Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi ở Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.79 KB, 28 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Ung thư_một căn bệnh chết người”. Hai chữ “ung thư” thường gieo
vào trong chúng ta một nỗi sợ hãi. Xã hội ngày càng phát triển sức khỏe
con người càng đứng trước nhiều mối đe dọa, nguy cơ nguy hiểm hơn. Và
ung thư là một trong số đó. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế
giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới
mắc bệnh ung thư và một nửa trong số đó chết vì căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh phổ biến trong các loại ung thư
đối với phụ nữ trên toàn thế giới chỉ sau ung thư vú. Và nó là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong do ung thư cho phụ nữ. Các số liệu thống kê về
UTCTC cho thấy cứ hàng năm lại có khoảng 466.000 trường hợp UTCTC
mới được phát hiện trên toàn cầu. Gần 80% các trường hợp này là ở các
nước đang phát triển như nước ta.
[tạp chí y học thực hành bộ y tế]
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh
thường tấn công vào phụ nữ ở 35-40
[4]
tuổi trở đi. Đây là giai đoạn cực kỳ
quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn
lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi
này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình. Nếu
không có các biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị UTCTC
thì trong vòng 20 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và tử vong do căn bệnh này sẽ
tăng thêm khoảng 25%.[1] Ước tính năm 2008 trên thế giới có 529.409 ca
mới mắc, 274.883 ca tử vong. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư
thường gặp thứ năm ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 11,4/100.000, tử
suất là 5,7/100.000. Ước tính năm 2008 có 5.174 ca mới mắc và 2.472 ca
tử vong. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ung thư cổ tử cung là ung thư thường
gặp thứ nhì ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi 15,4/100.000 vào năm 2008.[2]
Năm 2012, ở Việt Nam đã có gần 6.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới
ung thư cổ tử cung và đã có trên 2.400 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử


cung, gấp 5-6 lần so với số tử vong bà mẹ liên quan đến thai nghén và sinh
đẻ trong cùng thời gian.[3]
Từ năm 1984, các nhà khoa học Đức đã khẳng định mối liên quan
giữa nhiễm vi rút gây u nhú ở người - Human Papilloma Virus (HPV) - và
sự hình thành tổn thương tiền ung thư và sau đó là ung thư thật sự tại cổ tử
cung. Tất cả phụ nữ sau khi có quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm
HPV. Trong một số rất ít các trường hợp nhiễm HPV các tuýp nguy cơ
cao, đặc biệt là 2 tuýp HPV 16 và HPV 18, nhiễm trùng tồn tại qua nhiều
năm làm biến đổi cổ tử cung, hình thành tổn thương tiền ung thư và trung
bình sau 10-20 năm có thể tiến triển thành ung thư thật sự. [3] Là bệnh có
thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện nay UTCTC vẫn là bệnh ung
thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. ở nước ta,
hàng năm có tới 6.000 phụ nữ phát hiện bị UTCTC và cứ mỗi ngày thì có 9
phụ nữ chết vì căn bệnh này. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này
là số phụ nữ tham gia khám định kì để được tầm soát ung thư còn thấp, các
chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng và khi phát hiện tổn
thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời, đúng phác đồ và
hiệu quả. Các chuyên gia y tế khẳng định, UTCTC nguy hiểm nhưng có
thể phòng ngừa được và có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm.
Do đó, tiêm vacxin, khám tầm soát UTCTC sàng lọc và điều trị tổn thương
tiền ung thư là các phương pháp dự phòng cần được khuyến khích áp dụng.
Hiện nay, các chương trình sàng lọc được triển khai tại nhiều quốc
gia Bắc Âu, Canada, Mỹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tại
Việt Nam, chương trình phòng chống ung thư đã được triển khai từ năm
2008. Một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình này là xây
dựng mô hình sàng lọc phát hiện sớm ung thư tại cộng đồng, bao gồm
UTCTC . Hiện tại, chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được
triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả
của các hoạt động sàng lọc còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp
UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp phát hiện ở giai

đoạn muộn chiếm đa số . UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được, do đó
kiến thức và thực hành về phòng ngừa UTCTC của phụ nữ là yếu tố quan
trọng để đạt được các mục tiêu của chương trình. Nâng cao kiến thức và
thực hành phòng bệnh UTCTC đúng cho đối tượng có nguy cơ sẽ là biện
pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm gánh nặng
bệnh tật.[2][4] Thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc chủng
ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ chúng tôi quyết
định tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực
hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49
tuổi ở Thành phố Huế” với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng về bệnh ung
thư cổ tử cung làm cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp
truyền thông tại nước ta.
2. Đánh giá những hành vi của đối tượng liên quan đến việc phòng
chống bênh ung thư cổ tử cung.
3. Đưa ra những giải pháp thích hợp để phòng chống ung thư cổ tử
cung hiệu quả.
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1.1. Khái niệm
Ung thư cổ tử cung là sự biển đổi ác tính của các lớp biểu mô cổ tử
cung, 95% ung thư xuất phát từ lớp biểu mô lát tầng. Đây là bệnh lý ác tính
thường gặp ở phụ nữ, đứng hang đầu trong các ung thư đường sinh dục nữ.
[12]
1.2. Các yếu tố nguy cơ
- Nhiễm virus, đặc biệt là nhiễm HPV. HPV đã được xác định là
nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Đã có trên 100 type HPV tuy nhiên
chỉ có 4 type chính (nguy cơ cao) liên quan đến ung thư cổ tử cung là các
type 16, 18, 31,35.

