Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mã số đề tài: CS20-29

Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Hà Phương
Thành viên tham gia: ThS Bùi Thị Kim Thoa


Hà Nội, Tháng 3/ 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mã số đề tài: CS20-29
Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Hà Phương
Thành viên tham gia: ThS Bùi Thị Kim Thoa


Xác nhận của Trường Đại học

Chủ nhiệm đề tài

Thương mại

Phạm Hà Phương


Hà Nội, Tháng 3/ 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT.......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................v
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.............................................................................12
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu.......................................................................................22
CHƯƠNG 1: MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC............................................23
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.....................................................................................23
1.1. Một số khái niệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.....................................................................................23
1.1.1. Khái niệm đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ...........................23
1.1.2. Khái niệm về các điều kiện tự nhiên, chính trị.................................................24

1.1.3. Khái niệm về hệ thống pháp luật và chính sách...............................................25
1.1.4. Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.........................................25
1.1.5. Khái niệm về mơ hình tổ chức bộ máy quản lý và năng lực điều hành của
chính quyền Thành phố...............................................................................................26
1.1.6. Khái niệm về hội nhập quốc tế và khu vực.......................................................28
1.2. Thang đo nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến đầu tư công trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội......................................29
1.3. Mơ hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu về tác động của các yếu tố
đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố
Hà Nội..........................................................................................................................34
1.3.1. Mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến đầu tư công trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội...............................................34
1.3.2. Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến đầu tư công trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội...............................................35

i


1.4. Các giả thuyết nghiên cứu tác động của các yếu tố đến đầu tư công trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội......................................38
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................................................40
2.1. Tổng quan đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.......................................................................................................40
2.1.1. Giới thiệu về Thành phố Hà Nội.......................................................................40
2.1.2. Một số kết quả về đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa
bàn Thành phố Hà Nội................................................................................................42
2.2. Kết quả phân tích mơ hình SEM về tác động của các yếu tố đến đầu tư công
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội....................46

2.2.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu định lượng.......................................................46
2.2.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo........................................................48
2.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................52
2.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA.....................................................55
2.2.5. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.........................................................58
2.3. Kiểm định Boostrap mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến đầu
tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội......62
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH HỒN THIỆN ĐẦU TƯ CƠNG TRONG LĨNH VỰC GIAO
THƠNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................63
3.1. Thảo luận kết quả sau nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội....................63
3.1.1. Về mơ hình tổ chức bộ máy quản lý và năng lực điều hành của chính quyền
của đại bàn thành phố Hà Nội....................................................................................64
3.1.2. Về hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư công trong lĩnh vực giao thông
đường bộ của địa bàn thành phố Hà Nội....................................................................65
3.1.3. Về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương của thành phố Hà
Nội.................................................................................................................................65
3.1.4. Về điều kiện tự nhiên, chính trị của thành phố Hà Nội...................................66

ii


3.2. Đề xuất hoàn thiện thực hiện cải thiện yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội...................67
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đầu
tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội............67
3.2.2. Hoàn thiện của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cơng giao thơng
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................70
3.2.3. Phát triển chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương của thành

phố Hà Nội....................................................................................................................72
3.2.4. Phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên, chính trị của thành phố Hà Nội.......74
3.3. Giải pháp hồn thiện đầu tư cơng trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.........................................................................................76
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng giao
thông đường bộ tại Hà Nội..........................................................................................76
4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước...............................................78
4.2.5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư ngoài với vốn ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ..............................................80
4.2.6. Đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước...............81
3.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................82
3.4.1. Hạn chế của đề tài..............................................................................................82
3.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................................83
KẾT LUẬN..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

