BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN DINH DƯỠNG
Tên đề tài
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con
bú GVHD: Lê Phan Thùy Hạnh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Họ và tên: Phan Cơng Hậu
Họ và tên: Phạm Thị Bích Hường
Họ và tên: Trần Thị Mỹ Hoàng
Họ và tên: Huỳnh Văn Hậu
Họ và tên: Võ Thị Như Huỳnh
Họ và tên: Trần Võ Quốc Huy
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2021
TIEU LUAN MOI download :
Mục lục
Lời mở đầu.....................................................................................................................................
I. Chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai........................................................................
1.
Vai trò của yếu tố dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai.....
2.
Xây dựng khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai....................
3.
Những điều cần tránh đối với chế độ dinh dưỡng của phụ n
4.
Những việc mẹ nên làm và một vài thực phẩm tốt cho quá
5.
Chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng của phụ nữ mang thai....
Chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ cho con bú...................
II.
1.
Sưa me được tao ra như thê nao?..........................................
1.1
Sưa me la gi?...................................................................
1.2 Các loại sữa mẹ.............................................................................................................
1.3
Sưa me được tao ra như thê nao?...................................
2.
Lợi ich cua viêc nuôi con bằng sưa me..................................
3.
Sư thay đổi cua sưa me............................................................
3.1
Sưa me sau 1 tuân sinh con.............................................
3.2
Sữa mẹ sau 6 tuần sinh con.............................................
3.3
Sữa mẹ ở tháng thứ 2, 3, 4, 5 sau sinh.............................
3.4
Sữa mẹ ở tháng thứ 6, 7, 8, 9, 10 sau khi sinh con có cịn
3.5
Sữa mẹ trên 12, 13.., 18 tháng có cịn phù hợợ̣p với em bé
4.
Chế độ ăn của mẹ.....................................................................
4.1
Vì sao cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ sau sinh?
4.2
Nhu cầu dinh dưỡng sau sinh của bà mẹ đang nuôi con
4.3
Chế độ ăn của mẹ cho con bú..........................................
5.
Mốt số món ăn tăng tiết sữa cho mẹ.......................................
6.
Những lưu ý dành cho mẹ đang cho con bú.........................
6.1
Các loại thực phẩm nên tránh........................................
6.2
Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng sau s
Kêt luân........................................................................................................................................
Tài liệu tham khảo:......................................................................................................................
2
TIEU LUAN MOI download :
Lời mở đầu
Cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được cải thiện con
người ta cứ phải chạy theo cuộc sống nhộn nhịp. Nhiều khi, họ hầu như quên
mất việc chăm sóc bản thân. Áp lực cuộc sống thôi thúc khiến con người bị
căng thẳng kèm theo những chế độ ăn uống không hợp lý, rồi việc lười vận
động làm cho con người dễ mắc phải nhiều thứ bệnh và trong đó đối tượng dễ
bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ mang thai và cho con bú. Họ là đối tượng
rất dễ bị tác động bởi những áp lực từ gia đình,cơng việc, cuộc sống vì thế nên
cần được quan tâm và chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố lớn và quyết định tới sự phát triển của
thai nhi và sức khỏe của bà bầu và bà mẹ đang cho con bú. Chế độ dinh dưỡng
đầy đủ giúp cho phụ nữ mang thai và cho con bú đáp ứng được những thay đổi
về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân để nuôi dưỡng thai nhi và cho nhu cầu
của các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bà bầu, phụ nữ cho con bú.Phụ nữ
có thai cần thêm nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và cho quá trình hình thành và
phát triển thai nhi. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung thức ăn để tăng cường sản
xuất sữa cho con bú.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp người phụ nữ
chuẩn bị cơ thể và tình trạng sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ và tốt cho sức
khỏe của bé. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trị hết sức quan trọng trong thời kỳ
mang thai, không chỉ để mẹ bầu có sức khỏe tốt mà cịn giúp thai nhi phát triển
bình thường và tồn diện.
3
TIEU LUAN MOI download :
Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn:
Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó
bằng khơng nên ăn gì, uống gì vì nguy cơ gây hại cho thai. Thông tin từ mạng
xã hội, kinh nghiệm dân gian, “lời người xưa”, lại thêm mớ bịng bong thực
phẩm – hóa chất độc hại. Trong khi đó, bác sĩ khám thai thường chỉ tư vấn
thông tin tổng quát nên ăn uống đủ chất, đa dạng…không đủ làm các bà mẹ
yên tâm.
Năng lượng cần cho cả hai mẹ con chỉ tăng khoảng 10% so với nhu cầu
thường nhật (tức nhiều hơn khoảng 200kcal/ngày). Bạn cần một chế độ ăn đa
dạng chứ không phải nhiều là tốt. Tâm lý “ăn cho hai người” làm các thai phụ
cố gắng ăn thật nhiều, dẫn đến tăng cân quá mức.
Ngoài ra dinh dưỡng trong giai đoạn "bầu bí" có tác động rất lớn tới sức
khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sau này vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng phù
hợp.
