ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN THỊ YẾN
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRƯỚC SINH
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
HÀ NỘI - 2022
Luan van
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN THỊ YẾN
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRƯỚC SINH
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Khóa: QH.2017Y
Người hướng dẫn: 1. THS. MẠC ĐĂNG TUẤN
2. BS CKII. NGUYỄN THỊ MINH THANH
HÀ NỘI - 2022
Luan van
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng, Ban liên quan của
Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo, hỗ trợ em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai người Thầy hướng dẫn:
ThS.Mạc Đăng Tuấn – Giảng viên bộ môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng,
Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN và BS CKII. Nguyễn Thị Minh Thanh –
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn em từ
những ngày đầu của quá trình học tập và nghiên cứu cũng như đồng hành, động
viên em trong cuộc sống để em có thể hồn thiện được nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai người thầy ThS. Nguyễn Xuân
Bách, TS.BS. Nguyễn Thị Phương Lan – Giảng viên Trường Đại học Y Dược
– Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô đã xây dựng và thiết kế dự án nghiên
cứu, luôn hướng dẫn em tận tình, góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình em học tập và cho em những kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đồng ý để em
được phép tiến hành đề tài tại bệnh viện. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn đội ngũ
cán bộ nhân viên trong bệnh viện đã hỗ trợ hết mình, tạo điều kiệu cho em thu
thập các thơng tin cần thiết để có thể hồn thành nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới 282 thai phụ đã cung cấp những
thơng tin q báu để em hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã ln cùng đồng hành, ủng hộ, động viên, cổ vũ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Trần Thị Yến
Luan van
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
TCTS
: Trầm cảm trước sinh
EPDS
: Thang đo trầm cảm Edinburgh Postnatal
Depression Scale
: Tổ chức Y tế Thế giới
The World Health Organization
WHO
Luan van
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ............................................ 3
1.2. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm ....................................................... 4
1.3. Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai trên thế giới và tại Việt
Nam ................................................................................................... 12
1.4. Hạn chế từ các nghiên cứu trước........................................................ 17
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 19
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................. 19
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu ................................................................. 20
2.6. Quy trình và kỹ thuật thu thập số liệu ................................................ 20
2.7. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................. 21
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học .................................................. 21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 22
3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ................................... 22
3.2. Tỷ lệ và triệu chứng trầm cảm trước sinh ở thai phụ ......................... 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh .............................. 29
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................... 34
4.1. Tỷ lệ trầm cảm trước sinh ở phụ nữ mang thai .................................. 34
4.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh ở phụ nữ mang thai
............................................................................................................ 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Luan van
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang đánh giá trầm cảm Hamilton Depression (HAMD) phiên bản
17 đề mục .......................................................................................................... 7
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp một số thơng tin về chuẩn hóa thang đo EPDS ..... 10
Bảng 1.3: Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm trước sinh............................ 15
Field Code Changed
Bảng 3.2: Đặc điểm chung của gia đình đối tượng nghiên cứu ...................... 23
Bảng 3.3: Đặc điểm thai sản ........................................................................... 24
Bảng 3.4: Đặc điểm mối quan hệ với chồng/người yêu ................................. 25
Bảng 3.5: Các triệu chứng trầm cảm............................................................... 27
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của thai phụ và trầm cảm trong
khi mang thai ................................................................................................... 29
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm của người chồng và trầm cảm ở phụ nữ
trong khi mang thai ......................................................................................... 30
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa hành vi của người chồng và trầm cảm ở phụ nữ
trong khi mang thai ......................................................................................... 31
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa gia đình và trầm cảm ở phụ nữ trong thời kỳ mang
thai ................................................................................................................... 32
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa đặc điểm thai sản và trầm cảm ở phụ nữ trong
thời kỳ mang thai............................................................................................. 33
Bảng 4: Tỷ lệ thai phụ có biểu hiện trầm cảm trước sinh trên thế giới ……... 34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm trước sinh ở thai phụ..................... 26
Biểu đồ 3.2: Phân bố điểm theo thang điểm EPDS ........................................ 26
Luan van
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn
chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác
mệt mỏi và kém tập trung [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Trầm cảm
là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật và là nguyên nhân thứ tư
gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ước tính hiện nay có tới 350 triệu người,
tương đương 4,4% dân số trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng từ căn bệnh trầm
cảm [2].
Trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh khá phổ
biến. Nghiên cứu của Dadi và các cộng sự năm 2020 cho thấy tỷ lệ trầm cảm
trước sinh (TCTS) trên toàn cầu dao động từ 15% đến 65% [3]. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra, trầm cảm trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến cả
người mẹ và trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng sinh non, sinh nhẹ cân [3-6]. Bà mẹ
bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như lo âu, buồn phiền, dễ cáu
gắt, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện ý định tự tử hoặc tự hủy hoại bản thân
[7].
Theo nghiên cứu của Mai Thị Huệ năm 2020 và Trần Thơ Nhị năm 2018,
Việt Nam là nước có thu nhập trung bình, do đó tỷ lệ trầm cảm trước sinh tại
Việt Nam dao động từ 5-25% [8,9]. Một số nghiên cứu khác tại Việt Nam về
trầm cảm trước sinh có thể kể đến như nghiên cứu của Đàm Như Bình và Trần
Thị Trúc Phương năm 2021 [4]. Tuy nhiên, tỷ lệ trầm cảm trước sinh mà các
nghiên cứu kể trên công bố vẫn có sự chênh lệch khá cao, bên cạnh đó kết quả
thu được về các yếu tố liên quan đến tỷ lệ TCTS trầm cảm trước sinh cũng chưa
thực sự đồng bộ.