- Hành vi tình dục như quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người
hay quan hệ với người có nhiều bạn tình
- Đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều, sẩy thai nhiều lần,…
- Đời sống kinh tế xã hội thấp.
-Viêm nhiễm cổ tử cung tái nhiễm. Vệ sinh cá nhân kém.
- Hút thuốc lá
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Lạm dụng thuốc tránh thai.
- Di truyền.[12]
1.3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus)
Trong thực tế, ở 20 tuổi khi mới có quan hệ tình dục, có khoảng 60%
đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến
mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể
làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung
thư cổ tử cung.
- Giai đoạn 2: Tiền ung thư
Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền
ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian
kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ
trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung
thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị
kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.
- Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn
Có khoảng khoảng 12% những người trong giai đoạn 2 sẽ phát triển
thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong
cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho
người bệnh.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn
Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận

khác của cơ thể, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khoảng
1% bệnh nhân ở giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm này.
1.4. Biểu hiện lâm sàng
Kết hợp với xói mòn cổ tử cung: thông thường bệnh nhân ung thư cổ
tử cung thường bị xói mòn cổ tử cung, cổ tử cung bị xói mòn nghiêm trọng
chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Chảy máu khi quan hệ: chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật
nhất của bệnh ung thư cổ tử cung, có đến 70% - 80% bệnh nhân ung thư có
hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan
hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, khí hư có lẫn máu.
Xuất huyết âm đạo bất thường: đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm,
bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không
kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, thì không được bỏ qua dễ
dàng những triệu chứng này. Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu
chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, có rất nhiều chị em phụ nữ
lớn tuổi khi thấy hiện tượng này đã đến để kiểm tra, phát hiện sớm bệnh
ung thư cổ tử cung và được điều trị kịp thời.
Đau: thường xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng,
đôi lúc còn đau ở bụng trên, đùi và các khớp, mỗi khi đến kì kinh, đại tiện
hoặc quan hệ sẽ đau trầm trọng hơn, đặc biệt dây chằng xương cùng tử
cung hoặc lan rộng dọc theo dây chằng dưới cùng, có thể hình thành nên
viêm mô liên kết cổ tử cung mãn tính, khi dây chằng chính cổ tử cung mở
rộng, triệu chứng đau sẽ nhiều hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ
thấy đau dấy lên vùng hố chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân
ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn.
Tiết dịch âm đạo nhiều: trong lâm sàng có đến 75-85% bệnh nhân ung
thư cổ tử cung đều có tiết dịch âm đạo nhiều ở mức độ khác nhau. Đại đa
số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc.
Do sự kích thích mầm bệnh, khí hư ở tuyến cổ tử cung cường giáp, gây
nên tiết dịch kèm màu trắng. Biểu hiện bất thường của huyết trắng này

thường là lượng huyết trắng nhiều, cà thay đổi về tính chất, đó là hiện
tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.[27]
1.5. Phân loại
- Ung thư biểu mô vảy tại chỗ
- Ung thư biểu mô vảy vi xâm nhập
- Ung thư biểu mô tuyến xâm nhập
2. DỊCH TỄ HỌC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển bệnh
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, có tần
suất thứ hai trong các ung thư phụ nữ trên thế giới, với khoảng 500.000 ca
mới và 250.000 ca chết mỗi năm. Khoảng 80% sốca ung thư cổ tử cung
xảy ra ở các nước có mức sống thấp. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung và
ung thư vú là 2 loại có xuất độ cao nhất. Theo các nghiên cứu về dịch tễ
học, các yếu tốnguy cơ của ung thư cổ tử cung như: tuổi giao hợp lần đầu,
nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều, hút thuốc, nhiễm Trichomonas, nhiễm
Herpes SimplexII, nhiễm Human papilloma virus (HPV) thìviệcnhiễm
HPV là yếu tố nguy cơ cao nhất. Có ít nhất 50% người có hoạt động tình
dục bị nhiễm HPV trong cuộc đời. Theo nghiên cứu của Phạm Việt Thanh
ở 408 trường hợp có phết mỏng cổ tử cung bất thường tại bệnh viện Từ Dũ
cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 62.1% trong dó nhiễm typ nguy cơ cao là
71.3%, nguy cơ thấp là 14.2%. Tỷ lệ nhiễm HPV tăng theo mức độ tổn
thương cổ tử cung trên xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Trên thế giới, một phân tích gộp gồm 157.879 phụ nữ có tế bào cổ tử
cung bình thường cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV trên thế giới là khoảng 10%.
Vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là châu Phi: 22% phụ nữ bị nhiễm HPV(Các
typ HPV hay gặp trên thế giới là 16 và 18)[20]. ở những phụ nữ bị nhiễm
HPV dai dẳng có nguy cơ cao dễ bị chuyển thành các tổn thương tiền ung
thư ở mức độ cao hoặc ung thư thâm nhiễm cổ tử cung.Có rất nhiều bằng
chứng cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm HPV với ung thư cổ tử cung,
trong đó HPV 16 gặp trong khoảng 50%, HPV 18 trong 15-20%[20].

