Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề tài vấn đề là gì nêu quy trình và cách thức giải quyết vấn đề (lấy 1 ví dụ minh hoạ để làm rõ quy trình trên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.33 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
(PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN 2)

Đề tài: Vấn đề là gì? Nêu quy trình và cách thức
giải quyết vấn đề (Lấy 1 ví dụ minh hoạ để làm rõ
quy trình trên).

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Bảo Vy

Ngày sinh:

03/07/1992

Lớp:

3121.FDNKH316C

Ngành đào tạo:

Ngôn ngữ Anh

Địa điểm học:

Đà Nẵng

Đà nẵng, 26/09/2022




Mục lục
I. Lời mở đầu.............................................................................................................. 2
II. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................2
1. Khái niệm...........................................................................................................2
2. Phân loại............................................................................................................. 2
III. Quy trình và cách thức giải quyết.........................................................................3
IV. Ứng dụng thực tiễn..............................................................................................6
V. Kết thúc.................................................................................................................9
VI. Tài liệu tham khảo................................................................................................9

1


I. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những vấn đề phát sinh khiến chúng ta bối rối
khi gặp và giải quyết chúng. Bởi lẽ có đơi khi chúng ta không thể phân biệt dạng vấn
đề, hay chúng ta khơng thể tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất.
Cho nên kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi
người chúng ta. Nếu chúng ta có thể giải quyết một cách khéo léo thì chúng ta có thể
có những mối quan hệ tốt đẹp hoặc công việc, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên dễ
dàng, thuận lợi hơn.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
 Theo nghĩa rộng: Vấn đề là một việc gì đó chưa rõ ràng, hoặc là một khó
khăn cần phải được xác định rõ và giải quyết
 Theo nghĩa hẹp: vấn đề như là việc xác định những hành động cần phải thực
hiện để hoàn thành một mục tiêu.
2. Phân loại

Dựa vào các nghiên cứu tổng hợp. Chúng ta có thể phân chia vấn đề theo 3 nhóm
chính với các vấn đề khác nhau đó là:
 Theo tính chất
 Theo q trình
 Theo độ phức tạp
Theo tính chất

Theo q trình

Theo độ phức tạp

 Vấn đề sai lệch
 Vấn đề hoàn thiện

 Vấn đề trước mắt
 Vấn đề dự báo
 Vấn đề suy diễn

 Vấn đề đơn giản
 Vấn đề phức tạp

2


III. QUY TRÌNH VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT
Chúng ta có rất nhiều dạng vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên theo
nghiên cứu thì chúng ta cần trai qua quy trình 6 bước chung như sau:

Bước 1: Phát hiện vấn đề cần giải
quyết


Bước 2: Xác định nguyên nhân vấn
đề

Bước 3: Xây dựng các phương án giải
quyết

Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu

Bước 5: Thực hiện giải pháp

Bước 6: Đánh giá kết quả

3


Nội dung cụ thể các bước
Bước 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết. Đây là bước quan trọng nhất. Ở bước này
chúng ta cần xác định được các câu hỏi sau:
 Xác định của ai? Xảy ra khi nào
 Tìm ra những sai lệch
 Tìm ra khó khăn cần giải quyết
Bước 2: Xác định nguyên nhân vấn đề
 Bắt đầu từ các yếu tố liên quan
 Bắt đầu từ các sai lệch
 Có thể sẽ có nhiều nguyên nhân: ngun nhân chính, phụ; có những ngun
nhân trực tiếp, ngun nhân gián tiếp; …
Bước 3: Xây dựng các phương án giải quyết
 Bắt đầu bằng việc thu thập các thông tin hình thành nhiều phương án khác
nhau trong khn khổ những nguồn lực có được.

 Một nguyên nhân dẫn đến vấn đề có thể giải quyết được bằng nhiều cách
khác nhau
Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu
 Lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề; tùy thuộc mục
tiêu của người chọn.
 Bắt đầu từ việc đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án.
 Xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá các phương án cụ thể
 Phương án được coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất
các tiêu chí được đặt ra
Bước 5: Thực hiện giải pháp
 Xác định hoạt động bắt đầu
 Xác định các hoạt động tiếp theo
 Xác định các hoạt động kết thúc
4


 Xác định hoạt động ưu tiên
Bước 6: Đánh giá kết quả
 Đánh giá từng mặt hoạt động
 Đánh giá tồn diện q trình giải quyết vấn đề
 Rút ra bài học cho các vấn đề khi gặp phải
Bên cạnh đó chúng ta cũng có 1 số cơng cụ đề giúp chúng ta giải quyết vến đề một
cách hiệu quả hơn. Các công cụ này được các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà
khoa học phân tích và ứng dụng kĩ lưỡng:
 Sử dụng sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một phương pháp tận dụng
khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ, xử lý thơng tin và hệ thống hóa
chúng lại. Phương pháp này giúp chúng ta dễ dàng tổng hợp thông tin, xâu
chuỗi vấn đề và liên kết các đối tượng liên quan.
 Sử dụng mơ hình xương cá: Biểu đồ xương cá là loại biểu đồ được thiết kế để
nhận biết những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

 Phương pháp 5W là phương pháp trả lời cho các câu hỏi 5W: bao gồm WHY
(Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc), WHAT (Xác định nội dung công
việc), WHERE (Xác định địa điểm thực hiện), WHEN (Thời gian thực hiện),
WHO (nhân sự thực hiện).
 Phương pháp cây vấn đề: Cây vấn đề – Problem tree là một mơ hình đánh giá
ngun nhân gốc rễ của vấn đề, tìm ra vấn đề cốt lõi và các ảnh hưởng mà
vấn đề đó đã gây ra. Một cái cây ta chia ra làm 3 phần: Thân, rễ, cành lá.

