Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực của học sinh thông qua giờ đọc hiểu văn bản chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.77 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã
xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn Ngữ
văn là: "Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định
tại Chương trình tổng thể". Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần có nhận thức đúng về
bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học. Thực trạng đáng
buồn hiện nay là có một bộ phận học sinh lười học văn, khơng có hứng thú với bộ
mơn Văn. Một trong những nguyên nhân khiến cho giờ văn chưa thu hút được sự
hứng thú của học sinh là nhiều giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, truyền thụ
áp đặt kiến thức một chiều. Vậy nên, để đáp ứng được mục tiêu của chương trình
Giáo dục phổ thơng tổng thể địi hỏi giáo viên phải đa dạng hóa các hình thức tổ
chức dạy học. Trong nhiều năm qua, trong quá trình dạy học tôi đã cố gắng vận
dụng, đổi mới các hình thức dạy học và nhận thấy kết quả giờ dạy hiệu quả hơn.
Điều đó đã thúc đẩy tơi viết sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp đa dạng các phương
pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực của học sinh thông qua
giờ đọc - hiểu văn bản “Chữ người tử tù”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Giáo dục cần
phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được
với yêu cầu mới. Vì vậy, tơi viết sáng kiến này nhằm hướng đến mục tiêu cùng với
các đồng nghiệp chia sẻ những phương pháp giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra
biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo


dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD và ĐT đã ban hành.
- Đối với giáo viên:
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể do Bộ GD và ĐT ban hành ngày 28/07/2017.
+ Tìm hiểu các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn.
+ Tìm hiểu các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực cho học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
+ Chuẩn bị các tranh, ảnh theo hướng dẫn của giáo viên.
1

skkn


1.3. Đối tượng
Tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh để vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản “Chữ người
tử tù”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi vận dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thực nghiệm trên lớp học.

2

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của kinh nghiệm

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”.(1)
Nghị quyết số 29-NQ/TW nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và
bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” (2).
Việc hình thành năng lực cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên,
liên tục thống nhất, có hệ thống trong dạy học. Và điều này đặc biệt quan trọng đối
với học sinh. Để phát triển năng lực cho học sinh thì cần nhiều yếu tố. Một trong
những yếu tố quan trọng đó là đổi mới phương pháp dạy học. Muốn đào tạo thế hệ
trẻ năng động sáng tạo trong quá trình dạy học nói chung và dạy học văn học nói
riêng, mỗi giáo viên cần phải chú ý phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học
cho phù hợp thực tế. Vì vậy, cần xây dựng và sử dụng hệ thống các phương pháp,
kỹ thuật dạy học để nâng cao năng lực nhận thức, phát triển tư duy và rèn luyện
năng lực hành động cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, định hướng năng lực là một trong những nội dung không thể thiếu
được trong mục tiêu của hệ thống giáo dục hiện nay và trong tương lai.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện chỉ thị số 3008CT – BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT, tồn ngành nói chung và bậc trung học phổ thơng nói riêng đang thực hiện
việc “tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo
mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”(3). Thực tế dạy học văn ở
trường THPT cho thấy cách dạy và học hiện nay chưa mang lại sự hứng thú cho cả
người dạy lẫn người học. Vì sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở môn Ngữ văn chưa nhiều. Dạy học
3

skkn


vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Sau mỗi bài học, học sinh đều chưa hình thành
cho mình những kỉ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Các
trường phổ thông đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới, từng bước thử
nghiệm một số mô hình dạy học với mục đích nhằm phát huy tính tích cực, sáng
tạo và tiềm năng của người học, nhấn mạnh đến hoạt động học và vai trò của học
sinh trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do năng lực của đội ngũ
giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thơng trong dạy học cịn hạn chế.
Mặt khác hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác
(chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá
trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thiếu hẳn năng lực độc lập suy
nghĩ, còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Thực
tế đó địi hỏi giáo viên phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền
thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất.
Mơn Ngữ văn được coi là mơn học cơng cụ có vai trị rất quan trọng đối với
việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là dạy kĩ năng đọc hiểu, nghe, nói, viết, hướng tới khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn

chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng
cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới
Chân – Thiện - Mĩ là những giá trị đích thực của cuộc sống.
2.3. Giải pháp đã sử dụng đã sử dụng giải quyết vấn đề
2.3.1. Khái niệm năng lực và dạy học phát triển năng lực
* Năng lực
Theo tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển Năng lực học sinh - môn Ngữ văn cấp trung học phổ
thông của Bộ GD và ĐT, năng lực là: "sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, ... nhằm đáp ứng
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định" (4). Nói
một cách dễ hiểu năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,
kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả
trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
đã xác định mơn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học. Cụ
thể là:
- Năng lực tự chủ và tự học (Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu
cầu chính đáng; Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Thích ứng với
cuộc sống; Định hướng nghề nghiệp; Tự học, tự hoàn thiện).
4