Cho đến nay, HPV được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra
ung thư cổ tử cung

vì ADN của vi rút hiện diện trong 99,7-100% các mẩu
mô cổ tử cung ung thư.
Do đó, các nhà khoa học chú ý nhiều đến loạinguyên nhân này và
hiện nay đãcó vaccin phòng ngừa nhiễm HPV .
2.2. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới
Tỷ lệ mắc HPV trên thế giới
Ngày nay, ung thư cổ tử cung (UTCTC) xếp thứ hai trong số các ung thư của
phụ nữ trên thế giới. Ung thư CTC hiện là mối quan tâm đặc biệt của ngành y
tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vì đây là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các nước
đang phát triển. Với ước tính khoảng 530 000 trường hợp mới mắc trong năm
2012 chiếm 7,5% các ca tử vong ung thư phụ nữ. Trong số ước tính gần 270
000 người tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm, hơn 85% trong số này xảy
ra ở các vùng kém phát triển.[25]Trong cùng một năm, 266 000 phụ nữ chết vì
ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới; gần 9/10 tức là 231 000 phụ nữ trong
tổng số, sống và chết trong các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Ngược lại, 35 000, hoặc chỉ 1/10phụ nữ, sống vàqua đời ở các nước có thu
nhập cao tỷ lệ mắc UTCTC cao nhất ở các nước đang phát triển như quốc gia ở
châu Phi cận Sahara, nhiều người ở châu Á (bao gồm cả Ấn Độ), và một số các
nước Trung và Nam Mỹ.
Trong tiểu vùng Sahara Châu Phi,hàng năm, 34,8 trường hợp ung thư cổ tử
cung được chẩn đoán mỗi 100 000 phụ nữvà 22,5 trong 100 000 phụ nữ tử
vong vì căn bệnh này. Những con số này so sánh với 6,6 và 2,5 trong100 000
phụ nữ tương ứng ở Bắc Mỹ. Sự khác biệt mạnh mẽ có thể được giải thíchbởi
thiếu tiếp cận với sàng lọc hiệu quả và các dịch vụ để tạo điều kiện phát hiện
sớm vàđiều trị.Ở các nước phát triển, các chương trình được đưa ra mà cho
phép phụ nữ được sàng lọc, làm cho hầu hết các tổn thương tiền ung thư ở giai

đoạn nhận dạng có thể dễ dàng được điều trị. Điều trị sớm ngăn chặn đến 80%
các ca ung thư cổ tử cung ở những nước này.
Hình 1. Tử vong do ung thư vú và cổ tử cung so với trường hợp tử vong bà
mẹ liên quan ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong bốn khu
vực địa lý, 2008.
Trong "các nước kém phát triển", theo GLOBOCAN, 4 690 000 trường hợp
ung thư vú và 450 000 trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra trong năm 2008.
Trừ khi hành động được thực hiện để đảo ngược xu hướng dịch tễ học, đến
năm 2030 trường hợp mới mắc của vú và ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên đến
1,1 triệu và 730 000, tương ứng - con số mà đại diện cho một mức tăng hơn
60% trong tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng thời gian chỉ hơn 20 năm. Khoảng cách
giữa các khu vực kém phát triển hơn và dự kiến sẽ mở rộng (Hình. 2) là tỷ lệ tử
vong toàn cầu do ung thư cổ tử cung và ung thư vú xảy ra ở các vùng kém phát
triển của thế giới tăng từ mức hiện tại 88% đến 99% và từ 59 % đến 63%,
tương ứng.
Hình 2. Dự kiến trường hợp tử vong trên toàn cầu từ vú và ung thư cổ tử
cung, do trình độ phát triển của đất nước theo định nghĩa của GLOBOCAN,
năm 1990, 2010 và 2030.
Theo dự án GLOBOCAN, trong đó trình bày dữ liệu dịch tễ học trên tất cả
các loại ung thư được cung cấp bởi Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư
tại Lyon, Pháp, phân loại các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Australia / New
Zealand và Nhật Bản là "phát triển hơn" và phần còn lại của thế giới là "kém
phát triển".
2.3. Tỉ lệ mắc bệnh tại Việt Nam
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ
khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên.Tại Việt Nam, ung
thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44.
Nước ta có tỷ lệ mắc UTCTC ở mức cao trên thế giới và có xu hướng
tăng. Hàng năm có đến hơn 5 ngàn phụ nữ phát hiện bị ung thư cổ tử
cung cứ mỗi ngày thì có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này.Năm 2010, Việt

Nam có trên 5.000 phụ nữ được chẩn đoán là UTCTC và tỷ lệ mắc mới
căn bệnh này là 13,6/100.000 phụ nữ.
Theo Báo cáo của IARC (2008) cho thấy cả nước ta có 5.174 trường
hợp mắc mới và 2.472 trường hợp tử vong do UTCTC, chiếm 11,65% số
trường hợp mới mắc của các nước Đông Nam Á (44.404 trường hợp)
[17]. Tỷ lệ mắc là 11,7/100.000. So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ
UTCTC tương đương với các nước như Indonesia, Philippines và Brunei
[17]. Theo kết quả khám sàng lọc UTCTC tại 7 tỉnh thành trên cả nước
(2008-2010) cho thấy tỷ lệ phát hiện UTCTC xấp xỉ 19,9/100.000 người
với 28,6% ở giai đoạn I và 21,4% ở giai đoạn 2 [1]. Năm 2010, Việt Nam
ước tính có khoảng 5.664 phụ nữ mắc UTCTC và tỷ lệ mắc mới là
13,6/100.000 phụ nữ[3].
Tỷ lệ tử vong có sự khác nhau theo nhóm tuổi trong đó các trường
hợp tử vong phổ biến nhất ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi với 844 trường
hợp, chiếm 34,1%[17]. Phân bố theo tuổi mắc UTCTC cả nước cũng theo
xu hướng chung của thế giới với số trường hợp mới mắc tập trung cao
nhất ở nhóm tuổi từ 15-44 tuổi chiếm tỷ lệ 40,9%; nhóm tuổi từ 45-54
chiếm 27,7%, nhóm 55-64 chiếm 18,5% và thấp nhất ở nhóm trên 65
tuổi chiếm 12,9%[17]. Tỷ lệ mắc phân bố chênh lệch giữa 2 miền Nam-
Bắc, trong đó tỷ lệ mắc tại miền Nam là 28,8/100.000 dân, trong khi ở
miền Bắc là 6,8/100.000 dân[15]. So sánh tỷ lệ UTCTC trong số các ung
thư giữa TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ mắc UTCTC có sự khác
biệt trong đó ở quần thể phụ nữ tại TP. Hà Nội, tỷ lệ này chiếm 7,7%, xếp
vị trí thứ ba sau ung thư vú và ung thư dạ dày, còn tại TP. Hồ Chí Minh là
28,6% cao nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ.[6]
Ước tính đến năm 2025, số trường hợp mới mắc UTCTC của cả
nước tăng lên khoảng 40% so với năm 2008, tỷ lệ tử vong do UTCTC
tăng lên từ 62% (ở nhóm<65 tuổi) hoặc 75% (ở nhóm trên 65 tuổi) so
với năm 2008 [17].
3. KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG

