SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
SÁNG KIẾN
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
CHO HỌC SINH QUA TIẾT 1- BÀI 3:
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH LỚP 11)
Người thực hiện: Phạm Như Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDQP- An ninh
ĐỒNG NAI, NĂM 2017
MỤC LỤC
1
Nội dung
A. Đặt vấn đề
1. Tại sao phải giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
2. Vai trò của môn GDQP.AN trong việc giáo dục truyền thống
yêu nước
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp
2. Thể hiện qua giáo án
IV. Kiểm nghiệm
1. Câu hỏi khảo sát
2. Kiểm tra bài cũ
C. Kết luận
II. Bài học kinh nghiệm
III. Kiến nghị, đề xuất
D. Tài liệu tham khảo
Trang
3
3
4
5
6
8
8
8
9
19
19
20
21
21
21
22
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Tại sao phải giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh?
Mỗi người con đất Việt khi sinh ra đều mang trong mình dòng máu ‘ yêu
nước, thương nòi’’. Đặc điểm của lòng yêu nước được biểu hiện ở mỗi thời đại
có sự khác nhau, do những điều kiện lịch sử quy định. Biểu hiện cao nhất của
lòng yêu nước là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước
2
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo
nên những truyền thống tốt đẹp như truyền thống cần cù lao động, sản xuất,
truyền thống nhân ái, giàu lòng vị tha, truyền thống tôn sư trọng đạo... trong đó
nổi bật là truyền thống yêu nước. Đây là điều thiêng liêng, cao quý nhất, là cơ sở
tạo nên những truyền thống khác.
Theo dòng chảy của lịch sử mỗi thế hệ người Việt Nam qua các thời kỳ
biểu hiện lòng yêu nước có sự khác nhau. Khi đất nước rơi vào tay giặc thì
truyền thống yêu nước thể hiện đó là đứng lên giải phóng dân tộc. Khi đất nước
hòa bình thống nhất, truyền thống đó được thể hiện ở tinh thần hăng say lao
động...... góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước đồng thời có ý thức và trách
nhiệm trong bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới, đang mở cửa hội nhập với thế giới,
đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu ‘’dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh’’, có thể sánh
vai với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế hội nhập ấy đang đặt ra cho
đất nước ta những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ. Gần đây, vấn đề xung
đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, tranh giành lãnh thổ trên thế giới vẫn đang diễn
ra hết sức căng thẳng. Đặc biệt là hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ
quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và một số nước có
chung đường biên giới trên biển làm dấy lên những lo ngại về sự bất ổn trong
khu vực cũng như trên thế giới.
Trước tình hình đó Đảng, nhà nước, cùng toàn thể nhân Việt Nam kịch liệt
lên án, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc
trên biển Đông. Trong lúc này lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam đặc
biệt là thế hệ trẻ lại cần trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ. Đáp lại lời kêu gọi của Tổ
Quốc đã có rất nhiều hành động đẹp từ những bạn trẻ thể hiện như : xếp hình tổ
quốc, băng rôn biểu ngữ phản đối Trung Quốc, quyên góp ủng hộ những chiến sỹ
đang ngày đêm canh giữ vùng biển của tổ Quốc. Những người lớn tuổi hơn thì
thể hiện chính kiến của mình như tổ chức tuần hành, chia sẻ qua mạng truyền
3
thông phản đối hành động sai trái này. Và toàn thể người dân Việt Nam ngày đêm
hăng say lao động, cùng chung tay hướng về biển đảo... Nhưng bên cạnh đó cũng
có những cá nhân có hành động phản đối không phù hợp, tự phát như : tổ chức
biểu tình, đập phá các nhà máy mang tên hiệu của Trung Quốc. Một số người còn
tìm tới tận những khu vực có người Hoa sinh sống để uy hiếp, đánh đập, chửi
rủa... Đây là hành động thể hiện sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân.
Những hành động đó đã vô tình tiếp tay cho những kẻ chống đối, phá hoại nhằm
làm thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế,
gây mất an ninh trật tự trong nước.
