Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
Mục
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
1.1.
1.2
2.
2.1.
2.2.
2.3.
3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
4.
III.
1.
2.

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu


NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tổng quan vấn đề phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Tầm quan trọng của việc phịng tránh xâm hại tình dục trẻ
em
Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em trước khi áp dụng
sáng kiến
Vấn nạn xâm hại trẻ em Việt Nam
Vấn nạn xâm hại trẻ em ở Thanh Hóa
Một số đặc điểm của học sinh tiểu học
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh tiểu học
Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh ở trường
Tiểu học
Một số nội dung cơ bản cần trang bị cho học sinh tiểu học
để tự bảo vệ bản thân trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ
em.
Một số kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh tiểu học
trong việc tự bảo vệ bản thân trước vấn nạn xâm hại tình
dục trẻ em
Tiến trình dạy bài đạo đức lớp 1: Phòng, tránh xâm hại
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

skkn


Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
3
5
6
7
7
12
14
15
19
20
20
20


1
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ mn vàn kính u của chúng ta, Người
ln quan tâm đến cơng tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Trong bài

đăng trên báo Nhân Dân ngày 1/6/1969, Người viết: “Thiếu niên, nhi đồng là
người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là
nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân. Cơng tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”. Bác
nhắc nhở các gia đình, các đồn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc và giáo
dục các cháu, làm cho các cháu ngày càng khoẻ mạnh và tiến bộ. Ngày nay, đất
nước ta đã và đang trên con đường đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của
người dân đang từng bước được nâng lên, trẻ em được sống trong hạnh phúc, no
ấm hơn, được vui chơi, được học tập… nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ
em đã và đang phải sống trong một mơi trường khơng an tồn, khơng lành mạnh,
thiếu sự quan tâm chăm sóc, khơng được u thương; bị đối xử thơ bạo, bị bỏ đói,
thậm chí, bị xâm hại tình dục. Chính vì thế, bảo vệ trẻ em đã và đang là nhiệm vụ
quan trọng, cấp thiết của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.[1]
Thực hiện chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị quyết số 121/2020/QH14 của
Quốc hội về tăng cường hiệu lực hiệu quả về phòng chống xâm hại trẻ em. Căn cứ
Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình
dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 87/KHUBND ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh về việc hành động phòng, chống bạo lực,
xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025, Kế hoạch số
1342/KH-SGDĐT ngày 15/5/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hành động
phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025. Thực hiện kế hoạch số
05/KH - PGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Cẩm Thuỷ về kế
hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2020 - 2025. Thực
hiện Kế hoạch số 21/KH-THCB1 ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Hiệu trưởng trường
tiểu học B về kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại
tình dục trẻ em trong nhà trường giai đoạn 2020 - 2025. [2]
Căn cứ công văn số 1258/SGDĐT – CTTT ngày 14 tháng 5 năm 2021 về việc
triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2021 có chủ đề: “Chung tay bảo đảm thực

hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh” và được triển khai từ
ngày 01/6 đến ngày 30/6/2021. Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TH ngày 24 tháng 5
năm 2021 của Hiệu trưởng trường tiểu học B triển khai tháng hành động vì trẻ em
năm 2021. Tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng
sống cho trẻ, đặc biệt là về phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và phòng
chống tai nạn, thương tích, phịng, chống dịch bệnh Covid -19 cho học sinh. [2]

skkn


2
Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang trở thành vấn nạn quốc gia. Các
phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên phản ánh các vụ xâm hại tình dục
trẻ em xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Nạn nhân của các vụ xâm hại
tình dục trẻ em bị tổn thương về thể xác, tinh thần không chỉ trong hiện tại mà
còn bị ám ảnh suốt cuộc đời. Thủ phạm của các vụ xâm hại tình dục không chỉ
gây ra hậu quả đối với nạn nhân mà còn làm huỷ hoại đạo đức xã hội, gây trở
ngại cho quốc gia trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Những vụ xâm hại tình dục trẻ em liên tiếp xảy ra, thậm chí, có xu hướng gia
tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã gióng lên một hồi
chng cảnh báo các gia đình, nhà trường và tồn thể xã hội cần tăng cường
giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đảm bảo cho các em có một mơi trường sống
an toàn, lành mạnh để phát triển toàn diện.
Hiện nay tình trạng thiếu kỹ năng sống, nhất là kỹ năng sinh tồn, kỹ năng
tự bảo vệ bản thân của trẻ em còn nhiều hạn chế, vấn đề này đã được phản ánh
từ nhiều năm qua nhưng công tác khắc phục thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả.
Nạn nhân của đa số các vụ xâm hại trẻ em xảy ra ở Việt Nam thuộc diện trẻ em
nghèo, trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, trẻ em có bố mẹ ly hơn, khơng được
gia đình quan tâm chu đáo đến sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần. Đặc biệt, trẻ
em ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế

khó khăn đã và đang sống trong mơi trường thiếu an tồn, bị đe dọa bởi đói
nghèo, thất học và nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn. Do đó, tơi nghĩ, mọi lực
lượng xã hội cần quan tâm hơn đến đối tượng này. Đây chính là những lí do cơ
bản khiến tơi quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu: “Một số biện pháp giáo
dục kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh lớp 1 tại
trường Tiểu học”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể, thiết thực để tăng
cường giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh lớp 1.
Qua đó, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng phòng tránh bị xâm hại, biết tự
bảo vệ bản thân, tự tìm kiếm sự giúp đỡ, biết lên tiếng tố cáo những kẻ xấu, kẻ
ác đe dọa cuộc sống hạnh phúc của trẻ trong hiện tại và tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
cho học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với sự kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau:
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp

skkn


3
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
- Phương pháp mơ hình hóa
- Phương pháp quan sát
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Tổng quan vấn đề phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh
dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,
mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Như vậy, có 4
hình thức chính xâm hại trẻ em: xao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc trẻ em,
xâm hại về thể chất, xâm hại về tinh thần và xâm hại tình dục.
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc,
lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục
đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về gia đình, sau
đó là nhà trường và xã hội. Song rất nhiều trẻ em hiện nay có hồn cảnh sống
thiếu thốn về vật chất và tinh thần, không được quan tâm, yêu thương và đang
phải sống trong một môi trường thiếu an toàn, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số.
Mặt khác do đại dịch covid - 19 đã khiến nhiều trẻ em mồ cơi khơng cịn cha
mẹ, mất đi sự yêu thương chăm sóc của người thân, … hơn lúc nào hết các em
cần được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài. Do đó, gia đình,
nhà trường và xã hội cần phải chung tay hành động vì trẻ em, ngăn chặn và đẩy
lùi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, đảm bảo cho các em được hồn nhiên, vơ tư
lớn lên trong vịng tay yêu thương của gia đình và cộng đồng.
1.2. Tầm quan trọng của việc phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Trước tình hình vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em gia tăng, diễn biến phức tạp
gây nhức nhối trong dư luận xã hội, cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm
xâm hại tình dục trẻ em cũng như tuyên truyền, giáo dục phòng tránh, ngăn
chặn, đẩy lùi vấn nạn trên để bảo vệ trẻ em trở nên tối cần thiết. Đó là trách
nhiệm, lương tâm của mọi cá nhân, của mọi lực lượng xã hội. Trẻ em là chủ nhân
tương lai của đất nước. Chăm sóc và bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở việc xây
dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ phát triển toàn diện mà rộng lớn hơn là
xây dựng, giữ gìn các giá trị đạo đức, ổn định trật tự, an toàn xã hội, vì sự phát triển

phồn vinh, bền vững của đất nước.
2. Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em trước khi áp dụng
sáng kiến
2.1. Vấn nạn xâm hại trẻ em Việt Nam
Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có diễn
biến phức tạp.

skkn


4
Theo Báo cáo của Chính phủ, giai đoạn từ tháng 6/2019 đến tháng
6/2021, cả nước có 4.009 trẻ em bị xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với
3.600 là trẻ nữ bị xâm hại. Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại
hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục. Trẻ từ 13 đến 16
tuổi là hơn 2.600 trường hợp chiếm 66%, 293 trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại. Số
trẻ bị xâm hại qua các năm có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Các trẻ em
khác bị xâm hại đều phải gánh chịu những tổn hại về thể chất, tinh thần với
những mức độ khác nhau. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em
chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai… [4]
Qua giám sát cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng
chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây
tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; đồng thời công tác theo dõi, thống kê
tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm
hại trẻ em được phát hiện và xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ
tình hình thực tế.
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về tiếp
tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phịng
chống xâm hại trẻ em, theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
vào tháng 8.2021 thì tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, từ tháng

6/2020 – 6/2021 so với cùng  kỳ năm 2019 - 2020 thì việc xâm hại trẻ em tăng
cả về số vụ, số đối tượng, số trẻ em bị xâm hại, lần lượt là 26,8%, 12,5%,
25,7%; nhất là hiếp dâm trẻ em tăng 13,2%.
Theo thống kê, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân,
trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người thân trong gia đình nạn nhân. Đối
tượng xâm hại tình dục trẻ em hầu hết là những người có cuộc sống bình thường
ít ai ngờ tới, có quan hệ gần gũi với nạn nhân và gia đình nạn nhân như người
ruột thịt (ơng nội, bố đẻ, bố nuôi, bố dượng…), họ hàng (chú họ, cậu họ, dượng,
anh họ,…), thầy giáo, người bạn lớn tuổi hơn hoặc khỏe hơn, hàng xóm, bạn của
bố mẹ, tình nguyện viên, khách du lịch….. Thủ phạm các vụ xâm hại tình dục
trẻ em thuộc các giai cấp, tầng lớp, ngành nghề, độ tuổi khác nhau… nên rất khó
khăn trong việc phòng ngừa và phát hiện. Qua khảo sát, hơn 80% học sinh tiểu
học cho rằng thủ phạm là người lạ. Đó là một quan niệm sai lầm của trẻ bởi các
em đều tin tưởng những người thân quen, thế nên khơng hề có sự đề phịng cảnh
giác. Lợi dụng điểm yếu này của trẻ, tội phạm dễ dàng chiếm được tình cảm và
niềm tin của trẻ.
Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là ở các độ tuổi từ 13 - 18
tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi từ 5 - 16. Thống kê của Tổng Cục
Cảnh sát cho thấy, hầu hết các vụ trẻ bị xâm hại tình dục đều do thân nhân của
trẻ hoặc người dân tố cáo, lực lượng chức năng chủ động phát hiện bằng các
biện pháp nghiệp vụ chỉ chiếm 6% vụ việc. Trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ, nhiều
vụ loạn luân xảy ra. Tình trạng loạn luân trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em

skkn


5
đang ngày càng gia tăng, cảnh báo về sự suy thối đạo đức trong xã hội. Trong
số đó, khoảng 30% trẻ bị xâm hại nhiều lần. Trẻ bỏ học, sống lang thang bị xâm
hại tình dục chiếm khoảng 11% tổng số nạn nhân. [5]