3.1. Các biện pháp dự phòng UTCTC
UTCTC là một trong số bệnh ung thư có thể phòng ngừa được với 2
chiến lược chính được áp dụng hiện nay gồm:
- Dự phòng cấp 1: là phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm HPV bằng
cách quan hệ tình dục an toàn. Các chiến lược thường được áp
dụng nhằm thay đổi hành vi bao gồm không quan hệ tình dục
hoặc tình dục chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện
pháp phòng lây nhiễm như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục. tăng cường sử dụng vắc xin phòng ngừa HPV. Nhiều nghiên
cứu gần đây cũng đã chứng minh hiệu quả của vắc xin HPV giảm
được nhiễm vi rút HPV cho phụ nữ. Theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới, tuổi bắt đầu tiêm phòng vắc xin HPV là 9-10
tuổi đến 13 tuổi[2]. Tổ chức Y tế Thế giới hướng dẫn dự phòng
cấp 1 bao gồm giáo dục nâng cao nhận thức để giảm hành vi quan
hệ tình dục nguy cơ; thực hiện chiến lược thay đổi hành vi phù
hợp với từng vùng, địa phương; phát triển và giới thiệu một cách
hiệu quả về vắc xin phòng ngừa HPV; ngoài ra cần khuyến khích
cộng đồng hạn chế hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý[23].
- Dự phòng cấp 2: nhằm phát hiện và điều trị sớm tiền UTCTC
thông qua khám sàng lọc được xem là chiến lược hiệu quả và
thực tế nhất trong phòng ngừa UTCTC. Các phương pháp khám
sàng lọc chính hiện đang được áp dụng cụ thể gồm:
• Sàng lọc tế bào học (xét nghiệm tế bào cổ tử cung – Pap Smear): Đây
là phương pháp được thực hiện trên toàn thế giới hơn 50 năm qua để
xác định các tổn thương tiền ung thư để điều trị hoặc theo dõi. Các khảo
sát đánh giá đã chứng minh sàng lọc sử dụng Pap có hiệu quả cao góp
phần giảm từ 70-80% tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ở nhiều quốc
gia[22]; Một nghiên cứu tại Iceland cho bết sàng lọc giúp giảm 80% số
tử vong trong hơn 20 năm. Kết quả này cũng tương tự ở Mỹ và
Canada[18]. Tại các nước đang phát triển, nhiều nghiên cứu cũng đưa ra

kết luận, nguy cơ phát triển UTCTC ở những phụ nữ không sàng lọc
bằng Pap cao gấp 3-10 so với nhóm có sàng lọc[14]
• Phương pháp quan sát bằng mắt thường với axit axetic (VIA):
Là phương pháp thay thế cho xét nghiệm thế bào hoặc có thể
được sử dụng cùng với sàng lọc Pap. Phương pháp sử dụng dung
dịch axit axetic 3-5% được bôi lên cổ tử cung và quan sát bằng
mắt thường sau 1 phút. Nhóm đối tượng được Tổ chức Y tế Thế
giới khuyến cáo khám sàng lọc UTCTC cụ thể như sau[23]:
1. Các chương trình sàng lọc mới nên bắt đầu ở những phụ nữ từ
30 tuổi trở lên và gồm những phụ nữ trẻ tuổi hơn chỉ khi
nhóm nguy cơ cao đã được bao phủ. Các chương trình đã
triển khai không nên bao gồm sàng lọc cho nhóm phụ nữ dưới
25 tuổi;
2. Đối với những phụ nữ chỉ được sàng lọc duy nhất một lần
trong đời thì độ tuổi phù hợp nhất là từ 35-45 tuổi;
3. Đối với những phụ nữ trên 50 tuổi, nên khám định kỳ 5 năm/1
lần;
4. Đối với nhóm từ 25-49 nên khám định kỳ 3 năm/1 lần nếu
nguồn lực cho phép;
5. Đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, có thể ngừng sàng lọc nếu
kết quả xét nghiệm của 2 lần trước đó là âm tính.
3.2. Hoạt động phòng chống UTCTC tại Việt Nam
Hoạt động phòng chống ung thư, bao gồm UTCTC được triển khai
trên quy mô quốc gia từ năm 2008, trong đó sàng lọc UTCTC là một trong
những mục tiêu ưu tiên nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường
hợp UTCTC. Tuy nhiên, chương trình sàng lọc UTCTC hiện tại ở Việt
nam vẫn chưa mang tính định kỳ, có tổ chức, vì vậy không tiếp cận được
toàn bộ các khách hàng có nhu cầu. Trong giai đoạn 2008-2010, chương
trình sàng lọc đã triển khai tại 7 tỉnh/thành phố và đã khám được tổng số
70.980 phụ nữ từ 35-60 tuổi[1].

