việc đúng nên
làm? (What‟s the Right Thing to Do?) khơi gợi lên những câu hỏi lớn của triết
học chính trị thơng qua việc đánh giá những vấn đề gai góc gây nhiều tranh cãi
nhất hiện nay, trong đó có vấn đề là giới hạn của nguyên tắc tự do và nguyên tắc
vị lợi trong việc thực hiện cơng lý... Đây là một khóa học có số lượng sinh viên
tham dự đông kỷ lục ở Hoa Kỳ. Ở đó, Michael Sandel có bàn luận rất nhiều về
quan điểm tự do và Thuyết vị lợi của J.S.Mill.
Từ sự kế thừa tư tưởng của J.S.Mill trong các tác phẩm của Isaiah Berlin và
Michael Sandel cho thấy quan điểm tự do của J.S.Mill có đóng góp rất lớn cho
sự phát triển chủ nghĩa tự do phương Tây, với tư cách như một hệ tư tưởng. Tác
giả Isaiah Berlin và Michael Sandel có những phân tích sâu sắc về quan điểm tự
do trong triết học của J.S.Mill.
Có thể nói rằng J.S.Mill là một nhân vật có sức hấp dẫn rất lớn trong nghiên
cứu triết học ở các quốc gia phương Tây. Còn ở Trung Quốc và Nhật Bản, tác
phẩm “Bàn về tự do” của ông được phổ biến rộng rãi. Thời Canh tân Minh Trị ở
Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ tứ Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát
hành rộng rãi cuốn sách để mở mang tri thức cho dân tộc [69; tr.6]. Cho đến hiện
nay, ở Nhật Bản cuốn sách “Bàn về tự do” và những quan điểm triết học của
J.S.Mill vấn được mọi người ưa chuộng và tìm đọc. Ở Việt Nam, tên tuổi và các


luan an


14

tác phẩm của ơng vẫn cịn mới mẻ. Trong số các tác phẩm của J.S.Mill, hiện
nay chỉ có hai tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Đó là “Bàn về từ do” (bản dịch
của Nguyễn Văn Trọng, NXB Tri Thức ấn hành) [69] và “Chính thể đại diện”
(Nguyễn Văn Trọng và Bùi Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích) [70]. Đây là
những tác phẩm tiêu biểu của J.S.Mill và những bản chuyển ngữ của hai dịch
giả Nguyễn Văn Trọng và Bùi Nam Sơn được đánh giá là công phu, kỹ lưỡng
và tỉ mỉ. Đây chính là tài liệu quan trọng, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình nghiên
cứu về J.S.Mill và các quan điểm triết học của ông về tự do.
Ngoài hai cuốn sách kể trên, dịch giả Nguyễn Văn Trọng tiếp tục dịch, giới
thiệu và chú giải tác phẩm “Con người trong thế giới tinh thần – trải nghiệm
triết học cá biệt luận” của tác giả Nikolai Alexandrovich Berdyaev do NXB Tri
thức phát hành năm 2015 [109]. Nikolai Alexandrovich Berdyaev được xem là
người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh của Pháp. Ông
đã xây dựng triết học về bản diện cá nhân và tự do trong tinh thần của chủ nghĩa
hiện sinh. Khi sử dụng cuốn sách này là một tài liệu tham khảo, luận án sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp so sánh –
đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và sự khác biệt trong quan điểm về tự do
của tác giả Nikolai Alexandrovich Berdyaev, một đại diện của chủ nghĩa hiện
sinh của Pháp và J.S.Mill với tư cách là một trong những “vị khai sinh ra chủ
nghĩa tự do” ở nước Anh.
Tác phẩm “Thuyết vị lợi” (Utilitarianism) do Batoche Books, Kitchener
phát hành năm 2001 [148] có ý nghĩa quan trọng cho sự hình thành và phát triển
“Thuyết vị lợi” – một trong những chủ thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cải
cách chính trị - xã hội ở nước Anh nói riêng và các nước phương Tây nói chung
trong thế kỷ XIX và cho đến hiện nay. Trong lịch sử triết học, “Thuyết vị lợi” là

một trong những tiền đề lý luận cho sự hình thành và phát triển trường phái triết
học thực dụng Mỹ. Vấn đề này được tác giả Đỗ Minh Hợp trình bày trong cuốn

