Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

(Luận án tiến sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH PHAN QUỲNH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CỬU VIỆT

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong luận án đảm bảo độ chính xác, trung
thực và tin cậy. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu
của mình.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

ĐINH PHAN QUỲNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1
1.2
1.3
Chương 2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
Chương 3
3.1
3.2
Chương 4

…………………………………………………………………..
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đánh giá về tình hình nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ
Khái niệm, ngun tắc, vai trị xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ

Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ
Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ
Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay

1
8
8
23
27
31
31
36
55
61
66
77
77
97

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH 116
VỰC GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM


Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
116
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ở Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
4.2
124
vực giao thơng đường bộ
KẾT LUẬN
155
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4.1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT

: An tồn giao thơng

ATGTĐB

: An tồn giao thơng đường bộ

BCA

: Bộ Cơng an


CAND

: Cơng an nhân dân

C08

: Cục Cảnh sát giao thông

CSGT

: Cảnh sát giao thông

GTĐB

: Giao thông đường bộ

GTVT

: Giao thông vận tải

GPLX

: Giấy phép lái xe

GTTT

: Giao thông trật tự

NCS


: Nghiên cứu sinh

PC08

: Phịng Cảnh sát giao thơng

VPHC

: Vi phạm hành chính

VPPL

: Vi phạm pháp luật

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNHC

: Trách nhiệm hành chính

TNPL

: Trách nhiệm pháp lý

TTATGT

: Trật tự an tồn giao thơng


TTKS

: Tuần tra kiểm sốt


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hệ thống đường bộ Việt Nam
Bảng 3.2: Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Việt Nam
Bảng 3.3: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an tồn giao thơng đường
bộ
Bảng 3.4: Phân tích các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Bảng 3.5: Phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
Bảng 3.6: Kết quả áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực giao
thơng đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng đường bộ (GTĐB) ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề nhận được
sự quan tâm và quan ngại sâu sắc của toàn xã hội, theo số liệu của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) hiện nay tỷ lệ tử vong tính trên 100.000 dân do tai nạn giao thơng
(TNGT) gây ra tại Việt Nam là cao hơn mức trung bình của thế giới (24,5/17)
[145]. Tuy nhiên đây mới là số tử vong theo thống kê trên hiện trường do lực
lượng Cảnh sát giao thơng (CSGT) thực hiện. Bên cạnh đó bình quân mỗi năm
Việt Nam mất 3 tỷ USD (tương đương 2,5% GDP) để khắc phục các hậu quả do
TNGT đường bộ gây ra [129], trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
đang ở mức khoảng 6%. Phân tích nguyên nhân dẫn đến TNGT ở nước ta phần
lớn là xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về GTĐB của người điều
khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thơng gây ra. Có thể nhận thấy

tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta là một trong rất nhiều nguyên
nhân cản trở sự phát triển của đất nước. Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày
24/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ (ATGTĐB) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, khẳng định việc thực hiện chiến lược ATGTĐB nhằm thiết lập và duy trì
trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) nhằm bảo đảm an tồn cho
người, phương tiện khi tham gia giao thơng; bảo đảm hệ thống GTVT hoạt động
thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
(TTATGT) và hạn chế TNGT là góp phần vào sự phát triển của đất nước và là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn dân, tồn xã hội, trước hết là của
các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thơng.
Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ,
các Bộ, ngành và của tồn xã hội, vấn đề trật tự, ATGTĐB ở nước ta đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình VPPL trong lĩnh vực GTĐB được

1


kéo giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại to lớn cho xã
hội. Chỉ tính trong năm 2016 (năm có số vụ VPHC về GTĐB ít nhất kể từ 2007),
riêng lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.972.192
trường hợp vi phạm trật tự ATGTĐB; phạt 2.582,73 tỷ đồng; tạm giữ 34.659 xe ô
tô và 560.418 xe mô tô. Cũng trong năm 2016 tình hình ùn tắc giao thơng vẫn diễn
ra ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội), với 41 vụ ùn tắc kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như sức
khỏe của cộng đồng. Cũng trong năm 2016, tình hình TNGT đường bộ vẫn còn ở
mức cao, đáng báo động với 21.589 vụ, làm chết 8.685 người và bị thương 19.280
người [13].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT đường bộ, tuy nhiên theo

đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình
TNGT đường bộ chính là việc khơng tn thủ các quy định của pháp luật về trật
tự, ATGTĐB của các chủ thể khi tham gia giao thơng [14]. Chính vì vậy bên cạnh
việc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu các hành vi VPPL về
trật tự, ATGTĐB, cũng như tăng cường năng lực vận tải công cộng, cải thiện hạ
tầng GTĐB..., thì các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (VPHC)
trong lĩnh vực GTĐB như: Giáo dục, tuyên truyền về ATGTĐB; hoàn thiện tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về an tồn giao thơng (ATGT) từ trung ương đến
địa phương; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tự ATGTĐB; nâng
cao năng lực cưỡng chế của lực lượng CSGT, Thanh tra ngành GTVT, và các lực
lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ cơng
tác tuần tra, kiểm sốt, xử lý vi phạm; hồn thiện cơ chế phối hợp giữa lực lượng
chức năng được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm.
Vì vậy tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất cập của hoạt động này là
một vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, với mục tiêu kéo giảm tình hình
VPHC về trật tự, ATGTĐB là một yêu cầu cấp thiết.
2


Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận án
tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Mã số
9.38.01.02
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt
động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những yếu tố tác động tới hoạt

động này, để từ đó tìm ra các ngun nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Luận án tiến hành phân tích, đánh tình hình nghiên cứu có liên
quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB qua các cơng trình nghiên cứu, bài
báo khoa học của các tác giả trong và ngồi nước, từ đó chỉ ra những vấn đề đã
được làm rõ; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như
vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án sẽ tiến hành bổ sung và
hoàn thiện cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Thứ ba: Luận án tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB trong thời gian 10 năm (2007 – 2016), chỉ rõ những ưu điểm, kế t
quả đa ̣t được cũng như những tồ n ta ̣i, ha ̣n chế và nguyên nhân của tồ n ta ̣i, ha ̣n chế
trong hoạt động này.
Thứ tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua; những dự báo về tình hình VPHC
3


trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận án đưa ra các
kiến nghị cũng như đề xuấ t giải pháp, các nhóm giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức
năng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề có liên
quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB trong phạm vi cả nước.
Về thời gian, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong
10 năm (từ năm 2007 đến hết năm 2016).
Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thực hiện đối với các VPHC trong lĩnh
vực GTĐB như: Vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng
GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về
người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB.... Tuy nhiên vì những khó khăn
trong cơng tác thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động xử lý các vi phạm về
kết cấu GTĐB (thực tế các vi phạm này mới bắt đầu được quan tâm xử lý từ đầu
2017), vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về những vấn đề có liên
quan đến xử lý VPHC đối với những vi phạm về quy tắc GTĐB; vi phạm quy định
về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương
tiện tham gia GTĐB..., mà không nghiên cứu những VPHC về kết cấu GTĐB.
Mặc dù thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thuộc về nhiều chủ
thể khác nhau như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an nhân
dân; lực lượng Thanh tra ngành GTVT; nhưng trên thực tế hoạt động này chủ yếu
được tiến hành bởi lực lượng đó là CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
4


Vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá họat động xử lý của lực lượng
CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan
đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Chương 1: Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án dùng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để khái quát
các vấn đề liên quan đến luận án đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu và cơng bố trong các cơng trình khoa học của mình. Từ đó chỉ ra những
nội dung mà luận án sẽ kế thừa, phát triển cũng các vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục
nghiên cứu, làm rõ.
Chương 2: Là chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về VPHC và xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng chủ yếu phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp để từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan đến VPHC,
xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực GTĐB nói riêng.
Chương 3: Là nội dung trình bày thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, vì vậy luận án tách ra làm hai phần đó là thực trạng pháp luật về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB của các lực lượng chức năng; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên
nhân. Trong chương này, luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương
pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để làm rõ các quy định pháp luật về xử lý
VPHC trong GTĐB hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB.
5


Chương 4: Là chương trình bày về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu
quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành liên ngành để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB với mục đích xây dựng một xã hội giao thơng
an tồn, văn minh và thân thiện.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan, phân tích các quan điểm

