ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH
ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT PHẢN ỨNG BẤT LỢI
SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19
Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
HÀ NỘI – 2022
Luan van
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Hạnh
KHẢO SÁT PHẢN ỨNG BẤT LỢI
SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19
Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Khóa: QH 2017.Y
Người hướng dẫn: BS CKII. Nguyễn Thị Minh Thanh
ThS. Nguyễn Xuân Bách
HÀ NỘI – 2022
Luan van
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến BS CKII.
Nguyễn Thị Minh Thanh – Phó trưởng khoa điều trị chuyên sâu - Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội, ThS. Nguyễn Xuân Bách – Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Thầy Cơ đã ln hướng dẫn tận tình, góp ý kiến và tạo điều kiện thuận
lợi cũng như sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc để tơi có thể hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin cám ơn sâu sắc đến ThS. Mạc Đăng Tuấn, TS. BS Nguyễn Thị
Phương Lan – Trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội và các Thầy Cô
giảng viên Trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đồng ý cho tôi được
phép tiến hành đề tài tại bệnh viện, tạo điều kiện cho tôi thu thập các thơng tin cần
thiết để có thể hồn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn bè và gia đình đã ln động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân Hạnh
Luan van
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Thông tin các vắc-xin đang được sử dụng tại Việt Nam ............... 8
Bảng 2.1: Các biến số và các chỉ số nghiên cứu. ........................................... 21
Bảng 3. 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ............................. 25
Bảng 3. 2: Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn của ĐTNC ........... 26
Bảng 3. 3: Số con hiện có của các đối tượng nghiên cứu .............................. 28
Bảng 3. 4: Thống kê tuổi thai của đối tượng nghiên cứu ............................... 29
Bảng 3. 5: Số mũi vắc-xin phịng COVID-19 đã hồn thành của các ĐTNC 29
Bảng 3. 6: Phản ứng bất lợi sau tiêm của đối tượng nghiên cứu (n=1204) .. 30
Bảng 3. 7: Các phản ứng bất lợi xảy ra ở phụ nữ mang thai (n=991) ............ 32
Bảng 3. 8: Các phản ứng bất lợi xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú (n=213) . 34
Bảng 3. 9: Phân tích tỷ lệ có phản ứng bất lợi với từng yếu tố chung ........... 35
Bảng 3. 10: Phân tích tỷ lệ có phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin với các đặc
điểm trong hồ sơ sức khỏe và tiêm chủng của đối tượng nghiên cứu. ........... 36
Bảng 3. 11: Mơ hình phân tích mối liên quan về một số yếu tố với tình trạng
biến cố bất lợi sau tiêm vắc xin ....................................................................... 37
Bảng 4. 1: Các triệu chứng phổ biến nhất trong các nghiên cứu trước .......... 41
Luan van
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ phân bố của các ĐTNC theo nơi sống............................. 27
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ phân bố ĐTNC theo tình trạng hôn nhân ........................ 27
Biểu đồ 3. 3: Tỷ lệ các ĐTNC có/khơng có tiền sử dị ứng ............................ 28
Biểu đồ 3. 4: Mô tả tỷ lệ thai phụ/ sản phụ có ít nhất một phản ứng bất lợi với
người khơng có phản ứng bất lợi nào.............................................................. 30
Hình 1. 1: Mức độ phổ biến toàn cầu của các biến thể Alpha, Beta, Gamma
và Delta tính đến ngày 27/07/2021 (Màu sắc biểu thị tỷ lệ % phổ biến) [15] 4
1
Luan van
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADR
ARDS
BMI
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Adverse Drug Reaction
Phản ứng có hại của thuốc
Acute Respiratory Distress
Syndrome
Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể
BVPSHN
CDC
Hội chứng suy hô hấp cấp
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm sốt và phịng
Prevention
ngừa dịch bệnh
COVID-19
Bệnh do coronavirus 2019
CoVs
Coronavirus
Virus Corona
FDA
Food and Drug Administration
Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
ICU
Intensive Care Unit
Khu chăm sóc tích cực
NICU
Neonatal Intensive Care Unit
Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh
VAERS
Vaccine Adverse Effects
Reporting System
Hệ thống báo cáo tác dụng phụ
của vắc-xin
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
2
Luan van
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Đại cương về COVID-19......................................................................... 3
1.1.1. Vài nét sơ lược về virus SARS-CoV-2 .......................................... 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
virus corona (COVID-19) ........................................................................... 3
1.1.3. Một số biểu hiện lâm sàng ở những phụ nữ mang thai/đang cho
con bú nhiễm SARS-CoV-2 ....................................................................... 5
1.1.4. Nguyên tắc điều trị COVID-19 ...................................................... 6
1.2. Đại cương về vắc-xin phòng COVID-19 ............................................... 7
1.2.1. Cơ chế sinh miễn dịch của vắc-xin phòng COVID-19 .................. 7
1.2.2. Các vắc-xin phòng COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam và mức
độ bao phủ của tiêm phòng vắc-xin tại Việt Nam ...................................... 8
1.2.3. Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19...................................... 10
1.2.4. Các phản ứng bất lợi sau khi tiêm đã được báo cáo .................... 12
1.2.5. Tình hình nghiên cứu về phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng
COVID-19 trên thế giới và ở Việt Nam ................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................. 20
Tiêu chuẩn loại từ ..................................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ........................................................... 20
2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu ........................................................... 20
2.3. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 23
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................25
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu .................................. 25
