MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Trang
A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
02
B. GIỚI THIỆU
03
I. HIỆN TRẠNG
03
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
05
III. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
05
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
06
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
06
C. PHƯƠNG PHÁP
06
I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
06
II. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
07
III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
08
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
08
D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
08
E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
10
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
G. PHỤ LỤC
11
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA
11
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
13
BÀI TẬP KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
20
1
ĐỀ TÀI
CỦNG CỐ BÀI HỌC TRONG PHÂN MÔN ĐẠI SỐ 8
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR
Người thực hiện: Nguyễn Thành Nam
Tổ chuyên môn: Toán – Tin
Đơn vị: Trường THCS Nâm N’Đir
A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà
nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này
quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các
bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể
tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến
thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và
tinh thần.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 8 trường trung
học cơ sở Nâm N’Đir năm học 2016 - 2017. Lớp 8A2 là thực nghiệm và 8A3 là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi học môn
toán có tổ chức trò chơi toán học. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao
hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá
trị trung bình là 7,25; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,30. Kết
quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ chức trò chơi” đã
làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Nâm N’Đir.
2
B. GIỚI THIỆU
I. HIỆN TRẠNG
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học không có hứng
thú học tập với bộ môn toán, tâm lý chán nản, né tránh và xa rời trường
lớp.
a. Đối với học sinh.
- Một số các em bị mất kiến thức căn bản ở các lớp trước nên khi lên lớp
8 mà các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số và đặc biệt phép toán cộng, trừ
đa thức, đơn thức chưa thành thạo, quy đồng mẫu hai phân số đơn giản còn gặp
nhiều khó khăn …..
- Một số học sinh vì lười học, chán học hay do hoàn cảnh khách quan
cũng dẫn đến học yếu môn toán.
- Một số học sinh chưa thật sự thích thú với việc học, đi học ở một góc độ
nào đó trở thành nhiệm vụ nặng nề mà gia đình và nhà trường “bắt buộc” học
sinh phải tham gia. Các em chưa xác định được mục tiêu học tập, chưa thấy
được rằng đi học là một niềm vui và hạnh phúc mà một số người không có được.
- Vì trường nằm trên địa bàn là một xã thuần nông nên vào vụ mùa thì đa
số các em phải phụ giúp gia đình do đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học
tập của các em.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số các nhu cầu giải
trí: Xem ti vi, chơi điện tử, game online, … ngày càng nhiều làm cho một số em
chưa ý thức việc học bị cuốn hút vào đó.
b. Đối với gia đình, địa phương:
- Đặc thù vùng miền trình độ dân trí và nhận thức chưa cao nên một bộ
phận không nhỏ phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học, không
thúc dục động viên con em mình trong việc học hành, hoặc khó khăn trong việc
hướng dẫn bài vở cho con em mình ở nhà.
- Một số vì gia đình không quan tâm, giao khoán hết trách nhiệm cho nhà
trường, ít kiểm soát việc học hành của con em.
3
c. Đối với giáo viên:
Đa số giáo viên tận tụy với công tác dạy học, chăm lo cho học sinh nhưng
còn mặt hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp với học sinh có học lực yếu,
chậm đổi mới phương pháp theo hướng tích cực.
- Bao quát lớp học chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến từng đối tượng
học sinh trong lớp.
- Một số giáo viên chưa thực sự yêu nghề, chưa yên tâm công tác.
- Một số giáo viên chưa đi sâu tìm hiểu tâm lí học sinh, do đó việc gần gũi
động viên học sinh còn hạn chế, nên hay chê trách mạt sát học sinh trước lớp,
làm ảnh hưởng không nhỏ đến tích cực và hứng thú học tập của học sinh, gây
nên tâm lí chán học, ngại học toán. Từ đó học sinh học yếu toán là lẽ đương
nhiên.
Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi,
giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là
một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh
hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Người lớn chuẩn bị hành
trang kiến thức cho trẻ em bước vào cuộc sống tự lập và rèn luyện kỹ năng sống
thông qua trò chơi. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn
minh thì hiển nhiên trẻ em càng có nhiều điều kiện tiếp xúc và thích chơi những
trò chơi máy móc, tối tân hơn; nhưng việc lạm dụng những đồ chơi gươm súng,
điện tử, game online thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại
sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân
cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò
chơi điện tử mang tính bạo lực, gây nhiều ảo giác như: Võ lâm, đột kích, bắn
súng, đua xe…
Do những lí do nêu trên tôi nhận thấy rằng nếu kích thích được hứng thú
học tập thì học sinh sẽ vượt qua được các trở ngại, rào cản trong con đường học
tập để đạt được một kết quả tốt hơn.
4
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
Chính điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò
chơi vào hoạt động dạy học mà cụ thể ở đây là phân môn đại số 8 để làm tăng
kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Nâm N’Đir.
Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi toán học
tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần
dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và
hiệu quả.
Với lí do trên tôi thiết nghĩ cần đưa ra đề tài này để một phần nào đó
khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn
mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của
các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của
bản thân.
Trong đề tài này tôi muốn đưa ra cùng các bạn nghiên cứu và thảo luận
một số trò chơi tôi đã thực hiện trong dạy học phân môn Đại số chương trình
Toán 8 bậc THCS.
III. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Đã có nhiều bài viết, sáng kiến liên quan đến vấn đề tổ chức trò chơi trong
dạy học như:
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
nhằm nâng cao kết quả học tập toán (giáo viên Trần Hồng Vân, trường THCS
Cát Linh Hà Nội).
- Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cựa thông qua các trò chơi
trong những tiết dạy toán THCS (Đề tài của trường THCS Duy Minh – Hà
Nam).
- Vài kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết toán (Đề tài của trường tiểu
học Hoàng Hoa Thám được đăng bởi ).
- Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán”
của Lê Thị Thu Mẫn, trường tiêu học Kim Đồng – Huyện Bắc Trà My.
5
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Việc “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ chức trò
chơi” có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Nâm
N’Đir hay không?
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Việc “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ chức trò
chơi” có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Nâm
N’Đir.
C. PHƯƠNG PHÁP
I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Tôi lựa chọn hai lớp 8, năm học 2016 – 2017 trường THCS Nâm N’Đir vì
có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Giáo viên: Là giáo viên giỏi huyện nhiều năm và là giáo viên giỏi cấp tỉnh
năm học 2015 - 2016, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác dạy
học và giáo dục học sinh.
Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 8
trường THCS Nâm N’Đir năm học 2016 – 2017.
Số học sinh các nhóm
Lớp 8A2
Lớp 8A3
Tổng số
Nam
Nữ
32
32
17
20
15
12
Thành phần dân tộc
M’nông
Kinh Dao
và Êđê
17
15
1
17
15
1
- Về đạo đức: tất cả các em ở hai lớp này đều ngoan.
- Về thành tích học tập của năm học trước: học sinh của 02 lớp này có
điểm tổng kết năm học 2015 - 2016 tương đương nhau.
II. THIẾT KẾ
6
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A2 là nhóm thực nghiệm và 8A3 là nhóm
đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút đầu chương 1 môn Đại số lớp 8 làm
bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai
nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng
sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
TBC
Giá trị p của T - Test
Đối chứng
6,31
Thực nghiệm
6,28
0,433
p = 0,433 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của nhóm thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Nhóm
trước
Tác động
tác động
Thực
nghiệm
Đối
chứng
O1
O2
Có “Củng cố bài học trong phân môn Đại
số 8 bằng cách tổ chức trò chơi”
Không “Củng cố bài học trong phân môn
Đại số 8 bằng cách tổ chức trò chơi”
7
Kiểm tra
sau tác động
O3
O4
III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
* Chuẩn bị bài của giáo viên: Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng
toán để chuẩn bị các nội dung hướng dẫn “Củng cố bài học trong phân môn Đại
số 8 bằng cách tổ chức trò chơi”.
* Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân
theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính
khách quan.
