Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn kinh nghiệm sử dụng lược đồ để dạy học lịch sử 7 phần thế giới trung đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường thcs thị trấn, huyện ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.76 KB, 25 trang )

0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC
LỊCH SỬ 7 PHẦN THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS
THỊ TRẤN, HUYỆN NGỌC LẶC

Người thực hiện: Lê Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


1

MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1.
Lí do chọn đề tài
1.2.
Mục đích nghiên cứu.


1.2.1 Đối với giáo viên:
1.2.2 Đối với học sinh
1.3
Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu:
Trang 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Trang 2
2.1.
. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh Trang 3
nghiệm.
2.2.1 Thực trạng chung
Trang 3
.
2.2.2 Đối với giáo viên
Trang 3
.
2.2.3 Đối với học sinh.
Trang 3
2.3.
2.4

các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.

2.4.1 .Các lớp được áp dụng.
2.4.2 Các lớp không được áp dụng.
2.4.3 Kết quả cụ thể thực hiện.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1.
Kết luận
3.2.
Kiến nghị

skkn

Trang 4
Trang 17
Trang 17
Trang 17
Trang 18
Trang 18
Trang 18
Trang 19


2

skkn


1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dạy học Lịch sử là dạy những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài

học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải hiểu và nhớ.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn
thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy.
Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc
và rất nhanh quên.
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của mơn lịch sử trong
đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ mơn
lịch sử, coi đó là mơn học phụ, mơn học thuộc lịng, khơng cần đầu tư công sức
nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản,
nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở
nhiều trường.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn
cịn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết
cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình cịn nặng về lí
thuyết mà rất ít số tiết thực hành và ơn tập. Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều
sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ , khó thuộc.
Là giáo viên dạy học lịch sử, mỗi lần nghe học sinh than chán học mơn
lịch sử, mơn lịch sử khó q, học khơ q…. Bản thân thấy rất buồn. “Mình
phải làm sao đây?” luôn là câu hỏi chăn trở. Qua nhiều năm giảng dạy và cơ
duyên được nghe các em thảo luận trong giờ ra chơi đã thôi thúc tôi thử nghiệm
ứng dụng lược đồ lịch sử trong dạy học. Lược đồ được sử dụng khơng chỉ có ở
trong sách giáo khoa mà nếu kiến thức trong bài nào có thể sử dụng để giúp các
em dể hiểu dễ lưu nhớ kiến thức tôi đều sử dụng. kết quả tôi thu được thực sự đã
như mong đợi, học sinh rất hứng thú học tập sau mỗi giờ học các em đều ngồi
thảo luận lại kiến thức. Có em khéo tay cịn phác họa cả lược đồ đã học vào giấy
như một cách để học, giờ học lịch sử khơng cịn chán nản khô khốc nữa. Trên cơ
sở đã thu được, bản thân tôi mong muốn được chia sẻ chút kinh nghiệm trong
dạy học với đồng nghiệp. Vì vậy tơi đã chọn đề tài này. Đề tài: “Kinh nghiệm
sử dụng lược đồ để dạy học lịch sử lớp 7 phần thế giới Trung đại nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THCS Thị Trấn, huyện Ngọc Lặc”

1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Đối với giáo viên:
Giáo viên đặc biệt là các thầy cơ giáo dạy mơn lịch sử có thể áp dụng
những biện pháp mà tôi đã nêu ra ở đây vào các tiết dạy của mình ở phần lịch sử
thế giới trung đại - Lịch sử 7.
Trên cơ sở những biện pháp ấy, giáo viên có thể mở rộng và áp dụng vào
các tiết dạy lịch sử ở cả 4 khối 6,7,8,9 tùy từng nội dung bài học cho phù hợp.
Những biện pháp mà đề tài nêu ra là một gợi ý để các giáo viên bộ môn
Lịch sử vừa áp dụng vừa có thể tìm ra các phương pháp mới hữu ích hơn mang
đến cho tiết dạy lịch sử thật sôi nổi, hứng thú.

skkn


2
1.2.2. Đối với học sinh:
Giúp các em học sinh thực sự có hứng thú với mơn lịch sử và ngày càng
u thích mơn lịch sử hơn. Cũng từ đó các em nhận thức được lịch sử không thể
thiếu được trong cuộc sống con người. Học lịch sử không phải để đối phó mà nó
là hành trang của các em khi trưởng thành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu phần lịch sử thế giới trung đại
ở bộ bộ môn lịch sử 7, đồng thời có thể áp dụng cho tât cả các khối 6,7,8,9 học
lịch sử và có thể áp dụng cho các mơn học khác như địa lí…
- Đề tài này đã được tôi thực nghiệm ở lớp 7A3 trường THCS Thị Trấn
năm học 2021-2022 và thu được kết quả như mong đợi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát, đàm thoại

