Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao dịch thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.02 KB, 17 trang )

BÀI TẬP LỚN MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Bài 1. (3,0) Hãy chọn một trong các ngành hàng sau: Cà phê, hàng rau quả, hạt điều,
chè, cao su, thủy sản để:
1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành hàng đó của Việt Nam trong
giai đoạn 2015 - 2019 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)?
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2015
Theo số liệu thống kê, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt
1.341.839 tấn, trị giá 2.674.238.962 USD, giảm 20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị
giá so với cùng kỳ năm trước.

Một số thị trường lớn nhập khẩu cà phê Việt Nam 2015 (Nguồn:Vietdata)
 Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với 191.644 tấn, trị giá
358.821.179 USD, giảm 22,91% về lượng và giảm 28,63% về trị giá. Hoa Kỳ là thị
trường lớn thứ hai, Việt Nam xuất khẩu 157.117 tấn, cà phê sang thị trường này, trị giá
313.337.829 USD, giảm 4,91% về lượng và giảm 13,4% về trị giá.
Trong năm 2015, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều sụt giảm xuất
khẩu. Ba thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất là Bỉ giảm 40,72% về lượng và giảm
42,87% về trị giá; Ấn Độ giảm 35,49% về lượng và giảm 41,18% về trị giá; Nam Phi

1


giảm 45,57% về lượng và giảm 51,11% về trị giá. Thị trường có mức tăng trưởng xuất
khẩu mạnh nhất là Ai Cập tăng mạnh, tăng 73,36% về lượng và tăng 50,75% về trị giá.
Niên vụ cà phê 2014- 2015 sản lượng giảm trên 20% so với niên vụ trước. Nguyên nhân
do thời tiết thay đổi, hạn hán nghiêm trọng trong thời kỳ cà phê phát triển, mưa đến sớm
khi thu hoạch, cà phê ra hoa không tập trung.
Theo báo cáo của Vicofa, niên vụ vừa qua là một năm đầy khó khăn của ngành cà phê.
Giá xuất khẩu hiện nay chỉ còn 1.800 USD/tấn so với thời điểm cao 2.100 -2.220
USD/tấn của vụ trước, như vậy giảm 300-400 USD/tấn.
Giá cà phê hạt tại thị trường nội địa chỉ ở mức 33.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so


với cùng kỳ năm ngoái và thấp nhất trong 2 năm nay. Việc giá cà phê xuống thấp dưới
35.000 đồng/kg từ nửa năm nay khiến người nơng dân khơng có lãi. Theo thống kê của
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2015, đã có khoảng
30.000ha cà phê, chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã được bà con nông
dân chuyển sang trồng hồ tiêu và các loại cây ăn quả.
Thị trường xuất khẩu Cà phê Việt Nam năm 2016
Xuất khẩu cà phê trong năm 2016 tăng trưởng ở hầu hết các thị trường so với năm 2015;
trong đó các thị trường tăng trưởng mạnh về kim ngạch là: Mexico (tăng 194%),
Philippines (63,6%), Algeria (64,5%), Ấn Độ (tăng 63%), Nam Phi (tăng 60%), Thụy Sĩ
(tăng 52%), Trung Quốc (39,3%), Hoa Kỳ (43,6%), Đức (37,6%).
Trong năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đã tăng nhẹ trở lại (khoảng 0,3% so với
năm 2015), đạt 645.400 ha. Sản lượng cà phê ước đạt 1,47 triệu tấn, tăng 1% so với năm
2015 mặc dù năng suất cà phê giảm 0,4% do ảnh hưởng của hạn hán tại Tây Nguyên hồi
đầu năm.
Điểm đáng chú ý trong năm 2016 là xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến tăng cao. Xuất
khẩu cà phê chế biến của Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới
do nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh
vực này. Đơn cử như Nestlé đã đầu tư gần 300 triệu USD và đưa vào hoạt động nhà máy
chế biến cà phê hòa tan tại tỉnh Đồng Nai. Các công ty trong nước như: Trung Nguyên,
Mê Trang, Vinacafe… đang mở rộng quy mô sản xuất.
Sang năm 2016, Việt Nam ký các Hiệp định Thương mại Tự do với EU, Liên minh Kinh
tế Á – Âu, Hàn Quốc,… tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam.
Nếu như trước đây chỉ cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường này
2


