Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn kinh nghiệm thiết kế và xây dựng bài tập hóa học liên hệ với thực tế phần đại cương và vô cơ nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 17 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển
khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống. Vì vậy,
trong dạy hóa học, sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các
nội dung hóa học để xây dựng các bài tập theo hướng liên hệ thực tế với cuộc
sống. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và
phương pháp dạy hóa học nhằm tăng tính thực tiễn của mơn học. Trong phạm vi
chương trình hóa học phổ thơng chúng ta có thể khai thác một số nội dung sau
trong việc xây dựng bài tập hóa học:
- Hóa học đại cương.
- Chuyên đề phi kim.
- Chuyên đề đại cương kim loại.
- Hóa học với nghành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Tôi lựa chọn và triển khai đề tài “Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng
bài tập hóa học liên hệ với thực tế phần đại cương và vô cơ nhằm nâng cao
chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT”. Nhằm thơng qua các bài tập
hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống phát triển năng lực vận dụng
kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống, học tập, lao động, sản xuất và những
hiện tượng hóa học thường gặp hằng ngày. Dựa vào các nội dung đó, tơi tuyển
chọn và xây dựng thành một số dạng bài tập để phát triển năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học hóa học cho học sinh lớp
THPT tại trường THPT Quảng Xương 4.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ
của nhiều lĩnh vực trên thế giới như khoa học kĩ thuật, công nghệ thơng tin….
Địi hỏi mỗi quốc gia phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo. Từ thực
tế đó, giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp
phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Với quan điểm


trên, các phương pháp dạy học đang được hồn thiện và đổi mới theo hướng dạy
học tích cực.
1.2.2. Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay
- Tăng cường tính tích cực, tính tìm tịi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí
tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn ln đổi
mới.
- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất
luôn biến đổi.
- Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái
hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theo
nhịp độ cá nhân.
- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương
pháp phức hợp.
1

skkn


- Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học
hiện đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật.
- Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù
của mơn học.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc
học, các loại hình trường học và mơn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Đề tài này được xây dựng trên kiến thức hóa học được áp dụng cho học sinh
khối 10,11 tại trường THPT Quảng Xương 4. Việc giải thích các hiện tượng
hóa học các em cịn hạn chế .Trong đề tài này tơi xây dựng các bài tập vận dụng
thực tiễn vào từng phần kiến thức của các bài dạy trong chương trình 10,11 với
mong muốn giúp các em lĩnh hội kiến thức của bộ mơn hóa học một cách hứng

thú và say mê hơn
- Khi nghiên cứu đề tài tôi tham gia dạy các lớp lớp10T2,10T4,,12T2,12C2
trường THPT Quảng Xương 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nắm vững phân phối chương trình và phương pháp dạy của từng bài học
đối với các khối lớp, nghiên cứ kĩ đối tượng học sinh từng lớp về khẳ năng tư
duy, nhận thức, khẳ năng rèn luyện, thái độ, tình cảm của các em đối với mơn
học để người giáo viên lựa chọn bài tập thực tiễn đặt vào vị trí nào của bài giảng
để đạt hiệu quả cao đó là vấn đề địi hỏi người giáo viên cần phải nghiên cứu
Các bước vận dụng bài tập thực tiễn :Đối với mổi kiểu bài lên lớp ,mổi bài
học cụ thể cho phép vận dụng bài tập thực tiễn khác nhau .Người giáo viên có
thể vận dụng theo các hình thức sau :
- Đưa bài tập thực tiễn làm tình huống đặt vấn đề vào bài mới
- Đưa bài tập thực tiễn vào nội dung bài học ,tiết ôn tập có tính liên hệ thực tế
cao giải thích các hiện tượng bắt gặp thường xuyên trong thực tế
Trao đổi ,trò chuyện với đồng nghiệp , học sinh trong quá trình nghiên cứu
1.5.Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm.
- Sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên hệ thực tế nhằm lơi cuốn học sinh
tham gia tích cực vào bài học.
- Giúp học sinh hiểu các hiện tượng thực tế vận dụng các kiến thức đó vào
đời sống và sản suất.