skkn


- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Xác định mục đích, nội dung, phương tiện
và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hố giải
các mâu thuẫn; Xác định mục đích và phương thức hợp tác, Xác định trách nhiệm

và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ
chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và
làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp;
Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập).
* Dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi
kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mơ hình dạy học nhằm
phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó người học tự mình hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục
chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học trên ngun lí: Học đi đơi với hành, gắn lí luận với thực tiễn, giáo dục nhà
trường gắn với giáo dục gia đình và xã hội.
2.3.2. Một số phương pháp dạy học sử dụng trong giờ đọc - hiểu văn bản:
“Chữ người tử tù”
* Phương pháp đọc:
- Áp dụng cho phần tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân, sự nghiệp của nhà văn,
tác phẩm “Chữ người tử tù”.
- Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên cho học sinh đọc lướt tiểu dẫn trong sách giáo khoa. Sau đó giới
thiệu những nét chính về nhà văn Nguyễn Tn, sự nghiệp và phong cách của nhà
văn.
+ Về tác phẩm “Chữ người tử tù”: Giáo viên cho một học sinh đọc văn bản.
(Trừ lời thoại của các nhân vật). Các nhân vật, giáo viên cho học sinh đọc phân vai.
Yêu cầu đọc to, rõ ràng, diễn cảm, nhập vai tốt các nhân vật. Sau khi đọc
xong cho học sinh nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
Với phương pháp đọc, giáo viên có thể hình thành cho học sinh năng lực

giao tiếp tiếng Việt, và năng lực cảm thụ văn học.
* Phương pháp đàm thoại:
- Áp dụng cho phần tìm hiểu tình huống truyện.
- Cách thức thực hiện: Giáo viên và học sinh trao đổi với nhau thông qua các
câu hỏi để tìm ra tình huống truyện và nhận xét được sự khác thường của tình
huống đó.
Phương pháp này hình thành cho các em năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
5

skkn


* Phương pháp thuyết trình.
- Áp dụng cho phần tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp.
- Cách thức thực hiện:
+ Học sinh thuyết trình sự hiểu biết của mình về nghệ thuật thư pháp.
+ Căn cứ vào phần thuyết trình của học sinh, giáo viên nói rõ hơn về nghệ
thuật thư pháp.
Phương pháp này giúp học sinh hình thành năng lực tự học.
* Phương pháp hoạt động nhóm:
- Áp dụng cho việc tìm hiểu vẻ đẹp của các nhân vật.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đặt câu hỏi cho mỗi nhóm tìm hiểu về
nhân vật Huấn Cao, nhân vật quản ngục ( 4 nhóm đều cùng tìm hiểu về nhân vật
Huấn Cao và nhân vật quản ngục)
+ Học sinh trong nhóm phối hợp với nhau, tự phân cơng cơng việc và hồn
thành trong một thời gian nhất định. Sau khi thảo luận học sinh trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình (Thảo luận dựa trên phiếu học tập).
+ Đối với mỗi hình tượng nhân vật, giáo viên gọi các nhóm khác nhận xét,
bổ sung. Nếu phát hiện ý đối lập, trái chiều giáo viên tổ chức cho học sinh đối

thoại, phản biện lẫn nhau.
+ Giáo viên nhận xét sau cùng, bổ sung và chốt lại những nội dung trọng tâm
đối với từng hình tượng.
Với phương pháp hoạt động nhóm học sinh khơng những sẽ hình thành và
phát huy được năng lực hợp tác – phối hợp mà còn phát huy được năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực tự học. Học sinh sẽ có được sự suy nghĩ độc lập, mang tính cá
thể, có cái tơi riêng của các em và có thể vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó
vào những tình huống khác nhau trong bộ mơn cũng như trong cuộc sống, tránh đi
cách học không chú ý đến nội dung mà chỉ góp nhặt những câu văn cũ của người
khác trong lối học văn xưa nay.  
* Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với phương pháp bình giảng,
phương pháp hoạt động nhóm.
- Áp dụng cho phần tìm hiểu cảnh cho chữ.
- Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Tại sao tác giả gọi cảnh cho chữ là “ một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”? Thơng điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua cảnh cho chữ?
+ Học sinh: giải quyết vấn đề. Trong q trình giải quyết vấn đề học sinh có
thể bình giảng một số chi tiết đặc sắc hoặc nêu lên bài học cho bản thân sau khi tìm
hiểu cảnh cho chữ.
Khi học sinh giải quyết được vấn đề mà giáo viên đưa ra tức là các em đã
hình thành được năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự quản bản thân, năng lực
đánh giá.
6

skkn


* Phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp hoạt động
nhóm (vận dụng kĩ thuật phịng tranh)
- Có thể áp dụng cho phần tổng kết bài học.

- Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm vẽ sơ đồ
tư duy (ra giấy nháp hoặc bìa) tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình.
+ Mỗi bạn trong nhóm tham gia triển lãm tranh của mình trong nhóm (trình
bày sơ đồ tư duy đã thực hiện), từng nhóm hội ý thống nhất chọn 1 hoặc 2 sản
phẩm tham gia triển lãm cấp lớp.
+ Các nhóm đưa sản phẩm của mình dính lên bảng để lấy ý kiến bình chọn
của cả lớp và của giáo viên.
+ Giáo viên chọn một sản phẩm tiêu biểu nhất, cùng học sinh hoàn thiện và
chốt lại kiến thức tổng kết bằng sản phẩm đó.
Vận dụng kỉ thuật phịng tranh sẽ phát huy được năng lực tư duy, năng lực
độc lập suy nghĩ cũng như năng lực hợp tác của học sinh. Như vậy, sử dụng
phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp hoạt động nhóm
sẽ hình thành và phát huy được năng lực tiếp nhận của học sinh.
Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giờ đọc - hiểu
văn bản “ Chữ người tử tù”. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện trên lớp tơi đã
vận dụng linh hoạt các phương pháp đó vào mỗi phần, khơng nhất thiết mỗi phần
chỉ áp dụng một hay hai phương pháp để dạy học.
2.3.3. Giáo án thể nghiệm: “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân
Tiết 3: Cảnh cho chữ - (Tiết dạy đã được thực hiện trong đợt dạy thao giảng)
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và quản ngục, ý
nghĩa tư tưởng của tác phẩm thông qua cảnh cho chữ.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc
đáo, khơng khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngơn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình.
1.2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
1.3. Về thái độ:
- Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

1.4. Năng lực cần đạt:
-  Năng lực sáng tạo: Học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà
Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc
sống được thể hiện qua tác phẩm.
– Năng lực hợp tác: Học sinh cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động
thảo luận nhóm.

7

skkn


– Năng lực giao tiếp tiếng Việt: Học sinh giao tiếp cùng tác giả qua văn bản,
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: Học sinh cảm nhận vẻ
đẹp ngôn ngữ văn học tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân; biết rung
động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác
phẩm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Giáo viên: Giáo viên soạn bài và chuẩn bị hệ thống thiết bị dạy học cần thiết;
tìm hiểu thêm các ngữ liệu, kiến thức tham khảo để minh họa cho bài học.
2.2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị bài ở nhà, hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà
giáo viên đã giao và xem lại những kiến thức đã học có liên quan.
3. Tiến trình giờ dạy:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
Nhận thức được
- Trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về thư nhiệm vụ cần giải

pháp.
quyết của bài học.
- Đặt câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật - Tập trung cao và hợp
thư pháp?
tác tốt để giải quyết
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
nhiệm vụ.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới: Thư - Có thái độ tích cực,
pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Chữ khơng chỉ là chữ hứng thú.
mà cịn là nghĩa, là nhân cách, là lối sống, là tình người,
là cái đẹp. Nguyễn Tuân đã gửi gắm tất cả những điều
đó vào tác phẩm “Chữ người tử tù”. Tất cả những vẻ
đẹp đó được hội tụ và tỏa sáng ở cảnh tượng cho chữ.
Tiết học hơm nay cơ trị chúng ta cùng tìm hiểu phần
tiếp theo của thiên truyện: Cảnh cho chữ.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Thao tác 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận I. Tìm hiểu chung.
nhóm tìm hiểu về cảnh cho chữ.
II. Đọc hiểu văn bản.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
1. Tình huống truyện.
NHĨM 1: Tìm hiểu hồn cảnh cho chữ trên các khía 2.Vẻ đẹp của các nhân
cạnh:
vật.
- Khơng gian.
3. Cảnh cho chữ.
- Thời gian.
a. Hồn cảnh cho chữ:

- Ánh sáng
- Khơng gian khác
- Nhận xét của em về hồn cảnh đó.
thường, không gian thù
8

skkn


NHĨM 2: Tìm hiểu người cho chữ (nhân vật Huấn
Cao) trên các khía cạnh:
- Tư thế cho chữ.
- Hành động:
+ Hành động cho chữ.
+ Hành động khuyên quản ngục
NHÓM 3: Tìm hiểu Người nhận chữ (Nhân vật quản
ngục) trên các khía cạnh sau:
- Tư thế nhận chữ.
- Hành động và tâm trạng sau khi nhận chữ.
NHĨM 4: Tìm hiểu nghệ thuật dựng cảnh của nhà văn
Nguyễn Tuân.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện.
* Sản phẩm của nhóm 1: Thực hiện nội dung bằng sơ
đồ tư duy.
Hồn cảnh cho chữ:
- Khơng gian: Buồng giam >< Thơng thường cho chữ ở
thư phịng.
- Thời gian:
+ Canh khuya >< Thông thường cho chữ vào ban ngày.

