Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ HỌC LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT - SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.96 KB, 12 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0130

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ HỌC LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SỐ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
- SINH HỌC 10
Vũ Thị Hồng1, Đỗ Thành Trung2,*, Trần Tuấn Anh3
Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tơi tập trung nghiên cứu nguồn học liệu số,
thiết kế, xây dựng và sử dụng bộ học liệu các chủ đề dạy học phần Sinh học vi sinh
vật (VSV) - Sinh học 10 theo mơ hình lớp học đảo ngược (LHĐN) từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức, đồng thời rèn cho học sinh (HS) năng lực số.

Từ khóa: Học liệu số, năng lực số, vi sinh vật.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị quyết 52-NQ/TW; Nghị quyết 50/NQ-CP; Quyết định số 749/QĐ-TTg khẳng
định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn mới. Hiện nay, muốn đào tạo ra những con người năng động, tự chủ, sáng tạo đáp ứng
được yêu cầu xã hội thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn
luyện và phát triển khả năng tư duy, khả năng làm việc, chủ động lĩnh hội tri thức. Do vậy,
việc phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho HS đáp ứng việc chuẩn bị nguồn nhân
lực chuẩn bị cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia là việc làm cần thiết.
Nội dung học tập phần VSV lớp 10 chủ yếu đề cập đến sự tồn tại của tế bào vi sinh vật
ở cấp độ cơ thể, nó là cầu nối giữa tế bào và cơ thể đa bào, là phần ứng dụng rất nhiều trong
thực tiễn cuộc sống như việc chế biến thức ăn, ni cấy VSVcó ích, nhận biết VSV có hại
trên cơ thể người, xác định nguồn gốc bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng tránh. Đây
là những kiến thức không xa lạ với HS và HS có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tư liệu, hịa
nhập được với cuộc sống thực nên tồn bộ nội dung trong phần 3 rất phù hợp với việc thiết
kế được bộ học liệu số thơng qua các hình ảnh, video, phần mềm hỗ trợ trực tuyến.
Trong xã hội hiện đại, phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi có tầm quan trọng


hết sức to lớn đối với cả người lớn và trẻ em. Chuyển đổi số là q trình thay đổi tồn diện
của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công
nghệ số. Để đảm bảo sự thành cơng trong q trình chuyển đổi số, thay đổi về nhận thức và
nâng cao, năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho nguồn lao động đóng vai trị đặc biệt quan
trọng. Trong đó, nâng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho thanh thiếu niên được
xem là khâu không thể thiếu.

Trường Tiểu học, THCS & THPT Nguyễn Siêu
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3
Trường THPT Lý Tử Tấn - Hà Nội
*
Email:
1

2


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1219

Vấn đề học liệu số đã được nghiên cứu và dần đưa vào các chương trình đào tạo, việc số
hóa các nội dung học tập khơng chỉ góp phần nâng cao khả năng nhận thức của học sinh mà
còn giúp học sinh được phát triển khá tồn diện năng lực của bản thân, trong đó có năng lực
số. Năm 2015, Livingstone, S. and Byrne, J. trong hội nghị chuyên đề đã đề cập kỹ năng và
kiến thức kỹ thuật số, không gian để tham gia, sự tham gia của người dân và sự đổi mới. Năm
2017, UNESCO đã có báo cáo về xem xét các điều kiện tác động đến sự phát triển kỹ năng kỹ
thuật số dựa trên năm cuộc khảo sát so sánh quốc tế, kết quả cho thấy một nhóm mẫu gồm 12
quốc gia tham gia và đã đánh giá một cách nghiêm túc về việc số hóa các nội dung học tập,