- Phương pháp tìm tịi.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
2. Nội dung sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường
đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học,
phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh.
Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa,
việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định
vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao
chất lượng dạy học.. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
sở của khoa học lịch sử, nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các mơn học khác,
việc học tập Lịch sử địi hỏi phát triển tư duy, thơng minh, sáng tạo. Đã có quan
niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi
nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não,
khơng có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy
giảm chất lượng môn học.
Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là
thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí
tuệ của học sinh, làm phát triển trí thơng minh, trí sáng tạo của các em. Hiện
nay, trong q trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là
ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…
nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh
vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Rèn luyện năng lực tư duy,
khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thơng minh…của học sinh
nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá
trình dạy học hiện đại. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học

skkn



3
là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các
phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh
trong quá trình dạy học.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung:
Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay
đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh
không thể nhớ hết sự kiện lịch sử nếu không hiểu bài. Vì thế để có thể giúp học
sinh hiểu bài nhanh chóng giáo viên có thể sử dụng các lược đồ có sẵn trong
sách giáo khoa hoặc tự làm để cụ thể hóa kiến thức, sự kiện lịch sử và hình
thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Lược đồ là một loại đồ dùng trực quan quy
ước, nếu sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả cao.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Bản thân qua hơn 10 năm thâm niên công tác, trong quá trình giảng dạy,
đặc biệt là trong các tiết thao giảng, tơi đã được các đồng nghiệp góp ý rất nhiều.
Qua sự góp ý ấy tơi thấy khơng chỉ bản thân tôi mà đa số các đồng nghiệp đều
mắc phải đó là: giáo viên làm việc quá nhiều, lớp học trầm, học sinh chưa
hiwwủ bài, chưa nắm được các kiến thức cơ bản đặc biệt những bài liên quan
đến diễn biến có nhiều sự kiện…. Vậy thực tế vì sao đa số các giáo viên lại mắc
phải?
Thực tế trong dạy học đặc biệt đối với môn lịch sử chỉ có chữ và những
con số khơ khan cộc cằn. vì vậy, nếu giáo viên chỉ sử dụng thuyết trình bằng
miệng rồi cố nhồi nhét cho học sinh nhớ các con số sẽ gây cho học sinh chán
nản, không muốn nghe và không muốn học hoặc cố hết sức để nhớ nhưng sau đó
sẽ qn ngay. Đây chính là ngun nhân dẫn đến học sinh ngày càng thấy học
lịch sử khó và không muốn học.
Với thực tế trên đã thôi thúc tơi đi tìm một giải pháp tối ưu trong dạy học

để làm sao học sinh thấy phấn khích trong giờ học, mỗi lần học xong vẫn được
nghe các em bàn luận về bài học khi trống đã điểm. Trong quá trình dạy học tơi
đã tìm thấy khi sử dụng lược đồ trong mỗi tiết học, học sinh đều rất háo hức,
tích cực tiếp thu bài. Sau mỗi bài học các em đều ghi nhớ kiến thức chắc chắn và
lưu giữ được rất lâu ,có thể khắc phục tất cả các nhược điểm trên.
2.2.3. Đối với học sinh.
Qua cuộc điều tra nho nhỏ đối với các học sinh lớp 7 tôi theo dạy, các em
đều nói sợ mơn lich sử vì nhiều kiến thức và khó nhớ, vì nó q khơ khan. Là
một giáo viên dạy mơn lịch sử nghe trị nói vậy tơi rất buồn. Một câu hỏi ln
đặt ra cho tơi phải làm sao đây. Một hơm tình cờ tơi có việc trên lớp nên đang
cịn giờ ra chơi tôi đã vào lớp và thấy các em đang tập trung bàn luận về một
cuốn lược đồ lịch sử mà một bạn trong lớp đã được bố mẹ mua cho. Tơi thấy các
em rất hứng thú với những hình ảnh, những kí hiệu trên bản đồ nhưng có vẻ
khơng hiểu mấy. tơi tiến lại gần có hỏi các em và hướng dẫn một chút cho các
em cách đọc bản đồ và lưu nhớ 1 nội dung lịch sử các em vừa mới học. các em
đều hứng thú và thốt lên: thì ra học lịch sử cũng khơng khó cơ nhỉ mà lại vui
nữa. Qua đây tôi thấy việc sử dụng lược đồ vào dạy học lịch sử là tối ưu và đã

skkn


4
áp dụng ngay vào thực tiễn áp dụng ở các bài đầu tiên ở lịch sử lớp 7 phần lịch
sử thế giới trung đại
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên
phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học
sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực
quan có nhiều loại trong đó lược đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy
lịch sử có rất nhiều thơng tin và sự kiện, địa điểm học sinh không thể nhớ hết,

nhưng giáo viên sử dụng lược đồ sẽ dễ dàng giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ mối
quan hệ giữa thời gian, địa điểm, đặc điểm địa hình, khí hậu với sự kiện lịch sử
thì bài học sẽ trở nên dễ hiểu. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bản thân xin đưa
ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các lược đồ để dạy học phần lịch
sử thế giới cổ trung đại.
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Châu Âu (thời sơ trung kì trung đại)
Giáo viên cần sử dụng các lược đồ:
+ Lược đồ sự xâm lược của người Giéc man vào đế quốc Rôma
+ Lược đồ các quốc gia phong kiến Châu Âu
* Lược đồ sự xâm lược của người Giéc man vào đế quốc Rơma (hình 1)