Thiết nghĩ, trong phạm vi nhà trường, nhất là những phân môn có liên
quan giáo viên cần cho học sinh tiếp cận một cách sâu sắc tình hình thực tiễn
đang diễn ra tại đất nước mình để các em có những chính kiến đúng đắn, phù
hợp. Trong phạm vi của bài dạy này tôi muốn cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản nhất về lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó
khơi dậy ở các em ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong tình
hình mới. Ngoài ra định hướng cho các em những hình thức đấu tranh phù hợp
góp đẩy lùi âm mưu của kẻ thù... bảo vệ vững chắc biển đảo của quê hương.
Đó chính là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài « Giáo dục truyền thống yêu
nước cho học sinh qua Tiết 1 baì 3 : Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới
quốc gia (Môn Giáo dục quốc phòng an ninh-lớp 11)
Để đạt hiệu quả cao đối với tiết học và để lôi cuốn học sinh vào bài giảng,
tôi sử dụng phần mềm Microsoft power point để trình chiếu một số hình ảnh và
phát âm thanh một số bài hát liên quan đến bài học.Với mong muốn sẽ góp một
phần nhỏ vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ trong giai đoạn
hiện nay và trong việc đổi mới phương pháp dạy học của nền giáo dục nước nhà.
2.Vai trò của môn Giáo dục quốc phòng- an ninh trong việc giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, Giáo dục quốc phòng an ninh là một môn học có ý
nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ
4
trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Thế giới và cả Việt Nam đã có rất
nhiều thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là bộ môn khoa học
trực tiếp tập trung vào việc xây dựng cho học sinh THPT có được thế giới quan
khoa học và nhân sinh quan cách mạng, lập trường vững vàng, không bị tha hoá,
biến chất, có lý tưởng sống, có hoài bão và ước mơ cao đẹp, có ý chí vươn lên
trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ chủ quyền của dân tộc
Môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh có nhiều ưu thế trong việc giáo
dục các kỹ năng quân sự cũng như truyền thống của dân tộc, tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, thẩm mĩ...Những con người và những việc thực của quá khứ có sức
thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Giáo dục quốc phòng
không phải chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp,
những hiểu biết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn bồi dưỡng cho các em
biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn
trong cuộc sống. Hơn thế nữa, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nói chung và
giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nói riêng là một trong những nhiệm
vụ của bộ môn Giáo dục quốc phòng – an ninh ở trường phổ thông mà người
giáo viên phải quán triệt và thực hiện nhằm góp phần xây dựng con người mới
XHCN.
.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói rằng :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ
của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ
thấy. Nhưng cũng có thể cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của
chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước
của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước”
5
Như vậy, một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và bộ
môn Giáo dục Quốc phong – an ninh nói riêng, ngoài việc truyền thụ kiến thức
khoa học cho học sinh thì còn phải giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống
yêu nước nhưng trên thực tế nhiệm vụ này chưa được quan tâm chú trọng.
Đặc biệt trong xu thế hiện nay, học sinh chỉ chú trọng học các môn tự
nhiên còn các môn xã hội đặc biệt là môn Giáo dục quốc phòng an ninh gần như
không được các em em chú ý
Đối với giáo viên do tâm lí chỉ xem đây là môn phụ thì cũng dẫn tới tình
trạng không nhiệt tình giảng dạy. Tư tưởng “ học sinh không muốn học” đã làm
cho đa phần các giáo viên chỉ cung cấp nội dung bài học theo sách giáo khoa,
hoặc đưa ra câu hỏi để các em suy nghĩ rồi tự soạn bài ra vở xem như hết bài
học. Việc “học lệch” nặng về các “môn chính”, xem thường các “môn phụ”( mà
trong thực tiễn giáo dục không có “môn chính”, “môn phụ” vì các môn đều góp
phần như nhau vào giáo dục thế hệ trẻ) đã gây những hậu quả nghiêm trọng
trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, phẩm
chất cách mạng nổi bật là lòng yêu nước.
