Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống các bệnh thận tiết niệu ở phụ nữ xã Thuỷ Phương, Huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 62 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
ĐạI HọC HUế
TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC

LƯƠNG HùNG LINH

KHảO SáT KIếN THứC THáI Độ - THựC HàNH
Về PHòNG CHốNG BệNH Lý THậN TIếT NIệU ở PHụ Nữ
THUỷ PHƯƠNG, HƯƠNG THUỷ, THừA THIÊN HUế

HUế, 2010

NHNG CH VIT TT


CĐ-ĐH

:

Cao đẳng-Đại học

CSYT

:

Cơ sở y tế

NKTN

:


Nhiễm khuẩn tiết niệu

THA

:

Tăng huyết áp

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LÝ THẬN- TIẾT NIỆU .............................................3
1.1.1.Trên thế giới: .....................................................................................3
1.1.2. Trong nước........................................................................................3
1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ THẬN-TIẾT NIỆU Ở PHỤ NỮ........4
1.3. TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ THẬN TIẾT NIỆU........................................6
1.3.1. Triệu chứng sỏi hệ tiết niệu .............................................................6

1.3.1.1 Triệu chứng lâm sàng......................................................................6
1.3.1.2 Triệu chứng cận lâm sàng................................................................8
1.3.2. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu..........................................9
1.3.2.1 Triệu chứng lâm sàng..............................................................................9
1.3.2.2. Cận lâm sàng........................................................................................10
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BỆNH LÝ
THẬN - TIẾT NIỆU. ...............................................................................11
1.4.1. Đối với suy thận mạn......................................................................11
1.4.2. Đối với sỏi niệu...............................................................................11
1.4.3. Một số yếu tố thuận lợi khác gây nên bệnh lý thận tiết niệu ..........12
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................14
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................14
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................14
2.2.2 Thời gian nghiên cứu........................................................................14
2.2.3 Cỡ mẫu ............................................................................................15
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................15
2.2.5. Các bước tiến hành..........................................................................15
2.3. CÁC BIẾN SỐ ..........................................................................................16
2.3.1. Biến số độc lập................................................................................16
2.3.2. Biến số phụ thuộc............................................................................16
2.4. XỬ LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ............................................................................17
2.4.1. Đánh giá kiến thức đúng .........................................................................17


2.4.2. Đánh giá thái độ thực hành đúng.............................................................17
2.4.3 Xử lý các số liệu.......................................................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................19
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................19

3.1.1. Tuổi nhóm nghiên cứu.............................................................................19
3.1.2. Trình độ học vấn......................................................................................20
3.1.3. Nghề nghiệp.............................................................................................20
3.1.4. Tình trạng hôn nhân.................................................................................21
3.2. NHẬN THỨC VỀ BỆNH LÝ THẬN TIẾT NIỆU....................................21
3.2.1. Hiểu biết về triệu chứng bệnh lý thận tiết niệu.......................................21
3.2.2. Hiểu biết về nguyên nhân bệnh lý thận tiết niệu.....................................22
3.2.3. Hiểu biết phòng bệnh tiết niệu.................................................................22
3.2.4. Kiến thức về phòng bệnh tiết niệu...........................................................23
3.2.5.Hiểu biết chung bệnh lý thận tiết niệu......................................................23
3.3. THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LÝ
THẬN TIẾT NIỆU....................................................................................24
3.3.1. Phòng chống bệnh lý thận tiết niệu.........................................................24
3.3.2. Thực hành phòng bệnh tiết niệu.............................................................25
3.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TIẾT NIỆU.............................26
3.4.1. Liên quan giữa độ tuổi và hiểu biết về bệnh lý tiết niệu.........................26
3.4.2. Liên quan giữa nghề nghiệp và hiểu biết về bệnh lý tiết niệu.................26
3.4.3. Liên quan giữa trình độ học vấn và hiểu biết về bệnh lý tiết niệu..........27
3.4.4. Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và hiểu biết về bệnh lý tiết niệu........27
3.4.5. Liên quan giữa độ tuổi và xử trí khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý thận
tiết niệu......................................................................................................28
3.4.6. Liên quan giữa nghề nghiệp và xử trí khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh
lý thận tiết niệu..................................................................................................28
3.4.7. Liên quan giữa trình độ học vấn và xử trí khi có triệu chứng nghi ngờ
bệnh lý thận tiết niệu.................................................................................29
3.4.8. Liên quan giữa hiểu biết và thực hành về bệnh lý thận tiết niệu.............29
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................30
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................30
4.1.1. Phân bố theo tuổi.....................................................................................30