Nhiều trường hợp khác thì các đối tượng lợi dụng các bé gái mới lớn, bỏ học
ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người, kinh tế khó khăn, nhận thức bị hạn
chế để dụ dỗ, lừa gạt đưa ra nước ngoài rồi cưỡng bức vào các nhà nghỉ mại dâm.
Nhiều trường hợp đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để xâm hại trẻ, hoặc cho trẻ
uống rượu, bia, chất kích thích dẫn tới mất hoặc giảm khả năng tự vệ để xâm hại.
Hầu hết án xâm hại tình dục khơng bao giờ bắt được quả tang. Khi vụ
việc xảy ra đều chỉ có hung thủ và nạn nhân, khi người thân của các bé phát hiện
thường đã qua khá lâu khiến công tác thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn.
Nhiều trường hợp chứng cứ khơng thể khắc phục được như lơng, tóc, máu, vết
cào cấu... đã bị tiêu huỷ. Mặt khác, việc nạn nhân còn nhỏ tuổi, bị dư chấn tâm
lý mạnh dẫn tới việc cho lời khai khơng thống nhất, thiếu chính xác, thậm chí
khai theo gợi ý của người thân dẫn tới những khó khăn, trở ngại rất lớn trong
cơng tác điều tra.
2.2. Vấn nạn xâm hại trẻ em ở Thanh Hóa
Theo thông tin từ báo Laodongxahoi.net cho biết từ ngày 1/7/2019 đến
ngày 30/6/2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có 135 trẻ em bị xâm hại được phát
hiện và xử lý. Trong đó 18 trẻ em bị bạo lực, 99 trẻ em bị xâm hại tình dục, 1 trẻ
bị mua bán và 17 trẻ em bị các hành vi khác xâm hại. Các hành vi xâm hại trẻ
em đa số là xâm hại tình dục đối với trẻ em gái (như hiếp dâm, gia cấu, dâm ô,
…) chiếm 73,3% trên tổng số trẻ em bị xâm hại.
Theo báo Laodong.vn, bà Đ (47 tuổi) trú tại thôn Minh Thành 2 xã Xuân
Bái, huyện Thọ Xn, Thanh Hóa đã gửi đơn tới Cơng an xã Xuân Bái phản ánh
về việc cháu ngoại là Đ. H (10 tuổi) khi tắm cho cháu thì phát hiện vùng kín của
cháu H bị tấy đỏ và có chất dịch màu trắng. Tại xã Tân Bình huyện Như Xuân
ngày 30/5/2021 em L. A (17 tuổi) cùng nhóm bạn dã ngoại tai khu vực hồ sơng
Mực trong đó có em V.T (14 tuổi). A và T quen qua mạng xã hội nên A đã đón
T đưa đi chơi, khi đưa T về nhà thấy bà ngoại đã ngủ A giở trò đồi bại với T.
Đau lòng hơn, đầu năm 2018 cháu Nguyễn Thị H (9 tuổi) ở xã Hoằng Thái,
huyện Hoằng Hố bị chính bố đẻ xâm hại tình dục. Gần đây nhất là vụ ông N.
V. Ph (79 tuổi) trú tại xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thuỷ có hành vi xâm hại cháu

bé 8 tuổi trú tại xã Cẩm Sơn theo báo suckhoedoisong.vn ...
Có thể nói, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Thanh Hóa nói riêng, ở
Việt Nam nói chung đang tồn tại những “tảng băng chìm”. Thủ phạm vẫn nhởn
nhơ ngồi vịng pháp luật, nạn nhân và gia đình lặng lẽ gánh chịu những hậu quả
đau lịng, có thể gây ám ảnh suốt cuộc đời của trẻ.
Trước thực trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gia tăng, Bộ luật hình sự
sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã xây dựng một chương riêng về loại tội phạm này.

skkn


6
Đồng thời, các hình phạt được áp dụng cho tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng
ngày càng nghiêm khắc hơn.
2.3. Một số đặc điểm của học sinh tiểu học
2.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về
mặt sinh lý, tâm lý các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi
mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và
năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ
của gia đình, nhà trường và xã hội.
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới
tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ
nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
2.3.2. Một số đặc điểm về hồn cảnh gia đình của học sinh tiểu học xã
Cẩm Bình, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa
Với 75% dân cư xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thuỷ là người dân tộc Mường
và dân tộc Dao, đa số học sinh trường Tiểu học Cẩm Bình 1 đều có cha mẹ là
người dân tộc. Phần lớn học sinh sống cùng cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số

học sinh ở nhà với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa (như đi lao động xuất khẩu
nước ngồi hoặc đi làm cơng ty ở các tỉnh khác), các gia đình học sinh đều khó
khăn về kinh tế nên các em có sự phát triển về thể chất, tâm lí có thể chậm hơn
so với bạn cùng trang lứa ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, trình độ
dân trí cao hơn. Chính vì thế, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện
quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của trẻ em miền núi nói chung, trẻ em dân
tộc Mường, Dao ở xã Cẩm Bình nói riêng, trong đó có cơng tác bảo vệ trẻ trước
nguy cơ xâm hại tình dục.
của

Bảng thống kê kết quả khảo sát hoàn cảnh sống/mức độ bị xâm hại
.
học sinh lớp 1C.(Số lượng HS tham gia khảo sát: 34)

STT

Nội dung thăm dị

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Số trẻ đang sống cùng ơng bà
Số trẻ đang sống cùng ông bà, bố mẹ
Số trẻ đang sống cùng bố mẹ

Số trẻ có ơng hoặc bố hay uống rượu
Số trẻ có bố hoặc ơng từng say rượu
Số trẻ từng bị người khác ơm hơn, cảm thấy khó chịu
Số trẻ từng bị trêu về cơ quan sinh dục
Số trẻ thường đi học một mình

