MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu………………………………………………………………….….2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………2
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….3
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………3
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...3
2. Nội dung của sáng kiến……………………………………………………4
2.1 Cơ sở lý luận của SKKN…………………………………………………4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN……………………………..5
2.3 Các SKKN hoặc các giải pháp để giải quyết vấn đề……………………..7
2.3.1 Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhận thức để phát huy tính tích cực
của học sinh…………………………………………………………………...7
2.3.2 Phương pháp dạy học nêu vấn đề……………………………………..9
2.3.3 Phương pháp hoạt động nhóm………………………………………..11
2.3.4 Phương pháp đóng vai………………………………………………..12
2.3.5 Phương pháp trị chơi………………………………………………...14
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với các hoạt động giáo dục, với bản thân đồng
nghiệp và nhà trường………………………………………….....................18
3. Kết luận, kiến nghị………………………………………………………...22
3.1 Kết luận………………………………………………………………..…22
3.2 Kiến nghị………………………………………………………………....23
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...24
1
skkn
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử đã tạo dựng cho dân tộc Việt Nam những truyền thống và đức
tính vơ cùng q báu. Đó là truyền thống anh dũng, tự lực tự cường, yêu thương
đồng bào, trọng nhân nghĩa, hiếu học, q lao động, đồn kết…Trong đó nổi bật
lên là lòng yêu nước. Lòng yêu nước là vốn quý của mỗi dân tộc, tuy nhiên mỗi
dân tộc do lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau nên có
những nét đặc sắc riêng của lòng yêu nước. Lòng yêu nước của dân tộc Việt
Nam được hình thành và phát triển từ trong lao động sản xuất và đánh giặc giữ
nước. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam,
trở thành đạo lý của con người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lịng u nước nồng nàn.
Đó là truyền thống cực kỳ quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần ấy sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”.
Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam rất phong phú, đó
là ý thức về một cội nguồn tổ tiên chung, ý thức về một tổ quốc, đại gia đình
chung..., là khát vọng về cuộc sống hồ bình, ấm no, tự do, hạnh phúc. Đó chính
là ý chí quyết tâm, kiên cường, đấu tranh để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ lãnh thổ,
bảo vệ quê hương, xóm làng bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Việt… Vì thế,
trong bài “Nên học sử ta”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…Dân ta phải biết sử ta. Sử
dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta…”. Cùng với tất cả các hoạt
động dạy và học ở trường phổ thơng, việc dạy học lịch sử có ưu thế và sở trường
trong việc giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước. Song, bên cạnh những nét
chung được vun đắp qua nhiều thế kỷ, ở mỗi thời kì- thời đại lịch sử, truyền
thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông của dân tộc ta có
những nét riêng.
Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát
huy tính tự giác, chủ động của người học. Tích cực là một nét quan trọng của
tính cách: “Tính tích cực của học sinh trong học tập là hiện tượng sư phạm biểu
hiện cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ em” . Theo
I.F.Kharalamốp “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng
2
skkn
bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững
kiến thức” . Như vậy tích cực là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi quá
trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy học.
Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử giáo viên cần làm cho học sinh nắm được
những biểu hiện riêng của lòng yêu nước bằng những phương pháp cụ thể phù
hợp với từng thời kỳ lịch sử. Vì vậy việc vận dụng những phương pháp dạy học
tích cực vào dạy học là rất cần thiết, vừa góp phần tạo hứng thú cho học sinh
trong quá trình học, vừa gúp học sinh ghi nhớ sự kiện và rút ra bài học cho bản
thân. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “ Giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh trung học phổ thông khi dạy học lịch sử Việt
Nam bằng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ các giả thuyết nêu trên, mục đích phải đạt được là:
- Đề tài có giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông khi
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV .
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học tập môn Lịch sử
- Nâng cao kết quả học tập môn Lịch Sử
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học mơn
Lịch sử.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy
học tôi chọn 2 lớp của trường THPT Tĩnh Gia II cụ thể là:
- Lớp đối chứng: 10B6 (năm học 2021 – 2022)
- Lớp thực nghiệm: 10B7 (năm học 2021 – 2022)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập
của học sinh,... đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn Lịch
sử trước khi tác động.
1.4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học
tôi đã:
3
skkn
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục lịng u nước cho học sinh thông qua
dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến XV.