4.1.2. Phân bố theo trình độ học vấn.....................................................................
4.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp............................................................................
4.1.4. Tình trạng hôn nhân.....................................................................................
4.2. NHẬN THỨC THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH
LÝ THẬN TIẾT NIỆU .................................................................................
4.2.1. Hiểu biết chung về bệnh lý thận tiết niệu....................................................
4.2.2. Thái độ đối với bệnh lý thận tiết niệu..........................................................
4.2.3. Thực hành phòng chống tiết niệu................................................................
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC
HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TIẾT NIỆU.....................................................
4.3.1. Những yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh lý thận tiết
niệu
...............................................................................................................
4.3.2. Những yếu tố liên quan đến thái độ thực hành về phòng chống bệnh lý
tiết niệu ...............................................................................................................
4.3.3. Liên quan giữa hiểu biết và thực hành về bệnh lý tiết niệu.........................
KẾT LUẬN..........................................................................................................
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh lý thận- tiết niệu là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến. Đối với
bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu bệnh phổ biến ở phụ nữ và dễ tái phát do vi khuẩn
gây bệnh xuất phát từ nhiễm trùng niệu đạo đi ngược dòng niệu đạo và bàng
quang, sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời

gây ra những triệu chứng cơ năng cho người mắc bệnh, nữ dễ mắc bệnh nhiễm
trùng tiết niệu hơn nam, có khoảng 50% phụ nữ có một lần nhiễm trùng tiết
niệu trong suốt cuộc đời mình. Ở tuổi 24 gần 1/3 phụ nữ bị ít nhất một đợt
nhiễm trùng niệu phải điều trị bằng kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm trùng niệu ở phụ
nữ từ 16- 35 tuổi cao hơn 40 lần so với nam giới cùng tuổi. Một phần ba phụ nữ
bị tái phát trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm trùng đầu tiên [7], [9], [13].
Sỏi tiết niệu cũng là bệnh lý thận tiết niệu bệnh thường gặp ở tuổi trung
niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát. Đặc điểm của sỏi
hệ tiết niệu là thường gây tắt hệ tiết niệu ,gây nhiễm trùng và gây đau vùng thắt
lưng.Trong một số trường hơp sỏi ở đài thận nhất là dài dưới,sỏi thường không
có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn ,vì vậy bệnh nhân đến bệnh viện
thường muộn khi đã có biến chứng.Hơn nữa sỏi hệ tiết niệu thường gặp ở lứa
tuổi lao động nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động xã hội.[4], [19].
Hiện nay rất nhiều người mắc bệnh lý thận tiết niệu nhưng không biết, vì
những dấu hiệu ban đầu dễ bỏ qua. Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai
đoạn nào của bệnh lý thận tiết niệu, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu và có thể
giúp chúng ta có được cách phòng ngừa tốt nhất. [1]
Thường thì các bệnh lý thận- tiết niệu có thể có các triệu chứng lâm sàng
nặng nề, rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm
sàng, đặc biệt hơn ở giai đoạn nhẹ. Sự nhận thức thái độ thực hành về phòng


2

chống bệnh lý thận tiết niệu là rất quan trọng và có ích vì sẽ giúp ngăn ngừa,
phát hiện sớm, hạn chế tiến triển và biến chứng của bệnh. Phụ nữ 15- 49 là độ
tuổi lao động và sinh đẻ, việc khảo sát kiến thức thái độ thực hành về phòng
chống bệnh lý thận tiết niệu có ý nghĩa quan trọng trong thực tế.
Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành
về phòng chống các bệnh thận tiết niệu ở phụ nữ xã Thuỷ Phương, Huyện

Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục tiêu:
1. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh lý
thận tiết niệu ở phụ nữ 15- 49 tuổi tại xã Thuỷ Phương, Huyện Hương Thuỷ,
Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành và
phòng chống bệnh lý thận tiết niệu của các đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LÝ THẬN- TIẾT NIỆU
1.1.1.Trên thế giới
Iseki K và cộng sự nghiên cứu bệnh thận mãn tính ở cộng đồng dân cư
Okinawa Nhật Bản bằng Protein niệu và Creatimin máu trên 143. 948 người
vào năm 1993 thấy tỷ lệ mắc là 15,7% và trên 154.019 người vào năm 2003 tỷ
lệ mắc là 15,1% [29].
Marszalek M và cộng sự nghiên cứu tần suất đau thắt lưng mạn tính nghi
ngờ nhiễm trùng đường tiểu thấp ở 1.765 người nam giới tuổi 20-79 tại ViênÁo cho thấy tỷ lệ mắc là 2,7% [30].
Theo dữ liệu của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật Hoa Kỳ
2007 thì 16, 8% dân số Hoa Kỳ từ 20 tuổi trở lên bị bệnh thận mạn tính khi dựa
trên các số liệu phân tích từ năm 1999- 2004. Còn nếu phân tích số liệu từ năm
1988- 1994 thì tỷ lệ mắc bệnh thận mạn là 14, 5 %[28].
1.1.2. Trong nước
Năm 1998 Võ Phụng cùng cộng sự đã khám và điều tra bệnh lý thận tiết
niệu ở xã Đồng Bằng, Quảng Thọ- Thừa Thiên Huế kết quả tỷ lệ mắc bệnh lý
thận tiết niệu chiếm 5, 45%. Còn ở Xã Trung Du Phong Sơn- Thừa Thiên Huế
tỷ lệ này chiếm 6, 23% [24].