skkn

Kết
quả
9
10
15
23
19
14
11
12

Tỉ lệ
%
26,4
29,5
44,1
67,6
55,9
41,2
32,4
35,3



7
Qua bảng khảo sát trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện dấu hiệu trẻ
bị xâm hại tình dục, tuy mới chỉ ở mức độ nhẹ nhưng tỉ lệ cao (32,4 – 41,2%). Hơn
nữa, hiện tượng người đàn ơng trong gia đình các em say rượu, có thói quen uống
rượu rất phổ biến (67,6%). Điều đó phản ánh nguy cơ thiếu an tồn của học sinh
khá cao. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm đã kết hợp với gia đình để cùng tuyên truyền,
giáo dục để trang bị cho các con cách tự bảo vệ mình.
3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học.
Do điều kiện thiết bị, phương tiện dạy học tại trường tiểu học Cẩm Bình 1
(trưởng lẻ) cịn thiếu thốn nên cơng tác giáo dục tồn diện nói chung và giáo dục kỹ
năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Tuy
vậy, tơi cho rằng, nếu các đồng chí cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhà trường
tâm huyết với sự nghiệp trồng người thì có thể khắc phục khó khăn, thực hiện
thành cơng những mục tiêu giáo dục của từng năm học.
Với lòng yêu nghề mến trẻ, muốn đóng góp phần nào cơng sức, trí tuệ cho
sự nghiệp trồng người, được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của Ban giám hiệu
trường Tiểu học Cẩm Bình 1, tơi đã và đang triển khai một số biện pháp giáo dục
kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và bước đầu có hiệu quả đáng ghi
nhận.
3.1. Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phịng tránh
xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh ở trường Tiểu học.
3.1.1. Giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học
sinh lớp 1 ở trường Tiểu học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống (của giáo viên và nhà
trường) trước khi khai giảng năm học mới.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục,
tun truyền kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó, người lập
kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, kịch bản, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt

động ngoại khóa đó.
Sưu tầm, xây dựng một số tình huống/câu chuyện về phịng tránh xâm hại
tình dục trẻ em.
* Câu chuyện: Cơ bé qng khăn đỏ
Vịt con lạc mẹ
* Tình huống:
Tình huống 1: Ở nhà một mình, có mở cửa cho người lạ, người quen của
gia đình hay khơng?
Tình huống 2: Khi được cho q chỉ cho trẻ biết trường hợp nào nên
nhận quà trường hợp nào khơng nên nhận q.
Tình huống 3: Khi bố say rượu chỉ ra cho trẻ em biết mình phải làm gì?

skkn


8
Tình huống 4: Bí mật xấu chỉ cho trẻ em biết sự cần thiết của tố cáo
thủ phạm
Tình huống 5: Khi người đi đường cần bé giúp đỡ chỉ ra cho trẻ biết
nguy cơ bị bắt cóc hoặc xâm hại và phải biết rằng, khi cần giúp đỡ, thông
thường, người lớn sẽ tìm người lớn sẽ tìm người lớn nhờ giúp đỡ
Tình huống 6: Khi bị lạc chỉ ra cho trẻ em biết cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ
chú công an, cô lao công, cô bán hàng...)
Bước 3: Tiến hành thực hiện kế hoạch: Tổ chức hoạt động ngoại khóa với
chủ đề “Giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh
lớp 1 trường Tiểu học”
- Tổ chức buổi xem các video hoặc kể chuyện tun truyền về phịng chống
xâm hại tình dục trẻ em, trong đó, giáo viên lựa chọn một số tình huống thường gặp
để hướng dẫn học sinh cách giải quyết.
Ưu điểm: Người thực hiện có thể điều chỉnh nội dung trên cơ sở thời lượng

cho phép. Ít tốn kém thời gian của giáo viên và học sinh.
Hạn chế: Nếu khả năng kể chuyện của giáo viên hạn chế thì chất lượng
buổi tuyên truyền khó đạt hiệu quả mong muốn.

Học sinh xem video

Học sinh làm bài tập sau khi xem video

skkn


9
- Tổ chức diễn kịch về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. Qua đó,
giúp các em rút ra ý nghĩa, bài học để cảnh giác với tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em.
Ưu điểm: Hoạt động sơi nổi, sinh động, lơi cuốn. Học sinh có cơ hội rèn luyện
nhiều kỹ năng khác nhau trong quá trình tập và biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
Hạn chế: Phải đầu tư nhiều thời gian và tài chính (thuê trang phục, bồi
dưỡng cho giáo viên và học sinh)
- Tổ chức thi vẽ tranh tuyên truyền về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục
trẻ em (có định hướng về chủ đề cụ thể và cách vẽ)
Ưu điểm: Phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của học sinh. Thu
hút được sự quan tâm của học sinh. Nội dung tuyên truyền sâu, “thấm vào tư duy”
của học sinh.
Hạn chế: Tốn kém thời gian và cần sự đầu tư tài chính để mua học liệu.

Một số hình ảnh tranh vẽ của học sinh
3.1.2. Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học
sinh lớp 1 ở trường Tiểu học thông qua các tiết dạy trên lớp.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung giáo dục vào các

tiết dạy của cả năm học (của giáo viên và nhà trường) trước khi khai giảng
năm học mới.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy trên lớp về chủ đề “Giáo dục kỹ
năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em”. Trong đó, người lập kế hoạch cần
xác định rõ mục tiêu về kiến thức, phẩm chất, năng lực; tài liệu, phương tiện,
địa điểm (lớp học), người thực hiện là giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ phụ
trách Đội)...

skkn


10
Bước 3: Tiến hành thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Giáo viên cần sử dụng đa dạng các
phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để học sinh ghi nhớ kiến thức, rèn
luyện kỹ năng trong từng hoạt động học.
- Tài liệu và phương tiện: Giáo viên chủ động lựa chọn nguồn tài liệu phù
hợp, tin cậy và sử dụng các giáo cụ trực quan như tranh vẽ, các tình huống thực
tiễn để tổ chức các hoạt động học.
Kế hoạch bài dạy lồng ghép nội dung về chủ đề “Giáo dục kỹ năng phịng
tránh xâm hại tình dục trẻ em” lớp 1. (Trích)
STT
Tên bài
Mơn: Tự nhiên và xã hội
1.
Chủ đề 3: Cộng đồng địa
phương
Bài 9: An toàn trên đường

2.


3.