mới được hưởng mức thuế 0%, còn các sản phẩm cà phê chế biến phải chịu mức thuế cao
từ 15 - 20%, thì nay với những hiệp định thương mại tự do, cà phê chế biến của Việt Nam
chỉ chịu thuế 0 - 5% sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu vào các thị trường đã ký FTA trở
nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Thị trường xuất khẩu Cà Phê Việt Nam năm 2017
Riêng trong tháng cuối năm 2017, lượng cà phê xuất khẩu đạt 158.373 tấn, trị giá 318,45
triệu USD, tăng mạnh 57,6% về lượng và tăng 46,9% về trị giá so với tháng 11/2017. Giá
xuất khẩu trong tháng 12 giảm 6,8% so với tháng 11/2017 và giảm 9,6% so với tháng
12/2016.
Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang 33 thị trường chủ yếu, trong đó có 9 thị trường đạt kim
ngạch lớn trên 100 triệu USD đó là Đức, Mỹ, Italia. Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Nga,
Algeria và Philippines.
Thị trường Đức đứng đầu về kim ngạch, với 476,52 triệu USD, chiếm 14,7%, giảm 3,5%
so với năm 2016; xuất khẩu sang Mỹ đạt 406,54 triệu USD, chiếm 12,5%, giảm 9,5%;
sang Italia đạt 271,47 triệu USD, chiếm 8,4%, tăng 10,6%; sang Tây Ban Nha đạt 220,91
triệu USD, tăng 4,5%, chiếm 6,8%; sang Nhật Bản đạt 209,77 triệu USD, tăng 3,4%,
chiếm 6,5%.
Cà phê xuất sang các nước EU nói chung chiếm 42,1% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu
của cả nước, đạt 1,37 tỷ USD, giảm 0,9% so với năm 2016. Xuất sang các nước Đông
Nam Á chiếm 8,4%, đạt 272,78 triệu USD,  giảm 3,1%.
Giá cà phê xuất khẩu năm 2017 tăng tương đối mạnh trên 20% so với năm 2016, nhưng
lượng xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều sụt giảm, nên trị giá thu về cũng giảm;
trong đó, xuất khẩu giảm mạnh nhất ở thị trường Thụy Sĩ giảm 88% về lượng và giảm
85% về kim ngạch; xuất sang Nam Phi cũng giảm mạnh 58% về lượng và giảm 50% về
kim ngạch. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường New Zealand và Campuchia
lại tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 61% và 44% so với năm 2016.
Thị trường xuất khẩu của Cà Phê Việt Nam trong năm 2018
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong năm 2018 giảm 16,3% so với năm 2017, đạt
1.883,4 USD/tấn.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng
lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 749.231 tấn,
3



trị giá 1,34 tỷ USD, so với năm 2017 tăng 19,1% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim
ngạch. Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0,8% so với
tháng 11/2018, đạt 66.134 tấn và kim ngạch giảm 5,6%, đạt 111,17 triệu USD.
Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 13%
trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 243.270 tấn, trị giá
467,38 triệu USD, tăng mạnh 102,5% về lượng và tăng 71,3% về giá trị so với năm 2017.
Trong tổ chức EU, xuất khẩu sang Đức nhiều nhất chiếm trên 34%, đạt 260.475 tấn,
tương đương 459,03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%, đạt 136.157 tấn, tương
đương 245,25 triệu USD; xuất sang Tây Ban Nha chiếm 16%, đạt 122.063 tấn, tương
đương 219,22 triệu USD.
Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch
so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Indonesia tăng
343,6% về lượng và tăng 273,3% về kim ngạch, đạt 62.320 tấn, tương đương 123,55 triệu
USD; Nam Phi tăng 145% về lượng và tăng 109% về kim ngạch, đạt 10.073 tấn, tương
đương 17,3 triệu USD; Hy Lạp tăng 139,5% về lượng và tăng 96,4% về kim ngạch, đạt
13.646 tấn, tương đương 23,82 triệu USD; NewZealand tăng 124% về lượng và tăng 78%
về kim ngạch, đạt 2.253 tấn, tương đương 4,2 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu cà phê sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 47,5% về
lượng và giảm 51% về kim ngạch, đạt 244 tấn, tương đương 0,49 triệu USD; xuất sang
Singapore cũng giảm 40% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch, đạt 1.263 tấn, tương
đương 3,55 triệu USD; Mexico giảm 7% về lượng và giảm 24% về kim ngạch, đạt 33.406
tấn, tương đương 55,9 triệu USD.
Dự báo, trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó
khăn do giá cà phê toàn cầu ở mức thấp; lượng cà phê xuất khẩu có khả năng thấp hơn
cùng kỳ năm 2018 do sản lượng giảm. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2019 thị trường cà
phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng sẽ có tác
động nhất định đến nhu cầu tiêu thụ cà phê.
Thị trường cà phê toàn cầu cũng đã xuất hiện tín hiệu khả quan khi sản lượng cà phê Việt
Nam dự báo giảm mạnh. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam, sản lượng cà phê
Việt Nam niên vụ 2018-19 giảm khoảng 20% so với dự kiến trước đó do ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu năm 2018 và diện tích trồng cà phê giảm khoảng 6% trong năm 2017 và
năm 2018 do chuyển đổi cây trồng. Trong khi, các tác động của El Nino đã diễn ra ở một
số khu vực của Australia, Brazil và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới năng suất và
4


