Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học qua tác phẩm chữ người tử tù nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.31 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ nhiều năm nay câu chuyện về việc dạy văn và học văn ở trường phổ
thông trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Khen thì ít
mà than phiền thì nhiều. Dư lận cho rằng việc dạy văn đã không đạt được kết
quả như mong đợi. Học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những kiến thức không cần
thiết, không phù hợp với lứa tuổi, trong khi đó năng lực cảm thụ tác phẩm cịn
thấp, nhất là kỹ năng sử dụng tiếng Việt rất yếu, hầu hết học sinh tốt nghiệp
PTTH cịn viết sai câu, khơng có khả năng diễn đạt và viết những văn bản đơn
giản và kết quả là môn Văn trở thành gánh nặng, trẻ em khơng thích học Văn.
Để khắc phục tình trạng này, ngành giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp
khắc phục. Đề án đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa (CT&SGK) giáo dục
phổ thông sau 2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển
Chương trình theo định hướng năng lực. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp
một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động
trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố
(phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua
các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Nắm bắt được tinh thần đổi mới, trong những năm qua ngành giáo dục
tỉnh Thanh Hóa nói chung và tập thể giáo viên trường THPT Hậu Lộc 3 nói
riêng đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đạt được khơng ít
những thành cơng. Đây là tiền đề vơ cùng quan trọng để ngành giáo dục thực
hiện mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của đơn vị cho thấy sự
sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của
học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn mang tính hàn lâm, chưa phát huy được tính
tích cực, sáng tạo. Với mong muốn giúp học sinh hứng thú hơn với mơn học, từ
đó có thể hình thành và phát huy được những năng lực và phẩm chất cần thiết từ
việc học Văn, người viết chọn đề tài “Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất người học qua tác phẩm Chữ người tử tù –


Nguyễn Tuân” nhằm đề xuất một số giải pháp dạy học tác phẩm văn học nói
chung và tác phẩm Chữ người tử tù nói riêng qua đó phát huy sự sáng tạo,
năng lực của học sinh, đặc biệt là giáo dục ý thức đạo đức, vận dụng vào cuộc
sống thực cho học sinh trường THPT Hậu Lộc 3.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những nhóm năng lực và phẩm chất cần hướng
đến của mơn Ngữ văn. Từ đó, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của
người học để góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết. Người
viết chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn
Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.

skkn


Trong phạm vi đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu một số phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất của người học để vận dụng vào việc dạy - học truyện ngắn Chữ người tủ
tù- Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn). Từ đó
đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy tác phẩm khác có hiệu quả hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thơng qua bài kiểm tra).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
người học
- Năng lực: là một khái niệm then chốt chi phối việc đổi mới căn bản chương

trình giáo dục mới. Nội hàm khái niệm năng lực cũng tùy vào cách tiếp cận và
lĩnh vực áp dụng mà hiểu khác nhau. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
có giải thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có
để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con
người khả năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng
cao”.Định hướng chương trình giáo dục phổ thơng(GDPT) sau năm 2015 đã
xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải
có như:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực quản lý bản thân
- Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính tốn
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)
- Về phẩm chất: Phẩm chất (giá trị) của cá nhân là động cơ, ý thức trách
nhiệm, hứng thú hành động, đạo đức, niềm tin….của cá nhân đó. Những phẩm
chất cần rèn luyện cho người học bao gồm: Yêu đất nước; Yêu con người;
Chăm học, chăm làm; Trung thực, trách nhiệm.
2.1.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
người học
Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của HS: Trong phương pháp dạy
học tích cực, HS được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức
và hướng dẫn, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ mà


skkn


không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt
vào những tình huống của đời sống thực tế, học viên trực tiếp quan sát, thảo
luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ
đó vừa biết, hiểu được kiến thức, kĩ năng mới, vừa vận dụng được phương pháp
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó, khơng theo những khn mẫu sẵn có, được
bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, giáo viên khơng chỉ
giản đơn truyền đạt tri thức mà cịn hướng dẫn hành động. Dạy học Ngữ văn
theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng
kết hợp một cách linh hoạt  kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá
nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong
một số hoàn cảnh nhất định. Ngồi những năng lực chung mà mơn Ngữ văn
cũng như các môn học khác đều hướng đến, môn Ngữ văn còn hướng đến
những năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản
+ Năng lực tạo lập văn bản:
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Nói đến phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
không thể không nhắc tới các hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn hiện
nay: dạy học đọc chép, dạy nhồi nhét, học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo,
thiếu hứng thú đam mê...Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng học tập trì
trệ, thụ động, thiếu hào hứng của học sinh. Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang
sống là thời đại khoa học công nghệ, dể hiểu là đại đa số HS chỉ muốn học các
ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có HS hứng thú học văn, bởi phần
đông HS nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội,
không học vẫn biết đọc, biết nói cho nên học văn  khơng thiết thực. Có thể đó là
lí do làm cho đa số HS khơng cố gắng học ngữ văn.

