Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 2 ở các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.79 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GDPT, 2018 ĐỐI VỚI KHỐI LỚP 2 Ở CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH
THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Xn Tơn
Chức vụ: Phó Trưởng phịng
Đơn vị cơng tác: Phịng Giáo dục và Đào tạo
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HĨA - NĂM 2022

skkn


2

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1-MỞ ĐẦU:


4

1.1-Lý do chọn đề tài:

4

1.2-Mục đích nghiên cứu:

4

1.3-Đối tượng nghiên cứu:

4

1.4-Phương pháp nghiên cứu:

5

2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

6

2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

6

2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

6


2.3-Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

8

2.3.1-Giải pháp chung:

8

2.3.2-Các nhóm biện pháp:

9

2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

13

3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :

14

3.1-Kết luận :

14

3.2-Kiến nghị:

16

skkn



3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ cái viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

GDPT

Giáo dục phổ thông

3

HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

skkn



4

1- MỞ ĐẦU
1.1-Lý do chọn đề tài:
Xã hội luôn luôn khơng ngừng vận động và biến đổi đó là quy luật; Giáo
dục là một phạm trù thuộc xã hội, vì thế nó cũng ln vận động và biến đổi cho
phù hợp với sự phát triển của xã hội theo từng giai đoạn lịch sử. Giáo dục Việt
Nam cũng không nằm ngồi sự vận động và biến đổi đó. Mỗi sự biến đổi đều có
khởi đầu, phát triển và kết thúc. Sự khởi đầu bao giờ cũng chứa đựng những khó
khăn, thách thức. Sự khởi đầu của việc triển khai, tổ chức thực hiện của một
chương trình Giáo dục cũng vậy.
Thực hiện Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục
phổ thơng; năm học 2020-2021, Giáo dục Việt Nam triển khai, tổ chức thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT), 2018 đối với lớp 1; trên phạm vi tồn
quốc. Mặc dù đã có sự nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, chuẩn bị tương đối
đầy đủ các điều kiện cho việc triển khai, tổ chức thực hiện; nhưng trong quá
trình triển khai, tổ chức thực hiện; giáo dục huyện nhà vẫn gặp rất nhiều khó
khăn khi tổ chức dạy học Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 1. Khó khăn đó
bao gồm một số vấn đề cơ bản sau: Về nhân sự (giáo viên), giáo viên vừa thiếu
về số lượng theo quy định, không đảm bảo cơ cấu theo môn học và hoạt động
giáo dục; cơ sở vật chất đặc biệt là trang thiết bị, đồ dùng học tập của học sinh,
thiếu về số lượng, chất lượng không đảm bảo; năng lực của giáo viên khi tiếp
cận nội dung, chương trình giáo dục mới, một bộ phận giáo viên được chọn để
phụ trách lớp 1 không đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới.
Theo lộ trình năm học 2021 – 2022, ngành giáo dục huyện nhà tiếp tục
triển khai thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Từ
việc nhận định những khó khăn khi triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình
GDPT, 2018 đối với lớp 1 trong năm học 2020 – 2021; để nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục khi triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với

lớp 2 trong năm học 2021- 2022; tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với khối
lớp 2 ở các trường tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” để làm
nội dung nghiên cứu, chỉ đạo và triển khai, tổ chức thực hiện tại các trường tiểu
học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ tháng 7 năm
2021 đến tháng 3 năm 2022 .
1.2-Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp và bài học kinh
nghiệm trong cơng tác chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với khối
lớp 2 ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; để xác
định được mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với
học sinh khối lớp 2 ở các trường Tiểu học. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm
cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 nói chung và
Chương trình giáo dục phổ thơng, 2018 đối với lớp 2 nói riêng.
1.3-Đối tượng nghiên cứu:

skkn


5

Nghiên cứu một số biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện Chương
trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa.
1.4-Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp phân tích - tổng hợp,
- Phương pháp quan sát,
- Phương pháp hỏi đáp,