Theo nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Trương Vĩnh Long thì các
bệnh lý liên quan đến thận- tiết niệu ở phụ nữ sau mãn kinh là 66, 38%. Trong
đó bệnh THA có lên quan thận tiết niệu là 31, 68%, NTTN là 31, 06%, Bệnh
cầu thận là 2, 48%, Sỏi tiết niệu là 0, 62%. [23].


4

Theo nghiên cứu của Phan đăng Lợi và Hồ giang Nam thì ở phụ nữ
trưởng thành dưới 60 tuổi các bệnh thận tiết niệu qua 10 thông số nước tiểu
chiếm 12, 95%, trong đó có triệu chứng lâm sàng là 7, 14%[17].
Theo Đặng Phương Kiệt (2003) nghiên cứu 1500 phụ nữ tại Thái Bình
cho thấy bệnh sỏi mật gia tăng ở người béo phì (và gia tăng theo tuổi) có lẽ liên
quan đến mức gia tăng bài xuất chất cholesterol của mật. Lượng cholesterol
được cơ thể tổng hợp mỗi ngày gia tăng chừng 20mg với mỗi kg mô tế bào mỡ,
thành thử một khối gia tăng 10kg tế bào mô mỡ sẽ làm tăng sản xuất và bài tiết
một lượng cholesterol tương đương một lòng đỏ trứng gà và đó là lý do sẽ tạo
thành các sỏi mật chứa cholesterol ở người béo phì [13].
Tác giả Hoàng Thị Kim Hoa (2004) nghiên cứu thành phần sỏi hệ tiết
niệu cho thấy triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau âm ỉ vùng thắt lưng
85%, đau niệu quản 66,6%, đái buốt rát 30% [11].
Ngô Viết Lộc (2006), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sỏi hệ tiết niệu
trong cộng đồng dân cư xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy về triệu chứng lâm
sàng thường gặp của sỏi hệ tiết niệu: đau thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất
(55,8%), tiểu máu chiếm 18,6% [15]
1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ THẬN-TIẾT NIỆU Ở PHỤ NỮ
1.2.1. Nguyên nhân gây do sỏi tiết niệu
Sỏi niệu là một quá trình phước tạp do nhiều yếu tố gây ra mà ta chưa
biết hết. Một số nguyên nhân và yếu tố mà ta biết như sau:
- Các tinh thể kết tủa lại: Các chất thoái biến của cơ thể hoà tan trong

nước tiểu để đưa ra ngoài, vì lý do nào đó kết tinh lại thành sỏi.
- Khí hậu nóng bức gây đỗ mồ hôi nhiều khiến nước tiểu trở nên cô đặc
dễ tạo sỏi.
- Nhiễm trùng niệu dễ tạo nên sỏi.


5

- Một số thực phẩm chứa nhiều chất Calcium, Acid Uric…nếu ăn nhiều
tạo thành sỏi.
- Những bất thường trong hệ tiết niệu gây trở ngại làm chậm dòng chảy
nước tiểu hoặc bế tắc đường tiểu dễ gây tích tụ sỏi.
* Theo giả thuyết Mucoprotein.
Sỏi tiết niệu loại Ca và Uric đều có một nhân khởi điểm hữu cơ mà cấu
trúc là Mucopolysaccharid đơn thuần. Lượng Mucoprotein phát triển ở những
người bị sỏi lên tới 500- 1000mg/25h ( bình thường 90- 120mg/24h ).
Ngoài ra còn có những thuyết: Chất keo che chở (Butt ), thuyết kết tinh
do tăng tiết (Vermeulen 1966 ), khi nước tiểu trong trạng thái bão hoà thì các
tinh thể tự chúng sẽ kết tinh lại thành sỏi mà không cần đến sự có mặt khuôn
đúc hay các dị vật khác [4], [21].
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng tiểu rất phổ biến ở nữ và dễ tái phát, vi khuẩn gây bệnh xuất
phát từ trực tràng, tập trung ở Âm đạo, đi ngược dòng niệu đạo Bàng quang.
Tại đây vi khuẩn bám dính vào niệu mạc và có thể di chuyển lên trên đến bể
thận. Nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam, khoảng 50% nữ có một lần nhiễm
trùng tiểu trong suốt cuộc đời của mình. ở tuổi 24 gần 1/3 phụ nữ có một đợt
nhiễm trùng tiểu phải điều tri kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ từ
16- 35 tuổi cao hơn 40 lần so với nam giới cùng tuổi. Một phần ba phụ nữ bị tái
phát trong vòng 6 tháng trong lần nhiễm trùng đầu tiên[4], [9].
* Nhiễm trùng ngược dòng: Hầu hết các nhiễm trùng tiết niệu đi theo

con đường ngược dòng từ dưới lên trên sau khi vi khuẩn xâm nhập qua niệu
đạo, vi khuẩn xâm nhập khi đưa các dụng cụ qua niệu đạo vào bàng quang như
các trường hợp thăm dò hay soi đường tiết niệu, đặt sonde tiểu.
* Nhiễm trùng theo đường máu: Tỷ lệ nhiễm khuẩn theo đường máu thấp
hơn so với nhiễm khuẩn ngược dòng nhưng lại rất quan trọng. Từ máu vi khuẩn


