Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về các biện pháp phòng chống covid 19 của học sinh trường thpt trần quang khải tỉnh hưng yên năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THÀNH LÂM

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI TỈNH
HƯNG YÊN NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH LÂM

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI TỈNH
HƯNG YÊN NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ NGỌC HÀ
ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN



HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Phòng Đào tạo và CTHSSV đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Y Dược Cộng đồng và Y dự
phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng dạy
dỗ và tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cơ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong Hội đồng khoa học thông qua đề cương, Hội đồng khoa học bảo vệ
khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong q trình nghiên
cứu, hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chun ngành y đa khoa.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới:
TS. Vũ Ngọc Hà, thầy đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân
cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ThS. Mạc Đăng Tuấn, người thầy kính u đã tận tâm dìu dắt, giúp
đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2022

Nguyễn Thành Lâm



LỜI CAM ĐOAN
Em là Nguyễn Thành Lâm, sinh viên khoá QH.2016.Y, ngành y đa
khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Vũ Ngọc Hà và ThS. Mạc Đăng Tuấn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thành Lâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm đại dịch ........................................................................ 3
1.1.2. Khái niệm đại dịch covid 19 .......................................................... 3
1.1.3. Các biến chủng hiện nay của covid 19 ........................................... 4
1.2. Bệnh vi-rút corona (COVID-19) .......................................................... 4
1.2.1. Dịch tễ ........................................................................................... 5
1.2.2. Cách lây truyền.............................................................................. 5

1.2.3. Triệu chứng và biến chứng ............................................................ 7
1.2.4. Hậu quả và ảnh hưởng .................................................................. 9
1.2.5. Biện pháp phòng chống ............................................................... 11
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống
dịch bệnh COVID – 19 ............................................................................. 14
1.3.1. Trên Thế giới ............................................................................... 14
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................ 15
1.4. Giới thiệu về địa điểm NC ................................................................. 16
1.4.1. Giới thiệu chung về Nhà trường................................................... 16
1.4.2. Tổng quan về sơ đồ tổ chức: ........................................................ 17
1.4.3. Khu vực địa lý kinh tế .................................................................. 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 18
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 18
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ...................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................... 18
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu .............................................................. 19


2.2.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................ 19
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................... 20
2.3. Xử lí số liệu: ...................................................................................... 22
2.4. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ..................................................... 24
3.1 Thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh trường THPT Trần Quang
Khải về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020........................... 24
3.1.1. Đặc điểm thông tin chung ............................................................ 24
3.1.2. Thực trạng kiến thức của học sinh ............................................... 25

3.1.3. Thực trạng thái độ của sinh viên Trường THPT Trần Quang Khải
về phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021 ................................... 30
3.2. Mô tả thực hành của học sinh Trường THPT Trần Quang Khải về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020 ........................................ 33
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 38
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh trường THPT Trần Quang
Khải tỉnh Hưng Yên về dịch bệnh COVID-19 năm 2021. ......................... 38
4.1.1. Thực trạng kiến thức của học sinh trường THPT Trần Quang Khải
tỉnh Hưng Yên về dịch bệnh COVID-19 năm 2021................................. 38
4.1.2. Thái độ của học sinh trường THPT Trần Quang Khải về phòng
chống dịch COVID 19: .......................................................................... 43
4.2. Mô tả thực hành các biện pháp phòng chống COVID 19 của học sinh
trường THPT Trần Quang Khải về phòng chống dịch bệnh COVID – 19
năm 2021 44
KẾT LUẬN ................................................................................................. 49
1. Kiến thức của học sinh THPT Trần Quang Khải về phòng chống dịch
bệnh COVID – 19 năm 2021..................................................................... 49
2. Thái độ của học sinh về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm
2021………………………………………………………………… 49
3. Thực hành của học sinh trường về phòng chống dịch bệnh COVID – 19
năm 2021…………. .................................................................................. 49
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HS

: Học sinh


ĐHQGHN
SV
THCS

: Đại học Quốc Gia Hà Nội
: Sinh viên
: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y Tế thế giới)

CDC

: Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh

SARS-CoV-2:

: Severe acute respiratory syndrome coronavirus the 2nd


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số biến số nghiên cứu ............................................................ 19
Bảng 2.2. Bảng điểm quy ước đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức về COVID
– 19 và mức độ thực hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh ................. 22