ĐTC


Đầu tư công

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

KCHTGTĐB

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

TP

Thành phố

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Bảng
Bảng 1.1: Đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ.........................................30
Bảng 1.2: Các điều kiện tự nhiên, chính trị tác động đến đầu tư công trong lĩnh vực
giao thông đường bộ......................................................................................................30
Bảng 1.3: Hệ thống pháp luật và chính sách tác động đến đầu tư công trong lĩnh vực
giao thông đường bộ......................................................................................................31
Bảng 1.4: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến đầu tư
công trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.....................................................................32
Bảng 1.5: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý và năng lực điều hành của chính quyền địa
phương...........................................................................................................................33
Bảng 1.6: Hội nhập quốc tế và khu vực tác động đến đầu tư công trong lĩnh vực giao
thông đường bộ..............................................................................................................34
Bảng 2.1: Thống kê giới tính mẫu điều tra....................................................................46
Bảng 2.2: Thống kê độ tuổi mẫu điều tra......................................................................47
Bảng 2.3: Thang đo nhân tố DTC.................................................................................48
Bảng 2.3a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................48
Bảng 2.3b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................49
Bảng 2.4: Thang đo nhân tố MH...................................................................................49
Bảng 2.4a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................49
Bảng 2.4b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................49
Bảng 2.5: Thang đo nhân tố HT....................................................................................50
Bảng 2.5a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................50
Bảng 2.5b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................50
Bảng 2.6: Thang đo nhân tố CL....................................................................................50
Bảng 2.6a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................50
Bảng 2.6b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................51
Bảng 2.7: Thang đo nhân tố DK...................................................................................51
Bảng 2.7a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................51
Bảng 2.7b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................51

Bảng 2.8: Thang đo nhân tố HN...................................................................................52
v


Bảng 2.8a: Thống kê độ tin cậy.....................................................................................52
Bảng 2.8b: Thống kê tổng - biến quan sát.....................................................................52
Bảng 2.9: KMO and Bartlett's Test...............................................................................52
Bảng 2.10: Tổng phương sai được giải thích................................................................53
Bảng 2.11: Pattern Matrixa............................................................................................54
Bảng 2.12: Standardized Regression Weights (Group number 1 - Default model)......57
Bảng 2.13: Trọng số hồi quy- Regression Weights......................................................58
Bảng 2.14: Kiểm định bằng Bootstrap..........................................................................62
Hình
Hình 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng............................7
bằng vốn NSNN...............................................................................................................7
Hình 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư XD kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ từ NSNN...............................................................................................8
Hình 3: Các nhân tố tác động đến QLNN đối với vốn đầu tư PT kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ NSNN...............................................................................................9
Hình 4: Các yếu tố thành cơng then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
GTDB............................................................................................................................10
Hình 5: Mơ hình biểu diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn.................18
Hình 6: Các phần tử cơ bản trong phân tích CFA.........................................................18
Hình 7: Mơ hình CFA trong AMOS.............................................................................19
Hình 8: Mơ hình đo lường và mơ hình cấu trúc của SEM............................................20
Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong lĩnh vực giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................35
Hình 2: Quy trình nghiên cứu........................................................................................37
Hình 2.1: Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội..............................................................41
Hình 2.2: Thống kê trình độ học vấn mẫu điều tra........................................................47

Hình 2.3: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA lần (chuẩn hóa).......................56
Hình 2.4: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa)................61

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thơng nói riêng là nền tảng vật chất có vai trị
đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có kết cấu
hạ tầng giao thơng vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa,
hành khách… thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền
vững. Vì thế hạ tầng giao thơng đường bộ là cơ sở nền tảng đóng vai trị quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của nước ta. Với những đặc
điểm và lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, Thành phố Hà Nội đã
trở thành đầu mối của các dịng vận tải với mọi loại hình giao thơng của Thủ đô cũng
như kết nối với các tỉnh thành trong cả nước: Hàng không, đường sắt, đường thủy,
đường bộ. Trong hệ thống kết cấu hệ thống kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông đường
bộ là bộ phận cấu thành cơ bản và quan trọng nhất. Hạ tầng giao thơng đường bộ có
mặt khắp mọi nơi và có mối quan hệ gắn kết, song hành với các loại kết cấu hạ tầng
khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thốt nước, hệ thống thơng
tin liên lạc... trong toàn Thành phố.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 3.974 km đường bộ; trong đó
các quận nội thành có 643 km đường (chiếm khoảng 6,8% diện tích đất đơ thị), quận
mới Đơng có 87,1 km đường (chiếm 3,8% diện tích), thị xã Sơn Tây có 50,7 km
đường (chiếm 4,9% diện tích). Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý 10 đoạn tuyến
quốc lộ qua Hà Nội với chiều dài khoảng trên 150 km (gồm: QL2, QL3, QL5, QL6,
QL18, đường Hồ Chí Minh, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Láng - Hoà Lạc,
đường Nội Bài - Bắc Ninh, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài) và ủy thác quản lý gồm