.
2

skkn


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Mơn hóa học trong trường trung học phổ thơng giữ vai trị quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của mơn học
là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những
tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực
hành của hóa học. Học hóa học khơng những để làm các bài tập tính tốn, nhận
biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng mà học hóa học cịn để biết
được những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống.
Để đạt được mục đích dạy học hóa học ở trường phổ thơng, thì người giáo
viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngồi
những hiểu biết về hóa học, người giáo viên hóa học cịn phải có phương pháp
truyền thụ gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Đó là vấn
đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm này
tôi đã đề cập đến một khía cạnh “ Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng bài tập
hóa học liên hệ với thực tế phần đại cương và vô cơ nhằm nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở trường THPT ” với mục đích góp phần làm sao cho
học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lơi cuốn học
sinh khi học, để hóa học khơng cịn mang tính đặc thù khó hiểu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế giảng dạy cho thấy rằng mơn hóa học trong trường phổ thơng là
một trong những mơn học khó, nếu khơng có phương pháp hợp lí phù hợp với
các đối tượng học sinh thì học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức
từ đó chất lượng học tập của học sinh giảm sút. Phương pháp dạy học đã và
đang thực sự là yếu tố quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố
để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về
mơi trường, về tư tưởng đạo đức, tính triết lí khoa học. Tuy nhiên, mỗi tiết học
có thể khơng nhất thiết hội tụ tất cả những quan điểm trên, đừng quá lạm dụng
khi lượng kiến thức không đồng nhất.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng giáo dục,
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng
đồng loạt cùng một cách dạy của một bài giảng cho nhiều lớp là khơng ít. Do

phương pháp ít tiến bộ mà người giáo viên trở thành người độc thoại, truyền thụ
kiến thức xuôi chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong
quá trình lĩnh hội tri thức hóa học.
Nghiên cứu xây dựng các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế
cuộc sống nhằm củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học, biết yêu cuộc sống
và khao khát học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học để phục vụ quê hương, đất
nước.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
2.3.1. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn.
a. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính
hiện đại.
3

skkn


Trong một bài tập hoá học thực tiễn, bên cạnh nội dung hố học nó cịn có
những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách
chính xác khơng tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính tốn được.Ví dụ: Bể
mạ đồng – xianua thường có nồng độ CN - = 5 – 10 g/l ( khoảng 0,19 – 0,39M),
nước thải sau khi mạ có nồng độ CN- = 58 – 290 mg/l (khoảng 0,0022- 0,011M).
Khơng vì số bé khó tính mà ta có thể tuỳ tiện cho nồng độ ion xianua trong nước
thải nên tới 0,2M được. Làm như thế là phi thực tế, khơng chính xác khoa học.
Hoặc theo thơng tin về hố học thì hàm lượng flo có trong nước có ảnh hưởng
đến chất lượng, vẻ đẹp của hàm răng. Nhưng hàm lượng đó là bao nhiêu? Có
phải càng nhiều thì càng tốt không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì
hàm lượng flo trong nước tối ưu trong khoảng 1,5 mg/lít. Nếu ít hơn thì phải cho
thêm vào, nếu nhiều hơn thì phải khử bớt đi khơng sẽ làm hỏng men răng.
Trong một số bài tập về sản xuất hố học nên đưa vào các dây chuyền cơng

nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công
nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện khơng dùng hoặc ít dùng.
b. Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh.
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hố học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài
tập hố học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với
đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng
thú mạnh mẽ khi giải. Ví dụ: Đối với học sinh sống ở vùng nơng thơn khi gặp
bài tập có nội dung nói về cách bảo quản và sử dụng phân bón hố học thì sẽ
thấy quen thuộc hơn vì các em đã và đang tham gia thực hiện công việc này, các
em sẽ làm bài tập với kinh nghiệm của bản thân hoặc tham khảo ý kiến của ông
bà, bố mẹ và rất muốn biết những kinh nghiệm đó có hồn tồn đúng hay chưa
dưới góc độ của khoa học hố học.
Ví dụ: Theo em, thời điểm nào là thích hợp nhất để bón đạm Ure cho lúa? Vì
sao? 1.Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá lúa.
2.Buổi trưa nắng.
3.Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn.
Học sinh với kinh nghiệm có được trong q trình tham gia sản xuất và kiến
thức hố học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của
mình. Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cơ đưa ra đáp án đúng để khẳng
định mình. Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như
sau:
- Học sinh lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với học
sinh vì kinh nghiệm của mình rất đúng theo khoa học hoá học.
- Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng khơng giải thích được hoặc giải
thích chưa đúng.
- Học sinh lựa chọn và giải thích chưa đúng.
Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì mình đã gần tìm ra câu trả
lời từ đó có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một
cách linh hoạt hơn để giải thích thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen
chưa đúng khoa học của mình vì những kinh nghiệm đúng thường có gắn với sự