5


IV. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Tình huống:
Linh là 1 học sinh lớp 12. Linh sẽ thi khối D: Toán, Văn, Anh. Linh đang học ban tự
nhiên: Tốn, Lí, Hóa. Tuy nhiên Linh không thể tự học các môn của ban này mà phải
đi học thêm vì năng lực có hạn. Việc học quá dày đặc nên Linh không thể sắp xếp được
các giờ học thêm, đồng thời sắp xếp thời gian tự học ở nhà hoàn thành nội dung giảng
dạy ở trên trường. Linh nhận điểm kém trên trường, giờ học bị chồng chéo nên Linh
thường phải bỏ xen kẽ môn này học mơn kia. Đồng thời cũng khơng hồn thành công
việc nhà ba mẹ giao nên cũng bị trách mắng. Linh áp lực và chán nản với việc học và
gia đình.
Phân tích và giải quyết vấn đề
Bước 1:
 Vấn đề của Linh, xảy ra từ khi Linh sắp xếp lịch học và tham gia các lớp học
thêm.
 Linh sẽ không đủ thời gian để tham gia lớp học, để ngủ, để tự học và để phụ
giúp gia đình
 Linh sẽ khơng đủ sức khỏe
 Khó khăn: sắp xếp hợp lí giữa học chính khóa, học thêm, phụ giúp ba mẹ
Bước 2:

Nguyên nhân:
 Linh không biết chọn lọc những môn phù hợp để học
 Linh không sắp xếp được thời gian phù hợp
 Linh chọn ban khơng hợp lí
 Ba mẹ Linh không tham khảo và thấu hiểu cho con về việc học
Bước 3: Xây dựng phương án
 Phương án 1: bỏ bớt 1 số môn ở trên trường
 Phương án 2: bỏ bớt 1 số lớp đi học thêm
6


 Phương án 3: xin đổi qua ban xã hội
 Phương án 4: xin ba mẹ cho không làm việc nhà trong tuần
 Phương án 5: chăm chỉ và cố gắng hơn nữa
 Phương án 6: xin nghỉ học thêm
 Phương án 7: phối hợp nhiều phương án
Bước 4: qua các sự phân tích ta có sự lựa chọn giải pháp như sau:
 Đối với phương án 1,2,6 nếu Linh thực hiện Linh sẽ có khả năng khơng đậu
được Đại học và Tốt nghiệp
 Đối với phương án 4,5 Linh sẽ không đủ sức khỏe và thời gian để giải trí
đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn với cha mẹ hơn.
 Cho nên chúng ta chọn phương án 7: phối hợp nhiều phương án.
Bước 5: thực hiện giải pháp:
 Linh cần chuyển qua ban xã hội (Văn, Sử, Địa) để khơng phải tham gia các
buổi học thêm Lí, Hóa. Linh sẽ tham gia lớp học thêm của Tốn, Văn, Anh
để đảm bảo thi Tốt nghiệp và Đại học.
 Cần nói chuyện với ba mẹ về năng lực của bản thân, thời gian học và xin ba
mẹ cho làm việc nhà vào cuối tuần.
Bước 6: đánh giá
 Kết quả của việc đổi ban: Linh có khả năng tự học Sử, Địa nên khơng cần

tham gia lớp học thêm Lí, Hóa. Linh có thêm thời gian rảnh 4b/ tuần. Thời
gian này Linh dành để hoàn thành bài vở trên trường. Đơi khi có thêm thời
gian để giải trí và giúp đỡ ba mẹ việc nhà.
 Kết quả việc nói chuyện với ba mẹ: Ba mẹ cảm thấy vui vẻ và thấu hiếu hơn
khi con cái chủ động trao đổi, chia sẻ với ba mẹ. Đồng thời chấp nhận trong
năm cuối cấp này ba mẹ chỉ cần Linh phụ giúp việc nhà với ba mẹ vào cuối
tuần.

7


Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn
đề trong cuộc sống khi ở bất cứ vị trí, tầng lớp nào. Đối với những vấn đề đơn giản
chúng ta cần giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên đối với những vấn đề phức tạp, có
nhiều khó khăn chúng ta cần suy nghĩ, nêu phương án, phân tích và lựa chọn tối ưu để
có thể giúp chúng ta đạt được kết quả tốt nhất trong công việc và cuộc sống.

8


V. KẾT THÚC
Cuộc sống của chúng ta ln có nhiều những trở ngại và khó khăn. Có những người
họ sẽ chán nản và bỏ cuộc tại thời điểm đó vì khơng đủ khả năng giải quyết và phân
tích vấn đề gặp phải. Thế nhưng nhờ các lớp học kỹ năng chúng ta có thể xác định,
phân tích, lựa chọn phương pháp để giúp chung ta vượt qua vấn đề khó khăn của bản
thân trong giai đoạn đó. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khiến mọi chuyện trong cuộc
sống của chúng ta có định hướng hơn, nhẹ nhàng hơn. Giúp cho chúng ta có thể tự tin
trên con đường sống và làm việc của mình. Điều này khiến chúng ta có khả năng đạt
đươc kết quả tốt nhất và gặt hái được thành công mà bản thân nhận định.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo án điện tử Phát triển kỹ năng cá nhân 2-TS. Nguyễn Thị La

9



×