Mặc dù đã được tìm hiểu từ khá lâu và được nhiều tổ chức, cá nhân khẳng
định rằng trầm cảm trước sinh gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt lớn đối với
thế hệ trẻ em sau này. Tuy nhiên, trầm cảm trước sinhTCTS vẫn chưa được tiếp
cận chính xác do có nhiều biểu hiện tương đồng với thay đổi cảm xúc do
hormone trong thai kỳ. Cho đến nay, trầm cảm trước sinhTCTS vẫn chưa được
chú ý nhiều, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [10].
1
Luan van
Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu với chủ đề: “Thực trạng
trầm cảm trước sinh của phụ nữ mang thai và một số yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.” nhằm có cái nhìn tồn diện hơn, góp phần cải
thiện sức khỏe cho người phụ nữ và thế hệ trẻ em trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.
Khảo sát thực trạng trầm cảm trước sinh của phụ nữ mang thai
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.
2.
Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh của phụ
nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.
2
Luan van
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn chán,
mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt
mỏi và kém tập trung [1].Ở mức độ nghiêm trọng, căn bệnh này có thể khiến
con người nảy sinh ý định tự tử.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu
gây tàn tật trên toàn thế giới và là ngun nhân chính gây ra gánh nặng bệnh
tật tồn cầu. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm
cảm nhẹ, vừa và nặng. Tuy nhiên phần lớn người dân ở các quốc gia có thu
nhập thấp và trung bình khơng được điều trị và tiếp cận các phương pháp này.
1.1.2. Khái niệm trầm cảm trước sinh
Trầm cảm trước sinh (TCTSAD), hay còn được gọi là trầm cảm chu sinh,
là chứng trầm cảm xảy ra ở phụ nữ xảy ra trong thời kỳ mang thai.
Trầm cảm trước sinh là một vấn đề về tâm thần và sức khỏe cộng đồng.
Có nhiều di chứng bất lợi đã được chỉ ra như: giảm sự gắn kết giữa người mẹ
và thai nhi, bất lợi đối với thai nhi ( nhẹ cân, sinh non hoặc kém phát triển so
với tuổi thai) [11].
Giống như trầm cảm sau sinh, trầm cảm trước sinh khá phổ biến. Theo
thống kê của viện nghiên cứu Mỹ, trong suốt thời kì mang thai, cứ 10 thai phụ
thì có ít nhất 1 trường hợp mắc trầm cảm. Các nghiên cứu của Ấn Độ đã báo
cáo tỉ lệ TCTS từ 9,18% -65,0% [12]. Theo một số nghiên cứu khác chỉ ra, con
số này khoảng 21,5% [6,13]. Tuy nhiên, vấn đề này thường khó nhận ra và gần
như khơng được chú ý đến bởi những biểu hiện giống như thay đổi cảm xúc do
hormone trong thai kỳ.
3
Luan van
1.2.
Phương pháp chẩn đoán trầm cảm
1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Hiện nay, có hai hệ thống chẩn đốn được áp dụng phổ biến trong việc
chẩn đoán rối loạn tâm thần: Hệ thống chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ
(DSM-IV) và Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO).
a.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng theo DSM-IV
DSM là Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM) do
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ tạo ra. Đây là cơng cụ chẩn đốn và phân loại
các rối loạn tâm thần được xây dựng từ năm 1952, tới nay đã có tổng cộng năm
phiên bản: DSM-I (1952), DSM-II (1968), DSM-III (1980), DSM-IV (1994)
và DSM-V (2013).
Ấn bản thứ tư của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần
(DSM-IV) là hướng dẫn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với những mô
tả rối loạn trầm cảm điển hình (Major Depressive Disorder: MDD). Theo bảng
phân loại này, một người được chẩn đoán là bị trẩm cảm khi xuất hiện ít nhất 5
trên 9 triệu chứng sau kéo dài trong vòng 2 tuần trở lại đây:
(1) Tâm trạng buồn bã, chán nản (depressive mood).
(2) Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động (loss
of interest in mostactivities).
(3) Giảm cảm giác thèm ăn (appetite), giảm hay tăng cân một cách
đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn.
(4) Rối loạn giấc ngủ (sleep disturbance).
(5) Quá kích động hoặc quá chậm chạp.
(6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng.
(7) Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (feelings of worthlessness
guilt).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.
(9) Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử nhiều lần
(suicidal thoughts and ideation).
4
Luan van
b.
Bảng phân loại Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của WHO
ICD 10 là Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong
do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần
thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào năm 2019.
Trong Bảng phân loại Bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10: International
Classification of Diseases), trầm cảm được xếp ở mục F.32 thuộc phần Rối loạn
khí sắc. Tiêu chuẩn chẩn đốn các giai đoạn trầm cảm dựa vào ba triệu chứng
đặc trưng và bảy triệu chứng phổ biến [14]:
- Ba triệu chứng đặc trưng bao gồm:
Khí sắc trầm.
