Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cao cấp chính trị quyền con người và thực thi quyền con người ở đồng bào dân tộc thiểu số những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh bình phước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.71 KB, 24 trang )

MBTH

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MÔN HỌC: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TÊN BÀI THU HOẠCH: QUYỀN CON NGƯỜI VÀ THỰC THI
QUYỀN CON NGƯỜI Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH
PHƯỚC HIỆN NAY.

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ


BÌNH PHƯỚC - NĂM 2022
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

PHẦN II. NỘI DUNG

2

Chương


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1.

VÀ THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI

1.1
1.2
Chương
2.

Khái niệm quyền con người và một số nhóm quyền cơ bản
của con người
Một số vấn đề lý luận thực thi quyền con người

2
2
8

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ
THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI Ở ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

12

2.1

Những kết quả đạt được

14


2.2

Hạn chế và nguyên nhân

16

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC THI QUYỀN CON
Chương

NGƯỜI Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH

3.

BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY. LIÊN HỆ TRÁCH NHỆM
BẢN THÂN

17

3.1

Giải pháp

17

3.2

Trách nhiệm của bản thân

20


PHẦN III. KẾT LUẬN

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22


1

Phần I: MỞ ĐẦU
Quyền con người là một trong những vấn đề cơ bản của loài người, là
vấn đề được đặc biệt quan tâm của cộng đồng nhân loại. Mỗi bước phát triển của
con người đều gắn liền với cuộc đấu tranh nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội,
xây dựng và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội của con người. Chính vì vậy,
bảo vệ và phát huy quyền con người luôn được coi là trọng tâm, là đích đến của
mỗi cuộc cách mạng. “Sự khơng hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường
quyền con người là những nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh cơng
cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ” [5, tr.13].
Quyền con người mặc dù đã có lịch sử phát triển lâu dài trong tư tưởng
nhân loại, tuy nhiên, do tính chất phức tạp của nó, nên vẫn đang tồn tại những
quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Mặc dù vậy, nhân loại tiến bộ
đã đi đến những quan điểm chung về quyền con người, đó là: Quyền con người
không thể tách rời giữa quyền cá nhân và quyền cộng đồng, giữa dân tộc và
nhân loại, giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa quyền dân sự chính trị với quyền
kinh tế văn hóa… Tất cả những điều đó tạo nên tính phổ biến và đặc thù của
quyền con người. Việc vận dụng và giải quyết vấn đề quyền con người trong
thực tiễn, đang trở thành yêu cầu đòi hỏi bức thiết, cần tránh xu hướng cực đoan

tuyệt đối hóa theo một chiều nhất định. Điều đó một mặt đảm bảo tuân thủ các
quyền cơ bản vốn có của con người đã được thừa nhận rộng rãi, mặt khác khi đề
cập đến quyền con người, phải xem xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa, điều
kiện kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người, đã được
Đảng và Nhà nước khẳng định và bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Do tính
chất đa dạng về văn hóa và tộc người, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế,
xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nên việc phát triển kinh tế, xã hội,
phát huy quyền con người trong các tộc người thiểu số, mặc dù đã có nhiều cố
gắng, nhưng vẫn tồn tại hạn chế nhất định. Tỉnh Bình Phước là một trong những
tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước, chính vì thế vấn đề quyền


2

con người và bảo vệ quyền con người luôm được cơ quan chức năng, chính
quyền các cấp chung tay giải quyết. Xuất phát từ những lý nêu trên mà đề tài
"Quyền con người và thực thi quyền con người ở đồng bào dân tộc thiểu số Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bình Phước hiện nay" có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
Phần II. NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
VÀ THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI
1.1 Khái niệm quyền con người và một số nhóm quyền cơ bản của con
người
Quyền con người (Human rights) là những giá trị thiêng liêng, cao quý
kết tinh từ nhiều nền văn hóa, văn minh của các dân tộc trên thế giới. Trải qua
quá trình đấu tranh của lồi người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, cùng với
sự phát triển của xã hội, tư tưởng về tự do, về bình đẳng, ý thức về quyền con
người, quyền làm người đã trở thành động lực to lớn trong các cuộc đấu tranh
chống áp bức, bóc lột và bất cơng xã hội. Tuy nhiên, quyền con người là khái

niệm đa diện, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau:
Dưới góc độ tơn giáo, đạo đức, khái niệm về quyền con người được hiểu
không chỉ bắt đầu với bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR,
1948), mà ý thức, tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện sớm trong lịch sử,
thuộc nhiều truyền thống văn hóa, tơn giáo khác nhau.
Dưới góc độ pháp lý, quyền con người đã được ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp lý quan trọng như: Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1700 tr.CN),
Hiến chương Magna Carta (1215), Bộ luật về các quyền của Anh (1689), Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) và Hiến pháp của Mỹ năm
1791... Tuy nhiên, ngành luật quốc tế về quyền con người chỉ mới xuất hiện
trong thế kỷ XX, mà khởi đầu là Hiến chương Liên hợp quốc (1945) và Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948).