Giáo dục học sinh ý thức được các tình
huống nguy hiểm có thể xảy ra trên
đường: Khơng được đi bộ một mình trên
đường, phải có bố mẹ, anh chị hoặc ơng
bà đi cùng. Không tiếp xúc, nhận quà và
đi cùng người lạ.
Chủ đề 5: Con người và
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo
sức khoẻ
vệ những vùng riêng tư trên cơ thể,
Bài 14: Cơ thể em
không để mọi người (trừ bố mẹ, ông bà)
đụng chạm đến các bộ phận trên cơ thể.
Chủ đề 5: Con người và
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ
sức khoẻ
thể. Nhận biết, phòng tránh và cách xử
Bài 19: Giữ an toàn cho cơ lý những hành vi động chạm, đe doạ đến
thể
an toàn của bản thân.

Môn: Hoạt động trải nghiệm
1.
Chủ đề 1: Trường tiểu học.
Tuần 3: Sinh hoạt lớp:
Chia sẻ việc thực hiện An
tồn giao thơng ở cổng

trường
2.

Nội dung lồng ghép

Chủ đề 7: Gia đình em
Tuần 28: Giáo dục hoạt
động theo chủ đề: An toàn
khi ở nhà

Giáo dục học sinh ý thức: Tan học
không đi cùng người lạ, người không
thân thiết khi chưa có sự cho phép của
bố mẹ, ơng bà hoặc anh chị ruột; không
ra về khi bố mẹ hoặc ông bà chưa đến
đón.
Giáo dục cho học sinh thực hiện các kĩ
năng ở nhà an tồn: Khơng mở cửa,
khơng nhận q, nghe theo lời dụ dỗ của
người khác khi khơng có bố mẹ hoặc
người lớn ở nhà.

Môn: Tiếng Việt
1.
Chủ đề 2: Mái ấm gia đình Lồng ghép qua hoạt động Tìm hiểu nội
Bài 1: Đọc: Nụ hôn trên
dung bài đọc: Giáo dục học sinh ý thức
bàn tay
tự bảo vệ bản thân: Không cho mọi


skkn


11
người (trừ bố mẹ, ông bà, anh chị em
ruột) đụng chạm đến các bộ phận trên cơ
thể khi không cần thiết, đặc biệt là các
bộ phận vùng kín.
2.
Chủ đề 2: Mái ấm gia đình Giáo dục học sinh kĩ năng an toàn khi
Bài 3: Cả nhà đi chơi núi
tham gia chơi ngồi trời: Ln đi cùng
bố mẹ, khơng ham chơi để lạc đường
hoặc đi cùng người lạ.
3.
Chủ đề 4: Điều em cần
Giáo dục học sinh kĩ năng ở nhà an tồn:
biết
Khơng mở cửa, khơng nhận q, nghe
Bài 3: Khi mẹ vắng nhà
theo lời dụ dỗ của người khác khi khơng
có bố mẹ hoặc người lớn ở nhà.
4.
Chủ đề 4: Điều em cần
Qua bài đọc, giáo dục học sinh cách xử
biết
lý khi bị lạc: Bình tĩnh, khơng la khóc;
Bài 4: Nếu không may bị
ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ; nhờ
lạc

đến sự giúp đỡ của người lớn như: cô lao
công; chú bảo vệ, chú công an,…để gọi
điện thoại cho bố mẹ hoặc nhớ lời dặn
của bố mẹ tìm đứng ở vị trí dễ quan sát
như: lối ra vào,… Khơng đi thoe người
lạ.
Môn: Đạo đức
1.
Chủ đề 2: Yêu thương gia Qua câu chuyện Thỏ con đi lạc, giáo dục
đình
cho học sinh biết tầm quan trọng của
Bài 5: Gia đình của em
tình u thương trong gia đình: Khơng
giận dỗi bố mẹ mà bỏ nhà đi, nếu không
sẽ gặp những điều nguy hiểm như: bị bắt
cóc, xâm hại thân thể,…
2.
Chủ đề 8: Phịng, tránh tai Giáo dục học sinh các kĩ năng phòng,
nạn, thương tích
tránh xâm hại.
Bài 30: Phịng, tránh xâm
hại
3.1.3. Tổ chức tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc bảo vệ
an toàn cho trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục.
- Tổ chức họp phụ huynh để thơng báo kế hoạch tổ chức giáo dục kỹ năng
phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh.
- Cung cấp tài liệu tuyên truyền cho phụ huynh đọc và tiến hành hướng
dẫn con cách phịng tránh.
- Khảo sát hồn cảnh gia đình học sinh thơng qua phụ huynh để nắm rõ
hoàn cảnh của từng em, đặc biệt quan tâm tới những bé gái không sống cùng

mẹ, cha hoặc chỉ sống với ông bà hay họ hàng.

skkn


12
- Khảo sát thực trạng mức độ bị xâm hại của trẻ em qua ý kiến phụ huynh
để có biện pháp tham vấn, tư vấn cho gia đình, quan tâm hơn đến tâm lí của học
sinh từng bị xâm hại.
- Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của cán bộ, giáo viên phụ trách
để họ chủ động liên lạc khi cần.
3.2. Một số nội dung cơ bản cần trang bị cho học sinh để tự bảo vệ
bản thân trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em.
3.2.1. Trang bị cho học sinh kiến thức tối thiểu về cơ thể và quyền làm chủ
cơ thể của mình:

(Nguồn: afamily) (7)
- Vùng cấm và vùng kín trên cơ thể trẻ (vùng màu đỏ như hình vẽ)
- Vùng kín: Bộ phận cơ thể ở trong đồ bơi, đồ lót.
- Cách gọi chính xác tên của các bộ phận riêng tư trên cơ thể.
* Bất kỳ ai cũng có quyền làm chủ cơ thể của mình, khơng ai được xâm phạm tới.

