Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa huyện hải hậu tỉnh nam định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.69 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ MAI TRANG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT
CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ MAI TRANG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT
CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. ĐINH THỊ THU HUYỀN

NAM ĐỊNH - 2022




i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
học tập. Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp
hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên khoa Nội
tổng hợp - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Ths.Đinh Thị Thu
Huyền, người cô đã hướng dẫn tơi tận tình, chu đáo trong q trình thực hiện chuyên đề
tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã
nhiệt tình cộng tác để tơi có được số liệu cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln giúp đỡ tơi trong quá
trình thực hiện chuyên đề .
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

Học viên

Vũ Thị Mai Trang

năm 2022



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo
cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cơ
hướng dẫn. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày

tháng

Người cam đoan

Vũ Thị Mai Trang

năm 2022


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 3

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................. 7
Chương 2:THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU ..... 11
2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu ....................................... 11
2.2. Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh
viện đa khoa huyện Hải Hậu .......................................................................................... 14
2.3. Kết quả kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội
tổng hợp - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu ............................................................... 17
Chương 3:BÀN LUẬN .................................................................................................. 22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................................. 22
3.2. Kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng ............................... 23
3.3. Ưu điểm và tồn tại ................................................................................................... 27
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày
tá tràng ............................................................................................................................ 29
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 31
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NSAID

(Non steroidal anti inflammatory drug): Thuốc giảm đau chống viêm
không steroid

Loét DDTT


Loét dạ dày tá tràng


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Đặc điểm tuổi và giới tính của ĐTNC (n=52) .............................................. 17
Bảng 2. 2. Đặc điểm trình độ học vấn của ĐTNC (n=52) ............................................. 17
Bảng 2. 3. Đặc điểm nghề nghiệp của ĐTNC (n=52) .................................................... 17
Bảng 2. 4. Đặc điểm theo thời gian mắc bệnh và số lần tái phát bệnh (n=52) .............. 18
Bảng 2. 5. Kiến thức nguyên nhân gây bệnh của ĐTNC (n=52) .................................. 18
Bảng 2. 6. Kiến thức về triệu chứng của ĐTNC (n=52) ................................................ 19
Bảng 2. 7. Kiến thức về biến chứng hay gặp nhất của bệnh của ĐTNC (n=52)............ 19
Bảng 2. 8. Kiến thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh của ĐTNC (n=52) .................. 19
Bảng 2. 9. Kiến thức sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh của ĐTNC (n=52)................ 20
Bảng 2. 10. Kiến thức về lối sống phòng tái phát bệnh của ĐTNC (n=52) ................... 21


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Mơ phỏng tổn thương lt dạ dày - tá tràng.................................................... 3
Hình 1. 2. Thí dụ về hình ảnh lt trên phim chụp Xquang có barit ............................... 5
Hình 1. 3. Thí dụ về hình ảnh ổ loét qua nội soi dạ dày - tá tràng ................................... 5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng đang là vấn đề toàn cầu và là bệnh lý thường gặp trong