đã và đang tồn tại về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, trên cơ sở đó luận án xây
dựng khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, dồng thời đã chỉ ra các đặc
điểm, vai trò cũng như nguyên tắc của xử lý VPHC trong GTĐB.
Thứ hai, trên cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật
hành chính đối với những vấn đề đã được đặt ra trong phần câu hỏi nghiên cứu và
giả thuyết nghiên cứu của luận án, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng tới
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện về thực trạng pháp luật xử
lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong
lĩnh vực này, luận án đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng
như những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ra những
kết luận khoa học về vấn đề này.
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá nhưng tồn tại, hạn chế của pháp luật về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; những khó khăn, hạn chế của hoạt động
xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền trên thực tế;
trên cơ sở những dự báo về diễn biến tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong
thời gian tới tại Việt Nam; Luận án đề xuất các giải pháp hướng tới sự hoàn thiện các
quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6


6.1. Ý nghĩa lý luận
Là một cơng trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện và có hệ thống về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hồn thiện pháp luật về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học
tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những kết luận trong luận án cũng như những đề xuất, kiến nghị và giải pháp
mà luận án trình bày là kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB, cũng như thơng qua đánh giá, phân tích từ thực tiễn áp dụng
pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. Bởi
vậy, những đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp được luận án trình bày có thể giúp
cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để từ đó vận dụng vào hoạt động xử lý
các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, góp phần tạo lập một
xã hội giao thơng an tồn, văn minh và thân thiện.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Chương 3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ ở Việt Nam hiện nay
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
7


1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
Thứ nhất, về khái niệm xử lý VPHC
Là một nội dung quan trọng trong nội dung giảng dạy môn Luật Hành chính
tại các cơ sở đào tạo luật, chính vì vậy trong các giáo trình giảng dạy mơn Luật
Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam như Đại học Luật Hà Nội;

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội;
Đại học Cảnh sát Nhân dân..., đều dành một nội dung để trình bày, luận giải về
vấn đề này.
Tuy nhiên, khi trình bày, luận giải về khái niệm xử lý VPHC, do cách tiếp
cận khơng hồn tồn giống nhau, vì vậy sự luận giải về khái niệm cũng có những
điểm khơng đồng nhất. Ví dụ, trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của
Trường Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân chủ yếu phân tích theo
hướng giải thích khái niệm đã được luật định. Cụ thể, trong giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2017 đã dành một
nội dung lớn tại chương XI trình bày về VPHC; Trong nội dung trình bày về khái
niệm VPHC, giáo trình đã điểm lại các văn bản pháp luật có những quy định đề
cập đến khái niệm VPHC (Từ Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 đến Luật xử lý
VPHC năm 2012); giáo trình đã nêu lại các định nghĩa về VPHC được thể hiện
trong các văn bản pháp luật này và giáo trình kết luận: Tuy có sự khác nhau về
cách diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những
dấu hiệu bản chất của loại vi phạm này [60, tr 337]. Và sau đó đưa ra khái niệm
VPHC như được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC năm 2012.
Trong khi đó giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng
Thái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, 2017; Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu
Việt, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2013..., khi trình bày về khái
8


niệm VPHC lại khơng thuần túy đi theo cách trình bày và diễn giải lại theo các
quy định của pháp luật có liên quan đến khái niệm này. Ví dụ, tại giáo trình Luật
Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi luận giải về khái niệm
VPHC, tác giả cũng đã hệ thống lại các quy định được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật có liên quan đến khái niệm VPHC (từ Pháp lệnh xử phạt VPHC 1989
đến Luật xử lý VPHC năm 2012) và kết luận: Các khái niệm được thể hiện trong

