Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn củng cố bài học về chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn kỳ ii lớp 12 thông qua hoạt động thiết kế tạp chí văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CỦNG CỐ BÀI HỌC VỀ CHỦ ĐỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
KÌ II LỚP 12 THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ TẠP
CHÍ VĂN HỌC

Người thực hiện: Trịnh Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

skkn

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Con người là trung tâm của mọi tác phẩm văn học chân chính vì “văn học là
nhân học” (Gorki). Cho nên số phận con người, nhất là người phụ nữ đã trở
thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ lớn cổ kim đơng tây xưa nay.
Gorki đã có bốn câu thơ tuyệt hay:
“Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương dạ những sầu
Đời không mẹ hiền,không phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu”
Vấn đề số phận người phụ nữ cũng đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn
học Việt Nam. Đó là thân phận một nàng Kiều tài hoa và bạc mệnh ; một người


chinh phụ phải sống trong sầu tủi cô đơn ; một cung nữ sắc nước hương trời bị
vua ghẻ lạnh phải sống trong cảnh lạnh lùng ; một Hồ Xuân Hương thông minh
sắc sảo, khát khao hạnh phúc ngọt ngào mà đời gặp toàn cay đắng, hẩm hiu.
Những số phận con người phụ nữ trong văn học quá khứ là bất hạnh, khổ đau,
bế tắc. Khép lại tấn bi kịch của người phụ nữ ngày xưa là chị Dậu ; cả cuộc đời
của chị là một đêm tối dày đặc và kết thúc tác phẩm, chị lại phải chạy vào bóng
tối khơng thấy lối thấy đường. Tuy nhiên văn học sau năm 1945 đã mang đến
một luồng gió mới. Cùng với thơ, truyện ngắn là một trong hai thể loại có thành
tựu nổi bật. Bên cạnh những truyện ngắn có giá trị viết về đề tài chiến đấu và
chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, còn có những truyện xuất sắc viết về cuộc sống
mới thường ngày, phản ánh số phận người lao động, đặc biệt là số phận người
phụ nữ, khám phá những khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn họ. “Vợ chồng A Phủ”
(Tô Hoài) “Vợ nhặt” (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh
Châu) là những tác phẩm tiêu biểu, bên cạnh những nét chung, mỗi tác phẩm
nói trên lại có nét đặc sắc riêng rất đáng trân trọng. Chính điều này đã tạo nên
giá trị riêng, sức sống lâu bền cho từng tác phẩm. Đây cũng chính là ba tác phẩm
trọng tâm chiếm số lượng lớn trong chương trình ngữ văn 12 tập 2. Tuy nhiên
do năm cuối cấp học sinh gặp nhiều áp lực về học tập và lịch học dày nên các
em giảm đi sự hứng thú với môn Văn. Chưa kể đến lâu nay học sinh chán học vì
sự tiếp thu một phía một chiều chứ khơng được tham gia các hoạt động kích
thích tư duy độc lập, tích cực và sáng tạo ở người học. Và để tạo hứng thú cũng
như thay đổi hình thức ơn tập cho học sinh tôi quyết định nghiên cứu đề tài
“Củng cố bài học về chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trong
chương trình ngữ văn kì 2 lớp 12 thông qua hoạt động thiết kế tạp chí văn học”

skkn

1



1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu để đúc rút những sáng kiến, phương pháp mới trong việc
giáo dục giúp học sinh ghi nhớ, hệ thống kiến thức và phát huy cao độ khả
năng sáng tạo.
- Học sinh chủ động tự làm tài liệu ôn thi theo chủ đề
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thành một số kỹ năng cho học sinh,
đồng thời, tăng tính hấp dẫn cho bài học, đáp ứng mục tiêu bài học, phát huy giá
trị của văn chương đối với đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài, tơi chỉ trình bày kinh nghiệm của cá nhân áp dụng
cho học sinh khối 12 cụ thể là 4 lớp 12: 12K1, 12C1, 12C2 và 12C6 trường
THPT Trường Thi
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tơi chủ động tìm
hiểu các tài liệu về thiết kế tạp chí, hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh.
- Thực nghiệm tại 4 lớp khối 12 trường THPT Trường Thi