Cuộc sống đầy đủ hơn, khơng cịn nỗi lo cơm áo gaọ tiền, thay vì quan điểm
“chửa thì đẻ”, ngày nay hầu hết các mẹ đều chú trọng hơn trong việc chuẩn bị
mang thai, chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản, đặc biệt là chăm chút một chế độ
dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và con trong thời kỳ mang thai. Vậy khi mang
thai và cho con bú cần dinh dưỡng ra sao để mẹ và bé được phát triển tốt nhất?
4
TIEU LUAN MOI download :
I.
Chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai
Chúng ta đều biết thai nhi phát triển trong cơ thể người mẹ, lấy nguồn dinh
dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ để lớn lên, phát triển trong suốt chín tháng. Suốt
khoảng thời gian này, các thực phẩm mẹ ăn không chỉ còn dành riêng cho mẹ
nữa mà là cả cho con. Do đó, cơ thể con sẽ phát triển thế nào, được ni dưỡng
ra sao phụ thuộc hồn tồn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ.
1. Vai trò của yếu tố dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai
Các chuyên gia y tế thuộc tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (Dịch vụ y
tế quốc gia (The National Health Service), chế độ ăn uống của bạn trước khi
mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của con bạn
trong tương lai. Ví dụ, nếu chế độ ăn uống của bạn quá nhiều chất béo bão hòa
và đường trước và trong khi mang thai, con bạn sẽ dễ bị huyết áp cao và thừa
cân – béo phì sau này.
Dinh dưỡng tốt khi mang thai là một trong các yếu tố quyết định bảo đảm
sức khỏe cho bà mẹ, sự lớn lên và phát triển của trẻ. Nhiều phụ nữ có thai và bà
mẹ cho con bú khơng có được một chế độ ăn đầy đủ rau quả, thịt, sữa, không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong giai đoạn này, đặc biệt ở
những khu vực thiếu nhiều loại chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng bà mẹ phổ
biến ở nhiều vùng và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của thai
nghén. Tuy nhiên thừa cân và béo phì cũng dẫn đến kết quả thai nghén khơng
tốt. Trước đây thừa cân béo phì gắn liền với sự giàu có thì hiện nay có xu
5
TIEU LUAN MOI download :
hướng chuyển gánh nặng này sang cả những cộng đồng nghèo khó.
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai có vai trị quan trọng đến sức
khỏe của mẹ và trẻ. Dinh dưỡng tốt cần thiết cho sự phát triển của bào thai và
quyết định sức khỏe của trẻ sau này. Những phụ nữ nhỏ bé thường cần đến các
can thiệp sản khoa hơn những người có tầm vóc bình thường. Phụ nữ thấp bé
và thiếu máu dinh dưỡng thì có nguy cơ tử vong cao, chiếm đến 1 trong 5 ca tử
vong mẹ. Tỷ lệ phụ nữ có thai thiếu vi chất ở các nước đang phát triển còn rất
cao. Thiếu vi chất ở mẹ sẽ ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh và sự sống còn của
trẻ.
Vòng suy dinh dưỡng liên thế hệ là những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp sẽ trở
thành trẻ em thấp còi, trẻ vị thành niên thấp còi và phụ nữ suy dinh dưỡng, và
người phụ nữ này tiếp tục sinh ra những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp. Vòng
luẩn quẩn này sẽ cản trở sự phát triển của nhiều quốc gia nghèo trên thế giới,
làm giảm sự phát triển về thể lực và trí tuệ của lực lượng lao động, dẫn đến
giảm năng suất lao động.
Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân khi lớn lên tăng nguy cơ mắc bệnh mạch
vành, tăng huyết áp, tiểu đường, giảm chức năng thận, giảm chức năng
phổi, chậm dậy thì, dễ bị trầm cảm và tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch cao.
Riêng đối với trẻ gái sinh nhẹ cân có nguy cơ suy dinh dưỡng khi trưởng
thành, lại tiếp tục là một yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân cho thế hệ kế
tiếp.
Những trẻ vị thành niên nữ khi có thai thì tăng trưởng của mẹ và bào thai
cạnh tranh lẫn nhau, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, tình trạng nhiễm
ký sinh trùng sẽ dẫn đến các kết quả thai nghén không tốt.
Những đứa trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh cao, nếu ni dưỡng khơng
hợp lý có nguy cơ trở thành trẻ thừa cân – béo phì, vị thành niên thừa cân
– béo phì, phụ nữ tuổi sinh đẻ thừa cân – béo phì. Những phụ nữ này có
nguy cơ cao bị rối loạn đường huyết hoặc đái tháo đường thai kỳ và lại
sinh ra những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh cao, có nguy cơ mắc các bệnh
mạn tính khi trưởng thành. Vòng luẩn quẩn này cũng tiếp diễn qua các thế
hệ. Hai vòng luẩn quẩn này tồn tại song hành, tạo nên gánh nặng kép về
dinh dưỡng, đặc biệt ở các quốc gia đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp về
dinh dưỡng như Việt Nam.
6
TIEU LUAN MOI download :
Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Giai
đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ tăng trưởng và trưởng thành
nhanh nhất. Vì vậy, cần cung cấp đủ nhu cầu tăng lên về năng lượng và các
chất dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai.