chuyên khoa tiêu hóa [14]. Nguyên nhân gây ra đến từ sự mất cân bằng giữa các yếu tố
bảo vệ (lớp chất nhầy) tại thành niêm mạc và yếu tố tấn công (dịch vị). Một trong những
dấu hiệu nhận biết của các triệu chứng loét dạ dày tá tràng là đau bụng, thường thuyên
giảm khi ăn hoặc dùng thuốc kháng axit [15].
Năm 2019, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên toàn cầu chiếm tỷ lệ phổ biến chiếm
khoảng 8,09 triệu người, tăng 25,82% so với năm 1990 [18]. Bệnh có nguy cơ phát triển
suốt đời từ 5% đến 10% và tỷ lệ mắc hàng năm là 0,1–0,3% trong dân số nói chung ở
các nước phương Tây [14]. Ở Việt Nam có khoảng 26% dân số bị viêm loét dạ dày tá
tràng, chiếm 16% tổng số các ca phẫu thuật trong một năm [4]. Bệnh gây ra nhiểu biến
chứng như như chảy máu, thủng, xâm nhập vào các cơ quan lân cận và tắc nghẽn đường
tiêu hóa [11], trong đó biến chứng nặng có nguy cơ cao mắc bệnh lâu dài và gây tử
vong là viêm loét dạ dày tá tràng đục lỗ [10].
Đây là một bệnh mạn tính và có tính chất dễ tái phát.Tỷ lệ tái phát lt dạ dày tá
tràng thô là 3,02%. Tỷ lệ tái phát hàng năm của loét dạ dày, tá tràng và loét dạ dày tá
tràng lần lượt là 2,3%, 1,6% và 1,6% [12].Tỷ lệ tái phát trong 5 năm của loét dạ dày tá
tràng là 30,9% [19]. Theo các nghiên cứu tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 ca mắc
mới và 4 triệu ca tái phát mỗi năm [9]. Theo khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam, phần lớn
các trường hợp thì loét sẽ tự lành sẹo sau 2-3 tháng nhưng tỷ lệ tái phát bệnh trong 2 năm
đầu tương đối cao chiếm trên 50% các trường hợp.
Loét dạ dày tá tràng là “căn bệnh của xã hội hiện đại” và đang ngày càng đe dọa,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [4] và ảnh hưởng
khơng nhỏ đến kinh tế xã hội và chi phí y tế [18]. Vì vậy, để phịng bệnh lt dạ dày tá
tràng một cách hiệu quả, người bệnh cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa
học, điều độ. Lối sống và những thói quen khơng lành mạnh, thất bại trong đối phó với
các căng thẳng tinh thần đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xuất hiện loét và gây tái
phát loét. Việc thay đổi lối sống và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khoẻ giúp


2


phịng tái phát bệnh là một q trình lâu dài. Để người bệnh có thể dần thay đổi được lối
sống hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ và phòng tái phát loét, trước hết cần
làm cho người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ những kiến thức liên quan đến loét dạ dày
– tá tràng và phòng loét tái phát. Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định là
bệnh viện điều trị đa khoa các mặt bệnh cho người dân trong huyện và các huyện lân
cận, trong đó có chăm sóc điều trị cho người bệnh loét dạ dày tá tràng. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của
người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022” với
2 mục tiêu:
1.Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại
Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét
dạ dày tá tràng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm [1], [3]
Loét dạ dày, tá tràng là một vùng tổn thương có giới hạn nhỏ, mất lớp niêm mạc dạ
dày; hành tá tràng, có thể lan xuống dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc
và có thể gây thủng thành tá tràng; tá tràng.

Hình 1. 1. Mơ phỏng tổn thương lt dạ dày - tá tràng.
1.1.2. Nguyên nhân [1], [3]
Do mất cân bằng giữa hai yếu tố bảo vệ (chất nhày mucin) và yếu tố gây loét (HCl,
pepsin). Khi yếu tố bảo vệ bình thường, nhưng yếu tố gây loét hoạt động mạnh hơn, hoặc
ngược lại yếu tố gây loét vẫn bình thường nhưng yếu tố bảo vệ lại hoạt động yếu hơn

đều dẫn đến sinh ra ổ loét. Trong các yếu tố đó thì HCl đóng vai trị quyết định.
Có nhiều giả thuyết giải thích cho sự mất cân bằng như: căng thẳng tinh thần, do
dị ứng, do yếu tố thần kinh - thể dịch (hoạt động bài tiết dịch vị chịu sự tác động của vỏ
não và dây thần kinh phế vị), làm tăng bài tiết gastrin gây tăng bài tiết dịch vị gây loét.
Một số nguyên nhân làm mất cân bằng, giảm yếu tố bảo vệ và/hoặc tăng yếu tố gây loét
đã được biết rõ như: u tuyến tụy bài tiết gastrin (còn gọi là hội chứng Zollinger Ellison),
một số thuốc chống viêm corticoid, giảm đau chống viêm nonsteroid (Aspirin,
Indometacin, Phenobutazone), thuốc hạ huyết áp (Reserpin). Yếu tố di truyền: có liên