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.1.5.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ............................ 25
Đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn của ĐTNC ............... 26
Đặc điểm về nơi ở của đối tượng nghiên cứu .............................. 27
Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ........................... 27
Tiền sử dị ứng của đối tượng nghiên cứu .................................... 28
3
Luan van
3.1.6. Số lần có con của đối tượng nghiên cứu ...................................... 28
3.1.7. Thống kê tuổi thai của đối tượng nghiên cứu .............................. 29
3.1.8. Số mũi vắc-xin phòng COVID-19 đã được tiêm của ĐTNC ....... 29
3.2. Các phản ứng bất lợi sau tiêm phòng COVID-19 .............................. 30
3.2.1. ADR sau tiêm vắc-xin ở đối tượng nghiên cứu ........................... 30
3.2.2. ADR sau tiêm vắc-xin ở các thai phụ .......................................... 32
3.2.3. ADR sau tiêm vắc-xin của các sản phụ đang cho con bú ............ 33
3.3. Phân tích tỷ lệ phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19
với các yếu tố liên quan................................................................................. 35
3.3.1. Phân tích tỷ lệ phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng COVID19 với các yếu tố chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 35
3.3.2. Phân tích tỷ lệ có phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng
COVID-19 với các yếu tố hồ sơ sức khỏe và tiêm chủng ........................ 36
3.3.3. Phân tích mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng và có
phản ứng bất lợi sau tiêm .......................................................................... 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................40
4.1. Bàn luận về các phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin COVID-19 ở các đối
tượng nghiên cứu. ....................................................................................................40
4.2. Bàn luận các yếu tố liên quan đến ADR của đối tượng nghiên cứu sau khi
tiêm vắc-xin phòng COVID-19. .............................................................................42
KẾT LUẬN ..............................................................................................................48
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 49
4
Luan van
ĐẶT VẤN ĐỀ
Coronavirus là một họ virus lớn gây ra nhiều bệnh khác nhau cho động
vật và con người. Bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ khơng
triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và tử vong.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú là đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch
COVID-19 với sự gia tăng đáng kể các biến chứng nghiêm trọng liên quan
đến bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như nhu cầu nhập viện, nhu cầu nhập viện
chăm sóc đặc biệt và tử vong liên quan đến bệnh so với những người không
mang thai hoặc với những người mang thai mà không nhiễm bệnh [1].
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và dứt điểm
căn bệnh này và hầu hết các chiến lược điều trị được áp dụng trên thế giới là
làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ở
người mắc bệnh [2]. Vậy nên phòng ngừa COVID-19 là rất quan trọng cho
dân số thế giới, đặc biệt là các đối tượng biệt biệt như bà mẹ và thai nhi,
người có sức đề kháng suy giảm,… Bên cạnh việc sử dụng khẩu trang, quan
sát mùa và rửa tay là những cách phổ biến nhất để ngăn ngừa nhiễm virus thì
tiêm vắc-xin COVID-19 đã được chứng minh là một cách hiệu quả để bảo vệ
cơ thể chống lại sự lây nhiễm của các biến thể của COVID-19 và giảm nguy
cơ trở nặng khi mắc phải [3]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng
trong thai kỳ là một chiến lược an tồn và hiệu quả cao, khơng chỉ cho phụ nữ
mang thai, phụ nữ đang cho con bú mà còn cho thai nhi và/hoặc trẻ sơ sinh vì
sự truyền thụ động của kháng thể sang con cái. Phòng ngừa chủ động và thụ
động các bệnh truyền nhiễm được chấp thuận là chiến lược hiệu quả cho phụ
nữ có thai và cho con bú [4].
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành
phố trong lĩnh vực Sản Phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình. Bệnh viện gồm
các bác sỹ và đội ngũ cán bộ y tế có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong
công tác khám, chữa bệnh cho các thai phụ và các bệnh ở phụ nữ khác. Trong
thời gan vừa qua, ngồi cơng tác khám chữa bệnh theo đúng chuyên môn,
Bệnh viện được Sở Y tế Hà Nội tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện tiêm chủng
vắc-xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần và phụ nữ đang
Luan van
cho con bú. Vắc-xin được sử dụng tại đây là vắc-xin Pfizer/BioNTech – vắcxin mRNA đã được FDA cấp phép khẩn vào năm 2020 và tại Việt Nam đã
được cấp phép tiêm chủng cho phụ nữ có thai [5].
Tuy nhiên, giống như hầu hết các thử nghiệm lâm sàng khác, tất cả các
thử nghiệm vắc-xin COVID-19 đều đã loại trừ phụ nữ mang thai và cho con
bú tham gia, đồng thời, vắc-xin mRNA là vắc-xin tương đối mới, các kinh
nghiệm về vắc-xin này còn tương đối khan hiếm nên nhiều phụ nữ mang thai
và cho con bú do dự trong việc quyết định tiêm vắc-xin [6, 7]. Vì vậy, với
mong muốn cung cấp thêm các thông tin liên quan đến việc sử dụng vắc-xin
Pfizer/BioNTech trong phòng ngừa COVID-19 cho phụ nữ có thai và cho con
bú tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát phản
ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai và cho
con bú tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và các yếu tố liên quan” với 2 mục
tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ các phản ứng bất lợi của vắc-xin phòng COVID-19 trên
thai phụ và sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021-2022.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến phản ứng bất lợi của vắc-xin phòng
COVID-19 trên thai phụ và sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm
2021-2022.
2
Luan van
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về COVID-19
1.1.1. Vài nét sơ lược về virus SARS-CoV-2
Coronavirus (CoVs) là một nhóm virus thuộc họ Coronavididae của bộ
Nidovirirales [8]. Chúng chủ yếu gây nhiễm trùng đường hơ hấp và đường
tiêu hóa và được phân loại về mặt di truyền thành bốn chi chính:
Alphacoronavirus, Betacoronavirus, Gammacoronavirus và Deltacoronavirus.
Trong đó, Alpha và Beta-CoVs có thể lây nhiễm sang người, Gama và DeltaCoVs chủ yếu lây nhiễm cho các lồi chim [9].