Dinh dưỡng của mẹ liên quan đến dị tật bẩm sinh của trẻ. Khi mang thai, đặc
biệt là trong 3 tháng đầu nếu người mẹ dinh dưỡng không đủ sẽ bị giảm sức đề
kháng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể để lại các khuyết tật
cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt mơi hở hàm ếch….Thiếu axit folic là ngun
nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Can thiệp cung cấp đủ acid
folic cho mẹ trước và trong thời gian mang thai sẽ làm giảm được khoảng 50%
khuyết tật này ở trẻ.
2. Xây dựng khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai
Để chuẩn bị cho mang thai, quan trọng nhất là phải đảm bảo dinh dưỡng
trong nhiều tuần trước khi mang thai để đảm bảo máu của người mẹ có đầy đủ
các vitamin, khống chất và dưỡng chất khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
của bào thai. Hơn thế nữa, giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường bị nghén
khơng ăn uống được, q trình trao đổi chất bị ảnh hưởng vì thế nguồn dự trữ
trước khi mang thai là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối
là cần thiết để có sức khỏe tốt cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Dinh dưỡng đầy đủ
sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức để “vượt cạn” trong
cuộc đẻ, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.
Thiếu dinh dưỡng ở mẹ trong thời gian mang thai không những gây hậu quả
thiếu các chất dinh dưỡng cho mẹ và phát triển thai mà còn là điều kiện thuận
lợi cho nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, khó sinh,
sinh non/nhẹ cân, và một số tai biến khác. Thiếu canxi và các vitamin, khoáng
7
TIEU LUAN MOI download :
chất khác như vitamin E, C, B6 và kẽm có khả năng dẫn đến tiền sản giật ở bà
mẹ.
Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giúp mẹ tăng cân đủ (10-12kg/thai kỳ) và
dự trữ đủ các chất dinh dưỡng cho tạo sữa sau sinh. Thiếu dinh dưỡng trong
thai kỳ, người mẹ sẽ không đủ khả năng để tạo đủ số lượng sữa và đảm bảo
chất lượng sữa cho sự phát triển toàn diện của bé. Dinh dưỡng hợp lý trong thai
kỳ giảm nguy cơ mắc một số bệnh cho mẹ. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc
không cân đối trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến một số bệnh lý như thiếu
máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ. Dinh
dưỡng hợp lý trong thai kỳ giảm một số vấn đề thường gặp khi mang thai như
buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, táo bón, phù, chuột rút…
Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết
chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu:
Chất bột đường (carbohydrate);
Chất đạm (protein);
Chất béo (lipid);
Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Bởi vì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn so với
mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể nhằm thích ứng với
q trình mang thai và ni dưỡng bào thai khỏe mạnh
8
TIEU LUAN MOI download :
Tăng thêm năng lượng
Phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là
thời kỳ thai 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần
2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là
2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.
Bổ sung chất đạm và chất béo
Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo
giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm cịn cần thiết cho q
trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát
triển của thai và rau thai. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình
thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).Năng lượng từ
chất béo nên chiếm từ 20-25% tổng nhu cầu năng lượng (khoảng 60g chất
béo/ngày). Trong đó nguồn acid béo khơng no nên chiếm 2/3 tổng số, thường
có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, cá béo, dầu ăn…Chất béo (lipid)
giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E cần thiết cho cả mẹ và
bé, giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh.
Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thuỷ sản, tôm,
cua, cá, ốc...cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có
lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại
đậu khác, vừng, lạc...
Bổ sung các chất xơ
Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng
cần thiết. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau
bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.Những chất dinh dưỡng này đặc biệt
tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngồi tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh
cịn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá
xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ
qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này. Ngoài ra bổ sung các trái
cây, củ quả,…
Bổ sung protein, nước
Cơ thể của phụ nữ cần lượng protein nhiều hơn khi mang thai (cần thêm
khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và cơ thể mẹ được khỏe mạnh.
Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ
não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó
thậm chí cịn đóng một vai trị quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho
thai nhi. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein
tuyệt vời. Ngồi ra, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các loại hạt, đậu, sản phẩm từ
đậu nành để bổ sung protein trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho sự phát triển khoẻ
mạnh của con.
9
TIEU LUAN MOI download :
Nước: Nước giúp gia tăng lưu lượng tuần hoàn máu đồng thời giúp mẹ bầu
phịng ngừa tình trạng táo bón. Mẹ bầu cần uống ít nhất 8 ly (200ml) nước mỗi
ngày.
Bổ sung các chất khống
*Sắt: Tham gia q trình tạo máu và vận chuyển oxy. Trong thời kỳ mang
thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu ni dưỡng thai
nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ,
cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Tình trạng
thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ
trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ
bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể
như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, trong phủ tạng, đặc biệt
là tiết. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt
thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng. Để hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn, hãy
kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua.
*Canxi: Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần
như tương ứng với việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng
canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian
bà mẹ mang thai để phát triển hệ xương và răng cho bé, đồng thời ngăn ngừa
tình trạng lỗng xương cho mẹ. Canxi có nhiều trong tơm, cua, cá, sữa và chế
phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần
uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua,
phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
*Kẽm :Dưỡng chất này rất cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vịng
đầu của bé. Thiếu kẽm gây nên vơ sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng,
thai chết gần ngày sinh và sinh khơng bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ
mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các
thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
*Iốt: Là vi chất cần thiết để bé phát triển và hoàn thiện não bộ mà mẹ nhất
thiết phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. thiếu iốt ở phụ nữ thời
kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt
nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có
thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt
lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn
giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sị, rong biển... Ngồi ra, phụ nữ
mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.