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................... 24
Bảng 3.2+3.3 . Mức độ hiểu biết cơ bản về COVID-19 ................................ 25
Bảng 3.4. Tỉ lệ trả lời đúng 5K và thứ tự 6 bước rửa tay............................... 27
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 của sinh viên với giới tính ....................................................... 28
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 của học sinh với khối lớp ........................................................ 28
Bảng 3.7. Mối liên quan quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 với các phân ban...................................................................... 29
Bảng 3.8. Mối liên quan quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 với xếp loại học lực ................................................................. 30
Bảng 3.9. Mức độ cập nhật thông tin về COVID – 19 của học sinh .............. 30
Bảng 3.10. Thái độ của học sinh với COVID-19 .......................................... 31
Bảng 3.11. Mức độ thực hành phòng chống COVID – 19 của học sinh ........ 33
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp phòng
chống dịch COVID – 19 của sinh viên với giới tính ..................................... 34
Bảng 3.13. . Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp
phòng chống COVID – 19 của học sinh với khối lớp ................................... 35
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp phòng
chống dịch COVID – 19 của học sinh với các phân ban ............................... 35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp phòng
chống dịch COVID – 19 của học sinh với xếp loại học lực .......................... 36
Bảng 3.16. Mức độ thực hành chung các biện pháp phòng chống dịch COVID
– 19 của học sinh theo mức độ hiểu biết...………………………………..37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết chung các kiến thức về COVID – 19............. 27
Biểu đồ 3.2. Mức độ thực hành chung các biện pháp phòng chống dịch
COVID – 19 ................................................................................................. 34



ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã
được thông báo về một nhóm các trường hợp viêm phổi khơng rõ ngun
nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các cuộc điều tra sau đó từ những bệnh nhân bị
ảnh hưởng đã xác định một loại coronavirus mới, hiện được đặt tên là
coronavirus hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) [1]. Từ những
ca nhiễm đầu tiên ở Trung Quốc, số ca mắc bệnh virus Corona 2019 (COVID19) đã gia tăng nhanh chóng tại đây và lây lan ra hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Tính đến đầu năm 2022 đã ghi nhận gần 500 triệu người mắc, 6 triệu
người tử vong và vẫn đang gia tăng hàng ngày [2]. Tại Việt Nam, đến tháng
5/2022 đã ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc tại tất cả các tỉnh, thành phố [3].
Ngày 11/03/2020, trong báo cáo số 51, WHO đưa ra đánh giá COVID-19 là
một đại dịch toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất đối với dịch bệnh [2].
Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục thường xuyên nên
công tác phịng chống dịch bệnh đảm bảo an tồn phịng dịch cho giáo viên và
học sinh là nhiệm vụ hang đầu của địa phương. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ
Y Tế tại Công văn số 696/BGDĐTGDTC “ Hướng dẫn những việc cần làm
để phòng, chống dịch bệnh COVID 19 trong trường học”, chuẩn bị cho học
sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch COVID 19. Biện pháp
phòng, chống COVID 19 hàng đầu được khuyến cáo ở trường học là thường
xuyên rửa tay bằng bằng nước sạch và xà phịng (hoặc dung dịch rửa tay khơ,
nước sát khuẩn có ít nhất 60% cồn) tại 5 thời điểm. Ngồi ra việc đeo khẩu
trang, vệ sinh lớp học, khơng dùng điều hòa… cũng là các biện pháp cần thiết
giúp chủ động phòng bệnh trong trường học.
Tỉnh Hưng Yên cũng là một trong những khu vực ghi nhận khá nhiều
số ca mắc COVID 19 so với các tỉnh thành khác trên cả nước. Tính từ đợt
dịch thứ 4, tồn tỉnh ghi nhận 240.955 ca dương tính [3]. Cơng tác phịng
chống dịch trong trường học là một trong các nhiệm vụ quan trọng được triển
khai tại đây. Học sinh trung học phổ thơng (THPT) trên địa bàn có thời gian

nghỉ học tập trung và học trực tuyến tại nhà khá lâu (cuối năm 2021 mới bắt
đầu tập trung trở lại) nên các buổi chỉa sẻ, giảng dạy các kiến thức về phòng
1


chống dịch được ban giám hiệu sắp xếp rất nhiều trên các nền tảng trực tuyến
và luôn luôn được cập nhật. Vì thế, kiến thức, thái độ hành vi của các học sinh
tại đây góp phần rất lớn vào cơng tác phòng chống dịch bệnh sau khi học tập
trung trở lại. Hiện nay các nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về các
biện pháp phòng chống COVID 19 mới chỉ tập trung vào đối tượng là người
bệnh, sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe, rất ít các nghiên cứu về đối
tượng học sinh THPT. Câu hỏi đặt ra là khi trở lại học tập tại trường, học sinh
THPT tại đây có thực hiện tốt các biện pháp chống dịch khơng? Kiến thức,
thái độ phịng ngừa dịch bệnh như thế nào? Theo đó, cùng với các hoạt động
kiểm tra phòng, chống dịch của cơ quan quản lý tại các cơ sở giáo dục, chúng
tôi mong muốn tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ thực
hành về các biện pháp phòng chống COVID-19 của học sinh trường
THPT Trần Quang Khải tỉnh Hưng Yên năm 2021”, với các mục tiêu sau:
1.Mô tả kiến thức, thái độ của học sinh trường THPT Trần
Quang Khải về phòng chống dịch bệnh COVID –19 năm 2021
2. Mô tả thực hành của học sinh trường THPT Trần Quang Khải
về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2021

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.


Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm đại dịch
Đại dịch có thể được định nghĩa "là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu
hoặc trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh
hưởng đến rất nhiều người" [4].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả
quá trình một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển
thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật, với một vài
ca động vật lây nhiễm qua người, sau đó đến giai đoạn virus bắt đầu phát tán
trực tiếp giữa người sang người, và cuối cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm
phân bố trên toàn cầu [5].
1.1.2. Khái niệm đại dịch covid 19
Đại dịch COVID-19 [6, 7, 8] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác
nhân là virus SARS-CoV-2 (virus Corona 2 gây ra hội chứng hơ hấp cấp tính
nặng), đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu [9]. Khởi nguồn vào cuối tháng 12
năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc
miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không
rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng
tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán
buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên
cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế
giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, là một loại virus RNA sợi đơn cảm
nhận dương tính với tế bào biểu mơ và hệ hơ hấp, có trình tự gen giống với
SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Giống như người
tiền nhiệm của nó, SARS-CoV, SARS-CoV-2 cũng thuộc chi betacoronavirus cùng với MERS-CoV và thuộc họ Coronaviridae [10, 11, 12].
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng
12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán
3



vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 [13]. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác
nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một
người đàn ông ở Nhật Bản. Biểu hiện lâm sàng của các triệu chứng COVID19 bao gồm sốt, mệt mỏi, ho khan, khó chịu và khó thở [14]. Cho đến nay,
căn bệnh này được đặc trưng bởi tỷ lệ mắc và tử vong cao [15] cùng với các
bệnh khác. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng
với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020 [16-19]. Ngày
23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán,
tồn bộ hệ thống giao thơng cơng cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị
tạm ngưng [20].
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố
gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu" [21].
1.1.3. Các biến chủng hiện nay của covid 19
Các loại vi-rút như SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa do xảy ra các biến
đổi trong mã di truyền (đột biến gen) trong q trình sao chép bộ gen. Dịng là
một nhóm các biến thể vi-rút có liên quan chặt chẽ về mặt di truyền có nguồn
gốc từ cùng một hình thức sơ khai chung. Một biến thể có một hoặc nhiều đột
biến tách biệt với các biến thể khác của vi-rút SARS-CoV-2.
Lược đồ phân loại biến thể SIG (Nhóm liên ngành về SARS-CoV-2 của
chính phủ Hoa Kỳ) xác định bốn loại biến thể SARS-CoV-2:
- Biến thế đang được theo dõi (VBM)
- Biến thể đáng quan tâm (VOI)

- Biến thể đáng lo ngại (VOC):
+ Delta (B.1.617.2 và các dòng AY)
+ Omicron (B.1.1.529 và dịng BA)
- Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC) [22].
1.2.

Bệnh vi-rút corona (COVID-19)


4


1.2.1. Dịch tễ
Sự khởi phát ca bệnh đầu tiên vào ngày 8 tháng 12 năm 2019, được cho
rằng có liên quan dịch tễ học với một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung
Quốc. Nơi này không chỉ buôn bán hải sản mà còn cả động vật sống, gia cầm
và động vật hoang dã [23]. Sau đó, một nghiên cứu từ Pháp đã phát hiện
SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong một mẫu lưu trữ từ một bệnh
nhân bị viêm phổi vào cuối năm 2019, cho thấy SARS-CoV-2 có thể đã lây
lan ở đó sớm hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu bùng phát. Vì thế, có ý kiến
cho rằng chợ hải sản ở Vũ Hán không phải là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2
ban đầu [24]. Tuy nhiên, báo cáo ban đầu riêng lẻ này không thể đưa ra câu
trả lời chắc chắn về nguồn gốc của SARS-CoV-2 mà cần có nhiều nghiên cứu
xác thực hơn.
Theo thống kê, mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm COVID–19, mức độ có
thể từ nhẹ tới nặng. Ngồi ra, đã có ca bệnh báo cáo về sự lây nhiễm COVID19 qua nhau thai từ mẹ sang con [25].
Các triệu chứng phổ biến của COVID – 19 bao gồm sốt, ho và khó thở.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,
đau ngực, ớn lạnh. Ở Ý đã có báo cáo ca bệnh gặp triệu chứng rối loạn khứu
giác, vị giác [26]. Khi khởi phát, COVID – 19 gây sốt, tổn thương đường hô
hấp. Trường hợp nặng gây viêm phổi, dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan khác
trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, đặc biệt là các trường hợp có bệnh nền.
COVID – 19 dễ lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ
thể của người bệnh. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một
vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những
người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất
thải của người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt

tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
1.2.2. Cách lây truyền
5


COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi từ người
này sang người khác, bao gồm cả giữa những người ở gần nhau (trong vòng
khoảng 6 feet =2m).
Những người bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng cũng
có thể lây virus sang người khác [27].
COVID-19 lây lan rất dễ dàng từ người này sang người khác: Mức độ
dễ dàng lây lan của virus từ người này sang người khác có thể khác nhau.
Loại virus gây ra bệnh dường như lây lan hiệu quả hơn bệnh cúm nhưng
không hiệu quả bằng bệnh sởi, là một trong những loại virus dễ lây lan nhất
được biết là ảnh hưởng đến con người.
COVID-19 lây lan phổ biến nhất khi tiếp xúc gần:
+ Những người ở gần (trong vòng 6 feet=2m) một người bị bệnh hoặc
tiếp xúc trực tiếp với người đó có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
+ Khi những người bị bệnh ho, hắt hơi, hát, nói chuyện hoặc hít thở, họ
sẽ tạo ra các giọt đường hơ hấp. Những giọt này có thể có kích thước từ
những giọt lớn hơn (một số có thể nhìn thấy được) đến những giọt nhỏ hơn.
Các giọt nhỏ cũng có thể tạo thành hạt khi chúng khô rất nhanh trong luồng
không khí.
+ Nhiễm trùng xảy ra chủ yếu do tiếp xúc với các giọt đường hô hấp
khi một người tiếp xúc gần với người có COVID-19.
+ Các giọt đường hơ hấp gây ra nhiễm trùng khi chúng được hít vào
hoặc đọng lại trên các màng nhầy, chẳng hạn như những chất lót bên trong
mũi và miệng.
+ Khi các giọt đường hơ hấp di chuyển xa hơn từ người bị bệnh, nồng
độ của những giọt này giảm. Các giọt lớn hơn rơi ra ngồi khơng khí do trọng

lực. Các giọt và hạt nhỏ hơn phát tán trong khơng khí.
+ Theo thời gian, số lượng virus lây nhiễm trong các giọt đường hô hấp
cũng giảm dần.

6


COVID-19 đơi khi có thể lây lan qua đường truyền trong khơng khí:
+ Một số bệnh nhiễm trùng có thể lây lan khi tiếp xúc với virus ở dạng
giọt và hạt nhỏ có thể tồn tại trong khơng khí từ vài phút đến hàng giờ. Những
virus này có thể lây nhiễm cho những người ở cách xa người bị nhiễm hơn 6
feet hoặc sau khi người đó rời khỏi khơng gian.
+ Loại lây lan này được gọi là lây truyền qua đường khơng khí và là
một cách quan trọng để lây lan các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh sởi
và thủy đậu.
+ Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng virus gây ra COVID-19 lây lan qua tiếp
xúc gần gũi với một người có COVID-19 phổ biến hơn nhiều so với lây
truyền trong khơng khí [28].
COVID-19 ít lây lan hơn khi tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm:
+ Các giọt hơ hấp cũng có thể đáp xuống các bề mặt và đồ vật. Có thể
một người có thể bị nhiễm bệnh bằng cách chạm vào một bề mặt hoặc vật thể
có virus và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính họ.
+ Lan truyền từ các bề mặt chạm vào không được cho là cách phổ biến
khiến dịch bệnh lây lan.
COVID-19 hiếm khi lây lan giữa người và động vật:
+ Virus có thể lây lan từ người sang động vật trong một số trường hợp.
CDC đã biết một số ít vật ni trên tồn thế giới, bao gồm cả mèo và chó,
được báo cáo là bị nhiễm virus gây ra COVID-19, chủ yếu là sau khi tiếp xúc
gần với những người có COVID-19.
+ Tại thời điểm này, nguy cơ lây lan COVID-19 từ động vật sang