- Phương pháp giảng giải - minh họa,
- Phương pháp xây dựng điểm và nhân điển hình,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin,
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

skkn


6

2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về: “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”; là cơ sở pháp lý quan trọng
để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thơng.
Tất cả các hoạt động của con người nói chung và hoạt động của Giáo dục
các nhà trường tiểu học nói riêng, muốn đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự
chỉ đạo; sự chỉ đạo được xem là sợi chỉ hồng xuyên suốt quá trình triển khai, tổ
chức thực hiện một hoạt động nào đó, nó có ảnh hưởng và tác động tích cực,
trực tiếp vào hiệu quả của mỗi hành động trong tổng thể một hoạt động. Nhất là
đối với các hoạt động có sự đổi mới, thì u cầu về sự chỉ đạo càng phải mang
tính thường trực hơn bao giờ hết.
Năm học 2021 – 2022; giáo dục Việt Nam tiếp tục thực hiện Chương
trình GDPT, 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Hoạt động giáo dục trong các
nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng là sự tương tác giữa con
người với con người có mục tiêu, có nội dung, chương trình và chịu sự tác động

của một số yếu tố cơ bản như: nhân lực, cơ sở vật chất và một số yếu tố tác động
từ ngoại cảnh. Do đó, để chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT, 2018 có hiệu
quả thì việc nghiên cứu các biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện sẽ giúp
chúng ta xác định và định hướng đúng đắn các nội dung sẽ chỉ đạo để các nhà
trường tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Như nội dung phần lý do chọn đề tài đã nêu: “Mặc dù đã có sự nghiên cứu
kĩ các văn bản chỉ đạo, chuẩn bị tương đối đầy đủ các điều kiện cho việc triển
khai, tổ chức thực hiện; nhưng trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện; giáo
dục huyện nhà vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức dạy học Chương trình
GDPT, 2018 đối với lớp 1. Khó khăn đó bao gồm một số vấn đề cơ bản sau: Về
nhân sự (giáo viên), giáo viên vừa thiếu về số lượng theo quy định, không đảm
bảo cơ cấu theo môn học và hoạt động giáo dục; cơ sở vật chất đặc biệt là trang
thiết bị, đồ dùng học tập của học sinh, thiếu về số lượng, chất lượng không đảm
bảo; năng lực của giáo viên khi tiếp cận nội dung, chương trình giáo dục mới,
một bộ phận giáo viên được chọn để phụ trách lớp 1 không đáp ứng được các
yêu cầu của đổi mới.”.
Thực tiễn giáo dục tiểu học của huyện Thường Xuân trước khi áp dụng
các biện pháp là:
Về quy mô mạng lưới trường, lớp: Số trường: 23 trường; 362 lớp, trong
đó, có: 78 lớp 2.
Về cơ sở vật chất: Tổng số phịng học: 423 phịng (trong đó, phịng học
kiên cố: 239 phòng, phòng học cấp 4: 175 phòng, phòng học tạm: 9 phòng.

skkn


7

Về đội ngũ: Cán bộ quản lý: 54 người; giáo viên: 474 người (trong đó,

giáo viên văn hóa: 367 người, giáo viên dạy môn Thể dục: 31người , giáo viên
dạy môn Mĩ thuật: 21người, giáo viên dạy môn Âm nhạc: 23 người, giáo viên
dạy môn Tiếng Anh: 24 người, giáo viên dạy môn Tin học: 8 người. Như vậy,
đội ngũ giáo viên thiếu cả về số lượng theo định biên và không đảm bảo cả về
cơ cấu môn học và hoạt động giáo dục. Với đội ngũ giáo viên hiện tại so với yêu
cầu của giáo dục tiểu học huyện Thường Xuân được tính theo quy định tại
Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
(UBND) tỉnh thì cịn thiếu 103 giáo viên; trong đó, giáo viên cơ bản thiếu 65
người.
Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên; sách giáo khoa, đồ dùng
học tập của học sinh: vì là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT, 2018
đối với lớp 2; nên thực tế trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên; sách giáo
khoa, đồ dùng học tập của học sinh là chưa có. Đây được xem là một thực trạng
mn vàn khó khăn. Bởi vì; năm học 2020 – 2021, tồn huyện có 23 trường Tiểu
học thì 13 trường thuộc vùng 135; Nhân dân, học sinh và các nhà trường thuộc
vùng này được thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã đem lại ảnh
hưởng tích cực đối với giáo dục. Khi Quyết định số: 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng
6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ V.v phê duyệt danh sách các xã khu vực
III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021 – 2025; Quyết định số: 433/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 6 năm 2021
của Ủy ban dân tộc V.v phê duyệt danh sách các thơn đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành;
tồn huyện Thường Xn chỉ cịn 02 đơn vị trường Tiểu học thuộc vùng 135 và
15 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Điều này có nghĩa là năm học 2021 –
2022, giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng của huyện Thường Xuân
gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị các điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng
dạy học cho giáo viên; sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh; nhất là các
điều kiện đó để thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2.
Về thực hiện nội dung chương trình giáo dục: Năm học đầu tiên thực hiện
Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 1; toàn huyện lựa chọn và dạy 4 bộ sách