Mất quan tâm thích thú.
Mệt mỏi và giảm năng lượng.
- Bảy triệu chứng phổ biến bao gồm:
Suy giảm khả năng tập trung, chú ý
Kém tự tin, suy giảm lịng tự trọng, khó đưa ra quyết định.
Xuất hiện cảm giác tội lỗi, không xứng đáng.
Suy nghĩ bi quan, u ám về tương lai.
Nảy sinh ý định hủy hoại bản thân hoặc tự sát.
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
Thay đổi khẩu vị, tăng/giảm cân không phụ thuộc vào chế độ ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc trầm cảm sẽ xuất hiện một số triệu chứng cơ
thể/ triệu chứng sinh học như: giảm khả năng tình dục, táo bón, các triệu chứng
lo âu, rối loạn thần kinh thực vật [14,15]. Trong trường hợp trầm cảm nặng,
bệnh nhân có thể xuất hiện hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng về những tai
họa sắp xảy ra hoặc ảo thanh với những lời kết tội, phỉ báng, ảo khứu với mùi
thịt thối rữa [9,14,15].
Tùy thuộc vào số lượng của các triệu chứng kể trên, Bảng phân loại Bệnh
Quốc tế ICD 10 chia giai đoạn trầm cảm thành bốn mức độ như sau: giai đoạn
trầm cảm nhẹ (F32.0), giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1), giai đoạn trầm cảm
5
Luan van
nặng khơng có các triệu chứng loạn thần (F32.2), giai đoạn trầm cảm nặng với
các triệu chứng loạn thần (F32.3) [16].
1.2.2. Chẩn đoán bằng thang đo trầm cảm
Chẩn đoán trầm cảm thông qua thăm khám trực tiếp là phương pháp
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự thăm khám trực tiếp từ
các bác sỹ chuyên khoa, đồng thời khó thực hiện trên số lượng bệnh nhân lớn.
Do đó, các thang đo sàng lọc trầm cảm tại cộng đồng sẽ là giải pháp hữu ích
cho vấn đề này. Dưới đây là một số thang đo trầm cảm thường được sử dụng:
1.2.2.1.
Thang đánh giá trầm cảm chung
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp chẩn đốn và điều trị
dành cho người mắc bệnh trầm cảm. Trong đó các thang đánh giá trầm cảm
được phát triển và sử dụng rộng rãi. Mỗi thang đo đều có hướng dẫn cụ thể, áp
dụng cho từng đối tượng và phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia. Một số
thang đo phổ biến thường được dùng để sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm là:
a.
Thang đánh giá trầm cảm Beck Depression Inventory (BDI)
Thang thánh giá Beck Depression Inventory (BDI) được Aaron T. Beck
và các cộng sự nghiên cứu, xây dựng vào năm 1961 với ba phiên bản lần lượt
là: Bản đánh giá BDI gốc (1961), Bản đánh giá BDI-1A (1978) và Bản đánh
giá BDI-II (1996). Việc sửa đổi thang đo này dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán
DSM-IV [9]. Theo kết quả tổng hợp từ hơn 2000 nghiên cứu tại 28 quốc gia,
bản đánh giá này có thể mang đến hiệu quả cao về mặt lâm sàng và cận lâm
sàng.
Bảng hỏi gồm 21 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 21, trong đó các đề mục
từ 1 đến 13 đánh giá các triệu chứng về mặt tâm lý, các đề mục còn lại đánh
giá triệu chứng trên cơ thể. Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn được ấn định điểm từ 0
đến 3, bệnh nhân sẽ khoanh vào lựa chọn thể hiện cảm xúc của bản thân trong
2 tuần gần đây. Với tổng điểm từ 0 đến 63 điểm, số điểm càng cao thì trầm cảm
càng nặng, cụ thể các mức: 0-13 điểm (không trầm cảm), 14-19 điểm (trầm cảm
nhẹ), 20-28 điểm (trầm cảm vừa), 29-63 điểm (trầm cảm nặng) [9].
6
Luan van
Ngồi ra cịn có phiên bản rút gọn dành gồm 13 đề mục được thiết kế để
dành cho các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc sử dụng thang
đánh giá BDI cần được thực hiện bởi bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý lâm sàng.
b.
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton Depression (HAMD)
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton (HAMD) hay có tên gọi khác là
Hamilton Depression Rating Scale (HDRS) được ra đời vào năm 1960. Đây là
một công cụ đo lường mức độ trầm cảm chung mà khơng nhằm mục đích chẩn
đốn.
Thang đánh giá trầm cảm này có nhiều phiên bản khác nhau, phiên bản
gốc được cơng bố năm 1960 có 21 đề mục, tới năm 1967 đã được lược bớt còn
17 đề mục và được sử dụng cho đến ngày nay. Các đề mục được giữ lại gồm:
Bảng 1.1: Thang đánh giá trầm cảm Hamilton Depression (HAMD)
phiên bản 17 đề mục
STT
Triệu chứng
STT
Triệu chứng
1.
Khí sắc trầm
10.
Lo âu (triệu chứng tâm lý)
2.
Cảm giác tội lỗi
11.
Lo âu (triệu chứng cơ thể)
3.
Tự sát
12.