+ Thời khắc cuối cùng của đời người >< Thông thường
cho chữ khi tâm hồn thư thái.
- Ánh sáng: + Bó đuốc >< Tối tăm
+ Tấm lụa bạch >< Nhơ bẩn
+ Cái đẹp nghệ thuật >< Cái Ác, cái Xấu
=> Nhận xét: Kịch tính, khác thường nhằm tơn vinh cái
đẹp.
( Học sinh trong quá trình trình bày sản phẩm đã lựa
chọn hình ảnh “ tấm lụa bạch” để bình giảng).
* Sản phẩm nhóm 2: (Thực hiện nội dung bằng sơ đồ tư
duy)
Nhân vật Huấn Cao – Người cho chữ:
- Tư thế:
+ Cổ đeo gông, chân vướng xiềng.
- Hành động:
+ Hành động cho chữ: Dậm tô những nét chữ vuông
tươi tắn trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
+ Đỡ viên quản ngục dậy -> Tôn trọng quản ngục.
+ Khuyên quản ngục: Xa chốn nhơ bẩn mới chơi chữ;

địch với cái đẹp.
- Thời gian: Khác
thường: Huấn Cao
sáng tạo thư pháp vào
thời khắc cuối cùng
của đời người nên con
chữ đó khơng cịn là
chữ nữa mà là bức di
huấn của một nhân
cách cao đẹp gửi lại

cuộc đời này.
b. Con người:
b.1. Người cho chữ:
- Thể xác: Mất tự do.
-Tinh thần: Ung dung,
thư thái, cử chỉ nhẹ
nhàng, thanh thốt
sống hết mình vì nghệ
thuật.
- Tư thế: Kì vĩ, cao cả,
phi thường -> một
nhân cách, một thiên
lương đang tỏa sáng.
- Hành động:
+ Đỡ quản ngục dậy:
Coi quản ngục là tri kỉ.
Coi trọng điều mình
sắp nói ra.
- Ý nghĩa của lời
khuyên:
+ Cái Đẹp không thể
sống cùng với cái Xấu,
cái Ác.
+ Chơi chữ phải có
thiên lương, muốn giữ
thiên lương phải tránh
xa cái Ác.
b2. Người nhận chữ:
- Tư thế, thái độ:
Khúm núm, sợ sệt.

9

skkn


Chơi chữ phải giữ thiên lương; Giữ thiên lương phải xa
lũ quay quắt, tàn bạo.
(Học sinh trong quá trình trình bày sản phẩm đã lựa
chọn hình ảnh “ mùi thơm của chậu mực” để bình
giảng).
* Sản phẩm nhóm 3: (Thực hiện nội dung bằng sơ đồ tư
duy)
- Tư thế: Khúm núm.
- Hành động:
+ Vái người tù một vái (cùng lời nói) : Quản ngục đã
hồn tồn quy thuận Huấn Cao, thể hiện nhân cách cao
đẹp của quản ngục.
- Tâm trạng: Được biểu hiện qua chi tiết “giọt nước
mắt”: Đó là sự cảm động và thức tỉnh của quản ngục.
(Học sinh trong quá trình trình bày sản phẩm đã lựa
chọn hình ảnh “giọt nước mắt” của quản ngục để bình
giảng).
* Sản phẩm nhóm 4:
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản:
+ Đối lập giữa bóng tối và ánh sáng
+ Đối lập giữa tù nhân và những kẻ nắm giữ quyền uy
+ Đối lập giữa cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn và cái tinh
khiết, thanh nhã.
- Đặt nhân vật trong một khơng khí mang màu sắc cổ
xưa.

- Ngơn ngữ: Sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt.
Bước 4: Phản biện giữa các nhóm:
Câu hỏi phản biện các bạn đặt ra cho nhóm 1:
Câu 1: Chọn hồn cảnh cho chữ như vậy theo bạn dụng
ý của nhà văn Nguyễn Tuân là gì?
Câu 2: Theo bạn điều độc đáo ở thời gian cho chữ là
gì? Tại sao bạn lại cho là độc đáo?
Câu 3: Trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” Thạch Lam đã
miêu tả sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Theo bạn,
trong cảnh cho chữ Nguyễn Tuân có tạo ra sự đối lập
giữa bóng tối và ánh sáng khơng? Nếu có thì điều đó
được thể hiện ở những chi tiết nghệ thuật nào?
Câu hỏi phản biệt các bạn đặt ra cho nhóm 2:
Câu 1: Vì sao Huấn Cao lại khuyên quản ngục thoát
khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi

- Hành động:
*Vái lạy:
+ Thể hiện sự thức tỉnh
khi nhận ra lẽ sống của
đời mình.
+ Cúi đầu trước cái
Tài, cái Dũng, cái
Thiên lương.
* Khóc: Đó là giọt
nước mắt của tình
người và tính người.
Nhận xét: Đây là một
cảnh tượng xưa nay
chưa từng có vì:

- Cảnh cho chữ đã diễn
ra trong một hồn cảnh
chưa từng có.
- Một sự đảo lộn chưa
từng có:
+ Về quyền uy: Huấn
Cao người bị tước đi
mọi thứ quyền kể cả
quyền sống thì lại oai
phong, lẫm liệt. Quản
ngục có quyền hành thì
lại khơng có quyền uy.
+ Về thái độ: Người
đáng lẽ phải đau khổ,
sầu não, sợ sệt thì lại
ung dung, đường bệ.
Người khơng việc gì
phải sợ thì lại khúm
núm, sợ sệt.
+ Về chức phận: Đáng
lẽ quản ngục giáo huấn
Huấn Cao thì ngược
lại.Tử tù đang giáo
huấn quản ngục.
- Cuộc gặp gỡ chưa
từng có: Đây là cuộc
10

skkn



chữ?
Câu 2: Vì sao quản ngục khơng cởi trói cho Huấn Cao
khi ông cho chữ?
Câu hỏi phản biện các bạn đặt ra cho nhóm 3:
Câu 1: Hành động vái và bái lĩnh người tù của viên
quản ngục có hạ thấp nhân cách của viên quản ngục
khơng? Vì sao?
Câu 2: Đã một lần quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao:
Xin lĩnh ý. Và bây giờ là xin bái lĩnh. Theo bạn ý nghĩa
của hai lần đó có khác nhau khơng? Vì sao?
Câu hỏi phản biện đặt ra cho nhóm 4:
-Theo bạn có bút pháp nghệ thuật gì ở đây giống với
bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện “ Hai
đứa trẻ”?
Bước 5: Giáo viên nhận xét quá trình và kết quả hoạt
động nhóm. Sau đó chốt lại kiến thức.
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh lí giải vì
sao Nguyễn Tuân gọi đây là một “cảnh tượng xưa
nay chưa từng có” và tìm hiểu ý nghĩa của cảnh cho
chữ .
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Tại sao tác giả gọi đây là một “cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”?
Câu 2: Cảnh cho chữ có ý nghĩa gì?
Bước 2: Học sinh trao đổi cặp đơi hoặc độc lập suy
nghĩ để thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện.
Bước 4: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh:
Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Ai đã làm nên sự đảo lộn vị thế giữa Huấn Cao
và Quản ngục?
Câu 2: Em có nghĩ rằng đâu đó trong cõi nhân gian này
có một người tù như thế và một viên quan coi ngục như
thế không?
Bước 5: Giáo viên thuyết trình khắc sâu kiến thức: (Sử
dụng phương pháp sơ đồ tư duy)
Vấn đề thuyết trình: Mối quan hệ giữa CHỮ và
NGHĨA trong cảnh cho chữ.

gặp gỡ đầu tiên và
cũng là cuối cùng giữa
ba con người yêu cái
đẹp ba con người tri kỉ.
(Trước đó là cuộc gặp
gỡ tay đơi)
- Có một sự biến
chuyển chưa từng có:
+ Biến chuyển trong
mọi mối quan hệ: Từ
đối địch sang tri kỉ, từ
xa cách đến gần gũi,
cuộc kì ngộ trở thành
hạnh ngộ.
+ Nó phế bỏ trật tự
thông thường để lập
nên lập nên một trật tự
khác: Trật tự nhân văn.
Khơng cịn tử tù,
khơng cịn quản ngục

mà chỉ còn những con
người tri kỉ đang quần
tụ bên nhau trong giây
phút cái đẹp được khai
sinh.
c. Ý nghĩa cảnh cho
chữ:
- Cảnh cho chữ thể
hiện sự chiến thắng
của ánh sáng đối với
bóng tối; cái Đẹp, cái
Thiện đối với cái xấu
xa, tàn bạo; sự bất
khuất đối với sự cam
chịu, nô lệ.
- Cảnh cho chữ là sự
đăng quang của cái
Đẹp, cái Dũng, cái
Thiên lương.
- Qua cảnh cho chữ ta
11

skkn


Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh (tích hợp kỉ năng
sống): Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm cái đẹp.
Ông tin vào sức mạnh của cái đẹp trong cuộc đời này.
Vậy chúng ta có niềm tin như Nguyễn Tn khơng? Là
học sinh, em đã làm được gì để tô điểm vẻ đẹp cho cuộc