Ảnh: Nguồn Kenh14.vn (8)

skkn


13
3.2.2. Trang bị cho học sinh kiến thức về dấu hiệu nhận biết về các hành
vi an toàn, hành vi nguy hiểm, những người có thể tin cậy để nhờ giúp đỡ:

Dạy trẻ cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đề phịng
cảnh giác:
- Báo động nhìn: Ai đó nhìn chằm chằm vào cơ thể của trẻ, nhất là “vùng
kín”, những bộ phận riêng tư.
- Báo động nói: Ai đó dùng lời nói khen ngợi bộ phận trên cơ thể trẻ hoặc
trêu ghẹo khiến trẻ ngại ngùng, xấu hổ.
- Báo động chạm: Ai đó có cử chỉ đụng chạm vào cơ thể trẻ, nhất là
những bộ phận riêng tư của trẻ.
- Báo động ơm: Ai đó ơm trẻ khiến trẻ khơng cảm thấy thoải mái, khơng
thích, thậm chí cảm thấy ghê sợ...
- Báo động một mình: Hầu hết các vụ xâm hại xảy ra khi trẻ ở một mình.
Do vậy, người lớn và trẻ cần tránh để trẻ ở một mình.
Khi nhận thấy có dấu hiệu báo động, trẻ cần nói với người mà trẻ tin cậy như bố
mẹ, bà, chị, cô giáo..
Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại tình dục ngày càng trở nên
nhức khối khi hàng loạt những vụ xâm hại tình dục trẻ vị thành niên bị phát
giác. Vì vậy cần giúp trẻ nhận biết dấu hiệu về các hành vi an tồn, hành vi nguy
hiểm, những người có thể tin cậy để nhờ giúp đỡ:

5 vòng tròn giúp trẻ giữ khoảng cách an toàn (Nguồn Internet)

skkn


14
3.3. Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng trong việc tự bảo vệ bản
thân trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em.
3.3.1. Hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày để đề phòng
kẻ xấu.
Hướng dẫn học sinh hình thành các thói quen sau:

- Khơng nhận quà của bất kỳ ai khi chưa được sự đồng ý của ông (bà, bố, mẹ)
- Không tự ý lên xe của người khác.
- Khi tắm, thay quần áo, đi vệ sinh... phải đóng cửa.
- Khơng sang nhà hàng xóm chơi khi đi một mình.
- Khơng mở cửa cho người quen, lạ vào nhà khi ở nhà một mình.
.........
3.3.2. Kỹ năng nhận diện kẻ xấu
- Về hình thức (Vẻ bên ngồi): Kẻ xấu khơng phải là những người trơng xấu
xí như da đen, mắt to, miệng lớn, tay to, giọng nói ồm ồm... như những nhân vật
Ác trong truyện. Kẻ xấu - kẻ có thể hại trẻ em có thể trơng rất sạch sẽ, thơm tho,
lịch sự.
- Về lời nói: Kẻ xấu thường nói năng rất nhẹ nhàng, ngọt ngào, cử chỉ ân
cần, dịu dàng với trẻ vì muốn tạo niềm tin cho trẻ.
- Về công cụ, phương tiện đi kèm: Kẻ xấu thường mua chuộc trẻ bằng quà
tặng - những thứ mà trẻ thích như đồ ăn, đồ chơi, … nhằm dụ dỗ trẻ. Vì thích
q tặng mà trẻ nghe theo, đi theo. Do vậy, trẻ phải cảnh giác với những “cạm
bẫy ngọt ngào” đó.
3.3.3. Kỹ năng xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm
- Khi bị kẻ xâm hại trực tiếp yêu cầu “nhìn hoặc bắt nhìn” bộ phận nhạy
cảm, nói chuyện dâm ơ, động chạm, sờ mó, ôm bế, … nếu kẻ xâm hại là người
thân trong gia đình, các em cần cảnh báo hắn khơng được yêu cầu như vậy và
dọa sẽ báo lại với cha mẹ biết, cho dù đó là ai, ơng bà hay anh chị, chú bác…
các em đều cần phải cảnh báo để kẻ xâm hại e ngại không dám thực hiện hành vi
đó. Cần dạy cho các em cần lập tức tránh xa kẻ xâm hại, chú ý di chuyển đến
nơi có thể kêu cứu hoặc có thể nhờ người giúp đỡ bằng cách chạy đến nơi đông
người rồi chờ đến khi cha mẹ về nhà. Sau đó cần phải kín đáo tâm sự với cha,
mẹ hoặc cô giáo về hành vi bất thường của kẻ xâm hại để kịp thời can thiệp
ngăn chặn hành vi của kẻ xâm hại.
- Khi có người đụng chạm vào cơ thể, phải kêu to: “Khơng! Đừng đụng vào
người cháu! Cháu khơng thích!...” (Hướng dẫn học sinh đọc thuộc mấy câu này)

3.3.4. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
- Những người trẻ có thể tin cậy khi ở nhà: Ông, bà, bố, mẹ,... (Tuy nhiên,
nếu kẻ xấu là người thân quen thì cần nói với bà, mẹ...)

skkn


15
- Những người trẻ có thể tin cậy khi ở trường: Các thầy giáo, cô giáo (Nếu
kẻ đang khiến trẻ sợ hãi là thầy giáo, là bác bảo vệ... thì cần nói với cơ giáo)
- Những người trẻ có thể tin cậy khi ra đường: Cảnh sát, cô lao công, cô
bán hàng, .....
3.3.5. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc khơng thích bất kỳ
người nào
Khi có ai đó đe dọa, cấm trẻ tiết lộ việc xấu xa của họ thì trẻ cần dạy cho trẻ
rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ người nào đe dọa
hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí
mật thì trẻ nên thơng báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé
khơng thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết
và tránh xa những người mà bé khơng thích hay có những hành vi đụng chạm.
Lưu ý với trẻ: Càng im lặng, không lên tiếng thì kẻ xấu sẽ tiếp tục có những
hành động khiến bé khó chịu, sợ hãi, thậm chí đau đớn...
- Thủ phạm thường đổ lỗi cho trẻ, vẽ những viễn cảnh tiêu cực (như trẻ sẽ bị
ghét bỏ) nếu mọi người biết chuyện. Do vậy, cần cho trẻ hiểu rằng, trẻ em là nạn
nhân, khơng có lỗi. Trẻ cần tố cáo thủ phạm để pháp luật trừng trị họ.
Lưu ý: Trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau qn. Chính vì vậy, việc tuyên truyền,
giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để các con thấm dần. Do vậy, gia đình và
nhà trường cần phối hợp nhịp nhàng, cùng thực hiện.
3.4. Tiến trình dạy bài Đạo đức lớp 1: Phòng, tránh xâm hại