 Về phía giáo viên, xã hội ta là xã hội tư duy theo kiểu giáo điều đã lâu
năm, không biết đối thoại, không cho đối thoại, thậm chí theo lối phong kiến
xưa, coi đối thoại là hỗn, là láo, thầy bảo gì chỉ biết cắm đầu nghe. Xã hội như
thế thì nhà trường như thế không sao khác được. Nếu trong giờ học mà tổ chức
đối thoại, thảo luận thì cũng là thảo luận vờ vịt. Xã hội sao thì nhà trường như
vậy.  Nếu khơng thay đổi xã hội khó mà thay đổi giáo dục.
Thực trạng dạy học văn như trên không phải do một lí do cục bộ nào,
khơng phải do giáo viên thiếu nhiệt tình dạy học, khơng cố gắng, mà chủ yếu là
do vẫn tồn tại một quan niệm sai lầm, cũ kĩ, lạc hậu về việc dạy học nói chung
và dạy học văn nói riêng. Với HS, năng lực đọc hiểu, tạo lập văn bản và cảm
thụ thẩm mĩ văn học còn rất kém. Nguyên nhân xuất phát từ hai phía: người dạy
(GV) và người học (HS). Học sinh đa phần có xuất phát điểm, mặt bằng kiến
thức, năng lực tự học yếu kém. Về phía người dạy cịn thiếu kỹ năng, phương
pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra làm làm sao tạo được sự hứng thú và phát huy được
năng lực cho học sinh là điều cần thiết.

skkn


2.3. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học truyện ngắn " Chữ người tử tù"
theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Dạy học một tác phẩm là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các
thao tác, phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ
đẹp về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của nó. Dạy học theo theo định
hướng phát triển năng lực của người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa việc hình thành các năng lực cho học
sinh. Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm hiểu để hình thành kỹ năng
đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụng kiến thức, kỹ năng
đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời lại phải vận dụng
kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm. Để hướng

tới mục đích đó, chúng tơi đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của
bộ mơn cũng như phương pháp chung cho tác phẩm Chữ người tử tù như sau
như sau:
2.3.1.Tạo hứng thú thông qua phần khởi động
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có
ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khối cảm trong q trình
hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi
nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú là một
thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trị rất quan trọng
trong học tập và làm việc, khơng có việc gì người ta không làm được dưới ảnh
hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình u đối với
công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS
học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của
chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động
cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Người học chỉ tự
giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú được hình thành, duy trì
và phát triển nhờ mơi trường giáo dục với vai trị dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức
của giáo viên. Giáo viên là người có vai trị quyết định trong việc phát hiện,
hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức
được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập.  Ngoài việc khai thác sự lí thú
trong chính nội dung dạy học, hứng thú của HS cịn được hình thành và phát
triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở
thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các
trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức
dạy học dự án, tổ chức dạy học ngồi khơng gian lớp học, xem các trích đoạn
phim, video clip...

skkn



Hình ảnh minh họa
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trị chơi cũng đều gây được
khơng khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trị chơi
học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích thích sự phát
triển trí tuệ của các em.  Để tạo cho học sinh hứng thú với bài học tơi tổ chức
một trị chơi ô chữ:
2.3.2. Kết hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh
chiếm lĩnh nội dung và nghệ thuật tác phẩm
2.3.2.1. Hoạt động nhóm
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp
tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá
trước cả lớp. Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên
hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự
sáng tạo. Điều quan trọng là HS cần phải biết mình làm gì và làm như thế nào
khi tham gia làm việc nhóm. Tùy theo hoạt động học tập, có lúc HS sẽ làm việc
theo cặp trong nhóm. Hoạt động cặp đơi và hoạt động nhóm là những hoạt động
nhằm giúp HS phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng
đồng.
Những lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm:
+ Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các
nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các
phần trong một chủ đề chung.
+ Để hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, ngay từ đầu GV nên tìm hiểu và
phân loại HS về nhận thức, năng lực, phẩm chất làm tiền đề cho việc chia nhóm.
Các thành viên trong nhóm cần có vai trị, nhiệm vụ rõ ràng.


skkn


+ Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trị cho nhau, tránh
tình trạng mỗi thành viên chỉ đảm nhiệm một vai trò trong thời gian quá lâu.
+ Khi giao nhiệm vụ cho HS, câu hỏi của Gv phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo
cho HS hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ. GV có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ
để kiểm tra xem HS đã nắm được nhiệm vụ hay chưa.
+ Các vấn đề đưa ra cho HS hợp tác nhóm dược biên soạn trong phiếu học tập
hoặc bảng phụ và chỉ giao cho HS một làn. Các phiếu được biên soạn đơn giản,
rõ mục đích, có tính trực quan cao, khơng gây khó hiểu hoặc mất thời gian.
+ Trong thời gian HS làm việc, GV phải thường xuyên theo dõi để hướng dẫn,
giúp đỡ các nhóm trao đổi, thảo luận đúng yêu cầu bài học, hoặc GV gợi mở
thêm kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Ví dụ: GV tổ chức thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập
và cùng thảo luận một nội dung :
Nhóm 1: Tìm những chi tiết trong tác phẩm để chứng minh vẻ đẹp tài năng của
Huấn Cao.
Nhóm 2: Tìm những chi tiết trong tác phẩm và phân tích để chứng minh vẻ đẹp
khí phách của Huấn Cao ?
Nhóm 3: Tìm những chi tiết trong tác phẩm chứng minh vẻ đẹp tâm hồn của
Huấn Cao?
Nhóm 4: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật? Có thể đánh giá khái qt
gì về nhân vật Huấn Cao? Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao,
nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm những quan niệm gì về cái Đẹp?
2.3.2.2. Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thơng qua hình thức đối
thoại
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, mục tiêu hướng
đến là những sản phẩm  giáo dục năng động, sáng tạo, tự tin, có kỹ năng trình
bày, diễn đạt vấn đề, kỹ năng hùng biện, tranh luận giải quyết vấn đề, đối thoại,