Bổ sung các vitamin
*Axit Folic: Dưỡng chất này có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống
thần kinh cho bé, bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh
trong sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 30010
TIEU LUAN MOI download :
400mcg/ngày.Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ
sinh. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh,trong gan động vật, rau xanh thẫm,
súp lơ, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic
hoặc viên đa vi chất có axit folic.
*Vitamin A: có vai trị đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn
dịch trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn
và tử vong, gây khơ mắt, có thể dẫn đến mù lồ vĩnh viễn nếu khơng được điều
trị. Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung
vitamin A trong suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A
600mcg/ngày bằng cách thức ăn tự nhiên. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A
động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh,
nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ
như cà rốt, xồi, bí đỏ là những thức ăn nhiều caroten, cịn gọi là tiền vitamin
A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
*Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu
cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây các
hậu quả như trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường
nhưng thóp sẽ lâu liền. Những phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài
trời càng nhiều càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng
các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm
có tăng cường vitamin D. Ngồi ra người mẹ có thể phịng cịi xương cho con
bằng cách uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần
200.000UI
*Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ
vitamin B1 cho q trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những
nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là
ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể
(1,1mg/ngày) và chống được bệnh tê phù.
*Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây
thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều
trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần là
nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
*Vitamin C: có vai trị lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ
trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phịng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Vitamin C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị
hao hụt nhiều trong q trình nấu nướng. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu
vitamin C là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng
đầy đủ các vitamin và khống chất như trên, ngồi việc lựa chọn thực phẩm
giàu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và
khoáng chất dành cho bà mẹ mang thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ
dinh dưỡng.
11
TIEU LUAN MOI download :
3. Những điều cần tránh đối với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang
thai.
- Nên hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột và chất béo động vật vì dễ gây thừa cân
béo phì, tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
- Không nên ăn mặn vì dễ gây phù thúng, cao huyết áp, gây nguy cơ sản giật
hoặc tiền sản giật, không tốt cho cả mẹ và bé.
- Không nên ăn ở những qn vỉa hè, khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm.
- Cần loại những thực phẩm dễ gây co bóp tử cung, dễ dẫn đến tình trạng
sinh non như dứa, tía tơ, rau răm…vào những tháng đầu thai kỳ.
- Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các loại thuốc hoặc viên uống bổ sung
vitamin…khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
-Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay.
- Giảm đồ ăn vặt khơng thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt,
thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến.
- Không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: các loại hải sản như cá
kiếm, cá mập, cá thu, cá mịi, cá nhám da cam và cá ngói có hàm lượng metyl
thủy ngân cao, có thể đi qua nhau thai và gây hại cho não, thận và hệ thần kinh
đang phát triển của thai nhi.
12
TIEU LUAN MOI download :
- Không ăn cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín: các thực phẩm sống đều
có thể bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số bệnh nhiễm trùng và dẫn
đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác
cho bà bầu. Ăn thịt chưa nấu chín cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vi
khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc
các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lịa và động
kinh.
- Khơng dùng sữa, phơ mai, nước ép trái cây chưa tiệt trùng: vì nó có thể
chứa một loạt vi khuẩn có hại, dẫn đến những bệnh nhiễm trùng, đe dọa đến
tính mạng đối với em bé chưa sinh.
- Không ăn các loại sản phẩm chưa rửa: bề mặt của các loại trái cây và rau
quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, ký sinh trùng,
hóa chất bảo quản gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm
trùng, mẹ bầu nên đừng quên rửa kỹ, gọt vỏ các loại trái cây và rau quả trước
khi ăn.
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn:Đồ ăn vặt chế biến sẵn thường có ít
chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường. Chúng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường thai kỳ, cũng như các biến chứng khi mang thai hoặc sinh. Điều này gây
ra các vấn đề sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ
-Không ăn kiêng trong thời kỳ mang thai: việc này sẽ khiến cơ thể bị thiếu
chất dẫn đến thai nhi bị ảnh hưởng.
-Trong thời gian này, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm chạp hơn bình
thường nên hãy chú ý ăn từ tốn và vừa phải, không ăn quá nhiều thức ăn một
lúc.
- sử dụng các loại thức ăn có thể gây hại
-Giảm ăn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi.Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các
bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh
có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai,
nghễnh ngãng…
-Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu và
nấu chín, khơng ăn đồ sống, tái.
-Cần làm nóng các thực phẩm như xúc xích và thịt nguội trước khi ăn.
-Mẹ cần nói “khơng” với các chất kích thích như bia, rượu, café, trà, thuốc
lá, nước chè đặc,…
+Rượu, bia
13
TIEU LUAN MOI download :
Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra
hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum
disorders – FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém
phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên
khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những
em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các
khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
+Caffeine
Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Lượng
caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai
nhi và làm tăng nguy cơ cân nặng khi sinh thấp. Nó cũng tăng nguy cơ tử vong
ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành.