đời này?
Bài học mà em thấm thía nhất sau khi học xong tác
phẩm?
Học sinh phát biểu cá nhân.
Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết.
Kết hợp phương pháp sơ đồ tư duy và thuyết trình.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức của bài học trên hai
khía cạnh nội dung và nghệ thuật.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả bằng kỉ thuật phịng
tranh và thuyết trình.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Tổ chức một buổi giao lưu văn học (Học sinh hóa thân
vào vai nhà văn Nguyễn Tuân, người dẫn chương trình
và bạn đọc – Phần này giáo viên đã giao học sinh chuẩn

thấy được quan niệm
thẩm mĩ của nhà văn
Nguyễn Tuân về cái
Đẹp.
d. Nét đặc sắc về nghệ
thuật:
- Tương phản, đối lập
gay gắt mà nhuần
nhuyễn.
- Cảnh được dựng theo

lối điện ảnh.
- Nhịp điệu câu văn
chậm rãi, ngơn ngữ
giàu chất tạo hình.
- Tạo khơng khí cổ
xưa.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật.
(Sơ đồ tư duy phần
phụ lục)

Kiến thức cần đạt:
IV. Luyện tập:
Một số đặc điểm của
văn học lãng mạn
Việt Nam giai đoạn

12

skkn


bị ở nhà).
- Nội dung: Một số đặc điểm của văn học lãng mạn Việt
Nam giai đoạn 1930-1945 thông qua tác phẩm “Chữ
người tử tù”.
+ Bàn về một số chi tiết trong tác phẩm “Chữ người tử
tù” thể hiện rõ nét đặc điểm của văn học lãng mạn.
+ Liên hệ với tác phẩm “ Hai đứa trẻ” để khắc sâu kiến

thức về văn học lãng mạn.
Kịch bản:
- Bạn đọc đặt câu hỏi cho nhà văn Nguyễn Tuân về một
số chi tiết trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
- Nhà văn Nguyễn Tuân trả lời.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh tham gia diễn xuất.
Người dẫn chương trình giới thiệu thành phần tham gia
buổi giao lưu, nội dung cũng như ý nghĩa của buổi giao
lưu.
Bạn đọc hỏi nhà văn Nguyễn Tuân:
Thưa nhà văn Nguyễn Tuân, theo tôi được biết Huấn
Cao là một nhân vật lí tưởng, được xây dựng từ nguyên
mẫu nhà thơ Cao Bá Quát. Tôi nghĩ nhân vật ấy khơng
bao giờ có thật ở ngồi đời. Vậy nhà văn có thể cho biết
tại sao ơng lại xây dựng một nhân vật hồn mĩ như thế
khơng?
Nhà văn trả lời: Đúng là Huấn Cao không bao giờ có
thật ở ngồi đời, nhân vật đó chỉ tồn tại trong trí tưởng
tượng, trong ước mơ và khát vọng của con người. Tôi
muốn xây dựng một kiểu nhân vật vượt lên trên hồn
cảnh, khơng chịu sự tác động của hồn cảnh.
Bạn đọc hỏi: Thưa nhà văn Nguyễn Tuân, tôi thấy trong
tác phẩm của nhà văn có một số chi tiết vơ lí. Ví dụ: Khi
Huấn Cao chưa vào tù quản ngục đã cho quét dọn buồng
giam sạch sẽ. Nhưng trong cảnh cho chữ thì phịng giam
của ơng Huấn tường lại đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân
chuột, phân gián. Nhà văn có thể lí giải điều vơ lí này
được khơng?
Nhà văn trả lời: Trong văn học lãng mạn nhân vật được

miêu tả theo ý muốn chủ quan của nhà văn chứ khơng
theo logic thơng thường. Tơi muốn phịng giam của
Huấn Cao tường đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián

1930-1945 thông qua
tác
phẩm
“Chữ
người tử tù”.
1. Phạm vi cuộc sống
được phản ánh:
- Viết về những q
khứ, dĩ vãng.
- Những cái đẹp có
tính lý tưởng đối lập
với thực tại.
2. Nguyên tắc miêu
tả:
- Hiện thực nằm
trong ý muốn chủ
quan của nhà văn,
không nhất thiết phải
tuân thủ quy luật
khách quan của đời
sống.
- Nhân vật đứng cao
hơn
hồn
cảnh,
khơng chịu sự tác

động của hoàn cảnh.
3. Bút pháp nghệ
thuật tiêu biểu:
- Thủ pháp tương
phản đối lập: Nhằm
tô đậm ấn tượng về
đối tượng miêu tả.