- Tìm hiểu thực trạng đổi mới phương pháp dạy học mơn Lịch sử
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông
- Tổ chức thực hiện đề tài vào thực tế dạy học tại trường phổ thông
- Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp
dụng.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong các giờ học là rất cần thiết,
giúp học sinh có cái nhìn tổng thể các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tạo nên
một bức tranh đa sắc màu trong việc truyền đạt tri thức tới học sinh. Vận dụng
phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học
sinh khi học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến XV tôi đặt ra những giả thuyết
sau: Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT hiện
nay hay không? Đề tài có phát triển được năng lực và thay đổi hành vi cho học
sinh đối với thực tiễn cuộc sống được hay khơng? Đề tài có góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh được hay không?... Câu trả lời là: Khi đề tài
được áp dụng sẽ góp phần thay đổi thực trạng giảng dạy lịch sử ở một số tiết học
trong các trường THPT. Vậy sự thay đổi đó thể hiện như thế nào? Đó là: Trước
hết giáo viên từ chỗ là người chủ động truyền tải cho học sinh tất cả những tri
thức đã được chuẩn bị sẳn, còn học sinh là người tiếp thu những tri thức một
cách thụ động từ thầy giáo sang hướng giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiếp
cận kiến thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng mới học để giải quyết các vấn đề
liên quan tới học tập và tình huống hàng ngày, tiếp tục tìm tịi mở rộng kiến
thức, qua các tư liệu, học liệu khác nhau. Từ đó dần dần bồi dưỡng cho học sinh
khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không phải là
quen thuộc với học sinh. Tiếp theo là sự thay đổi về hình thức phương pháp tổ
chức dạy và học: từ chỗ giáo viên luôn đặt câu hỏi nhận thức gọi học sinh trả lời
trong không gian của phòng học sang việc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những vấn đề tại địa phương, để học sinh đóng vai những ngành những
nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn để tìm hiểu và tiếp cận, thu thập, xử lý thông
tin, lựa chọn thông tin để truyền tải tới thầy cô và bạn bè. Đặc biệt những thông
4
skkn
tin đó sẽ giúp học sinh vận dụng nguồn tri thức đã được chiếm lĩnh vào tình
huống thực tiễn của cuộc sống từ đó để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản
thân và nhu cầu của xã hội
Tóm lại đề tài sẽ thay đổi hai vấn đề trọng tâm: thứ nhất là thay đổi từ chỗ
Thầy dạy cái gì? Học trị nắm cái gì? Sang việc thầy tổ chức việc học như thế
nào? Học trò phải và sẽ làm gì? Thứ hai thay đổi được khơng gian và thời gian
học tập từ chỗ là một phòng học cố định trong một tiết học sang không gian học
tập là môi trường sống của học sinh, những điều quen thuộc gần gũi và dễ tiếp
cận của học sinh. Từ những thay đổi đó sẽ tạo điều kiện để các em phát huy tối
đa những năng lực, năng khiếu của bản thân qua đó thay đổi hành vi để giải
quyết các tình huống tốt hơn trong thực tiễn.
2.2 .THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học lịch sử tích cực
nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh, điều đó có ý
nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
hiện nay. Tuy nhiên để sử dụng được phương pháp dạy học tích cực cần phải có
sự đầu tư của giáo viên và sự hợp tác nghiêm túc của học sinh.
Do quan niệm của xã hội và của học sinh cho rằng: Lịch sử là một mơn
phụ, ít thiết thực cho việc chọn nghề nghiệp tương lai nên đa số các em đều thờ
ơ với mơn học này, nếu có học thì học theo cách đối phó là chính, chưa có sự
đầu tư nhiều, chuẩn bị bài chưa kĩ. Có một số học sinh chỉ nhớ được sự kiện lịch
sử hoặc nhân vật lịch sử một cách sơ sài... nên hiệu quả trong học tập chưa cao.
Đặc biệt giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XV với khối lượng kiến thức
nhiều, khơ khan khó có thể đi sâu vào trong trí nhớ của học sinh.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước,
trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử. Dân tộc ta đã tạo nên những
truyền thống tốt đẹp...trong đó nổi bật là truyền thống yêu nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói rằng: “Tinh thần u nước cũng như các thứ của quý. Có khi được
trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có thể
cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho
những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người
đều được thực hành vào công việc yêu nước
5
skkn
Việt Nam đang trên con đường đổi mới đất nước, ra sức xây dựng và phát
triển đất nước phấn đấu trở thành một nước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Chúng ta đang xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang “ muốn là bạn
với tất cả các nước”, thúc đẩy chính sách hợp tác với các nước khác để phát triển
đất nước, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng chúng
ta cũng phải bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam.