4. Những việc mẹ nên làm và một vài thực phẩm tốt cho quá trình
mang thai.
Một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai cần chứa đầy đủ năng lượng,
protein, vitamin và khoáng chất, đa dạng thực phẩm từ thịt, cá, đậu, các loại
hạt, ngũ cốc đến rau xanh cùng trái cây; đặc biệt là các chế phẩm từ sữa.
-Rau: cà rốt, khoai lang, bí ngơ, rau xanh nấu chín, cà chua và ớt ngọt đỏ
(cho vitamin A và kali).-Trái cây: dưa đỏ, mật ong, xoài, mận, chuối, mơ, cam
và bưởi đỏ hoặc hồng (cho kali)
-Sữa: sữa chua khơng béo hoặc ít béo, sữa tách béo hoặc 1%, sữa đậu nành
(cho canxi, kali, vitamin A và D), các loại sữa tốt cho mẹ bầu và thai nhi,…
giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường,
vitamin và các khoáng chất.Bổ sung sữa đặc biệt là sữa bầu giúp cung cấp đầy
đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhu cầu về dinh dưỡng của
thai phụ trong thời kỳ mang thai tăng lên rất nhiều, vì vậy mẹ bầu nên uống 1-2
ly sữa mỗi ngày.
-Các loại ngũ cốc: ngũ cốc ăn liền / ngũ cốc nấu chín (đối với sắt và axit
folic)
-Protein: đậu và đậu Hà Lan; các loại hạt và hạt giống; thịt bò nạc, thịt cừu
và thịt lợn; cá hồi, cá trích, cá mịi và cá minh thái,…
Nguyên tắc cơ bản nhất trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là ln
chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.
-Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi
14
TIEU LUAN MOI download :
giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc
trái cây sấy khô.
-Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein
nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế
phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
-Thịt nạc : Thịt là nguồn thực phẩm dồi dào protein, chứa chất sắt và vitamin
B – rất cần thiết cho bà bầu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong
cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong
mỗi bữa ăn hàng ngày.Ngồi ra, thịt nạc cịn là nguồn thực phẩm dồi dào
vitamin B6 giúp cho mơ và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình
trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
-Quả táo: Vì trong quả táo có chứa những thành phần dinh dưỡng phong
phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố, vitamin và axit hoa quả. Ngoài ra, táo
cịn chứa kali và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và lão
hóa ở con người. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn trong các loại hoa quả,
giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.Táo khơng những có hương
thơm dễ chịu, vị chua ngọt mà còn là thành phần cần thiết để tạo thành xương
và răng cho thai nhi. Táo còn giúp bà bầu phịng ngừa hiện tượng mềm xương
và bí tiện. Bên cạnh đó, hương thơm của quả táo cịn có tác dụng an thần cho
bà bầu.
-Trứng : Là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào cho phụ nữ mang
thai. Ngoài ra, trứng cũng dồi dào sắt, folate và choline rất quan trọng cho sự
phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng
hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên
ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì
choline có trong lịng đỏ trứng.
-Khoai lang: chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn
trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene – một chất chống
oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng
vitamin A đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển mắt, xương và da
của em bé.
-Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn.Thay vào đó, chọn món
giàu chất xơ, vitamin và khống chất như các loại hạt, trái cây sấy khơ.
-Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngồi ra, bạn có thể bổ sung thêm chất
lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4
ly/ngày.
15
TIEU LUAN MOI download :
-Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.
Tháp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
5. Chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng của phụ nữ mang thai
* Theo chu kì 3 tháng
-Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu (Tam cá nguyệt thứ 1)
+ Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén, ln cảm
thấy khó chịu, thậm chí buồn nơn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Nhưng vì đây là
giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phơi được hình thành, nên dù
không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất
bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…
+ Thai nhi trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài
như vi khuẩn, virus, rượu, thuốc, chất kích thích, hóa chất… Do đó, bà bầu
cần kiêng sử dụng hay tiếp xúc với những tác nhân này và thiết lập cũng như
duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.
-Dinh dưỡng trong 3 tháng giữa (Tam cá nguyệt thứ 2)
Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày
mang thai, đa số bà bầu không còn bị cảm giác ốm nghén hành hạ nên việc ăn
uống cảm thấy ngon miệng hơn. Về phía thai nhi, lúc này hệ xương phát triển
mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hồn thiện chức năng. Do đó ngoài
acid folic, sắt, canxi, bà bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều lượng
20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…
16
TIEU LUAN MOI download :
Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng
khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm
trắng hoặc 2 ly sữa).
Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân q mức khơng chỉ ảnh hưởng đến
vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tắng huyết áp, tiền
sản giật trong thai kỳ.
-Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ 3)
Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về
cân nặng của thai nhi. Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng
khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày.
Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và
canxi tốt hơn đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non (do thiếu vitamin C).
Vào 3 tháng cuối, do sự thay đổi hormone và thai nhi lớn gây áp lực lên
vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng. Để tránh
tình trạng này, chế độ ăn cho bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các
thực phẩm khó tiêu hóa.