(Cánh Diều – 22 trường); Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với
cuộc sống và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (01 trường); các khối
lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thực hiện Chương trình giáo dục theo Quyết định số:
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT V.v Ban hành
Chương trình giáo dục phổ thơng. Như vậy; tồn thể cán bộ quản lý, giáo viên
chưa được tiếp cận với nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học lớp 2 theo Chương trình GDPT, 2018; có thể nói đây là khó khăn,
thách thức lớn trong việc chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình
GDPT, 2018 đối với lớp 2 trong năm học 2021 – 2022.
Xác định được những khó khăn, thách thức như vậy; bản thân tơi với vị
trí, vai trị là người tham mưu và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn bậc Tiểu học; căn
cứ điều kiện thực tế của giáo dục huyện nhà nói chung và giáo dục Tiểu học nói
riêng, tơi đã lựa chọn một số giải pháp và biện pháp để tham mưu và chỉ đạo các

skkn


8

trường Tiểu học triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với
lớp 2, cụ thể như sau:
2.3-Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1- Giải pháp chung:
- Không ngừng tranh thủ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thường trực
huyện uỷ, Thường trực HĐND-UBND huyện, các phòng, ban, ngành cấp huyện
và các tổ chức chính trị - xã hội. Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2020 – 2021,
đồng chí Đỗ Xuân Nam – Bí thư huyện Ủy, đồng chí Cầm Bá Đứng – Phó Chủ
tịch Thường trực UBND huyện Thường Xuân đã ghi nhận và biểu dương kết
quả của ngành giáo dục huyện nhà trong năm học 2020 – 2021; bên cạnh đó, các
đồng chí định hướng, chỉ đạo cho giáo dục về nhiệm vụ kép trong năm học 2021

– 2022; vừa phòng, chống dịch Covid 19, vừa phải thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
chính trị của ngành đó là tổ chức thực hiện có hiệu quả việc dạy học và các hoạt
động giáo dục, mà đặc biệt là chủ động, sáng tạo, tích cực trong việc tham mưu
cho lãnh đạo huyện về việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT,
2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 đạt kết quả tốt nhất.

Hình ảnh Đ/c: Đỗ Xuân Nam –BTHU phát
biểu tại HN TK năm học 2021-2022

Hình ảnh Đ/c: Cầm Bá Đứng –PCT ThTr
phát biểu tại HN TK năm học 2021-2022

- Phối hợp với phòng Nội vụ; chủ động, tích cực và sáng tạo để tham mưu
cho UBND huyện có cơ chế thuận lợi trong việc tiếp nhận giáo viên đang cơng
tác ngồi huyện về phục vụ cho quê hương, tham mưu cho UBND tỉnh để tăng
biên chế cho giáo dục Tiểu học theo quy định.
- Tích cực chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên
môn theo quy định chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đạo tạo
tỉnh Thanh Hóa.
- Thường xun tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và
trách nhiệm của cộng đồng để mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi giáo viên, nhân
viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc cơng tác Giáo dục là sự nghiệp của tồn
Đảng, tồn dân.
- Ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 theo chỉ đạo của cấp trên đến
các trường Tiểu học.

skkn



9

- Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công
tác triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2.
2.3.2-Các nhóm biện pháp:
2.3.2.1- Nhóm biện pháp chỉ đạo:
Nghiên cứu kỹ Điều lệ trường Tiểu học và các văn bản chỉ đạo chuyên
môn của ngành đối với Giáo dục Tiểu học.
Chủ động tham mưu cho lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành
các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.
Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt và xử lý thông tin về việc triển khai, tổ
chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2.
Tham mưu, chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện việc duyệt kế hoạch
GDNT, ký cam kết các chỉ tiêu phấn đấu của năm học; trong đó, có nội dung
cam kết về việc tham mưu, đầu tư tăng cường các hạng mục cơ sở vật chất, thực
hiện chương trình giáo dục nói chung và Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp
2 nói riêng.