hình thành, xây dựng các kỹ năng chuyển đổi số cho người học. Ở Việt Nam có khá nhiều tác
giả đã nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT qua việc xây dựng các học liệu, số hóa tài liệu để
nâng cao khả năng nhận thức của người học, đáp ứng được nhu cầu của xã hội - xã hội chuyển
đổi số. Tiêu biểu như: Phạm Văn Vinh (2012), Phạm Kim Chung (2017), Trịnh Lê Hồng
Phương (2011), Nguyễn Chí Thành (2020). Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về năng lực
số, học liệu số ở Việt Nam mới chỉ dành cho đối tượng là các sinh viên (SV), giáo viên (GV).
Việc áp dụng phát triển năng lực này cũng chủ yếu ở bậc đại học và sau đại học, còn trên đối
tượng là HS trung học cơ sở hay trung học phổ thơng chưa có nhiều.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học liệu số, quy trình xây dựng học liệu số, năng lực số, quy trình sử dụng học liệu
để phát triển năng lực số.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục; các cơng trình
nghiên cứu về cơ sở lý thuyết về năng lực số, phân tích lơgic cấu nội dung chương trình
SGK Sinh học 10 làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng bộ học liệu số để tổ chức dạy
học cho HS.
- Phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Điều tra về thực trạng dạy HS học hiện nay của GV và thực
trạng HS học của HS khối lớp 10 một số trường ở Hà Nội bằng bảng hỏi.
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về phiếu nghiên cứu thực trạng,
quy trình xây dựng học liệu số - tổ chức hoạt động học tập có sử dụng học liệu, các chủ để dạy
học sử dụng học liệu số theo mơ hình LHĐN, các nội dung thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thử một số giáo án phần sinh
học vi sinh vật Sinh học 10 có sử dụng bộ học liệu số theo mơ hình LHĐN.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý
các kết quả thu được trong điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm.



BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1220

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng lực số
*Khái niệm năng lực số: Theo UNESCO (2017): “Năng lực số là khả năng truy
cập, quản trị, thấu hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thơng tin một cách an
tồn và phù hợp thơng qua công nghệ số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông,
các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh”. Nó bao gồm các năng lực thường được
biết đến như năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin
hay năng lực truyền thống. Năng lực số được thừa nhận rộng rãi, bao gồm kiến thức và kỹ
năng, nhưng lại có những góc nhìn khác nhau đối với u cầu về thái độ.
Cũng theo tổ chức UNESCO (2017) phát triển năng lực số cho HS có liên quan đến
yếu tố sau:
1. Năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận, nghĩa là
việc có thiết bị CNTT-TT không đảm bảo việc sử dụng thực tế; 2. Điều quan trọng không
phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính,
cả ở nhà và ở trường: sự đa dạng hơn của các hoạt động gắn với việc nâng cao kỹ năng; 3.
Kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có kỹ năng số thì tác
động càng lớn; 4. Cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của HS như đọc, hiểu và xử
lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em; 5. Việc GV ứng dụng CNTT-TT có
mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của HS.
* Cấu trúc năng lực số
Năng lực số, có thể được hiểu là năng lực sử dụng học liệu số, bao gồm các thành phần sau:
NL thành phần
Thành tố
1. NL truy cập dữ Sử dụng các phương
liệu số.
tiện của CNTT.

Sử dụng tài nguyên
điện tử hoặc trực
tuyến để tìm kiếm
thơng tin.

Biểu hiện
Sử dụng các thiết bị như: máy tính, các thiết bị
cầm tay thơng minh,… để truy cập thơng tin.
Khai thác mơi trường mạng máy tính phục vụ
cập nhật kiến thức, tìm hiểu tri thức mới.
Biết tận dụng nguồn tài nguyên số hóa để học
tập.
Biết tổ chức và lưu dữ liệu an tồn.

2. NL quản lí học Quản lí dữ liệu số.
liệu số và dữ liệu
cá nhân.
3. Năng lực đánh Chọn lựa, đánh giá Biết lựa chọn thông tin tin cậy, phù hợp với
giá học liệu số.
dữ liệu và thông tin. vấn đề cần giải quyết.
Xây dựng và sử dụng các tiêu chí để đánh giá
chất lượng, sự phù hợp và độ tin cậy của dữ
liệu hoặc thơng tin và nguồn tìm kiếm.
4. NL sử dụng học Học tập với sự hỗ Sử dụng được 1 số phần mềm hỗ trợ học tập.
liệu số để học tập. trợ của CNTT.