=>Như vậy, trong hành trình 9 tháng mang thai, có những giai đoạn mẹ bầu
khơng cần tăng khẩu phần so với bình thường mà nên chú trọng đến nhóm chất
bổ sung. Ngồi ra, với những mẹ bầu có nhiều nguy cơ trong thai kỳ, mẹ bầu
ăn chay…, chế độ dinh dưỡng thai kỳ còn cần “thiết kế” kỹ càng, chi tiết theo
từng tuần để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vừa giúp thai nhi phát triển tốt
nhất.
* Theo chu kì 1 tháng
+Tháng thứ nhất
Để hạn chế sự mệt mỏi của tình trạng ốm nghén, mẹ nên ăn lót dạ bánh quy
mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khoảng 15-20 phút trước khi ra
khỏi giường. Mẹ không nên ăn những món khó tiêu nhiều chất béo như món
chiên, rán, ngọt hoặc cay. Ngay từ tháng đầu, mẹ đã nên bổ sung thêm thực
phẩm giàu Acid Folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên
hạt, các loại đậu.
+Tháng thứ 2
Mẹ bầu nên đa dạng cả 4 nhóm thực phẩm thiết yếu có trong các loại: ngũ
cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt, cá và các loại rau xanh và
đậu. Mẹ nên hạn chế thức ăn nhiều chất béo và đường. Các thức ăn giàu acid
folic vẫn cần được ưu tiên.
17
TIEU LUAN MOI download :
+Tháng thứ 3
Mẹ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Việc tạo thói quen ăn
nhiều rau và trái cây trong bữa ăn rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Thay vì ăn
thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng,
mẹ nên ăn những món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt,
trái cây hoặc hoa quả sấy khô trong bữa phụ.
+Tháng thứ 4
Ở thời gian này, mẹ nên ăn thực phẩm giàu sắt và uống sắt theo chỉ định của
bác sĩ để hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong thịt gà,
các loại đậu, rau xanh đậm. Mẹ cũng nên bổ sung vitamin C từ chanh, cam, dưa
hấu, bông cải xanh,…vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tăng cường sự hấp
thụ chất sắt.
+Tháng thứ 5
Trong tháng này, cơ thể gia tăng tích nước, mẹ nên hạn chế ăn mặn, tránh
thực phầm nhiều muối và uống nước thường xuyên để lọc bớt những chất lỏng
không cần thiết bên trong cơ thể. Nhu cầu canxi lúc này tăng cao nên mẹ hãy
ưu tiên những thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa. Mẹ
cũng nên uống bổ sung canxi theo yêu cầu của bác sĩ.
+ Tháng thứ 6
Giai đoạn này mẹ ăn uống tốt hơn nên đừng quên đáp ứng cơn đói bằng thực
phẩm lành mạnh như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các
loại đậu,…Mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ để ngăn ngừa
chứng táo bón khi mang thai trong giai đoạn này.
+ Tháng thứ 7
Áp lực ở tử cung tăng lên khiến mẹ gặp phiền phức với nhiều vấn đề như ợ
nóng, phù nề, táo bón, mệt mỏi…Khi ăn, mẹ đừng ăn quá no mà hãy chia nhỏ
bữa ăn và tránh đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng. Mẹ nên ăn
nhạt hơn, ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu
phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Vì thế, mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh
dưỡng cho bà bầu với các loại thịt, cá, trái cây, rau xanh, ngũ cốc…
+ Tháng thứ 8
Giai đoạn này, trí não thai nhi phát triển cực mạnh, thậm chí đạt khoảng 25%
não bộ người trưởng thành. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng
omega-3 phong phú như cá hồi, việt quất, súp lơ, bí ngịi…Ở các bữa phụ, mẹ
có thể ăn các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia,…
18
TIEU LUAN MOI download :
+ Tháng thứ 9
Giai đoạn này, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi để hạn chế tình
trạng lỗng xương cho mẹ, hỗ trợ phát triển hệ xương, răng cho bé và để chuẩn
bị cho việc sản xuất sữa cho bé sau sinh. Mẹ vẫn phải hạn chế đồ ăn mặn để
tránh phù nề. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế tình trạng cạn ối.
Giai đoạn này mẹ nên từ chối đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, tinh bột để hạn
chế việc tăng cân, thừa cân, nguy cơ tiểu đường, nguy cơ sản giật…Ngược lại,
mẹ nên tích cực “nạp” thêm nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế táo bón.
19
TIEU LUAN MOI download :
AI.
Chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ cho con bú
1. Sưa me được tao ra như thê nao?
1.1 Sưa me la gi?
Sữa mẹ là chất lỏng
trong suốt hành trình
cho con bú đáp ứng toàn
bộ nhu cầu, dinh dưỡng
cho bé phát triển toàn
diện Để tạo ra sữa,
tuyến vú sẽ lấy nước,
protein, đường và chất
béo từ máu của mẹ.
Trong sữa mẹ có chứa
hàng triệu lợi khuẩn tự
nhiên như bạch cầu, tế
bào biểu mô, …. Các lợi khuẩn này mang lại các dưỡng chất cho sự phát
triển các tế bào trong cơ thể bé, đem lại miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
mà sữa cơng thức khơng bao giờ có được.
1.2 Cac loai sưa me
Sưa me co 2 dang la sưa non va sưa gia (sưa trương thanh).
