Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn hệ thống lý thyết bằng bản đồ tư duy và bài tập trắc nghiệm chương đại cương kim loại cho học sinh lớp 12 trung tâm gdnn gdtx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.05 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hóa học cũng như bất cứ môn học nào khác ở nhà trường đều cung cấp kiến
thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho HS và đóng góp vai trị
quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.Qua những năm giảng dạy bộ
mơn Hóa Học tại trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân, tôi nhận thấy rằng học
sinh (HS) trung tâm GDTX gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống kiến thức trọng
tâm để ghi nhớ và vận dụng.Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới
phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và mơn Hố
học nói riêng. Cơng nghệ thơng tin được ứng dụng vào mơn hố học đã góp
phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho HS. Song điều
kiện cơ sở vật chất của phần lớn các Trung tâm GDNN-GDTX chưa đáp ứng
được u cầu (thiếu phịng bộ mơn, thiếu đèn chiếu, hay bị mất điện, dụng cụ hố chất khơng đầyđủ...).
Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc phục sự thiếu thốn của cơ sở
vật chất, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy
được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của HS, trong q trình giảng dạy của
mình, tơi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển
cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng BĐTD. Tôi thấy
phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HSrút ngắn thời gian học, giúp
các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời
phát triển tư duy cho các em
Từ cơ sở thực tiễn và khoa học nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp:
“Hệ thống lý thyết bằng bản đồ tư duy và bài tập trắc nghiệm chương Đại
cương kim loại cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDNN – GDTX”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập cơ bản Hóa Học chuyên đề “Đại
cương kim loại” giúp học sinh Trung tâm GDNN - GDTX (hệ GDTX) tiếp cận
hóa học vơ cơ lớp 12 một cách dễ dàng và có hiệu quả.
- Vận dụng hệ thống các kiến thức đã xây dựng để dạy học chương trình
hóa học nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.


Học sinh lớp 12A1 Năm học 2021 - 2022.Trung tâm GDNN – GDTX Thọ
Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp khái qt hóa, phân tích và tổng hợp.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
1

skkn


- Phương pháp nghiên cứu những tài liệu có sẵn.
1.4.3. Phương pháp thử nghiệm.
Áp dụng các giải pháp cho học sinh lớp 12A1 Trung tâm GDNN – GDTX
Thọ Xuân, năm học 2021 – 2022.
1.4.4. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
2. Nội dung đề tài
2.1. Cơ sở lí lận
Bản đồ tư duy do Tony buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động
của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Bản đồ tư duy ( còn gọi là sơ đồ tư duy
hay lược đồ tư duy ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng ý
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích
cực.Vì vậy, việc sử dụng BĐTD là một cơng cụ hữu ích cả trong giảng dạy của
giáo viên và trong học tập của HS.
Bản đồ tư duy có những ưu điểm sau :
- Lơgic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”.

- Dễ dạy, dễ học.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh.
- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức, ơn tập kiến thức.
- Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
- Lớp 12A1 do tôi trực tiếp giảng dạy từ lớp 10 nên đã hiểu rõ học sinh. Để
từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của tổ chuyên môn, ban giám
đốc và đồng nghiệp trong trung tâm.
2.2.2. Khó khăn
- Cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho dạy học ở trung tâm còn chưa đáp ứng.
Dụng cụ, hóa chất cịn thiếu thốn.Chưa có phịng thực hành phục vụ cho bộ
môn.
- Chất lượng học sinh đầu vào thấp. Các em khơng cịn say mê hứng thú
với mơn học. Khả năng tư duy và hệ thống kiến thức khơng cao, gặp nhiều khó
khăn trong q trình học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Sơ đồ tư duy hệ thống lý thuyết
2.3.1.1. Vị trí – cấu tạo của kim loại trong bảng tuần hoàn
2

