Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT PHẦN XA DẠ DÀY, NẠO VÉT HẠCH D2 TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 67 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT
CẮT PHẦN XA DẠ DÀY, NẠO VÉT HẠCH D2
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
GIAI ĐOẠN 2020-2022

Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Thanh Hưng


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT
CẮT PHẦN XA DẠ DÀY, NẠO VÉT HẠCH D2
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
GIAI ĐOẠN 2020-2022

Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Thanh Hưng


Cộng sự:

- Nguyễn Cao Việt
- Hoàng Văn Lộc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Sơ lược giải phẫu dạ dày ........................................................................ 3
1.2. Giải phẫu bệnh học ung thư dạ dày ........................................................ 6
1.3. Chẩn đoán ung thư dạ dày .................................................................... 10
1.4. Điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày ....................................................... 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 18
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................... 18
2.5. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 18
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thơng tin ........................................ 26
2.7. Xử lý và phân tích số liệu..................................................................... 27
2.8. Sai số và cách khắc phục ...................................................................... 27
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 27
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 28
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân .................................................................. 28
3.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng ............................................................. 30
3.3. Kết quả phẫu thuật................................................................................ 33
3.4. Kết quả sau phẫu thuật ......................................................................... 34
3.5. Theo dõi sau phẫu thuật ....................................................................... 35
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 36

4.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 36
4.2. Các đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 37
4.3. Các đặc điểm cận lâm sàng .................................................................. 38


4.4. Đặc điểm mô bệnh học ......................................................................... 39
4.5. Kết quả phẫu thuật................................................................................ 40
4.6. Tai biến trong phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật ......................... 44
4.7. Theo dõi sau phẫu thuật ....................................................................... 45
KẾT LUẬN ................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
AGC
AJCC
CT
ĐM
EGC
EGJ
EMR
ESD
ESMO
JGCA
JRSGC
M
MRI

N
NCCN
T
TM
UICC
UTBMT
UTDD
VAS
WHO

Chữ viết đầy đủ
Advanced Gastric Cancer (Ung thư dạ dày tiến triển)
American Joint Committee on Cancer (Hiệp hội ung thư
Mỹ)
Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính)
Động mạch
Early Gastric Cancer (Ung thư dạ dày giai đoạn sớm)
Esophagogastric junction (Chỗ nối dạ dày thực quản)
Endoscopic Mucosal Resection (Cắt niêm mạc qua nội
soi)
Endoscopic Submucosal Dissection (Cắt dưới niêm mạc
nội soi)
European Society for Medical Oncology
(Hiệp hội Nội khoa Ung thư Châu Âu)
Japanese Gastric Cancer Association
(Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản)
Japanese Research Society for Gastric Cancer
(Hiệp hội nghiên cứu Nhật Bản về ung thư dạ dày)
Metastasis (Di căn)
Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ)

Node (Hạch)
National Comprehensive Cancer Network
(Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ)
Tumour (Khối u)
Tĩnh mạch
Union for International Cancer Control
(Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế)
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư dạ dày
Visual Analog Scale
(Thang điểm đánh giá trực quan)
World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Định nghĩa giải phẫu các nhóm hạch theo JGCA lần thứ ................ 5
Bảng 1.2. Phân loại mô bệnh học u dạ dày của WHO 2000 ............................ 9
Bảng 1.3. Mức độ vét hạch theo từng loại phẫu thuật .................................... 16
Bảng 2.1. Phân loại các biến chứng sau mổ theo thang điểm Clavien-Dindo.. 21
Bảng 2.2. Bảng đánh giá chất lượng cuộc sống theo Spitzer ......................... 24
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi .......................................................... 28
Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử viêm loét dạ dày của bệnh nhân ......................... 29
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng....................................................................... 29
Bảng 3.4. Triệu chứng thực thể ...................................................................... 29
Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm CEA và CA19-9 ............................................. 30
Bảng 3.6. Phân loại đại thể thương tổn theo Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản ... 30
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thương trên xét nghiệm chẩn đốn hình ảnh............ 31
Bảng 3.8. Kích thước khối u dạ dày ............................................................... 31
Bảng 3.9. Tỉ lệ giai đoạn bệnh pTNM ............................................................ 32
Bảng 3.10. Thời gian phẫu thuật .................................................................... 33

Bảng 3.11. Số lượng hạch lympho vét được .................................................. 33
Bảng 3.12. Số lượng hạch lympho di căn ....................................................... 33
Bảng 3.13. Kết quả sớm sau mổ ..................................................................... 34
Bảng 3.14. Mức độ đau sau mổ theo VAS ..................................................... 34
Bảng 3.15. Các biến chứng sớm sau mổ......................................................... 34
Bảng 3.16. Kết quả tái khám .......................................................................... 35


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Dạ dày tại chỗ ................................................................................... 3
Hình 1.2. Sơ đồ các nhóm hạch theo JGCA ..................................................... 6
Hình 1.3. (A) Phân loại đại thể UTDD tiến triển theo JGCA (B) Phân loại các
dưới type của type 0 theo JGCA ....................................................................... 8
Hình 1.4. Sơ đồ điều trị ung thư biểu mơ tuyến dạ dày theo JGCA 2018 ...... 13
Hình 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ đau................................................... 20