người được coi là thấp [29].
1.2.3. Triệu chứng và biến chứng
* Lâm sàng

7


Một trong những vấn đề chính của đại dịch COVID-19 là các triệu
chứng bệnh rất đa dạng và có thể có các biểu hiện khác nhau giữa các bệnh
nhân. Các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có xu hướng xuất hiện trong
khoảng 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, bao gồm sốt, đau cơ, đau
đầu, ho, đau họng và mất vị giác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, do
nhiễm trùng phổi quá lớn, các dấu hiệu cấp cứu phát sinh bao gồm khó thở do
viêm phổi [30].
- Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và mệt
mỏi.
- Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn và có thể ảnh hưởng đến một số
bệnh nhân bao gồm: đau nhức, nghẹt mũi, nhức đầu, viêm kết mạc, đau họng,
tiêu chảy, mất vị giác hoặc khứu giác hoặc phát ban trên da hoặc đổi màu
ngón tay hoặc ngón chân. Các triệu chứng này thường nhẹ và bắt đầu dần dần.
Một số người bị nhiễm bệnh nhưng chỉ có các triệu chứng rất nhẹ có thể bỏ
qua.
- Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải COVID-19 và bị bệnh
nặng. Mọi người ở mọi lứa tuổi bị sốt và / hoặc ho kèm theo khó thở / thở
gấp, đau / tức ngực hoặc mất khả năng nói hoặc cử động nên đi khám ngay.
Nếu có thể, nên gọi điện trước cho cơ sở hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để
bệnh nhân được hướng dẫn đến đúng phòng khám [31].
* Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi khơng đặc hiệu:
+ Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc giảm; số lượng

bạch cầu lympho thường giảm, đặc biệt nhóm diễn biến nặng.
+ CRP bình thường hoặc tăng, PCT thường bình thường. Một số trường
hợp tăng nhẹ ALT, AST, CK, LDH.
+ Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức năng
các cơ quan, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải và toan kiềm.

8


- X-Quang và chụp cắt lớp vi tính phổi: Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm
đường hơ hấp trên, hình ảnh X Quang bình thường. Khi có viêm phổi, tổn
thương thường ở hai bên với dấu hiệu viêm phổi kẽ và đám mờ lan tỏa, ở
ngoại vi hay thùy dưới. Tổn thương có thể tiến triển nhanh trong ARDS. Ít
khi gặp dấu hiệu tạo hang hay tràn dịch tràn khí màng phổi.
- Xét nghiệm khẳng định căn nguyên: Phát hiện SARS – CoV – 2 bằng
kỹ thuật Real – Time PCR hoặc giải trình tự gene từ các mẫu bệnh phẩm
(dịch từ hầu họng, đờm, ...) [32].
COVID-19 gây ra một số biến chứng như sau [32]:
- Viêm phổi cấp
- Hội chứng suy hơ hấp cấp tính (ARDS- Tổn thương gan cấp tính
- Tổn thương tim cấp tính
- Tổn thương thận cấp tính (AKI)
- Nhiễm trùng thứ cấp
- Sốc nhiễm trùng
- Hội chứng đông máu nội mạch rải rác
- Tiêu cơ vân
- Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).
- Da liễu: phát ban, rụng tóc.
- Thần kinh: gặp vấn đề khứu giác, vị giác, khó ngủ, khó tập trung, vấn
đề trí nhớ.

- Tâm thần: trầm cảm, lo lắng, tâm trạng thay đổi.
1.2.4. Hậu quả và ảnh hưởng
Đại dịch COVID –19 đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người trên
toàn thế giới và đặt ra thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế, vấn đề
cung cấp thực phẩm, vấn đề ổn định kinh tế và vấn đề giáo dục.
Vấn đề kinh tế, COVID – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế toàn cầu và thị trường tài chính. Đại dịch COVID – 19 tác động trực tiếp
đến mức độ sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân gia đình do
mất việc, giảm sức khỏe, giảm năng suất lao động, làm việc tại nhà để thực

9


hiện các biện pháp giãn cách phòng chống COVID – 19 [33]. Ngoài tác động
đến các hoạt động kinh tế sản xuất, người tiêu dùng thường thay đổi hành vi
chi tiêu, chủ yếu do thu nhập tài chính giảm. Các ngành dịch vụ như du lịch,
khách sạn, giao thông vận tải bị thiệt hại đáng kể do lượng khách du lịch
giảm. Việc giảm thiểu rủi ro kinh tế trong bối cảnh hạn chế giao thương vận
tải giữa các quốc gia như hiện nay là vơ cùng khó khăn.
Đại dịch COVID – 19 cũng tác động tiêu cực tới vấn đề an sinh, an
ninh xã hội. Đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống an ninh
lương thực trên tồn cầu. Việc đóng cửa biên giới, hạn chế thương mại, các
biện pháp giãn cách xã hội ngăn cản nông dân tiếp cận thị trường, bao gồm cả
việc nguyên liệu, bán ra sản phẩm của họ, do đó làm gián đoạn chuỗi cung
ứng thực phẩm, làm giảm khả năng tiếp cận với chế độ ăn lành mạnh. Đại
dịch đã làm mất đi công ăn việc làm, đặt hàng triệu lao động vào nguy cơ. Khi
những người trụ cột gia đình mất việc làm, ốm đau hoặc chết, vấn đề sinh
sống cơ bản của người vợ, những đứa con cũng bị đe dọa, điều này ảnh hưởng
tới hạnh phúc gia đình, tình trạng bạo lực gia đình gia tăng, đặc biệt là đối với
những người ở nhóm thu nhập thấp [34].