skkn


2.3.1.2. Tính chất vật lí
a. Tính chất chung -ứng dụng

b. Tính chất riêng

Ngồi một số tính chất vật lí chung của các kim loại, kim loại cịn có một
số tính chất vật lí khơng giống nhau.
- Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nóng chảy: Thấp nhất: Hg (−390C); cao nhất W (34100C).
- Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng
nhất là Cr (có thể cắt được kính).
2.3.1.3. Tính chất hóa học
Trong một chu kì: Bán kính nguyên tử của nguyên tố kim loại < bán kính
ngun tử của ngun tố phi kim. Số electron hố trị ít, lực liên kết với hạt nhân
tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi ngun tử.
 Tính chất hố học chung của kim loại là tính khử: M → Mn+ + ne
3

skkn


2.3.1.4. Dãy điện hóa
a. Cặp oxi hố – khử của kim loại
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp
oxi hoá – khử của kim loại.
Thí dụ: Cặp oxi hố – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe
b. So sánh tính chất của các cặp oxi hố – khử
Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag.
Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag
Kết luận: Tính khử: Cu > Ag //Tính oxi hoá: Ag+> Cu2+
c. Dãy điện hoá của kim loại
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au
Tính khử của kim loại giảm

d.Ý nghĩa dãy điện hố của kim loại
- Dự đoán chiều của phản ứng oxi hoá – khử theo quy tắc α: Phản ứng giữa hai
cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất
khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
- Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử Xx+/X và Yy+/Y

(cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y)
Phương trình phản ứng: Yy+ + X → Xx+ + Y
2.3.1.5. Hợpkim

4

skkn


2.3.1.6. Sự ăn mòn kim loại

2.3.1.7. Điều chế kim loại
* Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M

5

skkn


2.3.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm định tính
1. Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau :
(I) : Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 đến 3 electron lớp ngồi cùng.
(II) : Tất cả các ngun tố nhóm B đều là kim loại.
(III) : Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

(IV) : Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa
các ion dương kim loại và các electron tự do.
Những phát biểu nào đúng ?
A. Chỉ có I đúng.

B. Chỉ có I, II đúng.

C. Chỉ có IV sai.

D. Cả I, II, III, IV đều đúng.

2. Nhận định nào đúng ?
A. Tất cả các nguyên tố s là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố p là kim loại.
C. Tất cả các nguyên tố d là kim loại.
D. Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại.
3. Cho các ngun tử có cấu hình electron như sau :
1) 1s22s22p63s2

2) 1s22s22p1

3) 1s22s22p63s23p63d64s2

4) 1s22s22p5

5) 1s22s22p63s23p64s1

6) 1s2

Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

4. Nguyên tố sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong bảng tuần hồn, sắt thuộc
A. chu kì 4 nhóm VIIIA.

B. chu kì 4 nhóm VIIIB.

C. chu kì 4 nhóm IVA.

D. chu kì 5 nhóm VIIIB.

5. Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim.
Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh
thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân.

B. các ion dương chuyển động tự do.

C. các electron chuyển động tự do.

D. nhiều ion dương kim loại.

6. ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là :
A. Na.


B. K.

C. Hg.

D. Ag.

7. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Vàng.

B. Bạc.

C. Đồng.

8. Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Bạc.

B. Vàng.

C. Nhôm.
6

skkn

D. Đồng.

D. Nhôm.


9. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfam.

B. Crom.

C. Sắt.

D. Đồng.

10. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Liti.

B. Xesi.

C. Natri.

D. Kali.

11. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim
loại ?
A. Vonfam.

B. Sắt.

C. Đồng.

D. Kẽm.

12. Người ta quy ước kim loại nhẹ là kim loại có tỉ khối
A. lớn hơn 5.


B. nhỏ hơn 5.

C. nhỏ hơn 6.

D. nhỏ hơn 7.

13. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả
các kim loại ?
A. Liti.

B. Natri.

C. Kali.

D. Rubiđi.

14. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do
gây ra ?
A. Ánh kim.