4 tuyến với chiều dài 142,45 km và 25 cầu (gồm: QL32, QL21B, QL21 và QL2C).
Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có khoảng 3.628 km đường và 237 cầu các loại (Sở
Giao thông vận tải quản lý 1.178 km đường với 583 tuyến; các quận huyện, thị xã
quản lý, duy trì khoảng 2.450 km đường giao thông nông thôn gồm các tuyến chưa đặt
tên, tuyến đường trục của huyện, đường liên xã). Nhìn chung, mạng lưới đường tại
nhiều khu vực dân cư cịn chưa hồn chỉnh, mạng lưới đường tại các khu quy hoạch
mới cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong tương lai; chỉ tiêu về mật

1


độ m2 đường giao thơng/người tuy khơng thấp nhưng tính theo % trên tổng diện tích
Thành phố lại thấp; dân cư tập trung dày đặc trong nội đô ảnh hưởng nghiêm trọng tới
việc tổ chức giao thông và dịch vụ xã hội. Mạng lưới đường đô thị của Hà Nội theo
dạng đường hướng tâm và đường vành đai, một số khu vực ổn định theo dạng bàn cờ
nhưng còn thiếu các đường nối giữa các trục chính quan trọng. Nhiều tuyến đường rất
quan trọng (kể cả trục Đông - Tây) chưa được cải tạo, nối thông và mở rộng để đảm
bảo năng lực cần thiết. Các trục chính giao cắt với nhiều tuyến phố dẫn tới tình trạng
ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Các điểm giao thông tĩnh như bến xe, bãi
dừng đỗ xe… bố trí chưa hợp lý, khoa học. Khả năng mở rộng các tuyến đường theo
quy hoạch trong khu vực nội thành rất khó thực hiện do chi phí giải phóng mặt bằng
rất cao, gây áp lực lớn đến ngân sách nhà nước. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thơng
hoặc bố trí các đảo trịn tại các ngã tư khơng đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn
tắc. Hệ thống điều hành giao thông thông minh của Thành phố mới đang từng bước
nghiên cứu, thí điểm triển khai.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hệ thống đường bộ không chỉ kết nối với hệ
thống cảng hàng không, hệ thống cảng bến sông mà còn kết nối với nhà ga đường sắt.
Trong định hướng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đặc biệt là giao thông đường
bộ khung trên địa bàn Thành phố cũng đã định hướng đầu tư các cơng trình giao thơng
đường bộ có tính kết nối các đơ thị vệ tinh và các khu vực ngoại thành với khu vực Đô

thị trung tâm Thành phố cũng như các tỉnh lân cận thông qua các tuyến đường vành
đai, hướng tâm, đường sắt đơ thị và các trục đơ thị có tính kết nối. Cùng với việc đầu
tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cho các đô thị vệ tinh và các khu vực ngoại
thành, thành phố Hà nội còn bố trí kinh phí để triển khai hàng loạt các cơng trình giao
thơng đường bộ tại các đơ thị vệ tinh, các khu vực ngoại thành. Thời gian qua, nhiều
công trình hạ tầng giao thơng đường bộ của Thành phố đã được đầu tư hoàn thành,
giúp giảm tải áp lực, tăng cường kết nối giao thông giữa Thủ đô với các tỉnh, Thành
phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, việc đầu tư công trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn từ việc xây dựng kế
hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng đến tổ chức bộ máy quản lý để thực hiện cũng như kiểm
tra giám sát đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ trên
địa bàn Thành phố Hà Nội cịn nhiều bất cập. Một mặt, về phía vĩ mơ hệ thống pháp
luật, cơ chế chính sách cịn chồng chéo thiếu đồng bộ. Mặt khác, trong quá trình triển
khai thực hiện đang bộc lộ những bất cấp về cơ chế phối hợp trong xây dựng quy
2