SARS-CoV-2 là virus RNA hình cầu, tác nhân gây ra bệnh Coronavirus
hiện nay (COVID-19), thuộc giống Beta-CoV và nó được coi là đợt bùng phát
coronavirus lớn thứ ba sau 20 năm qua sau hội chứng hơ hấp cấp tính nặng
(SARS) và Hội chứng hơ hấp Trung Đơng (MERS) [9, 10]. Người nhiễm
SARS-CoV-2 có thể gặp một trong các biểu hiện lâm sàng, bao gồm cả nhiễm
trùng không triệu chứng, bệnh nhẹ (sốt, ho, đau họng, khó chịu, nhức đầu, đau
cơ, buồn nơn/nơn, tiêu chảy, thiếu máu và triệu chứng giả khơng khó thở hoặc
bất thường trên ảnh chụp ngực), bệnh vừa (bệnh đường hô hấp dưới với độ
bão hòa oxy SpO2 ≥ 94%), bệnh nặng (SpO2 < 94%, tần số hô hấp 30 nhịp
thở/phút, hoặc thâm nhiễm phổi >50%), và bệnh nguy kịch (rối loạn chức
năng hơ hấp, sốc nhiễm trùng, có/khơng kèm theo suy tạng) [11].
Các đột biến thích ứng trong bộ gen SARS-CoV-2 có thể làm thay đổi
khả năng gây bệnh của nó, đồng thời sẽ làm tăng khó khăn trong việc phát
triển thuốc và vắc-xin. Dựa trên cập nhật dịch tễ học của WHO, tính đến
11/12/2021, năm biến thể SARS-CoV-2 đã gây ảnh hưởng nhiều nhất và cần
quan tâm kể từ khi bắt đầu đại dịch đã được xác định: Alpha (B.1.17), Beta
(B.1.351), Gamma (P.1), Delta (B.1.617.2) và Omicron (B.1.1.529) [12].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
virus corona (COVID-19)
Hội chứng hô hấp cấp do coronavirus mới (SARS-CoV-2) gây ra, lần
đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2020.
3
Luan van
Ngày 11/03/2020, WHO đã xác định mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng
của bệnh nhiễm trùng SARS-CoV-2 và tuyên bố đợt bùng phát COVID-19
được ghi nhận trong những tháng trước đó là một đại dịch [13].
Số liệu thống kê của WHO cho đến ngày 13/02/2022, số ca nhiễm
COVID-19 trên toàn thế giới là hơn 410 triệu ca, số ca tử vong là hơn 5,81
triệu người, ảnh hưởng hơn 200 quốc gia. Ba nước có tỷ lệ nhiễm ca nhất là
Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil. Còn tại Việt Nam tính đến ngày 13/02/2022, có hơn
2,5 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 2,2 triệu ca đã khỏi và gần 39 nghìn ca tử
vong, số ca nhiễm COVID-19 trong 7 ngày có xu hướng tăng [14].
Hình 1. 1: Mức độ phổ biến toàn cầu của các biến thể Alpha, Beta, Gamma
và Delta tính đến ngày 27/07/2021 (Màu sắc biểu thị tỷ lệ % phổ biến) [15].
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị nhiễm trùng và bệnh nặng. Tuy nhiên,
bệnh nhân trên 60 tuổi và bệnh nhân có các bệnh lý cơ bản đi kèm như béo
phì, tim mạch, bệnh thận mạn tính,… có nhiều nguy cơ phát triển nặng. Các
nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nam có nhiều nguy cơ phát triển bệnh nặng và
tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19 hơn so với bệnh nhân nữ [16, 17]. Tương tự,
sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc cũng ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng
của nhiễm trùng và tử vong liên quan đến COVID. Các nhóm dân tộc thiểu số
da đen, Tây Ban Nha và châu Á có nhiều nguy cơ mắc bệnh và tử vong do
nhiễm COVID-19 [18].
4
Luan van
1.1.3. Một số biểu hiện lâm sàng ở những phụ nữ mang thai/đang cho
con bú nhiễm SARS-CoV-2
Trong một nghiên cứu quy mô lớn gồm 12.8176 bệnh nhân không
mang thai (228 nghiên cứu) và 10.000 bệnh nhân có thai (121 nghiên cứu) đã
xác nhận COVID-19. Phụ nữ mang thai có các biểu hiện COVID-19 giống
như bệnh nhân người lớn không mang thai: sốt (có thai: 75,5%; khơng mang
thai: 74%) và ho (có thai: 48,5%; khơng mang thai: 53,5%) là các triệu chứng
phổ biến nhất ở cả hai nhóm, sau đó là đau cơ (26,5%) và ớn lạnh (25%) ở
phụ nữ có thai và rối loạn tiêu hóa (27%) và mệt mỏi (26,5%) ở bệnh nhân
không mang thai [19].
Tuy nhiên, báo cáo của Mona và CS đã chứng minh rằng những phụ nữ
mang thai có chẩn đốn COVID-19, so với những thai phụ khơng có chẩn
đốn COVID-19, về cơ bản tăng nguy cơ bị các biến chứng thai kỳ nghiêm
trọng, bao gồm tiền sản giật/ sản giật/ hội chứng HELLP, nhập viện ICU hoặc
chuyển đến cấp độ chăm sóc cao hơn và nhiễm trùng cần thuốc kháng sinh,
cũng như sinh non và nhẹ cân. Phụ nữ được chẩn đốn COVID-19 có tỷ lệ
chuyển dạ tự nhiên thấp hơn nhưng tỷ lệ sinh mổ cao hơn, phản ánh tỷ lệ biến
chứng thai nghén cao hơn ở nhóm này [1]. Nguy cơ tử vong mẹ là 1,6%, cao
hơn 22 lần ở nhóm phụ nữ được chẩn đoán COVID-19. Những ca tử vong này
tập trung ở các cơ sở từ các khu vực kém phát triển hơn, có nghĩa là khi các
dịch vụ ICU tồn diện không được cung cấp đầy đủ, COVID-19 trong thai kỳ
có thể gây tử vong.
Ở những thai phụ mắc trước khi mắc COVID-19, đã có nguy cơ cao bị
tiền sản do thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch và hơ
hấp mãn tính, khi nhiễm COVID-19 có nguy cơ phát triển tiền sản giật/sản
giật cao hơn gần 4 lần so với nhóm thai phụ khơng bị COVID-19 [20, 21].