Triệu chứng cơ thể (dạ dày- ruột)
4.
Mất ngủ (lúc ban đầu)
13.
Triệu chứng cơ thể chung
5.
Mất ngủ (vào giữa đêm)
14.
Triệu chứng sinh dục
6.
Mất ngủ (về sáng)
15.
Nghi bệnh
7.
Công việc và hoạt động
16.
Sút cân
8.
Chậm chạp
17.
Mất sự thấu hiểu
9.
Kích động
7
Luan van
Ngồi 17 đề mục nêu trên, có 4 đề mục với những triệu chứng ít gặp hơn
đã được Hamilton loại bỏ là:
(18) Những biến động trong ngày
(19) Giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại
(20) Triệu chứng hoang tưởng
(21) Triệu chứng ám ảnh cưỡng bức
Phiên bản 17 đề mục được tác giả Hamilton coi như vĩnh viễn gồm những
đề mục đại diện tốt nhất cho triệu chứng học của rối loạn trầm cảm. Mỗi đề
mục của thang đánh giá được cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến 4, điểm tổng
cộng của phiên bản 17 đề mục là từ 0 đến 52. Bác sĩ lâm sàng sẽ cho điểm dựa
trên dữ liệu của cuộc tiếp xúc với người bệnh. Dựa vào kết quả số điểm, bác sĩ
có thể xác định tình trạng và mức độ rối loạn trầm cảm của người bệnh.
c.
Thang đánh giá lo âu Zung (SDS)
Thang đánh giá trầm cảm Zung là thang đánh giá gồm 20 đề mục được
sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học. Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn, với tổng
điểm từ 0 đến 80, điểm càng cao thì mức đột trầm cảm càng nặng. Các mức độ
trầm cảm theo thang điểm này lần lượt là: dưới 40 điểm là bình thường, từ 4150 điểm là trầm cảm nhẹ, từ 51-60 điểm là trầm cảm vừa, từ 61-70 điểm là trầm
cảm nặng, từ 71- 80 điểm là trầm cảm rất nặng [9].
Một hạn chế của thang đánh giá này là cách trả lời câu hỏi dễ gây nhầm
lẫn cho bệnh nhân (không bao giờ, đôi khi, phần lớn thời gian, ln ln). Bên
cạnh đó, thang điểm này có thể bỏ sót trầm cảm ở người già nếu trầm cảm biểu
hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể. Do đó, thang đánh giá Zung không được
đánh giá cao trong nghiên cứu hay đánh giá lâm sàng trầm cảm ở người già.
d.
Thang đánh giá trầm cảm Montgomery-Asberg (MADRS)
Thang đánh giá trầm cảm Montgomery-Asberg (MADRS) có độ nhạy
đặc biệt được sử dụng trong việc đo lường thay đổi các triệu chứng sau thời
gian điều trị. Thang MADRS đánh giá dựa trên quá trình phỏng vấn lâm sàng
từ các câu hỏi chung tới các câu hỏi chi tiết.
8
Luan van
Thang gồm 10 câu hỏi, mỗi câu có 6 mức độ đánh giá các triệu chứng
trầm cảm như buồn chán, rối loạn giấc ngủ, sự bi quan và ý tưởng tự sát. Thang
này không đánh giá các triệu chứng cơ thể, do đó được sử dụng nhiều trong
việc đánh giá nhóm quần thể trẻ tuổi và hạn chế với nhóm quần thể người già.
e.
Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9)
Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ) là phiên bản tự quản lý của
cơng cụ chẩn đốn PRIME-MD cho các rối loạn tâm thần phổ biến. Thang điểm
gồm 9 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn được cho điểm từ 0 đến 3. Các mức
độ trầm cảm tương ứng với số điểm: từ 5-9 điểm là mức độ nhẹ, từ 10-14 điểm
là mức độ trung bình, từ 15-19 điểm là mức độ vừa và từ 20-27 điểm là trầm
cảm nặng [17].
f.
Thang đánh giá lo âu- trầm cảm- stress (DASS 21, DASS 42)
Thang đánh giá lo âu- trầm cảm- stress (DASS) là một bảng câu hỏi tự
quản lý, được xây dựng để đánh giá mức độ của ba trạng thái cảm xúc: lo lắng,
trầm cảm và stress [18]. Thang đánh giá này gồm có hai phiên bản: DASS 21
gồm 7 mục và DASS 42 gồm 14 mục. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 sự lựa chọn, tương
ứng là số điểm từ 0 đến 3. Kết quả đánh giá sẽ lấy tổng các mục nhân với hệ số
hai. Điểm số của từng bệnh nhân có thể được đánh giá bằng cách quy đổi điểm
số z và so sánh với các quy chuẩn có trong Sổ tay DASS: điểm z dưới 0,5 thì
nằm trong giới hạn bình thường, điểm z từ 0,5-1,0 là mức độ nhẹ, điểm z từ
1,0-2,0 là mức độ trung bình, điểm z từ 2,0-3,0 là nghiêm trọng và điểm z lớn
hơn 3,0 được coi là lo lắng/ trầm cảm/ stress [19].
1.2.2.2.