Cụ thể: Áp dụng việc tác động trong các tiết của năm học 2016 - 2017
Tiết (Đại số)
Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức
Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Lớp
8A2
8A3
Tuần
02 đến 08
02 đến 08
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút môn đại số 8 đầu
chương 1 đề kiểm tra do tổ chuyên môn nhà trường duyệt nên đảm bảo tính
khách quan. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút cuối chương 1
gồm 5 câu. (xem phụ lục)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Khi đã thực hiện “Củng cố bài học
trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ chức trò chơi”, tôi tiến hành kiểm tra 45
phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài
theo đáp án đã xây dựng.
D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
* PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
6,30
7,25
0,80
0,78
0,00001
1,205128
ĐTB (Mean)
Độ lệch chuẩn (SD)
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
8
Biểu đồ: Minh hoạ điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho
kết quả P = 0,00001, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa lớn, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,25 − 6,3
= 1,205128 . Điều đó
0,78
cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có “Củng cố bài học trong phân môn
Đại số 8 bằng cách tổ chức trò chơi” đến trung bình chuẩn học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động điểm trung bình môn toán nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng 0,95 cho thấy tác động là có hiệu quả vượt trội và không phải là
ngẫu nhiên.
Giả thuyết của đề tài “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng
cách tổ chức trò chơi” đã làm nâng cao được hiệu quả tiếp thu bài và ghi nhớ
kiến thức đối với học sinh lớp 8 trường THCS Nâm N’Đir đã được kiểm chứng.
9
* BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là trung bình
công bằng 7,25 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là trung bình
cộng bằng 6,30. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,95. Điều đó cho thấy
điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt,
lớp được tác động có điểm trung bình cộng cao vượt trội so với lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là: SMD =
1,205128. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận: Việc “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ
chức trò chơi” làm nâng cao được hiệu quả học tập và lĩnh hội kiến thức mới đối
với học sinh lớp 8 trường THCS Nâm N’Đir.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết
bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết
nối... cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin,
khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện và đưa việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học là một tiêu chí đánh giá xếp loại năng lực chuyên môn.
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiên cứu để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tổ chức trò chơi
trong dạy học bộ môn mình đảm nhiệm để nâng cao hiệu quả dạy học; Cần tâm
sự, giúp đỡ các em học sinh. Hãy gần gũi với các em hơn, bày tỏ mong muốn
được giúp đỡ các em, tạo cho các em cơ hội tiếp xúc và trao đổi với giáo viên để
làm tăng khả năng giao tiếp thì các em mới học tốt được.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ. Các thầy cô ở tất cả các bộ môn có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy
học để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
10
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho
giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ
GD&ĐT.
- Báo giáo dục và thời đại.
- Báo toán học tuổi trẻ.
- Chuẩn kiến thức kỹ năng toán THCS.
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
nhằm nâng cao kết quả học tập toán (giáo viên Trần Hồng Vân, trường THCS
Cát Linh Hà Nội)
- Phương pháp dạy học toán (Vũ Dương Thụy, NXB GD).
- Phương pháp dạy học các nội dung toán THCS (Phạm Gia Đức, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội)
- Bộ sách toán học và tuổi trẻ.
- Bộ sách “Đổi mới phương pháp dạy học” của nhà xuất bản giáo dục.