Hình ảnh Đ/c Khương Bá Trình - HT trường Hình ảnh Đ/c Lê Công Bắc - HT trường TH
TH Xuân Lẹ duyệt KHGDNT NH 2021 - Lương Sơn 2 duyệt KHGDNT NH 2021 2022 với phòng GD&ĐT Thường Xuân.
2022 với phòng GD&ĐT Thường Xuân.

Với nhóm biện pháp chỉ đạo nêu trên, đã tạo được định hướng quan trọng
cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ
chức thực hiện.
2.3.2.2- Nhóm biện pháp tổ chức thực hiện:
Thực hiện các đợt cơng tác, làm việc với chính quyền địa phương và các
trường trong việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai, tổ chức dạy học
và các hoạt động giáo dục nói chung và triển khai Chương trình GDPT, 2018

đối với lớp 2 nói riêng. Ngay trong thời gian hè của năm học 2020 – 2021, tham
mưu cho đồng chí Trưởng phịng tổ chức các đợt kiểm tra thực tế tại các nhà
trường, đặc biệt là công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất cho năm học 2021 – 2022
tại các điểm trường lẻ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi các trường gặp khó
khăn.

skkn


10

Hình ảnh Trường TH Tân Thành 1 đang cải Hình ảnh điểm trường lẻ khu Đục, trường TH
tạo CSVC tại điểm trường lẻ Thành Lợi
Bát Mọt 2 chuẩn bị bước vào NH mới.

Rà soát, khảo sát thực tế về điều kiện cơ sở vật chất hiện có và các điều
kiện khác của tất cả các trường Tiểu học. Chỉ đạo các trường lập dự toán từng
nội dung cần được đầu tư. Trên cơ sở đó, tư vấn và chỉ đạo cho các trường về
những nội dung cần triển khai thực hiện. Thống kê khái tốn tồn bộ nội dung
và kinh phí cần đầu tư. Tham mưu cho lãnh đạo huyện xây dựng Kế hoạch để
chỉ đạo các đơn vị trường triển khai, tổ chức thực hiện.
Tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai
nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 đối với cấp Tiểu học. Tại hội nghị, các đại biểu
tập trung cao độ cho việc xác định những khó khăn cơ bản và hiến kế những
biện pháp để khắc phục những khó khăn đó khi triển khai, tổ chức thực hiện
Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2. Tại Hội nghị này, cán bộ quản lý các
trường Tiểu học đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc triển khai, tổ
chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 khi tình hình diễn biến
của dịch bệnh Covid 19 còn nhiều phức tạp. Đồng chí Lâm Anh Tuấn – Trưởng
phịng GD&ĐT huyện Thường Xuân đã biểu dương tinh thần tích cực của các

đồng chí cán bộ quản lý các trường Tiểu học khi tham gia ý kiến tại Hội nghị.
Trên cớ sở đó, đồng chí Trưởng phịng đã kết luận và chỉ đạo nhiều nội dung
quan trọng về cơ sở vật chất, đội ngũ, thực hiện Chương trình giáo dục, chất
lượng giáo dục….để các trường chủ động, linh hoạt, tích cực và sáng tạo trong
quá trình triển khai, tổ chức thực hiện.

Hình ảnh Đ/c Lê Xuân Dũng – HT TH Thọ Thanh phát biểu tại Hội
nghị CBQL bậc Tiểu học

skkn

Hình ảnh Đ/c Lê Sỹ Được – HT TH Xuân Dương phát biểu tại Hội
nghị CBQL bậc Tiểu học


11

Hình ảnh Đ/c Trịnh Ngọc Sơn – Cán bộ phụ trách chun mơn Tiểu
học phịng GD&ĐT phát biểu tại Hội nghị CBQL bậc Tiểu học

Hình ảnh Đ/c Lâm Anh Tuấn – Trưởng phòng GD&ĐT phát biểu
tại Hội nghị CBQL bậc Tiểu học