hợp tác, làm việc nhóm và khả năng thích ứng với mơi trường thực tiễn sản xuất
và đời sống. Sống và làm việc trong mơi trường, giải quyết vấn đề và những va
chạm có tính tồn cầu. Quan trọng hơn là dạy học dựa vào nhu cầu của người
học, lấy người học làm trung tâm thì hình thức và phương pháp dạy học đã đến
lúc phải đổi mới, cải tiến - phải thay đổi từ quan niệm - tư duy - đến hành động
thực tiễn.Việc tìm tịi nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học.
Đối thoại là một hình thức giao tiếp trong xã hội để giải quyết các vấn đề
của thực tiễn kinh tế xã hội và cuộc sống đặt ra. Hình thức này rất phổ biến và
hiệu quả. Ngày nay, hình thức này đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực, các
vấn đề. Đưa hình thức này vào trong dạy học sẽ tạo ra một hiệu quả mới góp
phần thay đổi hình thức và phương pháp dạy học.
Đối thoại - lắng nghe là một hình thức phổ biến trong mọi hoạt động sống
và làm việc trong xã hội hiện nay. Các hình thức đối thoại được áp dụng và sử
dụng để giải quyết các vấn đề xã hội có thể là giữa cá nhân- cá nhân,  cá nhân -

skkn


tập thể, tập thể - tập thể,... nhằm tìm ra một tiếng nói chung, giải quyết các cơng
việc nhằm thỏa mãn được mọi nhu cầu của các bên tham gia. Trong dạy học,
đối thoại là cách tốt nhất để giáo viên thu nhận thơng tin ngược về những vấn đề
có nhiều người học quan tâm, mảng kiến thức người học còn thiếu, cịn yếu,...
Từ đó có những cơ sở đề vạch ra hướng điều chỉnh phương pháp, giải pháp cho
phù hợp với sự phát triển tư duy, kiến thức và nhu cầu của người họcGiáo viên
có thể tổ chức cho HS đối thoại về các vấn đề mà tác phẩm đặt ra như: nhan đề,
tình huống truyện, nội dung tư tưởng của tác phẩm hoặc đối thoại về các nhân
vật, các vấn đề nhân văn đặt ra trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhằm tạo
bầu khơng khí thân thiện, khơng gian đậm chất văn học. Với phương pháp này,
HS được thỏa sức tranh luận , trình bày ý kiến, quan điểm của mình, giúp phát

triển năng lực giao tiếp, tư duy, khả năng hùng biện, sự tự tin khi trình bày quan
điểm cá nhân.
Tuy nhiên, do kiến thức, sự hiểu biết của HS cịn hạn chế vì vậy người
GV cần chủ động trong cách hỏi, lắng nghe, đánh giá, ghi nhận những phát biểu
mang tính khám phá và điều chỉnh hành vi, thái độ của HS sao cho vừa đúng
chuẩn mực vừa tạo sự dân chủ trong các nhóm tham gia đối thoại.
2.3.2.3. Đặt học sinh vào những câu hỏi khám phá, tình huống có vấn đề để
giáo dục ý thức, phẩm chất.
Hệ thống câu hỏi là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động dạy học nêu
vấn đề. Tuy nhiên người giáo viên cần có sự lựa chọn các câu hỏi khai thác nội
dung sao cho phù hợp. Các kỹ năng đặt câu hỏi cần được chú ý. Câu hỏi phải
bám sát nội dung bài học và có sự mở rộng vấn đề để kích thích sự tìm tịi của
các em. Trên cơ sở những hiểu biết vừa được trang bị, các em giải quyết được
các vấn đề đi từ tác phẩm văn học ra hiện thực đời sống, áp dụng vào những
tình huống thiết thực trong đời sống đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực của
HS, đổi mới kiểm tra đánh giá của ngành giáo dục. Thông qua dạy tác phẩm văn
học để dạy các kỹ năng sống.
Trong một giờ dạy học văn, câu hỏi đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu
như trước đây chúng ta quan niệm câu hỏi là sự đặt ra một cách ngẫu hứng để
giáo viên kiểm tra kiến thức của HS thì giờ đây câu hỏi được đưa ra để dẫn dắt
HS đi tìm hiểu ngọn nguồn của chân lí. Câu hỏi chính là sự trao đổi kiến thức,
các nguồn thơng tin giữa GV và HS, tạo ra một cuộc đối thoại trong văn chương
giữa giáo viên - nhà văn (tác phẩm) - học sinh. Ở lứa tuổi THPT, kiến thức,
kinh nghiệm đời sống xã hội các em còn hạn chế cho nên trong quá trình dạy
học GV cần đi từ cái có sẵn, dần dần tới mức độ cao hơn. Việc xây dựng hệ
thống câu hỏi phục vụ cho bài học cũng cần tn theo ngun lí đó. Với hệ
thống câu hỏi nêu vấn đề, GV có thể xây dựng câu hỏi ở các mức độ với các
dạng như dạng câu hỏi tái hiện kiến thức; dạng câu hỏi nêu vấn đề, mang tính
nhận xét, khám phá.