Thang đánh giá trầm cảm trong thời kỳ mang thai
Các thang đo BDI, HAMD hay Zung-SDS kể trên đều là những cơng cụ
hữu ích để đo những triệu chứng chung của bệnh trầm cảm và rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên khi nghiên cứu trên đối tượng đặc biệt như phụ nữ trong thời kỳ
mang thai thì những nghiên cứu trên đều có mặt hạn chế nhất định. Một số triệu
chứng trầm cảm trong các thang đo này rất dễ nhầm lần cũng như khó phân biệt
với những thay đổi tâm sinh lý ở các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Vì vậy,
9
Luan van
thang đo trầm cảm Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) được đưa
vào sử dụng.
Thang đo này được Cox J và các cộng sự xây dựng và công bố vào năm
1987 [20]. Đây là công cụ sàng lọc trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất trong
trong chăm sóc chu sinh [21]. Thang đo gồm 10 câu hỏi, tìm hiểu về tâm trạng
của phụ nữ trong vòng 7 ngày bao gồm: tâm trạng phiền muộn, cảm giác tội
lỗi, lo âu và ý tưởng tự sát. Mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn trả lời, tính theo thang
điểm từ 0 đến 3. Tổng điểm từ 0 đến 30 điểm, điểm càng cao thì mức độ trầm
cảm càng nặng [9,22].
Với các giá trị giới hạn từ 10 trở lên và 13 trở lên được sử dụng để xác
định những người có thể bị trầm cảm [21]. Mỗi quốc gia, khu vực khác nhau
thì điểm cắt giới hạn cũng sẽ thay đổi [4,9]. Dưới đây là bảng tổng hợp thang
đo EPDS và xác định điểm cắt theo từng quốc gia [9]:
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp một số thơng tin về chuẩn hóa thang đo EPDS
Tên quốc gia
thực hiện nghiên
cứu
Năm
thực
hiện
Cỡ mẫu
Thời gian đo
Điểm cắt
được khuyến
nghị
Australia [9]
1999
n=113
16-24 tuần thai và
6 tuần sau sinh
9/10
Trung Đông và
Nam Á [23]
2015
n=749
28 tuần thai
9/10
Trung Quốc [24]
2019
n=996
Trên 12 tuần thai
9/10
Việt Nam [1]
2019
n=1337
Dưới 24 tuần thai
và 30-34 tuần thai
9/10
Việt Nam [8]
2020
n=1260
Tất cả các tuần thai
9/10
Việt Nam [22]
2021
n=291
Trên 28 tuần thai
9/10
10
Luan van
Tên quốc gia
thực hiện nghiên
cứu
Năm
thực
hiện
Cỡ mẫu
Thời gian đo
Điểm cắt
được khuyến
nghị
Ethiopia [25]
2020
n=916
Trên 12 tuần thai
11/12
Italy [26]
2021
n=1471
9 tháng mang thai
và 9 tháng sau sinh
11/12
Nigeria [27]
2022
n=1745
Dưới 20 tuần thai
11/12
Ấn Độ [28]
2015
n=100
Tất cả các tuần thai
12/13
Ấn Độ [29]
2017
n=302
Tất cả các tuần thai
12/13
Australia [30]
2018
n=17.564 Tất cả các tuần thai
12/13
Singapore [31]
2018
n=610
5-12 tuần thai
12/13
Ethiopia [13]
2019
n=317
Tất cả các tuần thai
12/13
Ireland [32]
2019
n=5000
Tất cả các tuần thai
12/13
Bangalore [33]
2019
n=280
Dưới 24 tuần thai
12/13
Malaysia [34]
2019
n=911
Trên 28 tuần thai
12/13
Canada [35]
2020
n=1987
Dưới 35 tuần thai
12/13
Nam Phi [36]
2020
n=649
Tất cả các tuần thai
12/13
New Zealand [37]
2020
n=5568
Trên 28 tuần thai
12/13
Pakistan [38]
2021
n=200
Trên 28 tuần thai
12/13
Việt Nam [4]
2021
n=310
Trên 28 tuần thai
12/13
11
Luan van
Bảng 1.2 cho thấy điểm cắt dao động từ 9/10 đến 12/13 và có sự khác
nhau giữa các nước; trong đó tại Việt Nam điểm cắt 9/10 được sử dụng nhiều
nhất. Ngồi ra cịn có, giới hạn tối ưu của tiếng Đan Mạch là từ 11 điểm trở lên,
tiếng Anh là từ 13 điểm trở lên (đối với bệnh nhân trầm cảm nặng), tiếng Pháp
điểm giới hạn 10,5 là tối ưu [39-41]. Thang đo EPDS phiên bản tiếng Việt sử
dụng sàng lọc nguy cơ trầm cảm ở tất cả phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, với
điểm cắt ≥ 13 điểm được xem là có nguy cơ TCTS [4]. Một nghiên cứu tổng
hợp các nội dung chuẩn hóa và điểm cắt phân biệt trầm cảm do Bộ Y tế
Australia thực hiện và đưa ra khuyến nghị về điểm cắt 9/10 là phù hợp nhất để
phát hiện trầm cảm ở nhóm đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam [42].
Hiện nay trên thế giới có tổng cộng 23 bản dịch của EPDS đã được kiểm
tra, sửa đổi hoặc dịch lại. Thang đo đã được chuẩn hóa và xác định điểm cắt
phù hợp với từng quốc gia, khu vực trên thế giới như Anh, Australia, Thụy
Điển, Chile, Canada, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Trung Quốc, Nam Phi, Brazil, Tây
Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Việt Nam [9,43].