skkn

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Có thể nói, các tác phẩm văn học Việt Nam đều ra đời ở những thời điểm,
hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Mảnh đất hiện thực vô cùng phong phú đã
được các nhà văn quan sát, khám phá, khái quát thành những bức tranh phản
chiếu đời sống xã hội một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử văn
học Việt Nam, một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất là trọng tâm hình
tượng thời đại, đã chuyển từ những vấn đề lớn lao của thời đại sang số phận của

những cá nhân. Rất nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu giai đoạn văn học này
đều khẳng định điều đó. Trần Nho Thìn khẳng định: trước thế kỷ XVIII “người
đàn ơng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học, là nhân vật chính”, “sang
thế kỷ XVIII, nhân vật chính trong văn học lại là phụ nữ”. Sự thay đổi không chỉ
nằm ở số lượng những tác phẩm viết về phụ nữ, mà còn ở quan niệm và cách
thức phản ánh và xây dựng nhân vật của các tác giả. Văn học sau 1945 đã có
những gam màu mới mẻ khi khai thác số phận của người phụ nữ với nhiều
phương diện khác nhau của cuộc sống đời thường. Trong bức tranh mn màu
ấy, hình ảnh người phụ nữ nổi lên như một điểm nhấn trong mỗi tác phẩm với
những cuộc đời, số phận éo le, bi thảm, đầy đau khổ. Từ đó mà gieo vào trái tim
nhà văn và bạn đọc những điều trăn trở, khắc khoải trước số phận con người.
Đặc biệt là qua ba tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi) “Vợ nhặt” (Kim
Lân) và Chiếc thuyền ngồi” (Nguyễn Minh Châu). Các tác phẩm văn xi
trên đã xây dựng hệ thống nhân vật dưới sự tác động của hồn cảnh đời sống xã
hội, từ đó khái quát thành bức tranh hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu
sắc. Qua các nhân vật nữ với vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp và trỗi dậy mạnh mẽ
mỗi khi có sự tác động của hồn cảnh. Qua việc miêu tả số phận khổ đau của
các nhân vật phụ nữ và phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn họ, các tác giả đã đề
cập đến các vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa mn đời của văn học. Đó
là vấn đề phấn đấu cho con người được sống trong tự do, hạnh phúc, tình u,
gia đình. Chính tài năng, phẩm chất, cá tính và tấm lịng chân trọng tin yêu ở
người phụ nữ đã giúp cho các tác giả có được các tác phẩm rất có giá trị, xây
dựng được các nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng rất hấp dẫn. Giá trị
của tác phẩm văn học lớn lao là vậy nhưng không nên đóng khung trong hình
thức đơn thuần là sách giáo khoa mà cần có sự linh hoạt hơn. Vậy văn học và
tạp chí có mối quan hệ như thế nào?
Một tạp chí được biết đến như một loại ấn phẩm định kỳ, về một hoặc một số
chủ đề, được đặc trưng bởi sự phong phú của các văn bản và hình ảnh. Tạp chí
khác với báo khơng chỉ bằng cách in ấn cẩn thận hơn, với chất lượng giấy tốt