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc bệnh xếp hàng thứ 6 trong các bệnh
lý ác tính với hơn 1 triệu ca mắc mới vào năm 2020. Đồng thời, số trường hợp tử
vong do bệnh lí này gây ra được ước tính là 769000 ca và được xếp hàng thứ 4 trong
các bệnh lí ung thư1,2. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2020, ung thư dạ dày
xếp hàng thứ 4 trong các loại ung thư thường gặp với khoảng 17900 trường hợp mắc
mới và 14600 trường hợp tử vong3. Mặc cho sự phát triển nhanh chóng của xạ trị,
hóa trị và miễn dịch trị liệu, phẫu thuật vẫn là phương pháp duy nhất có khả năng
chữa lành ung thư dạ dày. Việc cắt bỏ dạ dày kèm u và nạo vét hạch, kết hợp với hóa
trị tân bổ trợ cùng xạ trị, hóa trị bổ trợ sau mổ đã mang lại sự cải thiện đáng kể thời
gian sống cho bệnh nhân4.
Vị trí hay gặp nhất của ung thư dạ dày là phần hang môn vị. Tỷ lệ này ở Mỹ là

45% và ở Việt Nam theo nhiều nghiên cứu có tới hơn 80%5. Theo hướng dẫn điều trị
ung thư dạ dày của Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản năm 2018, Phẫu thuật cắt dạ
dày quy chuẩn là phẫu thuật chính được thực hiện với mục đích điều trị triệt căn, bao
gồm việc cắt bỏ ít nhất 2/3 dạ dày cùng với nạo vét hạch D26. Hiện nay, khái niệm
cắt phần xa dạ dày là thuật ngữ thường được sử dụng7. Ngồi ra, tuỳ theo giai đoạn
khối u, có thể phẫu thuật cắt dạ dày không theo quy chuẩn, bao gồm sự theo đổi về
mức độ cắt dạ dày và/hoặc mức độ nạo vét hạch8. Trên thực tế, việc mở rộng mức độ
nạo vét hạch so với D2, được báo cáo là có tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ tử vong cao hơn
(đặc biệt là phải cắt lách) và khơng có sự cải thiện tỉ lệ sống sót trong các nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng lớn8.
Tại Việt Nam, đã có nhiều báo cáo liên quan đến điều trị ung thư dạ dày bằng
phương pháp phẫu thuật cắt phần dạ dày cùng nạo vét hạch với kết luận đây là phương
pháp khả thi, có tính hiệu quả cao9,10.
Trong những năm gần đây, tại bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, chúng tôi đã
triển khai điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân ung thư dạ dày, tuy nhiên vẫn chưa
có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị này. Vì vậy,


2
chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt phần
xa dạ dày, nạo vét hạch D2 trong điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện Đa khoa
thành phố Vinh giai đoạn 2020 - 2022” với 2 mục tiêu:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân ung thư biểu
mô phần xa dạ dày.
2. Bước đầu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt phần xa dạ dày và nạo vét
hạch D2 trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU DẠ DÀY
1.1.1. Hình thể ngồi
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng,
nằm sát dưới vịm hồnh trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái. Dạ dày gồm 2
thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ và 2 đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở dưới.
Kể từ trên xuống, dạ dày được chia thành các vùng: tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn
vị (hang môn vị, ống môn vị) và môn vị.11
1.1.2. Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp kể từ ngoài vào trong: lớp thanh mạc, lớp dưới
thanh mạc, lớp cơ (từ ngồi vào trong gồm có 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp
dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.11

Hình 1.1. Dạ dày tại chỗ12


4
1.1.3. Mạch máu của dạ dày
Bắt nguồn từ động mạch (ĐM) thân tạng gồm có các nhánh sau:
- Vịng mạch bờ cong vị bé:
+ Bó mạch vị phải: bao gồm ĐM vị phải xuất phát từ ĐM gan riêng và tĩnh
mạch (TM) vị phải kèm theo ĐM, đổ vào TM cửa.
+ Bó mạch vị trái: bao gồm ĐM vị trái xuất phát từ ĐM thân tạng và TM vị trái
đi kèm ĐM, đổ vào TM cửa.
- Vòng mạch bờ cong vị lớn:
+ Bó mạch vị mạc nối phải: bao gồm ĐM vị mạc nối phải phát sinh từ ĐM vị
tá tràng và TM vị mạc nối phải đổ vào TM mạc treo tràng trên.
+ Bó mạch vị mạc nối trái: bao gồm ĐM vị mạc nối trái phát sinh từ ĐM lách
trong rốn lách hay từ một nhánh của ĐM vị ngắn và TM vị mạc nối trái đổ vào TM
lách trong rốn lách.

- Những động mạch vị ngắn:
Phát sinh từ ĐM lách hay một nhánh của nó, gồm 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách
phân phối cho phần trên bờ cong vị lớn.
- Động mạch vùng đáy vị và tâm vị:
Bao gồm các nhánh thực quản phát sinh từ ĐM vị trái, ĐM đáy vị sau sinh ra từ
ĐM lách và các ĐM hoành dưới trái.11
1.1.4. Hệ thống hạch bạch huyết của dạ dày
Theo Nguyễn Quang Quyền hệ thống bạch huyết dạ dày gồm có: chuỗi hạch
bạch huyết dạ dày, chuỗi hạch bạch huyết vị mạc nối, chuỗi hạch bạch huyết tụy
lách. Mạng bạch mạch dạ dày lưu thông tự do với mạng bạch mạch thực quản,
nhưng ít lưu thông với mạng tá tràng, nên ung thư môn vị không lan tới tá tràng
mà chỉ lên bờ cong nhỏ.11
Hiệp hội ung thư dạ dày Nhật Bản (JGCA 1998 - Japanese Gastric Cancer
Association) đã phân loại hạch vùng dẫn lưu bạch huyết của dạ dày thành 23 nhóm
chính, nhóm hạch số 4, 8, 11, 12, 14, và 16 được chia thành các dưới nhóm nhỏ hơn,
do đó tổng cộng có 33 nhóm hạch vùng. Các nhóm hạch vùng được chia thành 3
chặng (N1-N3) tương ứng với vị trí của khối u nguyên phát.13 Các nhóm hạch từ 1-