1.3.
Việt Nam
Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai trên thế giới và tại
1.3.1. Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai
1.3.1.1.
Trên thế giới
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tỉ lệ TCTS là từ 10-16%. Ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ na là 15,6% [8,9,22], con số này có thể lên tới trên
20% ở các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp [22,30,44]. Tỷ lệ trầm cảm
trong thai kỳ đã được báo cáo là 7,4% trong ba tháng đầu và từ 12,0-12,8%
trong ba tháng tiếp theo [45]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, tỷ lệ trầm cảm
ở ba tháng đầu của thai kỳ là 27,2%; ba tháng giữa là 21,7% và ba tháng cuối
là 25,4% [46]. Con số này thậm chí cao hơn tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai
trong năm đầu tiên sau khi sinh.
Trong các phân tích đa biến, các yếu tố có liên quan đáng kể đến trầm
cảm trước sinh là trình độ học vấn, thu nhập và hỗ trợ xã hội. Theo một nghiên
cứu trên 5.337 phụ nữ mang thai ở tuổi thai 24-26 tuần cho kết quả tỷ lệ trầm
cảm là 12%. Trong số đó, phụ nữ đang đi làm có các triệu chứng trầm cảm có
12
Luan van
tỷ lệ 8%, thấp hơn nhiều so với các bà nội trợ (19%), phụ nữ đã nghỉ làm (14%)
và sinh viên (14%) [47].
Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai cũng thay đổi theo mỗi khu vực, quốc
gia. Theo nghiên cứu của Shakeel và cộng sự năm 2015 trên 749 thai phụ cho
thấy tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai ở Trung Đông (19,5%), ở Tây Âu
(8,6%), Nam Á (17,9%) và ở khu vực khác (11,3%) [9,23].
Ngoài ra, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai cũng khác nhau tùy theo độ
tuổi, đối tượng, kinh tế gia đình hoặc theo đặc thù riêng của nơi tiến hành nghiên
cứu. Một số nghiên cứu chỉ ra, đối tượng ở tuổi vị thành niên có xu hướng trầm
cảm cao hơn các lứa tuổi khác [24].
1.3.1.2.
Tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc
khảo sát trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Việt Nam là nước có thu nhập trung bình,
do đóTại Việt Nam, tỷ lệ thai phụ có biểu hiện TCTS dao động từ 5-25% [8,9].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỷ lệ này lần lượt là 6,6% và 13% [7].
Nghiên cứu của Đàm Như Bình và Nguyễn Hữu Trung tại Bệnh viện Phụ sản
Thành phố Cần Thơ năm 2021 đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm trong ba tháng cuối thai
kỳ khá cao với lỷ lệ 27,1% [22].
Theo nghiên cứu, tỷ lệ trầm cảm trước sinh tại Việt Nam khơng chỉ có
sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố mà còn khác nhau giữa các độ tuổi của
thai phụ. Trong đó, nhóm tuổi 25-34 chiếm tỉ lệ trầm cảm cao nhất (73,5%), kế
đến là nhóm < 25 tuổi chiếm 16,5% và thấp nhất là nhóm 35 tuổi chiếm
10,1% [22]. Do đó, trong cùng điều kiện kinh tế, xã hội, đối tượng mang thai ở
tuổi dưới 20 có tỷ lệ trầm cảm trước sinh cao hơn các nhóm tuổi khác.
1.3.2. Hậu quả của trầm cảm trong thời kỳ mang thai
Trầm cảm trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả
thai phụ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường có diễn tiến nặng hơn những phụ
nữ không mang thai, nguyên nhân bởi sự xuất hiện trạng thái lo âu rõ rệt, xuất
hiện các cơn hoảng loạn, có ý định tự hủy hoại bản thân hoặc tự tử [4]. Họ
13
Luan van
thường bị tăng cân chậm và ít quan tâm hơn tới việc khám thai. Bên cạnh đó,
nhiều nghiên cứu đã báo cáo phụ nữ bị trầm cảm trong khi mang thai có nguy
cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn [7,48]. Nghiên cứu về trầm cảm sau sinh tại
Bệnh viện tỉnh Nam Định đã chỉ ra những người mắc trầm cảm trước sinh có
nguy cơ trầm cảm sau sinh cao gấp 2.3 lần những người có nền tảng sức khỏe
tốt [49].