Mặt khác nhiều giáo viên cũng cho rằng, nhiệm vụ của giáo viên chỉ cần trình
bày đúng những nội dung, khái niệm, phạm trù trong sách giáo khoa và để học
sinh tự suy nghĩ. Hoặc là giảng dạy Giáo dục quốc phòng an ninh một cách giáo
điều, một cách máy móc, công thức, không có hiệu quả... Những sai lầm như vậy
thuộc về nguyên tắc phương pháp luận và tất nhiên không có tác dụng giáo dục.
Tại thời điểm này nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
vẫn được tiếp tục giới thiệu trong chương trình giáo dục ở các trường phổ thông.
Nội dung này được đề cập đến trong rất nhiều môn học, trong đó có môn Giáo
dục quốc phòng an ninh. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc
phòng an ninh, tôi luôn có tâm huyết truyền đạt những kiến thức của môn học
đến học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất, trong đó có việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
6
Thực trạng:
Thực tế hiện nay cho thấy, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá thông
tin qua các trang mạng, báo chí được cập nhật hằng ngày hàng giờ với một khối
lượng khổng lồ. Như thế, nếu chúng ta không biết chọn lọc, không có hiểu biết
về các vấn đề nhạy cảm đang diễn ra thì sẽ trở nên rất nguy hiểm, có khi lại vô
tình tiếp tay cho những kẻ phá hoại, gây nên những hệ lụy rất lớn cho xã hội.
Thế hệ trẻ ngày nay thường có tình trạng ‘’làm theo tâm lý đám đông’’ khi
nghe về một thông tin nào đó chưa cần xác thực độ tin cậy đã vội vàng kết luận,
hành động a dua theo đám đông, để rồi để lại những hệ quả thật đáng tiếc.
Chẳng hạn như thấy một hình ảnh hoặc một thông tin thất thiệt nào đó trên
facebook nhiều em đã lên mạng đăng những lời lẽ thiếu văn hóa, một bộ phận
khác thì có những hành động quá khích gây mất trật tự xã hội.
Không những thế, trong thời kì hội nhập, những luồng tư tưởng văn hoá
ngoại bang ồ ạt xâm nhập vào nước ta, nhiều học sinh tiếp thu không có chọn
lọc, không có “ gạn đục, khơi trong” dẫn đến việc tạo ra thói quên lãng quên
truyền thống, có lối sống gấp, không có tình nghĩa, không có lí tưởng… Cụ thể
như nhiều em ăn mặc nhố nhăng, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng , đánh nhau…Đây là
một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung và của ngành giáo dục
nói riêng.
Mặt khác, rất nhiều học sinh hiểu một cách lờ mờ, thiếu hệ thống về lịch
sử, về truyền thống cách mạng; chủ quyền biển đảo, bàng quan trước những vấn
đề chính trị của đất nước, của dân tộc. Các em chưa tha thiết tham gia các hoạt
động xã hội, xem đấy là việc của người lớn chứ bản thân không cần có trách
nhiệm gì cả...
Như vậy, việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng
hiện nay không phải để “ôn nghèo, kể khổ” mà nhằm mục đích bồi đắp niềm tin,
khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc đối với thế hệ sinh
ra và lớn lên trong hoà bình. Trong các giờ học, ngoài việc trang bị kiến thức cho
các em còn phải giáo dục những giá trị truyền thống để các em có đủ bản lĩnh
7
vượt qua mọi thử thách, mọi cám dỗ, để khỏi trở thành “ bóng mờ sao chép” của
người khác.