Sưa non
Là sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ sản xuất, loại sữa này có màu trắng, vàng
hoặc cam, đặc và khá dính. Sữa non rất quý và chỉ tiết ra cơ thể mẹ
trong khồng 72 giờ sau sinh sau đó cơ thể mẹ sẽ tiết sữa già. Dù cơ thể
mẹ có được bổ sung dinh dưỡng tốt tới đâu thì sữa non cũng sẽ khơng
quay lại nữa.
Trong sữa non có chứa hàm lượng cao kháng thể, yếu tố miễn dịch, yếu
tố tăng trưởng giúp trẻ tự hình thành hệ thống miễn dịch, nâng cao sức
đề kháng, mau chóng thích nghi với mơi trường mới.
Sữa non cịn giàu canxi, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C,…
hàm lượng chất này cao hơn hẳn so với sữa thông thường, giúp trẻ phát
triển nhanh chóng khung xương, hạn chế bênh cịi xương, da, và mắt.
Sưa gia (sưa trương thanh)
Cho đến nay khoa học đã nghiên cứu sữa mẹ có khoảng 200 chất dinh
dưỡng, một số chất tiêu biếu mà có trong sữa già của mẹ : chất béo,
carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, các axit amin cùng tế bào
bạch cầu, kháng thể, enzyme và các chất khác tiếp tục giúp khả năng
miễn dịch của bé.
20
TIEU LUAN MOI download :
Bầu ngực của mẹ chứa rất nhiều tuyến sữa, khi máu huyết của mẹ chạy
vào các mạch máu, các hocmoon sẽ kích thích và tạo ra sữa. Cịn
hocmon oxytocin kích thích các tuyến sữa bóp tiết sữa, đồng thời đẩy
sữa theo các tia ra đầu núm vú.
Cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh sản lượng sữa để phù hợp với tần suất và
lượng ăn của bé. Trong mỗi lần bé bú, sữa mẹ cũng sẽ thay đổi từ sữa
đầu, nhiều nước và đường, sang sữa sau, nhiều chất béo và calo.
1.3 Sưa me được tao ra như thê nao?
Trong q trình nhau thai phát triển sẽ kích thích giải phóng hoocmon
estrogen và progesterone, tạo tiền đề kích hoạt hệ thống sinh học phức
tạp giúp sản xuất sữa trong cơ thể mẹ. Trước khi mang thai mô năng đơ
tuyến sữa va chất béo trong ngực mẹ, khi mẹ có bầu các ống dẫn sữa
phát triển cả về số lượng lẫn kích thước.
Cuối các ống dẫn sữa này có một nơi gọi là phế nang, nơi đây sẽ lấy các
chất dinh dưỡng từ máu của mẹ để tạo sữa và đẩy vào ống dẫn. Các ống
dẫn này sẽ hợp thành các tia phun ở đâu núm vú mẹ khi bé ti.
2. Lợi ich cua viêc nuôi con bằng sưa me.
Sưa me đem lai rât nhiêu lơi ich cho ca me be va cho chinh ban thân cua ngươi
me. Môt sô lơi ich cua viêc nuôi con
băng sưa me như la
Cung cấp đây đu chất dinh
dương cho con.
Sữa mẹ là một thực phẩm vơ cùng
tuyệt diệu vì sữa mẹ có đầy đủ dưỡng
chất cần thiết cho sự phát triển của
trẻ. Sữa mẹ hội tụ đầy đủ các chất
dinh dưỡng như Calo, Protein, Lipid,
Glucose, Vitamin, muối khoáng,…
Tăng cương sưc đê khang cho con.
21
TIEU LUAN MOI download :
Trong sữa mẹ có chứa các chất đặc biệt giúp con tăng cường hệ miễn dịch,
chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm
hoàn toàn sạch, bé lại uống ấm trực tiếp ln nên rất đảm bảo vệ sinh, an
tồn khi bé bú.
Giup sư tiêu hoa cua be tôt hơn.
Thành phần của sữa mẹ bao gồm lactose,
protein và chất béo dễ tiêu hóa nên dễ dàng
cho bé hấp thu hơn nhiều so với sữa bột
bên ngoài. Hơn thế nữa, Khi trẻ bú mẹ, thì
lactose trong sữa mẹ đi vào thực quản bé
sau đó lên men và tạo thành khí ga, trong
mơi trường acid của hệ tiêu hóa của trẻ
ln sản sinh một loại men tên là
Bifidobacterium (đây là loại men tiêu hóa
tốt và có lợi cho đường ruột). Sữa mẹ chứa
nhiều đạm whey, loại đạm dễ tiêu
hóa.Trong khí đó, sữa bị chứa thành phần
đạm casein sẽ làm bé khó tiêu hóa hơn
Giam nguy cơ mắc bênh beo phi va bênh mãn tinh cho be.
Sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa
cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp
giảm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, huyết áp cho bé sau này.
22
TIEU LUAN MOI download :
Xây dưng cho me va be môt sư kêt nôi tut vơi.
Sau khi sinh con, khơng ít mẹ cảm giác tách biệt với trẻ một cách sâu xa và
không thể giải thích được. Đơi khi thật khó khăn để xây dựng kết nối với nhóc
con sơ sinh. Nếu mẹ lo sợ mẹ khơng gần gũi với bé thì cho con bú là giải pháp
tốt nhất. Đối với một số bà mẹ, cho con bú đồng nghĩa với việc xây dựng mối
dây liên kết sâu sắc hơn và có thời gian chơi đùa nhiều hơn với nhóc con của
mình.