6

xuất phát từ bất cứ ổ nhiễm khuẩn nào của cơ thể cũng dễ gây nhiễm trùng ở hệ tiết
niệu, nhất là khi trên đường lại có sự ứ trệ hoặc khi thận bị tổn thương.
* Nhiễm khuẩn theo đường bạch huyết: Hiện còn đang nghiên cứu.
Ngoài ra còn có thể lan truyền trực tiếp từ các cơ quan phụ cận[1], [7], [15]
Nhiễm trùng tiết niệu thường do các trực khuẩn: Escherichia coli,
Enterobacter, Proteus vulgaris, Proteus mirabilis, …. . loại cầu khuẩn hay gặp
là Staphylococcus aureus. Các loại vi khuẩn khắc ít gặp hơn như vi khuẩn Lao
vi khuẩn Lậu [9], [19].
1.3. TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ THẬN TIẾT NIỆU
1.3.1. Triệu chứng của sỏi hệ tiết niệu
1.3.1.1.Triệu chứng lâm sàng
Sỏi thận và sỏi niệu quản đều gây nên
tắc nghẽn của đường tiết niệu trên, do đó triệu
chứng lâm sàng của 2 loại sỏi này gần như
giống nhau. Trong khi đó sỏi bàng quang chủ
yếu gây ra các triệu chứng kích thích đường
tiểu dưới. Do đó sẽ trình bày làm hai phần
khác nhau (H 1.1) [6],[14],
* Sỏi thận và sỏi niệu quản
+ Triệu chứng cơ năng
Cơn đau quặn thận (điển hình): đây là


Hình 1.1. Các loại sỏi tiết niệu

cơn đau kịch phát, xuất hiện đột ngột sau khi bệnh nhân làm các động nặng
(gánh vác, chạy nhảy...). Đau dữ dội như nghiền nát phủ tạng, đau nhất là ở
vùng thắt lưng, lan dọc xuống dưới kết thúc ở bộ phận sinh dục ngoài hay mặt
trong đùi. Bệnh nhân không thể nằm yên trên giường được. ấn vào vùng thắt
lưng gây đau dữ dội (phản ứng cơ thắt lưng).


7

- Kèm theo có thể nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu rắt buốt, tiểu
máu toàn bãi. Cơn đau kéo dài vài chục phút, thậm chí vài ngày.
- Đau quặn thận không điển hình: đau âm ỉ vùng thắt lưng, tăng lên khi
lao động nặng hoặc đấm nhẹ vào vùng thắt lưng. Đau không có hướng lan.
- Rối loạn tiểu tiện (đái rắt, đái buốt): gặp trong trường hợp sỏi niệu quản
nằm sát thành bàng quang, kích thích bàng quang gây nên các triệu chứng như
viêm bàng quang.
- Đái máu: là loại đái máu toàn bãi. Nước tiểu đỏ hồng, đỏ tươi, có khi có
máu cục. Đái máu xảy ra sau khi lao động nặng, di chuyển xa trên đường xóc,
kèm theo có đau quặn thận.
- Đái đục: Nước tiểu từ vẩn đục tới đục như nước vo gạo, mùi thối...do
có biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu.
Vô niệu: lượng nước tiểu < 150ml/24 giờ. Đây là một biến chứng nguy
hiểm của sỏi niệu quản hai bên hoặc một số sỏi thận hai bên.
+Triệu chứng thực thể: chỉ khi sỏi đã gây biến chứng:
- Thận to, đau ít do ứ nước.
- Thận to, đau, rung thận (+) do bị ứ nước nhiễm trùng hoặc ứ mủ.
+ Triệu chứng toàn thân

Sỏi thận-niệu quản gây biến chứng suy thận mạn, có thể khám thấy các
triệu chứng của tình trạng tăng urê máu cao mạn tính.
- Thiếu máu
- Gầy sút
- Nhức đầu, mất ngủ, ăn uống kém.
* Sỏi bàng quang
- Bình thường bệnh nhân không cảm thấy gì hoặc chỉ thấy tức, nặng ở hạ
vị nếu sỏi to. Chỉ khi bệnh nhân đi tiểu thì cảm giác đau mới rõ rệt, đau tức hạ
vị, tăng lên vào cuối bãi, đau lan theo niệu đạo ra miệng sáo.
- Tiểu rắt do tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên.
- Tiểu tắc giữa dòng: bắt đầu đi tiểu thì tiểu dễ nhưng được một lúc thì