Ngoài ra, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ngoài môn
giáo dục quốc phòng an ninh còn có môn lịch sử và môn văn học cũng làm
nhiệm vụ này, dẫn đến việc thờ ơ trong giảng dạy của giáo viên và trong học tập
của học sinh là điều không thể tránh khỏi.Vì có suy nghĩ không tìm hiểu ở môn
học này thì tìm hiểu ở môn học khác. Do đó đến nay giáo dục truyền thống yêu
nước cho học sinh trên thực tiễn vẫn chưa được thực hiện đúng mức.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1.Các giải pháp:
Quả thực không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc
giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh của môn Giáo dục quốc phòng an
ninh. Là giáo viên dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi rất muốn thực hiện
tốt công việc này cho nên tôi đã thiết kế bài giảng của mình bằng việc sử dụng
phần mềm Microsoft power point vào giảng dạy đối với tiết học này.
Để tiết học có hiệu quả và đảm bảo thời gian tôi đưa ra các giải pháp đầu
tiên như sau:
1. Cũng giống như nhà kiến trúc khâu quan trọng nhất của người giáo viên
là “ thiết kế”. Muốn thành công được thì ngay từ đầu tôi phải nghiên cứu kĩ nội
dung của bài học, sưu tầm, chuẩn bị và nghiên cứu kĩ các bài hát, hình ảnh,tư liệu
... liên quan đến bài học cho phù hợp nhất.
2. Sau khi chuẩn bị xong các phương tiện dạy học cần thiết cho bài học tôi
tiến hành soạn giảng bài học bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft power point
để trình chiếu theo từng nội dung của bài học.
3. Đặt các nhóm câu hỏi và giải pháp cho học sinh đưa ra chứng kiến của
mình. Thống kê và đưa ra định hướng suy nghĩ và hành động cho các em phú
hợp với yêu cầu thực tế.
8
4. Cuối cùng tôi hướng dẫn học sinh về nhà tự học bài, sưu tập tranh, ảnh
thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Những hành động cụ thể hiện lòng
yêu nước.
Trên đây là các giải pháp để tôi giáo dục truyền thống yêu nước cho học
sinh qua tiết 1- bài : Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia – (Giáo
dục quốc phòng an ninh lớp 11).
2. Thể hiện qua giáo án:
BÀI 3.
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Về Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của chủ quyền lảnh thổ và
biên giới quốc gia.
2. Kỹ năng:
- Biết xác định được lãnh thổ quốc gia và những vùng biển tiếp giáp của Việt
Nam
- Hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3. Về thái độ:
- Học sinh chú ý tập trung trong giờ học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài
.- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm xây dựng, quản
lý, bảo vệ BGQG.
- Có hình thức đấu tranh đúng đắn
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Nội dung
- Lãnh thổ quốc gia
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Trọng tâm:
9
- Lãnh thổ quốc gia
III. THỜI GIAN( 1tiết)
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: - Lấy lớp học để giảng bài
- Thảo luận nhóm
2. Phương pháp: Gv: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp trình chiếu papoi
thảo luận nhóm làm rõ nội dung.
Hs: - Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nội dung bài học
- Thảo luận nhóm làm rõ nội dung
V. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- Giáo án, tài liệu, máy chiếu
1. Chuẩn bị của học sinh : - Sách giáo khoa gdqp11
- Chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu…..
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi( Trình bày các bước chuẩn bị cho thanh niên nhập
ngũ? )
3 Tiến trình bài dạy
3.1 Dẫn dắt vào bài.
GV: Trình chiếu papoi
BÀI: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA.
Trong phạm vi tiết học này chúng ta sẽ phải trả lời được hai câu hỏi là:
1. Lãnh thổ quốc gia là gì?
2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia được thể hiện như thế nào ?
3. Giao dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thông qua đấu tranh hòa
bình phù hợp với tình hình.
Hoạt động của GV
và HS
Nội dung
10
HĐ1. Tìm hiểu lãnh thổ
quốc gia:
- Mục tiêu:
+ HS chủ động tìm hiểu
làm rõ các thành phần
cấu thành lãnh thổ quốc
gia
+ HS xác định được lãnh
thổ quốc gia
- Cách tiến hành:
+ GV: Nêu câu hỏi gợi ý
cho HS
+ HS: thảo luận nhóm
1. GV: Thế nào là lãnh
thổ quốc gia?