5
12 và nhóm 14v được định nghĩa như là các nhóm hạch vùng; những nhóm cịn lại
được xem là nhóm hạch xa và di căn đến những nhóm này được xếp là M1. Nhóm
19, 20, 110, 111 được xem là hạch vùng trong trường hợp u xâm lấn thực quản.14
Bảng 1.1. Định nghĩa giải phẫu các nhóm hạch theo JGCA lần thứ.13
Nhóm

Định nghĩa

1


Hạch bên phải tâm vị: dọc theo nhánh đi lên đầu tiên của ĐM vị trái

2

Hạch bên trái tâm vị

3a

Hạch bờ cong nhỏ : dọc theo các nhánh của ĐM vị trái

3b

Hạch bờ cong nhỏ : dọc theo nhánh thứ 2 và phần xa của ĐM vị phải

4sa

Hạch bờ cong lớn trái: dọc theo ĐM vị ngắn

4sb

Hạch bờ cong lớn trái: dọc theo ĐM vị mạc nối trái

4d

Hạch bờ cong lớn phải: dọc theo nhánh thứ 2 và phần xa của ĐM vị mạc
nối phải

5

Hạch trên môn vị: dọc theo nhánh thứ 1 và phần gần của ĐM vị phải


6

Hạch dưới môn vị: dọc theo nhánh thứ 1 và phần gần của ĐM vị mạc nối phải,
xuống đến hợp lưu của TM vị mạc nối phải và TM tá tụy trước trên

7

Hạch dọc thân ĐM vị trái

8a

Hạch dọc theo ĐM gan chung (nhóm trước trên)

8p

Hạch dọc theo ĐM gan chung (nhóm sau)

9

Hạch quanh ĐM thân tạng

10

Hạch ở rốn lách

11p

Hạch dọc theo đầu gần ĐM lách


11d

Hạch dọc theo đầu xa ĐM lách

12a

Hạch dây chằng gan tá tràng: dọc theo ĐM gan riêng, nằm ở nửa xa, từ bờ
trên tụy đến hợp lưu ống gan trái và phải

12b

Hạch dây chằng gan tá tràng: dọc theo ống mật chủ

12p

Hạch dây chằng gan tá tràng: dọc theo TM cửa

13

Hạch ở mặt sau đầu tụy

14v

Hạch dọc theo TM mạc treo tràng trên

15

Hạch dọc theo bó mạch đại tràng giữa

16


Hạch quanh ĐM chủ bụng


6

Hình 1.2. Sơ đồ các nhóm hạch theo JGCA.13
Hệ thống dẫn bạch huyết của dạ dày phụ thuộc vào từng phần khác nhau của dạ
dày, cuối cùng hạch bạch huyết quanh dạ dày sẽ đổ về hạch cạnh chủ (nhóm 16) theo
những đường khác nhau.15
1.2. GIẢI PHẪU BỆNH HỌC UNG THƯ DẠ DÀY
1.2.1. Vị trí ung thư
Ung thư dạ dày (UTDD) có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của dạ dày và có thể
được chia thành hai nhóm, UTDD vùng tâm vị (phần gần) và vùng không phải tâm
vị (phần xa) với sự khác nhau về các yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh cũng như
yếu tố dịch tễ.16
Trong bản sửa đổi lần thứ 8 của hệ thống phân loại Hiệp hội ung thư Mỹ (AJCC
- American Joint Committee on Cancer), khối u liên quan đến chỗ nối dạ dày thực
quản (EGJ - Esophagogastric junction) với tâm khối u ≤ 2 cm về phía đầu gần dạ dày
(cách EGJ ≤ 2 cm) được xếp là ung thư thực quản. Trái lại, nếu tâm của khối u > 2
cm về phía đầu gần dạ dày (cách EGJ > 2 cm) được xếp như UTDD. Tất cả khối u ở
dạ dày mà không đi qua EGJ đều được phân loại là u dạ dày. Do đó, việc xác định
chính xác vị trí của EGJ và sự liên quan của khối u với nó là điều thiết yếu để đánh
giá những khối u ở vùng này.17


7
1.2.2. Hình ảnh đại thể
Ở Nhật Bản, hình thái đại thể khối u được phân thành thể nông và thể tiến triển
với 6 type. Trong đó type 0 để chỉ những khối u giai đoạn sớm (EGC - Early Gastric

Cancer). Thuật ngữ type 0 được sử dụng để phân biệt với phân loại Borrmann (gồm
4 type: I, II, III, IV). JGCA cũng đã thêm type 5 để mô tả những khối u tiến triển mà
không thể phân loại. Tại hội thảo Quốc tế tổ chức ở Paris năm 2002, các chuyên gia
đã đưa ra phân loại Paris, dựa trên phân loại của Nhật bản, thống nhất về phân loại
ung thư bề mặt ống tiêu hóa. Và một hệ thống phân loại hoàn chỉnh đã được đưa ra18
- Type 0: U nằm ở bề mặt, dạng polyp, phẳng hoặc lõm (điển hình của T1).
- Type 1: Ung thư biểu mơ dạng polyp, thường có đáy rộng.
- Type 2: Ung thư biểu mô dạng loét với bờ rõ và nhô lên.
- Type 3: Ung thư biểu mô dạng loét, thâm nhiễm không có giới hạn rõ.
- Type 4: Ung thư biểu mơ không loét, thâm nhiễm lan tỏa.
- Type 5: Ung thư biểu mô tiến triển không thể phân vào các loại trên
1.2.2.1. UTDD giai đoạn sớm
UTDD giai đoạn sớm (EGC) được định nghĩa là tổn thương ung thư biểu mô
tuyến (UTBMT) còn khu trú ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc của dạ dày,
khơng tính đến tình trạng di căn hạch (T1 và N bất kỳ), bất kể kích thước khối u.
Thuật ngữ này được đưa ra bởi các tác giả Nhật Bản vào năm 1962. Tỷ lệ phát
hiện EGC khác nhau tùy thuộc từng quần thể và với những tiến bộ trong kỹ thuật
chẩn đốn thì tỉ lệ UTDD được chẩn đoán ở giai đoạn sớm ngày càng tăng.19
Về mặt mơ học, hầu hết EGC thuộc loại biệt hóa tốt. Tiên lượng của EGC tốt
hơn nhiều so với UTDD giai đoạn tiến triển, với tỉ lệ sống sau 5 năm lần lượt là 90%
và 60%. Sự phân loại qua nội soi ở type 0 giúp tiên lượng mức độ xâm lấn vào lớp
dưới niêm mạc và do đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị bằng nội soi ống tiêu
hóa hay là phẫu thuật.20