luan an


15

“Lịch sử triết học phương tây” tập 3 do NXB Chính trị quốc gia phát hành [78]
và tác phẩm “Triết học kinh tế trong lý thuyết về công lý của nhà triết học Mĩ –
John Rawls” của tác giả Trần Thảo Nguyên [125]. Đó là những nguồn tài liệu
quý giá để luận án tiếp cận nguyên tắc vị lợi – một trong những nguyên tắc cơ
bản để thực hiện quyền tự do cá nhân.
Về luận văn, luận án: nghiên cứu những quan điểm triết học của J.S.Mill về
tự do có những cơng trình tiêu biểu sau.
Nghiên cứu tác phẩm “Bàn về tự do” Nguyễn Hải Hoàng (2008), luận văn
Thạc sỹ “Quan điểm về tự do trong tác phẩm Bàn về tự do của J.S.Mill”, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội [46]. Luận văn đã tập trung nghiên
cứu quan điểm của J.S.Mill về tự do. Tuy nhiên, khi trình bày về nguyên tắc tự
do và nguyên tắc vị lợi, tác giả mới chỉ khái quát ở những luận điểm cơ bản.
Nhiệm vụ của luận án phải phân tích những nguyên tắc trên để làm rõ quan điểm
của J.S.Mill về tự do với tư cách là quyền cơ bản của con người.
Ngô Thị Như với luận án Tiến sĩ Triết học “Triết học chính trị của J.S.Mill –
Giá trị và bài học lịch sử”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án, tác giả
Ngơ Thị Như đã trình bày những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của
J.S.Mill, chẳng hạn vấn đề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ, bầu cử,
giáo dục và giải phóng người phụ nữ. Từ đó, tác giả phân tích và rút ra những giá trị,
bài học lịch sử của triết học chính trị J.S.Mill, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong
triết học chính trị của J.S.Mill như: tính chủ quan, thiếu nhất quán, thiếu cơ sở thực

tiễn thể hiện trong quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân. Về vấn đề tự do,
tác giả Ngô Thị Như đã tiếp cận tư tưởng J.S.Mill từ quyền tự do cá nhân (tự do tư
tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp…) và tự do cá nhân được nhìn nhận trong
mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những nguyên tắc để thực hiện quyền tự do cá nhân
thì tác giả chưa đề cập đến, nhiệm vụ của luận án phải làm rõ những vấn đề này.

luan an


16

Nghiên cứu về tác phẩm “Chính thể đại diện”, có luận văn Thạc sỹ Triết
học của Nguyễn Thị Thùy Linh với đề tài “Quan điểm của J.S.Mill về chính thể
trong tác phẩm Chính thể đại diện” của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh đã chỉ
ra quan điểm của J.S.Mill về tự do là quyền cơ bản của con người. Trong đó, có
những quyền tự do nhất thiết phải được bảo vệ: quyền tự do tư tưởng, quyền tự
do thảo luận; tự do lựa chọn lối sống và tự do lập hội. Tác giả đã chỉ ra triết học
chính trị của J.S.Mill dựa trên hai nguyên tắc nền tảng là nguyên tắc vị lợi và
nguyên tắc tự do. Tuy nhiên, những phân tích của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
mới chỉ ở mức độ khái quát, cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và
mang tính chuyên sâu.
Nguyễn Ánh Hồng Minh (2014), Luận văn Thạc sỹ Triết học “Tư tưởng
đạo đức của J.S.Mill trong tác phẩm Thuyết Công lợi”, Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn. Trong luận văn, tác giả đã phân tích những điều kiện và tiền đề hình
thành tư tưởng đạo đức của J.S.Mill; nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức
J.S.Mill trong tác phẩm Thuyết vị lợi và những giá trị, hạn chế của nó. Những
nội dung mà tác giả Nguyễn Ánh Hồng Minh trình bày trong luận văn là cơ sở để
luận án tiếp cận nguyên tắc vị lợi.
Như vậy, có thể thấy rằng, các tác phẩm của J.S.Mill chưa được nghiên cứu

nhiều ở Việt Nam. Khoảng trống về những đề tài quan trọng này là một điều bất
lợi lớn trong quá trình nhận thức về vấn đề quyền tự do theo quan điểm của
J.S.Mill nói riêng và vấn đề tự do trong triết học phương Tây nói chung.
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa quan điểm của J.S.Mill về
tự do đối với việc thực hiện quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề quyền con người nói chung, triết học của J.S.Mill về quyền con
người nói riêng là những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia,

luan an


17

các nhà khoa học trên phương diện hoạt động nghiên cứu lý luận khoa học và
hoạt động thực tiễn.
Về sách: Năm 2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ban hành sách trắng về
quyền con người với tiêu đề “Thành tựu và phát triển quyền con người ở Việt
Nam” [11]. Cuốn sách tương đối nhỏ, gọn (82 trang) gồm 4 phần: Quan điểm và
chính sách của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; Thành tựu trong việc
thực hiện và thúc đẩy quyền con người; Hợp tác quốc tế về quyền con người;
Phòng chống các âm mưu thù địch xuyên tạc vi phạm quyền con người.
Cuốn sách cũng tổng kết các thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện
và phát triển nhân quyền. Đó là đảm bảo quyền con người về dân sự và chính trị,
như quyền bầu cử, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đi lại, bình đẳng giữa
các dân tộc, quyền được tơn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm thân thể.
Bên cạnh đó là việc đảm bảo thực hiện các quyền con người về kinh tế, xã hội và
văn hoá. Cuốn sách cũng trình bày những cố gắng trong việc phát triển quyền
của phụ nữ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, gia đình, người già và người tàn tật.
Trong đó, phụ nữ được bình đẳng trong cơ hội việc làm với nam giới, tham gia
ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị.