4

quan đến nhóm máu O và yếu tố HLA. Vai trò của vi khuẩn Helicobacterpylori, một loại
xoắn khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày đồng thời sinh urê =>giải phóng CO2 =>
tăng tiết HCl => loét. Những yếu tố bất lợi khác: chấn thương tinh thần, tâm lý, uống
nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, xơ gan, suy tuyến giáp,…
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng [1], [3]
Thể điển hình
Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng nổi trội với những đặc điểm:

- Đau âm ỉ, khơng đau dữ dội, có tính chất chu kì trong ngày và trong năm thường
đau vào mùa hoặc tháng nhất định, thí dụ: thường đau vào mùa rét hoặc nóng.

- Đau liên quan với bữa ăn, thí dụ: đau khi đói thường gặp trong lt tá tràng, đau
sau khi ăn thường gặp trong loét dạ dày.

- Đau có thể lan ra sau lưng hoặc lên trên ngực, đợt đau thường kéo dài trong vòng
1 - 3 tuần rồi tự nhiên hết đau.

- Càng về sau tính chất chu kì càng mất dần đi, cường độ đau mạnh hơn, thời gian

mỗi đợt đau kéo dài hơn.
Các biểu hiện kèm theo: có thể nơn hoặc buồn nơn, ợ hơi, ợ dịch chua, ăn kém hoặc
khơng dám ăn vì sợ đau, gầy sút cân, đại tiện phân táo hoặc lỏng, thay đổi tính tình trở
nên khó tính.
Thể khơng điển hình: khơng có triệu chứng đau và thường biểu hiện đột ngột bởi
một biến chứng nào đó như: chảy máu tiêu hoá; thủng ổ loét.
1.1.4. Triệu chứng cận lâm sàng [1], [3]
Chụp Xquang dạ dày - tá tràng có Barit
Trên film chụp dạ dày – tá tràng có thể gián tiếp thấy ổ loét với những biểu hiện:
hình gai hồng hoặc hình lồi với những ổ loét ở bờ cong nhỏ dạ dày, hành tá tràng biến
dạng hình 2 cánh; hình qn bài nhép; hình vịng đồng tâm hoặc hình mỏ vịt với những
ổ loét ở hành tá tràng.


5

Hình 1. 2. Thí dụ về hình ảnh lt trên phim chụp Xquang có barit
Nội soi dạ dày – tá tràng bằng ống soi mềm:
Nhìn thấy trực tiếp ổ loét, đánh giá đúng kích thước, vị trí của ổ loét và các tổn
thương khác kèm theo.

Hình 1. 3. Thí dụ về hình ảnh ổ loét qua nội soi dạ dày - tá tràng
Tìm vi khuẩn Helicobacter pylori trong mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày qua nội
soi. Xét nghiệm dịch vị: độ acid thường tăng trong loét tá tràng.
1.1.5. Các biến chứng thường gặp của loét dạ dày, tá tràng [1], [3]
Chảy máu tiêu hoá: là biến chứng hay gặp nhất, người bệnh nơn ra máu và/hoặc
ỉa phân đen, tình trạng toàn thân phụ thuộc vào mức độ mất máu nhiều hay ít.
Thủng ổ loét: người bệnh đột nhiên đau bụng dữ dội thượng vị (ví như bị dao đâm),
khám thấy bụng cứng như gỗ, về sau các biểu hiện sốc xuất hiện.
Hẹp môn vị: người bệnh ăn không tiêu, buồn nôn rồi nôn ra thức ăn của bữa ăn

trước hoặc của ngày ăn trước có mùi đặc biệt vì thức ăn đã lên men, khám bụng có làn