Hiện nay, tình hình trên thế giới đang diễn ra nhiều vấn đề phức tạp như:
xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển
Đơng trở thành “điểm nóng” mà cả thế giới rất quan tâm ...gây nên những tổn
thất lớn. Chính vì vậy khi dạy học lịch sử chúng ta cần phải tăng cường giáo dục
ý thức- bản sắc dân tộc, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm góp phần xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới,
giữ vững an ninh quốc gia. Vì vậy việc giáo dục lịng u nước cho học sinh
bằng các biện pháp dạy học tích cực là rất cần thiết.
Thực trạng đối với giáo viên
Để sử dụng tốt phương pháp dạy học tích cực cần giáo viên phải linh hoạt,
mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận
thức. Người dạy xây dựng được những mơi trường có khả năng thúc đẩy người
học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức
độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiện cho từng học sinh được phép lựa
chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để
thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của
bản thân. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức.
Tuy nhiên với cấu trúc chương trình Lịch sử phổ thơng dài, mà khối
lượng thời gian phân bố lại hạn hẹp. Vì vậy, giáo viên thường truyền tải kiến
thức trọng tâm trong sách giáo khoa để phục vụ cho việc thi tốt nghiệp... nên
việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các tiết học lịch
sử là rất khó khăn.
Thực trạng đối với học sinh
Để sử dụng được các biện pháp dạy học tích cực địi hỏi sự hợp tác rất lớn
của học sinh. Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tịi khám
phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu
biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các
6
skkn
ý kiến của mình. Theo lí thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính là
giúp cho "người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình về những
tài liệu học tập, lựa chọn những thơng tin phù hợp, giải nghĩa thông tin dựa trên
vốn kiến thức đã có và nhu cầu hiện tại, bổ sung thêm những thơng tin cần thiết
để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới" , người học chính là chủ thể của quá trình
nhận thức.
Nhưng thực tế đa số học sinh ngày càng lười tư duy, lười sáng tạo nên hầu
như các em thụ động trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Hiện nay
học sinh không hứng thú với mơn lịch sử vì khó thuộc khó nhớ và khó tìm kiếm
việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, thực tế trong các kỳ thi THPT quốc gia mơn
Lịch sử có điểm trung bình chung rất thấp, ln xếp sau các mơn khác. Vì vậy
học sinh chỉ học mang tính đối phó và khơng có sự đầu tư hay đam mê.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh từ thế kỷ X đến
thế kỷ XV gắn liền với việc dạy học ở chương II trong sách giáo khoa lịch sử 10
(Chương trình cơ bản).
2.3.1. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhận thức để phát huy
tính tích cực của học sinh
Câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được mâu thuẫn trong nhận
thức của học sinh, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dụng kiến thức cũ
không giải quyết được mâu thuẫn, không trả lời được câu hỏi. Muốn trả lời câu
hỏi phải tiếp thu những kiến thức mới do thầy gợi mở cung cấp, phải huy động
nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được câu hỏi.
Nêu câu hỏi đầu giờ học: Vào đầu giờ học, giáo viên có thể kiểm tra hay
không kiểm tra kiến thức bài cũ. Trước khi cung cấp kiến thức của bài học mới,
giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Câu hỏi loại
này thường là câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời cần phải huy động kiến
thức cơ bản của toàn bài. Nêu câu hỏi đầu giờ học có 2 tác dụng lớn: thứ nhất là
nó xác định rõ ràng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học, thứ hai là
hướng học sinh vào những kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất các
hoạt động của các giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết
hợp với tư duy có định hướng. Đương nhiên khi đặt câu hỏi, không yêu cầu học
7
skkn
sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học
sinh mới trả lời được.
Câu hỏi sử dụng trong quá trình giảng dạy: Trong q trình giảng dạy,
giáo viên cịn phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất
nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy
phải phù hợp với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển, đồng thời
tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên, tức là
mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được,
vì sao khơng trả lời được. Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các
em trả lời.