các văn bản pháp luật này đã thể hiện được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của VPHC
như: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, được pháp luật quy định là
VPHC và phải chịu trách nhiệm hành chính (TNHC). Tuy nhiên, theo tác giả, mặc
dù khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật đã thể hiện được
một số dấu hiệu pháp lý cơ bản như đã nêu, nhưng để đảm bảo tính chính xác,
khoa học của khái niệm, thì cần chính xác thêm ở một số khía cạnh như: Cần phải
xác định chính xác khách thể của hành vi vi phạm; cần loại bỏ cụm từ mà không
phải là tội phạm ra khỏi khái niệm bởi theo tác giả quy định như vậy dễ làm cho
chủ thể có thẩm quyền xử lý lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi VPPL
nào là VPHC hay tội phạm [107, tr 496].
Thứ hai, về nguyên tắc xử lý VPHC
Nếu như trong hai nội dung đầu tiên của xử lý VPHC là khái niệm và các đặc
điểm của xử lý VPHC, về cơ bản các tác giả có quan điểm tương đối thống nhất,
thì trong nội dung trình bày về nguyên tắc xử lý VPHC quan điểm của các tác giả
được thể hiện trong phần này lại có nhiều điểm chưa tương đồng. Trong giáo trình
của trường Đại học Luật Hà Nội khi trình bày về các nguyên tắc xử lý VPHC thì
chỉ nhắc lại nội dung của khoản 1,2 điều 3, Luật xử lý VPHC 2012 và không có
bất kỳ bình luận hay kiến giải gì [60, tr.350,351], trong khi đó tại giáo trình Luật
hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi trình bày về các nguyên
tắc của hoạt động xử lý VPHC, trên cơ sở không tán thành với việc đưa nội dung
về các biện pháp xử lý hành chính vào trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và khái
niệm “ xử lý VPHC” của Luật, nên theo tác giả, “nguyên tắc xử lý VPHC” được
9


hiểu bao gồm những nguyên tắc chung của TNHC (bao gồm nguyên tắc của
pháp luật về TNHC và nguyên tắc của hoạt động xử lý VPHC) và những nguyên
tắc riêng của hoạt động xử lý VPHC. Trong nội dung này, tác giả cũng nêu quan
điểm của cá nhân mình về sự thiếu chính xác của các nguyên tắc của hoạt động xử
lý VPHC hiện nay được quy định trong Luật xử lý VPHC [107, tr.515].

Thứ ba, về các hình thức xử phạt VPHC
Đối với nội dung này về cơ bản các quan điểm khoa học là tương đối giống
nhau, điều này được thể hiện qua phần nội dung luận giải về hình thức xử phạt
VPHC, các giáo trình chỉ lưu ý cần có sự phân biệt chính xác giữa hình thức phạt
chính và hình thức phạt bổ sung. Bên cạnh hình thức xử phạt được trình bày, các
giáo trình cịn dành một dung lượng lớn để trình bày về các biện pháp khắc phục
hậu quả do VPHC gây ra cũng như những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc
xử phạt VPHC....
Cuốn sách “Một số vấn đề về phạt hành chính” của hai tác giả Phạm Dũng
và Hồng Sao, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1986. Trong cơng trình này, các tác
giả đã đưa ra những nhận thức ban đầu về cơ sở lý luận của phạt hành chính và
chỉ rõ các loạt phạt hành chính hiện đang áp dụng ở thời điểm đó như: Cảnh cáo;
phạt tiền; tước quyền được sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện VPHC; phạt lao động cơng ích; biện
pháp phạt lao động cải tạo; giam hành chính… Qua việc phân tích các biện pháp
xử phạt, các tác giả đã chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để giúp người
đọc có thể phân biệt được các hình thức xử phạt hiện hành, mục đích, nội dung
cũng như hậu quả pháp lý của từng hình thức xử phạt để từ đó tránh những sự
nhầm lẫn trong q trình áp dụng hình thức xử phạt. Các tác giả đã chỉ rõ trong
giai đoạn này, vẫn có sự nhầm lẫn cho rằng cảnh cáo miệng cũng là hình thức xử
phạt, vì cảnh cáo miệng “khơng có tính chất đánh giá nhà nước đối với vi phạm
và không tạo ra một hậu quả pháp lý nào cả” [50, tr 25]. Bên cạnh việc nêu thẩm
quyền ban hành các văn bản quy định TNHC theo quy định của pháp luật, các tác
10


giả đã phân tích và nêu ra những chồng chéo, bất cập trong việc quy định thẩm
quyền ban hành các quy định về xử phạt; việc quy định Hội đồng nhân dân được
phép ban hành các quy định về phạt hành chính, nhưng lại khơng có hướng dẫn
cụ thể cho hoạt động này dẫn đến tình trạng ban hành tràn lan, đặc biệt ở cấp cơ