3

Do sự khác biệt về hồn cảnh lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội,
chế độ chính trị, giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, nên khái niệm quyền con
người/nhân quyền cịn có nhiều cách hiểu khác nhau và đến nay chưa có một
định nghĩa chính thức nào về quyền con người đúng cho mọi quốc gia, dân tộc
và đúng cho mọi thời đại
Có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp
cận vấn đề từ góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng khơng
định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Tính
phù hợp của các định nghĩa hiện có về quyền con người phụ thuộc vào sự nhìn
nhận chủ quan của mỗi cá nhân; tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn
phòng Cao ủy LHQ về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu. Theo định nghĩa này, “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý
tồn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm

tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản
(fundamental freedoms) của con người” [2, tr.37].
Khái niệm quyền con người, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử
và sự phát triển của tư duy nhân loại, kể từ khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối
kháng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định
nội hàm của khái niệm này một cách chính xác, do chỗ: Vấn đề quyền con người
ln gắn bó mật thiết với lập trường và lợi ích các giai cấp thống trị, mỗi giai
cấp thống trị có cách giải thích riêng nội dung của quyền con người để phù hợp
với việc xác lập và củng cố địa vị thống trị của giai cấp mình.
Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm, quyền con người mang tính lịch sử
chứ khơng phải là phạm trù bất biến, nó ln trong q trình vận động biến đổi
và phát triển. Điều này được xác định rằng, quyền con người ln là sản phẩm
của trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội nhất định. Theo Mác: “chính con
người khi phát triển sự sản xuất vật chất và giao tiếp vật chất của mình, đã làm
biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của


4

mình. Khơng phải ý thức quyết định đời sống, mà đời sống quyết định ý thức”
[1, tr.38].
Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khẳng định: Quyền con người là một giá trị
mang tính phổ biến, tính nhân loại, đồng thời lại có tính đặc thù, do có sự khác
biệt về truyền thống, tơn giáo, lịch sử văn hố của các quốc gia, dân tộc quy
định nên.
Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa khác nhau về quyền con người do
một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra, nhưng cũng khơng hồn
tồn giống nhau.
Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: "Quyền con người là các khả năng của
con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử

dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần,
sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định
các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật" [4, tr.56.] Định
nghĩa này mới chỉ đề cập đến quyền con người với tư cách là phạm trù luật học.
Có một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên
cứu về nhân quyền ở nước ta hiện nay là: "Nhân quyền (hay Quyền con người)
là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành
viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa
thuận pháp lý quốc tế" [2, tr.38].
Như vậy, các định nghĩa nêu trên mặc dù còn có những điểm khác nhau
về nội dung và phương pháp tiếp cận, song đã phản ánh một số đặc điểm chung,
của khái niệm quyền con người như sau:
Một là, quyền con người là các quyền bẩm sinh thuộc sở hữu vốn có của
mọi người, nó gắn liền với hành động công nhận, thừa nhận chứ không phải là
ban phát, từ chối hay tước đoạt vô cớ.
Hai là, trung tâm của khái niệm quyền con người là khái niệm về phẩm
giá vốn có của mọi thành viên trong gia đình nhân loại.


5

Ba là, quyền con người là các quyền đưực áp dụng bình đẳng cho tất cả
mọi người mà khơng có sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn
ngữ, tơn giáo, chính kiến, quan điểm, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị xã hội...
Bốn là, quyền con người là các quyền được bảo đảm minh bạch về pháp
lý nhằm giúp cá nhân, các nhóm xã hội đạt đưực nhu cầu, lợi ích một cách độc
lập trên các lĩnh vực.
Năm là, quyền con người xác lập nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm của nhà
nước và xã hội.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: Quyền con người là các đặc quyền tự

nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng
quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thong
pháp luật quốc gia và quổc tế
Như vậy, có thể hiểu quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là
"chuẩn mực tuyệt đối" mang tính phổ biến, vừa là "sản phẩm tổng hợp của một
q trình lịch sử lâu dài ln ln tiến hóa và phát triển. "Quyền con người
"không thể tách rời", đồng thời cũng khơng hồn tồn phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế - xã hội... Quyền con người là một tổng thể những quyền gắn
bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân và quyền
của dân tộc, cộng đồng, Quyền dân sự chính trị và Quyền kinh tế xã hội và văn
hóa, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội... Rõ ràng, dù có
những luận giải khác nhau, nhưng thuộc tính cơ bản của quyền con người được
hiểu đó là: Quyền con người là khả năng tư nhiên và khách quan của con người,
về các nhu cầu vật chất, văn hoá và tinh thần, các nhu cầu về tự do và phát
triển,trong quan hệ với tư cách là thành viên xã hội, được bảo đảm bằng pháp
luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế.
Trong quá trình khẳng định những giá trị cao quý của con người thơng
qua các quyền, quyền con người từng bước hình thành và khơng ngừng hồn
thiện, có thể kể đến một số nhóm quyền cơ bản của con người đang được quan
tâm phổ biến hiện nay:


6

Nhóm Quyền dân sự chính trị: Dựa trên Tun ngơn tồn thế giới về
quyền con người năm 1948, Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị
năm 1966, là những văn bản pháp lý chính thức ghi nhận quyền dân sự của con
người. Theo đó, quyền dân sự là tập hợp những quyền liên quan đến lĩnh vực
đời sống riêng tư gắn với mỗi cá nhân con người và được pháp luật đảm bảo,
các quyền dân sự mà con người phải được hưởng bao gồm:

Quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo hộ tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền được an tồn và bí mật đời tư,
quyền được tự do đi lại và cư trú, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự
do kết hơn, quyền bình đẳng vợ chồng….
Quyền chính trị của con người hay quyền con người về chính trị, là những
nhu cầu, lợi ích chính trị tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
nhận, bảo đảm và bảo vệ trong luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia. Bản chất
của quyền chính trị là quyền tổ chức và điều khiển hoạt động của bộ máy nhà
nước của người dân. Nói cách khác, quyền chính trị thực chất là quyền của
người dân được tham gia vào việc quản lý nhà nước, tham gia vào các cơng việc
của chính phủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Quyền chính trị có thể bao
gồm: quyền tự do biểu đạt, quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp một cách
hịa bình, quyền tham gia vào đời sống chính trị….
Đặc điểm của quyền dân sự chính trị là khơng phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế mà nó địi hỏi phải thực hiện ngay, tức thì, như là nhu cầu vốn có, đảm
bảo quyền cơ bản của con người.
Nhóm Quyền kinh tế xã hội văn hóa: Quyền kinh tế được hiểu là quyền
được làm việc, các quyền liên quan đến nơi làm việc, an sinh xã hội, cuộc sống
gia đình, tham gia vào đời sống văn hóa và được tiếp cận nhà ở, thực phẩm nước
uống, y tế và giáo dục. Đó là quyền được làm việc, quyền được hưởng và có
được một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình, quyền được hưởng thù
lao công bằng, hợp lý, quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng
và thuận lợi. Quyền về xã hội bao gồm: Quyền được hưởng an sinh xã hội,


7

quyền được lập và gia nhập cơng đồn, quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khỏe
thể chất và tinh thần. Quyền văn hóa bao gồm: Quyền được giáo dục, quyền
được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học,

quyền được học tập, nghiên cứu, sáng tạo, chuyển giao, chuyển nhượng thành
quả nghiên cứu…
Đặc điểm của quyền kinh tế xã hội văn hóa là gắn liền và phụ thuộc vào
trình độ phát triển KT - XH. Khơng thể có quyền kinh tế xã hội văn hóa trên nền
tảng phát triển thấp kém do tồn tại xã hội đang chế ước nó.
Quyền được phát triển: Quyền phát triển là một trong những quyền
thường hay được gắn liền với các dân tộc thiểu số; hiện nay, sự phát triển luôn
đi liền với hiện tượng:
Sự tụt hậu của một nhóm đối tượng, một số dân tộc bị nằm bên lề của sự
phát triển, đó thường là các nhóm yếu thế về KT - XH, có nhiều bất lợi trong
phát triển hay các dân tộc thiểu số. Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển,
có thể chỉ ra một số quan điểm cơ bản sau:“Phát triển là một q trình tồn diện
về chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế nhằm cải thiện một cách liên tục và vững
chắc sự phồn vinh của toàn thể dân chúng và của mọi cá nhân, dựa trên sự tham
gia có ý nghĩa tự do và tích cực của họ vào sự phát triển và vào việc phân phối
một cách cơng bằng những lợi ích phát sinh từ sự phát triển đó” (Tuyên bố về
quyền phát triển) [5]. “Quyền phát triển là một quyền con người không thể chia
cắt, xuất phát từ ý nghĩa của quyền đó, mọi người và mọi dân tộc đều có quyền
được tham gia vào, đóng góp và hưởng thụ thành quả từ sự phát triển về kinh tế
xã hội, văn hóa và chính trị, trong đó mọi quyền con người và các tự do cơ bản
cần phải được thực hiện một cách đầy đủ” (Điều 1, Tuyên bố về quyền phát
triển năm 1986) [5].
Quyền được đảm bảo an sinh xã hội: Theo khái niệm của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình thơng qua một loạt biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó
khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm


8


đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng
thời bảo đảm các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ [5, tr.67].
Con người muốn tồn tại phải ăn, ở, mặc… để thỏa mãn nhu cầu đó, con
người phải lao động để tạo ra sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào
con người cũng có thể lao động để tạo ra thu nhập, mà có nhiều khó khăn, bất
hạnh, rủi ro, biến cố xảy ra làm cho con người bị giảm, bị mất thu nhập, hoặc
các điều kiện sinh sống khác. An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội thực hiện
đối với các thành viên của mình thơng qua một loạt các biện pháp công cộng để
chống lại sự cùng quẫn về kinh tế và xã hội, dẫn đến sự chấm dứt hay giảm sút
đáng kể về thu nhập, do bất ngờ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc
làm, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong… Sự trợ giúp của Nhà nước, xã
hội với những người rơi vào hoàn cảnh này gọi là đảm bảo an sinh xã hội.
Quyền được hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền con người và
mang tính lịch sử. Quyền được hưởng an sinh xã hội ban đầu được quan niệm và
ghi nhận trong pháp luật tương đối hạn hẹp, chủ yếu là quyền hưởng các chế độ
bảo hiểm xã hội được ghi nhận trong pháp luật một số nước như Đức, Mỹ…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quyền được hưởng an sinh xã hội
ngày càng được mở rộng và ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế.
Đến nay, phạm vi bao quát của quyền bảo đảm an sinh xã hội tương đối
rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân, muốn thực hiện
tốt quyền bảo đảm an sinh xã hội cần có nguồn lực kinh tế và phương pháp phù
hợp. Tuy nhiên, lợi ích mang lại cũng rất rõ ràng, đó là sự ổn định, phát triển có
tính bền vững của xã hội, tạo động lực xã hội mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Đối với dân tộc thiểu số, đây là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã
hội, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội lại càng có ý nghĩa thiết thực và cần đẩy
mạnh thực hiện trong thực tiễn.
1.2 Một số vấn đề lý luận thực thi quyền con người



9

Khái niệm thực thi: Thực thi là thực hiện những điều được giao, được
chính thức quyết định. Trong tiếng Anh, Execution nghĩa là sự thực hiện, sự thi
hành, sự thừa hành, sự chấp hành; hay Enforcement là sự thúc ép, bắt buộc tôn
trọng, tuân theo và sự đem thi hành. Như vậy, thực thi ở đây có nghĩa là sự tuân
thủ, thi hành một cách bắt buộc những cái đã được quyết định. Do đó, khái niệm
thực thi quyền con người phải được hiểu là những giá trị vốn có của con người
bắt buộc phải thực hiện. Ý nghĩa của từ thực thi là rất quan trọng, bởi quyền
không phải do chính quyền, do Nhà nước, hay pháp luật quy định mới có, mà
bản thân quyền con người là khách quan. Tuy nhiên, để thực thi quyền con
người lại cần mơi trường thuận lợi để có thể “thực hiện”, “thi hành”, hay “tn
theo” đó. Đây chính là các điều kiện đảm bảo thực thi quyền con người, cũng
chính là các điều kiện bảo vệ quyền con người. Khái niệm thực thi quyền con
người đến đây được hiểu dưới góc độ thống nhất với bảo vệ quyền con người.
Các điều kiện đảm bảo thực thi quyền con người: Muốn đảm bảo các điều
kiện bảo vệ quyền con người, phải có sự thống nhất giữa các yếu tố như chính
trị, KT-XH. Đồng thời, các yếu tố đó phải được đảm bảo thực hiện bằng một hệ
thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất, cùng với đó là bộ máy thực thi pháp luật
đủ mạnh để đảm bảo cưỡng chế thi hành, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ và thực
thi trong thực tiễn.
Đảm bảo chính trị trong bảo vệ Quyền con người: Mỗi cá nhân là thành
viên của một chế độ chính trị - xã hội nhất định, khơng thể đứng ngồi các mối
quan hệ giai cấp, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Bảo đảm chính trị cho quyền con
người là tạo ra một mơi trường chính trị thuận lợi để quyền phát triển trong mối
quan hệ với tồn bộ hệ thống chính trị - hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền:
đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức đồn thể và nhân dân. Thể chế chính
trị nào đề cao giá trị con người, đồng thời coi con người là mục tiêu và động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong thể chế đó cá nhân được bảo đảm
quyền tự do, quyền con người của mình.