Sự hiện diện của bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào cũng có liên quan
đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tỷ lệ biến chứng thai nghén và
sơ sinh nặng cao nhất ở phụ nữ nếu có sốt và khó thở, phản ánh bệnh lý toàn
thân, sự hiện diện của chúng trong 1 - 4 ngày có liên quan đến các biến chứng
nặng ở mẹ và trẻ sơ sinh [22].
5
Luan van
Nguy cơ biến chứng sơ sinh nghiêm trọng, bao gồm NICU ở lại 7 ngày
hoặc lâu hơn, cũng như chỉ số tóm tắt về bệnh tật nặng ở trẻ sơ sinh và các
thành phần riêng lẻ, cũng cao hơn đáng kể ở nhóm phụ nữ được chẩn đốn
COVID-19. Nguy cơ sơ sinh tăng lên vẫn còn sau khi điều chỉnh sinh non
trước đó và sinh non trong thai kỳ chỉ số; do đó, có thể có ảnh hưởng trực tiếp
đến trẻ sơ sinh từ COVID-19 [23]. Kết quả cho thấy 12,1% trẻ sơ sinh được
sinh ra từ những phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính cũng có kết quả
dương tính, một con số cao hơn so với một đánh giá có hệ thống gần đây [24].
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và thai nhi của họ là nhóm
dân số có nguy cơ cao trong các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm. Những
thay đổi sinh lý và cơ học trong thai kỳ làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh
nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng sản khoa. Bên cạnh các khuyến cáo về
giữ vệ sinh, đeo khẩu trang nơi đơng người thì tiêm vắc-xin phòng COVID-19
vẫn được coi là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ người mẹ và thai nhi của họ.
1.1.4. Nguyên tắc điều trị COVID-19
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” của Bộ Y Tế
01/2022 thì những người mắc COVID-19 sẽ được điều trị theo các nguyên tắc
như sau [25]:
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị suy hô hấp: thở oxy, CPAP, BiPAP, HFNC, nằm sấp, thở
máy xâm nhập, ECMO
- Điều trị suy tuần hoàn, điều trị bội nhiễm
- Điều trị chống cơn bão cytokin: corticoid, lọc máu, ức chế sản xuất
hoặc đối kháng IL receptor.
- Điều trị chống đông.
- Điều trị hỗ trợ khác: dinh dưỡng, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần
- Điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm đau.
- Điều trị bệnh nền (nếu có).
- Tâm lý liệu pháp
6
Luan van
1.2. Đại cương về vắc-xin phòng COVID-19
1.2.1. Cơ chế sinh miễn dịch của vắc-xin phòng COVID-19
Cách tốt nhất và an tồn nhất để kiểm sốt dịch COVID-19 cho đến nay
là sử dụng vắc-xin để tạo miễn dịch cộng đồng. Các hãng Dược phẩm trên thế
giới đã phát triển các loại vắc-xin phịng COVID-19 với tốc độ nhanh và chưa
từng có để đáp ứng nhu cầu cấp bách trước đại địch. Tính đến tháng 10/2021
có 289 vắc-xin đang trong q trình phát triển. Đáng chú ý hơn là có 20 loại
vắc-xin được công bố rộng rãi và hơn 3,3 tỷ liều vắc-xin COVID-19 đã được
sử dụng trên 180 quốc gia [26].
Các loại vắc-xin COVID-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế
chính:
Vắc-xin dựa trên protein: Vắc-xin dựa trên protein có thể bao gồm
protein tinh khiết của virus hoặc các phần tử giống virus SARS-CoV-2. Sau
khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein là chất lạ và phản ứng
miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vắc-xin giúp tế bào ghi nhớ nhận diện
tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai
[27].
Vắc-xin mRNA: đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể.
Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một
mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới, kích hoạt đáp ứng miễn
dịch của cơ thể chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine,
vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống
lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào) [28].
Vắc xin vector: Vắc xin được sản xuất bằng cách sử dụng mã di truyền
là các protein gai trên bề mặt của virus để vận chuyển mã di truyền cho kháng
nguyên. Khi vắc xin tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một
lượng lớn kháng nguyên, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin bắt chước
những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh, đặc
biệt là vi rút. Vì vậy, kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào
T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B [29].
7
Luan van
1.2.2. Các vắc-xin phòng COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam và mức
độ bao phủ của tiêm phòng vắc-xin tại Việt Nam
Các vắc-xin phòng COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam
Tính đến tháng 02/2022 Việt Nam đã phê duyệt 9 vắc-xin phịng
COVID-19 bao gồm [26, 30]:
Bảng 1. 1: Thơng tin các vắc-xin đang được sử dụng tại Việt Nam
Vắc-xin
Hãng sản
xuất
Liều dùng
Cơng
nghệ
cho phác
đồ chính
AstraZeneca
AstraZeneca- Véc tơ
Đại
học virus
Oxford
2 mũi tiêm
cách nhau
28 ngày
Sputnik V
Trung
tâm Véc tơ
quốc
gia virus
Gamaleya
2 mũi tiêm
cách nhau
21 ngày
Viện sản xuất Virus bất
2 mũi tiêm
VeroCell
sinh
học hoạt
Sinopharm –
Bắc Kinh
cách nhau
28 ngày
mRNA
Pfizer/BioN
Tech
PfizerBioNTchFosun
Pharma
2 mũi tiêm
cách nhau
21 ngày
Moderna,
mRNA
Moderna
Hiệu quả sau thử
nghiệm giai đoạn 3 (%)
82,4
(62,7-91,7)
91,6
(85,6-92,2)
78,1
(64,8-86,3)
95
(90,3-97,6)
2 mũi tiêm
Viện
quốc
gia về Dị ứng
và
Bệnh
truyền nhiễm
cách nhau
28 ngày
8
Luan van
94,1
(89,3-96,8)
Jassen
Véc tơ
Johnson&Jo
hnson-
Vaccines & virus
Prevention,
Jassen
Trường
Harvard
Tập
Hayat-Vax
2 mũi tiêm
cách nhau
56 ngày
y
đoàn Virus bất
66,9
(59-73,4)
2 mũi tiêm
Biotec Quốc hoạt
gia
Trung
cách nhau
28 ngày
79-86
Quốc
Abdala
Trung tâm kỹ Protein
3 mũi tiêm
thuật
truyền
công
cách nhau
28 ngày và
56 ngày
92,28
2 mũi tiêm
cách nhau
28 ngày
77,8
di tái tổ hợp
và
nghệ
sinh học
Covaxin
Bharat
Biotech
International
Virus bất
hoạt
Limited
(65,2-86,4)
Theo quyết định 4355/QĐ-BYT của Bộ Y Tế Việt Nam đưa ra vào
tháng 09/2021 vắc-xin AstraZeneca, VeroCell, Pfizer/BioNTech, Moderna,
Johnson&Johnson-Jassen có thể sử dụng ở phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên,
chống chỉ định sử dụng Sputnik V [31]. Các vắc-xin còn lại, Bộ Y Tế chưa
đưa ra công văn khác hướng dẫn tiêm chủng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên
văn bản hướng dẫn của WHO và thực tế tại Ấn Độ đã đồng ý và thực hiện
tiêm chủng vắc-xin Covaxin cho trên 120.000 phụ nữ có thai ở Ấn Độ tính
đến tháng 11/2021 [32].