HS tìm hiểu tài liệu tham
gia trả lời câu hỏi của gv.
GV kết luận:
.LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN
LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Lãnh thổ quốc gia
a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái
đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên
vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới
chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của
một quốc gia nhất định.
2. GV: Vậy theo các em b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
khi nhắc đến LTQG thì -Vùng đất
bao gồm những thành - Vùng lòng đất
phần nào?
-Vùng trời
11
HS: trả lời…….
-Vùng lãnh thổ đặc biệt
GV: Kết luận:
- Vùng nước
3. GV; Chia lớp thành 4
nhóm thảo luận chủ đề:
Các bộ phận cấu thành
lãnh thổ quốc gia.
+ Nhóm 1 : Thảo
luận: : vùng nước
nội địa, nước biên
giới
+ Nhóm 2: Thảo
luận: vùng nội thủy,
vùng nước lãnh hải
+
Nhóm3:
Thảo
luận: vùng đất, vùng
lòng đất
+
Nhóm4:
Thảo
luận: vùng trời, vùng
lãnh thổ đặc biệt
- HS từng tổ cử đại diện
lên thuyết trình
- Học sinh tham gia đặt
những câu hỏi có liên
quan đến nội dung bài
học…cho người thuyết
trình
Các thành phần cấu thành lãnh thổ quốc gia
- GV: kết luận nội dung -Vùng đất:Gồm phần đất lục địa, các đảo và các
12
thuyết trình của từng quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể ca các đảo
nhóm thông qua papoi.
ven bờ và xa bờ).
- Vùng lòng đất. là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất
và vùng nước thuộc chủ quyền
GV: gọi học sinh lên xác quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên
định lãnh thổ qua tranh. thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm
GV: Kết luận nội dung trái đất.
bằng papoi.
-Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất
vá vùng nước của quốc gia.Trong các tài liệu quốc
tế chưa có văn bản nào quy định về độ cao của vùng
trời.
-Vùng lãnh thổ đặc biệt: ngoài các vùng nói trên các
tàu thuyền ,máy bay ,các phương tiện mang cờ dấu
hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt
động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cưc, khoảng
không vũ trụ... ngoài phạm vi lãnh thổ qốc gia minh
được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.
Các phần lãnh thổ đươc gọi với những tên khác
nhau như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay...
- Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các
phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
Gồm: + vung nước nội địa: gồm biển nội địa ,các
ao hồ,sông suối...(kể cả tự nhiên hay nhân tạo).
+ vùng nước biên giới” : gồm biển nội địa
,các ao hồ,sông suối... trên khu vực biên giới giữa
các quốc gia .
+ vùng nước nội thuỷ: được xác định một
bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của
13
quốc gia ven biển.
+ vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm
ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia.Bề
rộng của lãnh hải theo công ươc luật biển năm 1982
do quốc gia tự quy định nhưng không vươt quá 12
hải lí tính từ đường cơ sở.
HĐ2
Tìm
hiểu
Chủ
quyền trên lãnh thổ Chủ quyền trên lãnh thổ quốc gia:
quốc gia:
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt
- Mục tiêu:
đối với lãnh thổ của quốc gia đó. ( các quốc gia
+ Giup học sinh hiểu rõ khác không có quyền quyền can thiệp vào…quyền
trên lãnh thổ VN có chủ lập pháp hành pháp, quyền quyết định đường lối
quyền như thế nào.
chính trị, phát triển kinh tế….)
- Cách tiến hành:
+ GV: Sử dụng câu hỏi Nguyên tắc mở rộng một phần chủ quyền quốc gia
gợi mở
ven biển, theo đó đã hình thành các vùng :tiếp giáp
+ GV kết luận
lãnh hải , vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
GV: Trên lãnh thổ quốc địa.
gia có quyền gì ?