hoạch, kế hoạch, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực…dẫn đến những sai sót, lãng
phí, thất thốt, kể cả lợi dụng bất cập trong quản lý để trục lợi cá nhân…làm suy giảm
các cơng trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư công về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố.
Để thúc đẩy phát triển đồng bộ và bền vững các lĩnh vực trên địa bàn thành phố
Hà Nội đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các cấp các ngành của tồn Thành phố, trong đó
vai trị của ngành giao thông vận tải đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, phục vụ  phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ
đô Hà Nội là rất quan trọng. Và để giao thơng đường bộ Hà Nội có thể phát triển một
cách hiệu quả, đồng bộ và bền vững, cần chú trọng đến vai trò của việc nâng cao hiệu
quả đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố. Vì thế,
việc nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: Các điều kiện tự
nhiên, chính trị; hệ thống pháp luật và chính sách; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của thành phố; mơ hình tổ chức bộ máy quản lý và năng lực điều hành của chính
quyền thành phố; hội nhập quốc tế và khu vực có tác động thuận chiều đến đầu tư
cơng trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phần nào
giúp cho việc nhận diện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến đầu tư công trong
lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố, từ đó giúp hàm ý một số chính
sách nhằm quản lý tốt hơn việc đầu tư cơng qua đó góp phần cải thiện hiệu quả đầu tư
công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội. Xuất phát từ thực tế
trên, nhóm tác giả đã chọn vấn đề: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Những nghiên cứu có liên quan về đầu tư công
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (1998): “Public Expenditure Management
Handbook”, “Sổ tay quản lý chi tiêu cơng” có thể nói nội dung cuốn sách là cuốn cẩm
nang về nguyên tắc và quy trình quản lý chi tiêu NSNN cho lĩnh vực công. Qua tổng
kết, so sánh, đối chiếu và kiểm chứng, kết hợp các lý thuyết quản lý cổ điển và hiện đại,
cuốn sách đã đưa ra những hướng dẫn nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách và tài khóa
trong khu vực cơng. Đồng thời phân tích, dự báo những điểm yếu phát sinh và đưa ra
một số giải pháp nhằm cải thiện quản lý ngân sách và tài chính trong khu vực cơng.

3


Nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (1998) Making Public Investment More
Efficient”, “Làm cho đầu tư công hiệu quả hơn” Báo cáo tổng quát khẳng định vai trò
Đầu tư cơng (ĐTC) góp phần mang lại các dịch vụ cơng chủ yếu, gắn kết người dân và
tạo ra các cơ hội kinh tế, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác
động kinh tế - xã hội của ĐTC lại phụ thuộc vào hiệu quả của nó. Hiệu quả của ĐTC
lại phụ thuộc chủ yếu vào quản lý của Chính phủ ở các nền kinh tế khác nhau. Qua các
nghiên cứu tổng hợp kết quả cho thấy, cải thiện cơ chế quản lý ĐTC theo hướng quản