sở (xã, phường), điều này dễ làm ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, các tác giả đã đưa ra kiến nghị cần phải quy
định rõ nội dung ban hành quy định về phạt hành chính của Hội đồng nhân dân
theo các tiêu chí như: Các quy định đó chưa được quy định trong các văn bản của
cơ quan trung ương; các điều kiện cụ thể của địa phương phải được thể hiện để
ban hành các quy định đó; hay nói một cách khác giao cho địa phương quyền ban
hành văn bản về TNHC là cần thiết, tuy nhiên sự cần thiết đó phải được xem xét
một cách toàn diện trên cơ sở yếu tố đặc thù của chính địa phương đó chứ khơng
quy định một cách chung chung như hiện nay. Kết luận này cho đến nay vẫn là
một lưu ý quan trọng cho các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các quy định
về hình thức, mức, cũng như thẩm quyền xử phạt đối với từng vi phạm cụ thể.
Chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do Th.S Đặng
Thanh Sơn và các chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ pháp luật Hình sự - Hành
chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008, lại tiếp cận vấn đề VPHC và xử lý VPHC ở góc
độ ý nghĩa của xử lý VPHC và chỉ ra những đặc điểm cơ bản để phân biệt một
hành vi bị coi là VPHC với một VPPL khác (đặc biệt là tội phạm) dưới góc độ luật
thực định mà khơng đi sâu vào phân tích những vấn đề có tính lý luận đối với vấn
đề này, bởi theo các tác giả nội dung này khơng có ý nghĩa nhiều trong cơng tác
áp dụng pháp luật.[83]
Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội.
Là một cơng trình nghiên cứu chun sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, tác giả luận án đã nêu ra
11


khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các chủ thể có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý hành
chính theo một trình tự, hình thức do pháp luật xử lý hành chính quy định đối với

cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC” [31, tr.37]. Trên cơ sở khái niệm này, tác giả
luận án đã phân tích các đặc điểm cũng như vai trị của xử lý VPHC đối với việc
duy trì các hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung, trong lĩnh vực
hải quan nói riêng.
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh
sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát
Nhân dân. Đối với nội dung về xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB,
luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của
xử lý VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên cơ sở pháp luật thực
định và từ đó tác giả luận án đã xây dựng khái niệm về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực GTĐB của lực lượng CSGT như sau:
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là công tác của nghiệp vụ lực lượng
CSGT, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và quy trình cơng tác
của ngành Cơng an áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
Luật GTĐB mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính, góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an tồn xã hội. [69, tr.29]
Là luận án tiến sĩ chuyên ngành An ninh và trật tự xã hội, vì vậy trong chương
thứ ba của luận án, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính nghiệp vụ nhằm
nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT
đường bộ.
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở
Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành
chính Quốc gia. Là luận án tiến sĩ Quản lý công về nội dung quản lý nhà nước
trong lĩnh vực trật tự, ATGTĐB, vì vậy tác giả luận án cũng đã dành tương đối
12


nhiều dung lượng để trình bày về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB; cụ thể trong nội dung quản lý nhà nước về GTĐB được trình bày

tại mục 2.2 của luận án từ trang 49 đến trang 60, tác giả khẳng định xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà
nước về GTĐB. Theo đó:
Tuần tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ chủ yếu là
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về
TTATGT đường bộ để xử phạt VPHC đối với cá nhân và tổ chức có hành vi
cố ý hoặc vơ ý vi phạm quy định về TTATGT đường bộ, các điều kiện đảm
bảo ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người
tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về
TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt VPHC [51, tr 59].
Luận án tiến sĩ Quản lý cơng “Hồn thiện thể chế xử lý hành chính vi phạm
trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam” của Nguyễn Xuân Lâm, thực
hiện năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã tập trung trình bày
và làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng có liên quan đến thể chế xử lý VPHC
trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam như: Hệ thống hóa và làm rõ thêm
các vấn đề lý luận về VPHC trên biển, xử lý VPHC trên biển cũng như thể chế xử
lý VPHC trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; làm rõ khái niệm, yêu
cầu, các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện cũng như các yếu tố tác động đến
hoàn thiện thể chế xử lý VPHC trên biển của cảnh sát biển Việt Nam; Nghiên cứu
thực trạng thể chế xử lý VPHC trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam, để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nay trên thực tế.
[67]
Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu về
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay – Một số vấn đề lí luận,
13


thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa
luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” của Ngô Thị Hồng Loan,
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào một số vấn đề như lý luận
cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như phân tích những
vấn đề có tính khái qt, điển hình về thực trạng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB ở Việt Nam. Từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với mục đích
hồn thiện pháp luật về lĩnh vực này (Luận văn của Vũ Thị Thanh Nhàn). Các kết
luận được đề cập trong các công trình nêu trên sẽ tiếp tục được NCS kế thừa trong
xây dựng các khái niệm có liên quan trong luận án của mình.
Ngồi giáo trình, sách, chun đề, luận văn, luận án như vừa trình bày ở trên
vấn đề xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn được đề cập đến
qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hay tại kỷ yếu của
các kỳ hội thảo. Cụ thể như sau:
Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh
Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm
2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính” đăng trên cổng thơng tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011 đã tập trung
phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật hiện hành sử dụng
phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các chức danh có thẩm quyền
xử phạt VPHC, vì vậy sẽ ln dẫn đến tình trạng “thiếu”, “thừa” người có thẩm
quyền xử phạt VPHC. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả kiến nghị
trong Luật xử lý VPHC, ngoài việc quy định có tính liệt kê những người có thẩm
quyền xử phạt như trong Pháp lệnh xử lý VPHC, cần phải có quy định: “Những
người khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính
14



phủ” và quy định về vấn đề kế thừa thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả việc
Pháp lệnh xử lý VPHC quy định một số người không giữ chức danh lãnh đạo,
quản lý trong cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong khi thi
hành cơng vụ là không cần thiết. Đồng thời, quy định những người là cấp trưởng
trong một số cơ quan nhà nước có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó thực
hiện thẩm quyền xử phạt VPHC là không hợp lý bởi theo tác giả thì ủy quyền xử
phạt VPHC có nguy cơ làm kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt VPHC; hay
như trong một số trường hợp cá biệt, ở một số cơ quan, tổ chức chưa có cấp trưởng
(chỉ là phó phụ trách), thì vấn đề xử phạt sẽ khơng có cơ sở để thực hiện. Việc chỉ
giao thẩm quyền xử phạt cho cấp trưởng, sau đó cấp trưởng ủy quyền lại cho cấp
phó cũng dễ dẫn đến tính thiếu khách quan trong việc ra các quyết định xử phạt
của người được ủy quyền. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm
vụ quản lý và ra quyết định xử phạt VPHC của những người được ủy quyền, việc
ủy quyền cũng có khả năng làm gia tăng số vụ việc khiếu kiện về quyết định xử
phạt VPHC. Từ những phân tích như vừa trình bày, tác giả kiến nghị trong Luật
xử lý VPHC nên quy định những người là cấp phó trong một số cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử phạt đối với những VPHC thuộc phạm vi quản lý mà họ được
phân công.
Bài viết “Hồn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán Thụy Sĩ,
Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân quyền Đan
Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011, thì cho rằng: Nguyên
tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt
như hiện nay đã làm vơ hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức
không có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi
khung tiền phạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình
trạng việc xử phạt chủ yếu bị đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm
15



được xử lý, trong khi đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến
mức phải có sự quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền
cần có sự điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động
xử phạt bị đẩy lên cơ quan cấp trên.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ theo chức năng của
lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại
Học Viện Cảnh sát nhân dân. Trong phần trình bày về thực trạng cũng như giải
pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tác giả đã phân tích
hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT trong thời
gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả luận án đã chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động xử phạt.
Từ những phân tích đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp để khắc phục những tồn
tại trong công tác xử phạt của lực lượng CSGT như: Hoàn thiện các quy định của
pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tăng cường biên chế, trang bị cho
lực lượng CSGT...[69, tr.136 – 158].
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại
Học viện Hành chính Quốc gia. Là một luận án chuyên ngành Quản lý công, những
vấn đề mà luận án nghiên cứu có liên quan trực diện về trật tự, ATGTĐB, vì vậy
trong chương thứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả
của quản lý nhà nước về GTĐB, tác giả đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7),
trình bày về nhóm giải pháp “Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường
bộ” và “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ”. Theo tác giả muốn nâng cao hiệu
quả của quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB, thì việc tăng cường công tác thanh,
16