B. Tính dẻo.

C. Tính cứng.

D. Tính dẫn điện và nhiệt.

15. Tính chất hố học đặc trưng của kim loại là :
A. tính khử.
B. tính oxi hố.
C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hố.

D. khơng có tính khử, khơng có tính oxi hố.
16. Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hố học chung của kim loại ?
A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.
B. Kim loại có tính oxi hố, nó bị oxi hố thành ion dương.
C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hố thành ion dương.
D. Kim loại có tính oxi hố, nó bị khử thành ion âm.
17. Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :
A. Fe, Zn, Li, Sn.

B. Cu, Pb, Rb, Ag.

C. K, Na, Ca, Ba.

D. Al, Hg, Cs, Sr.

18. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột
được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :
A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.
7

skkn


19. Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường ?

A. Ca.

B. Li.

C. Al.

D. Na.

20. Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy
A. Al, Fe, Cu.

B. Mg, Fe, Ag.

C. Mg, Zn, Fe.

D. Al, Hg, Zn.

21. Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau
đây ?
A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.

B. MgSO4, CuSO4, AgNO3.

C.Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.

D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.

22. Cho 4 kim loại Al, Mg, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là : ZnSO4,
AgNO3, CuCl2, Al2(SO4). Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch
muối đã cho ?

A. Al.

B. Fe.

C. Cu.

D. Mg.

23. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư
tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
A.Fe(NO3)2.

B.Fe(NO3)3.

C.Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.

D.Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.

24. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau :FeCl3,
AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 dư, H2SO4 (đặc nóng, dư),
NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là :
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

25. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (được sắp xếp theo

chiều Eo tăng dần) như sau : Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không
phản ứng với nhau là :
A. Fe và dung dịch CuCl2.

B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.

D. Cu và dung dịch FeCl3.

26. Cho phản ứng hoá học : Zn + Sn2+® Zn2+ + Sn. So sánh tính oxi hố và
tính khử của các chất và ion nào sau đây là đúng ?
Tính oxi hố

Tính khử

A

Zn > Sn

Sn2+> Zn2+

B

Zn < Sn

Sn2+< Zn2+

C


Sn2+> Zn2+

Zn > Sn

D

Sn2+< Zn2+

Zn < Sn

27. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hố là (biết trong dãy điện
hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag) :
8

skkn


A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

28. Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng
được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hố của các ion
kim loại tăng theo chiều :
A. Fe2+< Cu2+< Fe3+.


B. Fe3+< Cu2+< Fe2+.

C. Cu2+< Fe3+ < Fe2+.

D. Fe3+< Fe2+< Cu2+.

29. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng
hóa học sau và chọn đáp án đúng
X + 2YCl3

XCl2 + 2YCl2

;

Y + XCl2

YCl2 + X

A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.
30. Cho các phản ứng xảy ra sau đây :
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2
(2) Mn + 2HCl

Fe(NO3)3 + Ag↓

MnCl2 + H2↑


Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hố là :
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.

B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.

C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.

D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.

31. Cho các phản ứng sau :
Fe + 2Fe(NO3)3

3Fe(NO3)2 ;

AgNO3 + Fe(NO3)2

Fe(NO3)3 + Ag

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là :
A. Ag+, Fe2+, Fe3+.

B. Fe2+, Fe3+, Ag+.

C. Fe2+, Ag+, Fe3+.

D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

32. Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào
sau đây ?
A. Fe2(SO4)3.


B. CuSO4.

C. AgNO3.

D. MgCl2.

33. Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+,
Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là :
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

34. Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong
dung dịch thành Fe :Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.
9

skkn

D. 6.



35. Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại chỉ có thể khử Fe3+
trong dung dịch thành Fe2+ : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

36. Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Phần
dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào ?
A.Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)3.

B. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)2.

C. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ; Cu(NO3)2.

D. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2.

37. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm
hai kim loại. Hai muối trong X là :
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và AgNO3.