- Mạng Internet: sieuthidochoimamnon.com; tailieu.vn; vnmath.com;
baigiangviolet.vn; giaovien.net; …
G. PHỤ LỤC
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA
NHÓM THỰC NGHIỆM LỚP 6A2
NHÓM ĐỐI CHỨNG LỚP 6A3
Điểm Điểm
Điểm Điểm
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Họ và tên
Nguyễn Tuấn Anh
Lý Thị Bông
Lý Văn Chiến
Nguyễn Quốc Dũng
Đặng Đức Giang
Chương Thị Hà
Vũ Bùi Đức Hải
Trần Thị Hiền
Văn Thị Hiền
Lý Văn Hiệp
kiểm
kiểm
tra
tra
trước
sau
tác
6
7
6
7
6
6
6
6
5
7
tác
8.0
8.0
7.0
7.0
7.0
7.0
7.0
7.0
8.0
8.0
Họ và tên
Cao Thế Anh
Lý Văn Chiều
Bàn Văn Cường
Khổng Thị Dung
Lý Thị Dung
Bùi Thế Hải
Nguyễn Văn Hậu
Lý Văn Hiệp
Đặng Văn Hiếu
Lý Thị Hoa
11
kiểm
kiểm
tra
tra
trước
sau
tác
6
5
7
7
5
5
7
6
7
5
tác
6.0
7.0
6.0
7.0
5.0
5.0
7.0
6.0
7.0
6.0
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
La Y Hoa
Lý Thị Huệ
Tạ Văn Huỳnh
Lý Văn Lập
Đặng Thị Liên
Phùn Thị Liên
Phạm Thị Phương Linh
Triệu Thị Linh
Nguyễn Thị Ánh Ly
Nguyễn Thị Châu Mai
Trịnh Thị Yến Nhi
Phạm Thị Quỳnh Như
Nguyễn Hoàng Phúc
Bùi Văn Phước
Đặng Thị Thanh Thảo
Lý Ngọc Thắng
Y Thê
Hồ Đức Tiện
Bàn Văn Toản
Lý Thành Văn
Trương Thị Vân
Đặng Thanh Việt
8
7
7
7
6
7
5
7
6
5
6
6
6
5
7
6
7
6
6
6
7
7
8.0
7.0
9.0
8.0
7.0
7.0
6.0
7.0
7.0
6.0
7.0
7.0
8.0
5.0
8.0
6.0
8.0
8.0
7.0
7.0
8.0
7.0
Nguyễn T. Thu Huyền
Lý Văn Khánh
Lý Thị Lan
Hoàng T. Cẩm Linh
Đặng Đại Ngàn
Đặng Thị Kim Ngân
Võ Văn Phúc
Lê Thành Linh Phụng
Phạm Ngọc Phương
Lý Thị Phượng
Y Rút
Lý Văn Thắng
Lý Văn Thuận
Trần Thị Hoài Thương
Hà Minh Tiến
Đặng Văn Tiến
Bùi Hoàng Trung Tín
Trương Thanh Tình
Trương Văn Trinh
Lưu Thành Trung
Nguyễn Trường Tuấn
Phùn Thị Xuân
6
7
5
7
7
7
7
7
6
6
6
6
7
6
7
7
6
6
6
7
6
6
6.0
7.0
6.0
7.0
6.0
7.0
7.0
7.0
6.0
6.0
7.0
5.0
7.0
5.0
5.0
8.0
7.0
7.0
6.0
6.0
6.0
6.0
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Để hình thành các trò chơi toán học trong các bài dạy tôi đã sử dụng luôn
một số các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập để làm trò chơi. Về
cách chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân
gian để tạo ra các trò chơi.
Cụ thể dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi, cách làm, cách chơi các
trò chơi đó.
1. Trò chơi thứ nhất: “Ghép đôi”
Trò chơi này được áp dụng khi học sinh học xong bài 5: Hằng đẳng thức
đáng nhớ (Đại số 8, tuần 3, tiết 07).
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tờ giấy màu xanh ghi các hằng
đẳng thức đáng nhớ đã học hoặc phép tính nhân đa thức và giấy màu trắng ghi
kết quả khai triển hằng đẳng thức hoặc kết quả của các phép tính.
Cách tổ chức trò chơi:
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn ra 6 học sinh.
12
- Giáo viên cho từng đội lên bảng và phát cho 3 học sinh các tờ giấy màu
xanh, 3 học sinh tờ giấy mày trắng, mỗi đội có 2 phút để thực hiện ghép đôi, khi
hết thời gian đội nào ghép được nhiều phép tính đúng hơn thì thắng cuộc.