Đối với chiến lược tiêm chủng vắc xin HPV, Việt Nam là một trong 4
quốc gia được tổ chức PATH triển khai dự án toàn cầu nhằm giảm tỷ lệ
mắc UTCTC thông qua tiêm vắc xin HPV cho trẻ em gái vị thành niên,
khám sàng lọc và điều trị cho phụ nữ trưởng thành. Theo báo cáo về kết
quả phòng ngừa UTCTC cho phụ nữ tại Việt Nam, đã có hơn 38.000 phụ
nữ từ 30-49 tuổi được khám sàng lọc tại 3 tỉnh dự án (Thanh Hóa, Huế và
Cần Thơ) từ năm 2009 đến nay [5].
3.3. Kiến thức phòng chống UTCTC
Các tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu về một số kiến thức liên quan đến
UTCTC. Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu trên
đối tượng cha mẹ của các em gái từ 11-14 tuổi tại 5 tỉnh/thành phố, kết quả
cho thấy 77,0% đối tượng đã từng nghe về bệnh UTCTC và có hơn 55,9%
bà mẹ đã kể được ít nhất 1 triệu chứng của UTCTC [10]. Tỷ lệ này trong
điều tra tại 10 tỉnh/thành phố về phòng một số bệnh ung thư cho thấy có tỷ
lệ thấp hơn (51,3%) [2]. Kết quả nghiên cứu tại Hồ Chí Minh chỉ ra rằng
mặc dù tỷ lệ nữ nội trợ đã từng nghe về bệnh UTCTC là 82,2%, nhưng
hiểu biết rõ và đúng về bệnh này thì ở mức thấp hơn. Tỷ lệ nữ nội trợ có
kiến thức đúng về đặc điểm bệnh UTCTC ”có thể bị ung thư, dù không có
triệu chứng gì” chỉ đạt 30,6% và có kiến thức về đặc điểm phát hiện sớm
UTCTC là 48,7%[4].
Nghiên cứu của Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2007) cho thấy kiến
thức về yếu tố nguy cơ được đối tượng nghiên cứu đề cập nhiều nhất là
viêm nhiễm đường sinh dục (84,6%), vệ sinh sinh dục không sạch sẽ
(82,2%), sinh đẻ nhiều (70,1%). Một số yếu tố khác cũng được các cha mẹ
đề cập bao gồm nhiều bạn tình, nhiễm HIV, quan hệ tình dục sớm, sử dụng
thuốc tránh thai…[10]
Đối với xét nghiệm Pap là biện pháp sàng lọc phát hiện sớm tiền
UTCTC, nhưng ít được phụ nữ biết đến, ngay tại các địa điểm đã triển khai
chương trình can thiệp là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì tỷ lệ tương
ứng là 38,0% và 17,0%[21]. Kết quả này gần tương tự nghiên cứu của tác

giả Trần Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhung, với tỷ lệ là 18,5%[9].
Nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV) cũng là một trong các nguyên
nhân gây UTCTC, hiện tại đã có vắc xin phòng HPV chủng 16, 18 tại Việt
Nam. Hai chủng này gây ra khoảng 70% các trường hợp UTCTC hiện nay,
tuy nhiên, hiểu biết về HPV còn rất hạn chế. Một nghiên cứu gần đây cho
thấy tỷ lệ người đã từng nghe/xem/đọc các thông tin về HPV là 33,3%
trong các phụ nữ đã lập gia đình tại Huế, Cần Thơ và Thái Nguyên [8].
Kiến thức về UTCTC và phòng ngừa UTCTC của phụ nữ ở các nhóm
tuổi khác nhau đã được nhiều nghiên cứu đề cập tới. Mặc dù các nghiên
cứu có nhiều sự khác biệt, ví dụ khác nhau về mục đích nghiên cứu, đối
tượng, địa lý, nhưng các kết quả đều xác định được nhiều phụ nữ chưa có
kiến thức đúng và đầy đủ liên quan đến phòng ngừa UTCTC. Hầu hết các
nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức về dấu hiệu lâm sàng của bệnh
UTCTC, sàng lọc UTCTC hoặc phòng nhiễm HPV mà có rất ít nghiên cứu
đánh giá kiến thức một cách tổng thể về các vấn đề nêu trên.
3.4. Thực hành phòng chống UTCTC
Hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu tìm hiểu về thực hành phòng
UTCTC ở phụ nữ. Một vài nghiên cứu đã ghi nhận các hành vi phòng
UTCTC, bao gồm khám phụ khoa và xét nghiệm phết tế bào CTC. Nghiên
cứu của Lê Thị Phương Mai (2007) trên nhóm các bà mẹ có con gái đang ở
độ tuổi vị thành niên cho thấy tỷ lệ đã từng khám phụ khoa 6-12 tháng/lần
là 50,0% và tỷ lệ làm xét nghiệm Pap chỉ có 7,0%[10]. Nghiên cứu tại Hồ
Chí Minh trên nhóm phụ nữ nội trợ cho thấy tỷ lệ nữ nội trợ, những người
đã có quan hệ tình dục, có được khám phụ khoa trong vòng 3 năm gần đây
là 23,3% và tỷ lệ nữ nội trợ chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng
là 12,0%[4]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả thử nghiệm mô hình can thiệp
dự phòng ung thư vú và UTCTC dựa vào cộng đồng tại 1 xã của tỉnh Hải
Dương chỉ ra rằng có 24,0% phụ nữ có trên 2 con và tỷ lệ từng tiêm vắc
xin HPV đạt 0,7%[26].
Theo Lê Thị Yến Phi và Vũ Thị Nhung: Tỷ lệ khách hàng có kiến