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, trầm cảm trước sinh cũng
gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực đến thai nhi. Nghiên cứu của Sigalla
và cộng sự năm 2017 tiến hành trên phụ nữ mang thai ở châu Phi đã chỉ ra rằng
các triệu chứng trầm cảm khi mang thai ở người mẹ có liên quan tới tình trạng
sinh non và sinh nhẹ cân, gây ra bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh [45,50]. Trong
một phân tích tổng hợp trên cơ sở dữ liệu PubMed và PsychInfo, tìm thấy được
50 báo cáo cơng bố về sinh non và 33 báo cáo về tình trạng nhẹ cân ở trẻ, trong
số đó có một nửa ghi nhận mối liên quan với trầm cảm trước sinh [5]. Về trọng
lượng, trẻ em sinh ra có mẹ bị trầm cảm có nguy cơn nhẹ cân cao gấp 3 lần ở
tháng thứ 3 và cao gấp 4 lần ở tháng thứ 6 so với nhóm trẻ có mẹ khơng bị trầm
cảm. Về chiều cao, trẻ em của nhóm bà mẹ trầm cảm có nguy cơ bị chiều cao
thấp hơn 3,3 lần ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 khi so với nhóm trẻ của bà mẹ
khơng bị trầm cảm[9]. Trẻ khi sinh ra có tính khí thất thường, khả năng tập
trung kém và dễ mắc các bệnh mãn tính khi về già [51].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người mẹ bị trầm cảm thường
ít tương tác với con mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ, nhận thức
và kỹ năng giao tiếp của trẻ [9,50]. Những hậu quả kể trên về lâu dài sẽ gây ra
những hệ lụy không tốt về tâm sinh lý, nhân cách và trí tuệ ở trẻ. Trong trường
hợp nghiêm trọng, một số bà mẹ trầm cảm có cảm giác sợ khi ở với con một
mình, lo ngại về khả năng chăm con của bản thân, từ đó xuất hiện ý nghĩ hủy
hoại con mình [9].
1.3.3. Các yếu tố liên quan
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm trong quá trình mang thai,
bao gồm: độ tuổi của thai phụ, lo âu trong khi mang thai, tiền sử trầm cảm, mối
14
Luan van
quan hệ trong gia đình,… Dưới đây là một số yếu tố liên quan tới trầm cảm
trong khi mang thai [9]:
Bảng 1.3: Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm trước sinh
Yếu tố cá nhân
Yếu tố nhân khẩu xã
hội:
- Tuổi
- Trình độ học vấn thấp
- Thu nhập thấp
- Nghề nghiệp
Lo âu, stress trong
mang thai
Yếu tố gia đình
Bạo lực gia đình
- Bạo lực tinh thần
- Bạo lực thể xác
- Bạo lực tình dục
Yếu tố văn hóa, xã hội
Thiếu sự hỗ trợ xã
hội .
Quan niệm trọng
nam khinh nữ, bất
bình đẳng giới.
Mâu thuẫn gia đình
Thiếu sự hỗ trợ gia Kỳ thị và định kiến
xã hội với người bị
đình
trầm cảm.
Sự u thích con
trai
1.3.3.1. Độ tuổi của thai phụ
Các nghiên cứu đã chỉ ra, thai phụ là trẻ vị thành niên có tỷ lệ mắc TCTS
cao hơn các nhóm tuổi khác [24]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Trúc Phương
tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thu được, thai phụ có nhóm tuổi trên 25 tăng
nguy cơ mắc TCTS gấp 3,9 lần [4].
1.3.3.2. Lo âu trong khi mang thai
Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và lo âu trong khi mang thai đã
được một số nghiên cứu khẳng định. Theo nghiên cứu của Catherine Lebel
năm 2020 đánh giá các triệu chứng lo âu và trầm cảm của những người
mang thai trong đại dịch COVID-19 báo cáo, có 37% các triệu chứng trầm cảm
liên quan đến lâm sàng và 57% các triệu chứng lo âu liên quan đến lâm sàng
[35]. Từ đó có thể khẳng định rằng, trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau.
Một nghiên cứu khác của Lancaster và cộng sự khẳng định, nguy cơ TCTS ở
thai phụ lo âu trong khi mang thai cao hơn so với người không bị lo âu [4,9].
1.3.3.3. Mối quan hệ với gia đình
15
Luan van
Mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình cũng là một nguyên nhân gây ra
trầm cảm trong khi mang thai ở phụ nữ. Thai phụ có mối quan hệ bất hịa với
gia đình chồng tăng nguy cơ TCTS gấp 6,3 lần [4]. Nghiên cứu của Lancaster
và cộng sự năm 2010 nhấn mạnh chất lượng mối quan hệ giữa vợ-chồng, mẹ
chồng-con dâu có khả năng giảm dấu hiệu trầm cảm trong mang thai [4].
Nghiên cứu khác của Niemi và cộng sự năm 2015 cũng chỉ ra mâu thuẫn giữa
vợ chồng, mẹ chồng-con dâu sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm cho phụ nữ, đặc
biệt là mâu thuẫn giữa vợ và chồng nhưng có sự can thiệp của mẹ chồng hoặc
mâu thuẫn giữa mẹ chồng-nàng dâu nhưng có chồng đứng giữa can thiệp sẽ
làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn với phụ nữ.
Ngồi ra, phụ nữ cũng gặp tình trạng trầm cảm trong thời kỳ mang thai
khi bị bạo lực do chồng/ bạn tình. Nghiên cứu của Lancaster và cộng sự năm
2010 cho thấy những thai phụ bị bạo lực gia đình thì nguy cơ bị trầm cảm cao
gấp 2,5 lần [4]. Nghiên cứu của B Mahenge và cộng sự năm 2013 với sự tham
gia của trên 1180 thai phụ chỉ ra rằng: những phụ nữ bị bạo lực thể xác và/hoặc
bạo lực tình dục do chồng có nguy cơ trầm cảm cao hơn 3 lần so với những
người phụ nữ không bị bạo lực trong thời gian mang thai [52]. Điều đáng buồn
được chỉ ra trong một nghiên cứu của Trần Thơ Nhị và các cộng sự tại huyện
Đông Anh, Hà Nội năm năm 2018 trên 1274 phụ nữ cho kết quả có tới 639
người (50,4%) đã trải qua ít nhất 1 kiểu bạo lực tình cảm bởi người chồng/ bạn
tình của họ. Vấn đề này cũng được đội ngũ trên nghiên cứu vào năm 2019 trên
1337 phụ nữ cho kết quả rằng có hơn 1/3 phụ nữ (35,3%) từng bị ít nhất một
hình thức bạo lực khi mang thai và 8,2% trong số đó bị trầm cảm sau sinh
[1,53].