8

cảm thấy viên sỏi di chuyển xuống thấp gây tắc tia tiểu. Xuất hiện tiếp theo đó
đau buốt dọc niệu đạo.
- Tiểu ra máu cuối bãi.
- Tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn kèm theo.
Khám thực thể có thể phát hiện hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến hoặc
nếu sỏi to có thể sờ thấy được qua thăm trực tràng.
1.3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng sỏi tiết niệu
* Xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu
Định lượng Creatinin máu, Ure máu, độ thanh thải Creatinin và Ure; làm
điện giải đồ, dự trữ kiềm... rất cần thiết để đánh giá chức năng thận và ảnh
hưởng của sỏi tới thận, có giá trị tiên lượng và theo dõi.
Tìm hồng cầu trong nước tiểu, tìm bạch cầu và cấy nước tiểu tìm vi
khuẩn để phát hiện nhiễm trùng tiết niệu.
Xác định pH nước tiểu, phân tích các loại tinh thể để biết bản chất sỏi.
* Chẩn đóan hình ảnh: Rất quan trọng để chẩn đoán sỏi

Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
Chẩn đoán sỏi trong > 95% các trường hợp, theo mức độ cản quang giảm
dần: sỏi phosphat calci. Có 3-4% không phát hiện ra sỏi. Sỏi không cản quang.
Siêu âm
Có một số trường hợp là sỏi cản quang nhưng khó phát hiện ra: sỏi nằm
chồng lên xương (đốt sống, xương chậu) hoặc thận ứ nước lớn nằm che trước
viên sỏi. Phát hiện ra được cả sỏi cản quang lẫn sỏi không cản quang do tính
chất phản âm của 2 loại giống nhau.
Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV: Urographie Intraveineuse)
Chụp niệu quản-bể thận ngược dòng (UPR: Urétéro-pyelographie
rétrograde) [14]


9

1.3.2. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
1.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một danh từ chung, tuy vậy bệnh có thể xảy
ra ở bất cứ cơ quan nào của đường tiết niệu, do đó triệu chứng lâm sàng rất đa dạng,
tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương, diễn biến cấp hoặc mạn tính và vào tuổi mắc bệnh.
Theo giải phẫu sinh lý của đường tiết niệu ta có thể chia làm hai nhóm
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên
Là trạng thái nhiễm khuẩn của thận cho tới miệng niệu quản, mà chủ yếu
là ở nhu mô thận và thành của đài bể thận, tạo nên một bệnh lý đặc thù là viêm
đài-bể thận cấp (Pyélonéphrite aigue), với các triệu chứng điển hình như sau:
+ Sốt cao 390C – 400C, rét run, mạch nhanh.
+ Đau thắt lưng một bên (hiếm khi đau hai bên)
+ Tiểu đục, đái máu, đái buốt, đái rắt.
+ Khi nhiễm khuẩn xảy ra trên một đường tiết niệu bị tắc nghẽn (do sỏi,
chít hẹp niệu quản...) thì trước đó bệnh nhân có cơn đau quặn thận.

+ Khám lâm sàng có thể thấy đau nhiều vùng hố thắt lưng, phản ứng cơ
thắt lưng (+), có thể thận lớn đau.
+Toàn trạng thay đổi: buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ...
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới
Là tình trạng nhiễm khuẩn của bàng quang niệu đạo kể cả bộ phận sinh
dục của nam giới (tiền liệt tuyến, tinh hoàn). Có thể gặp các hình thái sau:
viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn cấp, viêm
mào tinh cấp...
Viêm bàng quang cấp tính thường không có sốt. Ngược lại viêm tiền liệt
tuyến và tinh hoàn thì thường có sốt 390C.
Nổi bật là các triệu chứng kích thích bàng quang: đái buốt, đái rắt, đau
tức hạ vị. Nước tiểu đục, có mủ hoặc có máu.


10

Viêm mào tinh-tinh hoàn cấp thì đau ở bìu dữ dội, cấp tính. Nhiều trường
hợp nhầm lẫn với xoắn thừng tinh.
Khám lâm sàng thấy đau ở hạ vị khi ấn, có khi phát hiện thấy cầu bàng
quang mạn tính (ứ đọng nước tiểu trong bàng quang mạn tính), thăm trực tràng
thấy tiền liệt tuyến to đau (viêm tiền liệt tuyến cấp); tinh hoàn một bên sưng
nóng đỏ (viêm tinh hoàn mào tinh cấp).
Ngoài hai thể bệnh trên, có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu
không có triệu chứng.
1.3.2.2. Cận lâm sàng
Ngoài các triệu chứng lâm sàng kể trên, chẩn đoán NKTN dựa vào xét
nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu. Các xét nghiệm khác (X quang, siêu âm,
xét nghiệm máu) giúp tìm ra các tắc nghẽn của đường tiết niệu, đánh giá mức
độ tổn thương...
- Cấy nước tiểu

NKTN được chẩn đoán khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu >105/ml
hoặc có nhiều bạch cầu với số lượng >104/ml. Khi nuôi cấy vi khuẩn, nhất thiết
phải làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn và tìm ra kháng sinh thích
hợp để điều trị đúng.
Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cho chẩn đoán do đó khi lấy mẫu
xét nghiệm phải sát trùng kỹ vùng bộ phận sinh dục và cho bệnh nhân đi tiểu
bỏ nước tiểu đầu bãi để tránh tạp khuẩn.
- Xét nghiệm máu
+ Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
+ Tốc độ lắng máu (VSS) cao.
+ CRP (C Reactive Proteine) tăng (bình thường 2-8).
Định lượng ure, creatinin máu để đánh giá chức năng thận, nhất là khi
có tắc nghẽn đường bài tiết nước tiểu.