13

skkn


để đối lập với con chữ mà Huấn Cao sáng tạo, đối lập
với mùi thơm từ chậu mực, đối lập với tấm lụa trắng còn
nguyên vẹn lần hồ. Tất cả nhằm tôn vinh vẻ đẹp của
nhân vật.
Bạn đọc hỏi nhà văn: Nhà văn và Thạch Lam đều là
những nhà văn lãng mạn nhưng tôi thấy nội dung phản
ánh của hai nhà văn trong tác phẩm “Chữ người tử tù”
và “Hai đứa trẻ” hồn tồn khác nhau. “Hai đứa trẻ” thì
phản ánh cuộc sống bình dị hằng ngày, “Chữ người tử
tù” lại xây dựng một vẻ đẹp có thể nói cao siêu. Nhà văn
có thể lí giải điều này được khơng ?
Nhà văn trả lời: Đó là do phong cách nghệ thuật sáng
tạo của mỗi nhà văn. Thạch Lam ưa cái bình dị, nhẹ
nhàng cịn tơi ưa cái vượt trội, bất thường, phải tạo được
cảm giác mãnh liệt. Tuy nhiên chúng tơi có điểm chung
là đều nuối tiếc q khứ và bất mãn với hiện tại.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức.

. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Thảo luận về các vấn đề sau: (Phương pháp phát biểu tự
do)
Câu 1: Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống cái Tài
phải đi đôi với cái Tâm, cái Đẹp và cái Thiện không thể
tách rời nhau. Hãy chứng minh điều đó qua thực tiễn
cuộc sống.
Câu 2: Cha ơng ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng”. Cịn ở đây ta thấy cái Đẹp có thể tồn tại trong môi
trường cái Ác và không bị lụi tàn. Quan điểm của anh
/chị về vấn đề trên như thế nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện.
Bước 4: Giáo viên lắng nghe. Chỉ có ý kiến phản hồi khi
học sinh trình bày ý kiến chưa được chuẩn mực.

Kiến thức cần đạt
- Học sinh hiểu được
vấn đề đặt ra và vận
dụng được điều đó
vào cuộc sống.
- Phải có quan điểm
riêng của mình. Tuy
nhiên quan điểm đó
phải phù hợp với
pháp luật và đạo đức.

14


skkn


. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- Ở hoạt động 1 học
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
sinh:
Nếu em là nhà văn hãy viết tiếp truyện “Chữ người tử + Trình bày ý tưởng.
tù”.
+ Cơ sở xây dựng ý
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
tưởng.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện.
+ Lập dàn ý cho cốt
Về nhà: Viết hoàn chỉnh.
truyện sẽ viết tiếp.
Bước 4: Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi trên phần mềm
Kahoot – Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến
tác phẩm.
2.3.4 Kết quả thực hiện
* Kết quả thực nghiệm đối chứng
- Khảo sát :
+ Đối tượng: Thực hiện khảo sát đối với học sinh 4 lớp : 11A1, 11A2, 11A3
và 11A4. Trong đó: lớp 11A2 + 11A4 (78 học sinh) dạy “Chữ người tử tù” không

sử dụng BP nâng cao năng lực; lớp 11A1+ 11A3 (85 hs) dạy văn bản “Chữ người
tử tù” có sử dụng các BP nâng cao năng lực.
+ Nội dung khảo sát :
Câu 1 : Mức độ yêu thích của em đối với giờ học?
- Kết quả
Thống kê 1 : Lớp học khi chưa sử dụng BP nâng cao năng
Lớp/ mức độ
Thích
Hơi thích
Bình thường Khơng thích
11A2 ( 40 hs)
8
9
15
8
11A4 (38 hs)
6
7
14
11
Tổng/tỉ lệ
14hs (17.9%) 16hs (20.5 %) 29hs (37.1%) 19hs (24.5%)
Thống kê 2 : Lớp học sử dụng BP nâng cao năng lực 
Lớp/ mức độ
Thích
Hơi thích
Bình thường Khơng thích
11A1 ( 42 hs)
25
12

3
2
11A3 (43 hs)
27
10
4
2
Tổng/Tỉ lệ
52 hs (61.2%) 22 hs(25.9 %) 7hs (8.1%)
4hs (4.8%)
Ở 2 bảng khảo sát này, thống kê cho thấy mức độ “Bình thường” và “Khơng
thích” của học sinh học theo phương pháp cũ chiếm tỉ lệ cao là 61.6%. Trong khi
đó tỉ lệ này ở 2 lớp học theo phương pháp mới chỉ còn chiếm 12.9%. Hai sự khác
biệt này cho thấy lớp thực nghiệm đã hướng tới mục tiêu dạy học phát triển năng
lực giúp các em hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề, còn lớp