sản lượng mùa vụ các mặt hàng nông nghiệp. Mới đây, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO)
cho rằng dư thừa cà phê chỉ là ngắn hạn, trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng năm vẫn tăng
trưởng ổn định. Do đó, nhiều khả năng nửa cuối năm 2019, giá cà phê sẽ phục hồi trở lại
sau khi lượng cà phê dư thừa được tiêu thụ hết, nhưng mức tăng sẽ không quá cao.
Thị trường xuất khẩu Cà phê Việt Nam năm 2019
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2019 cả nước xuất khẩu
112.891 tấn cà phê, thu về 196,25 triệu USD, tăng 29% về khối lượng và tăng 24,6% về
kim ngạch so với tháng liền kề trước đó; so với cùng tháng năm ngối thì giảm 18,3% về
lượng và giảm 23,8% về kim ngạch.
Tính chung trong cả 11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cà phê giảm 14,9% về lượng so
với cùng kỳ năm trước, đạt 1,47 triệu tấn và giá trị thu về giảm 22,4%, đạt 2,53 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu trong tháng 11/2019 giảm 3,5% so với tháng 10/2019 và giảm 6,7%
so với cùng tháng năm 2018, đạt trung bình 1.738,4 USD/tấn. Tinh chung trong cả 11
tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu cũng giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt
1.724,1 USD/tấn.
Đức thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm
nay đạt 209.697 tấn, tương đương 325,76 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và kim ngạch
giảm 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ cà phê của Việt
Nam đạt 131.721 tấn, tương đương 220,19 triệu USD, giảm 20,1% về lượng và kim ngạch
giảm 28,9%.
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong năm 2018 giảm 16.3% so với năm 2017, đạt
1.883.4 USD/tấn. Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhẹ
0.8% so với tháng 11/2018, đạt 66.134 tấn và kim ngạch giảm 5.6%, đạt 111.17 triệu
USD. Trong 10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Mỹ năm 2018, giá cà phê nhập khẩu bình

quân từ Việt Nam đạt mức thấp nhất 1.881 triệu USD/tấn.
Năm 2018, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Mỹ sau Brazil và Colombia.
Tốc độ nhập khẩu giảm 10.3% về lượng và giảm 24% về trị giá. Thị phần cà phê Việt
Nam trong tổng lượng nhập khẩu Mỹ chiếm 13.3% trong 2018, thấp hơn 14.4% so với
2017.
Năm 2019, theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN và
PT), xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 943 nghìn tấn và 1.6 tỷ USD, giảm 9.2% về sản
lượng và giảm 19.9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong nửa đầu năm 2020, Đức
5


và Mỹ tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần
lượt là 13.2% và 9.8%.Theo số liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ, lượng
cà phê nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ giảm hơn 10% và giảm tới 24% về trị giá.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN và PTNT), xuất khẩu cà phê
tháng 7/2020 ước đạt 120 nghìn thấn với trị giá đạt 213 triệu USD, đưa khối lượng và giá
trị xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1.06 triệu tấn và 1.8 tỷ USD, giảm 0.1% về
khối lượng và giảm 0.6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Tính trong 6 tháng đầu
năm, Hoa Kỳ tiếp tục là một trong ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với
thị phần là 9% đạt 142.9 triệu USD.
Năm 2018 và 2019 có thể nhìn ra được xuất khẩu cà phê xấp xỉ bằng nhau vào các tháng
4,5,6 và chênh lệch không quá nhiều vào các tháng còn lại.
 

Lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2018 -2020 (Nguồn: Tổng cục Hải
quan)
2) Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên như thế nào?
Xét về cà phê tại Việt Nam: Xuất khẩu giảm cả lượng và trị giá
Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn (NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2020, xuất

khẩu cà phê đạt 1,25 triệu tấn và 2,16 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng và giảm 1% về
trị giá so với năm 2019. Trong 8 tháng đầu năm, Đức, Mỹ và Ý tiếp tục là thị trường tiêu
thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,2%; 9,1% và 8%. Trị giá
xuất khẩu cà phê tang tại các thị trường: Ba Lan (46,2%); Nhật Bản (16,4%) và Hàn Quốc
6