Lược đồ sự xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào đế quốc Rô-ma
- Lược đồ này sử dụng để giảng dạy mục 1.Sự hình thành xã hội phong
kiến ở Châu Âu.
- Khi giảng dạy về một trong những nguyên nhân sụp đổ của đế quốc
Rôma, giáo viên sử dụng lược đồ này để giúp học sinh hình dung cụ thể con
đường và quá trình người Giéc man đánh chiếm đế quốc Rôma.
- Treo lược đồ lên bảng giáo viên kết hợp thuyết trình và chỉ trên lược đồ.

skkn


5
* Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu (hình 2)

Lược đồ các quốc gia phong kiến châu Âu
- Lược đồ này sử dụng để giảng dạy mục 1. “Sự hình thành xã hội phong
kiến ở Châu Âu”.
- Khi giảng dạy về sự hình thành các vương quốc Ăng-glơ Xắc xơng, Phơ
răng, Tây gốt, Đơng gốt... thì giáo viên sử dụng lược đồ này nhằm giúp học sinh

xác định vị trí của các vương quốc của người Giéc man.
- Treo lược đồ lên bảng giáo viên gọi 1 học sinh lên chỉ trên lược đồ.
Bài 2: sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa
tư bảnở châu Âu
Giáo viên cần sử dụng lược đồ các cuộc phát kiến địa lí

Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí
- Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí sử dụng để giảng dạy hành trình các
cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Khi giảng dạy hành trình các cuộc phát kiến địa lí lớn giáo viên sử dụng
lược đồ này nhằm giúp học sinh cụ thể hóa đường đi của các cuộc hành trình

skkn


6
lớn, kết quả cụ thể của từng cuộc thám hiểm một qua đó lí giải được vì sao lại có
các hướng đi khác nhau.
- Treo lược đồ lên bảng, có thể gọi 1 em thuyết trình các cuộc thám hiểm
lớn hoặc cho mỗi em trình bày 1 hành trình (phần này giáo viên nên cho học
sinh chuẩn bị trước ở nhà).
- Đồng thời lược đồ các cuộc phát kiến địa lí cũng giúp học sinh hiểu rõ
hơn về hệ quả các cuộc phát kiến địa lí, q trình của cải khắp nơi trên thế giới
tuồn về Châu Âu thông qua q trình vơ vét, cướp bóc, xâm lược bn bán bất
bình đẳng và bn bán nơ lệ da đen.
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
Giáo viên cần sử dụng lược đồ:
+ Lược đồ các nước thời Chiến Quốc
+ Lược đồ Trung Quốc thời Đường
+ Lược đồ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông

* Lược đồ các nước thời Chiến Quốc :

Lược đồ các nước thời chiến quốc
- Lược đồ các nước thời Chiến Quốc sử dụng khi dạy mục 1(Trung Quốc
thời Tần, Hán) để giúp học sinh định hình được cục diện chính trị của Trung
Quốc trước khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất từ đó hiểu được vì sao
nhà Tần đặt nền móng cho sự hình thành chế độ phong kiến tập quyền.
- Treo lược đồ các nước thời Chiến Quốc lên bảng, giáo viên vừa tóm tắt
q trình nước Tần tiêu diệt các nước khác vừa chỉ trên bản đồ vị trí của các
nước đó, phát vấn thêm: Ý nghĩa của việc thống nhất lãnh thổ Trung Quốc?
- Như vậy khi sử dụng lược đồ các nước thời Chiến Quốc giúp học sinh
cụ thể hóa được sự kiện thống nhất Trung Quốc. Cùng với các chính sách thống
nhất các đơn vị hành chính, đo lường, tiền tệ, luật pháp học sinh hiểu rõ vì sao
nhà Tần được coi là triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc.
* Lược đồ Trung Quốc thời Đường :

skkn


7

Lược đồ trung quốc thời đường.
- Lược đồ Trung Quốc thời Đường được sử dụng nhằm giúp học sinh cụ
thể hóa được chính sách đối ngoại của nhà Đường, xác định được vị trí, khu vực
lãnh thổ mà nhà Đường xâm lược. Cụ thể:
- Giáo viên chỉ rõ các khu vực nhà Đường đã xâm lược kết hợp với phát
vấn: Nhận xét về lãnh thổ nhà Đường so với các triều đại trước?
- Thơng qua chính sách đối ngoại của thời Đường, học sinh có sự liên hệ
với chính sách đối ngoại của các triều đại trước, đồng thời xác định rõ lãnh thổ
của Trung Quốc thời Đường tiếp tục mở rộng hơn.