D. AgNO3 và Zn(NO3)2.

38. Hỗn hợp bột gồm Fe, Cu, Ag, Al hoá chất duy nhất dùng tách Ag sao cho
khối lượng khơng đổi là :
A. AgNO3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)3.

D. HNO3 lỗng.

39. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
(1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 Fe3O4 trong đó số mol Cu bằng tổng số mol Fe2O3
và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.
(3) Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cặp oxi hóa khử MnO4-/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+.
A. Tất cả đều đúng.

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2).

D. (1), (3).

40. Chất nào sau đây trong khí quyển khơng gây ra sự ăn mịn kim loại ?
A. O2.


B. CO2.

C. H2O.

D. N2.

41. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mịn hố học ?
A. ăn mịn hố học khơng làm phát sinh dịng điện.
B. ăn mịn hố học làm phát sinh dịng điện một chiều.
C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mịn hố học.
D. Về bản chất, ăn mịn hố học cũng là một dạng của ăn mịn điện hố.
42. Sự phá huỷ kim loại (không nguyên chất) hay hợp kim do tác dụng của
dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang
cực dương gọi là :
A. sự khử kim loại.

B. sự tác dụng của kim loại với nước.
10

skkn


C. sự ăn mịn hố học.

D. sự ăn mịn điện hoá.

43. Câu nào đúng trong các câu sau ? Trong ăn mịn điện hố học, xảy ra
A. sự oxi hố ở cực dương.
B. sự khử ở cực âm.
C. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm.

D. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.
44. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mịn điện hố thì trong q trình
ăn mịn
A. kẽm đóng vai trị catot và bị oxi hố.
B. sắt đóng vai trị anot và bị oxi hố.
C. kẽm đóng vai trị anot và bị oxi hố.
D. sắt đóng vai trị catot và ion H+ bị oxi hố.
45. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb ; Fe
và Zn ; Fe và Sn ; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch
axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là :
A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

46. Q trình ăn mịn vỏ mạn tàu thuỷ (chế tạo từ thép cacbon) ở khu vực mạn
tàu tiếp xúc với nước biển và khơng khí là q trình ăn mịn
A.kim loại.

B. hố học.

C. điện hố.

D. cacbon.

47. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại
bị ăn mịn trước là :

A. thiếc.

B. cả 2 đều bị ăn mòn như nhau.

C. sắt.

D. khơng kim loại nào bị ăn mịn.

48. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây.
Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào sắt bị gỉ chậm
nhất ?
A. Sắt tráng kẽm.

B. Sắt tráng thiếc.

C. Sắt tráng niken.

D. Sắt tráng đồng.

49. Một chiếc chìa khố làm bằng hợp kim Cu – Fe bị rơi xuống đáy giếng.
Sau một thời gian chiếc chìa khố sẽ
A. bị ăn mịn hố học.

B. bị ăn mịn điện hố.

C. khơng bị ăn mịn.

D. ăn mịn điện hố hoặc hố học.

11


skkn


50. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh
kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch
chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mịn điện hố.
B. cả Pb và Sn đều khơng bị ăn mịn điện hố.
C. chỉ có Pb bị ăn mịn điện hố.
D. chỉ có Sn bị ăn mịn điện hoá.
51. Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim
loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại
sẽ xảy ra quá trình nào ?
A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn.
B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.
C. Electron di chuyển từ Al sang Zn.
D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.
52. Có 4 dung dịch riêng biệt : CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi
dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là :
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

53. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?
A. Ngâm trong dung dịch HCl.

B. Ngâm trong dung dịch HBr.
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 và CuSO4.
54. Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.
Quan sát thấy hiện tượng :
A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.
B. Khơng có bọt khí bay lên.
C. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.
D. Dung dịch không chuyển màu.
55. Nối một thanh Al với một thanh Cu bằng dây dẫn điện, nhúng hai thanh
trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng :
A. Thanh Al tan nhanh, bọt khí H2 thốt ra từ thanh Cu.
B. Thanh Cu tan, bọt khí H2 thốt ra từ thanh Al.
C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.
D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thốt ra từ thanh Al.