chính xác khoa học.
4

skkn


c. Dựa vào nội dung học tập.
Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà học sinh được
học. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hồn tồn mới về kiến thức hố học thì sẽ
không tạo được động lực cho học sinh để giải bài tập đó.
d. Phải đảm bảo logic sư phạm.
Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hố học phổ
thơng trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh phổ
thông cần phải có bước xử lí sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các
yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học
sinh.
e. Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic.
Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo
mức độ phát triển của học sinh. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại,
dạng bài tập thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những
bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức
của học sinh để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.
Biến hoá nội dung bài tập thực tiễn theo tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài
tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp
chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ
bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới.
g. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính
hiện đại.
Trong một bài tập hố học thực tiễn, bên cạnh nội dung hố học nó cịn có

những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách
chính xác khơng tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính tốn được.Ví dụ: Bể
mạ đồng – xianua thường có nồng độ CN - = 5 – 10 g/l ( khoảng 0,19 – 0,39M),
nước thải sau khi mạ có nồng độ CN- = 58 – 290 mg/l (khoảng 0,0022- 0,011M).
Khơng vì số bé khó tính mà ta có thể tuỳ tiện cho nồng độ ion xianua trong nước
thải nên tới 0,2M được. Làm như thế là phi thực tế, khơng chính xác khoa học.
Hoặc theo thơng tin về hố học thì hàm lượng flo có trong nước có ảnh hưởng
đến chất lượng, vẻ đẹp của hàm răng. Nhưng hàm lượng đó là bao nhiêu? Có
phải càng nhiều thì càng tốt khơng? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì
hàm lượng flo trong nước tối ưu trong khoảng 1,5 mg/lít. Nếu ít hơn thì phải cho
thêm vào, nếu nhiều hơn thì phải khử bớt đi không sẽ làm hỏng men răng.
Trong một số bài tập về sản xuất hoá học nên đưa vào các dây chuyền công
nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công
nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.
2.3.2. Các bước thiết kế bài tập hoá học thực tiễn.
Bước 1:
- Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập.
- Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung
hoá học và các ứng dụng hố học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các cơng
nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài.
5

skkn


- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống của
học sinh để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi
giải các bài tập thực tiễn đó.
Bước 2:
- Thiết kế bài tập thực tiễn phù hợp với những yêu cầu ở bước 1.

- Giải và kiểm tra lại bài tập thực tiễn.
Dự kiến các cách giải của từng bài tập, dự kiến các cách giải của học sinh, dự
kiến những sai lầm dễ mắc của học sinh trong quá trình giải và đưa ra cách khắc
phục.
Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ minh họa 1: Xây dựng bài tập thực tiễn cho bài “Một số hợp chất quan
trọng của canxi” trong chương trình lớp 12 bậc THPT.
Bước 1:
- Mục tiêu của bài: Các hợp chất của canxi khơng phải là mới đối với học sinh vì
vậy mục tiêu của bài này là tìm hiểu các hợp chất này dưới ánh sáng của lí
thuyết về cấu tạo chất, sự điện li, thuyết cân bằng hố học, lí thuyết về phản ứng
oxi hố - khử …Từ đó phải vận dụng những kiến thức đã biết để giải thích
những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống, cải tạo thiên nhiên, nâng
cao hiệu suất lao động, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao chất lượng cuộc sống…
- Tham khảo tài liệu về các vấn đề thực tiễn có liên quan đến các hợp chất của
canxi như : sản xuất vôi, sử dụng vôi trong nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp;
tài liệu về natri hiđrocacbonat, đá vôi, thạch cao, thạch nhũ trong hang động….
- Các hợp chất của canxi rất quen thuộc đối với học sinh. Nhiều học sinh đã từng
tham gia sử dụng chúng trong nông nghiệp, xây dựng, thuốc uống, phụ gia thực
phẩm…Đối với học sinh vùng nông thôn sẽ rất quen thuộc đối với việc dùng vơi
cùng với các loại phân bón hố học để bón ruộng.
Bước 2: Thiết kế bài tập: xây dựng bài tập ở hai mức 3, 4.
Ví dụ minh họa 2: Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo
thành bức rèm đá lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo
thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp.
Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá.
Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Dự kiến cách giải: Trên đỉnh các hang động, núi đá vơi có các kẽ nứt rất nhỏ
khiến nước mưa thấm dần xuống kết hợp với đá vôi và khí cacbonic trong khơng
khí tạo thành muối canxi hiđrocacbonat tan chảy xuống:

CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Một phần muối canxi hiđrocacbonat chuyển lại thành đá vôi, ngày qua ngày tạo
thành nhũ đá. Một phần muối canxi hiđrocacbonat rơi xuống đất rồi mới chuyển
thành đá vôi, qua nhiều ngày tạo thành măng đá.
Ca(HCO3)2  CaCO3  + CO2 + H2O
Dự kiến những sai lầm của học sinh :
- Học sinh có thể khó hiểu khái niệm măng đá nên cần có hình ảnh minh họa.
- Học sinh viết được phương trình nhưng giải thích có thể khơng mạch lạc.
6

skkn


Giáo viên cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình một
cách có khoa học. Bài tập này nên sử dụng để luyện tập hoặc giao bài về nhà.
Ví dụ minh họa 3: Nếu bị bỏng do vơi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào
sau đây là tối ưu để sơ cứu ? Giải thích lí do chọn.
1.Rửa sạch vơi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%.
2.Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
3.Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
4.Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phịng lỗng.
Dự kiến cách giải: Phương án số 2 là tối ưu.Vôi bột khi gặp nước sẽ phản ứng
toả nhiệt làm cho bỏng càng nặng hơn{CaO + H2O  Ca(OH)2 + Q.}
Vì vậy cần phải lau khô bột trước đã rồi dùng một dung dịch có tính axit trung
hồ với Ca(OH)2.
Dự kiến sai lầm của học sinh:
- Không nhớ vôi phản ứng với nước sẽ toả nhiệt.
- Khơng biết dung dịch amoniclorua có tính axit yếu.
- Khơng biết nước xà phịng có tính kiềm.
Việc lựa chọn nhiều phương án khác nhau sẽ gây tranh cãi giữa tập thể học sinh.

Khi đó, giáo viên cần phải phân tích đầu bài, sử dụng phương pháp đàm thoại
gợi mở để học sinh dần tìm ra lời giải.
Để giảm thiểu sai lầm của học sinh khi giải bài tập, người giáo viên cần phải
khắc sâu kiến thức cho học sinh trong mỗi bài giảng và không ngừng củng cố
lại, hệ thống lại. Bài tập này nên đưa vào giờ luyện tập hoặc giao về nhà để học
sinh có thời gian suy ngẫm và tranh luận với nhau là thích hợp hơn cả.
2.3.3. Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn mơn hố học THPT
phần hố học đại cương và vô cơ.
-Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài
tập thực tiễn mơn hố học THPT (phần hố học đại cương và vô cơ) trong việc
dạy của giáo viên cũng như trong việc học của học sinh, trong chương này
chúng tơi sắp xếp theo bốn chủ đề: hố đại cương, phi kim, kim loại, hoá học và
các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
-Trong phần phụ lục, chúng tơi sẽ có gợi ý, hướng dẫn giải một số câu hỏi lí
thuyết và bài tập thực tiễn, cịn lại là các bài tập tự giải.
a. Hoá học đại cương.
* Lý thuyết phản ứng.
Câu 1. Viết phân tử nhiệt hoá học của phản ứng phân tích đá vơi, biết rằng để
thu được 11,2 gam vôi ta phải cung cấp một lượng nhiệt là 6,94 Kcal.
Câu 2. Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn
nhiều so với cháy trong khơng khí.
Câu 3. Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa để cho lửa mạnh hơn ta nên:
-Phương án 1: bỏ một thanh củi to vào bếp.
-Phương án 2: chẻ mỏng nó ra rồi cho vào bếp.
Hãy chọn một trong hai phương án trên và giải thích cho sự lựa chọn đó. Từ đó,
có thể kết luận tốc độ phản ứng phụ thuộc yếu tố nào?
7