kiểm tra, cũng như vấn đề tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt
là cần phải có những thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cần
phải có sự thay đổi mạnh mẽ..., Các giải pháp này là một kênh tham khảo quan
trọng cho NCS khi xây dựng các giải pháp cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB theo nội dung của luận án.[51, tr.130 – 150]
Bên cạnh đó trong một số luận văn thạc sĩ luật học như - Luận văn thạc sĩ
luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường
bộ hiện nay – Một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của
Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc
sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại
học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...; các tác giả
chủ yếu trình bày về thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại một địa
phương cụ thể (Luận văn của Nguyễn Văn Minh), từ đó chỉ ra một số tồn tại, bất
cập trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực này của các lực lượng chức năng
và từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Bài viết “Nâng cao vai trị của lực lượng Cảnh sát giao thơng nhằm đảm
bảo trật tự, an tồn giao thơng trong tình hình mới” của PGS,TS. Trần Minh Thư
– Viện trưởng Viện khoa học và chiến lược Bộ Cơng an, đăng trên tạp chí Cảnh
sát Nhân dân, số tháng 2/2014. Nội dung bài viết khẳng định trong cơng tác của
mình, lực lượng CSGT cịn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót; một bộ phận cán bộ,
chiến sĩ CSGT có biểu hiện về suy thối đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, có tiêu cực
trong cơng tác xử lý các hành vi VPPL về GTĐB..., vì vậy theo tác giả bài viết, để
vấn đề trật tự, ATGTĐB được bảo đảm thì cần phải có những giải pháp cụ thể đối
với lực lượng CSGT để lực lượng này có thể hồn thành tốt các nhiệm vụ được
giao. [88]

17


Bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sát giao thông
đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao thông” của TS Phạm Trung Hòa,
Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND, đăng trên tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số
2/2014, tập trung vào trình bày vai trị của văn hóa ứng xử của chiến sĩ CSGT đối
với công tác xử phạt. Theo quan điểm của tác giả, nếu trong quá trình xử lý hành
vi vi phạm, mà chiến sĩ CSGT hành xử một cách có “văn hóa”, thì hiệu quả của
xử lý sẽ được nâng lên rõ rệt. Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp để xây dựng,
rèn luyện cũng như trang bị những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa cần thiết
đối với CSGT. Theo tác giả ngồi kiến thức chun mơn cần thiết, thì các trường
Công an nhân dân cần phải chủ động lồng ghép chương trình rèn luyện kỹ năng;
xây dựng nếp sống, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa trong quan hệ giao
tiếp (đặc biệt đối với các học viên chuyên ngành CSGT) để thuận lợi cho q trình
cơng tác sau này [53].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của V.T.Batychko (В.Т.Батычко), nhà
xuất bản ТТИ ЮФУ, năm 2008 (Bản tiếng Nga). Đây là một tài liệu phục vụ cho
sinh viên và nghiên cứu sinh ngành luật trong quá trình học tập. Cuốn sách được
chia thành 9 phần lớn, trong đó phần thứ tám trình bày về TNHC.
Trong nội dung này tác giả đã trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến TNHC,
từ vấn đề khái niệm, các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành của VPHC cho đến những
nội dung liên quan đến chủ thể của VPHC, nguyên tắc xử phạt VPHC…; trong đó
có một số nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với luận án trong việc phân tích
những vấn đề mang tính khái niệm có liên quan đến hoạt động xử lý VPHC, cũng
như trong việc nêu các quan điểm về hoàn thiện lý luận về xử lý VPHC và VPHC
trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta. Ví dụ như trong các nguyên tắc trong xử phạt
VPHC, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “thận trọng”, coi đây
như là một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xử phạt VPHC của các chủ thể