* Lược đồ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông:

Lược đồ yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển
- Lược đồ yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông sử dụng khi
tổng kết đặc điểm chung về chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến

skkn


8
Trung Quốc về chính sách đối ngoại nhằm giúp các em liên hệ, hiểu rõ hơn
chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay.
- Treo lược đồ lên bảng, giáo viên phát vấn: Nhìn vào lược đồ này, nhận
xét về chính sách của Trung Quốc đối với biển Đơng hiện nay? Thái độ của em
với các sự kiện trên biển Đông trong thời gian gần đây?
- Qua sử dụng lược đồ và quá trình vấn đáp giữa giáo viên và học sinh sẽ
giúp học sinh hiểu rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay qua đó hình
thành cho các em ý thức đề cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa bịp ngôn từ hoa
mĩ của Trung Quốc, hình thành lịng u nước, u biển đảo q hương để góp
phần bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc.
Bài 5: Ấn độ thời phong kiến.
Giáo viên cần sử dụng các lược đồ:
+ Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại
+ Lược đồ khu vực Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á
* Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại

Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại
- Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại dùng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục
1. “Những trang sử đầu tiên”, nhằm giúp học sinh xác định rõ vị trí sơng Ấn,
sơng Hằng và các quốc gia nhỏ hình thành trên lãnh thổ Ấn Độ.

- Treo lược đồ lên bảng gọi 1 học sinh lên chỉ trên lược đồ vị trí sơng Ấn,
sơng Hằng, quốc gia Magađa và các thành thị cổ, sau đó giáo viên phát vấn:
Nhận xét về vị trí của các thành thị, quốc gia cổ?
- Từ đó giúp các em hiểu rõ mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự ra
đời của các nhà nước, không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở các khu vực khác. Điều kiện
tự nhiên đặc biệt là địa hình tác động đến tiến trình lịch sử Ấn Độ đó là địa hình
chia cắt là một trong những nhân tố khiến lịch sử Ấn Độ rơi vào tình trạng cát
cứ ở nhiếu giai đoạn.

skkn


9
* Lược đồ khu vực Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á

Lược đồ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
- Lược đồ khu vực Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á sử dụng khi dạy
mục 3. “văn hóa Ấn Độ” nhằm giúp học sinh hiểu rõ vì sao văn hóa Ấn Độ ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đến các nước Đông Nam Á, bằng con đường hịa bình chứ
khơng phải con đường bạo lực.
- Khi treo lược đồ lên bảng, giáo viên kết hợp chỉ bản đồ và phát vấn:
Nhìn lược đồ các em thấy từ Ấn Độ đến Đông Nam Á thuận lợi bằng đường
nào? Vì vậy phương thức văn hóa Ấn Độ được truyền đến Đơng Nam Á là du
lịch, truyền đạo hịa bình hay bạo lực chiến tranh xâm lược?
- Như vậy học sinh hiểu rõ vì sao văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng rất đậm nét ở
khu vực Đông Nam Á.
Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Đông Nam Á
Giáo viên cần sử dụng các lược đồ:
+ Lược đồ các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam Á .
+ Lược đồ vương quốc Cam-pu-chia .

+ Lược đồ vương quốc Lào.
* Lược đồ các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam Á.

Lược đồ các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam Á
- Lược đồ các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam Á sử dụng khi
giảng mục 1. “ Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đong Nam Á” và mục 2. “Sự
hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á”.

skkn


10
- Giáo viên gọi học sinh chỉ trên lược đồ vị trí, đọc tên các quốc gia cổ đại
và các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, thuộc lãnh thổ của nước nào hiện nay.
- Như vậy sử dụng lược đồ các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam
Á giúp học sinh xác định vị trí của các quốc gia cổ đại và phong kiến.
* Lược đồ vương quốc Cam-pu-chia

Lược đồ vương quốc Căm Pu Chia
- Lược đồ vương quốc Cam-pu-chia sử dụng khi giảng mục 3.”Vương
quốc Campuchia” nhằm giúp học sinh xác định vị trí địa lý và địa hình của
Campuchia. Qua đó hiểu được đặc trưng kinh tế của Campuchia, mối quan hệ
khăng khít của 3 nước anh em trên bán đảo Đông Dương, hiểu rõ vì sao có sự
tương đồng trong lịch sử của 3 nước, đặc biệt thời kì hiện đại.
* Lược đồ vương quốc Lào