15

skkn


đối chứng là bị động chỉ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Hình thành và
phát triển được năng lực cho học sinh đã giúp các em chủ động, tự tin giải quyết
các vấn đề khác trong cuộc sống.
* Kết quả thể hiện qua bài kiểm tra viết (45 phút)
- Đối tượng thể nghiệm kết quả là 2 lớp: 11A2 và 11A4. Lớp 11A2 không sử dụng
các BP nâng cao năng lực phản biện; còn lớp 11A3 có sử dụng các BP nâng cao
năng lực phản biện.
- Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Việc Huấn Cao nhận lời cho chữ là nhằm mục đích
trả món nợ đối với quản ngục và là cơ hội cuối cùng để phơ diễn tài hoa. Trình bày

quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.
- Kết quả trung bình :
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Đối chứng

11A2

38

0

0%

12

31.6%

24

63.2%

2

5.2%


Thực
11A3
43
3 7.0% 28 65.1% 12 27.9% 0
0
nghiệm
Nhận xét: Bảng 2 cho thấy kết quả bài kiểm tra mức điểm trung bình tỉ lệ lớp
thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Mức điểm khá thì ở lớp thực nghiệm
đều cao hơn lớp đối chứng. Đặc biệt là tỉ lệ điểm trên 8. Điều đó lí giải việc kết hợp
đa dạng các phương pháp dạy học đã phát huy được năng lực của học sinh, giúp
học sinh tiếp cận nhanh và xử lí vấn đề bằng năng lực của mình. Trong khi đó lớp
đối chứng chỉ học kiến thức theo lối học vẹt, học tủ nên bị động trước vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường:
- Đề tài này đã được triển khai trong buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ Ngữ
Văn năm 2020 - 2021, được đánh giá là đề tài có ý nghĩa thiết thực, cấp thiết. Bộ
GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình được triển khai bắt đầu từ
năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, dạy học phát triển năng lực không chờ đến khi
thực hiện chương trình mới. Đây là một yêu cầu bức thiết.
- Tôi đã áp dụng chuyên đề này cho một số lớp khối 11 trong năm học 20212022 và đã thu được kết quả khá khả quan. Sau khi thực hiện chuyên đề, các em
học sinh đã nắm vững kiến thức bài học. Nhưng quan trọng hơn là các em đã hình
thành và phát triển được các năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống
huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực
tiễn. Trong giờ học giáo viên và học sinh đã có mối quan hệ theo hướng cộng tác
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các năng lực. Các em học sinh khơng
cịn cảm thấy chán nản, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mà tự tin hơn, hào
hứng hơn trong giờ học văn.

16


skkn


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học để hình thành và phát triển năng lực của học
sinh không phải là vấn đề mới mẻ nhưng là vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo viên
dạy bộ mơn Ngữ văn. Trong q trình giảng dạy, từ chỗ nắm chắc các phương pháp
dạy học và mục tiêu của chương tình giáo dục phổ thơng tổng thể, tơi cố gắng vận
dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong mỗi giờ dạy để tạo hứng thú cho học sinh.
Tôi nhận thấy rằng khi kết hợp các phương pháp trong giờ dạy thì các em hứng thú
học hơn đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Trong q
trình giảng dạy có thể lựa chọn linh hoạt các phương pháp chung và các phương
pháp đặc thù của bộ môn để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp
nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ
với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”.
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, đảm bảo được yêu
cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm
chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực
tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp. Đây là vấn đề tơi và đồng nghiệp tiếp tục tìm hiểu và vận
dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong giờ học Ngữ văn trong thời gian tới.
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học so với các phương
pháp dạy học trước đây có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi người dạy
phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Thiết nghĩ, với
sự chủ động của giáo viên trong việc tạo ra hệ thống câu hỏi, qua ứng dụng công
nghệ thông tin, gắn với việc linh hoạt vận dụng các phương pháp thích ứng có tích
hợp kiến thức cũ và mới, và nhất là sự chủ động đưa vào các cách thức giáo dục kĩ

năng sống... chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được cải thiện. Với học sinh, khi đã
chuẩn bị kỹ bài ở nhà, đến lớp chủ động, tích cực xây dựng bài và nhất là chủ động
trong việc rèn luyện, vận dụng thực hành, hiệu quả tiết học cũng sẽ khả quan và
chất lượng được cải thiện.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên:
Phải có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự
cần thiết, có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học hướng
tới phát triển năng lực cho học sinh. Giáo viên phải chủ động, sáng tạo trong việc
phối hợp các phương pháp dạy học, chú trọng đến chủ thể người học cũng như việc
hình thành và phát huy các năng lực của học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Khắc phục lối học vẹt, thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức.
17

skkn


+ Có ý thức hồn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đề ra.
+ Có thói quen tự học, tự nghiên cứu.
Về phạm vi đề tài, tôi chỉ dừng lại ở một tác phẩm. Trong khuôn khổ một
sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ đưa ra một số phương pháp dạy học như vậy, rất
mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, Ngày 22 tháng 05 năm 2022
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung người
khác.
Người viết


Lê Thị Tuyết

18

skkn



×