(tăng 7,7%). Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê giảm mạnh nhất tại Anh (30,1%) và Tây Ban
Nha (11,6%)
Kết thúc tháng 3/2020, tại Việt Nam, người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán với giá
31.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với thời điểm giá thấp ở đầu tháng 2/2020; mức cộng
giá cà phê robusta của Việt Nam so với giá tham chiếu trên sàn London ở mức 150
USD/tấn, gấp 3 lần so với đầu năm 2020; của Indonesia cũng đạt 200 – 250 USD/tấn.
Trong tháng 9/2020, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị
trường thế giới. So với tháng 8, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.5001.600đ/kg. Giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lawsk và thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê Robusta giá FOB tại cảng TPHCM giảm 3,2%, xuống 33.800đ/kg. Trung tuần
tháng 9/2020 đã có lúc giá cà phê đạt chuẩn Robusta nội địa vượt mức 34.500đ/kg.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều vùng cà phê trên thế giới đang tạm thời sụt
giảm về sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với cà phê Việt Nam đang có tín hiệu vui, đó
là giá trị sản phẩm cà phê chế biến tăng do thế giới thiếu đi nguồn cung.
Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê nước ta ước đạt 271.000 tấn, tương ứng
với 474 triệu USD, giảm 18% về lượng; và hơn 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đây là cà phê xuất thơ, cịn giá trị cà phê qua chế biến đang có nhiều dấu hiệu
tích cực, mang đến những cơ hội cho người trồng cà phê Việt Nam. 
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn – NNPTNT), trong 8 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,07 triệu tấn, trị giá
1,99 tỷ USD. Dù sản lượng càphê xuất khẩu giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị
giá kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Bài 2. (2,5) Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Dệt May Hà Thành (Hathanh
gartex co.,Ltd) có địa chỉ tại đường Giải Phóng, Quận Hồng Mai, Hà Nội, nhận

được một thư hỏi hàng của Soren Corp., Florida (Mỹ) để nhập khẩu 4000 bộ comple
sợi len. Công ty Hà Thành dự định bán với giá 85USD/FOB Hải Phòng (Incoterm
2020). Hãy:
1) Soạn thảo một thư chào hàng gửi cho người Mua?
HATHANH GARTEX CO., LTD
No 44. Giai Phong Street, Hoang Mai District, Ha Noi
19 Dec 2021
7


Re: Soren Corp., Florida
Dear sirs,
We would like to thank you for your letter of 16 Dec and we were pleased to learn that
you liked our woolen suits. Our company is a textile product manufacturer and supplier
that operates on both the domestic and international markets. We have worked with a
variety of companies around the world to export goods. Our goods are primarily for the
garment industry, with wool as the primary material. We are happy to offer you the goods
on the following terms and conditions, subject to our final acceptance upon receipt of
your order.
Commodity: Woolen suits
Quantity: 4000 sets
Specification: as per enclosed specifications
Price: 85 USD 1 per unit FOB Hai Phong including packing
Packing: 4000 sets in 100 cartons
Delivery: in one lot in mid January
Payment: in US Dollars by an irrevocable letter of credit to be opened through American
Commercial Bank, 15 days prior to the shipment to the account of the Bank for Foreign
Trade of Vietnam in our favour.
We look forward to your early order and assure you that any of yours orders will have our
best attention.

Yours faithfully,
Hai Yen Nguyen
Hathanh gartex co., Ltd
Manager
+8439270101

2) Giả sử Soren Corp., Florida chấp nhận thư chào hàng nêu trên, hãy soạn thảo
một hợp đồng hoàn chỉnh để hai bên cùng thực hiện?
CONTRACT
No: ContNK20
Date of contract: December 27th 2021
8


The contract is the agreement between the sellers and the buyer commits to buy the
commodity of Hathanh gartex co.,Ltd
PARTY A - BUYER: Soren Corp., Florida
Represented by Mr Peter Hola
Address: No 12. Wynwood Street, Florida, USA
Tel: + 1 2354847292
Fax: + 1 2354847292
PARTY B SELLER: Hathanh gartex co.,Ltd
Represented by Mrs Nguyen Hai Yen
Address: No 44. Giai Phong Street, Hoang Mai District, Ha Noi
Tel: + 84 326921403
Fax: + 84 326921403
We both agree that Party B is responsible for selling 4000 sets of woolen suits for Party A
under the following terms and condtions:
1. Commodity: woolen suits
2. Quantity: 4000 sets