8

Hình 1.3. (A) Phân loại đại thể UTDD tiến triển theo JGCA
(B) Phân loại các dưới type của type 0 theo JGCA.18
1.2.2.2. UTDD giai đoạn tiến triển

Phân loại Bormann được đưa ra vào năm 1926 là một hệ thống phân loại hữu
ích, dùng để mơ tả hình ảnh đại thể ung thư biểu mô dạ dày tiến triển với 4 type: type
I dạng polyp, type II dạng nấm, type III dạng loét và type IV dạng thâm nhiễm.21
Phân loại của JGCA bao gồm 4 type với hình ảnh đại thể tương tự phân loại Bormann
nhưng sử dụng thuật ngữ khác: type 1 cho u dạng khối, type 2 cho u dạng loét, type
3 cho u dạng loét thâm nhiễm và type 4 cho dạng thâm nhiễm lan tỏa.18
Việc phân biệt giữa UTDD giai đoạn sớm và giai đoạn tiến triển trước phẫu
thuật cắt bỏ u có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp quyết định điều trị tân bổ trợ trước
mổ, từ đó tăng thời gian sống cịn của bệnh nhân. Hình ảnh đại thể mang lại nhiều
thơng tin quan trọng, tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác giai đoạn trước mổ
cần phải thực hiện siêu âm nội soi và chụp cắt lớp vi tính.22
1.2.3. Hình ảnh vi thể
90% UTDD là ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Trong hơn một nửa thế kỷ
vừa qua, việc phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô dạ dày đã được dựa trên hệ
thống phân loại của Lauren năm 1965. Phân loại này chia UTBMT dạ dày thành 2
type chính gồm type tuột và type lan tỏa, thêm vào đó là type không xác định (những
biến thể không thường gặp).22


9
Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health Organization) đã chỉnh
sửa hệ thống phân loại trước đó cho UTDD dựa trên các đặc điểm hình thái mô bệnh
học. Đây được xem là hệ thống phân loại giải phẫu bệnh học đầy đủ nhất, và nó khơng
chỉ phân loại cho UTBMT mà còn bao gồm cả những loại UTDD ít gặp khác.23 Trong
hệ thống phân loại của WHO, UTBMT dạ dày được chia thành 5 loại chính: nhú, ống,
nhầy, liên kết kém (bao gồm ung thư tế bào nhẫn) và những biến thể ít gặp.22 Trong
đó thể ống gặp nhiều nhất rồi đến thể nhú và thể nhầy. Ung thư tế bào nhẫn chiếm
khoảng 10% UTDD. Tiên lượng của ung thư tế bào nhẫn vẫn còn đang được tranh
cãi. Hầu hết tác giả cho rằng ung thư tế bào nhẫn có tiên lượng xấu hơn so với các
loại khác. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại cho kết quả trái ngược khi cho

rằng UTDD tế bào nhẫn không khác biệt về tiên lượng so với những loại khác.23 Tuy
được sử dụng rộng rãi, phân loại của WHO ít hữu ích trong điều trị. Khơng có nhiều
bằng chứng về việc một trong các phân loại này có thể cung cấp thêm thông tin tiên
lượng bệnh cùng với hệ thống phân loại TNM của AJCC.24
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, UTDD không chỉ được phân loại bởi mơ
bệnh học mà cịn bởi các dấu ấn phân tử hoặc các đặc điểm DNA, RNA.24
Bảng 1.2. Phân loại mô bệnh học u dạ dày của WHO 2000.25
U biểu mô

U không phải biểu mô

Tân sinh trong biểu mô (u tuyến)

- U cơ trơn lành tính

Ung thư biểu mơ

- U tế bào Schwann

- UTBM tuyến: type ruột, type lan tỏa

- U tế bào hạt

+ UTBM thể nhú

- U cuộn mạch (glomus tumor)

+ UTBM thể ống

- U cơ trơn ác tính


+ UTBM thể nhầy

- U mô đệm dạ dày ruột (GIST)

+ UTBM thể tế bào nhẫn

- Ung thư Kaposi

- UTBM tuyến vảy

- Loại khác

- UTBM tế bào vảy

- U lympho ác tính

- UTBM tế bào nhỏ
- Ung thư loại khác
Carcinoid (u nội tiết biệt hóa tốt)
Ung thư thứ phát
* Phân độ mô bệnh học theo AJCC.17