Những câu hỏi trong sách giáo khoa là cơ sở để giáo viên xác định kiến
thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu
hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, có dự kiến nêu ra lúc nào? Học sinh
sẽ trả lời như thế nào? Đáp án phải trả lời ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi
trong dạy học còn là một nghệ thuật.
Sử dụng câu hỏi khi kết thúc bài học: Sau khi giảng xong bài, trong phần
củng cố giáo viên nên đưa ra những câu hỏi nhằm khái quát lại những nội dung
vừa học. Đặc biệt, cần nắm những kiến thức “xuyên suốt”, tức là những kiến
thức quan trọng có liên quan tới bài sau hoặc những kiến thức gắn kết với bài
trước. Đối với việc sử dụng câu hỏi khi kết thúc bài học, giáo viên nên chú ý gợi
mở những kiến thức của bài mới bằng việc ra bài tập về nhà thơng qua việc đặt
một số câu hỏi nhận thức.
Ví dụ khi daỵ Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục cho học sinh ý thức độc lập
dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà, lòng tự hào dân tộc, thông qua những
trang sử vẻ vang của đất nước.
Câu hỏi nhận thức ở đầu bài học: Giáo viên chiếu các hình ảnh về nhân
vật lịch sử Ngơ Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn, và đặt câu hỏi: Đây là ai?
Họ có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
Câu hỏi nhận thức cuối giờ học: So sánh tổ chức nhà nước thời Đinh,
Tiền Lê với Ngô, thời Lý Trần, Hồ với Lê sơ?
8
skkn
Khi giảng I.2 Bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các
thế kỷ X- XV”, nhằm giáo dục cho học sinh lịng u q, kính trọng các vị anh
hùng dân tộc, cụ thể là anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, giáo viên lựa chọn
những sự kiện cơ bản thể hiện vai trị của ơng trong cơng cuộc xây dựng đất
nước, chăm lo đời sống nhân dân. Tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ
máy hành chính trong tồn quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân
tộc, kết hợp với bức tranh Lý Thường Kiệt.
Trên cơ sở những nguồn kiến thức trên, giáo viên đặt câu hỏi: “Hãy kể về
cuộc đời và công lao của Lý Thường Kiệt? Kháng chiến chống Tống thời Lý
được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Hãy cho biết những đặc
biệt ấy là gì?”, cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở:
1. Vai trò của Lý Thường Kiệt trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ
độc lập dân tộc?.
2. Trước mưu đồ của nhà Tống, chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt
là gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?.
3. Em có nhận xét gì về hành động của Lý Thường Kiệt
4. Cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý lên đất Tống đạt được kết quả gì và có
ý nghĩa như thế nào?.
5. Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc
biệt trong lịch sử: Hãy cho biết những đặc biệt ấy là gì?.
Từ những phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt, học
sinh càng hiểu sâu sắc hơn về những nhận xét, đánh giá của nhà viết sử Ngô Thì
Sĩ ca ngợi về ơng: “ Bày trận đường đường, Kéo cờ chính chính. Mười vạn
thẳng sâu vào đất khách, Phá quân ba châu như chẻ trúc. Lúc tới còn khơng ai
dám địch, Lúc rút qn cịn khơng ai giám đuổi. Dụng binh như thế, Chẳng phải
nước ta chưa từng có bao giờ”? ( Việt sử tiêu án)
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi ở đầu giờ học , trong quá trình giảng
dạy và cuối giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
2.3.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề hay nói cách khác là dạy học theo hướng tích cực hố
hoạt động nhận thức của học sinh là làm cho hoạt động của học sinh trở nên
hứng thú, trở thành một nhu cầu của chính người học. Dạy học nêu vấn đề là
9
skkn
cách thức tổ chức dạy học gồm ba yếu tố cơ bản: tình huống có vấn đề; biểu đạt
vấn đề; đưa học sinh vào tình huống có vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh
tích cực, tự giác, sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Nói cách khác đây chính là
hình thức tổ chức sự tìm tịi kiến thức mới trong q trình học tập thơng qua việc
giải quyết các vấn đề. Cụ thể:
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn
đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi chủ thể chưa biết cách giải
quyết, giải thích hiện tượng, sự vật, quy trình thực tế, khi chưa đạt tới mục đích
bằng cách thức quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tịi cách
giải quyết mới hay phải có hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của
hoạt động có nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Ta có thể diễn tả tình huống có
vấn đề trong học tập lịch sử của học sinh như sự xuất hiện một mâu thuẫn mà
học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần
phải biết. Tình huống có vấn đề có thể là tồn bộ nội dung bài học hoặc là nội
dung một mục. Cụ thể là về nội dung học sinh chưa biết một kiến thức nào đó,
có thể là nguyên nhân (bùng nổ, thắng lợi hay thất bại), bản chất của của các sự
kiện, hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu tượng, khái quát như: khái niệm,
quy luật, bài học lịch sử… Về phương pháp, học sinh chưa biết cách lập luận,
chưa tạo ra được “một con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang
cái chưa biết nhưng cần phải biết.