Đạo đức:
BÀI 30: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được những vùng cấm trên cơ thể mà người khác khơng được chạm
vào; những việc cần làm để phịng, tránh bị xâm hại.
- Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Học sinh biết phân biệt kẻ xấu thông qua các dấu hiệu báo động và sẵn sàng
lên tiếng nếu gặp nguy hiểm. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ cũng được rèn giũa.
- Thông qua các tình huống giả định, học sinh biết được mình phải làm gì để bảo
vệ bản thân trước kẻ xấu, kẻ ác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-

SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

skkn


16
-

Tranh ảnh, video bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phịng, tránh xâm hại”;

-

Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điểu kiện).


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- GV hướng dẫn HS chơi Trò chơi “Sói bắt cừu”.
- GV nêu luật khi thực hiện trị chơi: Một bạn đóng vai là sói, các bạn cịn lại là
những chú cừu. Sói dụ dỗ cừu bằng cỏ non. Nếu chú cừu nào ham ăn sẽ bị sói
bắt.
- GV mời 5 - 10 HS lên chơi - HS chơi trò chơi
- GV đặt câu hỏi: “Trong trò chơi, sói đã dùng thứ gì để dụ dỗ cừu?”
- HS trả lời
Kết luận: Sói đã dụ dỗ cừu bằng cỏ non, cũng giống như khi có người lạ dụ dỗ
chúng ta bằng đồ chơi, bánh kẹo,... Chúng ta cần học cách từ chối để bảo vệ bản
thân.
2. Khám phá
2.1. Hoạt động 1: Nhận biết vùng cấm trên cơ thể
- GV cho HS quan sát bức tranh trong mục Khám phá để trả lời câu hỏi:
+ Người khác không được chạm vào vùng nào trên cơ thể của em?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
Kết luận: Khơng được cho người khác chạm vào miệng, ngực, phần giữa hai
đùi và mông của mình, những vùng đó là bất khả xâm phạm, trừ khi mẹ giúp em
tắm và khi bác sĩ khám những bệnh có liên quan đến vùng kín.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để phịng tránh bị xâm hại
- GV chia HS thành 5 nhóm, đóng vai để thể hiện “Quy tắc 5 ngón tay” (hoặc
HS quan sát tranh trong SGK).
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: “Quy tắc 5 ngón tay” dạy các em điều
gì?
+ Ngón cái: Ồm hơn (với người thân trong gia đình như ơng bà, bố mẹ, anh chị
em ruột).
+ Ngón trỏ: Nắm tay, khốc tay (với bạn bè, thầy cơ, họ hàng).
+ Ngón giữa: Bắt tay (khi gặp người quen).

+ Ngón áp út: Vẫy tay (nếu đó là những người lạ).

skkn


17
+ Ngón út: Xua tay khơng tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy (khi những
người xa lạ mà mình cảm thấy bất an tiến lại gần và có cử chỉ thân mật).
- GV nhận xét, bổ sung các ý kiến.
Kết luận: Để phòng, tránh bị xâm hại em khơng tiếp xúc với người lạ. Giữ
khoảng cách an tồn khi tiếp xúc với mọi người.
3. Hoạt động Luyện tập thực hành
3.1. Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm
- GV trình chiếu 5 tranh ở mục Luyện tập
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: “Hãy quan sát các bức tranh,
thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào khơng nên làm để phịng, tránh
bị xâm hại”.
Hãy bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến sau:
- Nếu ý kiến em đồng ý thì giơ thẻ mặt cười.
- Nếu ý kiến em khơng đồng ý thì giơ thẻ mặt mếu.
Chống lại và hét to khi người lạ muốn ôm, hôn (tranh 1)
Đi một mình ở nơi tối, vắng vẻ (tranh 2)
Hét to, bỏ chạy khi người lạ có ý định xâm hại (tranh 3)
Chia sẻ với mẹ khi gặp nguy cơ bị xâm hại (tranh 4)
Từ chối nhận quà của người lạ (tranh 5)
- GV nhận xét, bổ sung các ý kiến.
Kết luận:
- Việc nên làm là: Tranh 1, 3, 4, 5.
- Việc không nên làm là: Tranh 2
3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cách em đã làm để phòng, tránh bị xâm hại.
- HS chia sẻ theo nhóm đơi.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và bổ sung các ý kiến.
4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm

skkn


18
4.1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa
ra các phương án xử lí tình huống:
Tình huống: Một người đàn ơng dụ dỗ bé gái: “Cháu bé, vào nhà chú chơi, chú
có nhiều đồ ăn ngon lắm!”.
- GV gợi ý một số cách xử lí:
1. Chạy đi rủ các bạn cùng vào nhà chú;
2. Bảo chú mang đồ ăn ra cho;
3. Từ chối không vào nhà chú;...
- GV cho HS các nhóm đóng vai cách xử lí của nhóm, các nhóm khác quan sát,
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm đóng vai hay và có cách xử lí tình
huống tốt; phân tích để định hướng cho HS cách xử lí tốt nhất (cách 3).
Lưu ý: Nếu trong số các em, có em nào cảm thấy khơng an tồn và gặp nguy cơ
bị xâm hại, hãy gặp riêng bố mẹ, thầy cô, những người em tin tưởng để chia sẻ.
Mọi người luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các em.
4.2. Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị xâm hại
- HS đóng vai nhắc nhau phịng, tránh bị xâm hại. HS có thể tưởng tượng
và đóng vai nhắc bạn cách phịng, tránh bị xâm hại: khơng đi một mình nơi tối,
vắng vẻ; khơng nhận q của người lạ; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với

người lạ; khi có nguy cơ bị xâm hại, em hãy la hét và tìm cách chạy đi thật xa,
tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người em tin tưởng,...
- Ngoài ra, GV đưa ra những lời khuyên đổi với các việc khơng nên làm
để phịng tránh bị xâm hại.