Chỉ đạo cho các trường cần tranh thủ sự tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn của
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của ngành. Đây được xem là một
việc làm hữu hiệu. Đội ngũ cốt cán là người trực tiếp giúp nhà trường định hình
các nội dung cơng việc trong suốt q trình triển khai, tổ chức thực hiện, công
tác tự đánh giá. Đội ngũ cốt cán đã trở thành cầu nối quan trọng giữa nhà trường
với phòng GD&ĐT trong việc chỉ đạo nhiệm vụ chính trị. Cách làm này; đã góp
phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vững về quản trị; đội ngũ giáo viên giỏi

về chuyên môn, tinh nhanh về nghiệp vụ. Chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện
công tác lựa chọn giáo viên phụ trách lớp 2, để có kế hoạch tạo điều kiện cho
những giáo viên này tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nâng cao tinh thần tự
học, tự bồi dưỡng để trau dồi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ
sư phạm; đặc biệt là năng lực sư phạm trong việc tổ chức thực hiện Chương
trình GDPT, 2018 đối với lớp 2.
Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch và triển khai, tổ chức thực hiện có
hiệu quả việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thơng qua nhiều hình thức. Nhất là
trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức tập huấn
thực hiện Chương trình Giáo dục nói chung và Chương trình GDPT, 2018 đối
với lớp 2 nói riêng chủ yếu thơng qua hình thức trực tuyến. Bởi thế, việc tố chức
cho giáo viên tham gia tập huấn luôn đạt tỷ lệ 100%. Số lượng giáo viên tham
gia tập huấn có đầy đủ các điều kiện thiết yếu cho việc tiếp cận nội dung, hình
thức theo yêu cầu của công tác tập huấn. Bởi vậy, chất lượng tập huấn luôn đạt
hiệu quả cao. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều được tham gia tập huấn theo
kế hoạch; tính đến tháng 3 năm 2021, có lượt giáo viên được tập huấn, trong đó
có giáo viên lớp 2 được tập huấn đầy đủ các nội dung theo yêu cầu đạt 100%.

skkn


12

Hình ảnh các trường TH tập huấn CTGDPT, 2018 đối với lớp 2 theo hình thức trực tuyến.

Chỉ đạo, định hướng cho các trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nói chung và
Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 nói riêng. Trước tiên, phải tiếp tục
tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của giáo dục. Trên cơ sở đó, tranh
thủ sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cộng đồng chủ động trong

việc mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho con em mình. Tham mưu cho
Trưởng phịng chỉ đạo tất cả các trường chủ động tự rà sốt để nắm bắt thơng tin
về học sinh trong việc chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới như: Sách giáo
khoa, đồ dùng học tập và một số yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
học tập của các em. Từ đó, chỉ đạo các trường chủ động trích nguồn kinh phí chi
thường xuyên chủ động mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng học tập và xây dựng
kế hoạch, phương án cho học sinh mượn kịp thời để 100% học khi bước vào
năm học mới phải có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập tối thiểu. Chỉ đạo
các trường làm tốt cơng việc đưa, đón trẻ đến trường trong tình hình dịch bệnh
Covid 19 diễn biến phức tạp và sự hỗ trợ kinh phí từ cộng đồng giúp cho việc bổ
sung, hoàn thiện các nội dung theo kế hoạch kịp thời tiến độ. Muốn có được sức
lan tỏa sâu rộng và hiệu quả thì phải bắt đầu từ chính nội lực. Đó chính là cách
tốt nhất trong việc thực hiện tuyên truyền và làm công tác xã hội hóa nói chung
và xã hội hóa giáo dục nói riêng.

skkn


13

Hình ảnh trường TH Lương Sơn 1 đón HS đến
trường trong tình hình dịch Covid 19.

Hình ảnh học sinh lớp 2 thực hiện giãn cách khi học
tập trong lớp.

Nhóm biện pháp này, góp phần giúp các nhà trường có cơ sở quan trọng
trong việc định hướng, triển khai, tranh thủ, huy động và khai thác nguồn lực,
vật lực, tài lực để chủ động tổ chức thực hiện chương trình giáo dục cho đơn vị
mình.