Theo CDC Việt Nam khuyến nghị thì với các sản phụ nên bắt đầu loạt
tiêm vắc-xin hoặc tiêm vắc-xin nhắc lại nên tiêm vắc-xin Pfizer/BioNTech
hoặc Moderma (vắc-xin ngừa COVID-19 mRNA), nhưng cũng có thể cân
nhắc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Johnson&Johnson-Jassen trong một
số trường hợp [5].
9
Luan van
Mức độ bao phủ của tiêm vắc-xin tại Việt Nam
Vắc-xin hiện nay được coi là biện pháp hiệu quả trong việc phịng
COVID-19. Tính đến 13/02/2022 có 10,35 tỷ liều đã được sử dụng tương ứng
với 61,8% dân số trên toàn thế giới đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin
COVID-19. Nhưng chỉ 10,6% người dân ở các nước có thu nhập thấp đã được
nhận ít nhất một liều thuốc [3].
Tại Việt Nam, tính đến ngày 11/02/2022 cả nước đã tiêm hơn 162,2
triệu liều phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 1 đạt 100%, 92,6% dân số từ
18 tuổi trở lên và 67% dân số từ 12-17 tuổi được tiêm đủ liều cơ bản, hơn
11,8 triệu mũi tăng cường đã được tiêm cho người dân. Tương ứng với đó là
36/60 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 22/63 tỉnh,
thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80-90%; 05/63 tỉnh, thành phố cịn lại
có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80% [33].
1.2.3. Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19
Các vắc-xin đã chứng minh hiệu quả bảo vệ của mình để chống lại
virus SARS-CoV-2 qua các thử nghiệm lâm sàng được báo cáo, hiệu quả từ
66,9 - 95%. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ ở mỗi vắc-xin lại có sự khác nhau
(bảng 1.3 ). Thống kê cho thấy mức độ bảo vệ của các vắc-xin mRNA là cao
nhất. Trong nghiên cứu tháng 03/2021, hiệu quả chống lại sự lây nhiễm của
B.1.1.7 hoặc B.1.351 sau liều thứ nhất tăng nhanh từ tuần thứ ba lên 65,5%
(KTC 95%: 58,2-71,5) so với B.1.1.7 và 46,5% (KTC 95%: 38,7-53,3) so với
B.1.351. Kể từ ngày 14 sau liều thứ hai, hiệu quả đạt 89,5% (KTC 95%: 85,992,3) so với B.1.1.7 và 75% (KTC 95%: 70,5-78,9) đối với B.1351. Hiệu quả
chống lại bệnh nặng, nguy cơ hoặc tử vong không đáng kể trong tuần đầu tiên,
đạt 26,4% (KTC 95%: 0,0-49,9) trong tuần thứ hai, tăng lên 73,2% (KTC
95%: 56,8-84,0) trong tuần thứ ba. Sau ngày 14 liều thứ hai, hiệu quả đạt 97,4%
(KTC 95%: 92,2-99,5) [34]. Tuy nhiên hiệu quả của vắc-xin cũng giảm dần
xuống 67% (45-80) sau 4-5 tháng [35].
Căn cứ vào bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng ở những người trên
16 tuổi khơng có bằng chứng về việc đã bị lây nhiễm trước đó và đã tiêm 02
liều vắc-xin mRNA đạt hiệu quả 95% (KTC 95%: 90,3% - 97,6%) trong việc
10
Luan van
ngăn ngừa nhiễm COVID-19, đạt hiệu quả >90% trong ngăn ngừa nhiễm
trùng COVID-19 ở trẻ em từ 5-15 tuổi và đáp ứng miễn dịch ở những người
thuộc các nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc và dân số khác nhau và ở những
người mắc bệnh nền [36].
Trong khi dữ liệu từ vắc-xin vectơ vi-rút thì hiệu quả ~ 70% đối với
ChAdOx-1 nCoV-19 (sau một hoặc hai liều) và Ad26.COV2.S (sau một liều).
Một liều ChAdOx1 nCov-19 đã được chứng minh là tạo ra các kháng thể đa
chức năng, có khả năng làm trung gian trung hòa và nhiều cơ chế tác động
phụ thuộc vào kháng thể khác, tất cả đều có thể góp phần bảo vệ cơ thể chống
lại bệnh tật [37].
Dữ liệu cho thấy vắc-xin đã ngăn chặn các triệu chứng nhẹ và nghiêm
trọng của COVID-19, hiệu quả lên đến 94% ở những người lớn tuổi, những
người dễ bị tổn thương hơn, diễn biến phát triển của COVID-19 nghiêm trọng
và không đáp ứng với một số loại vắc-xin [4].