Lược đồ vương Quốc Lào
- Lược đồ vương quốc Lào được sử dụng khi giảng mục 4: “Vương quốc
Lào” nhằm giúp học sinh xác định vị trí địa lý và địa hình của Lào. Qua đó hiểu
được đặc trưng kinh tế của Lào, mối quan hệ khăng khít của 3 nước anh em trên

bán đảo Đông Dương, hiểu rõ vì sao có sự tương đồng trong lịch sử của 3 nước,
đặc biệt thời kì hiện đại.

skkn


11
Bài dạy minh họa:
Tiết 6: Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những giai đoan lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỹ XI X.
- Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát
triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
- Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ cổ đại.
2. Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được:
- Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến gắn với sự hưng thịnh, ly hợp dân tộc với đấu
tranh tôn giáo.
- Nhận thức được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại.
có ảnh hưởng sâu rộng đấn sự phát triển lịch sử và văn hố của nhiều dân tộc
Đơng Nam Á.
3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ.
- Tổng hợp những kiến thức trong bài.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Bản đồ Ấn Độ - Đông Nam Á.
- Tranh ảnh về các cơnh trình kiến trúc điêu khắc Ấn Độ, Đơng Nam Á.
- Một số đoạn trích từ các tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch ra tiếng việt.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- PPDH: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật DH: Đặt câu hỏi,
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Sự suy yếu của xã hội Trung Quốc cuối Minh –Thanh biểu hiện như thế nào?
? Trình bầy những thành tưu lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc
thời phong kiến?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
Ấn Độ một trong những trung tâm văn hoá lớn nhất của nhân loại, cũng được
hình thành từ rất sớm với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hố vĩ đại,
Ấn Độ có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại.
* Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần
đạt
1. Ấn Độ thời
phong kiến.
* Vương triều
Gúp- ta ( TK
IV- VI).

skkn


12

Lược đồ Ấn Độ thời Gúp - Ta
? Sự phát triển của vương triều Gúp- ta biểu hiện ở những mặt
nào?

HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung
+ Đầu TK IV, một vương quốc nhỏ bé mằm trong lãnh thổ của
Ma-ga- đa cũ dần lớn mạnh, mở rộng lãnh thổ tới vùng trung
lưu vực sông Hằng. Năm 320, vua của vương quốc rộng lớn này
ở miền bắc Ấn Độ đã lên ngơi hiệu là Chan- đra-gúp- taI. Ơng
lập ra vương triều Gúp- ta.
+ Dưới vương triều này, Ấn Độ ổn định về chính trị ,xã hội và
có điều kiện phát triển kinh tế. đặc biệt là con trai Chan- đraGúp- ta là Sam uđra Gúp- ta kế vị, hiệu Chan-đra- Gúp- taII
( 380- 414), đã mở rộng sự thống nhất lãnh thổ ra hầu hết miền
bắc và một phần miền trung Ấn Độ. Không những thế nhiều
nước nhỏ ở nam Ấn Độ và quốc gia Xây- lan ( nay là Xri-lanca) cũng lệ thuộc Gúp- ta.
+ Kinh tế: Nhiều cơng trình thuỷ lợi có giá trị kinh tế, bn
bán được đẩy mạnh, quan hệ thương mại chủ yếu bằng đường
biển với tây Á và Đông Nam Á. ‘’con đường tơ lụa’’ nổi tiếng
trong lịch sử thế giới nối Trung Quốc với Trung Á, có một
nhánh đi qua Ấn Độ.
+ Văn hố: Đạt thành tựu rực rỡ. Chan-đra-Gúp- ta II đã rời đơ
từ Pa- ta- li- pu-tra về Auta, khuyến khích văn học nghệ thuật
phát triển. Ơng đã tập hợp quanh mình những trí thức tài năng,
thi sĩ lổi lạc, được gọi là chín viên ngọc q. Trong đó có nhà
thơ, nhà soạn kịch ka-li-đa-sa, nhà toán học kiêm thiên văn học
Va-ra-ha-mi-hi-ra.
+ Xã hội: Ổn định: đời sống nhân dân sung túc hạnh phúc->
Các sử gia gọi thời kỳ này là ‘’Thời đại hoàng kim’’.
? Sự sụp đổ của vương triều Gúp-ta diễn ra như thế nào?
HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung :
- Cuối TK VII, người hồi giáo liên tục tiến hành chiến tranh


skkn

- Ấn Độ trở
thành
một
quốc
gia
phong
kiến
hùng mạnh ,
công cụ sắt
dược sử dụng
rộng rãi, KT –
XH- VH phát
triển