Ví dụ khi dạy Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ
X – XV.
Kiến thức cơ bản: Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đơi lúc cịn có nhiều
biến động, khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình một nền kinh tế phát
triển đa dạng và hoàn thiện.
Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học
sinh về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được. Bồi dưỡng thêm cho học
sinh nhận thức về những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai
đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Giáo viên hỏi: theo các
em xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước có phải là u nước khơng? Vì
sao? Vậy trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ông cha ta đã xây dựng và
phát triển kinh tế như thế nào để thể hiện lòng yêu nước.
10
skkn
Học sinh lớp 10B7 sôi nổi trong phương pháp dạy học nêu vấn đề
2.3.3 Phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp. Dạy học nhóm nếu
được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển
năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
Ví dụ khi dạy Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X
– XV.
Kiến thức cơ bản: Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến
động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên
tiến. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt( cịn gọi là văn
hóa Thăng Long). Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu
nước, tự hào và độc lập dân tộc.
Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa
đa dạng của dân tộc, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa , ý thức, phát huy năng lực
sáng tạo phong phú trong văn hóa. Nhìn chung trong giai đoạn từ thế kỷ X đến
thế kỷ XV, giáo viên khai thác các sự kiện về xây dựng văn hoá dân tộc, phát
triển kinh tế đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm để
11
skkn
bảo vệ Tổ quốc để giáo dục cho học sinh lịng u nước. Tuỳ theo từng bài mà
có nội dung giáo dục yêu nước cụ thể, tránh tình trạng nêu khẩu hiệu, chung
chung.
Khi dạy phần I. Tư tưởng tôn giáo, giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm
thảo luận 2 vấn đề sau:
Nhóm 1,2: tìm hiểu về tư tưởng tôn giáo của nước ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Nhóm 3,4: Chính sách tư tưởng tơn giáo của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến chung của cả nhóm và trình bày.
2.3.4 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm
giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ
thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là
phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần
diễn ấy.
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
– Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, u cầu đóng vai
cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai
của mỗi nhóm.
– Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về
ý nghĩa của các cách ứng xử.
– GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình
huống
Ví dụ khi học bài Bài 19: Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở
các thế kỷ X- XV
Kiến thức cơ bản: Suốt từ tế kỷ X-XV, dân tộc ta luôn phải tổ chức những
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Với truyền thống yêu
nước, dũng cảm, kiên cường, thông minh, sáng tao, chúng ta đã vượt qua mọi
khó khăn thử thách, đánh bại các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc.
Trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm vĩ đại đó, dân tộc ta đã viết nên những
12
skkn
trang sử hào hùng đồng thời còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài năng
kiệt xuất, nhiều anh hùng dân tộc.
Nội dung giáo dục lòng yêu nước: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ
nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Giáo dục ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các dân tộc và lòng biết ơn các thế hệ tổ tiên , các anh hùng dân tộc đã
chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.
Sau khi học xong bài học giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai
như sau: Trong vai của một nhà báo quốc tế tìm hiểu về những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV em hãy viết
về tinh thần chống ngoại xâm của nhân Việt Nam từ thế kỷ X đến XV.
Học sinh trong vai một người nước ngoài đưa ra cảm nhận về tinh thần
chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Trong hoạt động ngoại khóa giáo viên cho học sinh đóng vai nhân vật Lý
Thường Kiệt, vương phi Ỷ Lan nhằm tái hiện lại cuộc kháng chiến chống Tống
xâm lược.