Có khoảng 40% phụ nữ bị ít nhất 1 hành vi bạo lực thể xác, tình dục
trong khi mang thai bị trầm cảm. Hành vi của người chồng như cờ bạc, uống
rượu, khơng quan tâm đến gia đình, vv đều làm cho phụ nữ trở nên căng thẳng,
lo âu.
1.3.3.4. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Trong giai đoạn mang thai, thai phụ khơng có điều kiện tham gia lao
động, điều này làm giảm thu nhập gia đình, tăng nỗi lo về kinh tế. Điều này
16
Luan van
làm gia tăng tỷ lệ TCTS. Thai phụ có tình trạng kinh tế khó khăn, có lo lắng
trong q trình mang thai, tăng nguy cơ TCTS từ 3,03 lần đến 8,5 lần [4].
Về mặt xã hội, tình trạng trọng nam khinh nữ xảy ra khá phổ biến tại một
số nước châu Á, đặc biệt ở các vùng nông thôn như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn
Độ, … Ở Việt Nam, những người lớn tuổi thường quan niệm rằng sinh con trai
để nối dõi tông đường. Điều này đặt ra áp lực lên người phụ nữ khi phải sinh
con trai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ trong thời kỳ
mang thai.
1.3.3.5. Có người tâm sự, chia sẻ
Đây có thể là sự chia sẻ từ người thân, gia đình, sự hỗ trợ về thơng tin
trong chăm sóc thời kỳ mang thai, sự hỗ trợ về vật chất, cảm xúc hay chăm sóc
mẹ và bé, … Nghiên tổng hợp từ 20 bài báo của Lancaster và cộng sự năm 2010
đề cập đến mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và trầm cảm khi mang thai. Trong
quá trình mang thai, nếu thai phụ khơng có người tâm sự, chia sẻ và không nhận
được tư vấn từ cán bộ Y tế có nguy cơ TCTS cao gấp 2,7 lần. Nghiên cứu của
Xuehan Dong và cộng sự năm 2013 chỉ ra những phụ nữ không được hỗ trợ từ
chồng hoặc bạn tình thì nguy cơ bị trầm cảm trong thai kỳ cao gấp gần 4 lần.
1.4.
Hạn chế từ các nghiên cứu trước
Hạn chế đầu tiên được kể đến là việc sử dụng các phương pháp khác
nhau giữa các nghiên cứu: sử dụng thang đo khác nhau, điểm cắt khác nhau và
thời điểm, khu vực đo khác nhau. Điều này khiến cho tỉ lệ trầm cảm ở mỗi
nghiên cứu có sự chênh lệch và rất khó để đưa ra được tỷ lệ chính xác cho căn
bệnh này.
Thứ hai, khi tổng hợp các yếu tố nguy cơ thì phần lớn các nghiên cứu
chưa khơng xử lý tốt trong việc kiểm sốt các yếu tố gây nhiễu. Do đó làm hạn
chế khả năng hệ thống, phân tích tổng hợp các yếu tố nguy cơ, gây ra sự khơng
đồng nhất giữa các mơ hình.
Thứ ba, chỉ một phần nhỏ nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu theo
dõi dọc, đa số các nghiên cứu tiến hành theo thiết kế cắt ngang cho nên các kết
luận được rút ra chỉ mang tính giả thuyết. Do vậy, nhiều tác giả đưa ra khuyến
17
Luan van
nghị rằng cần có thêm những nghiên cứu theo dõi dọc đối tượng từ khi mang
thai cho đến sau sinh để có thể đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, để thực
hiện được nghiên cứu như vậy cần có nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí cao
cho nên việc nghiên cứu vẫn chưa được thực hiện nhiều.
18
Luan van
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
Là các thai phụ đã sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2021.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Các phụ nữ có thai ở giai đoạn quý 1/quý 2/quý 3 được sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian nghiên cứu.
Tỉnh táo, có khả năng giao tiếp bình thường, có khả năng tham gia phỏng
vấn từ 15-20 phút.
-
Đồng ý tham gia nghiên cứu và ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-
Thai phụ không đồng ý tham gia cuộc khảo sát.
Thai phụ có các vấn đề về nhận thức có khả năng ảnh hưởng đến q
trình phỏng vấn.
-
Thai phụ trong thời gian nằm viện nội trú.
2.2.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 09/08/2021 đến
22/11/2021.
Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2.3.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
2.4.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 268 thai phụ. Cộng 5% cỡ mẫu dự
phịng đối tượng khơng hoàn thành phỏng vấn, tổng cỡ mẫu là 282 thai phụ.
19
Luan van