3. Price: $85.00/sets
Total Amount: $340,000
(In word: three hundreds forty thousand dollars)
4. Shipping terms: FOB Hai Phong Incoterms 2020
Time of shipment: Before February 2nd 2022
Destination: Miami’s Port
5. Payments: UCP 600 irrevocable L/C at sight
Time for buyer to open L/C: 15 days after this contract is signed by both parties
6. Rental vehicle transportation
The seller undertakes that the conclusion of a charter party with reputable ship
owners in the market, for seagoing ships qualified for international seagoing, ship
age no more than 20. In the charter party clearly stating the prepaid freight, the
owner (carrier) is responsible for the goods from the time they are loaded train
railway.
7. Requirements
a. The seller is responsible for and costs incurred for the inspection of the goods
before delivery.
b. In the event of loss or damage after the arrival of the goods at the port of
shipment then the buyer has the right to complain to the seller about the volume of
9


the goods within 2 months from the date of arrival at the port of Miami and
complaints about the quality of the goods within 3 months from the date of arrival
at the port. Buyer needs to complain in writing and attach inspection report. The
inspection record is considered a written decision on complaint settlement.
c. Whenever the buyer can prove that all of the above claims are the responsibility
of the seller, the seller must deal with it immediately, without delay.
8. Other case
a. The two parties are not responsible if the contract is not performed properly

obligations in the event of force majeure. As soon as Force Majeure occurs, events
beyond the control of the parties, unforeseen and unseen events including but not
limited to: war, civil war, riot, strike , natural disasters, fires, explosions, damaged
factories, government and military intervention. The affected party will send a
notice by Fax (or email) to the other party within 03 days from the date of the
incident. Force majeure will be issued by the competent authority and sent to the
other party within 07 days. Past the above time, force majeure will not be
considered.
b. In case of force majeure, the parties may agree to extend the time limit for
performance of contractual obligations; If the parties do not reach an agreement or
fail to reach agreement, time the period for performance of a contractual obligation
is added to a period equal to the time of occurrence. In case of force majeure plus a
reasonable time to remedy the consequences, but if it lasts beyond the specified
time limit. under the law applicable to the contract, the affected party shall be
exempt from performing its contractual obligations.
9. Disputes
a. During the performance of this contract, if there is a dispute, the two parties
cannot is resolved by negotiation and if the defendant is the buyer, this dispute will
be resolved by the Vietnam Foreign Trade Arbitration Council under the Vietnam
Chamber of Commerce and Industry for commercial settlement and vice versa.
b. Decision of the Vietnam Foreign Trade Arbitration Council in the case the
defendant as the buyer shall be deemed final to both parties.
c. The arbitrator's award shall be in writing, final and binding on both parties. The
costs of arbitration and/or other costs shall be borne by the losing party.
d. English is the language used in arbitration
10


This contract also establishses the following responsibility of Party A and Party B:
RESPONSIBILITIES OF PARTY A – SOREN CORP., FLORIDA

Open irrevocable L/C on time (15 days after this contract is signed by both)
1.
2.
3.
4.

Pay on time
Pay for shipping cost from Kobe port to Haiphong port (pay for freight cost)
Receive the cargo
Do clearance procedures in Haiphong port

RESPONSIBILITIES OF PARTY B – HATHANH GARTEX CO., LTD
1.
2.
3.
4.

Delivery the products on time
Loading up the cargo on board vessel in the port of departure (Hai Phong port)
Rent the carrier and inform their formation to party A
After Party A finish the payment through L/C, Party B have to delivery documents
including
- Clean Bill
- Invoice
- Certificate of origin
- Certificate of quantity
- Certificate of quality
- Packing list
- Others


Bài 3. (2,5) Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho
công ty Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT FCA Long Biên (Incoterms
2020). Cảng bốc là cảng Hải Phòng.
1) Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?
Theo đề bài, bên bán là Công ty Vinafood (Việt Nam) xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công
ty Cholimex (Hồng Kong) với giá 550/MT CIF cảng Hong Kong (Incoterms 2020), rủi ro
được chuyển từ người bán (Vinafood) sang người mua (Cholimex) khi hàng hóa được
giao qua boong tàu vận tải tại cảng Sài Gòn.
11


2) Ai là người nên mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng vận tải chính?
Trong CIF Incoterms 2020, người bán (Vinafood) sẽ phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho
quyền lợi của người mua (Cholimex) nếu trong quá trình di chuyển tới cảng gặp phải vấn
đề về mất mát hay hư hỏng. Về điều kiện bảo hiểm, nếu như trong hợp đồng khơng có
thỏa thuận nào khác thì bên bán (Vinafood) có thể mua bảo hiểm mức tối thiểu là điều
kiện loại C. Nếu bên bán mua bảo hiểm điều kiện loại A thì được xem là hồn thành tốt
trách nhiệm của mình.
3) Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood
(Việt Nam) sang Cholimex (Hồng Kơng)? Giải thích?
Trong điều kiện của Incoterms 2020 không quy định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa nên xét theo Luật thương mại (2005) và quy định chuyển giao trách nhiệm, rủi
ro của FCA thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo sẽ được chuyển từ Vinafood (Việt Nam)
sang Cholimex (Hong Kong) khi hàng hóa được Vinafood giao cho bên vận tải/đã được
bốc xếp lên phương tiện vận tải của Cholimex.
4) Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB? Nêu rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF?
a, Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB:
Thứ nhất, ngành hàng hải trong nước chưa thực sự đủ mạnh
Ngun nhân chính của tình hình này là do đội tàu cũ nát, lạc hậu cơ sở vật chất thiếu,