2.3.5 Phương pháp trò chơi
Tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh là phương pháp giúp học sinh tìm
hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thơng qua
một trị chơi nào đó
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này trong phần củng cố bài, hoặc
trong bài ôn tập, tổng kết chương. Sử dụng trị chơi giúp kích thích hứng thú
học tập của học sinh, đồng thời với việc tổ chức trị chơi sẽ thay đổi khơng khí
học tập tạo sự sôi nổi mà vẫn đạt được mục tiêu bài học cho học sinh,đồng thời
rèn luyện kỹ năng như: kỹ năng phân chia thời gian hợp lý, kỹ năng hợp
tác,chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kỹ năng điều chỉnh và
quản lý cảm xúc. Tuy nhiên việc tổ chức trò chơi lịch sử đòi hỏi sự chuẩn bị
công phu của giáo viên và cần nhiều thời gian nên giáo viên cần chuẩn bị chu
đáo, phân chia thời gian hợp lý.
Ví dụ: bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) giáo viên có thể sử dụng trò chơi trong phần
củng cố bài như:
13
skkn
Trị chơi ơ chữ:
1. Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan bao nhiêu sứ quân?
2. Quân đội thời phong kiến được tổ chức theo chính sách nào?
3. Vị vua đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam?
4. Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta?
5. Chức quan đứng đầu các bộ trong chính quyền nước ta thời Lê sơ là
gì?
6. Bộ luật được ban hành dưới thời Trần có tên là gì?
7. Kinh đơ nước ta đầu thời Đinh, Tiền Lê?
M
Ư
Ơ
I
H
A
I
N
B
Ư
N
N
G
Ơ
Q
U
Y
Ê
H
Ơ
N
G
Đ
Ư
C
H
I
N
H
T
H
Ư
H
I
N
H
L
U
Â
H
O
A
L
Ư
N
T
Trị chơi đi tìm ẩn số
Giáo viên chọn một bức tranh để làm ẩn số, bức tranh được che bởi 4 mảnh ghép mỗi
mảnh ghép tương ứng với mỗi câu hỏi khác nhau, nếu trả lời được các câu hỏi thì 4 mảnh
ghép được lật mở và bí ẩn bức tranh sẽ được giải thích.
Mảnh ghép 1
Mảnh ghép 4
Mảnh ghép 2
Mảnh ghép 3
Với phương pháp này đòi hỏi học sinh phải nhanh nhẹn, phản ứng nhanh
với những câu hỏi được đưa ra nhưng để làm được điều đó yêu cầu học sinh
phải tự tin về kiến thức của mình, có khả năng nói trước đám đơng, tơn trọng ý
kiến của người khác, kiềm chế cảm xúc để không vi phạm luật chơi. Đó chính
là những kỹ năng mà học sinh đã thực hành được.
14
skkn
Ví dụ khi học bài 20: xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các
thế kỷ X-XV
Hình ảnh được che lấp là hình 38: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội)
Để giải đáp ẩn số này, giáo viên đưa ra những câu hỏi có liên quan đến
hình 38, nếu học sinh giải đáp được câu hỏi nào thì mảnh ghép đó được lật mở
và bí ẩn bức tranh dần xuất hiện.
Mảnh ghép 1/ Câu hỏi 1: Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?
Mảnh ghép 2/ Câu hỏi 2: Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào?
Mảnh ghép 3/ Câu hỏi 3: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu được xây dựng vào
thời gian nào?
Mảnh ghép 4/ Câu hỏi 4: Nêu những nét đặc trưng nhất của giáo dục
nước ta từ thế kỷ X-XV?
Sau khi bốn mảnh ghép lật mở hình ảnh Bia tiến sĩ trong văn miếu Hà
Nội hiện lên, giáo viên có thể qua hình ảnh này để giáo dục cho học sinh. GV
giảng: Đây là hình ảnh bia Văn Miếu trong Quốc Tử Giám nơi ghi danh những
người đỗ đạt, như vậy từ ngàn đời xưa cha ông ta luôn chú trọng việc học tập và
truyền thống hiếu học đó được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Hiếu học
cũng là hành động thể hiện lịng u nước và đó là nhiệm vụ chính của các em
hiện nay. Chăm chỉ học tập hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình
cũng là cách các em thể hiện tình yêu đối với q hương đất nước.