10
GX: Khơng đánh giá được.
- G1: Biệt hóa tốt.
- G2: Biệt hóa vừa.
- G3: Biệt hóa kém, khơng biệt hóa.
* Tổn thương tiền ung thư: viêm dạ dày và dị sản ruột (intestinal metaplasia), tân

sinh trong biểu mô (loạn sản - dysplasia), u tuyến (adenoma).21
1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
Theo Hội Nội khoa Ung thư Châu Âu 2016, nếu một bệnh nhân được nghi ngờ
UTDD thì chẩn đốn nên được xác định với sinh thiết qua nội soi dạ dày hoặc qua
phẫu thuật, sau đó được đọc bởi nhà giải phẫu bệnh học có kinh nghiệm, và mơ bệnh
học nên được phân loại theo WHO.16
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của UTDD nói chung thường khơng rõ ràng và khơng đặc
hiệu nên UTDD thường được chẩn đốn ở giai đoạn tiến triển. Sụt cân và đau bụng là
những triệu chứng thường gặp nhất lúc chẩn đoán ban đầu. Những triệu chứng này thường
bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính gây khó tiêu thường gặp như loét dạ dày, viêm dạ
dày.24 Theo nghiên thống kê ở Mỹ, các triệu chứng thường gặp bao gồm: sụt cân (62%),
đau bụng (52%), nơn (34%), chán ăn (32%), nuốt khó (26%), đại tiện phân đen (20%), ăn
nhanh no (18%)... Có khoảng 25% bệnh nhân UTDD có tiền sử viêm loét dạ dày.26
Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện những biểu hiện của giai đoạn tiến triển,
bao gồm tình trạng di căn hạch (hạch thượng đòn, hạch nách, hạch quanh rốn), cũng
như tình trạng di căn ổ bụng (như gan lớn, vàng da, báng bụng).24
1.3.2. Vai trò của nội soi ống tiêu hóa trên
Nội soi ống tiêu hóa trên kết hợp sinh thiết là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
UTDD.25 Nó cũng đã trở thành phương tiện quan trọng giúp xác định giai đoạn bệnh,
điều trị triệt căn cũng như điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân UTDD. Nội soi ống tiêu hóa
cho phép đánh giá đại thể khối u cũng như giúp lấy mẫu làm giải phẫu bệnh. Những tổn
thương nhỏ (đường kính ≤ 2 cm) có thể được cắt bỏ tại thời điểm nội soi chẩn đoán bằng
phương pháp cắt bỏ niêm mạc qua nội soi (EMR - Endoscopic Mucosal Resection) hoặc
cắt bỏ dưới niêm mạc qua nội soi (ESD - Endoscopic Submucosal Dissection).27


11
Theo nghiên cứu của Tatsuta, độ nhạy và độ đặc hiệu của nội soi kết hợp với
sinh thiết trong phát hiện UTDD lần lượt là 93,8%, 99,6% và độ chính xác chung là

97,4%. Hiện nay, sử dụng nội soi ống tiêu hóa trên có thể phát hiện UTDD sớm dễ
dàng hơn nhờ áp dụng kỹ thuật nội soi mới như soi nhuộm màu, nội soi huỳnh quang,
nội soi phóng đại, nội soi dải ánh sáng hẹp.25
1.3.3. Vai trò của chất chỉ điểm khối u
Hiện nay, chưa có một dấu ấn ung thư huyết thanh nào được xác định đủ độ nhạy
và đặc hiệu để chẩn đoán xác định UTDD.25 Kháng nguyên u phôi (CEAcarcinoembryonic antigen), CA 19-9 (Cancer antigen 19-9), và CA 72-4 (Cancer antigen
72-4) có thể tăng ở một số bệnh nhân UTDD. Tuy nhiên độ nhạy của các dấu ấn này rất
thấp nên ít có giá trị trong chẩn đốn UTDD sớm. Bên cạnh đó, độ đặc hiệu thấp không
cho phép sử dụng các dấu ấn này để chẩn đoán UTDD.25
Theo khuyến cáo của AJCC 2017, sự tăng nồng độ CEA, CA19-9 khơng có giá trị
tiên lượng độc lập. Quyết định điều trị không nên thay đổi dựa vào nồng độ CEA, CA199. Tuy nhiên, kiểm tra 2 chất chỉ điểm này có thể hữu ích trong q trình theo dõi.17
1.3.4. Vai trị của siêu âm, siêu âm nội soi
Siêu âm qua thành bụng có thể giúp phát hiện những tổn thương di căn gan,
phúc mạc, buồng trứng và phần nào chẩn đoán mức độ xâm lấn cơ quan lân cận ở
những bệnh nhân UTDD giai đoạn tiến triển, tuy nhiên khả năng phát hiện tùy thuộc
vào kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.28
Siêu âm nội soi (EUS - Endoscopic ultrasound) được khuyến cáo bởi Mạng lưới
Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) như là một phần trong quá trình đánh giá giai
đoạn UTDD nếu khơng có bằng chứng về sự di căn. EUS cung cấp sự đánh giá chính
xác nhất độ sâu của sự xâm lấn u, đánh giá hạch quanh dạ dày và đơi lúc có thể đánh
giá sự liên quan với các tạng xung quanh.24 Độ chính xác của EUS phụ thuộc vào
người làm và từ 57-88% cho giai đoạn T, 30-90% cho giai đoạn N. Việc chẩn đốn
mơ bệnh học hạch bằng sinh thiết kim nhỏ dưới hướng dẫn EUS được khuyến khích
nếu có thể thực hiện mà khơng đi qua vùng khối u hoặc các mạch máu lớn và nếu nó
sẽ ảnh hưởng đến quyết định điều trị.27 EUS ngày càng trở nên quan trọng trong đánh
giá UTDD, giúp hướng dẫn điều trị liên quan đến điều trị tân bổ trợ và cân nhắc lựa
chọn việc cắt bỏ u qua nội soi (EMR hoặc ESD).16