Đại dịch COVID –19 tạo ra thách thức không nhỏ với ngành giáo dục
trong bối cảnh giãn cách xã hội nhưng vẫn cần đảm bảo giáo dục toàn diện và
chất lượng. Trong thời gian dừng hoạt động học tập trực tiếp tại trường từ
tháng 02 năm 2020 đến tháng 05 năm 2020, ước tính đã tác động tới 21,2
triệu trẻ em trên cả nước [34].
Vấn đề sức khỏe toàn cầu và áp lực lên hệ thống y tế là vấn đề lớn cần
quan tâm. Tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021, dữ liệu từ WHO đã cho thấy
có 150 989 419 ca mắc COVID – 19, trong đó 3 173 576 trường hợp đã tử
vong . Tại Việt Nam, theo thơng tin từ trang web chính thức của Bộ Y Tế, số
ca mắc COVID – 19 tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021 là 2 942 ca và tử
vong 35 ca [2]. Những thiệt hại về người là vô cùng to lớn và không thể bù
đắp. Về vấn đề hệ thống y tế, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trong thời kì
dịch bệnh. Ngồi tác động trực tiếp từ COVID – 19 tới người bệnh, những
người đang điều trị bệnh mãn tính cần được theo dõi, điều trị định kì tại bệnh

10


viện cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, những chương trình sàng lọc bệnh tật
cộng đồng như ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng bị tạm dừng. Dịch vụ
điều trị bị gián đoạn ở nhiều quốc gia.
1.2.5. Biện pháp phòng chống
COVID – 19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng
lây truyền từ người sang người. Virus lây từ người này sang người kia thông
qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan
của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị
phơi nhiễm.
Đối phó với dịch bệnh, Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã
khẩn trương vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời, đồng bộ các giải pháp
phòng chống COVID – 19 ngay từ khi dịch xuất hiện, huy động các cấp các

ngành và kêu gọi, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bộ Y Tế đã đưa ra các biện pháp phòng chống sự lây lan của COVID–
19 và khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện. Quy tắc 5K bao gồm 5
biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID – 19 Khẩu trang – Khử khuẩn –
Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế, cụ thể là:
1. Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập
trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
2. Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung
dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc(tay
nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh,lau rửa và
để nhà cửa thơng thống.
3. Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
4. Không tụ tập đông người.
5. Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt
ứng dụng BlueZone tại địa chỉ để được
cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID – 19 [35].

11


Hình 1.3: Thơng điệp 5K của Bộ Y Tế [35]
Một yếu tố không thể không nhắc đến để đạt được hiệu quả phịng
chống dịch bệnh, đó là sự phát huy tốt vai trị của cơng tác giáo dục, truyền
thơng. Bộ Y Tế đã huy động lực lượng nhân viên y tế, phối hợp cùng các cơ
quan chức năng tại địa phương thực hiện tuyên truyền, nhằm nâng cao kiến
thức, hiểu biết, trách nhiệm và khả năng thực hành những biện pháp để người
dân bảo vệ bản thân, gia đình khỏi dịch bệnh. Vai trị truyền thơng của các
tuyến y tế cơ sở có điều kiện gần dân, sát dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ được cập nhật liên tục trên các phương
tiện truyền thông. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng cho biết, từ

ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch
COVID – 19, trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỉ lệ 41,96%. Khi Việt