skkn


Ví dụ 1: Nếu là Huấn Cao, em có cho viên quản ngục chữ không? Hành động
cho chữ của Huấn Cao cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn và tính cách của
nhân vật?
Ví dụ 2: Khi nhận phiến trát thứ hai  mang nội dung bắt giải Huấn Cao vào
kinh nhận án chém VQN có thái độ như thế nào? Tại sao VQN lại có thái độ
đó? Trong tình huống nguy cấp này, VQN đã có hành động như thế nào?Hành
động
này
của
VQN

ý
nghĩa
gì?
Giáo viên chuẩn bị những tình huống mà học sinh có thể đưa ra sau câu hỏi
này. Học sinh sẽ có nhiều phương án trả lời nhưng người giáo viên cần phải có
sự định hướng cuối cùng để các em có những suy nghĩ tích cực, đúng đắn, từ đó
thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học nhằm rèn luyện đạo đức, phát
triển nhân cách của các em. Tuy nhiên, để dẫn dắt được HS hiểu và trả lời
những câu hỏi mang tính khám phá như thế này đòi hỏi GV phải nắm vững nội
dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học.
Việc đặt câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với từng điều kiện có thể có. Tránh
đặt câu hỏi máy móc, đơn điệu. Nêu vấn đề phải hết sức hợp lí. Nội dung câu
hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng; giáo
dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh.
2.3.2.4.Thiết kế và sử dụng phiếu học tập
Phiếu học tập( PHT) là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của

học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ sở của phiếu học tập, HS độc lập tiếp
thu kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức đã học. Phiếu học tập còn là phương
tiện rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nhận thức như: Phân tích - so sánh, khái
quát hoá, trừu tượng hoá... phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tịi,
khám phá. Trên cơ sở đó rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Thông qua tổ
chức các hoạt động bằng phiếu học tập, giáo viên có thể thu được thơng tin
ngược về kiến thức và kĩ năng của học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Phiếu học tập phải được thiết kế sẵn trước giờ dạy. Nội dung phiếu học tập phải
vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp đối tượng
học sinh lớp giảng dạy, phù hợp với trình độ, hoạt động của học sinh, với lượng
thời gian thích hợp. Hình thức phiếu học tập phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu thể
hiện tính sư phạm, tạo hứng thú cho học sinh.
Để thiết kế một PHT tốt, đáp ứng được các vai trị trên, theo tơi phải tn
thủ các quy tắc sau:
- Có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, chính xác trong diễn đạt ý.
- Có khối lượng cơng việc vừa phải, có phần chỉ dẫn nhiệm vụ rõ ràng.
- Có khoảng trống phù hợp để học sinh điền kết quả của cơng việc đã
làm.
- Có quy định thời gian hồn thành.
- Trình bày phiếu khoa học.
- Có đánh số thứ tự nếu biên soạn nhiều phiếu học tập trong một tiết học
+ Phát phiếu học tập

skkn


VD:

2.3.2.5. Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo bằng Bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy (iMindMap) là phương pháp được đưa ra như là một

phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là
cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một
dạng của lược đồ phân nhánh. Bản đồ tư duy giúp học sinh có phương pháp học
hiệu quả hơn, việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là
một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Bản đồ
tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, não hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm
cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình.

skkn


Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng Bản đồ tư duy vào tất cả
các khâu trong quá trình dạy học. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ
và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ
bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu
tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và
dễ hiểu. So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp Bản đồ tư
duy có những điểm vượt trội như sau:
+ Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
+ Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng
thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
+ Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị
giác.
+ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Bản đồ tư duy có thể thực hiện bằng phần mềm trên máy tính hoặc có thể
sáng tạo trên giấy, kết hợp trang trí những hình ảnh, màu sắc sống động, thu hút
sự quan tâm của HS trong quá trình dạy học.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Tiết 34-35 - 36                                                                                             

skkn


CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 - Nguyễn TuânA. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu
thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc
đáo, khơng khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngơn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo
hình.
1. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
1. Thái độ: biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương
2. Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm
sự đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người;
-Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả
muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được
thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận
nhĩm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả
năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn
ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; biết rung
động trước cái đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật.
B. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm tranh, ảnh
phóng to chân dung Nguyễn Tuân; tác phẩm Vang bóng một thời; một bức thư
pháp trên giấy dó viết chữ Tâm, Đức, Trí, hay Phúc, Lộc, Thọ...
 2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
C.Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân tích cảnh đợi tàu qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Liên ?
3.Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đốn tác giả Nguyễn Tn
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
- HS thực hiện nhiệm vụ:

skkn


- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Dựa vào những câu chuyện do người cha
Nguyễn An Lan kể lại về nhà nho, nhà thơ Chu Thần Cao Bá Quát, Nguyễn
Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao, thổi linh hồn truyện ngắn cho
“ Chữ người tử tù”. Cho đến bây giờ và có lẽ cịn lâu nữa, người ta vẫn khơng
biết dịng chữ cuối cùng ông Huấn để lại cho quản ngục nhà lao tỉnh Sơn là chữ
gì. Nhưng điều đó khơng mấy quan trọng. Chỉ biết rằng nhân cách, khí phách và
tâm hồn nhân vật và tác giả thì vẫn sáng mãi.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình
huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng
bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV - HS
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về
tác giả và tác phẩm
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày những
nội dung chính nào?
- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn
Tuân? Xuất xứ của truyện “ Chữ
người tử tù”
HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt ý
chính.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một
thời
+ Được in lần đầu 1940 gồm 11
truyện ngắn viết về một thời đã xa
nay chỉ cịn vang bóng.
+ Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩ
cuối mùa - những con người tài hoa,
bất đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông
nghênh và sự thiên lương để đối lập
với xã hội phàm tục.
* Thao tác 2 :
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Đọc - kể tóm tắt, phân tích bố cục
- GV Yêu cầu giọng đọc: GV đọc

hoặc đoạn đầu, hoặc đoạn cho chữ;
gọi 3 - 4 HS đọc tiếp một số đoạn

Kiến thức cần đạt
  1. Tác giả.
- Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - Người Hà nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ơng là mợt nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong
cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc
sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện
văn hố, nghệ thuật.
- Ngịi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về
cái tôi cá nhân.
- Sở trường là tuỳ bút.
2. Những tác phẩm chính.
- SGK
3. Truyện ngắn: Chữ người tử tù.
- Lúc đầu có tên là: Dịng chữ cuối cùng, in 1938
trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ
người tử tù và được in trong tập truyện :Vang
bóng một thời.
Là ‘‘ một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn
mĩ’’(Vũ Ngọc Phan)
II. Đọc hiểu văn bản:
1.  Tình huống truyện :
-HS trả lời cá nhân
- Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục
trong tình thế đối nghịch, éo le:
  + Xét trên bình diện xã hội:


skkn


khác; nhận xét cách đọc;
- HS: Nêu khái quát tình uống
truyện?.
GV chốt lại: Tình huống truyện là
tình thế xảy ra truyện; khoảng khắc sự
sống hiện ra rất đậm đặc, khoảng khắc
có khi chứa đựng cả một đời người,
thể hiện mâu thuẫn hoặc quan hệ giữa
nhân vật này với nhân vật khác hoặc
mâu thuẫn trong lòng một nhân vật,
quan hệ giữa nhân vật và xã hội, mơi
trường... góp phần thể hiện chủ đề
Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con
người khác thường :

   - Quản ngục là người địa diện cho trật tự xã
hội, có quyền giam cầm, tra tấn.
   - Huấn Cao là người nổi loạn, đang chờ chịu
tội.
  + Xét trên bình diện nghệ thuật:
   - Họ đều có tâm  hồn nghệ sĩ.
   - Huấn Cao là người tài hoa: coi thường, khinh
bỉ những kẻ ở chốn nhơ nhuốc.
   - Quản ngục:  biết quý trọng, tôn thờ cái đẹp,
yêu nghệ thuật thư pháp, xin chữ Huấn Cao.
- Kịch tính lên đến đỉnh điểm khi viên quản ngục
nhận lệnh chuyển các tử tù ra pháp trường.

→ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng
thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữ cái đẹp
cái thiên lương>< quyền lực tội ác. → cái đẹp,
cái thiên lương đã thắng thế.
Thao tác 3: Tổ chức cho HS thảo
2. Nhân vật Huấn Cao.
luận nhóm:
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật
Nhóm 1.
thư pháp:
- Tại sao Huấn Cao bị bắt? Vẻ đẹp
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là
của hình tượng Huấn cao được thể
người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
hiện ở những phương diện nào?
à Tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp
- “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vng lắm …
GV:Chữ Huấn Cao khơng chỉ đẹp
có được chữ ơng Huấn mà treo là có một báu
vng mà cịn nói lên hồi bão tung
vật ở trên đời”.
hồnh của một đời người.
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện
 Huấn Cao gợi người đọc nghĩ đến
quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình:
Cao Bá Quát - một danh sĩ đời
+  Kính trọng, ngưỡng mộ người tài,
Nguyễn- cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của
Lương chống triều đình Tự Đức bị
dân tộc.

thất bại: Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.
Nhóm 2.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất
Theo em, quản ngục có phải người
khuất:
xấu, kẻ ác khơng? Vì sao? Vì sao
quản ngục lại biệt đãi Huấn Cao như - Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại
vậy? Có phải chỉ vì ơng tìm mọi cách triều đình.
xin chữ của ông Huấn? Em hiểu nghĩa - Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:
+ Trước câu nói của tên lính áp giải: khơng thèm
cụm từ biệt nhỡn liên tài là thế nào?
Câu nói cuối cùng của quản ngục (Kẻ để ý, không thèm chấp.
mê muội này xin bái lĩnh) có ý nghĩa + Thản nhiên rũ rệp trên thang gơng:
“Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”
gì?
à Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ
Nhóm 3.

skkn


Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc nào? ở
đâu? Tại sao nói đây là một cảnh
tượng xưa nay chưa từng có?
Nhóm 4.
Nêu ý nghĩa cảnh cho chữ?
* Nhóm 1 trình bày:
- Kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống
triều đình bị bắt giam với án tử hình
đang chờ ngày ra pháp trường.