Ở phụ nữ có thai, sau 14 ngày, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận
ở nhóm phụ nữ mang thai được tiêm vắc-xin COVID-19 bắt đầu giảm đáng
kể so với nhóm đối chứng mang thai không được tiêm chủng [38]. Khi so
sánh tỷ lệ biến chứng thai kỳ và kết cục sản khoa bất lợi tương tự thì ở những
phụ nữ có thai được tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA có nguy cơ vỡ ối sớm
(0,8% so với 8,3%), thai chết lưu (0,1% so với 1,0%) và sinh non (7,3% so
với 21,4%) thấp hơn đáng kể khi so sánh với những phụ nữ mang thai bị
nhiễm SARS-COV-2 [39].
Các kháng thể của mẹ qua nhau thai bắt đầu từ tuần 17 đến 18 của thai
kỳ và đạt đỉnh điểm khi thai kỳ tiến triển, các globulin miễn dịch này dễ dàng
được chuyển đến thai nhi qua nhau thai thơng qua vận chuyển tích cực, dẫn
đến hiệu giá kháng thể kháng SARS-CoV-2 đáng kể trong trong máu trẻ sơ
sinh trong 14 ngày kể từ ngày tiêm vắc-xin đầu tiên, giúp trẻ sơ sinh có được
miễn dịch bẩm sinh chống lại sự nhiềm trùng từ SARS-CoV-2, bảo vệ trẻ sơ
sinh trong những tháng đầu đời [40, 41].
Các ước tính về hiệu quả của vắc-xin đã giảm theo thời gian, hoặc cũng
có thể do các biến thể tránh né miễn dịch. Lúc đó một liều tăng cường là cần
11
Luan van
thiết để đưa mức miễn dịch trở lại. Liều thứ ba của vắc-xin Pfizer làm tăng
mức độ kháng thể trung hịa [42]. Hiệu quả được đánh giá ít nhất 7 ngày sau
liều thứ ba, so với chỉ nhận hai liều cách ít nhất 5 tháng, được ước tính là hiệu
quả chống lại nguy cơ nhập viện là 93% (95% KTC 88-97), chống lại các
bệnh nặng là 92% (82-97), chống lại nguy cơ tử vong là 81% (59-97), hiệu
quả là tương tự giữa nam và nữ, giữa những người từ 40-69 tuổi và những
người ít nhất 70 tuổi [43].
1.2.4. Các phản ứng bất lợi sau khi tiêm đã được báo cáo
Khái niệm phản ứng bất lợi (ADR)
Năm 1972, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa chính
thức về phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR) như sau:
“Phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước
và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc
chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” [44]. Các phản ứng bất
lợi của thuốc chỉ gồm các phản ứng gây hại chứ không gồm phản ứng gây khó
chịu. Định nghĩa này khơng bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều,
lạm dụng thuốc, khơng tn thủ và sai sót trong trị liệu.
Các năm tiếp theo, định nghĩa được mở rộng và chi tiết hơn, có sự khác
nhau giữa các quốc gia cụ thể như sau:
Năm 2012, Bộ Y Tế Việt Nam định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc
(ADR) là đáp ứng gây hại ngoài ý muốn theo chiều hướng xấu xảy ra trên đối
tượng tham gia thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá có liên quan nhân quả
với sản phẩm thử nghiệm ở bất kỳ liều nào. Đối với các sản phẩm đã lưu hành
trên thị trường: phản ứng bất lợi của thuốc là đáp ứng gây phản ứng có hại và
ngồi dự kiến xảy ra ở liều thơng thường được sử dụng ở mục đích phịng
bệnh, chẩn đốn bệnh và điều trị bệnh [45].
Năm 2015, Cơ quan dược phẩm châu Âu (European medicines Agency)
định nghĩa phản ứng có hại là phản ứng đối với một sản phẩm thuốc độc hại
và không được định hướng trước. Điều này bao gồm các phản ứng bất lợi
phát sinh từ [46]:
12
Luan van
− Việc sử dụng thuốc trong các điều khoản của giấy phép lưu hành.
− Việc sử dụng ngoài các điều khoản của giấy phép lưu hành, bao gồm
quá liều, sử dụng ngoài nhãn, lạm dụng và dùng thuốc bị lỗi.
− Tiếp xúc nghề nghiệp.
Năm 2021 Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health-system
Pharmacist) định nghĩa phản ứng có hại của thuốc (ADR): một tác dụng phụ
không thể lường trước của thuốc xảy ra khi sử dụng thuốc ở liều thông thường
[47]:
− ADR không liên quan đến thuốc lỗi.
− Nhiều tổ chức đã xác định ADR: định nghĩa trên là một phiên bản
đơn giản hóa xuất phát từ các nguồn với nỗ lực chuẩn hóa và đơn giản.
− Tác dụng phụ là một thuật ngữ phổ biến thường được sử dụng để mô
tả ADR được biết là xảy ra với một loại thuốc với các mức độ tác hại liên
quan khác nhau.
− Thuốc thu hồi, hội chứng lạm dụng thuốc, ngộ độc do tai nạn, và các
biến chứng do quá liều sử dụng thuốc không nên được định nghĩa là ADR.
Các phản ứng bất lợi thường gặp sau khi tiêm vắc-xin COVID
Từ báo cáo sau khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và sau khi được
cấp phép lưu hành, các phản ứng bất lợi vẫn đang được cập nhật. Các phản
ứng bất lợi của các vắc-xin COVID-19 bao gồm:
Phản ứng bất lợi rất phổ biến là đau tại chỗ tiêm, mỏi mệt, nhức đầu,
đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, sưng chỗ tiêm, sốt. Các triệu chứng này là một
phần của phản ứng dự đoán với vắc-xin và ngụ ý rằng các vắc-xin đang hoạt
động và tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Một số nhà khoa học coi những
triệu chứng này là nguyên nhân sinh miễn dịch không phải là “tác dụng phụ”
[48].