6

sóng nhu động dạ dày và tiếng óc ách lúc đói.
Ung thư: gặp ở loét dạ dày đơn thuần, người bệnh đau nhiều, khơng cịn tính chất
chu kì, kèm theo có nơn, thể tạng gầy sút nhiều.
1.1.6. Phương pháp điều trị loét dạ dày tá tràng [1], [3]
Chế độ ăn uống tránh tăng tiết acid dịch vị và điều chỉnh vận động ống tiêu hoá:
Trong đợt đau nên ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, dễ tiêu hóa hấp thu, ngồi đợt đau cóthể
ăn uống bình thường. Khơng uống rượu; hút thuốc lá; uống cà phê; chè đặc, không ăn
gia vị cay nóng, khơng ăn thức ăn hoặc đồ uống q nóng hoặc quá lạnh.
Sử dụng một số thuốc:Các thuốc kháng acid HCl: Maalox, phosphalugel uống
nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn 1giờ. Thuốc kháng tiết Cholin: atropinsunfat,
belladon, tác dụng ức chế việc bài tiết acid clohydric trong dạ dày, uống nửa giờ trước
khi ăn. Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin ức chế rất mạnh sự bài
tiết acid trong dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazol (Lomac, Losec,
Lanzor...). Thuốc băng se niêm mạc dạ dày: Gastropulgite, Sucralfat uống trước ăn.
Kháng sinh diệt Helicobacter pylori: Amoxicilin, Klion, Claritromycin,…
1.1.7. Ngăn ngừa và xử trí các biến chứng [1], [3]
Loét dạ dày tá tràng thường là bệnh lành tính, có thể chữa khỏi ổ loét nhưng dễ tái
phát và có thể gây biến chứng đặc biệt là biến chứng chảy máu tiêu hóa.
Các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng, kịp thời thực hiện một số xét nghiệm để khẳng
định, chẳng hạn:
Chảy máu: người bệnh cảm thấy mệt hơn, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh hơn,
huyết áp thấp hơn, đại tiện phân nát màu nâu đen.
Thủng ổ loét: người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội, có biểu hiện chống, khi phát
hiện phải nhanh chóng báo cho bác sỹ để chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Hẹp môn vị: người bệnh xuất hiện chướng bụng, nôn ra thức ăn cũ,… khi có các

biểu hiện này cần cho ăn nhẹ, ăn từng ít một, đặt sonde dạ dày - tá tràng khi có chướng
bụng. Chuẩn bị các điều kiện để rửa dạ dày, nội soi dạ dày khi có chỉ định.
1.1.8. Phương pháp phòng bệnh [1], [3]
Chế độ ăn uống phù hợp với bệnh: Trong đợt đau ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo,


7

sữa, súp, ngồi đợt đau ăn bình thường với những thức ăn dễ hấp thu. Nên ăn nhẹ, ít một,
nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều một bữa hoặc ăn q nhanh, khơng để q đói mới ăn.
Người bệnh khơng uống rượu; cà phê; nước trà đặc; hút thuốc lá, ăn các loại gia vị cay
nóng vì những chất này làm tăng tiết acid dịch dạ dày.
Người bệnh uống nhiều nước trong ngày, khơng ăn thức ăn q nóng hoặc quá lạnh
để tránh gây kích thích dạ dày.
Người bệnh khi ra viện tiếp tục dùng đúng và đủ các thuốc điều trị củng cố theo
đơn, không tự ý thôi thuốc hoặc lạm dụng thuốc.
Khi phải dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó phải thơng báo cho cán bộ y tế
biết mình đã bị loét dạ dày tá tràng, và nếu phải sử dụng thuốc cần tuân thủ sự chỉ dẫn
về cách dùng thuốc, nhất là các thuốc giảm đau corticoid hoặc non-steroid.
Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát
hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Tuân thủ dùng thuốc điều trị củng cố để lành ổ loét, thực hiện chế độ ăn uống và
lối sống phù hợp để tránh loét tái phát.
1.1.9. Hậu quả [1], [3]
Loét dạ dày và biến chứng của loét dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe người bệnh, có thể gây tử vong khi sảy ra các biến chứng như chảy máu tiêu hóa,
thủng ổ lt, hẹp mơn vị, ung thư.
Đối với người bệnh: Đây là bệnh mạn tính thường gặp địi hỏi phải có thời gian
điều trị lâu dài, tốn kém về kinh tế, giảm khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống,
nhiều biến chứng gây tử vong.