trị hiện đại (PIM - Public Investment Management) có thể tăng cường hiệu quả và chất
lượng của ĐTC. Vì thế quốc gia nào có các tổ chức quản lý ĐTC mạnh, hiện đại thì sẽ
có các khoản đầu tư hiệu quả hơn, mang lại những tác động tốt hơn, thậm chí là có thể
thu hẹp tới 2/3 khoảng trống hiệu quả ĐTC.
Sách tham khảo của tác giả Thái Bá Cần (2007), “Quản lý tài chính trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ bản”: Trong cuốn sách này tác giả nhấn mạnh rằng, để ngăn
chặn thành cơng hiện tượng thất thốt, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây
dựng, cần phải có những giải pháp về mặt cơ chế, chính sách thơng qua phân tích về
mặt lý luận và thực tiễn trong cơ chế quản lý về đầu tư và xây dựng cơ bản.
Nghiên cứu của Bernald Myers, Thomas Laursen (2009): “Public investment
management in the new EU member states: strengthening planning and
implementation of transport infrastructure investments”, “Quản lý đầu tư công tại các
nước thành viên mới của EU”: tăng cường hoạch định và triển khai đầu tư kết cấu hạ
tầng giao thông”: Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá dưới góc độ quản lý ngân sách nhà
nước (NSNN) đối với đầu tư công về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
(KCHTGTĐB) của các nước là thành viên mới của EU. Trong đó nhấn mạnh 2 nội
dung: Là thành viên mới với điều kiện kinh tế khó khăn, KCHTGTĐB yếu kém đặt
ra nhiều thách thức, đồng thời được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi của EU. Từ đó
đặt ra vấn đề quản lý ngân sách cho đầu tư công nhằm tuân thủ cam kết của EU,
đồng thời phù hợp với thể chế đầu tư của nước sở tại. Cơng trình nghiên cứu đã xác
định một số vấn đề và thách thức chính mà các nước thành viên mới của EU phải đối
mặt trong quá trình quản lý các chương trình đầu tư cơng của mình. Đồng thời, chỉ ra
những kinh nghiệm hay cũng như các thách thức mà các nước thành viên EU phải
đối mặt.

4


Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby (2010) nghiên
cứu về: “Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management”,

“Khung chuẩn đốn cho đánh giá quản lý đầu tư cơng” Từ tổng kết thực tiễn về các
nội dung QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và QLNN về chi tiêu công cho
đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với các lý thuyết quản lý hiện đại để đề xuất các tiêu
chí đánh giá cả định tính và định lượng về việc đánh giá hệ thống quản lý ĐTC cho
các Chính phủ. Đồng thời cơng trình nghiên cứu cũng khẳng định: Quản lý đầu tư
cơng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy cần phải quan tâm tới quá trình lựa chọn chủ thể, biện pháp và đối tượng quản lý
cụ thể tránh cách làm chung chung trong quản lý ĐTC.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành và Đinh Minh Tuấn (2011), “Đổi
mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực
đầu tư công”. Bài tham luận đã nêu ra những ảnh hưởng của đầu tư công đến rủi ro
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam như sự thâm hụt ngân sách triền miên ở mức cao, nợ công
tăng cao liên tục, gây áp lực đối với lạm phát. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề
cập đến cơ chế phân bổ nguồn vốn, cơ chế thực hiện đầu tư cơng, cơ chế giám sát q
trình đầu tư cơng.
Luận án tiến sĩ tác giả Phạm Minh Hóa (2017), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công
tại Việt Nam”: Luận án đã nêu quan điểm nhất quán về đầu tư công cũng như quan
điểm định hướng về hiệu quả đầu tư công. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công tác giả đề
nghị: xây dựng hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả chương trình; thành lập cơ quan
chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư công; phát triển tổ chức tư
vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự
án đầu tư cơng.
Bài viết của tác giả Trần Kim Chung (2017), “Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở
hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu tư”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tạp
chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017: Tác giả bài viết khẳng định: Kết cấu hạ tầng vật
chất kỹ thuật (đường sá, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc) có vai trị hết
sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để phát triển kết cấu hạ tầng
đồng bộ và hiện đại phải trải qua nhiều thời gian, giai đoạn và cần rất nhiều vốn. Vì
vậy, nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng.


5


2.2. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
Nghiên cứu của Ngô Thị Minh Hiếu (2017), QLNN về đầu tư hạ tầng giao thông
bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học
Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Cơng trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thơng,
luận
văn góp phân khái quát được lý luận trong QLNN vê đầu tư kêt cấu hạ tâng giao
thông (đường bộ) bằng vôn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đánh giá những thực trạng
về công tác QLNN đầu tư bằng vôn ngân sách của tỉnh Quảng Nam tác giả dự báo xu
hướng phát triển, nhu câu vôn đầu tư và đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện
QLNN về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông bằng vốn của tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt
luận văn đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư kết cấu hạ
tầng bằng vốn ngân sách Nhà nước như: Đặc điểm tự nhiên của địa phương về điều
kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, tài ngun nước, khống sản… có vai trị quan trọng
ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng. Nó có thể gây ra những khó khăn cũng như thuận lợi cho
đầu tư và quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương; Đặc điểm kinh tế,
chính trị, xã hội của địa phương. Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu và nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông. Mỗi một địa phương khác nhau,
tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn
lực vốn đầu tư khác nhau; Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý đầu tư phát triển
quốc gia và địa phương. Các văn bản pháp luật của Nhà nước là nhân tố khách quan,
có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đầu tư trong phát triển giao thơng. Nó tạo điều kiện
cho các chủ thể quản lý cũng như các đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền,
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư vào các
dự án giao thông; Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng.
Tổ chức bộ máy quản lý hành chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý. Muốn