(x + 1)3
x3 + 8
(2x – 3y)3
x3 + 3.x2 + 3.x + 1
(x + 2)(x2 - 2x + 4)
8x3 – 36x2y + 54xy2 - 27y3
Tác dụng của trò chơi: Thông qua trò chơi giúp học sinh củng cố lại các
hằng đẳng thức và phép nhân đa thức.
2. Trò chơi thứ hai: “Sự sắp xếp ngẫu nhiên”
Trò chơi này được áp dụng khi học sinh học bài Luyện tập của bài Hằng
đẳng thức đáng nhớ (Đại số 8, tuần 3, tiết 08).
Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn tên các hằng đẳng thức và các bài tập
minh họa cho các hằng đẳng thức đó.
Cách chơi: Chia làm 2 đội:
Đội 1: Điền nội dung của hằng đẳng thức.
Đội 2: Điền nội dung ghi các ví dụ minh họa cho hằng đẳng thức.
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2
xem mệnh đề tạo thành có đúng không.
Ví dụ: Các hằng đẳng thức
Đội 1
Đội 2
Bình phương của một tổng.
(x – 1)(x2 + x + 1) = x3 – 1
Bình phương của một hiệu
x3 + 8 = (x + 2)(x2 – 2x + 4)
Hằng Hiệu hai bình phương.
Bài
(x + 1)3 = x3 + 3.x2 + 3.x + 1
(a + 1)2 = a2 + 2a + 1.
đẳng
Lập phương của một tổng.
tập
thức
Lập phương của một hiệu.
ví dụ
(2x – 3y)2 = 4x2 – 12xy + 9y2
Tổng hai lập phương.
(x + 1)(x – 1) = x2 – 1
Hiệu hai lập phương.
(x – y)3 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
13
Tác dụng: Trò chơi này giúp các củng cố các hằng đẳng thức đã học.
3. Trò chơi thứ ba mang tên “Đôi bạn nhanh nhất”
- Trò chơi này được áp dụng khi học sinh học xong bài 5: Hằng đẳng thức
đáng nhớ.
- Trò chơi này được thực hiện theo trò chơi trong sách giáo khoa đại số 8,
tập 1, trang 17 phần luyện tập.
Mô tả trò chơi và cách chơi:
Có 14 tấm bìa, trên mỗi tấm bìa ghi sẵn một vế của một trong 7 hằng đẳng
thức và úp mặt có chữ xuống dưới. Mỗi đội chơi sẽ có 14 bạn tham gia, mỗi
người bốc thăm lấy 1 tấm bìa (không được lật mặt bìa lên khi chưa có hiệu
lệnh). Trọng tài phất cờ, tất cả giơ tấm bìa mình có và đôi bạn có hai tấm bìa xếp
thành một hằng đẳng thức tìm đước đứng cạnh nhau nhanh nhất sẽ dành chiến
thắng.
x2 + 2xy + y2
(x + y)2
4. Trò chơi thứ tư: “Ghép hình”
Trò chơi này được thực hiện sau khi học xong bài 6: Phân tích đa thức
thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Đại số 8, tuần 3, tiết 9).
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa bằng giấy ghi sẵn các bài tập
phân tích đa thức thành nhân tử, sau đó giáo viên cắt mỗi tấm bìa thành 6 mảnh
(như hình vẽ) để dùng nam châm gắn lên bảng.
14
Cách tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi lượt chơi thì mỗi tổ cử 1
bạn lên bảng và tiến hành sắp xếp lại tấm bìa theo đúng thứ tự, đội nào nhanh
nhất sẽ thắng cuộc.
Tác dụng của trò chơi: Giúp học sinh củng cố lại cách phân tích đa thưc
thành nhân tử, rèn tư duy sáng tạo, nhanh nhẹn.
5. Trò chơi thứ năm: “Tìm lỗi sai”
Trò chơi này có thể thực hiện sau khi học sinh học bài: Ôn tập chương 1
(Đại số 8, tuần 8, tiết 19).
Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị 2 bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 bài tập
nhưng các bài tập này giải đều bị sai ở một số lỗi.