Ngồi các phương pháp trên cịn có nhiều phương pháp khác để giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh. Mỗi phương pháp có những tác động tích
cực khác nhau nhưng đều nhằm mục đích giáo dục truyển thống yêu nước cho
học sinh giúp các em hoàn thiện về thể chất và tinh thần, rèn luyện những kỹ
năng sống cơ bản để hòa nhập cùng sự phát triển của xã hội. Với đặc thù môn
Lịch sử tôi đưa ra những phương pháp trên để giáo viên áp dụng vào bài dạy sẽ
giúp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Một số yêu cầu khi giáo dục cho học sinh lòng yêu nước
Thế nào là truyền thống yêu nước: “Truyền thống là nề nếp, thói quen tốt
đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác như truyền thống yêu nước, truyền
thống đồn kết chống giặc ngoại xâm, gia đình có truyền thống hiếu học. Truyền
15
skkn
thống có tính chất lâu đời, cổ truyền.” (Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Cơi, Trần Vĩnh Tường (CB), Một số chuyên đề phương pháp dạy
học lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, H, 2002, tr 312.)
Nói đến truyền thống là nói đến những giá trị của cộng đồng, với ý nghĩa
cộng đồng là khái niệm để chỉ những người cùng nhau chung sống. Dân tộc Việt
Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, đó là ý thức về một cội nguồn tổ tiên dân
tộc chung, ý thức về một tổ quốc, đại gia đình chung, ý thức về khí thiêng sơng
núi, là khát vọng về cuộc sống hồ bình, hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm đấu
tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ cương giới lãnh thổ, bảo vệ quê
hương xóm làng, bảo vệ bản sắc văn hố của dân tộc Việt. Đó là truyền thống
yêu thương con người, trọng nhân nghĩa, quý lao động, anh hùng, dũng cảm, cần
cù, chịu thương chịu khó…. Trong đó, nổi bật lên đó là lịng u nước. Lịng
u nước là tình cảm tự nhiên của con người, bắt nguồn từ những tình cảm của
từng con người đối với người cha, người mẹ, những người anh em ruột thịt và
mở rộng ra, với nơi chôn rau cắt rốn, với những con người và không gian của
cộng đồng, nơi mình sinh sống, với mảnh đất mà mình đã “đổ mồ hơi lấy bát
cơm đầy”. Trải qua q trình lao động sản xuất và chiến đấu và bảo vệ tổ quốc,
lòng yêu nước được củng cố, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời
kỳ này sang thời kỳ khác, trở thành truyền thống. Đây là tình cảm và tư tưởng
lớn nhất của người Việt Nam từ ngàn xưa, là biểu hiện cao nhất trách nhiệm của
mỗi người dân đối với tổ quốc.
Giáo dục lòng yêu nước phải xuất phát từ nội dung lịch sử, tránh việc áp
đặt, chung chung: “Dạy sử như thế nào? Nhất định chúng ta phải dạy sử chứ
không thể ba hoa về chính trị. Ở đây ta khơng cần nói chính trị nữa, cả lịch sử
nước ta là một sự cổ vũ vơ cùng sâu xa. Dạy sử cho tốt thì sẽ tạo cho thanh niên
ta say mê và tự hào về dân tộc một cách đúng đắn, không tự kiêu, không nảy
sinh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”
Việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp dạy học phải phù hợp với nội
dung lịch sử. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có những ưu thế riêng. Vì vậy, trong dạy
học để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, giáo viên khơng được tuyệt
đối hố hoặc tầm thường hố bất cứ biện pháp nào, mà phải kết hợp nhiều biện
pháp với nhau. Song ở mỗi nội dung lại có một biện pháp trọng tâm kết hợp với
các phương pháp khác.
16
skkn
Giáo viên phải làm gương cho học sinh. Giáo dục“nêu gương” là một yêu
cầu quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ; các em thường học tập, làm theo
những gì thầy nói và làm.