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
NL thành phần
Thành tố

5. NL ứng xử khi Áp dụng hiểu biết cơ
sử dụng học liệu bản về chuẩn mực
số.
đạo đức, văn hóa và
pháp luật xung
quanh việc tiếp cận
và sử dụng CNTT.
6. NL sử dụng học Tạo ra các giải pháp
liệu số để sáng cho các thách thức
tạo.
và nhiệm vụ học
tập.
7. NL sử dụng học Cộng tác, chia sẻ và
liệu số để giao trao đổi thông tin.
tiếp.

1221

Biểu hiện
Tôn trọng pháp luật, thể hiện được phẩm chất
đạo đức và văn hóa Việt Nam trong sử dụng và
tạo ra các sản phẩm nhờ ứng dụng CNTT.
Hiểu được những tác động và ảnh hưởng của
việc sử dụng CNTT đối với bản thân.
Biết sử dụng hệ thống mạng máy tính giúp giải
quyết bài tập và các nhiệm vụ học tập.
Chuyển giao 1 số nhiệm vụ cho máy tính trong
quá trình giải quyết vấn đề.
Biết sử dụng các cơng cụ để giao tiếp một cách
hiệu quả, an toàn để hợp tác, chia sẻ, trao đổi

thông tin.
Nhận biết được các rủi ro có thể khi giao tiếp
trong mơi trường CNTT, biết cách sử dụng biện
pháp phịng tránh căn bản, thơng dụng.

3.2. Học liệu số, quy trình xây dựng học liệu số
* Khái niệm học liệu số: Theo Thông tư số 11/2018/TT-BGDĐT. Học liệu là các
phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu. Học liệu
có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ) và học liệu điện tử”.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT (2017) Học liệu số (hay học liệu
điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử,
sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình
chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,
thí nghiệm mơ phỏng và các học liệu được số hóa khác.
Có hai cách phân loại học liệu số (HLS): Theo dạng thức kỹ thuật học liệu số bao
gồm: phần mềm máy tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mơ phỏng), văn bản (text),
bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên; Theo mục đích
sử sụng: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm hình ảnh, video, bài trình chiếu, thí
nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu
hỏi tự luận, phiếu khảo sát,…
*Quy trình xây dựng học liệu số: Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng quy trình
xây dựng HLS theo Trịnh Lê Hồng Phương (2011), (2021) quy trình được thực hiện theo
các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học  Bước 2: Xác định
trọng tâm và kiến thức cơ bản  Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa
tiến trình dạy học)  Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động  Bước 5:
Lựa chọn phần mềm cơng cụ và số hóa kịch bản dạy học  Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến
chuyên gia và đồng nghiệp  Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện.


1222


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Giải thích các bước quy trình:

Bước 1, 2: Việc đầu tiên khi xây dựng HLS là phải xác định mục tiêu của chương và
bài học. Người thiết kế cần phải biết được sau khi học xong chương hoặc bài thì HS sẽ
đạt được những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Để xác định kiến thức trọng tâm cần dựa vào chương trình mơn học, dựa vào yêu
cầu cần đạt, các tài liệu tham khảo mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả
năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản có thể đi liền với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài
từ đó làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức và làm rõ thêm các trọng tâm
của bài.
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình dạy học)
Bước này được thực hiện như sau: Xác định cấu trúc của kịch bản  Chi tiết hóa
cấu trúc của kịch bản  Xác định các bước của quá trình dạy học  Xác định quá trình
tương tác giữa thầy, trị và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) - hoạt động của thầy, trị
và cơng cụ hỗ trợ  Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động  Hình dung
(lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Đây là bước quan trọng trong quá trình sử dụng học liệu số để hướng tới phát triển
năng lực số của HS, việc xây dựng kịch bản như thế nào? Lựa chọn hay thiết kế dạng HLS
như thế nào tùy thuộc vào những biểu hiện kỹ năng của năng lực số (gắn chặt với các
thành tố năng lực số của HS).
Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động: Tìm kiếm tư liệu: phim
(video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation); Xử lý tư liệu; Phân phối tư liệu cho mỗi
hoạt động.
Bước 5: Lựa chọn phần mềm cơng cụ và số hóa kịch bản dạy học bao gồm: Lựa chọn
phần mềm cơng cụ thích hợp; Cài đặt (số hóa) nội dung; Tạo hiệu ứng cho các tương tác.
Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp: Trình diễn thử  Sốt lỗi
 Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần  Lấy ý kiến nhận xét của chuyên gia