skkn



Câu 4. Vì sao ngun liệu cho nung vơi là đá vơi và than đá lại phải đập đến
một kích cỡ thích hợp, khơng để to q hoặc nhỏ q.
Câu 5. a.Vì sao để nung gạch, ngói người ta thường xếp gạch, ngói mộc xen lẫn
với các bánh than?
b. Khói thốt ra từ lị nung gạch có làm ơ nhiễm mơi trường khơng? Vì sao?
Câu 6. Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong
các trường hợp sau:
a. Dùng khơng khí nén, nóng thổi vào lị cao để đốt cháy than cốc (trong sản
xuất gang).
b. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c. Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản
xuất xi măng).
b. Sự điện li.
Câu 1. Nước nguyên chất không dẫn điện
nhưng khi dây điện bị đứt rơi xuống hồ ao,
rãnh nước, người chạm vào nước lại bị giật.
Em hãy giải thích tại sao?
Câu 2. Ion Ca2+ cần thiết cho máu hoạt động bình thường. Nồng độ ion canxi
khơng bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion canxi, người
ta lấy mẫu máu, làm kết tủa ion canxi dưới dạng canxi oxalat (CaC 2O4) rồi cho
canxi oxalat tác dụng với dung dịch kali pemanganat trong môi trường axit:
KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4  MnSO4 + CO2 + …
a.Hồn thành phương trình phản ứng. Viết phương trình ion thu gọn.
b.Giả sử canxi oxalat kết tủa từ 1,00 ml máu một người tác dụng vừa hết với
2,05 ml dung dịch kali pemanganat 4,88.10 -4 mol/lít. Hãy biểu diễn nồng độ ion
canxi trong máu người đó ra đơn vị mg Ca2+/100ml máu.
Câu 3 . Axit fomic (HCOOH) có trong nọc kiến, nọc ong, sâu róm. Khi bị ong,
kiến đốt hoặc bị chạm vào sâu róm, nếu ngay trước mặt em có các chất sau:
a.Vơi tơi.

b.Dấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH 6%).
c. Cồn.
d.Nước.
Em hãy chọn một trong các chất trên để bôi vào vết ong, kiến đốt cho khỏi sưng
tấy và giải thích cách làm của em.
Câu 4. Khi bị bỏng do axit người ta thường dùng những chất có tính kiềm như:
nước vơi trong, dung dịch natri hiđrocacbonat lỗng, nước xà phịng,kem đánh
răng,
nước pha lịng trắng trứng…để trung hoà axit.
Nếu bạn của em bị:
a.Bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào.
b.Uống nhầm dung dịch axit.
thì em sẽ cho bạn dùng chất nào trong số các chất
sau đây để sơ cứu một cách có hiệu quả nhất?
1.Dung dịch natri hiđrocacbonat loãng.
8

skkn


2.Nước pha lịng trắng trứng.
3.Kem đánh răng.
Hãy giải thích vì sao em đã chọn phương pháp đó.
Câu 5. Để trung hồ axit phải dùng những chất có tính kiềm. Vì vậy:
- Khi bị bỏng ngoài da do axit người ta thường dùng nước vơi lỗng, dung dịch
natri hiđrocacbonat lỗng, nước xà phịng, kem đánh răng để ngâm , rửa hoặc
bơi lên vết bỏng.
- Nhưng để trung hoà axit do uống nhầm người ta lại thường uống nước vơi
lỗng hoặc nước pha lịng trắng trứng(có tính kiềm) mà khơng dùng dung dịch
natri hiđrocacbonat.

Em hãy giải thích vì sao khơng dùng dung dịch natri hiđrocacbonat cho trường
hợp uống nhầm axit?
c. Phi kim.
*Phân nhóm chính nhóm VII - Halogen.
Câu 1.Tại sao trong cơng nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung
dịch natriclorua bão hồ chứ khơng dùng phản ứng oxi hố khử giữa các chất để
điều chế clo?
Câu 2. Để diệt chuột ở ngồi đồng người ta có thể cho khí clo qua những ống
mềm vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy?
Câu 3. Thổi khí clo đi qua dung dịch natricacbonat người ta thấy có khí
cacbonđioxit bay ra. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Câu 4. Có một ống hình trụ chứa đầy khí clo.Người ta làm thí nghiệm đốt cháy
hidro ở phần trên của ống. Sau đó người ta đưa một ngọn nến đang cháy vào
ống. Nếu đưa ngọn nến từ từ vào ống thì nến tắt ngay ở phần trên của ống. Nếu
đưa thật nhanh ngọn nến xuống đáy ống thì nến tiếp tục cháy. Hãy giải thích các
hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nêu trên và viết các phương trình phản ứng.
Cho biết chất làm nến là paraffin có cơng thức C20H42.
Câu 5. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ
manganđioxit rắn và dung dịch axit clohiđric đậm đặc vào
ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu.
Nếu đóng khố K thì miếng giấy màu khơng
mất màu. Nếu mở khố K thì giấy mất màu.
Giải thích hiện tượng.
Câu 6. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn khơng khí trong phịng thí
nghiệm. Để loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amơniac. Hãy viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 7. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những
tính chất này.
*Nhóm Oxi- lưu huỳnh .
Câu 1. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu

huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật,
tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết.
a.Hãy viết phản ứng đốt cháy lưu huỳnh. Chất gì đã làm chuột chết?
9