thức và thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá tốt là 37,38%, kiến thức
và thái độ khá là 39,32%, trung bình là 20,87%, và kém là 2,43%. Có
17,96 % khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100%
không bị ung thư cổ tử cung và có 19,90% khách hàng nghĩ rằng sau chủng
ngừa HPV không cần thiết phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử
cung (PAP) . Qua phỏng vấn sâu cho thấy họ chưa có đầy đủ kiến thức về
chủng ngừa HPV vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền
thông rộng rãi[11].
Như vậy, các nghiên cứu đều đưa ra được một số thực hành phòng
UTCTC của phụ nữ. Một trong số nhiều yếu tố tác động tới việc thực hành
là kiến thức về UTCTC của các đối tượng. Nếu kiến thức về phòng chống
UTCTC chưa đúng và đầy đủ, sẽ trở thành rào cản hành vi dẫn đến việc
tiếp cận kịp thời các hoạt động dự phòng cấp 1 và cấp 2. Hiện nay, vẫn có
thiếu các bằng chứng khoa học xác thực về thực hành phòng ngừa UTCTC
trong nữ giới tại Việt Nam.
3.5. Các xét nghiệm chuẩn đoán HPV
3.5.1. Sinh Thiết Cổ Tử Cung
Trên mẫu sinh thiết cổ tử cung, có 2 hình thái đặc hiệu nhiễm HPV là
condylôm sùi và condylôm phẳng. Trên phết tế bào cổ tử cung, có những
thay đổi tế bào đặc hiệu cho nhiễm HPV, chủ yếu như sau:
- Tế bào bị ảnh hưởng: Tế bào gai trưởng thành, chưa trưởng thành,
hoặc và tế bào vùng chuyển tiếp.
- Cách sắp xếp tế bào: Kết cụm, riêng lẻ.
- Hình dáng tế bào: Mất hình ảnh đa diện, các góc trở nên tròn.
- Bờ tế bào: Dày, có hình ảnh viền kính lúp
- Kích thước tế bào: Đồng đều hoặc không đồng đều
- Bào tương: Thay đổi từ thấu quang đến mờ đục. Có vòng sáng
quanh nhân
- Nhân: Nhân lớn, hai, đa nhân, bất thường nhẹ.
Thay đổi kết hợp: Nghịch sừng. Nghịch sừng nghĩa là tất cả sự sừng

hoá bất thường, có một số tác giả mô tả thay đổi hình thái này là cận sừng
(parakeratosis) hay là giả cận sừng (pseudoparakeratosis). Trong một số
trường hợp, nghịch sừng là dấu hiệu duy nhất của nhiễm HPV, nếu có hình
ảnh này cũng nên chẩn đoán là nhiễm HPV cho dù không có hình ảnh tế
bào rỗng
3.5.2. Xét Nghiệm HPV (HPV Test)
Xét nghiệm này ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử nhằm xác định
DNA của virus trong mẫu bệnh phẩm lấy từ cổ tử cung, bất kỳ mẫu bệnh
phẩm đó đang ở giai đoạn phát triển nào của bệnh, kể cả lúc chưa có tổn
thương tế bào rõ rệt. Kỹ thuật này được khuyên dùng theo dõi cho những
phụ nữ có kết quả xét nghiệm tế bào học (PAP) nghi ngờ.
3.5.3. Phối Hợp Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán HPV
Trong chẩn đoán nhiễm HPV, người ta thường dùng xét nghiệm HPV
như là xét nghiệm bổ trợ để làm tăng độ nhạy và làm giảm bớt tỷ lệ dương
tính giả. Một nghiên cứu(5) cho thấy nếu chỉ dung xét nghiệm HPV, độ
nhạy đạt được 74% trong phát hiện CIN, nhưng nếu phối hợp để dung cho
những ca có xét nghiệm Pap là LSIL, HSIL hay ung thư thì độ nhạy tăng
lên đến 91%.[28].
3.6. Điều trị UTCTC
Trong điều trị ung thư nói chung và UTCTC nói riêng tùy vào từng
giai đoạn khác nhau của mỗi bệnh nhân có các cách điều trị khác nhau. Có
các loại phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh ung thư là: Phẩu thuật,
điều trị bằng hóa chất và điều trị bằng xạ trị( sử dụng máy gia tốc).[30]
Đối với những giai đoạn sớm nhất của ung thư cổ tử cung, phẫu thuật hoặc
xạ trị kết hợp với hóa trị có thể được sử dụng. Đối với giai đoạn sau, bức
xạ kết hợp với hóa trị thường là điều trị chính. Hóa trị liệu thường được sử
dụng để điều trị ung thư cổ tử cung.
Tỷ lệ sống sót thường được sử dụng bởi các bác sĩ như một cách tiêu
chuẩn của thảo luận về tiên lượng của một người. Theo số liệu thông kế
của Hiệp hội ung thư Mỹ (American Cancer Society ) năm 2010 tỷ lệ sống