12

1.3.5. Vai trị của chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (CT - Computed Tomography): CT ngực, bụng và chậu
hông với thuốc cản quang là xét nghiệm bắt buộc khi tiếp cận bệnh nhân UTDD để
đánh giá sự di căn. CT cũng được sử dụng để đánh giá xâm lấn tại chỗ tuy nhiên ít
chính xác hơn EUS. Độ chính xác của CT cho đánh giá giai đoạn T vào khoảng 4382%, và khối u thường bị đánh giá dưới giai đoạn. Sự phát triển của kỹ thuật với CT
đa dãy đầu dị có thể giúp đánh giá tốt hơn sự xâm lấn tại chỗ. Tuy nhiên, nhìn chung
thì vai trị của nó vẫn hạn chế trong việc phân giai đoạn cT (clinical-T), đặc biệt là
cho khối u cT1, cT2 và cT3, sự hạn chế xảy ra đối với cả việc đánh giá sự xâm lấn
đến các cơ quan lân cận (T4), trừ khi có sự xâm lấn rõ. Vai trị chính của CT vẫn là
đánh giá sự di căn.24
Chụp cắt lớp phát xạ phát xạ positron (PET - Positron Emission Tomography):
Kết hợp PET/CT giúp đánh giá giai đoạn trước mổ chính xác hơn (68%) so với chỉ
mỗi PET (47%) hay CT (53%). PET/CT tốt hơn CT trong việc phát hiện tổn thương
di căn. Tuy nhiên, nhìn chung thì PET/CT khơng hữu ích cho việc phân giai đoạn T.24
1.3.6. Vai trị của nội soi ổ bụng chẩn đốn
NCCN khuyến cáo đối với những bệnh nhân được xem xét phẫu thuật cắt bỏ u dạ
dày với giai đoạn cT3 và/ hoặc cN+ (dựa trên chẩn đốn hình ảnh trước mổ) mà khơng
có điều trị bổ trợ trước mổ, nội soi ổ bụng có thể hữu ích trong việc phát hiện những tổn
thương di căn ẩn dấu, không phát hiện được bằng chẩn đốn hình ảnh trước mổ.27
Khi thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán cho những bệnh nhân với UTDD giai đoạn
≥ T2, có khoảng 20-30% trường hợp sẽ được phát hiện bệnh lý phúc mạc cho dù khơng
có các bằng chứng về di căn phúc mạc trước đó. Độ nhạy chung của nội soi ổ bụng để
phát hiện các tổn thương di căn > 95% và nó làm thay đổi chiến lược điều trị ở 9 - 60%
trường hợp. Đặc biệt nó giúp tránh được những trường hợp mở bụng khơng cần thiết.24
1.3.7. Chẩn đốn giai đoạn ung thư dạ dày
Trước đây, phân loại giai đoạn của Nhật Bản được dựa trên vị trí giải phẫu của khối
u và các hạch vùng, tuy nhiên từ bản sửa đổi lần thứ 4, JGCA đã sử dụng phân loại TNM
và giai đoạn tương tự UICC.29 Và JGCA 2018 cũng đã sử dụng phân loại giai đoạn u giống
như bản phân loại thứ 8 của Hiệp hội Phòng chống ung thư Quốc tế (UICC).6
Bản phân loại thứ 8 của AJCC/UICC (Phụ lục 1) đã đưa ra nhiều phiên bản hơn

(bao gồm: phân loại giai đoạn lâm sàng trước phẫu thuật - cTNM, sau điều trị tân bổ


13
trợ - ypTNM và sau phẫu thuật - pTNM) với mục đích phân giai đoạn UTDD cho
những nhóm bệnh nhân trong từng trường hợp khác nhau. Phân loại này được sử dụng
cho tất cả ung thư biểu mô dạ dày, trong đó ung thư biểu mơ tuyến là thường gặp nhất,
cịn các loại mơ bệnh học khác ít gặp hơn.17
1.4. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY
Cắt bỏ hoàn tồn khối u với diện cắt lành tính rộng rãi là nguyên tắc cơ bản của
cắt bỏ u với mục đích điều trị triệt căn. Có thể sử dụng cắt bỏ qua nội soi đường tiêu
hóa trên hoặc bằng phẫu thuật. Đối với những khối u Tis hoặc T1a, có thể sử dụng
cắt bỏ qua nội soi nếu phù hợp với chỉ định. Với những khối u T1b - T3, cần cắt bỏ
dạ dày một cách đầy đủ để đảm bảo diện cắt âm tính về mặt vi thể cùng với nạo vét
hạch. Còn đối với những khối u T4b, cần phải cắt bỏ nguyên khối phần dạ dày cùng
với các tạng bị xâm lấn đảm bảo cắt bỏ triệt căn. Lựa chọn loại phẫu thuật và mức độ
cắt bỏ tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u.24,27

Excl. T1, T3N0

Hình 1.4. Sơ đồ điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày theo JGCA 2018.6


14
1.4.1. Các loại phẫu thuật cắt dạ dày
1.4.1.1. Phẫu thuật triệt căn
* Phẫu thuật cắt dạ dày quy chuẩn (standard gastrectomy): là phẫu thuật chính
được thực hiện với mục đích điều trị triệt căn, bao gồm việc cắt bỏ ít nhất 2/3 dạ dày
cùng với nạo vét hạch D2.
* Phẫu thuật cắt dạ dày không quy chuẩn: là sự thay đổi về mức độ cắt dạ dày