- Phẩm chất:
        +Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ
rất nhanh và rất đẹp... Có được chữ
Huấn Cao mà treo là có một vật báu
trên đời...Thế ra y văn võ đều có tài
cả.
       + Nhân cách trong sáng, trọng
nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi
khinh tiền bạc và quyền thế. Huấn
Cao khơng chỉ là một nghệ sỹ tài hoa,
mà cịn là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ.
Có tấm lịng biệt nhỡn liên tài,
một thiên lương cao cả.
       + Khí phách hiên ngang: Coi
thường cái chết, Mặc dù đang chờ
ngày ra chặt đầu, vẫn ngun vẹn tư
thế ung dung, đàng hồng, khơng biết
cúi đầu trước quyền lực và đồng
tiền. Ta nhất sinh khơng vì tiền bạc
hay quyền thế mà ép mình viết câu
đối ...đời ta mới viết... cho ba người
bạn thân…
- Hiểu tấm lòng và sở thích cao q
của thầy Quản, ơng vơ cùng xúc động
và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ
mất một tấm lòng trong thiên hạ.

bất nắng khuất.
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên
nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái

hứng bình sinh”
 à phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến
điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.
à Khơng quy luỵ trước cường quyền.
=> Đó là khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp:
“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình
viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba
người bạn thân”
à trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những
người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y
là kẻ tiểu nhân
à đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục:
+ Cảm nhận được “Tấm lịng biệt nhỡn liên
tài” và hiểu ra “Sở thích cao q” của quản
ngục
+ Huấn Cao nhận lời cho chữ
à Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài
và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao:
 “ Thiếu chút nữa  ...  trong thiên hạ”
 à Sự trân trọng đối với những người có sở thích
thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
=> Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một
thiên lương trong sáng.
- Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi

đôi với cái tâm, cái đẹp và cáci thiện không thể
tác rời nhau.
à Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.
* Nhóm 2 trình bày:
3. Nhân vật Quản ngục.
- Làm nghề coi ngục ( Cái xấu và cái - Kẻ say mê chơi chữ đến kỳ lạ.
ác) nhưng lại là người có tâm hồn
- Kiên trì nhẫn nhại, công phu, quyết xin chữ
nghệ sĩ, coi trọng cái đẹp, có tấm lịng cho bằng được.
“Biệt nhỡn liên tài”
- Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được chữ Huấn
- Say mê kính trọng tài hoa và nhân
Cao mà treo trong nhà ...

skkn


cách anh hùng của Huấn Cao
- Dám bất chấp luật pháp, làm đảo lộn
trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù
thành thần tượng để tôn thờ
-> Ngục quan có những phẩm chất
khiến HC cảm kích coi là “ một tấm
lịng trong thiên hạ” và tác giả coi đó
là “ một thanh âm trong trẻo…”.Qua
nhân vật này, nhà văn muốn nói,
trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm
hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân
chính, trong bất cứ hồn cảnh nào vẫn
giữ được “phẩm chất”, nhân cách”.


 - Có sở thích cao quí đến coi thường cả tính
mạng sống của mình:
+ Muốn chơi chữ Huấn Cao.
+ Dám nhờ Thơ lại xin chữ.
+ Đối đãi đặc biệt với tử tù.
à Đó là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu lộ chuyện
quản ngục chắc chắn khơng giữ được mạng
sống.
- Lần đầu: Bí mật sai thầy Thơ dâng rượu thịt
đều đều.
- Lần hai: Nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng bị Huấn
Cao miệt thị, xua đuổi, mà vẫn ôn tồn, nhã nhặn.
àMuốn xin chữ của Huấn Cao.
- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa
lọc, thì hắn lại có tính cách dịu dàng...biết trọng
người ngay.
- Một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa đã lạc vào chốn
nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng có một
tâm hồn.
à Trong XHPK suy tàn, chốn quan trường đầy
rẫy bất lương vơ đạo, Quản ngục đúng là một
con người Vang bóng.
- Một tấm lòng trong thiên hạ….một âm thanh
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc
luận đều hỗn loạn xô bồ.
à Biết phục khí tiết, biết qúi trọng người tài và
u q cái đẹp - một tấm lịng Biệt nhỡn liên
tài.
Nhóm 3 trình bày:

4.  Cảnh Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh - Trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm,
cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn bẩn thỉu, khói bốc nghi ngút, dưới ánh sáng của
ra trong một căn buồng tối tăm, chật
ngọn đuốc tẩm dầu là hình ảnh 3 cái đầu chụm
hẹp.....
lại. Một người tù cổ mang gông chân vướng
-> cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn xiềng đang tô đậm những nét chữ trên vuông lụa
hôi hám, như bẩn; thiên lương cao cả trắng tinh, cạnh viên quản ngục khúm núm, thầy
lại toả sáng ở chính nơi bóng tối và
thơ lại run run.
cái ác đang ngự trị
- Người nghệ sĩ tài hoa say mê tơ từng - Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
nét chữ không phải là người được tự
+ Bởi việc cho chữ diễn ra trong nhà ngục bẩn
do mà “ cổ đeo gông, chân vướng
thỉu, tối tăm, chật hẹp.
xiềng..”
+ Bởi người nghệ sỹ sáng tạo trong lúc cổ mang
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo gông, chân vướng xiềng ...

skkn


ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành
người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục
quan; cịn ngục quan thì khúm núm,
vái lạy tù nhân
-> Trong chốn ngục tù tăm tối đó,
khơng phải cái xấu cái ác đang làm

chủ mà chính là cái đẹp, cái thiện cái
cao cả đã chiến thắng và toả sáng
* Nhóm 4 trình bày:
- Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái
thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả
sáng. Đây là việc làm của kẻ chi âm
dành cho người tri kỷ, của một tấm
lòng đền đáp một tấm lòng. Cái tâm
đang điều khiểm cái tài, cái tâm cái
tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái
đẹp
Gv hướng dẫn học sinh đánh giá khái
quát nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm ?