skkn

3


hơn, mà cịn bằng cách xử lý tồn diện hơn các chủ đề, có thể từ các vấn đề hiện
tại hoặc sự kiện đến các câu hỏi về lịch sử, khoa học hoặc nghệ thuật. Theo
nghĩa này, họ có thể tập trung vào các đối tượng cụ thể hoặc ngược lại, mở ra
cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, tạp chí có thể là tơn giáo, thể thao, chính
trị, khoa học, luật pháp, kinh doanh, văn học…Về mối quan hệ giữa văn học và
tạp chí đã có nhiều bàn luận. Trong phạm vi sáng kiến này, chỉ xin bàn về
sự tương đồng ở giá trị bổ ích và hấp dẫn. Có thể nói, tiền đề cho một tác phẩm
văn học hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố bổ ích và hấp dẫn. Văn học
là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống xã hội và đời sống con
người.Sản phẩm ấy phải mang lại lợi ích, hay nói rõ hơn, phải bổ ích cho người
đọc. Để sự bổ ích đạt giá trị sử dụng, phải có được sự hấp dẫn nhất định. Thực
ra, sự phân chia giữa bổ ích và hấp dẫn chỉ là một cách phân định tương đối để
thấy rõ hơn vai trò của sự hấp dẫn (tất nhiên phải là sự hấp dẫn lành mạnh, bổ
ích). Vì thực chất, trong một tác phẩm văn học, sức hấp dẫn chính là sự bổ ích
và sự bổ ích cũng chính là hấp dẫn. Người ta đọc sách văn học và đọc báo chí để
tăng thêm sự hiểu biết và hiểu biết đúng đắn, chân thực về đời sống xã hội, đời
sống nội tâm và sinh học con người. Như vậy có nghĩa là đã nạp thêm dinh
dưỡng để phát triển, là bổ ích. Người ta đọc sách, đọc báo để giải trí, để thư
giãn. Ngày nay, với sự bành trướng của công nghệ giải trí, văn học đã và đang bị
khủng hoảng nặng nề. Đã xuất hiện quan niệm bi quan về số phận của những tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo nhìn cho kỹ, sẽ thấy cuộc khủng hoảng
này là sự tất yếu theo quy luật phát triển. Bởi lẽ, mỗi thời kỳ, tùy theo tình hình
kinh tế, xã hội, nhu cầu văn học cũng theo đó tương ứng. Hiện nay, số học sinh
có nhiều thời gian dành cho việc đọc sách văn học không nhiều. Và sẽ là sự
hoang tưởng nếu cho rằng văn học có thể cạnh tranh với cơng nghệ giải trí bằng

năng lực “sát thủ giết thời gian”. Văn học chỉ có thể tồn tại và phát triển từ
những gì thuộc về nó và đặc trưng của nó. Giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học,
cũng vì thế phải ln có sự điều chỉnh, tương tác phù hợp với từng thời kỳ.
Trong thế giới đa cực và sức mạnh của “quyền lực mềm” ngày một tăng, có khả
năng chi phối sự phát triển, giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học có lẽ tùy thuộc
ở hàm lượng, chất lượng thông tin. Do vậy, càng ngày văn học càng gần với tạp
chí hơn. Văn học khơng phải là tạp chí. Chuẩn mực thơng tin trong văn học
không giống như chuẩn thông tin trong tạp chí. Tuy nhiên, giá trị thơng tin trong
văn học cũng phải đạt mức chuẩn về sự thật, về sự phong phú đa dạng và yếu tố
quyết định cho giá trị chính là sự khám phá, phát hiện những điều mới mẻ trong
đời sống xã hội, đời sống con người. Do vậy, mối quan hệ giữa văn học với tạp
chí là sự tương tác hỗ trợ. Văn học không “ăn theo” tạp chí. Tạp chí cũng chưa

skkn

4


bao giờ “ăn theo” văn học. Như vậy, tạp chí là phương tiện bổ ích để học sinh
tiếp cận văn học.
Bên cạnh đó lâu nay các phương pháp học như sơ đồ tư duy, phiếu học tập…đã
trở nên quen thuộc thì thiết kế tạp chí văn học sẽ mang đến một luồng gió mới cho
học sinh. Tạp chí sẽ mang màu sắc bắt mắt, thỏa sức sáng tạo của học sinh. Và đây
cũng là hoạt động trải nghiệm sáng tạo mới mẻ bổ lích cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người đóng
vai trị dẫn dắt, tổ chức hoạt động học. Cịn chính học sinh, người học mới là
người chủ động, tích cực và sáng tạo thực hiện các hoạt động để học tập để
chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng mục tiêu dạy học trên, người giáo viên cần phải
có những phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy khả năng tự học, năng lực