1 2 1
x + xy ).6 xy 3 =
2
5
1
1
= 3x 3 y.xy 3 + (− x 2 )6 xy 3 − xy.6 xy 3
2
5
6
= 18 x 4 y 2 − x 3 y 3 − x 2 y 4
5
(3x 3 y −
2
(−3 x 2 )(2 x 3 + 4 x − ) =
3
2
= (−3 x 2 )( x 3 ) − (−3 x 2 )(5 x) + (3 x 2 )(− )
3
5
3
= −6 x − 5 x + x
15
Cách tổ chức trò chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, từng học sinh lần lượt lên bảng sửa lại
các lỗi sai, trong thời gian 2 phút đội nào tìm và sửa được nhiều lỗi sai hơn sẽ
thắng cuộc.
Tác dụng của trò chơi: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức đã học.
Rèn cho học sinh khả năng tính toán nhanh và chính xác.
6. Trò chơi thứ sáu: “ Bí ẩn sau những mảnh ghép”
Trò chơi này có thể thực hiện sau khi học sinh học bài: Ôn tập chương 1
(Đại số 8, tuần 8, tiết 19).
Chuẩn bị:
- Trò chơi này được thực hiện bằng máy chiếu.
- Dùng 9 mảnh ghép để che một hằng đẳng thức.
- Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm là một đội chơi.
Luật chơi:
- Mỗi đội được chọn ngẫu nhiên một mảnh ghép, để mở được mảnh ghép
học sinh phải trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một phép tính do giáo viên thiết
kế sẵn.
- Đội chọn mảnh ghép có thời gian suy nghĩ và trả lời trong 15 giây, trả
lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm, nếu sau thời gian 15 giây
16
không có câu trả lời thì các đội khác được quyền trả lời, trả lời đúng được 5
điểm trả lời sai không bị trừ điểm..
- Sau khi mở được 2 mảnh ghép nếu trả lời đúng nội dung của bức tranh
sau các mảnh ghép được 50 điểm, trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.
Tác dụng của trò chơi:
Củng số lại phép tính về đa thức, hằng đẳng thức, … rèn tính nhanh nhẹn,
chính xác.
7. Trò chơi thứ bảy mang tên: “Phần thi vượt chướng ngại vật”
Trò chơi này được mô phỏng theo chương trình đường lên đỉnh Olympia
trên VTV3, trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm,
tất cả các bài học đều có thể sử dụng được.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trò chơi trên máy chiếu, thiết kế trò chơi
như trên các kênh truyền hình.
Cách chơi: Phần thi này có 4 từ hàng ngang – cũng chính là 4 gợi ý liên
quan đến Chướng ngại vật mà các học sinh phải đi tìm. Giáo viên đưa ra 1 bức
tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến Chướng ngại vật) được chia làm 5
phần: 4 góc tương đương với 4 từ hàng ngang và một ô ở giữa. Ô ở giữa cũng là
một câu hỏi. Mở được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.
Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội có 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong
các từ hàng ngang này. Cả 4 đội trả lời câu hỏi bằng cách viết lên bảng trong
thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, được 10 điểm/1
câu. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc (được đánh số
tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh - cũng được mở ra. Học sinh có
thể giơ tay trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.
- Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 1 từ hàng ngang đầu tiên được
80 điểm
- Trả lời đúng trong vòng 2 từ hàng ngang được 60 điểm.
- Trả lời đúng trong vòng 3 từ hàng ngang được 40 điểm.
- Trả lời đúng trong vòng 4 từ hàng ngang được 20 điểm.
17
Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức
tranh. Đáp án của câu hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình. Trả lời đúng
câu hỏi thứ 5 này, vẫn được 10 điểm. Nếu trả lời đúng chướng ngại vật sau câu
hỏi thứ 5, được 10 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật sẽ bị loại khỏi phần
chơi này.
Tác dụng: Học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học. Qua
trò chơi này học sinh lại có thêm một kiến thức mới, biết thêm được một nhà
toán học nổi tiếng trên thế giới.