sót 5 năm của các bệnh nhân được chuẩn đoán và điều trị theo dõi trong
giai đoạn 0 và IA là 93%, giai đoạn IB là 80%, giai đoạn IIA là 63% , giai
đoạn IIB là 58%, giai đoạn IIIA là 35%, giai đoạn IIIB là 32%, giai đoạn
IVA là 16%, giai đoạn IVB là 15%.[29] Trong nghiên cứu hiệu quả xạ trị
trong ung thư cổ tử cung ở giai đoạn IIB và IIIB của Trần Đặng Ngọc Linh
năm 2013 tỉ lệ sống còn không bệnh 5 năm ở giai đoạn IIB và IIIB là
62,5% và 39,8%.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 3/2015 – 7/2015.
2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang.
3.2. Các biến số
Thông tin chung về đối tượng:
- Phân bố tuổi: chia làm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm từ 15 - 25 tuổi
+ Nhóm từ 25 - 40 tuổi
+ Nhóm từ 40 – 49 tuổi
- Tôn giáo:
+ Phật giáo
+ Thiên chúa giáo
+ Không
- Dân tộc:
+ Kinh
+ Khác

- Nghề nghiệp:
+ Còn nhỏ < 6 tuổi
+ Học sinh, sinh viên
+ Nghề nông, ngư
+ Nghề buôn bán, kinh doanh
+ Công nhân viên chức
+ Hưu trí, đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp của nhà nước
+ Nội trợ
+ Nghề khác
- Trình độ học vấn:
+ Mù chữ: Không biết đọc biết viết
+ Tiểu học: Biết đọc, biết viết, từ lớp 1 - 5
+ Trung học cơ sở: Từ lớp 6 - 9
+ Trung học phổ thông: Từ lớp 10 – 12
+ Trên THPT
- Tình trạng hôn nhân
- Thu nhập hàng tháng: là mức lương đối tượng nhận được
Thông tin về hiểu biết của đối tượng:
- Nghe thông tin về UTCTC
- Có ý định tìm hiểu nhiều hơn về UTCTC
- Thông tin về UTCTC được nghe ở đâu:
+ Bạn bè/ người thân
+ CBYT
+ Thông tin đại chúng
+Nguồn khác
- Có biết UTCTC nguy hiểm không
- Có lo lắng việc mình sẽ mắc UTCTC
- Có ý định đi khám sàng lọc UTCTC
- Biết ai bị mắc UTCTC
- UTCTC có phòng ngừa

- Phòng ngừa UTCTC bằng cách nào
- Nguyên nhân gây ra UTCTC:
+ Virus HPV
+ Hút thuốc lá
+ DI truyền
+ Có nhiều bạn tình
+ Quan hệ tình dục sớm
+Quan hệ tình dục không an toàn
+ Nguyên nhân khác
- Biết về virus HPV và vacxin HPV
- Vacxin HPV nên tiêm khi nào
+ Trước 25 tuổi
+ Khi chưa quan hệ tình dục
+ Trước khi sinh con đầu lòng
+ Trước khi lấy chồng
- Tiêm chủng HPV chưa
- Tiêm phòng HPV ở đâu
+ TTYT dự phòng
+ Bệnh viện
+ Trạm YT xã
- Biết về tiêm phòng HPV tại địa phương có tham gia không
- Lý do tham gia tiêm phòng
- Lý do không tham gia tiêm phòng
- Đã tiêm đầy đủ 3 mũi vacxin HPV chưa
- Người tác động đến đối tượng đi tiêm chủng
+ Bản thân đối tượng
+ Bạn bè/ người thân
+ CBYT
- Tham gia chương trình tiêm chủng tai địa phương
- UTCTC có điều trị được không

- Đối tượng có nguy cơ mắc UTCTC
+ Phụ nữ 15- 30 tuổi
+ Phụ nữ 30- 45 tuổi
+ Phụ nữ trên 45 tuổi
3.3. Mô tả quần thể nghiên cứu
Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng số 350 345 người
trên tổng diện tích 71,69 km
2
với tổng số nữ là 180 756 người. Địa bàn
phân bố với 27 phường, xã. Trong số đó có một số phường có dân số
đông cũng như số phụ nữ nhiêu: phường Tây Lộc, phường Vỹ Dạ,
phường An Cựu, phường Phước Vĩnh.[Niên giám thống kê năm 2013]
3.4. Mẫu nghiên cứu
Tất cả các phụ nữ từ 15 – 49 tuổi trên địa bàn thành phố được chọn
theo phương pháp chọn mẫu đã được đưa ra và đủ điều kiện tham gia
vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Phụ nữ từ 15 – 49 tuổi trên địa bàn thành phố Huế tự nguyện tham
gia và tham gia đầy đủ trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người không có khả năng giao tiếp bình thường
- Người không có mặt tại thời điểm điều tra.
3.5. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức ước lượng tỷ lệ [18] để tính số phụ nữ khảo sát
2
2
2/
)1(
d
ppZ

n

=
α
Trong đó:
n: số phụ nữ được khảo sát.
Z
α/2
= 1,96 với độ tin cậy 95%.
d: Mức chính xác của nghiên cứu, chính là sự khác biệt của tỷ lệ p
thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật của quần thể. Ta chọn d= 0,015 hay d=
1.5%
p:Là ước đoán tham số p chưa biết của quần thể. Vì chưa có nghiên
cứu nào tương tự được tiến hành trước đó nên chúng tôi chọn p = 50%