Các phản ứng bất lợi phổ biến chỗ tiêm sưng tấy đỏ, buồn nôn, mệt mỏi,
giảm sự thèm ăn, tiêu chảy, đau cánh tay.
Các phản ứng bất lợi khơng phổ biến: khó chịu, nổi hạch, viêm ngứa
vùng tiêm, đau tứ chi, mất ngủ, ngất.
13
Luan van
Các phản ứng bất lợi nghiêm trọng được báo cáo qua hệ thống cảnh
giác dược và các nghiên cứu là rất hiếm bao gồm:
− Sốc phản vệ, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đối với vắc-xin
mRNA xảy ra ở người trẻ, đặc biệt là ở nam thanh niên ≥ 16 tuổi, gặp nhiều
hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng thường gặp là đau ngực, khó
thở, hoặc đánh trống ngực, và các triệu chứng khác có thể xuất hiện, đặc biệt
là ở trẻ nhỏ [49].
− Phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng vào phút
đến một giờ sau khi tiêm một liều vắc-xin. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng
nghiêm trọng bao gồm: khó thở, sưng mặt và cổ họng, nhịp tim nhanh, phát
ban nặng khắp có thể, chóng mặt và suy nhược [50].
− Huyết khối và suy giảm tiểu cầu xảy ra đối với vắc-xin Janssen và
vắc-xin AstraZeneca, hội chứng Guillain-Barre (GBS) đối với vắc-xin
Janssen. Đối với ADZ1222, hội chứng rò rỉ mao mạch cũng được xác định là
một tác dụng phụ có thể xảy ra và hội chứng viêm đa hệ đang được điều tra
[51].
Các yếu tố liên quan gây ADR sau tiêm vắc-xin phịng COVID-19
Các yếu tố có thể làm gây ADR sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19
bao gồm:
− Giới tính: Phụ nữ phải chịu phản ứng bất lợi phổ biến nhiều hơn, với
thời gian dài hơn so với nam giới sau khi tiêm vắc-xin Pfizer, AstraZeneca,
Sinopharm [52]. Với nguy cơ bị viêm cơ tim sau tiêm thì thường xảy ra ở nam
nhiều hơn nữ [53].
− Tuổi: Thử nghiệm khi sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech, ở những
bệnh nhân trẻ hơn (tương ứng 16-55 tuổi) gặp các tác dụng phụ thường xuyên
và nghiêm trọng hơn, có thể do họ có hệ thống miễn dịch mạnh hơn và do đó
mức độ phản ứng cao hơn [54, 55].
− Số mũi tiêm được nhận: tác dụng cục bộ và tồn thân ít được báo
cáo hơn sau liều thứ hai hơn so với liều đầu tiên [56]. Tỷ lệ những người tham
gia báo cáo ít nhất một tác dụng toàn thân sau liều đầu tiên cao hơn đáng kể ở
những người từ 55 tuổi trở xuống so với những người trên 55 tuổi.
14
Luan van
− Tiền sử mắc COVID-19: Những người được tiêm phòng một liều
vắc-xin Pfizer-BioNTech có nhiều khả năng có phản ứng tồn thân hơn nếu
họ có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trước đó hơn những người
khơng bị nhiễm trong q khứ [56].
− Tiền sử dị ứng: Hầu hết các trường hợp phản vệ có triệu chứng khởi
phát trong vịng 3 phút sau khi tiêm chủng. Hầu hết những người bị phản vệ
có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng dị ứng, bao gồm một số với các lần phản vệ
trước đó, dị ứng hoặc nhạy cảm nghiêm trọng với bất kỳ loại vắc-xin, thực
phẩm nào,…[50].
− Người mắc bệnh hen suyễn: người mắc bệnh hen suyễn được ghi
nhận về nguy cơ thấp hơn các tác dụng phụ của vắc-xin hoặc tác dụng phụ
nghiêm trọng. Điều này có thể giải thích do ảnh hưởng ở đường thở ở bệnh
hen suyễn hoặc ảnh hưởng miễn dịch của corticoid dạng hít có thể ảnh hưởng
miễn dịch của vắc-xin hoặc của COVID-19 [57].
− Chỉ số cơ thể (BMI): Về ảnh hưởng và vai trò của BMI đối với tỷ lệ
biến chứng sau vắc xin, kết quả cho thấy yếu tố này khơng có ảnh hưởng đáng
kể đến tỷ lệ mắc các tác dụng phụ của vắc xin. Tuy nhiên, tỷ lệ tác dụng phụ
cao hơn ở những người có chỉ số BMI trên 25 trong vắc-xin AZD-1222 và
Covaxin, biến chứng đau đầu là một ngoại lệ và những người có chỉ số BMI
thấp có nhiều khả năng bị đau đầu hơn [58].
1.2.5. Tình hình nghiên cứu về phản ứng bất lợi sau tiêm vắc-xin phòng
COVID-19 trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới
Nghiên cứu của nhóm tác giả Shimabukuro và các cộng sự được công
bố vào tháng 6 và 10/2021, đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống giám sát “v-safe
sau khi tiêm chủng”, hệ thống đăng ký mang thai v-safe và hệ thống báo cáo
sự kiện có hại của vắc-xin (VAERS) mơ tả tính an tồn ban đầu của vắc-xin
mRNA COVID-19 ở 35.691 phụ nữ mang thai có đội tuổi từ 16-54 tuổi, kết
quả cho thấy:
Trong 90% trường hợp và hơn một một nửa số phụ nữ mang thai bị mệt
mỏi, đau đầu, đau cơ (cơ hoặc toàn bộ cơ thể) sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc-
15
Luan van
xin. Về phản ứng nghiêm trọng họ cũng giống nhau khi so sánh phụ nữ có
thai và khơng mang thai, ngoại trừ buồn nôn/nôn xảy ra thường xuyên hơn ở
phụ nữ mang thai. Đối với những loại vắc-xin COVID-19 khác, như vắc-xin
AstraZeneca và vắc-xin Janssen, phản ứng tại chỗ nhiễm trùng cục bộ, mệt
mỏi, nhức đầu, sốt và đau cơ là phổ biến và các tác dụng thường gặp nhất của
vắc-xin Janssen là đau tại chỗ tiêm (48,6%), nhức đầu (38,99%), mệt mỏi
(38,2%) và đau cơ (33,2%) [59].