8. Trò chơi thứ tám mang tên “Ghi điểm trên mảnh ghép”
Trò chơi này áp dụng mô phỏng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình
bắt chữ trên kênh truyền hình, đây cũng là một chương trình được các em rất ưa
thích. Trò chơi này tôi áp dụng cho một số bài dạy trong chương trình ở phần
củng cố kiến thức của bài.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trên máy chiếu (các hình sẽ tùy theo nội
dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra).
Cách chơi: Cho học sinh toàn lớp đoán. Một hình gồm 9 phần ghép lại,
mỗi phần có chứa 01 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được số điểm ghi trên phần
ghép và phần ghép đó được mở ra, bạn nào đoán được nội dung bức tranh phía
sau sẽ thắng cuộc hoặc ai nhiều điểm nhất sẽ thắng.
Tác dụng: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã
học. Từ các câu hỏi liên quan đến bài đã học.
Ví dụ sau khi học xong bài: Hằng đẳng thức, giáo viên có thể đặt ra một
số câu hỏi như sau:
90 20 40
50 10 60
0
20 80 10
18
a. Kết quả của phép tính (2x – 3y)2 là ?
b. Viết dưới dạng tích của biểu thức x3 + 8 là?
c. Tính nhanh kết quả 1012 mà không dùng máy tính?
…..v.v…
Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi nữa mà các chúng ta có thể tổ chức cho
học sinh.
19
BÀI TẬP KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1: ( 3 điểm)
Thực hiện phép tính
a)
x( x − y) + y ( x + y)
b)
( x + y ) ( x 2 − xy + y 2 )
c)
( 3x
d)
(x
2
y 2 + 6 x 2 y 3 − 12 xy ) : 3 xy
3
− x 2 − 7 x + 3) : ( x − 3 )
Câu 2: ( 2 điểm)
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a)
3xy − 6 xz
b)
x2 + 6x + 9
c)
x 2 − xy + x − y
d)
x3 − 2 x 2 + x
Câu 3: ( 2 điểm)
Khai triển các hằng đẳng thức sau.
a)
c)
( x − 3)
2
x3 − 8
b)
( x + 1)
d)
( x + y + 1)
3
2
Câu 4: ( 2 điểm)
Cho biểu thức P = ( 3 x + 2 ) + 2 ( 3 x + 2 ) ( 1 − 2 x ) + ( 1 − 2 x )
2
2
a) Rút gọn biểu thức P
b) Tính giá trị biểu thức P tại x = 97
Câu 5: ( 1 điểm)
Chứng minh rằng biểu thức x 2 + 6 x + 9 ≥ 0 với mọi số thực x. Dấu “=” xảy ra
khi nào?
Nâm N’Đir, ngày 25 tháng 12 năm 2016
Người viết
Nguyễn Thành Nam
20
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG NÔ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
21
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
22
Hết
23
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Trang
A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
02
B. GIỚI THIỆU
03
I. HIỆN TRẠNG
03
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
05
III. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
05
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
06
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
06
C. PHƯƠNG PHÁP
06
I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
06
II. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
07
III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
08
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
08
D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
08
E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
10
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
G. PHỤ LỤC
11
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA
11
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
13
BÀI TẬP KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
20
24
ĐỀ TÀI
CỦNG CỐ BÀI HỌC TRONG PHÂN MÔN ĐẠI SỐ 8
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR
Người thực hiện: Nguyễn Thành Nam
Tổ chuyên môn: Toán – Tin
Đơn vị: Trường THCS Nâm N’Đir
A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà
nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này
quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các
bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể
tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến
thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và
tinh thần.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 8 trường trung
học cơ sở Nâm N’Đir năm học 2016 - 2017. Lớp 8A2 là thực nghiệm và 8A3 là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi học môn
toán có tổ chức trò chơi toán học. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao
hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá
trị trung bình là 7,25; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,30. Kết
quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng “Củng cố bài học trong phân môn Đại số 8 bằng cách tổ chức trò chơi” đã
làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Nâm N’Đir.
25