Giáo dục lịng u nước phải kết hợp với hoạt động thực tiễn, “học đi đôi
với hành”.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VƠÍ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, VỚI BẢN THÂN ĐỒNG NGHIỆP, VỚI NHÀ TRƯỜNG
2.4.1 HIỆU QUẢ CỦA SKKN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Cơ sở kiểm nghiệm
Lớp 10B6 là lớp đối chứng, tôi đã giảng dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ
X đến thế kỷ XV nhưng không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như
đã nêu ra trong đề tài
Lớp 10B7 là lớp thực nghiệm tôi giảng dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XV nhưng không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như đã
nêu ra trong đề tài
Trước tác động
Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút) lần 1 học kỳ I do nhóm
chun mơn ra đề, được tổ chức kiểm tra tập trung cho tất cả các lớp , nhóm
chuyên môn chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
Sau tác động
Là kết quả bài kiểm tra viết (15 phút)lần 2 kỳ II, đề và đáp án do tôi thiết
kế được nhóm chun mơn kiểm tra, thẩm định. Nhóm chun mơn tổ coi và
chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2. Kết quả kiểm nghiệm
Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so
sánh và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
Về lí luận
17
skkn
- Đã giáo dục được lòng yêu nước cho học sinh qua các phương pháp dạy
học tích cực.
- Đã tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học tập môn Lịch sử
- Đã nâng cao kết quả học tập môn Lịch Sử
- Đã sử dụng đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào
dạy học bộ môn Lịch sử.
Về thực tiễn
- Một số kỹ năng sống của học sinh đã được rèn luyện qua bộ môn Lịch
sử
- Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức.
- 100% học sinh trong lớp đã thực hiện các nội dung theo yêu cầu câu
hỏi.
- Kết quả đa số học sinh đã hoàn thành kiến thức chính xác, rõ trọng tâm.
Kết quả cụ thể
Bảng 1: Lớp thực nghiệm 10B7.
Điểm
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động
47
47
0-2 3
4
5
6
7
8
9
10
sl
0
3
9
11
15
8
1
0
0
%
0,0
6,3
19,1 23,4 31,9 17,2 2,1
0,0
0,0
sl
0
0
0
4
14
2
0
%
0,0
0,0
0,0
8,5
29,8 25,5 31,9 4,3
12
15
0,0
Bảng 2: Lớp đối chứng 10B6
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động
46
46
Điểm
0-2
3
4
5
6
7
8
9
10
0
2
6
15
21
2
0
0
0
% 0
4,3
13,0 36,2 45,7 0,8
0,0
0,0
0,0
sl
0
2
12
2
0
0
0,0
4,3
26,1 30,5 34,8 4,3
0,0
0,0
sl
0
% 0,0
15
16
18
skkn
So sánh kết quả
Trước tác động
Lớp đối chứng (10B6) Lớp
thực
(10B7)
Điểm trung bình
5,3
nghiệm
5,38
Chênh lệch điểm trung bình 0,08
Sau tác động
Lớp
đối
(10B6)
Điểm trung bình
chứng Lớp thực
(10B7)
6,21
6,93
0,9
1,07
nghiệm
=Average(number1…number)
Độ lệch chuẩn
=stdev((number1…number)
Chênh lệch giá trị trung bình
0,8
chuẩn (SMD)
Như thông tin trong các bảng đã chứng minh rằng, sự chênh lệch điểm
trung bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng trước tác động ở năm
học 2020 – 2021 đều là 0,08> 0,05 là khơng có ý nghĩa, hai lớp được coi là
tương đương và không cần thực hiện phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự
chênh lệch giữa điểm số trung bình của các nhóm trước khi tác động.
Sau tác động sự chêch lệch giữa điểm trung bình của các lớp thực nghiệm
và các lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình
của các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng là
không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen về tính chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
(SMD).
Giá trị Trung bình thực nghiệm - Giá trị Trung bình đối chứng
SMD =
------------------------------------------------Độ lệch chuẩnđối chứng
19
skkn
Kết quả về SMD của năm học đều nằm trong khoảng từ 0,80 đến 1,00 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh lớp 10 THPT khi dạy lịch sử Việt Nam từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV qua bộ môn lịch sử là lớn.
Giả thuyết của đề tài: đã được kiểm chứng.
Thực sự SKKN đã có những tác động lớn tới bản thân, và đồng nghiệp.
Không chỉ làm thay đổi trong tư duy mà cịn có những thay đổi trong hành động.
Nhiều hoạt động thể hiện lòng yêu nước gần gũi thiết thực đã được các em học
sinh lớp 10B7 nói riêng và học sinh cán bộ giáo viên và học sinh hưởng ứng
nhiệt tình.
Học sinh dọn rác trên bờ biển Hải Ninh Thị xã Nghi sơn
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là
nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất
20
skkn