và đồng nghiệp.
Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện: Chỉnh sửa  Hoàn thiện  Đóng gói.
Từ quy trình trên, chúng tơi đã xây dựng được hệ thống học liệu gồm: Video nội
dung bài học; Các video bài giảng; Bài giảng PPT; Phiếu hướng dẫn tự học; Bảng kiểm tự
học; Bảng hỏi ngắn; Hệ thống các bài tập; Infographic; Poster dự án. Bộ học liệu số phần
Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 được thể hiện dưới link sau:
/>Hệ thống học liệu số có dạng:


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Hình 1. Cấu trúc chung của bộ học liệu

Cụ thể số lượng như sau:
Bài học/Chủ đề

DD, chuyển hóa
vật chất và năng
lượng.
Tổng hợp, phân
giải ở VSV và
ứng dụng.
Sinh trưởng và
sinh sản ở VSV
và ứng dụng.
Virus gây bệnh.
TỔNG

1223


Hình 2. Chủ đề dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và
năng lượng

Video
nội
dung
bài học

Video
bài
giảng

Bài
giảng
PPT

Phiếu
hướng
dẫn tự
học

Bảng
kiểm
tự
học

Bảng
hỏi
ngắn


Hệ
thống
bài
tập

Infographic

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1


2

1

1

1

1

1

3

1
4

1
4

1
4

3

2

1


3
2
7

1

Poster
dự án

Tài
liệu
đọc

1

1

1

1

3
5

3.3. Quy trình sử dụng học liệu số phát triển NLS trong dạy học phần SH vi sinh vật
- SH10
Tơi sử dụng quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy có ứng dụng HLS theo quy trình
được đưa ra trong modun 9 của Bộ GD & ĐT (2021)
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học  Bước 2: Xác định mạch
nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng  Bước 3: Xác định hình

thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá  Bước 4: Thiết kế
các hoạt động dạy học  Bước 5: Rà sốt, chỉnh sửa, hồn thiện kế hoạch bài dạy.
Ở bước 4, chúng tôi đề xuất sử dụng học liệu số theo mơ hình lớp học đảo ngược
phần ba Sinh học vi sinh vật Sinh học 10.
Để phát triển NLS cho HS, bước 4, được coi là bước bản lề, việc lựa chọn HLS, sử
dụng cho từng hoạt động học tập phải đảm bảo mục đích hướng tới phát triển những NL
thành phần nào, thường thì đối với học sinh, những NL sau được chú trọng nhiều: sử dụng
học liệu số để học tập, sử dụng học liệu số để sáng tạo, NL sử dụng học liệu số để giao tiếp.


1224

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Trong dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược, hoạt động của HS khi ở nhà và trên
lớp có sự đảo ngược so với mơ hình lớp học truyền thống. Cụ thể:
- Ở mơ hình lớp học truyền thống, HS hình thành kiến thức mới thông qua các hoạt
động trên lớp, luyện tập, vận dụng được thực hiện ở nhà.
- Trong khi đó, ở mơ hình LHĐN, quá trình hình thành kiến thức mới của HS được
tiến hành ở nhà, và khi lên lớp, HS sẽ được củng cố lại kiến thức, luyện tập và vận dụng.
Như vậy, để tổ chức các hoạt động học theo mơ hình Flipped classroom/Flipped
learning (FL), cần có các HLS phù hợp đặc biệt là hoạt động học ở nhà. Trong sơ đồ dưới
đây, căn cứ vào đặc điểm/mục đích của các hoạt động học ở từng giai đoạn, chúng tơi liệt
kê một số loại HLS có thể sử dụng trong dạy học theo mơ hình LHĐN.
Học liệu số
Mục đích sử dụng
- Video bài giảng
Hình thành kiến thức mới ở nhà
- Phiếu hướng dẫn tự học
- Bảng kiểm tự đánh giá HS tự đánh giá sau khi tự học hình thành kiến thức mới ở nhà