- Các vùng này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài
GV: Kết luận………….
phán( xét xử) của quốc gia.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Từ đường cơ sở kéo dài
HĐ3: Quyền mở rộng không quá 24 hải lý.
một phần chủ quyền - Vùng đăc quyền kinh tế: Kéo dài từ đường cơ sở
lảnh thổ quốc gia, đối không quá 200 hải lý
với quốc gia ven biển
- Vùng thềm lục địa: Kéo dài từ đường cơ sở từ 200
- Mục tiêu:
hải lý đến 350 hải lý)
+Giup HS xác định được
vùng biển tiếp giáp
14
- Cách tiến hành:
+ GV: Sử dụng câu hỏi
gợi mở
+ Hs: Trả lời………
+ GV kết luận: Bằng
papoi
Gv: Các vùng biển tiếp
giáp của VN được xác
định như thế nào?
Hs: trả lời……..
GV: Kết luận thông qua
papoi.
Hình ảnh giàn khoan HD981 của Trung Quốc
GV: Gian khoan HD981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam
Trung
Quốc
có
xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ
VN không? Xâm phạm
vùng nào của vùng biển
VN?
(gv trình chiếu hình anh
HD981 cách đảo lý sơn
15
119 hải lý)
HS: Trả lời……..
GV: Kết luận: Xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế
của VN.
GV: Trình chiếu Hình
ảnh HD981 và hành động
hung hăng của TQ trên
biển Đông.Hình ảnh VN
và thế giới phản đối
Trung Quốc.
GV:
- Em hãy phát biểu cảm
nghĩ của mình về hành
động của TQ trên biển
Đông?
Chung tay hướng về biển đảo quê hương
16
- Bản thân em cần phải
làm gì để góp phần bảo
vệ chủ quyền của đất
nước?
- Với những hành động Phản ứng gây thiệt hại về kinh tê, gây mất an
phản đối Trung Quốc ninh chính tri.
như: Tổ chức
Biểu tình, đập phá nhà
máy có tên hiệu của
Trung Quốc bản thân em
có suy nghĩ gì?
Hs: trả lời…
17
GV: Kết luận…..
III. Củng cố dặn dò
1. Hệ thống lại nội dung:
* Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
-Vùng đất
- Vùng lòng đất
-Vùng trời
-Vùng lãnh thổ đặc biệt
- Vùng nước
* Các vùng này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán( xét xử) của quốc gia.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Từ đường cơ sở kéo dài không quá 24 hải lý.
- Vùng đăc quyền kinh tế: Kéo dài từ đường cơ sở không quá 200 hải lý
- Vùng thềm lục địa: Kéo dài từ đường cơ sở từ 200 hải lý đến 350 hải lý)
2. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
18
IV. Kiểm nghiệm:
Với phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1bài 3 : Bảo vệ chủ quyền lãnh lảnh thổ và biên giới quốc gia ; như đã trình
bày ở trên, tôi áp dụng cho học sinh khối 11 trường THPT Kiệm Tân. Qua tiết
học các em đã thể hiện sự thích thú, trình bày chứng kiến của mình rất sôi nổi.
1. Câu hỏi khảo sát:
Cụ thể : Với nhóm câu hỏi về hình thức đấu tranh đối với hành động của Trung
Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của vùng biển Việt Nam các em sẽ
chọn hình thức đấu tranh nào?
Nhóm câu hỏi A
Đấu tranh bằng các biện pháp hòa
Nhóm câu hỏi B
Đấu tranh bằng vũ lực
bình:
1.Thông qua kênh ngoại giao đối 1. Sử dụng vũ lực khi tàu Trung Quốc
thoại để giải quyết vấn đề dang nảy xâm phạm vùng biển của Việt Nam?
sinh?
2. Tổ chức biểu tình, đập phá nhà máy,
2. Sử dụng luật biển quốc tế năm công xưởng do Trung Quốc đầu tư?
1982 làm căn cứ để giải quyết tranh 3. Hành hung khách du lịch là người
chấp?
Trung Quốc?
3. Tranh thủ sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, tạo dư luận buộc
Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc
tế(1982)?
4. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển,
đảo qua các hành động cụ thể như
quyên góp ủng hộ ngư dân bám
biển, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về chủ quyền biển đảo...?
5. Ra sức học tập, hăng say lao
19
động góp phần xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh?
Giáo viên cho học sinh đưa ra chứng kiến của mình sau đó thống kê:
TT Lớp
Hs
Nhóm câu hỏi A
Nhóm câu hỏi B
1 11C1 40
38/40 (95%)
2/40 (5%)
3 11C3 38
35/38 (92%)
3/38 (8%)
4 11C6 42
39/42 (92%)
3/42 (8%)
5 11C9 40
37/40 (92.5%)
3/40 (7.5%)
Qua thống kê ý kiến của học sinh giúp giáo viên đưa ra định hướng suy nghĩ
và hành động phù hợp cho các em.
2. Khi kiểm tra bài cũ:
Với bài tập tôi ra về nhà:
1. Sưu tầm những tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền biên đảo Việt Nam?
2.Sưu tập những hình ảnh thể hiện sự hung hăng của Trung Quốc trên biển
Đông, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ?
3. Lấy những dẫn chứng thể hiện sự đồng lòng chung sức của cả nước góp
phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phê phán những hành động đấu tranh không
phù hợp ?
Sau khi học xong bài các em hào hứng tìm hiểu chủ quyền, quyền chủ
quyền của các vùng biển Việt Nam trên biển Đông, củng như những hành động
thể hiện sự đồng lòng đấu tranh bằng những hành động cụ thể hết sức thiết thực
khi các em đã hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam với các vùng biển tiếp giáp phù
hợp với luật biển Quốc tế 1982. Qua đó xây dựng cho các em ý thức đấu tranh
bảo vệ chủ quyền của quốc gia bằng những biện pháp hòa bình theo chủ trương
của Đảng, nhà nước, luật pháp Quốc tế và dự luận...Khơi dậy truyền thống đoàn
kết, yêu hòa bình, lòng tự hào đối với non sông đất nước, trách nhiệm của thế hệ
trẻ đối với đất nước hôm nay và mai sau.
C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:
20
Từ phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới gia. Bản thân tôi rút ra một số
bài học kinh nghiệm sau:
1. Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm các tranh ảnh, Tài liệu có
liên quan đến nội dung giáo dục để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản
tác động, khơi dậy ý thức, trách nhiệm, lòng tự hào đối với non sông đất nước
của thể hệ trẻ hôm nay.
2. Đảm bảo những nguyên tắc của dạy- học Giáo quốc phòng – An ninh
3. Phát huy tinh thần tự giác của học sinh, tránh áp đặt, công thức.
4. Khai thác biểu hiện của lòng yêu nước cần lấy ví dụ minh hoạ cụ thể,
sinh động, tránh tình trạng chỉ nói lí luận chung chung, hời hợt.
5. Kết hợp học tập với thực hành, bởi vì lòng yêu nước không chỉ dừng lại
ở lời nói, nhận thức mà phải biểu hiện ở hành động.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh là rất quan trọng, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tôi có kiến nghị và đề xuất như sau:
Nhà trường nên tạo điều kiện để tổ chức các buổi ngoại khoá như: Thi tìm
hiểu về chủ quyền biển đảo của quê hương, bình luận đấu tranh những hành vi
đấu tranh không phù hợp gây ảnh hương đến kinh tế, mất an ninh trật tự trong
nước.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm của bản thân tôi qua đề tài; giáo
dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1- bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ và biên giới quốc, chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp và
các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm góp ý để tôi giảng dạy được tốt
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDQP-AN 11
21
2. Sách giáo viên GDQP-AN 11
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11
trung học phổ thông.
3. Tài liệu chủ quyền biển đảo và địa lý liên quan đến bài dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Đồng nai, ngày 25 tháng 5 năm 2017
ĐƠN VỊ
Hà Huy Kếm
Phạm Như Anh
22