10

Đảm bảo chính trị trong thực thi quyền con người bao hàm nhiều yếu tố,
chứa đựng nhữngvấn đề liên quan đến quan hệ quốc gia, quốc tế, đến mục tiêu
của chế độ chính trị… Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa chính trị và quyền con
người thì quyết tâm chính trị của giới cầm quyền và của toàn xã hội đóng vai trị
tiên quyết trong việc bảo đảm quyền con người. Một khi các cam kết chính trị
trong bảo vệ quyền con người đã đã được chính quyền ghi nhận, cam kết thực
thi, đó là cơ sở tạo dựng nền tảng pháp lý để các quyền đó được thừa nhận, bảo
vệ. Mọi văn bản pháp luật trong bảo vệ quyền con người đều được tổ chức, xây
dựng và thông qua dựa trên các quyết tâm chính trị. Đáng chú ý, khi các quyết
tâm chính trị ở cấp độ cao nhất sẽ tạo ra sức lan toản, đồng thuận trong xã hội,
tạo ra khả năng thực thi quyền con người trong thực tiễn. Ngồi ra, các cam kết
của Nhà nước khơng chỉ thể hiện quyết tâm chính trị mà cịn là động lực thực tế
cho việc biến các quyết tâm chính trị đó thành nghĩa vụ quốc gia trong bảo vệ
quyền con người.
Đảm bảo kinh tế trong thực thi quyền con người: Bảo đảm kinh tế cho
việc thực hiện quyền con người là việc tạo ra tiền đề vật chất để quyền được
thực hiện. Bản thân nhu cầu tự do không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do
không được đánh giá đúng trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật
chất. Quyền con người, xuất hiện, phát triển và được bảo đảm từ những yếu tố,
điều kiện kinh tế - xã hội, kết cấu tương quan giai cấp trong đó, xét cho cùng,
quan trọng nhất vẫn là yếu tố kinh tế, nghĩa là bảo đảm về vật chất mang ý nghĩa
quyết định.
Đảm bảo về mặt xã hội và văn hóa trong thực thi quyền con người: Điều
kiện bảo đảm quyền con người đòi hỏi một chuẩn mực nhất định của văn hóa
nhân quyền; trước hết, là các chuẩn mực liên quan đến trình độ nhận thức và
hiểu biết về quyền, mức độ phổ biến của các quyền, mức độ tôn trọng nhân

phẩm và nhân cách cá nhân, đặc biệt là mức độ sẵn sang đối với việc thực thi
quyền và năng lực thụ hưởng quyền của cá nhân, năng lực tiếp cận dựa trên
quyền để giải quyết các cơng vụ hành chính, các vấn đề trong cuộc sống hang


11

ngày. Sự thiếu vắng hay hạn chế trong hiểu biết về quyền và năng lực thụ hưởng
quyền là rào cản làm vơ hiệu hóa ở các chừng mực khác nhau đối với cả pháp
luật, cả những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện quyền.
Bên cạnh đó, sự hiện diện và hoạt động của các thiết chế bảo đảm quyền
con người bao gồm, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, các hội nghề nghiệp, các hiệp hội
kinh tế, các hội quần chúng khác. Các thiết chế này tham gia vào cơ chế bảo vệ
quyền con người trên hai phương diện: Thúc đẩy q trình hiện thực hóa quyền
con người; Bảo vệ quyền con người thông qua khả năng phản biện các thiết chế
xã hội, nhằm giảm tối đa sự vi phạm quyền con người từ phía Nhà nước. Tuy
nhiên, tất các các điều kiện chính trị, KT - XH và văn hóa nói trên đều phải
thơng qua mơi trường thể chế ghi nhận, bảo vệ mới có khả năng tạo điều kiện
thụ hưởng quyền con người trong hiện thực. Đây là yếu tố đóng vai trị pháp lý
hóa giá trị xã hội các quyền con người, thông qua việc ghi nhận và tạo cơ chế
pháp lý bảo đảm thực thi quyền con người. Điều quan trọng hơn cả là, môi
trường thể chế nói chung và pháp luật nói riêng chính là phương tiện thúc đẩy
mang lại giá trị hiện thực cho các điều kiện khác. Các quyết tâm chính trị, điều
kiện kinh tế - xã hội, văn hóa… đều phải thơng qua pháp luật, thể hiện dưới hình
thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên quy
mơ tồn xã hội, nhờ vậy, mới pháp huy được vai trị của mình trong bảo đảm,
phát huy quyền con người.
Như vậy, pháp luật phải hiện diện ở tất cả các điều kiện, chế định hóa mơi
trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện

đó phát huy được vai trò và hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, chỉ ghi nhận là chưa
đủ mà quan trọng hơn là quyền đó được bảo đảm thực thi như thế nào? Điều đó
phụ thuộc vào cơ chế phối hợp, giám sát giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật
trong cơ chế thực thi quyền con người.