Đối với xã hội: Làm giảm hoặc mất lực lượng lao động sản xuất cho xã hội, chữa
bệnh lâu dài, tốn kém, khó khăn gây tổn hại tới nền kinh tế đất nước.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu Factors Associated with Recurrent Ulcers in Patients with Gastric
Surgery after More Than 15 Years của Monica Pantea et al: Nghiên cứu thực hiện trên
76 người bệnh đã từng phẫu thuật dạ dày cho rằng: Trào ngược mật, uống rượu, nhiễm


8

Helicobacter pylori, dùng thuốc gây độc cho dạ dày, đây như là những yếu tố dự báo
quan trọng nhất cho sự tái phát loét ở những người bệnh phẫu thuật dạ dày [17].
Nghiên cứu Assessment of Knowledge Regarding Prevention of Peptic Ulcer
among Adolescents in Selected College at Shimla, Himachal Pradesh, India của Jinu K
Rajan: 200 thanh thiếu niên từ một Trường Cao đẳng dự bị Đại học của Shimla được
chọn làm mẫu. Kết quả: có 47,5% thanh thiếu niên có kiến thức ở mức độ trung bình về
phịng ngừa về loét dạ dày tá tràng, 18,5% thanh thiếu niên có kiến thức tốt, 0,5% có
kiến thức xuất sắc và 33,5% có kiến thức kém về loét dạ dày tá tràng [13].
Nghiên cứu “Education of patients suffering from chronic gastric and duodenal
ulcer disease” của Maria Polocka - Molinska trên 280 người bệnh bị viêm loét dạ dày
tá tràng tại Ba Lan cho thấy có 47 người bệnh cịn thiếu kiến thức về phòng bệnh tái phát
chiếm 33,6%; 21,4% người bệnh thiếu kiến thức về lối sống và 33,7% người bệnh thiếu
kiến thức về các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý với tình trạng bệnh. Trong nghiên cứu
này có 65% NB cho rằng stress là nguyên nhân gây bệnh; 62,5% NB cho rằng do dinh
dưỡng khơng hợp lý và chỉ có 13,75% cho rằng dùng thuốc chống viêm không steroid
là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi được
chẩn đoán loét dạ dày tá tràng, đa số người bệnh không thay đổi chế độ ăn uống hiện tại
chiếm 57,5% và trong nhóm này nam giới chiếm 70% [16].
Nghiên cứu Awareness of the general population in Jeddah about peptic ulcer

disease của Salah Eldeen Dafalla: 356 (57,4%) người tham gia cho rằng nôn mửa là một
triệu chứng điển hình của loét dạ dày tá tràng. Hơn nữa, 305 (49,2%) những người tham
gia biết rằng cả nhiễm H. pylori và sử dụng NSAID kéo dài là quan trọng nhất nguyên
nhân hoặc các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng. Khi người tham gia cũng được
hỏi về các biến chứng phổ biến của loét dạ dày tá tràng, câu trả lời của họ như sau: chảy
máu (9,8%), thủng (14,8%), tắc nghẽn dạ dày (3,2%), và tất cả các biến chứng này cùng
nhau (40,2%). Về điều trị loét dạ dày tá tràng, 233 (37,6%) người tham gia biết rằng nó
nên được điều trị bằng kháng sinh. Hơn nữa, 195 (31,5%) người tham gia biết rằng lt
dạ dày tá tràng có thể được chẩn đốn bằng xét nghiệm thiếu máu, H. pylori xét nghiệm
và nội soi. Mức độ nhận biết về loét dạ dày tá tràng được phân loại dựa trên về phản hồi


9

của những người tham gia mức độ nhận thức kém hoặc mức độ nhận thức tốt. Có mức
độ nhận thức thấp về loét dạ dày tá tràng trong dân số nói chung ở Jeddah, SaudiẢ Rập,
nơi hầu hết những người tham gia (n = 382, 61,6%) được công nhận với mức độ nhận
thức kém [19].
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu “Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ
dày tá tràng sau can thiệp giáo dục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017”
của Nguyễn Thị Huyền Trang: Trước can thiệp có 34,7% nhận thức đúng về nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh và 30,6% trả lời đúng về biến chứng hay gặp nhất của người
bệnh, 40,3% người bệnh lựa chọn chế độ ăn giàu chất xơ và 30,5% cho rằng nên ăn thịt
ướp muối. 37,5% người bệnh cho rằng chỉ có rượu bia, chè đặc mới gây hại cho dạ dày
còn cà phê không gây hại cho dạ dày; 43,1% cho rằng người bệnh có thể hút thuốc lá.
50% người bệnh cho rằng nên dùng giảm liều khi các triệu chứng đã hết. Đa số người
bệnh đã sử dụng NSAID và chưa biết cách sử dụng một số loại NSAID đặc biệt [6].
Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá
tràng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan” của