2.3.2.3- Nhóm biện pháp giám sát, ghi nhận, động viên, khuyến khích:
Thường xuyên kiểm tra, để nắm bắt thông tin về các nội dung và tiến độ
thực hiện tại các trường Tiểu học thơng qua nhiều hình thức: Báo cáo bằng văn
bản từ các trường, các hình ảnh về dạy học và hoạt động giáo dục thông qua con
đường công nghệ thông tin, qua điện thoại trực tiếp; trực tiếp đến các trường để
nắm bắt thông tin. Trong đó; hình thức trực tiếp đến các trường là biện pháp hữu
hiệu nhất, bởi vì hình thức này tạo điều kiện tốt nhất để tư vấn, giúp đỡ và tìm
cách tháo gỡ khó khăn cho các trường một cách hiệu quả nhất.
Với việc vận dụng nhóm biện pháp này, giúp các nhà trường tự tin hơn,
có thêm động lực trong quá trình tổ chức thực hiện. Giúp cho các trường xác
định nhiệm vụ phấn đấu để giữ vững và khẳng định chất lượng giáo dục của đơn
vị. Lấy chất lượng giáo dục của đơn vị trường để làm thước đo cho việc xây
dựng, triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với việc miệt mài nghiên cứu, chủ động tham mưu và trực tiếp chỉ đạo
các trường Tiểu học thực hiện việc xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực
hiện chương trình chương trình giáo dục nói chung và Chương trình GDPT,
2018 đối với lớp 2 nói riêng; sau một thời gian áp dụng một số giải pháp và một
số nhóm các biện pháp đã đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Đó là:
Về đội ngũ giáo viên: Tham mưu cho Trưởng phòng phối hợp với phòng
Nội vụ tham mưu cho UBND huyện tiếp nhận thêm 7 giáo viên đang cơng tác
ngồi huyện về phục vụ cho q hương và tuyển dụng thêm 23 giáo viên tiểu
học (trong đó, giáo viên cơ bản: 11 người, giáo viên dạy môn Thể dục: 2 người
và 10 giáo viên dạy môn Tiếng Anh). Như vậy, kết quả là có thêm 30 giáo viên
cho bậc tiểu học; là nhân tố quan trọng để các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo
dục nhà trường, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục
nói chung và Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 nói riêng.

skkn



14

Về tiếp cận nội dung, chương trình: Có 23/23 trường Tiểu học làm tốt
công tác lựa chọn đội ngũ giáo viên ( gồm 79 giáo viên cơ bản/ 79 lớp 2 theo kế
hoạch) phụ trách lớp 2 trong năm học 2021 – 2022; tạo điều kiện để 100% cán
bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối
với lớp 2.
Về trang thiết bị, phương tiện dạy học cho giáo viên: 23/23 trường Tiểu
học chủ động mua sắm các hạng mục trang thiết bị, phương tiện dạy học tối
thiểu để đảm bảo trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình giáo
dục nói chung và Chương trình GDPT, 2018 đối với lớp 2 nói riêng. Số lượng ti
vi các trường mua sắm để phục vụ cho việc dạy học lớp 2 là: 64 chiếc, với trị giá
lên tới gần một tỷ đồng. Đặc biệt là đối với các trường (2 trường) thuộc vùng
135 và 15 điểm trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn; trong khi chưa có văn bản
hướng dẫn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các trường đã chủ động mua sắm
đầy đủ ở mức tối thiểu về thiết bị, đồ dùng và phương tiện dạy học.
Với những kết quả đạt được qua việc áp dụng một số biện pháp trên, nội
dung của sáng kiến có thể áp dụng được cho tất cả các trường Tiểu học trong
phạm vi toàn tỉnh Thanh hóa. Nhất là việc triển khai thực hiện chương trình
GDPT 2018. Những trường Tiểu học thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn đều có thể vận dụng, tổ chức thực
hiện và đạt kết quả tốt.
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1-Kết luận :
Nội dung được nghiên cứu và tổ chức thực hiện đã đem lại ý nghĩa hết
sức to lớn đối với quá trình nhận thức về công tác chủ động xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện của các nhà trường, công tác chỉ đạo và sự vào cuộc một
cách quyết liệt của phòng Giáo dục và Đào tạo, nhận thức của cộng đồng trong
việc cùng chung tay, góp sức để tăng cường cơ sở vật chất từng bước theo