12

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ
THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
Vài nét về tỉnh Bình Phước và đồng bào dân tộc ở Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đơng Nam Bộ, có
tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99km”. Phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng, Đắk
Nơng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Kampong Cham
(Campuchia). Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nơng và
2 tỉnh Kratie và Mondulkiri (Campuchia). Bình Phước có đường biên giới dài
hơn 260,4km tiếp giáp với Campuchia. Địa hình vùng cao ngun ở phía Bắc và
Đơng Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Các nhà
khảo cổ học đã thu thập được Ở Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long Bù Đăng
những rìu đá mài nhẫn bốn mặt, những Thành tròn”, trống đồng có niên đại cách
đây từ 1.200 đền 7.200 năm… minh chứng cho sự có mặt của người cổ trên đất
Bình Phước.
Cho đến thế kỷ XVI, chủ nhân của vùng đất này là cư dân thuộc các dân
tộc ít người: Xtiêng, Châu Ro, M nóng, Ta Mun… Đến đầu thế kỷ XVII, những
người Khmer dần dân di cư đến và lập làng ở vùng Nha Bích. Một số người
Kinh di cư từ phía Bắc vào và theo chân người Kinh, người Hoa cũng bắt đầu du
nhập vào tỉnh. Cuối thế kỷ XVIII, sự tiếp xúc giữa người Xtiêng và người Kinh
diễn ra tương đối thường xun, thơng qua những binh lính lưu đơn nhà Nguyễn
cùng gia đình của họ. (Những người Kinh này chủ yếu đến từ vùng Trị Thiên,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... ). Đến thời Pháp thuộc, qua những lần
khai thác thuộc địa, mở mang đồn điền, một bộ phận nơng dân bị bần cùng hóa
ở các tỉnh phía Bắc về đây làm phu đồn điền (cao su) nên số lượng người Kinh
tăng lên rõ rệt. Thời kỳ Mỹ - Ngụy, một bộ phận tín đồ Cơng giáo di cư từ miền
Bắc vào được ngụy quyên đưa lên Bình Phước lập ra các khu dinh điền, các khu
trù mật nhằm tạo cơ sở xã hội cho sự cai trị của chúng. Đến năm 1956, khi Ngơ
Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long, số dân bị ép buộc đi cư


13

từ các tỉnh Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... vào rất đơng. Sau
ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, dân số Bình Phước tăng nhanh, phần lớn
là do dân từ các tỉnh đi xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước và dân di cư tự do. Hiện nay, Bình Phước là nơi sinh sống của cộng đồng
41 dân tộc anh em, là nơi sinh cơ lập nghiệp của người Việt Nam ở khắp các
tỉnh, thành trên cả nước.
Bình Phước có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có văn
hóa truyền thống riêng về ngơn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội... tạo nên bản
sắc đặc trưng của từng dân tộc, bên cạnh đó có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn
nhau làm nên bức tranh văn hóa tỉnh Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng.
Trước hết là văn hóa của các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, tiêu biểu là
người Xtiêng, M'nông, Tà Mun... với các giá trị như: văn hóa cồng chiêng, văn
hóa cư trú, các lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, các bài thuốc dân gian, nghệ thuật
dệt vải, rèn sắt... Trong đó, Người Xtiêng là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn nhất
ở tỉnh Bình Phước, là dân tộc có những đóng góp khơng nhỏ vào q trình hình
thành và phát triển của vùng đất này.
Với giá trị đặc sắc văn hóa của dân tộc Xtiêng góp phần quan trọng trong
bức tranh văn hóa màu sắc của tỉnh Bình Phước. Là 1 trong 54 dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Xtiêng cịn có tên gọi khác là Xa Điêng

hay Xa Chieng - Đây là một cộng đồng người thống nhất, có ý thức rõ ràng về
thành phần dân tộc của mình. Hiện nay, địa bàn cư trú của người Xtiêng tập
trung ở tỉnh Bình Phước (khoảng hơn 84 ngàn người). Ngồi ra dân tộc Xtiêng
cịn các dân tộc ít người khác (di cư đến Bình Phước trong các giai đoạn lịch sử
đã nêu ở trên) như: Khmer, Chăm, Tày, Nùng...
Hiện nay, tổng số người dân tộc thiểu số ở Bình Phước là 195.635 người,
chiếm 19,67% dân số cả tỉnh. Tồn tỉnh có 41 thành phần dân tộc thiểu số, trong
đó: Có 09 thành phần dân tộc thiểu số có dân số từ 1000 người trở lên, chiếm
98,12% tổng số DTTS, gồm: Dân tộc S’tiêng: 96.649 người; Dân tộc Khmer:
19.315 người; Dân tộc Mnông: 10.879 người; Dân tộc Tày: 24.862 người; Dân