12

skkn


56. Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các
thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì ?
A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
B. Để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
57. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mịn, người ta có thể lót
những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi.
A. Zn hoặc Mg.


B. Zn hoặc Cr.

C. Ag hoặc Mg.

D. Pb hoặc Pt.

58. Giữ cho bề mặt kim loại ln ln sạch, khơng có bùn đất bám vào là một
biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã
áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây ?
A.Cách li kim loại với mơi trường.
B. Dùng phương pháp điện hố.
C. Dùng phương pháp phủ.
D. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
59. Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng.
Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong
các phương pháp sau đây ?
A. Dùng hợp kim chống gỉ.
B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D. Phương pháp điện hoá.
60.

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là :
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
D. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

61.


Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?
A. Cu2+, Mg2+, Pb2+.
C. Sn2+, Pb2+, Cu2+.

B. Cu2+, Ag+, Na+.
D. Pb2+, Ag+, Al3+.

62. Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi
khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch
axit loãng thành H2. Kim loại M là :
13

skkn


A. Al.
63.

B. Mg.

C. Fe.

D. Cu.

Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. C + ZnO ® Zn + CO.

B. 2Al2O3® 4Al + 3O2.


C. MgCl2® Mg + Cl2.

D. Zn + 2Ag(CN)2- ® Zn(CN)4- + 2Ag.

64. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung
ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là :
A. Cu, Fe, Zn, MgO.

B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, Mg.

D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

65. Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dịng
khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm :
A. MgO, Fe, Pb, Al2O3.

B. MgO, Fe, Pb, Al.

C. MgO, FeO, Pb, Al2O3.
D. Mg, Fe, Pb, Al.
2.3.3. Các dạng bài tập định lượng vận dụng thấp
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KIM LOẠI
Phương pháp giải: Do những kim loại khác nhau có khối lượng mol khác
nhau nên để xác định tên nguyên tố kim loại người ta thường dựa vào khối
lượng mol của nó.
Nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng và định
luật bảo toàn electron: “Tổng số mol electron cho đi bằng tổng số mol electron
nhận vào” để rút ngắn thời gian giải tốn.

BÀI TẬP
Câu 1. Hồ tan hồn tồn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và
sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm
IIA là:
A. Be.
B. Ba.
C. Ca.
D. Mg.
Hướng dẫn
PTHH: R+ 2HCl -> RCl2 + H2
2/R(R+71)=5,55=>R=40
Câu 2. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 lỗng, rồi cơ cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. Fe.
Hướng dẫn
PTHH: 2M +nH2SO4 -> M2(SO4)n + nH2
mmuối = mKL +96.nH2 =>5m=m+96n.m/2M =>n=2, M=24
DẠNG 2: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
 Với dung dịch HCl ; H2SO4 lỗng.
Dạng bài tốn này thường tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
14

skkn


mmuối clorua = m kim loại + 71.nH2
m muối sunfat = m kim loại + 96.nH2

Với dung dịch HNO3.
HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh gần như ở mọi nồng độ. Oxi hóa hầu
hết các kim loại để đưa kim loại lên mức oxi hóa cao nhất (trừ Au và Pt)
Tổng quát:
M  HNO3  M

-

 NO3  n

 NO2

NO


  N 2O
 H 2O
N
 2

 NH 4 NO3

(Al; Fe; Cr không phản ứng với HNO3 đặc nguội)
Đối với bài tốn kim loại + HNO3 thì
ne  ne  nNO   KL   1.nNO2  3.nNO  8.nN 2O  10.n N2  8.nNH 4 NO3
3

mmuối = mKL +

mNO  KL   mNH 4 NO3

3

nHNO3  pu   2nNO2  4nNO  10nN2O  12nN2  10nNH 4 NO3

Khối lượng muối nitrat = mKL + mNO

3

=

mKL + 62.nNO2
mKL + 62.3nNO
mKL + 62.8nN2O
mKL +62.10nN2

 Với dung dịch H2SO4 đặc nóng
H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh
M  H 2 SO4 dn 