hướng Chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhận thức của phụ
huynh trong việc tạo điều kiện tốt nhất về sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho
con em mình. Mặt khác, việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương
trình GDPT, 2018 đối với khối lớp 2 trong điều kiện sự hỗ trợ của Nhà nước đối
với Nhân dân, học sinh một số vùng đã bị cắt, bỏ; nó đã làm thay đổi tư duy của
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường Tiểu học nói
riêng và của cộng đồng dân cư nói chung về tính độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Quá trình nỗ lực phấn đấu, những cống hiến của người thầy, trách nhiệm và
nghĩa vụ, sự vươn lên vượt mọi khó khăn của học sinh và đặc biệt là sự quan
tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân đã tạo
nên sức mạnh tổng lực để đem lại kết quả cao trong việc tổ chức thực hiện
Chương trình GDPT, 2018 đối với khối lớp 2. Đặc biệt là tạo nên niềm tin của
phụ huynh học sinh đối với nhà trường; tăng cường trách nhiệm và niềm đam
mê của người thầy; tạo hứng khởi, sự tích cực, tự giác và óc sáng tạo cho học

skkn


15

sinh trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động giáo dục, đã từng bước
nâng cao hiệu quả giáo dục đối với các trường Tiểu học của huyện nhà.
Qua quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT, 2018 đối
với lớp 2 ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
tơi rút ra một số kinh nghiệm sau:
+ Phịng Giáo dục và Đào tạo phải:
Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành và các văn bản của các cơ
quan hữu quan;
Nghiên cứu và nắm vững các nội dung cơ bản về “Chương trình GDPT,

2018 nói chung và nội dung, chương trình của khối lớp 2 thuộc Chương trình
GDPT, 2018 nói riêng ” trên cơ sở đó định hướng chỉ đạo các trường xây dựng
kế hoạch giáo dục và triển khai, tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế của từng
đơn vị trường;
Nghiên cứu kỹ văn bản chỉ đạo của cấp trên cùng với việc nắm bắt tình
hình thực tế của địa phương, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời theo từng
thời điểm của mỗi năm học;
Xây dựng được đội ngũ chuyên môn cốt cán, tư vấn có năng lực, trình độ,
thực sự tâm huyết với công tác chuyên môn.
Thường xuyên nắm bắt và xử lý kịp thời thông tin về việc triển khai, tổ
chức thực hiện nội dung, chương trình tại các nhà trường;
Làm tốt công tác động viên, khen thưởng.
+ Các trường Tiểu học phải:
Chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện nội
dung, chương trình giáo dục theo quy định;
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên để nâng
cao năng lực cho giáo viên bằng nhiều hình thức;
Thực hiện chế độ nắm bắt và xử lý thông tin hai chiều một cách khoa học
và kịp thời giữa nhà trường với phòng Giáo dục và Đào tạo, các cá nhân và cơ
quan hữu quan;
Chủ động, tích cực, tranh thủ và tiếp thu nội dung tư vấn của đội ngũ
chuyên gia về chuyên môn có sự chọn lọc;
Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục;
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên,
định kỳ; tăng cường kiểm tra đột xuất; có biện pháp khắc phục những yếu kém,
sai lệch trong việc tổ chức thực hiện của tổ, nhóm, cán bộ giáo viên kịp thời và
hữu hiệu.
Thực hiện công tác thi đua – khen thưởng thường xuyên, kịp thời, đúng
đối tượng, đúng nội dung.
Tóm lại: Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT, 2018 nói

chung, Chương trình GDPT, 2018 đối với khối lớp 2 nói riêng cần phải tranh thủ
sự lãnh chỉ đạo của cấp trên; chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tuyên truyền, huy
động được sự vào cuộc tích cực, tự nguyện của cộng đồng; hợp nhất được ý chí,
sự quyết tâm, tính khoa học, sáng tạo,… của cả tập thể cán bộ, giáo viên, học

skkn


16

sinh trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, giám sát, đánh
giá và điều chỉnh, bổ sung kịp thời và hiệu quả các nội dung và biện pháp hữu
hiệu.
3.2-Kiến nghị:
Để quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018 nói
chung và Chương trình GDPT, 2018 đối với khối lớp 2 nói riêng ở các trường
Tiểu học thực sự có kết quả tốt, tơi có một số đề xuất như sau:
Đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu để có lộ trình đào tạo đội ngũ giáo viên,
đầu tư CSVC và trang thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình GDPT, 2018;
Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ
CBQL giáo dục, giáo viên và nhân viên thông qua nhiều hình thức;
Đề nghị Sở GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh tăng biên chế
tuyển dụng hoặc có hướng dẫn hợp đồng lao động để đảm bảo nguồn nhân lực
cho việc tổ chức thực hiện Chương trình GDPT, 2018.
Trên đây, là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong q trình tham
mưu cho đồng chí Trưởng phịng và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn bậc Tiểu học
của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian từ tháng 7 năm 2021
đến tháng 3 năm 2022). Trong quá trình vừa nghiên cứu, tham mưu; vừa trực
tiếp triển khai, chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức thực hiện đã thu được một số
kết quả bước đầu rất khả quan. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm nhỏ này sẽ