skkn


b.Tính lượng lưu huỳnh cần phải đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích
160 m2 và có chiều cao 6 mol/lít. Biết rằng mỗi một mét khối khơng gian cần
đốt 100 gam lưu huỳnh.
Câu 2. Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc
súng đen có thể dùng làm thuốc pháo.
a.Viết các phương trình phản ứng có thể
xảy ra (ít nhất 4 phương trình) khi đốt pháo.
b.Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy
hiểm cho con người và cịn làm ơ nhiễm mơi trường.” Em có đồng ý với quan
điểm của bạn đó khơng? Giải thích?
Câu 3. Khi làm thí nghiệm, do bất cẩn, em bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào
tay. Em sẽ xử lí tai nạn này như thế nào một cách có hiệu quả nhất ? Biết rằng
trong phịng thí nghiệm có đầy đủ các loại hoá chất .
Câu 4 Axit sunfuric đặc là chất có khả năng hấp thụ nước lớn nên được sử dụng
làm khơ rất nhiều chất khí ẩm. Tuy nhiên, để làm khô hiđrosunfua, người ta lại
không dùng axit sunfuric đặc. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng
có thể xảy ra khi cho khí hiđrosunfua đi qua dung dịch axit sunfuric đặc.
Câu 5. Khi cho lưu huỳnh đioxit vào nước vơi trong thì thấy nước vôi trong bị
đục, nếu nhỏ tiếp axit clohiđric vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay axit
clohiđric bằng axit sunfuric thì nước vơi có trong lại hay khơng? Giải thích bằng
phương trình phản ứng.
Câu 6. Vì sao khi nhỏ axit sunfuric đậm đặc vào đường

ăn (saccarozơ ) thì đường ănbị hoá đen ngay lập tức?
* Nitơ - Photpho.
Câu 1. Một bạn dùng dung dịch amoniclorua để rửa khung xe đạp bị gỉ. Gỉ có
hết hay khơng? Giải thích bằng phương trình phản ứng? Việc làm đó có gây ơ
nhiễm khơng khí xung quanh hay khơng? Giải thích tại sao?
Câu 2. Trong phịng thí nghiệm khi xắp xếp lại hố chất, một bạn vô ý làm mất
nhãn một lọ chứa dung dịch khơng màu. Bạn đó cho rằng có thể đó là dung dịch
amonisunfat. Hãy chọn một thuốc thử để kiểm tra xem lọ đó có phải chứa
amonisunfat hay khơng?
Câu 3. Cho dung dịch natri hiđroxit từ từ vào dung dịch nhôm clorua cho tới dư.
Các hiện tượng quan sát được là:
a.Khơng hiện tượng.
b.Có bọt khí thốt ra và có kết tủa.
c.Có kết tủa.
d.Có kết tủa rồi kết tủa lại tan ra.
*Đại cương về kim loại.
Câu 1. Vonfram (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn,
nguyên nhân chính là vì:
A. Vonfram là kim loại rất dẻo.
B. Vonfram có khả năng dẫn điện rất tốt.
C. Vonfram là kim loại nhẹ.
C. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 2. Theo em, người xưa đã ứng dụng tính chất vật lí nào của đồng dưới đây:
A. Tính dẻo.
B. Có khả năng dẫn nhiệt tốt.
10

skkn



C. Có tỉ khối lớn.
D. Có khả năng phản xạ ánh sáng.
khi dùng đồng làm thành những tấm gương soi?
Câu 3. Hãy chọn đáp án đúng. Đồng có độ dẫn điện tốt hơn nhôm, nhưng trong
thực tế nhôm được dùng làm dây dẫn nhiều hơn đồng vì:
a.Nhơm( d = 2,7 g/cm3) nhẹ hơn đồng (d = 8,89 G/CM3).
b.Nhơm khó bị oxi hố hơn đồng.
c.Nhơm khó bị nóng chảy hơn đồng.
d.Nhơm có màu sắc đẹp hơn đồng.
Câu 4. Một trong những chất liệu làm lên vẻ đẹp
kì ảo của tranh sơn mài đó là những mảnh
màu vàng lấp lánh cực mỏng. Những mảnh
màu vàng lấp lánh cực mỏng đó được làm từ
ngun liệu gì vậy? Chính là từ kim loại vàng được dát mỏng thành những lá
vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Nếu dát mỏng 1 chỉ vàng (có khối lượng là 3,75g
Au và có d = 19,32g/cm3) tới chiều dày 1.10-4mm thì diện tích lá vàng thu được
là bao nhiêu?
Câu 5. Những đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xỉn màu, mất đi ánh bạc lấp lánh.
Theo em, nguyên nhân nào sau đây đóng vai trị chủ yếu?
A. Bạc đã phản ứng với hiđrosunfua trong khơng khí tạo ra bạc sunfua màu đen.
B. Bạc đã phản ứng với oxi trong khơng khí tạo ra bạc oxit màu đen.
C. Bạc đã phản ứng với hơi nước trong khơng khí tạo ra bạc oxit màu đen.
D. Bạc dần dần bị thay đổi cấu trúc mạng tinh thể.
Câu 6. Một gam hỗn hống natri tác dụng với nước tạo nên dung dịch kiềm.
Muốn trung hồ dung dịch kiềm đó cần dùng 50ml dung dịch axit clohiđric
0,2M. Xác định thành phần phần trăm của hỗn hống natri?
* Sắt.
Câu1. Tại sao vật bằng sắt bị ăn mịn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon
đioxit, lưu huỳnh đioxit , mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với
sắt?