Ngăn ngừa ung thư vu va ung thư buồng trưng cho me.
Phần lớn các mẹ lo ngại việc cho con bú sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của đơi
“gị bồng đào”. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho biết việc nuôi con bằng sữa
mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng cho
mẹ. Vì nó ngăn chặn sự rụng trứng, làm giảm thiểu lượng Estrogen trong cơ thể
đây là một trong những chất kích thích sự phát triển tế bào ung thư. Vì vậy,
ngồi việc ăn uống đúng cách, có chế độ tập luyện phù hợp các mẹ đừng bỏ
qua việc nuôi con bằng sữa mẹ để giảm thiểu đối đa nguy cơ mắc các bệnh ung
thư vú hay ung thư buồng trứng nhé.
Bao vê trẻ chông nhiêm khuân.
Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho
trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô
hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít
mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema.
Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà
mẹ từng mắc. Khi bà mẹ bị nhiễm khuẩn, các tế bào bạch cầu hoạt động và
sản xuất kháng thể để bảo vệ người mẹ, một số tế bào bạch cầu đi tới vú và
sản xuất kháng thể tại đó, các kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ
trẻ chống nhiễm khuẩn. Vì vậy khi mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì
23
TIEU LUAN MOI download :
vẫn có thể cho con bú, khơng nên cách ly mẹ và con
Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin
miễn dịch (IgA, IgG, IgM), một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi
khuẩn Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus),
giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô
hấp, viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu.
3. Sư thay đổi cua sưa me.
Sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần, 6 tuần, 2 tháng, 3, 4… 6, 7, 8 tháng đều có sự thay
đổi rõ rệt.
3.1 Sưa me sau 1 tuân sinh con
Sữa mẹ trong vòng khoảng 3 – 5 ngày đầu sinh con được gọi là sữa non.
Trong ngày đầu tiên, sữa non đặc quánh, màu vàng đậm, sau đó lỗng và
nhạt màu dần ở những ngày về sau.
Sữa non chứa ít chất béo, lactose và vitamin tan trong nước, nhưng lại rất
giàu protein, vitamin tan trong chất béo và đặc biệt là các tế bào miễn dịch.
Các thành phần này phù hợp hoàn toàn với cơ thể non nớt của em bé, giúp
em bé có sức đề kháng chống lại những bệnh tật đầu đời.
Không một nguồn dinh dưỡng nào (kể cả những sản phẩm sữa non được
quảng cáo là mô phỏng lại sữa non của mẹ) có thể thay thế được nguồn
sữa non quý giá này. Vì vậy, tất cả các bà mẹ đều được khuyến khích
thực hiện tiếp xúc da kề da và cho con bú sớm nhất sau khi sinh con.
Sau 5 ngày đầu tiên, sữa mẹ bước sang giai đoạn chuyển tiếp để trở
thành sữa trưởng thành. Ban đầu, lượng sữa này thường rất nhiều do
tuyến sữa chưa nhận biết được nhu cầu của em bé. Do đó bà mẹ có thể
thường xuyên thấy ngực căng tức, sữa rỉ ra ướt áo.
3.2 Sữa mẹ sau 6 tuần sinh con
Sữa mẹ sau 6 tuần sinh con đã trở thành sữa trưởng thành thật sự. Lúc
24
TIEU LUAN MOI download :
này, hầu hết các bà mẹ đều đã hết sản dịch, sức khỏe dần hồi phục nên
lượng sữa sẽ về nhiều và ổn định hơn so với trước đó.
Sữa trưởng thành có màu trắng đục, lỗng hơn so với sữa non nhưng nhìn
chung vẫn ở dạng sánh. Trong sữa trưởng thành chứa nhiều protein, chất
béo, carbohydrate, chất kích thích miễn dịch, vitamin và khoáng chất, men
và hormone đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của em bé.
Nếu để ý quan sát, bà mẹ sẽ thấy sữa trưởng thành ở đầu cữ có màu
trong và lỗng do chứa nhiều nước để giải tỏa cơn khát cho em bé. Càng
về cuối cữ, sữa mẹ càng đặc sánh, giàu chất béo và dinh dưỡng cho con.
Vì vậy khi cho con bú, mẹ nhớ để con bú cạn một bầu ngực rồi mới
chuyển sang bên còn lại.
3.3 Sữa mẹ ở tháng thứ 2, 3, 4, 5 sau sinh
Sữa mẹ ở tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 5 sau khi sinh con vẫn là sữa trưởng
thành với thành phần không thay đổi nhiều so với trước đó. Tuy nhiên,
con càng lớn thì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ càng giảm.
Một điều thay đổi nữa của sữa mẹ sau 2, 3, 4 hoặc 5 tháng sinh con là
lúc này, lượng sữa rất dồi dào. Bản chất của sữa mẹ là sản xuất theo nhu
cầu, bé càng lớn sẽ càng bú mẹ nhiều hơn, và đó là lý do khiến tuyến
sữa tiết ra nhiều sữa hơn.
25
TIEU LUAN MOI download :