có thẩm quyền. Hay khi phân tích về yếu tố chủ thể trong VPHC, ngoài các chủ
18


thể thông thường, tác giả nhấn mạnh vấn đề “chủ thể đặc biệt” thực hiện hành vi
VPHC, việc phân loại các chủ thể này theo tác giả là cần thiết, nó sẽ hạn chế được
việc áp dụng TNHC một cách máy móc…. Bên cạnh đó trong nội dung này, tác
giả cũng đã phân tích cơ sở của các hình thức xử phạt VPHC theo quy định của
pháp luật hiện hành (Bộ luật hành chính của Cộng hịa liên bang Nga 2001). [115]
Sách chuyên khảo: “Hoạt động cưỡng chế GTĐB” của tác giả Sai TôKenchini và các cộng sự, thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, năm 2008.
Nội dung cuốn sách đề cập phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động cưỡng
chế giao thông của lực lượng CSGT Nhật Bản. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, mục
đích của hoạt động cưỡng chế giao thơng, tác giả đưa ra một số lưu ý đối với lực
lượng CSGT trong quan hệ giao tiếp đối với những đối tượng bị cưỡng chế giao
thông; tác giả đã liệt kê một số hành vi cần phải tránh của lực lượng này khi thực
hiện hoạt động cưỡng chế các vi phạm trật tự, ATGTĐB.[90]
Sách: Vi Phạm Hành chính của tác giả Kikot (В.Я.Кикоть) xuất bản năm 2012
bởi Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir (Институт экономики и права Ивана
Кушнира). Cuốn sách được chia thành 9 phần với 22 chương, trong đó dành một
phần (phần 5) với 2 chương (chương 13 và 14), trình bày về VPHC và TNHC, về
cơ bản các quan điểm của tác giả về VPHC và TNHC là khá tương đồng với các
quan niệm đang thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Khi phân tích về VPHC, tác
giả đã chỉ ra 5 dấu hiệu của VPHC cụ thể như: VPHC phải là một hành vi VPPL,
hành vi đó được biểu hiện ra bên ngồi thế giới khách quan có thể bằng hành động
(khai báo sai), hoặc không hành động (khơng khai báo), chứ nó khơng thể là suy
nghĩ, nhận thức…[117]. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn
tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng các khái niệm có liên quan đến
VPHC, cũng như xử lý VPHC trong GTĐB của luận án.
Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions
Regimes in International Law” (Luật hành chính tồn cầu và tính hợp pháp của


19


cơ chế xử phạt trong Luật quốc tế) của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của
Đại học luật Yale (Yale Law School, J.D. expected 2012).
Bài viết đề cập đến một vấn đề là cần phải có một hệ thống quy định về xử
phạt VPHC mang tính chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới, bởi xuất
phát từ thực tiễn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thế giới (Word bank
“WB”) tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì vấn nạn tham nhũng là một
vấn đề cần được xử lý triệt để. Cá nhân, tổ chức khi có hành vi tham nhũng đối
với dịng vốn này có thể phải chịu sự trừng phạt theo pháp luật của quốc gia sở tại
và cũng phải bị xử phạt từ phía WB, và đây chính là khó khăn mà WB đang phải
đối mặt. Chính vì vậy WB đã khuyến cáo các quốc gia khi xây dựng các chế tài
xử phạt cần tiếp cận với các quy tắc của luật hành chính tồn cầu (Global
Administrative Law “GAL”), để phát huy tốt nhất tính hiệu quả, giảm thiểu sự
xung đột trong áp dụng các biện pháp trừng phạt của WB và pháp luật của quốc
gia sở tại.[111]
Đây là một gợi mở rất quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng,
hồn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
nói riêng; đặc biệt bắt đầu từ ngày 20/08/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Công ước Quốc tế về GTĐB (Convention on Road Traffic) và
Cơng ước về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (Convention on Road Signs and
Signals). Trên tinh thần thực hiện các quy định của Công ước, bắt đầu từ tháng
8/2015, Việt Nam đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving
Permit – “IDP”) có giá trị tại 85 quốc gia là thành viên của cơng ước Vienna
(1968), vì vậy cũng sẽ có nhiều giấy phép lái xe quốc tế cấp tại nước ngoài được
phép sử dụng tại Việt Nam, cho nên xây dựng một hệ thống pháp luật về GTĐB
cũng như xử lý những VPPL (đặc biệt là VPHC) trong lĩnh vực này cần phải tuân
thủ những nguyên tắc chung của GAL là vô cùng quan trọng, nó khơng những góp

phần nâng cao tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật tại Việt Nam, mà cịn giúp
chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.
20


×