Câu 2. Làm các thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Cho vào dung dịch axit sunfuric loãng đựng trong 3 cốc đánh số
1,2,3 mỗi cốc một miếng sắt.
-Thí nghiệm 2: Thêm vào cốc 1 một miếng nhôm đặt tiếp xúc với miếng sắt.
-Thí nghiệm 3: Thêm vào cốc 2 một miếng đồng đặt tiếp xúc với miếng sắt.
-Thí nghiệm 4: Thêm vào cốc 3 một miếng bạc đặt tiếp xúc với miếng sắt.
Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và viết các phương trình xảy ra.
Giải thích sự khác nhau trong các hiện tượng thí nghiệm trên.
Câu 3. Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan
quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu
được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (khơng tan
trong axit). Hãy cho biết tên thành phần của quặng và viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
Câu 4. Để điều chế sắt (II) nitrat người ta hoà tan từ từ sắt bằng dung dịch axit
nitric lỗng lạnh; lúc đó khơng có khí thốt ra vì N+5 bị khử thành N-3.
11

skkn


a.Viết phương trình phản ứng hồ tan sắt dạng phân tử và dạng ion.
b.Làm thế nào để nhận biết các ion trong dung dịch thu được sau khi hoà tan
sắt?
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo dục ,với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
Về Liên hệ thực tế trong giảng dạy hoá học, giáo viên giúp học sinh
tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông qua các bài tập lý
thuyết và thực hành, thì kiến thức và kĩ năng của các em sẽ được củng cố một
cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực
sự chủ động, khơng cịn gượng ép, đã biết tự lĩnh hội tri thức cho mình, từ đó tạo

niềm say mê và hứng thú trong học tập mơn hóa học.
Hồn tồn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp học sinh họat
động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên
quan đến cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu
chuẩn bị và khéo léo phối hợp tốt các phương pháp sao cho phù hợp với từng
nội dung và mức độ kiến thức đối với từng đối tượng học sinh.
Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy
độc lập của học sinh, làm cho khơng khí học tập của học sinh hào hứng và sơi nổi
hơn. Giáo viên đóng một vai trò quyết định cho sự thành hay bại của chất lượng
dạy học.
Sau khi áp dụng các phương pháp này vào giảng dạy tôi thấy chất lượng học
sinh nâng cao rõ rệt. Dưới đây là kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài.
Trước khi áp dụng
Lớp
Tỷ lệ Giỏi Tỷ lệ Khá
Tỷ lệ TB
Tỷ lệ Yếu
Tỷ
lệ
Kém
10T2
25%
30%
35%
10%
0%
10T4
18%
43%
22%

17%
0%
12T2
25%
45%
20%
10%
0%
12C2
17%
38%
32%
13%
0%
Sau khi áp dụng
Lớp
Tỷ lệ Giỏi Tỷ lệ Khá
Tỷ lệ TB
Tỷ lệ Yếu
Tỷ
lệ
Kém
10T2
55%
35%
10%
0%
0%
10T4
30%

53%
17%
0%
0%
12T2
45%
50%
5%
0%
0%
12C2
27%
58%
15%
0%
0%
Kết quả thống kê chất lượng học sinh tại trường THPT QUẢNG XƯƠNG 4
Thực hiện so sánh khảo sát chất lượng trước và sau khi thực hiện đề tài tỷ
lệ bình quân học sinh đạt từ khá trở lên tăng 52.7% và đặc biệt sau khi thực
hiện đề tài khơng cịn học sinh kém bộ môn.