tuổi tàu cao nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí sửa chữa. Bên cạnh đó, các đội tàu
của Việt nam chủ yếu vận tải theo từng chuyến, tình trạng để tàu chạy khơng con nhiều,
làm tăng chi phí vận tải, kéo giá thành vận tải tăng theo. Mặt khác, các doanh nghiệp làm
dịch vụ hàng hải và đại lý vận chuyển chưa mở rộng được ra thị trường nước ngoài. Mạng
lưới vận tải của Việt Nam ở nước ngồi cịn q ít, hệ thống đại lý thưa thớt. Chính vì lẽ
đó, trong suốt một thời gian dài, ngành hàng hải Việt Nam chưa đáp ứng như cầu chuyên
chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ hai, Ngành bảo hiểm chưa thực sự có uy tín
Trong thời gian dài trước đây Việt Nam chỉ có một cơng ty bảo hiểm được độc quyền
trong lĩnh vực bảo hiểm nên việc giải quyết kiếu nại và bồi thường tổn thất cho khách
hàng còn chậm chễ và cịn khó khăn, uy tính đối với khách hàng nước ngoài, ngày cả đối
với khách hàng trong nước rất thấp.

12


Đội ngũ cán bộ bảo hiểm được đào tạo chưa nhiều, do đó khi giải quyết khiếu nại của
khách hàng thường rất lúng túng, kéo dài thời gian bồi thường. Mặt khác, vốn của các
cơng ty bảo hiểm cịn ít, vì vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các
cơng ty bảo hiểm nước ngồi.
Thứ ba, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cách ngành
Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ hàng, chủ tàu, và các nhà bảo hiểm Việt Nam, nên
nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất khẩu nhưng lại thiếu tàu chở. Có những chuyện
ngược đời sảy ra hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB. Nhập khẩu theo điều kiện CIF.
Nhưng khách hàng nước ngoài lại thuê tàu của việt nam lại chuyên chở, bảo hiểm tại công
ty bảo hiểm Việt Nam.
Như vậy là khách hàng nước ngoài đã “làm hộ” các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam mua
bảo hiểm và thuê tàu của Việt Nam hoặc xảy ra những trường hợp hàng xuất khẩu theo
điều kiện FOB, nhưng người mua nhờ người bán lưu khoang tàu tại những hãng tàu do họ
chỉ định. Trong những trường hợp này chúng ta lại “làm hộ” khách hàng để giúp cho hãng

tàu của họ. Trong khi đó ở nước ngồi sự liên kết giữ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
vận tải và bảo hiểm rất gắn bó vì lợi ích bản thân và quốc gia của họ .Thậm chí có những
khách hàng nước ngoài chấp nhận mua CIF (hoặc CFR) bán FOB nhưng với điều kiện
chúng ta phải thuê tàu tại những hãng tàu của họ, muốn tạo sự liên kết này cần sự hỗ trợ
của nhà nước, sự hỗ trợ này đóng vai trị rất quan trọng và mang tính quyết định.
Thứ tư, một số cơng ty nước ngồi gây sức ép hoặc dùng những thủ thuật trong
đàm phán để dành quyền kinh doanh hàng hóa, bảo hiểm
Các thương nhân nước ngoài ngay từ đầu thường chào bán hàng với giá CIF và hỏi mua
hàng với FOB đôi khi họ có những thủ thuật trong đàm phán: chào bán (hoặc để nghị
mua) giá FOB cao hơn giá CIF trừ đi phí bảo hiểm và cước phí vận tải (tức giá FOB , đến
giá CIF) rồi sau khi thương lượng họ chấp nhận bán với giá CIF (hoặc mua với giá FOB)
với thủ thuật này các doanh nghiệp thường chấp nhận bán FOB và nhập CIF.
Thứ năm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo
hiểm
Do xuất FOB và bán CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo
hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo
hiểm như giá cước tăng, phí bảo hiểm tăng, khơng th được tàu, tàu khơng phù hợp … vì
sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng (lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng
nước ngồi). Ngồi ra, cịn một số ngun nhân khác như việc Nhà nước chưa có chính
13


sách khuyến khích, hoặc những quy định bắt buộc các công ty xuất nhập khẩu, thuê tàu và
mua bảo hiểm trong nước; Thiếu kiến thức kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm; Các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn về vốn,…
b, Lợi ích của mua FOB bán CIF:
Thực tế cho thấy nếu doanh nghiệp nhập FOB xuất CIF, hay nói ngắn gọn là doanh
nghiệp giành được quyền vận tải và bảo hiểm trong việc thuê phương tiện vận tải sẽ đem
lại rất nhiều lợi ích khơng chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả quốc gia:
Đối với doanh nghiệp:

Khi nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp được chủ động về quyền vận tải, họ có
thể lựa chọn và nắm bắt rõ ràng về lịch tàu, chuyến tàu để sắp xếp đàm phán sao cho hàng
hóa được giao vào thời điểm tốt cho mình để bn bán, nhất là các loại hàng hóa thời vụ
như đồ cho giáng sinh, quần áo theo mùa,…
Doanh nghiệp chủ động quyền quyết định thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm cho hàng
hóa, họ sẽ dễ dàng trong việc thương lượng giá cả vận tải, phí bảo hiểm, thời gian vận
chuyển hàng để đạt được giá ưu đãi hơn, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Ngồi ra, đại lý hãng vận tải của nhà nhập khẩu tại cảng xuất khẩu, sẽ liên lạc với nhà
xuất khẩu nhằm hối thúc nhà xuất khẩu hồn thành lơ hàng theo đúng tên hàng, số lượng,
khối lượng,.. cho kịp lịch trình, và giúp nhà nhập khẩu xác định chính xác thơng tin nhà
xuất khẩu tránh tình trạng nhà xuất khẩu là cơng ty ma, hay tình trạng delay hàng. Khi
nhà xuất khẩu và nhập khẩu mới làm việc với nhau chưa đủ tin tưởng thì đây là một giải
pháp tốt cho nhà nhập khẩu.
Tương tự nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp khi nắm bắt được lịch trình tàu
sẽ đàm phán về thời hạn giao hàng sao cho có lợi cho mình nhất. Ví dụ bên xuất khẩu tính
tốn được rằng mình có thể sản xuất được lơ hàng này trong vịng 1 tháng tới, tuy nhiên
thời hạn giao hàng muộn nhất thì là sau 3 tháng nữa, và mặt hàng này thì đang có nhu cầu
cao trong nước, doanh nghiệp có thể giữ lại và bán trong nước ngay tại thời điểm nhu cầu
tăng cao, và sẽ sản xuất rồi xuất khẩu lô khác theo thời hạn giao hàng. Hoặc doanh nghiệp
thấy rằng đây đang là mùa cao điểm nên giá cước kèm theo nhiều phụ phí khá cao, mà
thời hạn giao hàng thì chưa tới, doanh nghiệp có thể chờ khi hết cao điểm mới giao hàng
để tiết kiệm chi phí vận tải.
Bên cạnh đó, giao phó việc thuê tàu cho đối tác không đáng tin cậy là một mối nguy hiểm
rất lớn. Đối tác nhằm tiết kiệm chi phí có thể sẽ thuê 1 hãng vận tải chất lượng thấp, giá
14


rẻ, lộ trình vận chuyển dài gây ảnh hưởng đến hàng hóa ( đặc biệt hàng nơng sản, hàng
hoa quả, thủy sản,..). Khi xuất FOB có thể nảy sinh trường hợp, khi nhà xuất khẩu đã
chuẩn bị xong hàng hóa đưa ra cảng nhưng tàu do bên nhập gặp sự cố delay, dẫn đến phải

lưu kho các mặt hàng này gây giảm chất lượng, mau hỏng và dễ gây tranh chấp với nhà
nhập khẩu.
Cũng có trường hợp hãng vận tải kết hợp với nhà xuất khẩu lừa gạt nhà nhập khẩu. Với
những đối tác lần đầu làm ăn mà giao phó cho đối tác thuê phương tiện vận chuyển, sẽ có
thể xảy ra trường hợp nhà vận chuyển kết hợp với bên xuất khẩu ( đối tác) lừa gạt nhà
nhập khẩu, một vài chiêu thức như ký lùi vận đơn hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên
tàu mà phát hành vận đơn On board để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả
tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao
hàng), hay thay đổi hàng hóa thành hàng kém chất lượng, thậm chí là chuyển từ thép phế
liệu biến thành đá dăm, hay đồng phế liệu nhưng thực tế là đất, đá,…
Đối với quốc gia:
Khi nhập FOB xuất CIF các nhà nhập khẩu đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ. Ngoài
ra việc sử dụng dịch vụ vận tải trong nước thúc đẩy ngành vận tải, giao nhận trong nước
phát triển, nâng cao vị thế của vận tải nước nhà trên thị trường quốc tế, tạo thêm công ăn
việc làm cho người dân trong ngành logistics.
Tuy nhiên, có một số trường hợp mà ta khơng nên cố gắng giành quyền vận tải, đó là:
- Dự đốn giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm kí
kết hợp đồng mua bán ngoại thương
- Dự đốn thấy khó khăn trong việc th tàu để thực hiện hợp đồng
- Tính tốn thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước
ngồi đề nghị khơng lớn và mức chênh lệch này khơng đủ để bù đắp cước phí vận tải và/
hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do
người nước ngoài chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ)
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phí đối phương lại muốn giành
quyền vận tải
- Khi tập quán hoặc luật lệ quy định
5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Incoterms có 5 vai trò quan trọng sau:

15



- Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế
được phổ biến khắp thế giới.
- Là phương tiện quan trọng đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại
thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương và là cơ sở để xác định giá cả mua
bán hàng hóa.
- Là một ngơn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương
- Là căn cứ pháp lí quan trọng thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp giữa người bán
và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương
- Incoterms áp dụng cho những hàng hóa hữu hình cịn những hàng hóa vơ hình thì khơng
áp dụng. Ví dụ như cơng nghệ, phần mềm, bảo hiểm,…
Bài 3. (2,0) Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 500 MT thép của công ty Y ở
châu Âu, theo điều kiện CFR Tân Cảng TP. HCM. Hợp đồng qui định hàng được
giao tại bất kỳ cảng nào của Châu Âu và theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển nào
tùy thuộc vào sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Một tháng sau khi ký hợp
đồng, công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu “hàng phải được chở theo
tuyến thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận. Công ty Y gửi yêu cầu này
đến người trung gian vận chuyển của mình và yêu cầu: “tàu chở hàng theo tuyến
thông thường, đi trực tiếp (không chuyển tải) đến cảng Saigon”. Không may là con
tàu chở hàng xuất phát từ Anwerp khi đến Rotterdam để dỡ 12.000 MT đường
xuống thì bị các chủ nợ của tàu tịch thu tàu và bán đấu giá sau khi toàn bộ hàng
được dỡ xuống và lưu kho theo lệnh của tòa án Dunkerque. Do khơng nhận được số
thép nói trên nên X đã quyết định hủy hợp đồng và yêu cầu Y phải bồi thường mọi
thiệt hại. Y cho rằng họ khơng có trách nhiệm và qui lỗi cho hãng tàu. Cho biết:
1) Việc khiếu nại của bên Mua (Công ty X) đúng hay sai? Sai
Ở trường hợp này, việc khiếu nại bên mua là sai. Theo điều kiện CFR, việc chuyển giao
rủi ro hàng hóa được coi là hồn thành khi người bán đă hàng lên trên tàu vận tải được chỉ
định hoặc mua hàng điều kiện tương tự. Do đó trong tình huống này, rủi ro về mất mát
hay hư hỏng được chuyển từ người bán (công ty X ) sang người mua (cơng ty Y) khi hàng

hóa được đưa lên tàu vận tải tại cảng.
2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? Giải thích?
Người mua (cơng ty X) là người chịu tổn thất trong trường hợp trên vì:
16


Theo đề bài, khi soạn thảo hợp đồng, phía người mua (công ty X) ở Việt Nam không đề
cập đến điều khoản quy định về tình trạng pháp lý của con tàu tham gia chun chở lơ
hàng. Vì bỏ sót quy định này dẫn tới tình trạng khi có tổn thất về hàng hóa trong q trình
vận chuyển, và xét theo điều khoản Incoterms thì phía người mua sẽ phải chịu tổn thất.
2 bên đã chấp nhận điều kiện CFR làm cơ sở pháp lý giải quyết khiếu nại. Theo điều kiện
CFR, người bán đã thuê tàu chở lô hàng này về Việt Nam. Sau khi tàu rời cảng xếp hàng
thì người bán đã hồn thành hết mọi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với lơ hàng
trên nên trường hợp xảy ra rủi ro sẽ thuộc trách nhiệm của người mua. Khi xảy ra sự việc
trên, bên bán hồn tồn khơng thể biết trước được nên khơng có trách nhiệm. Vì bỏ sót
quy định này nên khi có tổn thất về hàng hóa trong q trình vận chuyển, và xét theo điều
khoản CFR về trách nhiệm của các bên theo Incoterms thì phía người mua sẽ phải chịu
tổn thất.

17



×