Tỷ lệ sẩy thai tự nhiên là 11,6% nếu tuần thai <13 tuần. Khoảng 28,8%
phụ nữ mang thai được tiêm mũi vắc-xin mRNA đầu tiên, nhưng khơng có
bất thường bẩm sinh nào ở trẻ sơ sinh được báo cáo đối với những phụ nữ
mang thai này. Mặc dù tỷ lệ dị tật bẩm sinh là 2,2% và tất cả trẻ sơ sinh bị dị
tật bẩm sinh được sinh ra từ những phụ nữ mang thai được tiêm vắc-xin
mRNA mũi đầu tiên trong ba tháng cuối thai kỳ, những những dị tật bẩm sinh
này có thể khơng liên quan đến tiêm chủng mRNA vì đã quá thời gian tiêm
phòng thời kỳ phát sinh cơ quan [59].
Trong số 827 người tham gia đã kết thúc q trình mang thai, trường
hợp mang thai đã sinh cịn sống là 712 (86,1%), sẩy thai tự nhiên là 104
(12,6%), thai chết lưu là 1 (0,1%), và các kết quả khác (sẩy thai bằng thuốc và
chửa ngoài tử cung) là 10 (1,2%). Tổng số 96 trong 104 ca sẩy thai tự nhiên
(92,3%) xảy ra trước 13 tuần tuổi, 700 trong số 712 người (86,1%) sinh con
mà còn sống (hầu hết những người tham gia tiêm chủng ở ba tháng cuối thai
kỳ). Kết quả bất lợi ở trẻ sơ sinh bao gồm sinh non (9,4%) và kích thước nhỏ
so với tuổi thai (3,2%); các dị tật bẩm sinh lớn (2,2%) không có trường hợp
tử vong sơ sinh nào được báo cáo. Mặc dù không thể so sánh trực tiếp, tỷ
lệ được tính tốn của các kết quả bất lợi cho thai kỳ và sơ sinh ở những
người được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đã mang thai hoàn toàn tương
tự như tỷ lệ được báo cáo trong các nghiên cứu liên quan đến phụ nữ
mang thai được tiến hành trước đại dịch COVID-19. Trong số 221 tác
dụng không mong muốn liên quan đến thai nghén được báo cáo cho
VAERS, biến cố thường xuyên được báo cáo nhất là sẩy thai tự nhiên (46
trường hợp) [60].
16
Luan van
Nghiên cứu của Denise và CS thu thập các báo cáo của CDC và
FDA ghi nhận tỷ lệ 7,0 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin Johnson &
Johnson – Janssen COVID-19 được tiêm cho phụ nữ có thai trong độ tuổi
từ 18 - 49 tuổi gây huyết khối xoang tĩnh mạch não kèm giảm tiểu cầu xảy
ra tại Hoa Kỳ. Các trường hợp tương tự về huyết khối kèm theo hội chứng
giảm tiểu cầu đã được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca (Anh,
Thụy Điển) hiện có ở nhiều quốc gia ngoài Hoa Kỳ [61].
Một nghiên cứu thuần tập về những sản phụ đã sinh con tại Bệnh viện
Đại học St George’s National Health Service Foundation Trust, London,
Vương quốc Anh. Dữ liệu có sẵn cho 1328 sản phụ, trong đó 140 người đã
được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin COVID-19 trước khi sinh, 1188 người không
tiêm; 85,7% những người được tiêm chủng đã được tiêm phòng vắc-xin trong
ba tháng cuối của thai kỳ và 14,3% trong ba tháng giữa của thai kỳ. Trong số
những người được chủng ngừa, 127 (90,7%) được chủng ngừa mRNA
(Moderna, Pfizer/BioNTech) và 13 (9,3%) được chủng ngừa vectơ virus
(AstraZenneca). Tỷ lệ kết quả có hại khi mang thai ở 133 phụ nữ được tiêm ít
nhất 1 liều vắc-xin COVID-19 trong thai kỳ tương tự như ở thai phụ không
được chủng ngừa ( p>0,05 cho tất cả): thai chết lưu (0,0% so với 0,2%), bất
thường thai nhi (2,2% so với 2,5%), băng huyết sau sinh (9,8% so với 9,0%),
sinh mổ (30,8% so với 34,1%), nhỏ so với tuổi thai (12,0% so với 12,8%), bà
mẹ nhập viện chăm sóc đặc biệt (6,0% so với 4,0%), nhập viện chăm sóc đặc
biệt cho trẻ sơ sinh (5,3% so với 5,0%). Hồi quy Cox tác động hỗn hợp cho
thấy tiêm chủng không liên quan đáng kể đến sinh ở tuổi thai <40 tuần
(OR=0,93; KTC 95%, 0,71–1,23; p=0,624) [62].
Nghiên cứu của Kumar và CS năm 2021 theo dõi các phản ứng có hại
sau khi tiêm ở 349 người tiêm vắc-xin Covieweild và 149 người tiêm vắc-xin
Covaxin. Các phản ứng có hại xuất hiện sau tiêm ở những người được tiêm
vắc-xin Covishield bao gồm giảm tiểu cầu 6 (1,7%), áp xe 5 (1,43%), nhiễm
trùng huyết 7 (2%), bệnh não 5 (1,43%), hội chứng sốc nhiễm độc 2 (1,34%),
sốt, đau toàn thân, nhức đầu, suy nhược, dị ứng 1 (0,67%), đau tại chỗ tiêm
(0,67%) [63].
17
Luan van