+ Đầu thế kỷ
VI,
Vương
triều Gúp-ta bị
diệt vong , sau
đó Ấn Độ ln
ln bị nước


13
xâm lược Ấn Độ. Vương triều Ga-ni bị Mô-ha-mét go tiêu diệt,
lập nên vương triều Go chiếm cứ những vùng đất ở tây bắc Ấn
Độ. Tuy nhiên, Mô-ha-mét chưa bằng lịng với đất đai ấy. Năm
1192 , ơng tiến hành xâm lược phía đơng Ấn Độ. Trong vịng

vài năm, qn của Mô-ha- mét đã đánh bại liên quân yếu ớt của
tiểu vương quốc Ân Độ, làm chủ vùng lãnh thổ giữa S.Ga mu,
S. Hằng. Cuộc xâm lược của tộc người hồi giáo kết thúc. Năm
1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị chinh phục.
Vua hồi giáo sứ Go đã phân phong đất đai cho các tướng lĩnh,
quan lại làm lãnh địa riêng. Cử Cu-tút-đin-ai-bếch, một viên
tướng tàn bạo làm tổng đốc, quản lý tồn bộ các lãnh chúa.
1206 Mơ-ha-mét bị giết chết. Những lãnh chúa hồi giáo được
phân phong đất đai, riêng Cu-tút-đin-ai-bếch tự xưng là XunTan( quốc vương hồi giáo), đóng đơ ở Đê li. Vương triều hồi
giáo Đê li chính thức được xác lập. Tới 1526 lần lượt có 5
vương triều kế tục nhau đều lấy Đê li làm kinh đô, đều là những
người ngoại tộc theo đạo hồi. Vì vậy giai đoạn 320 năm này
( 1206-1526), lịch sử Ấn Độ được gọi là các vương triều hồi
giáo Đê li.
- GV sử dụng lược đồ các vương quốc Hồi giáo để giúp học
sinh hiểu rõ hơn về sự ra đời và phát triển của đạo Hồi.

ngoài
xâm
lược cai trị

Lược đồ các vương quốc Hồi giáo từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ
XV
? Người hồi giáo đã thi hành những chính sách gì?
HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung
GV: Ai-bếch ra lệnh đập phá chùa chiền, đền đài ở Đê li và các
nơi khác , dựng lên những nhà thờ hồi giáo (Ấn Độ đã du nhập
được tôn giáo mới là đạo Hồi).
? Vương triều Đê li tồn tại được bao lâu?

HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung: Vương triều này tồn tại dược hơn 3
thế kỷ bị người Mông Cổ tấn công, lật đổ trong xuốt mấy trăm
năm đó, các chính quyền Hồi giáo ở Ấn Độ chủ yếu thực hiện

- Chiếm đất
đai.
- Cấm đoán
đạo Hin Đu.
- Cướp bóc,
đàn áp dân
chúng.
-> >< Dân tộc
căng thẳng.

skkn

* Vương triều
hồi giáo Đê li (
TK
XII-TK
XVI)


14
chính sách cai trị bằng vũ lực và bần cùng hoá dân chúng. Các
Xun-tan rất tàn bạo, thường gây những cuộc tàn sát đẩm máu.
Có ngày A-laut-đin ra lệnh giết tới 30.000 tù binh Mông cổ. ông
ta từng tuyên bố chỉ khi nào làm cho người Ấn Độ trở nên bần
cùng, thì họ mới chịu khuất phục và biết vâng lời Xun-tan, Môha-mét. Bin-tu-lúc giết cha đoạt ngôi, một người cháu nổi loạn

chống lại sự tàn ác của ông ta , Tug-lúc bắt vợ con người đó
phải ăn thịt chồng và cha họ.
-> Chính sách cai trị tàn bạo của các Xun-tan là nguyên nhân
chủ yếu đưa vương triều hồi giáo Đê li sụp đổ.
GV: vào thời gian Ấn Độ dưới ách thống trị của các vương
triều hồi giáo Đê li, ở phía bắc dãy Hi-ma-lay-a, các tộc người
Mơ gơn từ vùng Trung Á và bắc Ấn đã phát triển và tăng cường
những cuộc tấn công chinh phục các nước láng giềng.
Gv sử dụng lược đồ: Đế quốc Mông cổ giúp học sinh hình
dung được quá trình hình thành và phát triển của Đế quốc Mơng
Cổ, qua đó giúp học sinh liên hệ đến các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc ta thời kì nhà Trần, quá trình
người trung Á gốc Mông cổ vào xâm lược Ấn Độ.