- Infographic
GV tổng kết, chốt kiến thức
- Hệ thống bài tập
Sử dụng 1 phần để HS tự luyện tập sau khi tự học.
Hoặc sử dụng để luyện tập, vận dụng trong hoạt động trên lớp
- Bài kiểm tra
GV sử dụng để đánh giá việc tự học ở nhà của HS, từ đó bổ
- Bảng hỏi ngắn
sung, sửa chữa, chuẩn hóa kiến thức cho HS.
3.4. Ví dụ quy trình sử dụng học liệu số phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy
học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10
Chủ đề: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV và ứng dụng
Chủ đề gồm 2 bài Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và
bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic; Thời lượng: 2 tiết.
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
1) Về năng lực
a) Năng lực KHTN
- Nêu được 1 số ví dụ về q trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV.
- Phân tích được vai trò của VSV trong đời sống và trong tự nhiên.
- Thực hành làm được 1 số sản phẩm lên men từ VSV (sữa chua, dưa muối, bánh mì,...).
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về ứng dụng của quá trình tổng hợp và
phân giải của VSV.
b) Năng lực chung
- Tìm kiếm và lựa chọn thơng tin về ứng dụng của quá trình tổng hợp và phân giải
các chất của VSV, cẩn thận trong ghi chép số liệu thu thập được.
2) Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ thực phẩm khỏi sự phân giải của VSV.


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM


1225

- Tích cực tìm hiểu thông tin về kháng sinh và các sản phẩm lên men.
Bước 2 + 3: Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương
ứng; xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá
Thiết kế hoạt động học tập của bài theo mơ hình lớp học đảo ngược.
STT
1
2
3

Thời lượng
PP/KTDH
(phút)
Khái niệm VSV
6
Dạy tự học, KT T-P-S
Môi trường và các
Dạy tự học, dạy học
15
kiểu dinh dưỡng
hợp tác
Dạy tự học, KT phịng
Hơ hấp và lên men
15
tranh
Mạch nội dung/HĐ

KTĐG

Bài tập trắc nghiệm
Bảng kiểm, BT trắc
nghiệm
BT trắc nghiệm, tự
luận

Bước 4. Thiết kế bài học
Tài liệu số bài học có thể truy
cập: />Hoạt động ở nhà: HS nghiên cứu
powerpoint bài giảng, video bài
dạy trong hướng dẫn tự học, kết
hợp tìm hiểu internet hồn thiện
phiếu hướng dẫn tự học, bảng
kiểm tự học:
Powerpoint bài dạy, phiếu hướng
dẫn tự học, truy cập link:
/>bảng kiểm tự học, truy cập link:
/>Hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: GV tổng kết tình hình học tập ở nhà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của VSV.
Giáo viên tổ chức hoạt động học tập theo góc: Mỗi góc chia 2 nhóm, mỗi nhóm
được giao hồn thành 1 phiếu học tập trong vịng 10 phút trên giấy A0. Sau thời gian trên,
các nhóm có 5 phút báo cáo kết quả hoạt động nhóm mình, các nhóm khác cho điểm.
Góc hiểu
Câu 1: Hãy sắp xếp các ví dụ về vi sinh vật (VSV) dưới đây vào bảng phân loại nhóm
VSV phù hợp.
Ví dụ VSV: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn VSV không quang hợp, vi khuẩn nitrat
hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía và màu lục, vi khuẩn khơng chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.



BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1226

VSV quang tự dưỡng

VSV hóa tự dưỡng VSV quang dị dưỡng

VSV hóa dị dưỡng

Câu 2: Xác định loại mơi trường dinh dưỡng cho các ví dụ sau: nước cam, dịch chiết
khoai tây, dung dịch đường glucose 10 %, canh thịt + 10 ml dung dịch đường glucose
10 %, dung dịch glucose 5 % + NH4NO3 1 %,…
Góc vận dụng
Câu hỏi:
a) Quan sát sơ đồ q trình sản xuất rượu trắng
sau, hãy cho biết ở công đoạn lên men người ta
sử dụng loại VSV nào? Hãy phân tích thành
phần dinh dưỡng của loại VSV được sử dụng.
b) Để thu được lượng rượu trắng nhiều nhất theo
em có thể tác động vào vi sinh vật tham gia lên
men rượu như thế nào?
Q trình sản xuất rượu trắng
Góc sáng tạo
Câu 1: Tình huống: Bạn Nam có tham gia nghiên cứu khoa học liên quan chủng nấm
men Saccharomyces cerevisiae. Trong đề tài của mình, Nam phải thực hiện ni cấy
chúng trong phịng thí nghiệm. Hiện tại, Nam chưa biết tạo ra các loại mơi trường ni
cấy chúng trên phịng thực hành của trường. Hãy đề xuất các ý tưởng về các loại môi
trường cho Nam.

Câu 2: Thiết kế poster triển lãm giới thiệu về q trình hơ hấp và lên men ở VSV.
Hoạt động luyện tập, vận dung: Làm bài trên azota: />a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV
để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
1) Vải khi chín q thường có vị chua. Giải thích. Từ đó, hãy đề xuất các biện pháp
bảo quản vải để hạn chế được sự chua này.
2) Có câu nói cho rằng “Muốn muối dưa ngon, người đó phải có tay muối dưa”.
Quan điểm của em về câu nói trên. Giải thích.
c) Sản phẩm: Tổng hợp câu trả lời của HS trên MS form.
d) Tổ chức thực hiện: GV chuyển câu hỏi lên MS form gửi link cho HS thực hiện
tại nhà, bài sẽ được chữa đầu tiết sau tại lớp.


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1227

Bước 5. Rà soát, chỉnh sửa, hồn thiện kế hoạch bài dạy
GV rà sốt lại kế hoạch bài dạy, chỉnh sửa cho phù hợp với từng đối tượng HS.
3.5. Phân tích định lượng về các tiêu chí của năng lực số của HS trong dạy học phần
Sinh học VSV - SH10
Từ việc phân tích các tiêu chí năng lực thành phần của NSL, chúng tơi lựa chọn một số
tiêu chí đặc trưng và có vai trò quyết định tới sự phát triển NLS của HS bao gồm: 1) Sử dụng
tài nguyên điện tử học trực tuyến để tìm kiếm thơng tin; 2) Chọn lựa, đánh giá dữ liệu và
thông tin; 3) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của hệ thống ứng dụng CNTT; 4) Tạo ra các giải
pháp cho các thách thức và nhiệm vụ học tập; 5) Cộng tác, chia sẻ và trao đổi thông tin. Qua
3 lần thực nghiệm, và xử lý số liệu chúng tơi có được kết quả, thể hiện trong Bảng 1:
Bảng 1. Kết quả đánh giá định lượng tiêu chí NLS của HS trong dạy học phần VSV - SH10


Tiêu chí

Mức độ

Sử dụng tài nguyên
điện tử hoặc trực tuyến
để tìm kiếm thơng tin.

4
3
2
1
4
3
2
1
4
3
2
1
4
3
2
1
4
3
2
1

Chọn lựa, đánh giá dữ

liệu và thông tin.

Học tập, tự học với sự
hỗ trợ của các hệ thống
ứng dụng CNTT.
Tạo ra các giải pháp
cho các thách thức và
nhiệm vụ học tập.
Cộng tác, chia sẻ và
trao đổi thông tin.

Đầu TN
SL
%
8
26,67
15
50,00
3
10,00
4
13,33
6
20,00
11
36,67
6
20,00
7
23,33

10
33,33
12
40,00
7
23,33
1
3,33
13
43,33
5
16,67
3
10,00
9
30,00
14
46,67
8
26,67
6
20,00
2
6,67

Kết quả đạt đựơc
Giữa TN
SL
%
10

33,33
13
43,33
4
13,33
3
10,00
8
26,67
13
43,33
5
16,67
6
20,00
12
40,00
10
33,33
8
26,67
0
0,00
13
43,33
5
16,67
4
13,33
8