-

 SO2 

 M 2  SO4  n   S
 H 2O
H S
 2

Ví dụ:
Trong đó n là số oxi hóa cao nhất của kim loại M

Al ; Fe ; Cr không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
1
1
mkl  mSO2 ; nSO2  .ne    .n e  
4
4
2
2
Với phản ứng trên cần chú ý :m muối =
.

Để làm tốt dạng bài tập này cần phải vận dụng định luật bảo tồn electron;
địnhluật bảo tồn điện tích , khối lượng.
BÀI TẬP
Câu 1 : Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4
loãng dư thấy có 13,44 lít khí thốt ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch
X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 78,7g
B. 75,5g
C. 74,6g
D. 90,7g
Hướng dẫn
- Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
15

skkn


- Phương trình phản ứng tổng quát


2M  nH 2 SO4  M 2  SO4  n  nH 2 

mm  mkl  96.nH 2  33,1  96.

13, 44
 90, 7
22, 4

- Khối lượng muối thu được là :
Câu 2 : Hịa tan hồn tồn 9,24 gam Mg vào dung dịch HNO 3 dư, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 khí gồm 0,025
mol N2O và 0,15 mol NO. Vậy số mol HNO 3 đã bị khử ở trên và khối lượng
muối trong dung dịch Y là
A. 0,215 mol và 58,18 gam.
B. 0,65 mol và 58,18 gam.
C. 0,65 mol và 56,98 gam.
D. 0,265 mol và 56,98 gam.
Hướng dẫn :
-

nMg 

9, 24
 0,385 mol
24

- Áp dụng bảo toàn electron
nHNO3

bị khử


 nNH 4 NO3 

2.0,385  8.0, 025  3.0,15
 0, 015  mol 
8

 2nN2O  nNO  nNH 4 NO3  2.0, 025  0,15  0, 015  0, 215 mol

m

m

 9, 24  0,385.2.62  80.0, 015  58,18 g

NH NO
mmuối = mkl NO
DẠNG 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một
dung dịch muối,sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy
khối lượng lá kim loại thay đổi.
Phương trình:
kim loạitan + muối  Muối mới + kim loại mớibám

3

4

3


+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau:
Khối lượng lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng
+ Khối lượng lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra- mkim loại bám vào= mgiảm
+Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như
sau:
Khối lượng lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ.
+ Khối lượng lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra- mkim loại bám vào= mbđ.
16

skkn


BÀI TẬP
Câu 1: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung
dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam.
Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO 3 thì khi phản ứng
xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là
kim loại nào sau đây?
A. Pb.
B. Cd.
C. Al.
D. Sn.
Hướng dẫn
- Áp dụng tăng giảm khối lượng có:
mthanh graphit giảm
0,24

=
M −64
M −64
m
0,52
+ nM = thanh graphit tăng =
108.2−M
216−M
0, 24
0,52


 M  112 
M  64 216  M
Kim loại là Cd.

+ nM =

Câu 2: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi các phản
ứng xảy ra hồn tồn thu được dung dịch X, cơ cạn dung dịch X được m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 34,9.
B. 25,4.
C. 31,7.
D. 44,4.
Hướng dẫn
- Phương trình hóa học: Mg + 2FeCl3 → 2FeCl2 + MgCl2
(1)
Mol:
0,1<------ 0,2 -------> 0,2------->0,1