11

- X quang
Dấu hiệu X quang rất cần thiết để phát hiện các dị vật đường tiết niệu,
tìm ra các chỗ tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn, phát hiện trào ngược bàng
quang- niệu quản...là các yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng đường niệu trên.
+ Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
+ Chụp hệ tiết niệu qua tĩnh mạch (UIV)
+ Chụp niệu quản-bể thận ngược dòng
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan):
- Siêu âm
Đây là xét nghiệm làm nhanh cho kết quả chính xác, giá rẻ, có thể làm
lại nhiều lần, do đó nên làm cho tất cả các bệnh nhân bị NKTN. Nó cho phép
chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trên, các dị vật, u...[14]
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BỆNH LÝ

THẬN - TIẾT NIỆU
1.4.1. Đối với suy thận mạn
- Bệnh nhân có bệnh lý thận tiết niệu cấp trước đó mà chưa được chẩn
đoán hay chẩn đoán sai, điều trị không hiệu quả
- Nguyên nhân tăng Huyết Áp.
- Bệnh nhân bị thiếu máu.[7],[24].
1.4.2. Đối với sỏi niệu
- Yếu tố di truyền: Đối với Cytin hoặc sỏi acid uric yếu tố di truyền đóng
vai trò quan trọng. Sỏi Cystin xuất hiện ở những bệnh nhân đai Cystin kiểu gen
đồng hợp tử, vai trò di truyền trong sỏi acid uric cũng rõ ràng. Đối sỏi Calci
khó xác định yếu tố di truyền nhưng người ta nhận thấy có những trường hợp
sỏi Calci ở một số người cùng dòng họ. Ngoài yếu tố cường Calci niệu thường
tạo ra sỏi còn có khả năng di truyền theo kiểu đa gen.


12

- Yếu tố địa dư: Các nhà dịch tễ học cho rằng khí hậu nóng và khô ở
vùng sa mạc và nhiệt đới có tác động nhiều đến sự hình thành sỏi. Do khí hậu
nóng làm cho lượng nước mất nhiều đặc biệt là qua đường mồ hôi nếu không
uống nước bù lại lượng nước mất ở trên thì tỷ trọng nước tiểu gia tăng đồng
thời lượng nước tiểu giảm, dòng nước tiểu chảy chậm lại, tất cả những lý do
trên làm cho các tinh thể trong nước tiểu dễ kết tụ thành sỏi.
- Các dị dạng bẩm sinh: Qua thực tế cho thấy rằng những dị dạng bẩm sinh
hay mắc phải là nguyên nhân thuận lợi để tạo thành sỏi do ứ đọng và nhiễm trùng.
Các dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu có nhiều dạng phổ biến là hẹp chỗ nối bể
thận- niệu quản, hẹp niệu đạo, phình niệu quản, hẹp cỏ bàng quang.
- Chế độ ăn: Trong thức ăn, nước uống hàng ngày của cơ thể như các
loại gạo, rau, trà có nhiều Calci, urat, oxalat. Đối với tu sĩ ăn chay thường làm
cho pH nước tiểu tăng. Những yếu tố trên cũng là nguyên nhân sinh ra sỏi.

- Yếu tố nghề nghiệp: Thường gặp những người lao động chân tay, làm
việc trong môi trường nóng ẩm, thói quen ngồi lâu [5], [18], [19]
1.4.3. Một số yếu tố thuận lợi khác gây nên bệnh lý thận tiết niệu
- Sự tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu: Khi trên đường tiết niệu có sự tắc
nghẽn do sỏi, khối u, hoặc có hiện tượng trào ngược nước tiểu làm cho nước
tiểu ứ đọng phía trên niệu đạo, bàng quang niệu quản, đài bể thận, vi khuẩn ứ
đọng tập trung và từ đó có thể gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tại chỗ và ngược
dòng lên phía trên [27]
- Dị vật đường tiểu:
+Sỏi gây nhiễm khuẩn niệu, ngay cả khi nó không gây tắc dường niệu.
+Dị vật ở bàng quang như khi đặt ống thông, chỉ khâu, đều tăng khả
năng nhiễm khuẩn bàng quang và tiết niệu nói chung
- Sức đề kháng của cơ thể: Khi cơ thể giảm sức đề kháng thì khả năng bị
nhiễm khuẩn tiết niệu càng tăng lên. Bệnh nhân bị đái tháo đường dễ bị nhiễm
khuẩn tiết niệu.[14].