12

skkn


3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
“Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng bài tập hóa học liên hệ với thực tế phần
đại cương và vô cơ nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường

THPT”là một trong các yêu cầu quan trọng của giáo viên, để kích thích học
sinh học tập một cách say mê và hứng thú, đồng thời vận dụng những hiểu biết
của mình vào cuộc sống. Muốn làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải có
trình độ chun mơn vững vàng , có sự hiểu biết sâu sắc bao qt hết tồn bộ
nội dung chương trình hóa học của tồn cấp học.
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài nhằm mục đích bồi dưỡng và phát
triển kiến thức kỹ năng cho học sinh vừa bền vững, vừa sâu sắc; phát huy tối đa
sự tham gia tích cực của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự
mình tham gia các hoạt động để vừa làm vững chắc kiến thức, vừa rèn luyện kỹ
năng. Đề tài này còn tác động rất lớn đến việc phát triển tiềm lực trí tuệ, nâng
cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tịi sáng tạo cho học sinh. Tuy
nhiên cần biết vận dụng các kỹ năng một cách hợp lý và biết kết hợp các kiến
thức cơ bản cho từng học cụ thể thì mới đạt được kết quả cao.
Đề tài này có thể mở rộng và phát triển quy mơ hơn, rất mong được các
cấp lãnh đạo triển khai đề tài thành diện rộng. Trên đây mới chỉ là một số vấn đề
trong mn vàn vấn đề của hóa học liên quan đến thực tế, cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Nhưng vì thời gian có hạn tơi mới chỉ đưa ra một số vấn đề để
giúp cho trong mỗi bài giảng có sự lơi cuốn thu hút, tạo hứng thú cho học sinh
khi học mơn hóa học. Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được
những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tơi rất mong được sự góp ý
của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả vì học
sinh thân u, khơng ngừng nâng cao trình độ và tích lũy bề dày kinh nghiệm
của đội ngũ giáo viên đang trực tiếp từng ngày, từng giờ đứng trên bục giảng,
tôi mạnh dạn đề đạt một số ý kiến sau:
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm, đặc biệt sở giáo dục có thể giới
thiệu rộng rãi các sáng kiến có tính khả thi cao trên mạng internet để đồng nghiệp
cùng tham khảo.
Ngành giáo dục cần đầu tư trang thiết bị dạy và học đầy đủ, đây cũng là

điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GV phát huy tốt hiệu quả giờ dạy
cũng như nên có sự quan tâm động viên kịp thời tương xứng.
Thanh Hóa, ngày 28 tháng5 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Lê Thị Thu
13

skkn


4.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học và thí nghiệm hố học.(Chun đề
bồi dưỡng thường xun chu kì 1997 – 2000 cho giáo viên THPT). NXBGD
1999.
- Trần Quốc Đắc (chủ biên) và tập thể tác giả. Hướng dẫn kĩ thuật sử
dụng và làm đồ dùng dạy học. NXBGD 1987.
- Trần Liên Nguyễn. Đố vui về hóa học - NXB Thanh niên 1998
- Trịnh Văn Biều. Các Phương pháp dạy học hiệu quả – ĐHSP. TPHCM
- Sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 10,11,12 – BGD&ĐT
- Nguyễn Xuân Trường. 385 câu hỏi và đáp về hoá học và đời sống.
NXBGD

1

skkn



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên- Trường THPT Quảng Xương 4

TT

Cấp đánh giá
xếp loại

Tên đề tài SKKN

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Ngành


C

2010-2011

Ngành

B

2013-2014

Ngành

C

2015-2016

1 Các phương pháp giải bài tập
trắc nghiệm mơn Hóa học ở
trường THPT.
2 Kinh nghiệm phân dạng và
cách giải bài tập hóa học
THPT bằng phương pháp bảo
tồn mol Electron trong Hóa
học vơ cơ.
3 Kinh nghiệm xây dựng và áp
dụng cơng thức giải nhanh
tốn trắc nghiệm trong hóa
học vơ cơ.

2


skkn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
" KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỌC
LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT "

Người thực hiện: Lê Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(mơn): Hóa học

3

skkn


THANH HĨA NĂM 2022

Mục lục
Nội dung
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu

1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn
2.3.2.Các bước thiết kế bài tập hóa học thực tiễn
2.3.3. Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn mơn Hóa học
THPT phần hóa học đại cương và vơ cơ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo dục ,với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2. Kiến nghị
4.Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
3
4

5
7
12
13
13
13
14

4

skkn



×