+ Bởi người tử tù lại ở trong tư thế bề trên, uy
nghi, lồng lộng. Còn kẻ quyền uy lại khúm núm
run run, kính cẩn, vái lạy. Tác giả dựng lên thật
đẹp nhóm tượng đài thiên lương với bút pháp tài
năng bậc thầy về ngôn ngữ.

- Ý nghĩa cảnh cho chữ:
- Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật
Huấn Cao và viên quản ngục
- Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u
ám nhất.
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người
của Huấn Cao từ đó  thể hiện quan niệm thẩm mĩ
của Nguyễn Tuân.
III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương
phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao –
người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo
hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
2. Ý nghĩa văn bản:
“ Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự
chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái
thiện và nhân cách cao cả của con người đồng
thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK.

3.LUYỆN TẬP (  3 phút)
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Dịng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất đóng góp
riêng của Nguyễn Tn về khả năng tạo dựng khơng khí
truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
a. Tác phẩm mang đậm khơng khí một thời vang bóng.
b. Tác phẩm mang đậm khơng khí buổi giao thừa.

skkn

Kiến thức cần đạt
ĐÁP ÁN
[1]='d'

[2]='b'
[3]='b'


c. Tác phẩm mang đậm khơng khí một thời đại.
d. Tác phẩm mang đậm khơng khí một cổ xưa.
Câu hỏi 2: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất những đóng
góp giá trị của Nguyễn Tuân về nghệ thuật viết truyện
trong Chữ người tử tù?
a. Đậm khơng khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được
sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình
b. Tình huống truyện độc đáo; đậm khơng khí cổ xưa; thủ pháp
đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngơn ngữ giàu chất
tạo hình.
c. Tình huống truyện độc đáo; đậm khơng khí cổ xưa; thủ pháp
đối lập, tương phản được sử dụng nhiều.
d. Tình huống truyện độc đáo; đậm khơng khí cổ xưa; thủ pháp
đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất
hội họa.
Câu hỏi 3: Lời tóm tắt nào sau đây nêu bật được tình huống
truyện của Chữ người tử tù?
a. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người
thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối
địch với nhau.
b. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ oái ăm giữa những
người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối
nghịch, đối địch với nhau.
c. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ kì dị giữa hai người
thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối
địch với nhau.

d. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ thú vị giữa hai người
thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối
địch với nhau
-   HS thực hiện nhiệm vụ:
-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

4.VẬN DỤNG (  5 phút)
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong
cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta
sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc;

Kiến thức cần đạt
1/ Văn bản trên viết về nhân vật viên quản
ngục. Nhà văn tỏ thái độ trân trọng, ca ngợi vẻ
đẹp nhân cách biết quý trọng cái đẹp và người

skkn


tính cách dịu dàng và lịng biết giá
người, biết trọng người ngay của viên
quan coi ngục này là một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ.
Ơng Trời nhiều khi hay chơi ác đem

đầy ải những cái thuần khiết vào giữa
một đống cặn bã. Và những người có
tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải
ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.”
( Trích Chữ người tử tù, Tr110, SGK
Ngữ văn 11, Tập I, NXBGD 2007)
Đọc văn bản trên và thực hiện
những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu
4:
1/ Văn bản trên viết về nhân vật nào?
Nhà văn tỏ thái độ như thế nào khi
viết về nhân vật đó?
2/ Câu văn …viên quan coi ngục này
là một thanh âm trong trẻo chen vào
giữa một bản đàn mà nhạc luật đều
hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện
pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó.
3/ Xác định thủ pháp tương phản qua
văn bản trên.
-   HS thực hiện nhiệm vụ:
-  HS báo  cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:

tạo ra cái đẹp của nhân vật viên quản ngụcnghệ sĩ.
2/ Câu văn …viên quan coi ngục này là một
thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử
dụng biện pháp tu từ so sánh.
Hiệu quả:  - Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối

lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô
trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé,
mong manh với thế giới hỗn tạp, xơ bồ.
-Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn
tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát nghệ
thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và
đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Là chi tiết
nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài
hoa của Nguyễn Tuân.
           3/ Thủ pháp tương phản qua văn bản:
-   tàn nhẫn, bằng lừa lọc- tính cách dịu dàng
và lòng biết giá người, biết trọng người ngay
-   thanh âm trong trẻo- xô bồ
-      thuần khiết-cặn bã
-   tâm điền tốt và thẳng thắn- lũ quay quắt