14

tộc Nùng: 23.917 người; Dân tộc Hoa: 8.409 người; Dân tộc Mường: 3.286
người; Dân tộc Dao: 3.104 người; Dân tộc Thái: 1.536 người. Có 32 thành phần
dân tộc thiểu số khác là 3.678 người, chiếm 1,88%; Trong đó có: 10 dân tộc
thiểu số có dân số từ 10 người trở xuống là: Giẻ Triêng là 10 người; Cơ Tu là 6
người; Phù Lá 6 người; Pu Péo là 3 người; 4 dân tộc đều có 2 người là Chu Ru,
Lào, La Chí, Pà Thẻn và 3 dân tộc đều có 1 người là dân tộc Xinh Mun, dân tộc
Lự và dân tộc Chứt.
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị
trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp; tập
trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về
quốc phịng an ninh. Chính vì thế mà những bản làng của họ được xem như
“phên giậu, thành trì” khẳng định chủ quyền và bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc.
2.1 Những ưu điểm, kết quả đạt được
Trong lịch sử, các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã ln
đồn kết, gắn bó, cộng đồng cùng các dân tộc anh em tích cực tham gia kháng
chiến, bảo vệ căn cứ địa cách mạng, và tích cực xây dựng cuộc sống mới, góp

phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung,
Tỉnh ủy Bình Phước nói riêng đã thơng qua đường lối, chính sách đúng đắn,
luôn quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của đồng bào, tạo sự bình
đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, nhất là bảo đảm các quyền và sự tiếp cận các
quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống, trong đó có
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước. Điều đó được thể hiện rõ trong việc
đảm bảo quyền con người của đồng bào dân tộc trên các lĩnh vực, nổi bật là:
Trên lĩnh vực chính trị, các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh gần đây
cho thấy, đại biểu là người dân tộc thiểu số đã luôn chiếm tỉ lệ cao. Tỷ lệ đại
biểu người dân tộc thiểu số tham gia hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 2021 được bảo đảm hợp lý: cấp tỉnh 16,91%, cấp huyện 18,29%, cấp xã 22,18%.


15

Bởi vậy, quyền tự do, dân chủ của đồng bào ln được bảo đảm, được tham gia
đóng góp ý kiến vào chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống,
sinh hoạt của bà con và các hoạt động của chính quyền cơ sở.
Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, song UBND tỉnh
tiếp tục triển khai hoàn thiện nội dung “Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình
Phước”. Phân bổ vốn đầu tư cơng cho Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo dân
tộc thiểu số năm 2021, với tổng kinh phí 66.323,5 triệu đồng cho UBND các
huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Phú Riềng. Bên
cạnh đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai mới 35 mơ hình
giảm nghèo với kinh phí 13.676 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư cơng của tỉnh.
Ngồi ra, tỉnh Bình Phước cũng đã dành hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các
chính sách: định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, cho vay đối với

đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Trung tâm dạy nghề của các huyện
mở nhiều lớp dạy học miễn phí, trang bị cho đồng bào những kiến thức cơ bản
về các nghề trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm
đồ thủ công mỹ nghệ, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm, v.v.
Tiêu biểu, như: kỹ thuật trồng tiêu, nấm…; kỹ thuật ni trâu, bị đực giống, bị
cái sinh sản, bị sữa và trâu, bị thịt… Nhờ đó, hộ nghèo tồn tỉnh bình qn
giảm 1,91%/năm.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, đến nay, mạng lưới trường học đã phủ kín
đến các thơn bản. Đa số các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều đạt chuẩn
phổ cập tiểu học, có hơn 83% số phịng học được kiên cố hóa. Tỷ lệ nhập học
đúng độ tuổi của học sinh là 65,7%; trong đó, bậc tiểu học đạt 86,9%, trung học
cơ sở đạt 65,4%, trung học phổ thông đạt 17,6%. Việc chăm sóc sức khỏe đối
với đồng bào có nhiều bước tiến đáng kể cả về mạng lưới y tế đến cơng tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em. Hiện nay, 100% xã có trạm y
tế, 80% số bản có y tá và 30,5% đồng bào sử dụng bảo hiểm y tế; trên 90% số xã


16

đồng bào dân tộc thiểu sinh sống có đường giao thơng đến trung tâm; 100% có
bưu điện văn hóa xã; 30% số bản có điện, nước sạch và một số bản có Nhà văn
hóa để sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Mỗi bản đều có đội văn nghệ riêng, duy trì
sinh hoạt văn hóa và phát huy giá trị về nghệ thuật trình diễn dân gian truyền
thống của dân tộc thiểu số như… Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là
chế độ cứu trợ xã hội, chăm sóc các đối tượng là người tàn tật, đồng bào dân tộc
vùng sâu, vùng xa có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được chú trọng triển khai
tồn diện. Đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng  là 20.052 người (là
người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em mất nguồn ni dưỡng có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn…), trong đó đối tượng được nuôi dưỡng tập trung là 181
người tại 06 cơ sở; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đều được hưởng trợ giúp xã