tư duy độc lập và sáng tạo ở học sinh. Trên thực tế hiện nay, môn Ngữ Văn chưa
thực sự gây hứng thú cho học sinh. Học sinh chán học vì sự tiếp thu một phía
một chiều chứ khơng được tham gia các hoạt động kích thích tư duy độc lập,
tích cực và sáng tạo ở người học. Mơn văn có đặc thù là ngồi các tác phẩm
thuộc thể loại thơ thì tự sự có vai trị quan trọng và chiếm số lượng lớn tác phẩm
nếu không thay đổi hoạt động học sẽ gây nhàm chán cho học sinh. Bên cạnh đó,
trong các tác phẩm văn xi lớp 12 thì có nhiều tác phẩm viết về số phận, cuộc
đời người phụ nữ. Học sinh cần phải có cái nhìn khái qt, nhiều phía nhiều
chiều, tìm thấy những điểm chung và riêng trong chủ đề này. Một trong những
phương pháp phù hợp đối với hoạt động dạy học tích cực ở mơn Ngữ văn là:
Thiết kế tạp chí văn học.
Tạp chí văn học (TCVH) là loại ấn phẩm định kỳ, về một hoặc một số chủ đề,
được đặc trưng bởi sự phong phú của các văn bản và hình ảnh theo chủ đề bài
học để học sinh hoàn thành trước ở nhà hoặc tại lớp trong những thời điểm thích
hợp nhằm giúp học sinh hình thành kiến thức, kích thích tư duy độc lập, tính tích
cực sáng tạo và rèn thói quen tư duy cho học sinh.
Tóm lại, Thiết kế TCVH khơng phải là phương tiện dạy học mới mẻ, duy
nhất nhưng thực tiễn tại trường đang công tác chưa được sử dụng rộng rãi và có
hiệu quả. Bằng kinh nghiệm 14 năm giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là tác phẩm tự
sự, tôi nhận thấy thiết kế TCVH là điều rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao.
Nó giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn kĩ
năng tự học, tự nghiên cứu rất tốt. Như vậy, có thể nói thiết kế TCVH là điều
cần thiết để tổ chức hoạt động học giúp học sinh tự ôn tập, tự chiếm lĩnh tri thức
dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Đó chính là lí do người viết quyết định nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm “Củng cố bài học về chủ đề người phụ nữ qua các

skkn

5



tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn kì 2 lớp 12 thơng qua hoạt
động thiết kế tạp chí văn học”
2.3. Các bước hướng dẫn học sinh thiết kế tạp chí văn học
2.3.1. Giáo viên trang bị kiến thức cho học sinh
GV đã hồn thành cho học sinh tìm hiểu văn bản trong các tác phẩm và định
hướng những nội dung của tạp chí.
2.3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước làm tạp chí
a. Về chủ đề: “Củng cố bài học về chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm
văn học trong chương trình ngữ văn kì 2 lớp 12 thơng qua hoạt động thiết kế
tạp chí văn học”
b. Chia nhóm: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5-6 học
sinh. GV chia nhiệm vụ như sau:
Họ và tên
STT
Chức vụ
Nội dung bài viết
học sinh
1 Nguyễn Văn A Nhóm trưởng – Bi kịch làm dâu trừ nợ của Mị
Biên soạn
2 …
Thiết kế trên side Sức sống tiềm tàng của nhân vật
Mị trong đêm tình mùa xuân
3 …
In ấn
Sức sống tiềm tàng của nhân vật
Mị trong đêm mùa đơng trên núi
cao
4 …
Vẻ đẹp của tình mẫu tử qua nhân

vật bà cụ Tứ
5 …
Cảm nhận về người vợ nhặt
6 …
Cảm nhận về những phẩm chất tốt
đẹp của người đàn bà làng chài
c. Về hình thức
- In khổ giấy A4
- Đánh máy Font chữ Times new roman, cỡ chữ 14
- In trên giấy trắng hoặc giấy màu
- Căn lề: Lề trên cách mép 2cm; Lề dưới cách mép 2cm; Lề trái cách mép
3cm; Lề phải cách mép 2cm.
- Giãn dịng: 1.5
- Tạp chí được đóng gáy
d. Bố cục tạp chí gồm các nội dung
- Bìa
- Lời mở đầu

skkn

6


- Bài viết
- Mục lục
- Người thực hiện
e. Các bước thực hiện tạp chí
Bước 1: Hướng dẫn trang bìa
- Trang bìa bắt buộc in màu
- Có ảnh minh họa về người phụ nữ, đảm bảo tính thẩm mĩ, đúng chủ đề