Lược đồ q trình người trung Á gốc Mơng cổ vào xâm lược
Ấn Độ
Gv: Năm 1521, lợi dụng sự suy yếu của vương triều hồi giáo
Đê li, Ba-bua đã xâm nhập Ấn Độ tiêu diệt vương triều hồi giáo
Đê-li, tự xưng vua. Ba-bua chiếm toàn miền bắc Ấn Độ, lập ra
vương triều hùng mạnh được gọi là đế quốc Mô-gôn.
Ba-bua tên thật là Za-hi-rút-đin Mô-ha-mét. 12 tuổi làm vua
xú Féc-ga-na, 20 tuổi chỉ huy chiến đấu chiếm thành Ca-bun thi
hành chinh sách cai trị mền mỏng, tạo dựng cơ sở vững vàng
cho đế quốc Mơ-gơn. Ơng cịn là nhà văn hố có cái nhìn sắc
xảo.
Hu-ma-yun con trai của Ba-bua là người phong nhã, có thiên
bẩm về thơ văn, nhạc hoạ…1555, Ơng từ ca-bun về giành chính
quyền, khơi phục lại đế quốc Mơ-gơn. 1556, Ơng bị ngã từ sân
thượng của thư viện và chết. con trai của ông là A-cơ- ba lên


skkn

* Vương triều
Mô-Gôn
( XVI-giữa TK
XI X)


15
nối ngôi cha từ lúc 13 tuổi. A-cơ-ba là người thơng minh quả
cảm, quyết đốn khá tàn bạo, ơng khơng thích học chữ nhưng
lại thích những mơn thể thao mạo hiểm… A-cơ-ba đã lôi kéo
các lãnh chúa phong kiến, lái bn, chủ nợ giàu có làm chổ dựa
cho mình. 18 tuổi A-cơ-ba khơng cần phụ chính đích thân điều
hành đất nước. sau 20 năm đất nước được mở rộng.
? Vua A-cơ- ba đã áp dụng những chính sách gì để cai trị Ấn
Độ
HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung : A-cơ- ba thực hiện chính sách cải
cách: tăng cường thế lực của chính quyền trung ương và phát
triển kinh tế văn hố.
Cải cách bộ máy hành chính: chia nước thành 15 tỉnh, đứng
đầu là tổng đốc. thực hiện chế độ chun chế, ơng có 4 quan
cận thần: tể tướng , bộ trưởng- tài chính, triều trưởng, giáo
trưởng.
Kinh tế: đo đạc lại ruộng đất, chia làm 3 loại quy định mức thuế
bằng 1/3 thu nhập bình quân mỗi loại/ đơn vị diện tích. Có
những thuế hiện vật được thay bằng tiền. bãi bỏ chế độ bao thầu
thuế ruộng đất. chống các hành vi tham nhũng và thực hành tiết
kiệm trong toàn quốc.

GV : A-cơ-ba đã xố bỏ sự kỳ thị tơn giáo, thư tiêu đặc quyền
hồi giáo.
? Những cải cách của A-cơ-ba có tác dụng gì?
HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung: Thúc đẩy sự phát triển KTXH của đế
quốc Môn gôn. Mâu thuẩn xã hội lắng dịu, đế quốc Mô gôn
phồn thịnh.
Nhưng sự phồn thịnh này chỉ được một thời gian rồi suy yếu.
GV: Suốt thời gian trị vì A-cơ-ba tỏ ra là một ông vua sáng
suốt, tài ba, và được coi là một vĩ nhân trong lịch sử Ấn Độ.
Cuối đời, buồn vì cảnh mưu đồ ngơi vị của các con, A-cơ-ba
ốm chết vào năm 1605.
Gv : Ấn Độ là nước có nền văn hố lâu đời và là một trong
những trung tâm văn minh lớn của loài người.
? Nêu khái quát những thành tựu văn hoá mà Ấn Độ đạt được?
HS Trả lời:
GV nhận xét, bổ sung GV: Chữ viết của Ấn Độ có từ rất
sớm( phổ biến là chử phạn)-> trở thành ngôn ngữ, văn tự để
sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh ‘’kh ổng
lồ’’, là nguồn gốc của ngôn ngữ và chũ viết Hin đu thông dụng
hiện nay ở Ấn Độ.
? Hãy kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ?
HS Trả lời:

skkn

+ Cải cách bộ
máy
hành
chính từ trung

ương đến địa
phương.

+ Kinh tế: cải
cách chế độ
thuế khố.
+ Chính sách
đồn kết tơn
giáo.
+ Văn hố:
phát
triển
nhiều loại hình
nghệ
thuật:
Văn học, hội
hoạ, điêu khắc,
kiến trúc.

2. Văn hoá Ấn
Độ.
+ Chữ viết:
Chử phạn.

+ Văn học:
- Sử thi: 2 bộ:
Ma-ha-bha-rata và Ra-ma-ya-na.