được đồng nghiệp vận dụng phù hợp ở một số trường Tiểu học có điều kiện xã
hội tương đồng. Do kinh nghiệm cịn hạn chế, nên việc nghiên cứu và trình bày
khơng tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp và bạn đọc để giúp tơi hồn thiện thêm đề tài này, góp phần
vào việc chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình GDPT ở các trường
Tiểu học của huyện Thường Xuân ngày càng đạt hiệu quả cao hơn và có thể
triển khai rộng rãi đối với các trường Tiểu học trong tồn tỉnh.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chun viên
Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân; Ban giám hiệu và cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh các trường Tiểu học trong huyện Thường Xn đã
giúp tơi suốt q trình thực hiện đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2022.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Xuân Tơn

skkn


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội về
việc ban hành Luật giáo dục;
2/ Quyết định số: 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính
phủ V.v phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc

vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025;
3/ Quyết định số: 433/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban dân tộc
V.v phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025;
4/ Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thơng;
5/ Thơng tư số: 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường Tiểu học;
6/ Thông tư số: 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;
7/ Công văn số: 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục
của nhà trường cấp tiểu học;
8/ Quyết định số: 1766/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh
Thanh Hóa V.v phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 sử dụng
trong cơ sở giáo dục phổ thơng trên địa bàn tỉnh Thanh hóa từ năm học 2021 –
2022;
9/ Quyết định số: 3045/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh
Thanh Hóa V.v ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo
dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
10/ Công văn số: 293/PGDĐT-GDTH ngày 27 tháng 7 năm 2021 của phòng
GD&ĐT Thường Xuân V.v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
từ năm học 2021 – 2022 đối với cấp tiểu học;
11/ Công văn số: 308/PGDĐT-GDTH ngày 11 tháng 8 năm 2021 của phòng
GD&ĐT Thường Xuân V.v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện
CTGDPT, 2018 cấp tiểu học năm học 2021 - 2022;
12/ Kế hoạch số: 373/KH-PGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2021 của phòng
GD&ĐT Thường Xuân về kế hoạch giáo dục tiểu học năm học 2021 -2022;
13/ Bộ sách giáo khoa lớp 2 gồm: Tiếng Việt tập 1, tập 2; Toán tập 1, tập 2; Đạo
đức; Âm nhạc; Mĩ thuật thuộc bộ sách “Chân trời sáng tạo”; Tự nhiên – xã hội,

Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm thuộc bộ sách “Cánh diều”.

skkn


18

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Xuân Tơn
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó Trưởng phịng - Phòng Giáo dục và Đào
tạo, huyện Thường Xuân.
T
T
1
2
3
4

5

6

7

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây
dựng trường Chuẩn Quốc gia ở huyện

Thường Xuân
Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng
trường Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Trung học
cơ sở đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Trung học
cơ sở đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường
Xuân
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học
đạt Chuẩn Quốc gia ở huyện Thường Xuân

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại

Năm học đánh
giá xếp loại


PGD&ĐT

B

2013 – 2014

PGD&ĐT

A

2014 – 2015

PGD&ĐT

A

2015 – 2016

SGD&ĐT

B

2015 - 2016

PGD&ĐT

A

2016 – 2017


SGD&ĐT

B

2016 – 2017

HĐKHS
K tỉnh
Thanh
Hóa

B

2017 – 2018

A

2018 – 2019

B

2018 – 2019

B

2019 – 2020

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo xây dựng phòng truyền

8
PGD&ĐT
thống ở các trường Tiểu học của huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác chỉ đạo xây dựng phịng truyền
9
SGD&ĐT
thống ở các trường Tiểu học của huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chỉ đạo công tác KĐCLGD và xây dựng
10 trường học đạt Chuẩn quốc gia ở các trường SGD&ĐT
Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa.

skkn


19

skkn



×