Nguyễn Thị Thanh Nhàn: 88,3% người bệnh kiến thức đạt về loét dạ dày tá tràng và
58,3% người bệnh thực hành đạt về tuân thủ điều trị, 63,3% có thái độ đạt về tuân thủ
điều trị loét dạ dày tá tràng [5].
Nghiên cứu “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh viêm loét dạ
dày tá tràng của Điều dưỡng khoa Tiêu hóa Bệnh viện E” của Chu Thị Hải Yến: Trước
can thiệp có 29,5% người bệnh có kiến thức tốt về triệu chứng, 17,9% kiến thức tốt về
nguyên nhân gây bệnh; 40% người bệnh kiến thức tốt về chế độ sinh hoạt; 52,6% người
bệnh có kiến thức tốt về phịng bệnh. Sau can thiệp 45,3% người bệnh có kiến thức tốt
về triệu chứng, 50,5% kiến thức tốt về nguyên nhân gây bệnh, 66,3% người bệnh kiến
thức tốt về chế độ sinh hoạt; 83,2% người bệnh có kiến thức tốt về phịng bệnh [8].
Nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống phòng tái phát loét dạ dày
tá tràng của người bệnh đang điều trị tại khoa Nội hơ hấp tiêu hóa Bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ năm 2021” của Trịnh Thị Thúy Hằng: Kiến thức về nguyên tắc chung về


10

chế độ ăn phịng tái phát của người bệnh có 52,7% người bệnh trả lời đúng ăn nhẹ từng
ít một, nhai kỹ; 36,4% người bệnh trả lời nên ăn thức ăn giàu chất xơ, 65,4% người bệnh
cho rằng cháo là thực phẩm nên sử dụng; 63,6% người bệnh cho rằng không nên dùng
thực phẩm như bún, dưa cà, muối, thức ăn lên men; 70% người bệnh cho rằng ăn rau
non là thực phẩm phù hợp; 38,2% người bệnh luôn sử dụng trái cây; 63,6% người bệnh
cho rằng nên sử dụng thịt theo nhu cầu và phù hợp với tình trạng bệnh; 52,8% người
bệnh chọn chế biến thịt bằng cách luộc và hấp [2].
Có thể thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh loét dạ dày tá tràng. Huyện Hải
Hậu là một trong các trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện Hải
Hậu cũng là trung tâm tập trung một lượng lớn người bệnh đến khám và điều trị. Trong
năm 2021, khoa Nội tổng hợp đã điều trị nhiều người bệnh loét dạ dày tá tràng. Để mơ
tả thực trạng kiến thức phịng tái phát loét dạ dày tá tràng của người bệnh, từ đó đưa ra
những giải pháp nâng cao kiến thức phịng tái phát của người bệnh, tôi tiến hành nghiên

cứu “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh
viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022”.