Luận án đã kế thừa những vấn đề lý luận được trình bày trong cuốn sách
như: chính sách của Nhà nước về quyền con người, nhận diện và đấu tranh
chống các âm mưu thù địch xuyên tạc vi phạm quyền con người. Trên cở sở lý
luận đó, luận án sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu để tìm hiểu giá trị và
hạn chế trong quan điểm triết học của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa của nó đối với
việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản một số cuốn sách viết về vấn đề này.
Tiêu biểu như “Quyền con người – Tập tài liệu chuyên đề liên hợp quốc” phát
hành năm 2010 [17]. Trong tác phẩm này, các tác giả đã chỉ ra trên phương diện
triết học, sự hình thành và phát triển lý luận quyền con người phản ánh quy luật

luan an


18

phát triển xã hội từ thấp đến cao. Cụ thể, nó phản ánh q trình phát triển mang
tính quy luật trong nhận thức loài người từ những khái niệm sơ khai nhất về cơng
bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm cho đến những tư tưởng, học thuyết triết
học về quyền con người.
Trong “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” do Đại học
Quốc gia Hà Nội đã xuất bản, các tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản sau:
quyền con người từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu với những tư
tưởng, học thuyết được phát triển bởi nhiều nhà triết học nổi tiếng, trong đó có
J.S.Mill. J.S.Mill là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa tự do thế kỷ XIX, tác
phẩm “Bàn về tự do” của ông được xác định là “văn kiện đánh dấu sự phát triển
tư tưởng về quyền con người của nhân loại từ trước đến nay” [16, tr.56-57].
J.S.Mill đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý luận cơ bản của quyền
con người, đặc biệt là các quyền tự nhiên và quyền pháp lý. Những tư tưởng về
các quyền tự nhiên và quyền pháp lý của J.S.Mill và các nhà triết học đương thời

có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền
con người của các quốc gia châu Âu trong thời điểm này.
Bên cạnh đó, còn những cuốn sách như “Quyền con người – Tập tài liệu
chuyên đề Liên hiệp quốc” của xuất bản năm 2010 [17]; “Hỏi đáp về quyền con
người” xuất bản năm 2010 [24]; “Tư tưởng về quyền con người – tuyển tập tư
liệu thế giới và Việt Nam” phát hành năm 2011 [22] của khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Các tác phẩm đã trình bày lý luận về quyền con người dưới
góc độ triết học, ở đó có xác định tác phẩm “Bàn về tự do” của J.S.Mill với tư
cách là một văn kiện đánh dấu sự phát triển tư tưởng về quyền con người của
nhân loại. Về cơ bản, những tác phẩm này cùng phân tích những nội dung chủ
yếu sau:
Trong những tác phẩm trên, các tác giả đều nhận định rằng sâu thẳm trong
tư duy và niềm tin của nhân loại là niềm tin chắc chắn rằng mỗi người và tất cả

luan an


19

mọi người đều có các quyền, trong đó có các quyền tự do cơ bản trên lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, quyền con người
đã phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý chung của các quốc
gia trên thế giới. Bên cạnh việc cung cấp hệ thống văn bản, công ước quốc tế về
quyền con người, các tác giả cũng chỉ ra những cơng trình đó là sự kế thừa trực
tiếp hoặc gián tiếp những tiền đề lý luận của các nhà triết gia trong trường phái
chủ nghĩa tự do từ cổ điển cho đến hiện đại. Nhiệm vụ của luận án phải chỉ ra
những tư tưởng triết học của J.S.Mill về quyền con người, đặc biệt là các quyền
tự nhiên và các quyền pháp lý có ý nghĩa như thế nào cho việc pháp điển hóa các
quyền con người vào pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như việc đảm bảo thực
hiện các quyền này trên thực tế.

Cuốn sách “Hỏi đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”
của tác giả Vũ Cơng Giao xuất bản năm 2016 do NXB Chính trị quốc gia phát
hành [42] đã trình bày những vấn đề cơ bản về quyền con người. Trong cuốn
sách, tác giả đã tiếp cận khái niệm quyền con người theo chiều ngang, thông qua
nhà nước và xã hội dân sự. Đây là một cách tiếp cận rất mới về quyền con người
của tác giả mà luận án cần tiếp thu. Mặt khác, tác giả đã góp phần lý giải về mối
liên hệ giữa quyền con người với tự do. Theo tác giả, tự do mang tính chất của
một sự lựa chọn hay một quyền cá nhân. Bàn về vấn đề này, tác giả đã trích dẫn
tư tưởng của J.S.Mill: “Về khía cạnh này, J.S.Mill, nhà triết học và kinh tế chính
trị học người Anh cho rằng, cần bảo vệ tự do của cá nhân để họ được sống hạnh
phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý của những người xung
quanh (Bàn về tự do - 1859)” [42, tr.37].
Một vấn đề còn gây tranh cãi về quyền con người, đó là: quyền con người
có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định? Trong lịch sử, có hai trường
phái trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural
rights) – tiêu biểu là các triết gia như Thomas Hobbes, John Locke, Thomas

luan an


×