hoạt động quản lý có hiệu quả thì trước hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực
hoạt động. Và một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình
độ chun mơn đạo đức… ( xem hình 1)

6


Đặc điểm tự nhiên
của địa phương
vạn vật

Đặc điểm chính trị,
VH -XH

Quản lý đầu tư kết cấu hạ
tầng bằng vốn NSNN

Hệ thống PL và chính
sách

Tổ chức BM về
QLNN
Nguồn: Tổng hợp của nhóm ngiên cứu
Hình 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng
bằng vốn NSNN
Luận án tiến sỹ của tác giả Hoàng Cao Liêm (2018), “Quản lý Nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà
Nam”.. Luận án đã nghiên cứu trên các phương diện: một là, trên cơ sở hệ thống hóa
cơ sở lý luận QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cấp tỉnh, kế thừa có bổ sung
những điểm mới để phù hợp với yêu cầu phát triển để hoàn thiện khung lý thuyết về

QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN; hai là, nghiên cứu kinh nghiệm QLNN
về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của một số tỉnh có điều kiện tương đồng để chỉ ra
những thành công và hạn chế về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN làm
bài học để rút kinh nghiệm vận dụng và tránh lặp lại sai lầm của các địa phương; ba là,
căn cứ vào các số liệu, tư liệu khảo sát thực tế theo các nội dung đã được xây dựng, đề
cập ở Chương 1 để phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được, những khó
khăn vướng mắc về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đồng thời chỉ ra
những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên cả về kết quả đạt được và những tồn tại; bốn
là, trên cơ sở dự báo về mục tiêu phát triển hệ thống GTĐB của tỉnh cũng như của cả
nước, để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống KCHTGTĐB của tỉnh Hà Nam đến năm
2025, luận án đề xuất các giải pháp cả trước mắt cũng như lâu dài nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN thời kỳ hội nhập và
phát triển; Luận án đã tập trung vào 6 nhân tố tác động đến QLNN về đầu tư XD kết

7


cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN gồm: Điều kiện tự nhiên; chính trị, văn hóa, xã
hội, hội nhập quốc tế và khu vực; Hệ thống pháp luật và chính sách; Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội; Mơ hình tổ chức bộ máy (xem hình 2).

Điều kiện tự nhiên
vạn vật

Chính trị, VH
XH
Hội nhập QT và khu
vực

QLNN về đầu tư XD kết

cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ NSNN

Hệ thống PL và
chính sách

Chiến lược PT kinh
tế XH

Mơ hình tổ chức
BM
Nguồn: Tổng hợp của nhóm ngiên cứu
Hình 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư XD kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ NSNN
Nghiên cứu của Bùi Việt Hưng (2019): Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội,
Luận án tiến sĩ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương trong điều
kiện hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với
vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố đến năm 2030; Luận án đã
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư phát
8


triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách cấp thành phố trực thuộc trung
ương bao gồm 7 nhân tố: thứ nhất là hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước;
Thứ hai là tổ chức bộ máy quản lý đối với vốn đầu tư giao thông đường bộ; Tiếp đến
là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư của ngân sách; Hiệu quả của công tác

đấu thầu; Thứ năm, điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ QLNN đối với vốn đầu tư từ
NSNN; Thứ sáu, tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; Thứ bảy, hội nhập
kinh tế quốc tế (xem hình 3).
Hệ thống PL, chính
sách của NN
vạn vật