5.TÌM TỊI, MỞ RỘNG.(  2 phút)
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ sơ đồ tư duy truyện  Chữ người
tử tù
+ Tìm đọc tập truyện Vang bong một
thời;
+ Dựng kịch ngắn
-HS thực hiện nhiệm vụ:

Kiến thức cần đạt

-     Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm
Imindmap
-     Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách
tham khảo.
-     Chọn đoạn cảnh cho chữ để sân khấu
hoá

skkn


-  HS báo  cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)
- HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
- Gv chốt lại: Hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục
- Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm một cách khách quan và nghiêm túc, người
viết sử dụng nhiều biện pháp tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau. Những
đóng góp ý kiến của các giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là một trong những
căn cứ quan trọng cho việc đánh giá. Bên cạnh đó, người viết sắp xếp dự giờ đầy
đủ các tiết dạy thực nghiệm của đồng nghiệp để quan sát trực tiếp và ghi nhận
những cách triển khai sử dụng các phương pháp, biện pháp đề xuất và cách xử lý
tình huống nảy sinh. Các lớp được chọn thực nghiệm có đủ các thành phần học
sinh khá, trung bình, yếu kém. Người viết đã tiến hành khảo sát và dạy thực
nghiệm trên đối tượng HS lớp 11 của trường THPT Hậu Lộc
+ Bước 1: Gặp gỡ GV dạy thực nghiệm và đối chứng, nêu nhiệm vụ, cung cấp
tài liệu thực nghiệm.
+ Bước 2: Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, dự giờ các tiết dạy thực
nghiệmvà đối chứng.

+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng HS sau tiết dạy.
+ Bước 4: Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy, tham khảo ý kiến GV dạy thực
nghiệm.
+ Bước 5: Thơng kê, phân tích kết quả thực nghiệm.
+ Bước 6: kết luận về thực nghiệm sư phạm

+ Bước 6: kết luận về thực nghiệm sư phạm
Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của bài học cũng đạt yêu cầu bởi số lượng HS sau
giờ học đã nắm rất tốt kiến thức trọng tâm. Điều quan trọng là HS đã phát huy được
tính tích cực, chủ động thơng qua các hoạt động nhóm, phát triển được năng lực giao
tiếptiếng Việt thơng qua hình thức đối thoại về nội dung bài học, năng lực tự chủ khi
100% HS tự hoàn thành được các phiếu học tập mà GV đưa ra cho dù nhiều phiếu trả
lời nội dung chưa được sâu sắc. Giờ học không chỉ đem đến cho HS những kiến thức
văn học mà quan trọng hơn giúp các em hình thành những năng lực và phẩm chất
nhất định. Dưới đây là bảng đối chiểu kết quả trưóc và sau khi thực nghiệm:

skkn


Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm:

Lớp

Sĩ số

11C3
11C5
11C7

40

39
38

Năm học 2020-2021 ( chưa thực nghiệm)
Hứng thú với Nắm được kiến thức Phát triển năng lực
giờ học
trọng tâm bài học
và phẩm chất
20
35
15
15
30
17
19
27
18

Năm học 2021-2022 ( đã thực nghiệm)
Lớp
Sĩ số
Hứng thú với Nắm được kiến thức Phát triển năng lực
giờ học
trọng tâm bài học
và phẩm chất
11B4 41
41
41
35
11B5 39

39
37
32
11B7 38
38
36
35
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của bài học cũng đạt yêu cầu bởi số lượng
HS sau giờ học đã nắm rất tốt kiến thức trọng tâm. Điều quan trọng là HS đã phát
huy được tính tích cực, chủ động thơng qua các hoạt động nhóm, phát triển được
năng lực giao tiếp tiếng Việt thơng qua hình thức đối thoại về nội dung bài học,
năng lực tự chủ khi 100% HS tự hoàn thànhđược các phiếu học tập mà GV đưa ra
cho dù nhiều phiếu trả lời nội dung chưa được sâu sắc. Giờ học không chỉ đem đến
cho HS những kiến thức văn học mà quan trọng hơn giúp các emthấy được sự ấm
áp, vẻ đẹp tình người của những con người trong hoàn cảnh khốn cùng, cái đói,cái
chết đeo bám bủa vây nhưng ở họ vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống, sự sẻ chia,
lòng vị tha,bao dung, nương tựa vào nhau để sống. Những đề xuất về một số
phương pháp, kỹ thuật dạy học truyện ngắn Chữ ngừi tử tù của Nguyễn Tuân theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất ngườihọc không chỉ được đồng
nghiệp trong trường ứng dụng trong các bài dạy và các đồng nghiệp ở trường
THPT
cũng
có sự tham khảo, ứng dụng và đạt được hiệu quả.
3.2.
Kiến
nghị :
3.2. Kiến Nghị
Qua đây, tôi cũng xin đề xuất với nhà trường nên tổ chức những buổi tọa đàm

hoặc báocáo chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ mơn. Từ
đó giáo viên có điềukiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng
cao trình độ chun mơn. Ngồi ra, nhà trường cũng nên tổ chức những buổi hoạt
động ngoại khóa về chủ đề văn học, là cơ hội để giáo viên và học sinh thể hiện
niềm đam mê văn học cũng như cơ hội để bồi dưỡng kiến thức văn học và thắp
sáng lên tình yêu văn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong q trình giảng dạy.
skkn
Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp xung



×