hội hàng tháng và được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế. Đặc biệt trong năm 2021,
UBND tỉnh đã sớm triển khai các chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là chính sách giảm 1.000 hộ
nghèo đồng bào dân tộc thiểu số  phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con
dân tộc thiểu số nên nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con; các vấn đề bức
xúc chính đáng trong đời sống, sản xuất của đồng bào được quan tâm giải quyết
từng bước; đã quan tâm hỗ trợ kịp thời cho các cho các đối tượng là người dân
tộc thiểu số bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
2.2. Những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong đời sống của đồng bịa dân tộc
thiểu số nói riêng và thực thi quyền con người ở đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Bình Phước nói chung vẫn cịn có những hạn chế, khó khăn đó là:
Công tác tuyên truyền, giáo dục về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của cơng dân cịn ít, hiệu quả chưa cao, dẫn đến nhiều người dân không biết
quyền lợi được hưởng hoặc “vô tư” vi phạm pháp luật. Việc đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội chưa có tính bền vững. Cịn một bộ phận người dân tộc
thiểu số ở Bình Phước sống dưới mức nghèo khổ, tình trạng du canh, du cư, di
dân tự do diễn biến rất phức tạp; đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ở một


17

vài nơi chưa được cải thiện, dẫn đến “khoảng trống” trong quản lý tôn giáo để
các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật
tự, an tồn xã hội trên địa bàn...
Ngun nhân của những hạn chế, khuyết điểm:
Một là, chủ trương, chính sách chưa theo kịp với thực tiễn địi hỏi phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Các chính sách đưa ra chưa tạo ra bước đột
phá, làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số cho nên
đời sống và điều kiện sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn. Đó cùng là nguyên nhân

để thực thi quyền con người còn hạn chế.
Hai là, hiện nay các đồng bào dân tộc thiểu số về nhận thức nói chung,
nhận thức và văn hóa quyền con người nói riêng cịn nhiều hạn chế. Vì thế mà
người dân chưa nhận thức rõ, chưa có khả năng sử dụng các quyền dân sự chính
trị của mình trong đời sống. Quyền dân sự chính trị hiện đang bị các điều kiện
kinh tế kìm hãm, chi phối, làm giảm vai trị và ý nghĩa tích cực của nó.
Ba là, tác động từ các thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài. Hiện nay
các thế lực bên ngoài đang thường xuyên lợi dung triệt để vấn đề dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Vấn đề quyền con
người của đồng bào dân tộc thiểu số đang là trọng điểm đấu tranh giữa ta và
địch trên lĩnh vực này, địch đang khai thác những hạn chế của ta như: điều kiện
kinh tế khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số và bình đẳng dân tộc, quyền con
người, vấn đề phát triển trái phép đạo Tinh Lành trong mưu đồ diễn biến hịa
bình của địch và quyền tự do tôn giáo của đồng bào dân tộc thiếu số.
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC THI QUYỀN CON
NGƯỜI Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC
HIỆN NAY. LIÊN HỆ TRÁCH NHỆM BẢN THÂN
3.1. Giải pháp
Để khắc phục hạn chế trên, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người
của đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước, cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp sau:


18

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân và bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Qua đó, cung cấp
tri thức, trang bị kỹ năng, củng cố niềm tin, giúp đồng bào nhận thức được
quyền, ý nghĩa, giá trị của các quyền, biết tự bảo vệ quyền lợi của mình. Từ đó,

có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, từng bước loại bỏ nhận thức sai và tự giác điều
chỉnh hành vi nhằm hạn chế vi phạm quyền con người do thiếu hiểu biết; tôn
trọng phẩm giá, các quyền và tự do của người khác; biết nhận diện và chống lại
âm mưu, thủ đoạn kích động, gây tâm lý thù hằn, chia rẽ dân tộc của các thế lực
thù địch. Các đồng bào dân tộc thường mang trong mình những bản sắc riêng về
văn hóa truyền thống, nên chính quyền cơ sở các cấp, như cấp xã, cấp huyện và
cao hơn là cấp tỉnh cần quan tâm bảo tồn giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu
số, tạo điều kiện cho đồng bào phát huy những nét đẹp về văn hóa, nghệ thuật,
phong tục, tập quán, nhất là trong dịp tổ chức các lễ hội (như lễ hội văn hóa
cồng chiêng) và gắn với phát triển du lịch. Đây vừa là một kênh tuyên truyền,
vừa là hoạt động thực thi quyền con người của đồng bào dân tộc thiểu số một
cách hiệu quả nhất.
Hai là, các ban, sở ngành có liên quan trong tỉnh cần tiếp tục sửa đổi,
bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Tỉnh nói chung và các cấp
huyện, xã phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực của chương trình xóa
đói giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,
ngày 27-12-2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo; Chương trình thực hiện Quyết định
167/2008/QĐ-TTg, ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ bán tự cung,
tự cấp sang sản xuất thương mại; khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh một
cách tồn diện cả về nơng nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch,



×