12


Nam bước sang trạng thái “bình thường mới”, tỉ lệ tin bài liên quan đến dịch
COVID – 19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-40% tỉ lệ
tin, bài về phục hồi, về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an
gác dọc biên giới, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng
chống dịch bệnh. Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên khơng gian mạng Việt
Nam có gần 17 triệu đề cập (dịng trạng thái, bình luận) liên quan tới tình hình
dịch COVID –19 ở Việt Nam [35].
Giai đoạn đầu: từ ca mắc đầu tiên xác định ngày 23 tháng 01 năm 2020
và sau đó là các ca về từ thành phố Vũ Hán - Trung Quốc, người nhập cảnh
vào Việt Nam và người trở về từ các quốc gia đang có dịch ở Châu Âu, Châu
Mỹ,… Ngày 6 tháng 02 năm 2020, nhiều địa phương quyết định cho học sinh
nghỉ học để phòng chống dịch. Tới ngày 12 tháng 02 năm 2020, Vĩnh Phúc
quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lơi (huyện Bình Xun, Vĩnh Phúc) để
ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ngày 17 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng đã
quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam,
lực lượng quân đội kiểm soát chặt chẽ biên giới, đồng thời thực hiện cách ly
tập trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Nhiều biện pháp mạnh
mẽ đã được thực hiện trong giai đoạn 1 của dịch bệnh theo chiến lược phát
hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để
[36].
Giai đoạn 2 ghi nhận từ cuối tháng 07 năm 2020 với các trường hợp
mắc mới tại thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố. Bộ Y Tế đã thiết
lập Bộ Chỉ huy tiền phương chống dịch tại Đà Nẵng; đồng thời huy động
chuyên gia giỏi đầu ngành và hơn 2000 cán bộ của các cơ sở y tế trung ương

và địa phương hỗ trợ Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh khu vực miền Trung
chống dịch.
Giai đoạn 3 ổ dịch bùng phát tại Hải Dương, với sự xuất hiện của
chủng mới virus biến thể có khả năng lây nhiễm nhanh để phù hợp với tình
hình thực tế chống dịch, Bộ Y Tế đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả chiến lược về
truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phong
toả hẹp để hạn chế tối đa tác động đến đời sống an sinh xã hội của người dân.

13


Hiện tại, Nhà nước tích cực thúc đẩy thiết lập trạng thái bình thường
mới, thực hiện mục tiêu kép, duy trì liên tục các hoạt động kinh tế, hỗ trợ thiết
thực cho người lao động mất việc làm bị giảm sâu thu nhập và hỗ trợ doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội vẫn
triển khai các biện pháp đảm bảo sản xuất kinh doanh, xuất nhập cảnh.
Chính vì thế, nước ta đạt được những thành cơng bước đầu rất quan
trọng, đó là số người nhiễm COVID – 19 và số người tử vong trên tổng số
dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Chi phí cho cơng việc này là thấp so với
nhiều nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Thế nhưng, chặng đường đẩy lùi dịch bệnh COVID – 19 chưa dừng lại,
người dân không thể chủ quan với bệnh dịch bệnh mà vẫn cần hết sức đề cao
cảnh giác, tuân thủ quy định, khuyến cáo của Nhà nước.
1.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng

chống dịch bệnh COVID – 19
1.3.1. Trên Thế giới
Nghiên cứu của Maria F.Alves và một nhóm tác giả Bồ Đào Nha thự

hiện trên 1996 học sinh từ 16 tuổi ở Cabo Verde (một quốc đảo thuộc Châu
Phi) thực hiện tháng 3 năm 2020. Có 82% trả lời đúng 9/11 câu hỏi về kiến
thức liên quan đến COVID-19. 76,15% có thái độ rất tích cực với đại dịch và
tin rằng có thể kiểm sốt được dịch COVID-19. 96,48% thực hiện việc không
tụ tập và đến những nơi đông người, 86,37% thay đổi thói quen khi đi ra
ngồi là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay [38].
Tác giả Ronald Olum cùng các cộng sự thực hiện thu thập số liệu từ 13
tháng 04 năm 2020 đến 19 tháng 04 năm 2020 trên 741 sinh viên một trường
đại học ở Uganda: 671 sinh viên (91%) có kiến thức tốt, đa số sinh viên xác
định sốt, ho và khó thở là các triệu chứng lâm sàng chính của COVID – 19
(lần lượt là 95%, 85% và 88%). Đa số các sinh viên năm cuối có kiến thức tốt
hơn so với các sinh viên năm nhất. 74% có thái độ tích cực đối với việc phòng
ngừa COVID – 19. Sinh viên nữ cũng có thái độ tiêu cực hơn đáng kể (aOR

14


0,7, KTC 95% 0,5-1,0; P = 0,04) đối với việc phòng ngừa COVD – 19 hơn
sinh viên nam. Hầu hết những người tham gia đồng ý rằng họ sẽ đi kiểm tra
tại cơ sở y tế nếu họ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID – 19. Tổng cộng
80% sẵn sàng tham gia điều trị bệnh nhân COVID – 19 khi được kêu gọi,
57% (n = 426) có thực hành tốt để phòng ngừa COVID – 19 [39].
Nghiên cứu của Angelo A.T và cộng sự được thực hiện trên học sinh 1
trường THPT tại Ý năm 2020. Trong tổng số 2380 sinh viên trả lời bảng câu
hỏi, 40,7% là nam và 59,3% là nữ. Mức độ hiểu biết về đặc điểm di truyền
của COVID-19 khá giống nhau giữa các giới. Học sinh trình bày tốt các kiến
thức về biểu hiện lâm sàng của bệnh, các nguyên tắc vệ sinh cơ bản, các
phương thức lây truyền và phương pháp bảo vệ chống lại sự lây truyền của vi
rút. Kiến thức về số lượng đại dịch này và mối tương quan khoa học dễ hiểu
với COVID-19 là khá khó hiểu. Nguồn kiến thức được báo cáo thường xuyên