11

Chương 2
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT
DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU
2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu
2.1.1. Đặc điểm, tình hình
Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được thành lập từ năm 1961, trải qua 61 năm
xây dựng và trưởng thành, gắn liền với mảnh đất, con người Hải Hậu, huyện có diện tích
tự nhiên 226 km2, dân số gần 30 vạn người (41,4% đồng bào theo đạo Thiên chúa), là
huyện có dân số đông nhất tỉnh Nam Định, gồm 32 xã và 3 thị trấn.Bệnh viện được Chủ
tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2015. Bệnh viện đa khoa huyện
Hải Hậu là bệnh viện hạng II,có diện tích mặt bằng là 41.000m2, được giao kế hoạch là
480 giường bệnh, thực kê là 550 giường.
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện gồm:
Ban Giám đốc: 4 người (Giám đốc và 3 Phó giám đốc)
4 phịng chức năng: Phịng Hành chính - quản trị và Tổ chức cán bộ, phịng Tài chính kế tốn, phịng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư - thiết bị y tế, phòng Điều dưỡng.
15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Tổng số cán bộ, viên chức hiện có 312 người (biên chế 184 người và hợp đồng lao
động là 128 người), 2/3 là cán bộ nữ; cán bộ có trình độ đại học: 189, Bác sĩ: 89 (trong
đó: Thạc sĩ: 01, Bs CKI: 29), Dược sĩ đại học: 4, Cử nhân kinh tế: 5, Cử nhân điều dưỡng:
85; Cao đẳng, Trung cấp Điều dưỡng: 55; cịn lại là cán bộ khác. Bệnh viện có Đảng bộ
gồm 10 chi bộ với 148 Đảng viên, Tổ chức Cơng đồn cơ sở, Chi Đồn thanh niên, Chi
hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Chi hội Điều dưỡng, Chi hội Y dược học.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được tổ chức và hoạt động theo Quy chế bệnh

viện ban hành kèm theo Quyết định số 1985/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y
tế, có nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện, phối hợp với Trung
tâm y tế huyện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và thực hiện các chương


12

trình y tế quốc gia trên địa bàn huyện. Chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện cơng
tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các chương trình chun khoa ở cộng đồng.
2.1.3. Thành tích đã đạt được
Bệnh viện phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động, với tinh thần đoàn
kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao, duy trì chế độ giao ban hàng ngày, đảm bảo hệ thống thường trực bệnh viện 3 cấp
24/24h, chế độ hội chẩn, bình bệnh án thực hiện đúng qui định, hàng tháng tổ chức sinh
hoạt khoa học kỹ thuật, đặc biệt tuần một lần họp Hội đồng người bệnh và gia đình người
bệnh do Ban Giám đốc chủ trì, họp rút kinh nghiệm chăm sóc người bệnh tồn diện đối
với điều dưỡng do phịng Điều dưỡng chủ trì.
Hàng ngày, Bệnh viện triển khai tuyên truyền về nội dung Quy tắc ứng xử trên đài
phát thanh của bệnh viện, sử dụng số điện thoại nóng và hịm thư góp ý đặt tại các khoa,
phịng tiếp dân để lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, người bệnh về tinh thần, thái
độ phục vụ của cán bộ, viên chức.
Thực hiện tốt các chế độ chuyên môn do Bộ Y tế quy định.
Bệnh viện thực hiện đúng chế độ chính sách khám, chữa bệnh đối với người bệnh,
người có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
Với đội ngũ bác sĩ gồm 29 BSCKI/89 BS nên đã ứng dụng nhiều kỹ thuật vào điều
trị như: mổ khâu gan, cắt lách, kết hợp xương, sỏi niệu quản, cắt túi mật, truyền máu gần
30 lít/năm; thực hiện các phẫu thuật sản-phụ khoa như mổ nội soi chửa ngoài tử cung, u
xơ tử cung; Mắt-TMH; cấp cứu, điều trị có kết quả các bệnh tai biến mạch máu não, ngộ
độc cấp, chảy máu đường tiêu hoá nặng, cứu sống nhiều ca bệnh nặng, hiểm nghèo, thực
hiện hơn 9.000 kỹ thuật của Bệnh viện hạng II.

Ngoài ra, Bệnh viện triển khai thêm nhiều kỹ thuật cao như: Chạy thận nhân tạo,
chụp cắt lớp vi tính hàng tháng chụp từ 700-800 ca; Nội soi tiêu hóa can thiệp; Quản lý và
điều trị cho trên 3.000 người bệnh đái tháo đường, gần 2.000 người bệnh tăng huyết áp,
trên 1.500 người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; Xét nghiệm tìm tế
bào ung thư, xét nghiệm miễn dịch phát hiện ung thư giai đoạn sớm,...



×