0,5.
2177
015,0
)5,01(5,0)96,1(
2
2


=n
Để tăng tính chính xác chúng tôi làm tròn cỡ mẫu n = 3000 (phụ
nữ).
3.6. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi chọn mẫu theo cách chọn phân tầng.
Đầu tiên, chúng tôi lập danh sách tất cả các phường trên địa bàn
thành phố Huế và số phụ nữ mỗi phường. Bốc ngẫu nhiên 14 phường trên

tổng số 27 phường của thành phố Huế. Sau đó, lập tỷ lệ số phụ nữ giữa
các phường (14 phường bốc chọn) rồi lấy 3000 chia đều cho 14 phường
theo tỷ lệ đã tính, ta sẽ thu được kết quả là số phụ nữ từ 15-49 tuổi sẽ
tham gia vào nghiên cứu trong mỗi phường (lưu ý : luôn làm tròn lên ).
Chọn đối tượng nghiên cứu thuộc các phường với cỡ mẫu đã xác
định: Lập danh sách tất cả các phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tại các
phường nghiên cứu. Sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên số lượng phụ nữ
cần thiết từ danh sách trên. Trường hợp sinh viên trong danh sách
không có mặt tại địa bàn ở thời điểm nghiên cứu hay không đồng ý tham
gia nghiên cứu thì sẽ chọn bổ sung để đủ cỡ mẫu điều tra. Tiến hành điều
tra tại các phường đã chọn.
3.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
Kỹ thuật thu thập thông tin: điều tra viên giới thiệu mục đích
nghiên cứu, xin phép sự tham gia nghiên cứu tự nguyện của đối tượng,
sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc.
Đối tượng phỏng vấn: Tất cả các đối tượng đã được chọ mẫu điều
tra.
Người thu thập số liệu: Các cán bộ ý tế cơ sở tại địa bàn trên thành
phố Huế đã được tập huấn kỹ thuật và phương pháp phỏng vấn trước
khi điều tra.
Số liệu được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập trên Microsoft
Excel 2003
Xử lý thống kê sử dụng phần mềm SPSS 11.5 và Epidata 6.0
3.8. Đạo đức nghiên cứu
Mọi thông tin đối tượng cung cấp trong quá trình nghiên cứu
được giữ bí mật tuyệt đối.
Mọi bảng hỏi sẽ được mã hóa theo mã số phiếu, thông tin về người
điều tra và đối tượng nghiên cứu được mã hóa trong cơ sở dữ liệu.
Những đối tượng trước khi tham gia nghiên cứu được thông báo
đầy đủ về nội dung nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, trách nhiệm của

họ, mục đích nghiên cứu, quá trình lấy số liệu nghiên cứu chỉ được tiến
hành khi có sự đồng ý của người tham gia.
3.9. Kế hoạch nghiên cứu
STT Nội dung Thời gian thực hiện
1 Đọc tài liệu, chọn vấn đề sức khỏe ưu
tiên
20/3/2015 –
10/4/2015
2 Viết đề cương nghiên cứu 11/4/2015 –
30/4/2015
3 3.1 Xây dựng bộ công cụ và các biến
mẫu liên quan
3.2 nghiên cứu thử và chỉnh sửa bộ
công cụ
1/5/2015 –
10/5/2015
4 Liên hệ với chính quyền địa phương 15/5/2015 –
20/5/2015
5 Tiến hành nghiên cứu chính thức_thu
thập số liệu
21/5/2015 –
5/6/2015
6 Kiểm tra, làm sạch, nhập và xử lý số
liệu
6/6/2015 –
20/6/2015
7 Viết báo cáo, hoàn thiện nghiên cứu 21/6/2015 –
20/7/2015
3.10. Dự kiến kết quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:
1. Bùi Diệu và cộng sự (2010), "Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung
thư vú và ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010",
Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr. 152-155.
2. Bùi Diệu và cộng sự (2010), "Khảo sát kiến thức, thực hành về
phòng một số bệnh ung thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số tỉnh
thành năm 2008-2010", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr. 118-122.
3. Nguyễn Bác Đức và cộng sự (2011), "Báo cáo sơ bộ kết quả thực
hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008 - 2010", Tạp
chí ung thư học việt nam, 1.
4. Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự (2010), "Khảo sát kiến thức, thái
độ, hành vi về tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nôi trợ từ 18 - 65 tuổi
tại Hồ Chí Minh năm 2008", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2), tr. 80-
85.
5. Phương Liên (2010), Bước tiến mới trong phòng chống ung thư cổ
tử cung ở Việt Nam, Tạp chí y học dự phòng
6. Bệnh viện K (2010), Dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai
đoạn 2008-2010, tại trang web />ve-pcut, truy cập ngày 15/11/2012
7. Trần Đặng Ngọc Linh- Hiệu quả xạ trị trong ung thư cổ tử cung
giai đoạn IIB- IIIB
8. Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Hoàng Lan (2012), "HPV và nhu cầu
thông tin ở phụ nữ 18-65 tuổi tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ", Tạp chí
Y học Quân sự, 37(5)
9. Trần Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhung (2004), "Tầm soát ung thư cổ
tử cung ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2003", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 8 (1), tr. 116-119.
10. Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2010), "Kiến thức, thái độ và
thực hành trong phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung của cha mẹ các em
gái trong tuổi vị thành niên tại Việt Nam", Tạp chí Y học dự phòng 7(20),
tr. 63-69.

11. Lê Thị Yến Phi 1, Vũ Thị Nhung2 . Kiến thức và thái độ của
khách hàng đến chủng ngừa hpv tại bệnh viện hùng vương và viện pasteur
thành phố hồ chí minh
12. TS.BS Đặng Công Thuận-Giáo trình giải phẫu bệnh _ Nhà xuất
bản Đại Học Huế năm 2012

×