- Có các thơng tin về:
+ Tên tạp chí
+ Chủ đề
+ Ngày xuất bản
+ Tên tổ, nhóm, tên trường
Bước 3: Hướng dẫn viết lời mở đầu
- Viết lời mở đầu đánh giá về hình tượng người phụ nữ sau năm 1945 qua
đoạn văn 300 chữ
Bước 2: Hướng dẫn nội dung bài viết
- Bài viết dưới dạng nghị luận văn học
- Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận
- Có ảnh minh họa kèm theo.
- Nội dung bao gồm:
STT
Tên tác phẩm
Nội dung
Bi kịch làm dâu trừ nợ của Mị
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
1
Vợ chồng APhủ (Tơ Hồi)
trong đêm tình mùa xuân
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
trong đêm mùa đơng trên núi cao
Vẻ đẹp của tình mẫu tử qua nhân vật
bà cụ Tứ
2
Vợ Nhặt (Kim Lân)
Cảm nhận về người vợ nhặt
Chiếc thuyền ngoài xa (Kim Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp
3

Lân)
của người đàn bà làng chài
Bước 4: Hướng dẫn phần kết thúc
- Mục lục đánh số trang cho từng bài
- Người thực hiện ( Biên tập; In ấn, Chỉnh sửa hình ảnh…)
f. Thời gian hoàn thiện:
- Tổng thời gian hoàn thiện 7 ngày

skkn

7


- HS hồn thiện bài viết cá nhân trong vịng 5 ngày kể từ khi phát động
- Học sinh nộp bài trên bản giấy kiểm tra thông thường, giáo viên sửa bài
cho học sinh sau đó học sinh chỉnh sửa, in bài. Thời gian hoàn thiện 2 ngày.
i. Nghiệm thu sản phẩm
- Giáo viên chấm bài và tổng kết trước lớp. Trình chiếu các hình ảnh.
- Đánh giá chung những ưu điểm và nhược điểm của các nhóm
- Giáo viên trao đổi bài chéo giữa các nhóm, các lớp để học sinh tham khảo
Hình ảnh 1: Một số ảnh bìa tạp chí văn học của các nhóm

skkn

8


skkn

9



Hình ảnh 2: Bài viết tạp chí

skkn

10


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tôi đã thực nghiệm phương pháp và ứng dụng để đi đến kết luận tính khả
thi và hiệu quả của phương pháp như sau:
- Nếu tôi thực hiện bài dạy theo cách thơng thường thì học sinh nắm được
bài học độc lập mà khơng nhìn thấy điểm chung và điểm khác biệt trong số phận
người phụ nữ trong văn học.
- Tơi sử dụng phương pháp như đã trình bày ở trên kết quả, phần nhiều học
sinh đều cảm thấy hứng thú, sáng tạo và các em đã hệ thống hóa kiến thức một
cách trọng tâm để ơn thi. Tạp chí hồn tồn có thể dung làm tài liệu ơn thi THPT
Quốc gia.
- Như vậy, ở một góc độ nhất định, tôi nhận thấy sáng kiến đã phát huy
hiệu quả.
- Kết quả kiểm tra lối tư duy, nhận thức và sự hứng thú trong tiếp nhận bài
học của học sinh ở các lớp như sau:
STT
Lớp
Sĩ số
Hứng thú
Không hứng thú

1
12K2
19
19
100%
0
0
2
12C1
36
36
100%
0
0
3
12C2
39
39
100%
0
0
4
12C6
37
35
94.6%
0
0

skkn


11


- Bài kiểm tra giữa kì 2 năm học 2021 – 2022:
Lớp Sỹ <3.5
3.5<5.0
5.0<6.5
số SL %
SL
% SL
%
12K2 19 0
0.0 0
0.0 0
0.0
12C1 36 0
0.0 0
0.0 0
0.0
12C2 39 0
0.0 1
2.6 7
17.9
12C6 37 0
0.0 3
8.1 14
37.8
131 0
0.0 4