26,67
20
66,67
5
16,67
4
13,33
1
3,33

Cuối TN
SL
%
14
46,67
10
33,33
5
16,67
1
3,33
12
40,00
15
50,00
1
3,33
2
6,67
20

66,67
6
20,00
4
13,33
0
0,00
16
53,33
6
20,00
3
10,00
5
16,67
25
83,33
3
10,00
2
6,67
0
0,00

Từ kết quả ở Bảng 1, có thể nhận thấy, các tiêu chí NLS của HS thay đổi theo chiều
hướng mức độ 4 tăng dần qua các lần đánh giá. Đặc biệt, các tiêu chí học tập, tự học với
sự hỗ trợ của hệ thống ứng dụng CNTT; Cộng tác, chia sẻ và trao đổi thông tin, điều này
chứng tỏ, với việc sử dụng bộ HLS, gắn với quy trình chúng tơi lựa chọn là có hiệu quả
trong việc phát triển NLS cho HS trong quá trình dạy học chủ đề SH VSV - SH10.



1228

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

4. KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của người
GV. Để thực hiện nhiệm vụ này người GV phải tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm
trong các giờ học và vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Trong bài báo này,
chúng tôi đã xây dựng và sử dụng bộ HLS để tổ chức các hoạt động dạy học phần Sinh
học vi sinh vật Sinh học 10 theo mơ hình LHĐN. Qua kết quả đánh giá định lượng các
mức độ phát triển của NLS có thể khẳng định, việc sử dụng HLS ngồi việc góp phần
nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức cho HS, có giúp HS phát triển NLS trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, Ban chấp hành trung ương, Số 29 NQ/TW, 04/11/2013, Hà Nội.
Bộ GD & ĐT, 2017. Thông tư 21/2017 TT Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ
quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021. Hướng dẫn phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi
cho giáo viên cấp trung học, 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phạm Kim Chung, 2017. Thiết kế chương trình mơn tin học ở trường THPT theo hướng
tiếp cận năng lực công nghệ thơng tin cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội, Số 414, tr 43-45.
Kidron, B. and Rudkin, As., 2018. Digital Childhood: Addressing childhood development
milestones in the digital environment. 5Rights Foundation. Livingstone, S. and Byrne,
J. (2015). Challenges of Parental Responsibility in a Global Perspective. In: Gasser,
U. (ed.), Digitally Connected: Global perspectives on youth and digital media (pp.2629). Cambridge: Berkman Center for Internet and Society, Harvard University.
UNESCO, 2017. Building Tomorrow’s Digital Skills: What conclusions can we draw from

international comparative indicators? Paris: UNESCO.
Trịnh Lê Hồng Phương, 2011. Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần Cấu
tạo nguyên tử và Hệ thống bảng tuần hồn các ngun tố hóa học - Chương trình
trung học phổ thông chuyên, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Trịnh Lê Hồng Phương, 2012. Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ việc dạy và học một số nội
dung Hóa học ở trường trung học phổ thông. Ý kiến trao đổi số 37 năm 2012 Nguyễn
Chí Thành (2020), Phát triển học liệu số trong dạy học trực tuyến tại khoa Sư phạm,
Báo cáo khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm Văn Vinh, 2012. Xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu dạy học điện tử
hóa học nâng cao (phần Hóa Vơ cơ), Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.


PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1229

BUILDING AND USING A DATA SET TO DEVELOP NUMBER
CAPABILITY FOR STUDENTS IN TEACHING THE SECTION OF
BIOGRAPHY MICROLOGICAL - BIOLOGY 10
Vu Thi Hong1, Do Thanh Trung 2,*, Tran Tuan Anh3
Abstract. In this study, we focus on studying digital learning materials, design,
build and use a set of teaching materials for teaching topics in Microbiology Biology 10 according to the flipped classroom model. That contributes to
improving the efficiency of knowledge acquisition and at the same time forging
students' digital competence.
Keywords: Digital learning materials, digital competence, microorganism.

1


Nguyen Sieu School, Hanoi
Hanoi National University of Education
2
Ly Tu Tan High School, Hanoi
*
Email:
2



×