13

1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NGHIÊN CỨU
Thuỷ Phương là một xã nằm vùng ven thuộc huyện Hương Thuỷ cách
Thành Phố Huế 6km về phía Đông. Là một xã có hơn 90% dân số sống bằng
nghề nông, địa hình ngăn cách bởi ruộng đồng và đồi núi.
- Phía Bắc giáp xã Thuỷ Dương.
- Phía Nam giáp thị trấn Phú Bài.
- Phía Đông giáp xã Thuỷ Châu.
- Phía Tây giáp xã Thuỷ Bằng.
* Dân số trung bình: 13.447 người.
* Tổng số hộ: 3075 hộ.
* Tổng số phụ nữ 15- 49: 3545 người.

* Tổng số phụ nữ 15- 49 có chồng: 2007 người.
* Tổng số thôn: 11 thôn.
Địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn: Thôn 6 cách một cánh
đồng thôn 7 cách ngọn đồi. Còn lại các thôn nối liền nhau.
* Về tính ngưỡng: Đa số là người lương nhưng có một ít người theo Phật
giáo và Công giáo.
* Nghề nghiệp chủ yếu là người nông nghiệp, chiếm một tỷ lệ thấp hơn
là công nhân và ngành nghề khác.
* Về kinh tế: Thu nhập bình quân trên 300. 000đ/người/tháng.
Đời sống người dân tương đối ổn định, thu nhập chính là nông nghiệp.
* Về y tế: Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất tương đối tốt, có
đang hoạt động được các chính quyền, ban ngành đoàn thể của địa phương phối
hợp hỗ trợ.


14

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm những phụ nữ từ 15- 49 tuổi được chọn ngẫu
nhiên tại Xã Thuỷ Phương- Huyện Hương Thuỷ- Thừa Thiên Huế, và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010

2.2.3 Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:
n = Z α2 / 2

p × (1 − p)
d2

Trong đó: n : cỡ mẫu
Z α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tra bảng 1,96
p = 0,5 ( vì chưa có nghiên cứu trước nên tôi chọn p=0,5 )
d: Sai số cho phép 0, 05
n = 1,96 2

0,5 × (1 − 0,5)
≈ 384
0,05 2

Thực tế chúng tôi khảo sát 405
Nên cỡ mẫu này là hợp lý


15

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin được thu thập thông qua bảng phỏng vấn trực tiếp soạn sẵn
theo mục tiêu nghiên cứu (Phụ lục 1).
Các số liệu, thông tin được thu thập dựa trên số liệu đi khảo sát thực tế
tại xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2.5. Các bước tiến hành
Công việc tổ chức điều tra thu thập số liệu tiến hành vào quý 3 năm 2009,

và đã kết thúc quý 1 năm 2010, đây là thời điểm đủ điều kiện và thời gian thu
thập thông tin ở nhiều đối tượng đầy đủ và chính xác theo yêu cầu.
2.2.5.1.Bước một
Làm việc với Uỷ Ban Nhân Dân Xã và Trạm Y Tế Xã Thủy Phương,
Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm hiểu địa bàn nghiên cứu và
tranh thủ sự hổ trợ của các cấp lãnh đạo địa phương về mặt pháp lý và phối hợp
với cán bộ cộng tác viên ở các thôn để chọn thôn điểm thích hợp để hoàn thành
điểu tra.
2.2.5.2.Bước hai
Thiết kế bộ câu hỏi hợp với nội dung điều tra và phù hợp với tình hình
thực tế địa phương
2.2.5.3.Bước ba
Tập huấn cho các cộng tác viên ở thôn cách phỏng vấn các đối tượng theo
mẫu nghiên cứu:
+ Ghi chép phiếu và kiểm tra kết quả.
+ Nắm và hiểu các thông tin cần thu thập trên phiếu phỏng vấn.
+ Cách tiếp cận và kỹ năng phỏng vấn đối tượng.
+ Cách kiểm tra lại các thông tin thu thập.
2.2.5.4.Bước bốn
Tiến hành chọn mẫu:chọn ngẫu nhiên 405 phụ nữ từ 15-49 tuổi thuộc Xã
Thủy Phương ,Huyện Hương Thủy,Thừa Thiên Huế.