- Sau phản ứng:
Mgdư = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
- Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ nên Mg dư sẽ tiếp tục khử Fe2+ thành Fe
FeCl2 + Mgdư → MgCl2 + Fe
(2)
Mol: 0,1<-----------0,1 -----> 0,1
- Dung dịch X gồm: FeCl2 còn lại: 0,1 mol, MgCl2: 0,2 mol
- Khối lựng muối trong dung dịch X: 0,1.127 + 0,2.95 = 31,7 gam
2.4. Hiệu quả của đề tài
2.4.1. Với bản thân
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy
thực sự có hiệu quả, đảm bảo được các nguyên tắc giáo dục đặc biệt là đảm bảo
tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Kết hợp với nhiều phương pháp khác như: Xây dựng, thiết kế và sử dụng
phiếu học tập, bảng biểu mang tính logic, phương pháp thuyết trình, vấn đáp….
tơi đã đạt được một số kết quả nhất định.
2.4.2. Với học sinh

17

skkn


Sau khi tơi áp dụng đề tài thì tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh
yếu kém giảm. Học sinh có hứng thú học tập và u thích bộ mơn.
Kết quả bài kiểm tra khảo sát chuyên đề “ Đại cương kim loại”
Lớp 12A1 so với lớp 12A3
Giỏi
Khá
Trung

Yếu
kém
bình
Lớp
SS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
12A1 45
3 6,67 20 44,44 22 48,89 0
0
0
0
12A3

52

0

0

10

19,23


30

57,69

12

23,08

0

0

60
50
40
12A1

30

12A3

20
10
0
Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

Biểu đồ thể hiện kết quả giáo dục của học sinh lớp 12A1 khi áp dụng đề tài
so với HS lớp 12A3 không áp dụng đề tài.
2.4.3. Với đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài của tôi đưa ra phù hợp với năng lực của học sinh Trung tâm GDNNGDTX và rất dễ áp dụng phổ biến rộng rãi. Vì vậy, các thầy cơ có thể dùng làm
tài liệu tham khảo và áp dụng vào thực tế.
Với cố gắng của bản thân, sự quan tâm của ban giám đốc, đồng nghiệp và
sự nổ lực của các em học sinh tỉ lệ học sinh yếu, kém đã giảm đi rõ rệt. Tôi tin tỉ
lệ yếu kém sẽ được giảm hơn nửa, vào những năm tiếp theo khi đề tài được áp
dụng rộng rãi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trung tâm GDNN –
GDTX Thọ Xuân.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất tôi luôn là niềm trăn trở, suy
nghỉ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách
nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây khơng phải là điều đạt được dễ dàng. Trong
18

skkn


nội dung đề tài “Hệ thống lý thyết bằng bản đồ tư duy và bài tập trắc nghiệm
chương đại cương kim loại cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDNN - GDTX”tôi
hi vọng đây là một hướng đi mới, giúp mơn Hóa học khơng cịn là mơn khoa
học ngồi khả năng của học sinh trung tâm GDNN - GDTX, để khi nhắc đến
Hóa Học là các em hứng thú, say mê với mơn học.

3.2. Kiến nghị.
Để học sinh khơng cịn sợ và căng thẳng mỗi khi học Hóa Học. Để dạy hố
học tại trung tâm GDNN - GDTX có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau:
Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các
vấn đề hố học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng
thu hút, phù hợp với đối tượng học sinh.Sáng kiến kinh nghiệm “Hệ thống lý
thyết bằng bản đồ tư duy và bài tập trắc nghiệm chương đại cương kim loại cho
học sinh lớp 12 Trung tâm GDNN - GDTX” và nhiều sáng kiến kinh nghiệm về
phương pháp đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cựccần
phải được nhân rộng. Nên phổbiến để cho các giáo viên được học tập và vận
dụng.
Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham
khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong q trình giảng dạy.
Mặc dù đã cố gắng song khơng thể tránh được các thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của
tơi được hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đề tài trên là do tôi tự viết
và nghiên cứu, không sao chép của người
khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Người viết sáng kiến

Hoàng Thị Hà

19


skkn



×