16

GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu Ka-li-đa-sa.
GV: VD vở kịch Sơ-kun-tơ-la-> Nói về tình u của nàng Sơkun-tơ-la với vua Đu-sơn-ta, phỏng theo một câu chuyện dân
gian Ấn Độ.
GV kinh vê đa được viết bằng chữ phạn, là bộ kinh cầu nguyện
cổ nhất “ vê đa’’: Hiểu biết , gồm 4 tập.
? Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ bao gồm những loại hình
nào? những loại hình kiến trúc có đặc điểm gì đặc sắc?
HS Trả lời:GV nhận xét, bổ sung
GV: Giới thiệu tranh ảnh về kiến trúc Ấn Độ như lăng: Ta-đyma-hall, hang A-jan-ta…

? Văn hóa Ấn độ ảnh hưởng như thế nào đến các nước Đông
Nam Á như thế nào?
Gv: Sử dụng lược đồ Ấn Độ và các nước Đơng Nam Á giải
thích vì sao văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ dến khu vực
ĐNA

- Kịch của Kali-đa-sa.
- Kinh vê-đa.
+ Nghệ thuật:
- Kiến trúc
Hin-đu: Tháp
nhọn,
nhiều
tầng trang trí
bằng phù điêu.
- Kiến trúc
phật
giáo:
Chùa xây hoặc
khoét sâu vào

vách núi, tháp
có mái trịn
như bát úp.

Lược đồ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
4. Củng cố kiến thức.
? Sự giống nhau và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều
Môgôn.
Giống nhau:
- Đều là đế quốc bên ngồi xâm chiếm và thống trị Ấn Độ.
- Có vai trò nhất định trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, văn hóa phát triển
đa dạng, phong phú hơn.
- Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc  suy yếu và sụp đổ.
Nội dung
Đê li
Mơgơn
Sự hình thành 1206 người Hồi giáo chiếm đóng 1526 dịng dõi Mơng cổ tấn
Ấn Độ, lập nên vương triều Đê li công Ấn Độ, lập nên vương
triều Môgôn.

skkn


17
C/S cai trị

-Kì thị tơn giáo, bắt người Ấn Độ
theo đạo Hồi.
-Tự dành cho mình quyền ưu tiên
kinh tế và chính trị.

Hà khắc.

-Hịa đồng về tơn giáo, giai
cấp.
-Hạn chế sự bóc lột của địa
chủ, quý tộc.
-Xã hội ổn định, kinh tế, văn
hóa phát triển.
Đạt đến đỉnh cao của chế độ
PK
Văn hóa
Du nhập đạo Hồi và văn hóa Hồi Kết hợp hòa VH Ấn Độ( Hinđu
giáo  VH Ấn Độ phong phú giáo) với VH Hồi giáo
hơn.
Vị trí, vai trị Tạo ra sự giao lưu văn hóa Đơng Là vương triều cuối cùng, đạt
– Tây, truyền bá đến các nước đến đỉnh cao của chế độ PK.
Đơng Nam Á
? Trình bày những thành tựu văn hoá lớn mà người Ấn Độ đã đạt được?
5. Dặn dò.
- Học bài cũ
- Làm bài tập ,
- Chuẩn bị bài mới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1.Các lớp được áp dụng :
- Hiệu quả thấy rõ: Đã có những dấu hiệu rất tích cực trong một tiết học:
- Sự tương tác giữa thầy - trị:
+ Về phía học sinh: Ln tập trung chú ý, động não suy nghĩ, năng động
hơn, tinh thần học rất tích cực. Qua đó rèn luyện thêm kĩ năng tự phân tích hình
ảnh lược đồ trong học tập.

+ Về phía Thầy: Sự đầu tư được học sinh bắt nhịp, giúp GV càng có động
lực đầu tư nhiều hơn cho chất lượng các tiết lên lớp, hiểu được học sinh, đánh
giá đúng năng lực của các em, từ đó điều chỉnh thái độ học sinh của mình và
điều chỉnh trong cách dạy: Với lớp giỏi có thể tăng nhịp dạy nhanh hơn, với lớp
cơ bản có thể giảm nhịp độ để các em nắm bài, kịp thời điều chỉnh phù hợp với
từng đối tượng.
- Nhìn chung, sử dụng lược đồ sẽ giảm nhiều áp lực trong việc truyền đạt
kiến thức đến học sinh, các giờ dạy trở nên nhẹ nhàng.
- Qua các tiết học sẽ rèn luyện cho các em biết cách làm bài kiểm tra,
không chỉ học lí thuyết, cịn phải hiểu bài, biết cách liên hệ thực tế, làm các tập
về nhà.
- Từ việc thích học trên lớp các em sẽ dành thời gian đầu tư vào bài học
nhiều hơn, phát biểu nhiều hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn,chất lượng
bài kiểm tra ngày càng tốt hơn.
- Qua phiếu thăm dò, giáo viên cảm nhận được tình cảm của các em dành
cho mơn học, từ đó giáo viên sẽ muốn hiểu học sinh của mình nhiều hơn, điều
chỉnh bản thân hồn thiện hơn nữa xứng đáng với sự tin yêu của các em.

skkn



×