16

2.3. CÁC BIẾN SỐ
2.3.1. Biến số độc lập
- Tuổi: Trong nghiên cứu này, tuổi được quy ước là tròn tuổi của đối
tượng được đưa vào nghiên cứu (năm 2009 trừ cho năm sinh) ví dụ đối tượng
sinh năm 1994, tuổi của đối tượng sẽ là: 2009 - 1994 = 15 tuổi và được chia

làm 04 nhóm:
+ Nhóm 1: Từ 15- 24 tuổi.
+ Nhóm 2: Từ 25- 34 tuổi.
+ Nhóm 3: Từ 35- 44 tuổi.
+ Nhóm 4: Từ 45- 49 tuổi.
- Trình độ học vấn: Được chia làm 05 nhóm trình độ khác nhau gồm: Mù
chữ, Tiểu học (Lớp 1 - 5), Trung học cơ sở (Lớp 6 – 9), Trung học phổ thông
(Lớp10 - 12), Cao đẳng, đại học. Khi đối tượng chưa tốt nghiệp trung học cơ sở
sẽ được xếp vào tiểu học, chưa tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ được xếp vào
trung học cơ sở.
- Nghề nghiệp: Hiện tại đang làm, được xếp thành các nhóm. Cán bộ
viên chức Nhà nước, Công nhân, Học sinh- Sinh viên, nông dân, buôn bán,
nghề khác.
- Tình trạng hôn nhân: Được xếp thành 02 nhóm. Đã kết hôn, chưa kết hôn
2.3.2. Biến số phụ thuộc
Nhận thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh lý thận tiết niệu
* Nhận thức
+ Hiểu biết những triệu chứng bệnh lý thận tiết niệu
- Tiểu buốt

- Tiểu rát

-Tiểu máu

- Đau thắt lưng

-Tiểu đục

+ Nguyên nhân gây bệnh
- Vệ sinh kém


- Nhịn tiểu


17

- Nhiễm trùng hệ tiết niệu, sinh dục

-Trả lời khác

+ Hiểu biết về phòng ngừa bệnh lý tiết niệu
- Có

-Không

+ Hiểu biết những phương pháp để phòng chống bệnh lý tiết niệu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục
- Uống nhiều nước
- Không nhịn tiểu
- Điều trị triệt để nhiễm trùng đường tiểu
- Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
* Thái độ
+ Tuyên truyền cho mọi người chung quanh cách phòng chống bệnh lý thận
tiết niệu
- Có

- Không

+ Thái độ đối với bệnh lý thận tiết niệu
- Bệnh khó chữa gây nguy hiểm

- Có thể điều trị được
- Trả lời khác
* Thực hành
+ Các phương pháp phòng bệnh lý thận tiết niệu
- Có

- Không có

- Không thường xuyên

+ Xử trí khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh lý thận tiết niệu
- Đến khám các cơ sở YTế
- Tự dùng thuốc
- Không làm gì
2.4. XỬ LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ
2.4.1. Đánh giá kiến thức đúng
+ Hiểu biết đúng: khi trả lời được ≥ 70% câu hỏi có liên quan


18

2.4.2. Đánh giá thái độ, thực hành đúng
- Thái độ đúng và thực hành khi trả lời được ≥ 60% câu hỏi đúng
2.4.3. Xử lý các số liệu
Các dữ liệu được xử lý và phân tích thống kê với sự hỗ trợ của Excel
2003, sử dụng phần mềm SPSS
Để tính trung bình cộng tuổi, được điều tra chúng tôi tính theo công thức
X=

X 1 + X 2 + ..... + X n 1 n

= ∑ xi
n
n i −1

Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức
S=

1 n
( x1 − x ) 2

n i =1

- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu:

Dựa vào công thức

t =

PA − PB
pq
pq
+
nA
nB

PA tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nA
PB tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nB
Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên 2
mẫu như sau:
p=


* p > 0,05

XA + XB
n A + nB

: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê

* 0,01 < p < 0,05 : Khác biệt có ý nghĩa thống kê
* p < 0,01

: Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê


19

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Tuổi
15-24
25-34
35-44
44-49
Tổng
Tuổi trung bình


n
Tỷ lệ %
42
10,36
108
26,67
176
43,46
79
19,51
405
100,00
X ± SD = 36,9 ± 9,1 tuổi; TMAX = 49 , TMIN = 15

Tỷ lệ %

Độ tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Trong 405 phụ nữ được phỏng vấn có 176 phụ nữ ở độ tuổi
35-44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,46%), có 10,36% phụ nữ có độ tuổi 15-24
tuổi.
3.1.2. Trình độ học vấn
Bảng 3.2. Trình độ học vấn


20

Trình độ học vấn
Mù chữ

Tiểu học
THCS
THPT
CĐ-ĐH
Tổng
Nhận xét: Có 157 phụ nữ

n
Tỷ lệ %
13
3,21
131
32,34
157
38,77
71
17,53
33
8,15
405
100,00
có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất

(38,77%), có 13 phụ nữ mù chữ chiếm 3,21%.
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
CBVC
Công nhân
Nông dân

Buôn bán
HSSV
Khác
Tổng

n
28
51
135
131
17
43
405

Tỷ lệ %
6,91
12,59
33,33
32,35
4,20
10,62
100,00

Nhận xét: Các phụ nữ nông dân (33,33%) và buôn bán (32,35%) chiếm
tỷ lệ tương đương, CNVC và học sinh chiếm tỷ lệ thấp.

3.1.4. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.4. Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn

Chưa kết hôn
Tổng

n
363
42
405

Tỷ lệ %
89,63
10,37
100,00


×