3.1 21
16.0

6.5<8.0
SL
%
3
15.8
26
72.2
25
64.1
18
48.6
72
55.0

8.0 đến 10
SL %
16 84.2
10 27.8
6
15.4
2
5.4
34 25.0

- Bài kiểm tra cuối kì 2 năm học 2021 – 2022:
Lớp Sỹ <3.5
3.5<5.0

5.0<6.5
số SL %
SL
% SL
%
12K2 19 0
0.0 0
0.0 0
0.0
12C1 36 0
0.0 0
0.0 0
0.0
12C2 39 0
0.0 0
0.0 4
8.3
12C6 37 0
0.0 1
2.7 11
29.7
131 0
0.0 1
0.8 15
11.5

6.5<8.0
SL
%
2

10.5
22
61.1
19
48.7
18
48.6
61
46.6

8.0 đến 10
SL %
17 89.5
14 38.8
14 35.9
7
18.9
52 39.7

Nhận xét: Như vậy, kết quả học sinh đạt được qua hai lần kiểm tra có sự
thay đổi. Tỉ lệ học sinh có bài giỏi cao hơn, tăng 17.7% và tỉ lệ học sinh có bài
trung bình giảm đi 2.3%. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc củng cố bài học về
chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn kì 2
lớp 12 thơng qua hoạt động thiết kế tạp chí văn học.
4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp nhà trường.
- Bản thân tơi nhận thấy mình đã đúc rút được một sáng kiến hữu ích,
khơng chỉ góp phần giúp cho học sinh lớp 12 ôn thi mà tăng khả năng sáng tạo,
gợi hứng thú cho học sinh
- Với đồng nghiệp trong nhà trường, sáng kiến của tơi có thể sử dụng linh
hoạt ở nhiều bộ môn như Lịch sử, địa lí…

- Với nhà trường: Tơi vẫn đang tích cực áp dụng sáng kiến cho các khối
khác nhau như khối 10;11

skkn

12


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận: Đề tài này là kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại trường THPT Trường Thi, góp phần làm
cho học sinh hứng thú, sáng tạo ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm văn,
kĩ năng làm việc nhóm. Và đáp ứng một số yêu cầu của giáo dục hiện nay cũng
như mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Đề tài cũng áp dụng cho một đối
tượng cụ thể là học sinh trường THPT Trường Thi, tôi nhận thấy khi áp dụng đề
tài, có nhiều chuyển biến tích cực về thái độ của học sinh đối với môn Ngữ văn.
Đề tài là một gợi ý thú vị, một phương pháp hiệu quả cho đồng nghiệp trong
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục lí tưởng, góp phần vào mục tiêu giáo dục tồn
diện cho học sinh hiện nay. Vì vậy, tơi mạnh dạn trình bày cùng đồng nghiệp để
được trao đổi, rút kinh nghiệm cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng dạy học. Mong được đồng nghiệp góp ý để được hồn thiện hơn
1.2. Kiến nghị: Khơng
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do
tơi tự viết, nếu sai, tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ

Trịnh Thị Ánh Tuyết


skkn

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO (TLTK)
[1]. SGV Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD, 2008.
[2]. 150 Thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, NXB GD, 2005.
[3]. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945, NXB Đại Học Sư
Phạm, 2005.

skkn

14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT

1.

2.

Cấp
đánh giá

xếp loại

Tên SKKN

Một số kinh nghiệm khi giảng dạy
Sở
hai tác phẩm Cảnh ngày hè
GD&ĐT
(Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn
Thanh
Bỉnh Khiêm) dưới góc nhìn thể
Hóa
loại.
Vận dụng phương pháp đóng vai
Sở
trong giảng dạy một số bài học GD&ĐT
mơn Ngữ văn tại trường THPT.
Thanh
Hóa

skkn

Kết quả
Năm học
đánh
được đánh
giá xếp
giá xếp loại
loại


C

2013-2014

C

2018-2019

15


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận:................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:...............5
2.3. Các bước hướng dẫn học sinh thiết kế tạp chí văn học............................5
2.3.1. Giáo viên trang bị kiến thức cho học sinh...............................................5
2.3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước làm tạp chí.............................5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................11
4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục của nhà trường............................11
4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp nhà trường..............................................12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................13
1.1. Kết luận: ...................................................................................................13
1.2. Kiến nghị: .................................................................................................13


skkn

16



×