skkn


19
Học sinh diễn kịch tuyên truyền theo chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
Kết luận: Em thực hiện phịng, tránh xâm hại để đảm bảo an tồn cho bản thân.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng - HS đọc. [9]

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Hiệu quả kinh tế đối với gia đình, nhà trường và xã hội
Các giải pháp trên khi được thực hiện thì chi phí thấp điều đó sẽ góp phần
tiết kiệm ngân sách nhà nước, tài chính của nhân dân. Khi trẻ em được bảo đảm
an tồn thì nhà nước sẽ bớt đi gánh nặng ngân sách (do phải xử lí vi phạm pháp
luật) cịn gia đinh cũng tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc (nếu điều
đáng tiếc xảy ra thì gia đình sẽ rất tốn kém thời gian, tiền bạc...)
4.2. Hiệu quả xã hội đối với học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhà trường
* Đối với học sinh:
Sau quá trình thực hiện giải pháp giáo dục kỹ năng phịng tránh xâm hại
tình dục trẻ em cho học sinh lớp 1, tơi nhận thấy học sinh có những chuyển biến
rõ rệt về nhận thức và hành vi.
- Về kiến thức: Hầu hết học sinh đều hiểu và nhớ những kiến thức cơ bản
nhất được giáo viên cung cấp như khái niệm “vùng cấm”, “vùng kín”, cách gọi
tên các bộ phậm thuộc hai vùng đó. Đa số học sinh nhớ được việc không nhận
quà, không lên xe người khác nếu chưa được bố mẹ cho phép. Các em cũng biết
được các dấu hiệu báo động để đề phòng cảnh giác. Học sinh cũng ghi nhớ

những người tin cậy để có thể nhờ giúp đỡ trong tình huống khẩn cấp.
- Về phẩm chất, năng lực: Học sinh biết phân biệt kẻ xấu thông qua các
dấu hiệu báo động và sẵn sàng lên tiếng nếu gặp nguy hiểm. Kỹ năng tìm kiếm
sự giúp đỡ cũng được rèn giũa. Thơng qua các tình huống giả định, học sinh biết
được mình phải làm gì để bảo vệ bản thân trước kẻ xấu, kẻ ác.
* Đối với phụ huynh

skkn


20
Các bậc cha mẹ được bổ sung kiến thức và kỹ năng, tinh thần đề phòng cảnh
giác cũng được đề cao. Tất cả phụ huynh đều đồng tình ủng hộ kế hoạch giáo dục
của nhà trường, thêm tin tưởng giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đã và đang gióng lên hồi chng
báo động về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Mọi người, mọi lực lượng xã hội
cần chung tay hành động để bảo vệ trẻ, tạo cho trẻ một mơi trường sống an tồn,
lành mạnh để học tập và phát triển. Song thực tế, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em
trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Vì
thế, tơi nhận thấy bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội cần phối kết hợp chặt chẽ
để cùng bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục cho trẻ biết cách tự bảo vệ mình.
Thơng qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hay trong một số giờ học
chính khố, nhà trường sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục khác nhau phù
hợp với độ tuổi, tâm lí của học sinh tiểu học nhằm trang bị kiến thức, bồi dưỡng
phẩm chất, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, công tác
tuyên truyền đó phải tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng năm để duy trì và
nâng cao tinh thần cảnh giác, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn sinh sống của học sinh.

So với cách làm trước đây (tuyên truyền thụ động), việc chủ động xây dựng
kế hoạch và thực hiện ở lớp học cho thấy hoạt động đó đem lại hiệu quả thực sự.
2. Kiến nghị:
- Tổng phụ trách đội thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa tun
truyền cho các em cách phịng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
- Đối với phụ huynh học sinh: Các bậc cha mẹ cần cần đặc biệt quan tâm đến
các bé gái có hồn cảnh đặc biệt, những trẻ có nguy cơ thiếu an tồn cao hơn do
khơng được quan tâm bảo vệ chu đáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí cán bộ quản lí, bạn bè đồng
nghiệp và phụ huynh, học sinh... đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành
công công trình nghiên cứu mang tính nhân văn này. /.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Bình, ngày 25 tháng 2 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
bản thân, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Lê Thị Thu Huyền

skkn


21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề tài nghiên cứu đã tham khảo các bài viết về chủ đề
“Xâm hại tình dục trẻ em” trên các báo điện tử và tài liệu sau:
1. Trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”

đăng trên báo Nhân Dân ngày 1/6/1969.
2. Kế hoạch số 05/KH - PGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Phòng
GD&ĐT Cẩm Thuỷ về kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo
lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Cẩm
Thủy giai đoạn 2020 – 2025.
3. Theo Báo cáo của Chính phủ
4. Nguồn Báo điện tử pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
5. Thống kê của Tổng Cục Cảnh
6. Theo Phapluatplus.vn; Suckhoedoisong.vn; Laodong.vn; Laodongxahoi.net
7. Nguồn: afamily
8. Ảnh: Nguồn Kenh14.vn
9. Các tài liệu khác

skkn


22

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
CHO HỌC SINH LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC B

Họ và tên: Lê Thị Thu Huyền
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Bình 1,
SKKN thuộc lĩnh vực: Khác

THANH HĨA NĂM 2022

skkn



×