Tổ chức bộ máy
quản lý
Nhân tạo

Chất lượng đội ngũ
cán bộ QL

QLNN đối với vốn đầu tư
PT kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ NSNN

Hiệu quả của công
tác đấu thầu
Điều kiện vật
chất, kỹ thuật

Tình hình KT-XH

Hội nhập KT-QT

Nguồn: Tổng hợp của nhóm ngiên cứu
Hình 3: Các nhân tố tác động đến QLNN đối với vốn đầu tư PT kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ từ NSNN

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2020), Nghiên cứu các yếu tố thành công
then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ theo hình thức
9


BOT ở Việt Nam. Với phương pháp lấy mẫu có chủ đích, luận án đã thực hiện khảo sát
về nhận thức (đánh giá theo cảm nhận, sự hiểu biết) của các cá nhân hiện đã và đang
tham gia thực hiện, liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ
(GTĐB) theo hình thức BOT ở Việt Nam thuộc cả khu vực công và khu vực tư nhân
về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo
hình thức BOT ở Việt Nam; và với phương pháp so sánh với các kết quả nghiên cứu
cùng cùng bảng hỏi do Li (2003) thiết kế do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Anh,
Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Úc, luận án đã chỉ ra trong 5 yếu tố thành công
then chốt  đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ (GTĐB) theo
hình thức BOT ở Việt Nam (xem hình 4), thì các yếu tố (i) Tính minh bạch trong đấu
thầu; (ii) Quy trình đấu thầu cạnh tranh; (iii) Quản trị tốt; Năng lực của cơ quan quản
lý Nhà nước; (v) Sự đồng thuận của xã hội lại chỉ được đánh giá cao ở Việt Nam và có
nhiều khác biệt so với các cơng trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới. Kết quả
nghiên cứu này lại là đóng góp mới của luận án về mặt bối cảnh nghiên cứu và phù
hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam khi mà đặc thù của Viêt Nam sử dụng rất nhiều
hình thức chỉ thầu, cách tính phí khơng minh bạch; việc đặt trạm thu phí tuỳ tiện, phục
vụ lợi ích nhóm chứ chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của đối tượng tham gia giao
thông, và thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết các nút thắt cổ chai này thì các dự án
BOT trong đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT có nguy cơ thất bại rất cao.
Tính minh bạch
trong đấu thầu
vạn vật

Quy trình đấu thầu
cạnh tranh

Quản trị tốt
Dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng GTDB
Năng lực của cơ
quan QLNN
Sự đồng thuận
của xã hội

10


Nguồn: Tổng hợp của nhóm ngiên cứu
Hình 4: Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
GTDB
Như vậy, thông qua bức tranh tổng quan về các chủ đề liên quan đến đề tài của
luận án có thể cho ta thấy có rất nhiều nghiên cứu về đầu tư công, các nhân tố ảnh
hưởng đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Các nhân tố ảnh hưởng
được đề cấp như: Điều kiện tự nhiên; chính trị, văn hóa, xã hội, hội nhập quốc tế và khu
vực; Hệ thống pháp luật và chính sách; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Mơ hình
tổ chức bộ máy... Tuy nhiên các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện ở một số
ngành, địa phương, điều kiện khác nhau. Mặt khác, ở Hà Nội chưa có nghiên cứu nào
xem xét yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó,
nghiên cứu mơ hình yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông
đường bộ tại Thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết cho q trình đầu
tư cơng trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Về lý luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về đầu tư công trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ, thiết lập mơ hình và giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố
Hà Nội.

- Về thực tiễn: Đề tài giúp nâng cao hơn nữa khả năng nghiên cứu và giảng dạy
của nhóm tác giả, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để phục vụ cho
việc giảng dạy học phần Kinh tế đầu tư, Phân tích và quản lý nhà nước về đầu tư của
Bộ môn Kinh tế doanh nghiệp. Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cao học
viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đề tài cũng
có thể vận dụng vào thực tiễn để hồn thiện đầu tư cơng trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm đem lại hiệu quả đầu tư tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

11



×