và/hoặc vét hạch, tùy theo giai đoạn của khối u, bao gồm phẫu thuật sửa đổi và phẫu
thuật mở rộng:
- Phẫu thuật sửa đổi: là sự giảm bớt mức độ cắt bỏ dạ dày và/hoặc mức độ vét
hạch so với phẫu thuật cắt dạ dày quy chuẩn.
- Phẫu thuật mở rộng: bao gồm cắt dạ dày với cắt phối hợp các tạng liên quan
lân cận và cắt dạ dày với vét hạch mở rộng quá D2.6
1.4.1.2. Phẫu thuật không triệt căn
Phẫu thuật không triệt căn được đề xuất cho những bệnh nhân khơng cịn khả
năng được chữa khỏi hoàn toàn, bao gồm:
- Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng: được sử dụng ở những bệnh nhân UTDD tiến
triển, di căn với những triệu chứng nặng như chảy máu, tắc ruột. Tùy thuộc vào tình
trạng bệnh nhân mà cắt dạ dày hoặc nối vị tràng được lựa chọn.
- Phẫu thuật giảm thiểu: nhằm mục đích kéo dài thời gian sống hoặc làm chậm
khởi phát các triệu chứng bằng cách giảm thể tích khối u. Tuy nhiên, nghiên cứu
khơng cho thấy lợi ích của phẫu thuật này, vì vậy nó khơng cịn được sử dụng.6
1.4.2. Giới hạn của phẫu thuật cắt dạ dày
1.4.2.1. Các loại phẫu thuật
Phẫu thuật cắt dạ dày được định nghĩa theo thể tích dạ dày bị cắt bỏ:
- Cắt dạ dày toàn bộ: cắt bỏ toàn bộ dạ dày bao gồm cả tâm vị và môn vị.
- Cắt dạ dày phần xa: dạ dày cắt bỏ bao gồm cả môn vị. Tâm vị được bảo tồn.
Trong phẫu thuật cắt dạ dày quy chuẩn, 2/3 dạ dày được cắt bỏ.
- Cắt dạ dày bảo tồn môn vị.
- Cắt dạ dày phần gần.
- Cắt đoạn dạ dày: cắt một phần theo chu vi dạ dày bảo tồn môn vị và tâm vị.
- Cắt tại chỗ: khơng cắt hết tồn bộ chu vi dạ dày.


15
1.4.2.2. Xác định mức độ cắt dạ dày
* Giới hạn cắt: giới hạn cắt cần phải được đảm bảo trong phẫu thuật cắt bỏ với

mục đích điều trị triệt căn. Giới hạn gần được khuyến cáo là ít nhất là 3 cm cho u giai
đoạn ≥ T2 với kiểu phát triển lấn ra xung quanh (type 1 và 2) và 5 cm cho những khối
u phát triển thâm nhiễm ra xung quanh (type 3 và 4). Khi những giới hạn cắt này
khơng thể đạt được thì việc kiểm tra tồn bộ bề dày của diện cắt gần bằng sinh thiết
tức thì nên được thực hiện. Với những khối u xâm lấn thực quản, giới hạn > 5 cm là
không cần thiết, thay vào đó nên thực hiện sinh thiết tức thì diện cắt để đảm bảo đạt
được R0. Với khối u T1, giới hạn cắt nên là 2 cm.6 Giới hạn xa nằm ở đầu gần của tá
tràng ở phía dưới môn vị.24
* Sự lựa chọn phẫu thuật cắt dạ dày
Phương pháp phẫu thuật quy chuẩn cho UTDD giai đoạn cN+ hoặc những
khối u T2-T4a là phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc cắt phần xa dạ dày. Phẫu thuật cắt
phần xa dạ dày được lựa chọn khi giới hạn đầu gần được đảm bảo. Khi mà giới
hạn đầu gần không được đảm bảo thì cắt dạ dày tồn bộ được thực hiện. Tuy nhiên,
trong trường hợp u xâm lấn tụy mà cần phải cắt bỏ tụy lách thì cắt bỏ dạ dày tồn
bộ là bắt buộc bất kể vị trí khối u và dù giới hạn đầu gần được đảm bảo. Cắt dạ
dày toàn bộ kèm cắt lách cần được xem xét trong trường hợp u nằm dọc bờ cong
lớn và di căn nhóm hạch 4sb, cho dù khối u nguyên phát có thể được cắt bỏ bởi
cắt phần xa dạ dày.6
1.4.3. Nạo vét hạch
1.4.3.1. Giới hạn của nạo vét hạch
Giới hạn của nạo vét hạch được phân loại theo mức độ D bao gồm D1, D1+, D2
(theo JGCA 2018). Và được định nghĩa tùy thuộc vào loại phẫu thuật cắt dạ dày được
thực hiện.


16
Bảng 1.3. Mức độ vét hạch (D) theo từng loại phẫu thuật.6
D0

D1


Cắt toàn bộ

< D1

1-7

Cắt phần xa

< D1

1, 3, 4sb, 4d, 5, 6, 7

< D1

1, 3, 4sb, 4d, 6, 7

< D1

1, 2, 3a, 4sa, 4sb, 7

Cắt bảo tồn
môn vị
Cắt phần gần

D1+

D2

D1


D1

+ 8a, 9, 11p

+ 8a, 9, 11p, 11d, 12a

D1

D1

+ 8a, 9

+ 8a, 9, 11p, 12a

D1
+ 8a, 9
D1
+ 8a, 9, 11p

(Với u xâm lấn thực quản, nhóm 110 nên được xếp vào D1+ và nhóm 19, 20,
111 được xếp vào D2).
Về mặt danh pháp, chữ “D” đã được sử dụng để chỉ sự nạo vét hạch và số 1,
2, 3 để chỉ 3 mức độ vét hạch (dissection level). Hạch vùng dẫn lưu bạch huyết từ
dạ dày được nhóm lại thành các nhóm hạch (station) và được đánh số từ 1 đến 16.
Hơn nữa các nhóm hạch cịn được phân thành 3 chặng và được ký hiệu bằng chữ
“N” (N1, N2, N3). Mức độ vét hạch thuộc các chặng N được định nghĩa tương ứng
là D1, D2, D3. D3 được định nghĩa là D2+ nhóm 13-16 (quanh tụy, mạc treo tràng
trên, mạc treo đại tràng, cạnh chủ). Tuy nhiên, khái niệm vét hạch D3 khơng cịn
được định nghĩa trong khuyến cáo mới nhất của Nhật Bản.30 Theo khuyến cáo của