nhất về COVID-19 là truyền hình, trong khi nguồn kiến thức ít hơn là trường
học. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng số học sinh thể hiện thực hành phù
hợp và thái độ tích cực đối với COVID-19 vào thời điểm nó bùng phát. Cần
nhấn mạnh nhiều hơn đến việc giáo dục cho các học sinh dự bị về ý nghĩa
sinh học của bệnh nhiễm trùng này và các biện pháp phòng ngừa tương đối
hoặc các biện pháp trong tương lai [37].
1.3.2. Tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam, các nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực
hành phòng, chống dịch COVID 19 hiện tại chủ yếu là khảo sát với người trên
18 tuổi như sinh viên, nhân viên y tế, hoặc người đã đi làm,…, khảo sát trên
lứa tuổi học sinh còn hạn chế.
Tác giả Lê Phương Thảo đã thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ
thực hành về biện pháp phòng chống COVID 19 của học sinh một trường
THPT tỉnh Thái Bình năm 2020”. Nghiên cứu đánh giá trên cớ mẫu 1182 học
sinh của trường THPT Nguyễn Trãi tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu đã đưa ra kết
quả đa số các học sinh có kiến thức cơ bản tốt về nhận biết và phòng ngừa
COVID – 19, tỉ lệ đạt 22/33 điểm kiến thức là 77,2% . 84,3% học sinh trả lời
đúng về đường lây qua giọt bắn, 71,19% sinh viên trả lời đúng về cách vệ
15


sinh tay đúng cách. 64,4% biết đến thông điệp 5K của Bộ Y Tế, phần lớn các
sinh viên đều có thái độ tích cực trong việc phịng ngừa COVID –
19(93,8%).. Tỉ lệ học sinh thực hành phòng chống COVID tốt là 75,5% [40].
Tác giả Vũ Thị Ánh thực hiện nghiên cứu “thực trạng kiến thức, thái độ
và thực hành của sinh viên Trường đại học Y Dược – ĐHQGHN về phòng
chống dịch bệnh covid-19 năm 2020” đánh giá trên cỡ mẫu 653 sinh viên
khối ngành khoa học sức khỏe của trường. Kết quả đưa ra có 94,03% sinh
viên có kiến thức từ mức khá trở lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra khơng có sự
khác nhau về hiểu biết giới 2 giới Nam và Nữ . 98,16% sinh viên thường

xuyên cập nhật tin tức về dịch bệnh. Đa số sinh viên có thái độ tích cực trước
dịch bệnh (100% sinh viên sẵn sàng trong việc thực hiện các biện pháp an
toàn theo khuyến cáo, khai báo và cách li theo quy định) và tỉ lệ sinh viên
được đánh giá thực hành ở mức độ tốt, khá, trung bình lần lượt là 89,74% ;
9,04%; và 1,23% [41].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Trang về “ Kiến thức, thái độ, thực
hành về phịng chống COVID-19 của học sinh trường THCS Bình Nghĩa tỉnh
Hà Nam năm 2021” thực hiện trên 367 học sinh THCS. Kết quả cho thấy có
71,1% học sinh đạt điểm kiến thức về các kiến thức chung, triệu chứng và
phòng chống, 94,3% đạt điểm kiến thức về đường lây truyền, nhóm đối tượng
có nguy cơ cao. Về thái độ, mức độ đạt chiếm 67,2% trong đó 51,4% đạt
điểm ở mức khá và 15,8% đạt mức độ cao. Tỉ lệ điểm thực hành trên mức đạt
là 64,8% trong đó 56,6 đạt điểm thực hành ở mức độ khá và 8,2% đạt điểm
thực hành ở mức độ cao. Nhóm học sinh cuối cấp có điểm thực hành cao hơn
so với nhóm học sinh còn lại [42].
1.4.

Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

1.4.1. Giới thiệu chung về Nhà trường
Trường THPT Trần Quang Khải được thành lập từ năm 2001 theo
Quyết định số 38/QĐ-UB ngày 27/9/2001 của UBND tỉnh Hưng Yên, lễ công
bố thành lập ngày 20/12/2001. Ngôi trường mang tên vị tướng tài giỏi dưới

16


×