AJCC lần thứ 8, bệnh nhân sẽ được xem là có di căn (M1) nếu có sự liên quan đến
các nhóm hạch: hạch sau tụy, tá tụy, quanh tụy, mạc treo tràng trên, đại tràng giữa,
cạnh chủ, sau phúc mạc.30,17
1.4.3.2. Chỉ định nạo vét hạch
Về cơ bản, vét hạch D2 được chỉ định cho cN+ hoặc u ≥ cT2, và vét hạch D1
hoặc D1+ được chỉ định cho cT1N0. Trong trường hợp đánh giá trước và trong mổ
về độ xâm lấn và liên quan hạch khơng rõ ràng thì vét hạch D2 nên được thực hiện vì
khả năng có thể bỏ qua hạch dương tính.
- Vét hạch mức độ D1: được chỉ định cho khối u cT1 mà không đủ tiêu chuẩn cho
EMR/ ESD và cho u cT1bN0 với mô học thuộc loại biệt hóa và đường kính ≤ 1,5 cm.


17
- Vét hạch mức độ D1+: được chỉ định cho u cT1N0 ngoại trừ ở trên.
- Vét hạch mức độ D2: chỉ định cho khối u cT2-T4 có khả năng điều trị triệt
căn cũng như khối u cT1N+.
- Vét hạch mức độ D2+: cắt dạ dày với vét hạch lớn hơn D2 được xếp vào cắt dạ
dày không quy chuẩn, có thể được cân nhắc trong một số trường hợp mặc dù còn thiếu
các bằng chứng thuyết phục. Bao gồm các nhóm 10, 14v, 13, 16.6
1.4.4. Phẫu thuật cắt phần xa dạ dày, nạo vét hạch D2 trong điều trị ung thư
biểu mô dạ dày
Ngay sau những ca phẫu thuật cắt dạ dày đầu tiên được thực hiện bởi Billroth
và Schlatter, phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho ung thư biểu mô phần xa dạ dày
là một chủ đề được bàn cãi trong hơn một thế kỷ. Việc sử dụng cắt dạ dày toàn bộ
thường quy đã được chấp nhận vì 3 lý do chính sau: (1) cắt dạ dày tồn bộ có thể
giảm sự tái phát do khả năng vét hạch khơng đầy đủ, (2) có thể cắt bỏ tất cả những
ổ UTDD có thể sót lại ở phần dạ dày cịn lại, (3) có thể loại trừ nguy cơ ác tính hóa
có thể xảy ra ở phần dạ dày còn lại. Tuy nhiên nhiều tác giả lại cho rằng phẫu thuật
cắt dạ dày tồn bộ khơng mang lại nhiều lợi ích hơn so với cắt bán phần ở những
bệnh nhân UTDD phần xa, vì khơng có sự khác biệt về tỉ lệ sống sót sau 5 năm

nhưng tỉ lệ dò miệng nối và tỉ lệ tử vong do tái phát lại thấp hơn ở nhóm bệnh nhân
cắt bán phần dạ dày.31,32
* Tái lập lưu thơng tiêu hóa sau cắt dạ dày: có 4 phương pháp chính để tái
lập lưu thơng tiêu hóa trong phẫu thuật cắt phần xa dạ dày: Billroth I, Billroth II,
Roux-en-Y và sử dụng quai hỗng tràng ở giữa (jejunal interposition).33 Trong đó
tái lập lưu thông kiểu Roux-en-Y cho kết quả tốt hơn về mặt chức năng lâu dài và
nên được sử dụng cho những bệnh nhân với tổn thương lành tính hoặc với UTDD
giai đoạn sớm. Mặt khác, đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển, tái lập lưu thông
theo kiểu Billroth II có thể được chấp nhận.34
Theo hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày của Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật
bản năm 2018, Phẫu thuật cắt dạ dày quy chuẩn là phẫu thuật chính được thực
hiện với mục đích điều trị triệt căn, bao gồm việc cắt bỏ ít nhất 2/3 dạ dày cùng
với nạo vét hạch D2.6


18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 22 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày được phẫu thuật cắt phần xa dạ dày
và nạo vét hạch D2 tại bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh trong khoảng thời gian từ
7/2020 đến 7/2022
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân chẩn đoán là ung thư biểu mô dạ dày, khu trú tại hang môn vị (bao
gồm cả góc bờ cong nhỏ dạ dày). Được xác định trên kết quả sinh thiết trước mổ qua
nội soi dạ dày.
- Bệnh nhân được phẫu thuật mở cắt dạ dày quy chuẩn theo khuyến cáo của
JGCA 2018.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Ung thư xâm lấn giai đoạn T4b được xác định bằng giải phẫu bệnh sau mổ.
- Bệnh nhân có di căn xa được xác định trước mổ và trong mổ.
- Ung thư dạ dày tái phát hoặc ung thư khác kèm theo.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: 07/2020 – 07/2022
- Điạ điểm: Khoa Ngoại Tổng Hợp bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
- Mô tả loạt ca bệnh hồi cứu và tiến cứu
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
- Chọn mẫu toàn bộ
2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.5.1. Đặc điểm chung
- Giới: nam, nữ.
- Tuổi (năm): chia thành các nhóm tuổi ≤ 40, 41-50, 51-60, 61-70, > 70.
- Nghề nghiệp: trí thức, lao động chân tay, già, hưu trí và nghề nghiệp khác.
2.5.2. Một số đặc điểm lâm sàng


×